Luận văn Khảo sát thành phần hóa học hạt cây móc mèo núi caesalpinia bonducellaflem. họ vang (caesalpiniaceae)

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN

CÁC CHỮVIẾT TẮT

1. MỞ ĐẦU. 1

2. TỔNG QUAN. 2

2.1. Mô tảthực vật . 2

2.2. Nghiên cứu vềdược tính . 4

2.3. Thành phần hóa học . 6

3. NGHIÊN CỨU. 12

3.1. Giới thiệu chung . 12

3.2. Biện luận và kết quả. 12

3.2.1. Khảo sát phổcủa hợp chất CB1. 13

3.2.2. Khảo sát phổcủa hợp chất CB2. 17

3.2.3. Khảo sát phổcủa hợp chất CB3. 20

3.2.4. Khảo sát phổcủa hợp chất CB4. 24

3.2.5. Khảo sát phổcủa hợp chất CB5. 26

3.2.6. Khảo sát phổcủa hợp chất CB6. 28

3.2.7. Khảo sát phổcủa hợp chất CB7. 32

3.2.8. Khảo sát phổcủa hợp chất CB8. 35

4. THỰC NGHIỆM. 39

4.1. Điều kiện thực nghiệm . 39

4.2. Trích ly cao thô . 40

4.3. Quá trình cô lập . 40

4.3.1. Khảo sát cao eter dầu hỏa. 40

4.3.2. Khảo sát cao cloroform . 42

5. KẾT LUẬN. 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 48

PHỤLỤC

pdf2 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2067 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Khảo sát thành phần hóa học hạt cây móc mèo núi caesalpinia bonducellaflem. họ vang (caesalpiniaceae), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khảo sát thành phần hóa học hạt cây móc mèo núi Caesalpinia bonducella Flem. 1. MỞ ĐẦU Có thể nói, lịch sử phát triển của ngành y học cổ truyền đã bước sang trang mới khi ngành khoa học nghiên cứu hợp chất thiên nhiên được hình thành. Không những giúp cho nhân loại khám phá những hợp chất đa dạng, phức tạp; mà việc nghiên cứu hóa học các hợp chất thiên nhiên còn mở ra cơ hội cho ngành dược trong việc tìm ra những hợp chất có hoạt tính sinh học quí giá, có khả năng phòng ngừa cũng như chữa bệnh; nhất là các hoạt chất trích từ nguồn cây cỏ thực vật - một nguồn nguyên liệu dồi dào và không cạn kiệt. Hiện nay, ở nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung, nhu cầu chữa bệnh bằng phương thuốc cổ truyền, sử dụng những cây thuốc dân gian chiếm tỷ lệ không nhỏ. Việt Nam là nước nhiệt đới nên có thảm thực vật phong phú và đa dạng, trong đó có rất nhiều loài được dùng làm thuốc. Ngày 20/10/2007, trên báo Khánh Hòa đã đăng tin “ở huyện Ninh Hòa, Khánh Hòa rộ lên chuyện những người mắc các bệnh ung bướu dùng hạt cây móc mèo (còn gọi là cây vuốt hùm, cây móc diều…) để điều trị. Hiệu quả thật sự của hạt móc mèo như thế nào trong việc chữa bệnh vẫn cần có thời gian để các cơ quan chức năng kiểm nghiệm”[28], và bài báo đã kết thúc bằng câu nói ngậm ngùi của nhà báo Hoàng Triều “giá như người Việt Nam “đừng ngủ quên trên núi thuốc”…”. Qua nghiên cứu chúng tôi xác định cây móc mèo núi nói trên chính là Caesalpinia bonducella Flem. (chứ không phải là Caesalpinia minax Hance. như báo đã đăng). Ở Việt Nam, các bài thuốc về cây móc mèo núi rất ít phổ biến, chỉ được dùng để chữa chữa sốt, làm thuốc bổ, chữa lỵ, ho và tẩy giun, .... Tuy nhiên, trên thế giới, các bài thuốc về cây móc mèo núi đang được sử dụng rất phổ biến và vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để phát huy tối đa các khả năng trị bệnh của cây móc mèo núi. Với mong muốn tìm hiểu thành phần hoạt chất trong cây móc mèo núi nói riêng cũng như góp phần vào tìm hiểu thành phần cây thuốc dân gian ở nước ta nói chung, trong luận văn này, chúng tôi đã bước đầu khảo sát thành phần hóa học của hạt móc mèo núi thu hái ở xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Học viên cao học: Vũ Thị Thúy Dung -1- GVHD: TS. Nguyễn Trung Nhân Khảo sát thành phần hóa học hạt cây móc mèo núi Caesalpinia bonducella Flem. Cụm hoa mọc ở ngoài kẻ lá thành chùm dài 12-20 cm, có lông mềm, có gai; lá bắc hình dùi dài 1cm; đài có 5 răng nhỏ; tràng 5 cánh mỏng, 4 cánh hình trái xoan ngược, còn cánh kia gập lại ở giữa, nhị 10, nhụy ngắn có lông; bầu có cuống, có 2 noãn. Quả gần hình cầu, hơi dẹt, dài 7- 8 cm, rộng 4 cm, lồi ở hai mặt, có nhiều gai nhọn; đựng 1-2 hạt, rất rắn, to 2 cm, màu xanh mắt mèo có đốm sậm. Ra hoa tháng 7-10, có quả tháng 11-3. Mùa hoa quả: mùa thu. [1,2] 2.1.2. Phân bố Móc mèo núi phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới Nam Á và Đông - Nam Á, bao gồm Ấn Độ, Mianma, Srilanca, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Lào, Nam Trung Quốc và đảo Hải Nam. Ở Việt Nam cây móc mèo núi mọc hoang dại phổ biến ở khắp nơi, phân bố rải rác khắp các tỉnh miền núi, trung du và đôi khi thấy cả ở đồng bằng. Khi mọc hoang ở bãi biển, các hạt bị sóng mài trở thành nhẵn bóng giống như viên ngọc màu trắng xám như sừng. Những tỉnh có nhiều móc mèo núi là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Hoà Bình, Hà Tây, Thanh Hoá, Nghệ An, Kiên Giang và Côn Đảo. Móc mèo núi là cây mọc dựa, thân và cành vươn dài, đặc biệt ưa sáng, cây nhỏ hơi chịu bóng; thường mọc thành bụi lớn lấn át những cây khác ở ven rừng thứ sinh, ven đồi, bờ nương rẫy hay ở những lùm bụi quanh làng bản (vùng đồng bằng, trung du). Móc mèo núi mọc chồi và lá non tập trung nhiều trong mùa xuân hè; mùa thu có hoa quả; thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng, tỷ lệ đậu quả trên một cụm hoa thường chỉ đạt 5-20% . Quả già khó rụng, gặp thời tiết khô hanh, nứt dọc cho hạt phát tán ra xung quanh. Hạt nảy mầm vào vụ xuân - hè năm sau. Cây có khả năng tái sinh khoẻ sau khi bị chặt. Học viên cao học: Vũ Thị Thúy Dung -3- GVHD: TS. Nguyễn Trung Nhân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5.pdf
  • pdf1.pdf
  • pdf2.pdf
  • pdf3.pdf
  • pdf4.pdf
  • pdf6.pdf
  • pdf7.pdf
  • pdf8.pdf
  • pdf9.pdf
  • pdf10.pdf
  • pdf11.pdf