Luận văn Khảo sát sinh trưởng và năng suất của ớt hiểm lai f1 207 trên năm loại gốc ghép ớt

MỤC LỤC

Tóm lược . vi

Mục lục .vii

Danh sách bảng .ix

Danh sách hình.x

Danh sách chữ viết tắt .xi

Mở đầu. 1

Chương 1. Lược khảo tài liệu . 2

1.1 Khái quát về cây ớt.2

1.1.1 Nguồn gốc, phân bố, phân loại và công dụng của cây ớt. 2

1.1.2 Điều kiện ngoại cảnh. 2

1.1.3 Sâu bệnh hại chính trên ớt. 3

1.2 Giống ớt .5

1.3 Kỹ thuật ghép, nguyên lý ghép .5

1.3.1 Khái niệm ghép. 5

1.3.2 Ưu và nhược điểm của phương pháp ghép . 5

1.3.3 Lịch sử nghiên cứu và ứng dụng phương pháp ghép . 6

1.3.4 Phương pháp ghép rau họ cà, ớt.7

1.3.5 Một số nghiên cứu ứng dụng phương pháp ghép rau họ cà, ớt.8

Chương 2. Phương tiện và phương pháp. 9

2.1 Phương tiện .9

2.1.1 Địa điểm và thời gian . 9

2.1.2 Vật liệu. 9

2.2 Phương pháp.10

2.2.1 Bố trí thí nghiệm. 10

2.2.2 Kỹ thuật canh tác. 10

2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi . 13

2.2.4 Xử lý số liệu. 14

Chương 3. Kết quả và thảo luận. 15

3.1 Ghi nhận tổng quát .15

3.2 Điều kiện ngoại cảnh .15

3.2.1 Nhiệt độ và ẩm độ không khí trong phòng phục hồi sau khi ghép. 15

3.2.2 Nhiệt độ và ẩm độ không khí và ngoài nhà lưới. 16

3.2.3 Cường độ ánh sáng trong và ngoài nhà lưới. 18

3.3 Sinh trưởng và phát triển của cây ớt ghép .19

3.3.1 Tỷ lệ sống sau ghép

pdf69 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 57 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát sinh trưởng và năng suất của ớt hiểm lai f1 207 trên năm loại gốc ghép ớt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thích nghi từ từ với điều kiện môi trường bên ngoài. + Từ ngày thứ 7 cây ghép được bố trí trong môi trường có nhiệt độ, ánh sáng tương đối thấp hơn bình thường (có lưới đen phía trên để che mát cho cây, làm giảm cường độ ánh nắng gay gắt vào buổi trưa). Cây ghép được 10 ngày, vết ghép đã lành và được chăm sóc trong điều kiện môi trường bên ngoài. + Cây ghép được 15 ngày trồng vào chậu nhựa (giai đoạn này cây ghép đã khỏe). * Giai đoạn trồng chậu: - Chuẩn bị giá thể: Hỗn hợp giá thể được trộn theo tỷ lệ 2 đất kết hợp với 1 phần tro trấu (10 lít đất + 5 lít tro trấu), 20 g phân dơi, 20 g NPK. - Trồng cây: Trồng lúc chiều mát, sau khi trồng tưới phân hữu cơ Phù Sa Ri V kích thích ra rễ, rãi Diazan 10H phòng ngừa côn trùng trong đất. Cố định vết ghép bằng cây trúc nhỏ để tránh gió làm gãy vết ghép. - Chăm sóc: + Tưới nước: Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, dùng thùng vòi sen 10 lít tưới bổ xung khi lượng nước của hệ thống tưới nhỏ giọt không đáp ứng đủ cho cây. + Tỉa nhánh: Khi cây bắt đầu phân cành (25–30 NSKT), tiến hành tỉa bỏ các nhánh sát gốc chỉ để các nhánh từ chạc 3 trở lên. + Bón phân: Loại, lượng phân và thời kì bón được trình bày ở Phụ bảng 2.1 + Phòng trừ sâu bệnh: Trong nhà lưới treo các bẫy dính côn trùng màu vàng. Phun luân phiên các loại thuốc khác nhau, định kỳ 7 ngày/lần đều kết hợp với dầu khoáng (Phụ bảng 2.2). 2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi * Ghi nhận: . - Thời gian từ ngày trồng đến ngày cây trổ hoa, đậu trái và có trái chín 50%. - Tình hình sâu bệnh hại chính (trước và sau ghép). 14 * Tỷ lệ sống sau ghép (%): Đếm toàn bộ số cây sống trên khay ghép ở các giai đoạn 3, 6, 9, 12, 15 NSKGh rồi tính tỉ lệ phần trăm cây sống ở mỗi nghiệm thức. * Điều kiện ngoại cảnh: Cường độ ánh sáng (lux), nhiệt độ (oC), ẩm độ (%), trong phòng ghép và môi trường cây ghép sinh trưởng, phát triển. * Chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển: Quan sát tất cả 8 cây/nghiệm thức vào các thời điểm 1, 30, 60, 90 ngày sau khi trồng (NSKT). - Chiều cao (cm): Dùng thước dây đo dọc theo thân chính từ gốc sát mặt đất đến đỉnh sinh trưởng cao nhất (chiều cao cây), từ gốc sát mặt đất đến vị trí ghép (chiều cao gốc). - Đường kính (cm): Dùng thước kẹp đo dưới vị trí ghép 1 cm (đường kính gốc ghép), trên vị trí ghép 1 cm (đường kính ngọn ghép). - Đường kính tán (cm): Chọn một lá bìa cùng của tán kéo thước từ đó qua lá bìa cùng đối diện được đường kính thứ nhất, thực hiện tương tự cho đường kính thứ hai nhưng phải vuông góc với đường kính thứ nhất rồi tình trung bình. - Kích thước trung bình của trái (cm/trái): Dùng thước kẹp đo chiều dài và đường kính 10 trái mẫu ở mỗi nghiệm thức, lấy giá trị trung bình. * Chỉ tiêu về thành phần năng suất và năng suất: - Tổng số trái trên cây (trái/cây): Đếm tất cả các trái trên cây (thương phẩm và không thương phẩm) ở tất cả các lần thu hoạch, quy ra tỷ lệ trái thương phẩm trên tổng số trái trên cây. - Trọng lượng trái trên cây (g/cây): Cân toàn bộ trái trên cây (thương phẩm và không thương phẩm) ở tất cả các lần thu hoạch, quy ra tỷ lệ (%) trọng lượng trái thương phẩm trên tổng trọng lượng trái trên cây. - Trọng lượng trung bình trái (g/trái): Dùng cân điện tử cân 10 trái mẫu ở mỗi nghiệm thức, lấy giá trị trung bình. - Năng suất (tấn/ha): Năng suất trên cây (chậu), quy ra năng suất trên 1 ha. 2.2.4 Xử lý số liệu - Nhập số liệu bằng phần mềm Microsoft Office Excel. - Xử lý thống kê thí nghiệm bằng phần mềm SPSS 16.0, phân tích phương sai (ANOVA) để phát hiện sự khác biệt giữa các nghiệm thức và dùng kiểm định Duncan ở mức ý nghĩa 5% để so sánh các số trung bình. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT Nhìn chung cây ớt ghép sinh trưởng phát triển tốt, không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết, ít sâu bệnh hại vì được thực hiện trong nhà vách lưới lợp nóc bằng ni lông che lưới đen nên làm giảm cường độ ánh sáng và được phun thuốc phòng trừ sâu bệnh định kỳ. Ở giai đoạn vườn ươm: Hạt nảy mầm tốt hầu hết ở tất cả các giống, tỷ lệ nảy mầm khá cao. Giống ớt Hiểm xanh có tốc độ nảy mầm, sinh trưởng phát triển ở giai đoạn đầu tốt hơn các giống ớt còn lại. Giai đoạn sau khi ghép: Cây ghép được chăm sóc đặc biệt trong hai tuần đầu sau ghép để cây hồi phục và quen với điều kiện môi trường. Tỷ lệ sống sau ghép của ớt Hiểm lai 207 trên các loại gốc ghép khá cao qua các ngày khảo sát. Thời gian 30–40 NSKT một số cây ớt có hiện tượng xoăn ngọn do sự gây hại của nhện đỏ, nhưng sau đó cây đã phục hồi và phát triển bình thường trở lại. Ghép ớt Hiểm lai 207/ớt TN 598 và Hiểm lai 207/ớt Hiểm xanh cây ghép phát triển tốt và cho năng suất cao. Thu hoạch ớt đồng loạt ở thời điểm 65 NSKT và kết thúc 147 NSKT. 3.2 ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH 3.2.1 Nhiệt độ và ẩm độ không khí trong phòng phục hồi sau khi ghép Nhìn chung nhiệt độ và ẩm độ trong phòng phục hồi sau ghép khá ổn định, nhiệt độ biến thiên từ 25,5–280C, ẩm độ không khí từ 82–87% trong khoảng thời gian từ 7:00 đến 17:00 (Hình 3.1 và Phụ bảng 1.1). Theo nhận định của Trần Thị Ba (2010) cho rằng nhiệt độ phòng phục hồi sau ghép thuận lợi cho sự phục hồi của cây ghép là 27–290C và độ ẩm không khí là 90%. Như vậy, nhiệt độ và độ ẩm không khí trong phòng phục hồi tương đối thuận lợi để vết ghép của ớt Hiểm lai 207 tương thích với nhau. N hiệt độ ( oC ) 80 82 84 86 88 7:00 9:00 11:00 13:00 15:00 17:00 Thời gian trong ngày (giờ) Ẩ m đ ộ (% ) 25 26 27 28 29 Nhiệt độ Ẩm độ Hình 3.1 Nhiệt độ và ẩm độ không khí trong phòng phục hồi sau ghép (3 NSKGh) 3.2.2 Nhiệt độ, ẩm độ không khí trong và ngoài nhà lưới * Nhiệt độ Khảo sát Hình 3.2 và Phụ bảng 1.2 cho thấy nhiệt độ không khí trong và ngoài nhà lưới khá cao ở các thời điểm khác nhau trong ngày, sự chênh lệch nhiệt độ bên trong và bên ngoài không lớn. Nhiệt độ thấp nhất 7:00 giờ (280C–trong nhà lưới và 290C–ngoài nhà lưới) và tăng dần đến 9:00 giờ (320C và 330C, tương ứng) cao nhất vào lúc 11:00 giờ (340C và 34,50C, tương ứng) và giảm dần về cuối ngày 17:00 giờ (280C và 290C, tương ứng). Theo Đường Hồng Dật (2003) cho rằng nhiệt độ cho sinh trưởng và phát triển thích hợp của ớt là 25–280C vào ban ngày. Như vậy, nhiệt độ ghi nhận được trong và ngoài nhà lưới ở các thời điểm khảo sát cao hơn so với nhiệt độ thích hợp của ớt điều này gây bất lợi cho sự phát triển của ớt, vào buổi trưa nắng nóng cây bị mất nước nhiều dễ bị héo. N hiệt độ ( oC ) 50 60 70 80 90 7:00 9:00 11:00 13:00 15:00 17:00 Thời gian trong ngày (giờ) Ẩ m đ ộ (% ) 15 20 25 30 35 Nhiệt độ trong nhà lưới Nhiệt độ ngoài nhà lưới Ẩm độ trong nhà lưới Ẩm độ ngoài nhà lưới Hình 3.2 Nhiệt độ và ẩm độ không khí trong và ngoài nhà lưới (25 NSKGh) * Ẩm độ Ẩm độ trong và ngoài nhà lưới chênh lệch khá lớn ở các thời điểm khảo sát trong ngày, ẩm độ cao nhất vào lúc 7:00 (82%–trong nhà lưới và 73%–ngoài nhà lưới) và 17:00 (79% và 73%, tương ứng), thấp nhất vào lúc 11:00 giờ (64% và 59%, tương ứng). Theo nhận định của Mai Thị Phương Anh (1999), độ ẩm thích hợp cho cây ớt sinh trưởng khoảng 70–80% nhưng nếu ẩm độ quá cao thì rễ sinh trưởng kém, cây sẽ còi cọc, ẩm độ thấp hơn 70% ở giai đoạn ra hoa đậu trái thì trái sẽ bị sần sùi. Vậy, ẩm độ trong và ngoài nhà lưới ghi nhận vào lúc trưa khá thấp không phù hợp cho cây ớt sinh trưởng, phát triển tốt. Kết quả của nhiệt độ và ẩm độ trong và ngoài nhà lưới cho thấy vào buổi trưa nhiệt độ tăng dần, ẩm độ bắt đầu giảm là thời điểm bất lợi nhất cho cây ớt. Tuy nhiên nhà lưới được trang bị hệ thống phun sương làm mát kết hợp với tưới nước bổ sung vào buổi trưa nên cây phát triển tốt, ít bị hạn chế. 3.2.3 Cường độ ánh sáng trong và ngoài nhà lưới Cường độ ánh sáng bên trong và bên ngoài nhà lưới có sự chênh lệch không lớn vào các thời điểm khác nhau trong ngày (Hình 3.3 và Phụ bảng 1.3). Thấp nhất vào lúc 7:00 giờ (40.000 lux–trong nhà lưới và 60.000 lux–ngoài nhà lưới), tăng dần cho đến 13:00 giờ, thời điểm này cường độ ánh sáng cao nhất (88.000 và 125.000 lux, tương ứng), sau đó giảm dần đến lúc 17:00 giờ (40.000 và 80.000 lux, tương ứng). 20 50 80 110 140 7:00 9:00 11:00 13:00 15:00 17:00 Thời gian trong ngày (giờ) C ườ ng đ ộ án h sá ng (1 .0 00 lu x) - Ánh sáng trong nhà lưới Ánh sáng ngoài nhà lưới Hình 3.3 Cường độ ánh sáng trong và ngoài nhà lưới (25 NSKGh) Kết quả ghi nhận được cho thấy cường độ ánh sáng bên trong luôn thấp hơn bên ngoài nhà lưới do nhà lưới được lợp nóc ni lông đã làm giảm đi một phần ánh sáng. Vào thời điểm 11:00–15:00 giờ cường độ chiếu sáng khá cao làm cho cây bị héo, kết quả này phù hợp với nhận định của Trần Thị Ba và ctv. (1999) cho rằng nếu nắng gay gắt vào buổi trưa có cường độ ánh sáng từ 80.000 đến 100.000 lux sẽ làm cây cà chua héo, lá và trái bị cháy nắng. Tuy nhiên, do ớt là cây chịu hạn tốt kết hợp hệ thống tưới nhỏ giọt tự động cung cấp nước thường xuyên cho cây nên ảnh hưởng của cường độ ánh sáng cao là không đáng kể. 3.3 SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY ỚT GHÉP 3.3.1 Tỷ lệ sống sau ghép Kết quả Bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ sống sau ghép trung bình của ớt Hiểm lai 207 ở các nghiệm thức trong vườn ươm tương đối cao (88,33%) vào thời điểm 15 NSKGh và ổn định kể từ thời điểm đó trở về sau. Tỷ lệ sống sau ghép của nghiệm thức ớt Hiểm lai 207/ớt Hiểm xanh khá cao đạt 100% (do ớt Hiểm xanh có nhiều nhựa tiết ra khi cắt ngọn nên phù hợp để ghép và cũng là giống ớt địa phương nên khả năng thích nghi với điều kiện môi trường khá cao), ngược lại tỷ lệ sống sau ghép ở nghiệm thức gốc ghép ớt TN 596 thấp đạt 75% (do giống ớt TN 596 ít nhựa lúc cắt ngọn để ghép, đường kính gốc thân nhỏ nên thao tác ghép gặp nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và khả năng phục hồi sau ghép). Bảng 3.1 Tỉ lệ (%) sống của ớt Hiểm lai 207 trên năm loại gốc ghép qua các ngày sau ghép (số liệu trung bình) 3.3.2 Thời gian từ lúc trồng đến lúc cây trổ hoa 50%, đậu trái 50% và có trái chín 50% Nhìn chung thời gian từ lúc trồng đến lúc trổ hoa, đậu trái và trái chín 50% của các nghiệm thức ớt Hiểm lai 207 ghép và không ghép tương đối đồng đều (Bảng 3.2). Ớt Hiểm lai 207 ghép trên gốc ớt TN 591 có thời gian trổ hoa, đậu trái và trái chín 50% sớm hơn từ 1–3 ngày so với ớt Hiểm lai 207 ghép trên các giống còn lại. Ngược lại, ớt Hiểm lai 207 ghép trên gốc ớt TN 592 và ớt Hiểm lai 207 không ghép có thời gian trổ hoa, đậu trái và trái chín 50% muộn hơn các nghiệm thức còn lại từ 1–3 ngày. Kết quả này có thể do thời gian gieo hạt, ghép, trồng ớt được thực hiện đồng bộ nên thời gian trổ hoa, đậu trái và trái chín 50% tương đối giống nhau. Ngày sau khi ghép (ngày) Gốc ghép 3 6 9 12 15 TN 591 100 90,00 90,00 85,00 85,00 TN 592 100 100,00 100,00 95,00 95,00 TN 596 100 85,00 75,00 75,00 75,00 TN 598 100 93,33 93,33 86,67 86,67 Hiểm xanh 100 100,00 100,00 100,00 100,00 Trung bình 100 93,67 91,67 88,33 88,33 Bảng 3.2 Thời gian từ ngày trồng đến ngày trổ hoa 50%, đậu trái 50% và trái chín 50% của ớt Hiểm lai 207 ghép trên năm loại gốc ghép Thời gian từ ngày trồng đến ngày Gốc ghép Trổ hoa 50% Đậu trái 50% Trái chín 50% TN 591 7 18 48 TN 592 10 20 51 TN 596 9 17 48 TN 598 9 19 49 Hiểm xanh 9 18 49 Đối chứng 9 20 51 Trung bình 9 19 49 (số liệu trung bình) 3.3.3 Chiều cao cây Kết quả Hình 3.4 và Phụ bảng 3.1 cho thấy chiều cao cây của ớt Hiểm lai 207 ghép lên năm loại gốc ghép ớt qua các thời điểm khảo sát khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê. Chiều cao cây của ớt Hiểm lai 207 không ghép luôn cao nhất ở tất cả các thời điểm khảo sát (26,73 cm–1 NSKT và 98,5 cm–90 NSKT), thấp nhất luôn là gốc ghép TN 596 (20,68 và 83,64 cm, trừ giai đoạn 1 NSKT). Vậy, chiều cao cây ớt Hiểm lai 207 có ảnh hưởng bởi giống làm gốc ghép. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Dương Phát Thịnh (2013) trên ớt Sừng vàng Châu phi ghép, ghi nhận rằng gốc ghép càng khỏe thì khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi ngọn ghép càng mạnh làm cho ngọn ghép lớn nhanh về kích thước và ngược lại. 15 36 57 78 99 1 30 60 90 Ngày sau khi trồng C hi ều c ao c ây (c m ). TN 591 TN 592 TN 596 TN 598 Hiểm xanh Đối chứng Hình 3.4 Chiều cao cây (cm) của ớt Hiểm lai 207 trên năm loại gốc ghép qua các giai đoạn khảo sát 3.3.4 Chiều cao gốc Chiều cao gốc ghép của ớt Hiểm lai 207 ghép trên năm loại gốc ghép qua các thời điểm khảo sát khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Hình 3.5 và Phụ bảng 3.2). Chiều cao của gốc ghép ớt TN 598 cao nhất ở tất cả các giai đoạn khảo sát (9,23 cm–1 NSKT và 11,18 cm–90 NSKT), thấp nhất luôn là gốc ghép ớt Hiểm xanh (4,31 và 5,45 cm, tương ứng). Sự khác biệt này có thể phụ thuộc vào đặc tính của giống làm gốc ghép và kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Trang (2008) trên cây cà chua, cho rằng chiều cao gốc ghép cà chua do đặc tính gốc ghép qui định. Như vậy, chiều cao gốc ghép của ớt Hiểm lai 207 chịu ảnh hưởng bởi giống làm gốc ghép. 4 6 8 10 12 1 30 60 90 Ngày sau khi trồng C hi ều c ao g ốc (c m ), TN 591 TN 592 TN 596 TN 598 Hiểm xanh Hình 3.5 Chiều cao gốc (cm) của ớt Hiểm lai 207 trên năm loại gốc ghép qua các giai đoạn khảo sát 3.3.5 Đường kính gốc Nhìn chung đường kính gốc của ớt Hiểm lai 207 ghép và không ghép qua các thời điểm khảo sát khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Hình 3.6 và Phụ bảng 3.3). Đường kính gốc của ớt Hiểm lai 207 không ghép lớn nhất ở tất cả giai đoạn khảo sát (0,45 cm–1 NSKT và 1,2 cm–90 NSKT), thấp nhất là gốc ghép ớt TN 596 (0,3 và 0,89 cm, tương ứng). Sự khác biệt về đường kính gốc ghép ở các thời điểm khảo sát có thể do ảnh hưởng của ngọn ghép, ngọn ghép phát triển tốt thì gốc ghép cũng sẽ phát triển tốt để đảm bảo việc trao đổi vật chất cho ngọn ghép và ngược lại. 0,3 0,6 0,9 1,2 1,5 1 30 60 90 Ngày sau khi trồng Đ ườ ng k ín h gố c (c m )- TN 591 TN 592 TN 596 TN 598 Hiểm xanh Đối chứng Hình 3.6 Đường kính gốc (cm) của ớt Hiểm lai 207 trên năm loại gốc ghép qua các giai đoạn khảo sát 3.3.6 Đường kính ngọn ghép Kết quả của Hình 3.7 và Phụ bảng 3.4 cho thấy đường kính ngọn của năm nghiệm thức ớt Hiểm lai 207 ghép qua các giai đoạn khảo sát khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê. Nhìn chung qua các giai đoạn khảo sát đường kính ngọn của ớt Hiểm lai 207 lớn nhất khi ghép trên gốc ớt Hiểm xanh (0,62 cm–giai đoạn 30 NSKT và 1,13 cm–giai đoạn 90 NSKT), nhỏ nhất khi ớt Hiểm lai 207 ghép trên ớt TN 596 (0,48 và 0,93 cm, tương ứng). Vậy, gốc ghép khác nhau sẽ ảnh hưởng đến đường kính ngọn ghép. Kết quả này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Dương Phát Thịnh (2013) cho rằng gốc ghép khác nhau cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của đường kính ngọn của ớt Sừng vàng Châu phi. 0,2 0,5 0,8 1,1 1,4 1 30 60 90 Ngày sau khi trồng Đ ườ ng k ín h ng ọn (c m )_ TN 591 TN 592 TN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_khao_sat_sinh_truong_va_nang_suat_cua_ot_hiem_lai_f.pdf
Tài liệu liên quan