Từ thế kỷ XIV, cùng với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật cũng như văn học nghệ
thuật, con người bàng hoàng nhận ra nhiều giá trị văn hóa đã bị vùi lấp trong suốt mười mấy
thế kỷ bởi sức mạnh tàn bạo của pháp quyền phong kiến và thần quyền tôn giáo. Ý thức phục
hồi và phát triển những giá trị văn hóa rực rỡ của thời cổ đại trỗi dậy mạnh mẽ. Con người
nhìn nhận lại những giá trị của cuộc sống: niềm vui, hạnh phúc, vẻ đẹp nhân văn Cái đẹp
được con người tìm thấy không phải ở cõi vĩnh hằng xa xôi như trong giáo lý của tôn giáo
mà ở ngay những cái có thực trong chốn trần gian.
Chính những tư tưởng đó đã quy định quan niệm về cái đẹp đầy cảm hứng thẩm mỹ
bắt nguồn từ những điều kỳ diệu vốn có ở con người. Quy chuẩn về cái đẹp không chỉ được
bàn luận trong lý luận mà còn được thể hiện trực tiếp bằng những nét chân thực và sinh động
của cuộc sống.
125 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2519 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát tư tưởng mỹ học và văn học của Phạm Quỳnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẽ tạo nên một đối trọng cho sự xáo trộn, hỗn loạn của xã hội trong buổi giao thời. Bởi
điều cốt yếu trong học thuyết của Khổng Tử chính là giữ gìn trật tự xã hội và đem lại hòa
bình giữa mọi người trên cơ sở các mối quan hệ nhân nghĩa giữa người với người trong xã
hội, thông qua một nền giáo dục đạo đức nhằm “kìm chế trong con người những bản năng
xấu ích kỷ bằng cách thực hành các đức tính xã hội cao quý, lòng tôn trọng người khác và
phép lịch sự, phát huy những đức tính vị tha, nhất là tính chính trực và lòng nhân ái” [4,
175]. Nhân Nghĩa, theo Phạm Quỳnh là hai đức tính căn bản của đạo đức Khổng giáo. Nhân,
đó chính là lòng yêu thương và Nghĩa, chính là sự tương hợp, hợp đoàn. Thương yêu người
khác như chính mình và đối xử với người khác như chính mình muốn người khác đối xử với
mình: “Kỷ sở bất dục, vật ư thi nhân”, đó là cái đẹp trong quan niệm của Khổng giáo nhưng
có lẽ cũng là điều mà Phạm Quỳnh hết sức tâm đắc.
Khi bàn về Mạnh Tử, người kế thừa và phát triển học thuyết của Khổng Tử ở giai
đoạn tiếp theo, trong bài Triết gia Mạnh Tử, Phạm Quỳnh cũng đặc biệt nhất mạnh đến quan
niệm về đạo đức của triết gia này. Đó là quan niệm về tính thiện trong bản chất con người, về
mầm mống của cái thiện trong mỗi con người mà giáo dục phải làm cho nó phát triển và
hoàn thiện. Giải thích lời của Mạnh Tử, Phạm Quỳnh viết:
“Mầm mống của mọi đức tính, và nhất là năm đức chính: nhân, nghĩa, lễ,
trí, tín có trong mọi người và tạo thành một thứ bản năng đạo đức thúc đẩy họ
hướng về cái thiện và đấy chính là chất hương tỏa ra từ lương tri anh ta. Những
mầm mống ấy phát triển nhiều hay ít, bản năng tự nhiên ấy bị ngăn trở nhiều hay
ít bởi những ham muốn xấu xa và thói quen không tốt làm lu mờ lương tri. Vậy nên
trong công cuộc tự hoàn thiện mình, con người phải kìm chế các ham muốn xấu và
phát huy các bản năng hay các xu hướng tốt vốn có sẵn trong mình (…). Trước hết
cần củng cố ý muốn làm điều tốt, gìn giữ và phát triển điều Mạnh Tử gọi là cái
hạo nhiên, theo ông là đức hào hiệp hay sự thanh cao tự nhiên của con người
khiến nó muốn thực thi tất cả sự hoàn mỹ trong bản chất của mình; sau đó nó tìm
đến điều mà nhà hiền triết gọi một cách đẹp đẽ là sự phóng tâm (…). Tức tâm hồn
vốn thiện một cách tự nhiên ấy có xu hướng tan biến mất đi do ảnh hưởng của
những thói xấu; phải thường xuyên theo đuổi nó, và giáo dục bản thân vốn là bổn
phận của từng người chỉ có thể đạt được cứu cánh của nó khi không chỉ thu nhận
lại cái phóng tâm kia mà còn phải phục hồi toàn vẹn sự trong sáng và thiện tâm
nguyên lai của nó.” [4, 182; 183].
Theo Phạm Quỳnh, cái đẹp trong quan niệm của Mạnh Tử chính là sự hoàn thiện về
đạo đức của con người. Cái thiện là bản tính nguyên lai, vốn có trong mỗi con người, biết
giữ gìn và phát triển thì con người sẽ ngày càng trở nên tốt đẹp, nếu bỏ rơi thì con người sẽ
trở nên xấu xa. Như vậy là ở đây, Phạm Quỳnh không chỉ giải thích quan niệm của Mạnh tử
về “Cái đẹp”, mà còn lý giải cả mối quan hệ giữa “Cái đẹp” và “Cái xấu”, là hai phạm trù
cơ bản của mỹ học. Đánh giá tác phẩm của Mạnh tử khi bàn về tính thiện của con người,
đứng trên lập trường đạo đức phương Đông, Phạm quỳnh kết luận: “Những trang viết mô tả
con người lý tưởng đó, người đại trượng phu đó thuộc trong số những trang đẹp nhất, hùng
hồn nhất trong tác phẩm của Mạnh Tử.” [4, 183].
Bàn về Mặc Tử, Phạm Quỳnh cho rằng phần lớn các tư tưởng và lý thuyết của Mặc Tử
là đối trọng với các tư tưởng và lý thuyết của Khổng giáo. Điều mà Mặc tử phê phán ở
Khổng giáo chủ yếu là cái hình thức chủ nghĩa quá nghiêm nhặt. Mặc Tử cho rằng học
thuyết Nho gia là có hại vì bốn điểm sau đây:
- Không tin trời là một thực thể thông minh, thông suốt mọi điều, không tin ở linh hồn
và các đấng thiêng liêng, từ chối thần linh;
- Quá coi trọng các nghi thức tang chế;
- Coi trọng hát xướng, chơi nhạc và múa là những thứ vô ích và nguy hại;
- Tin vào số phận một cách mù quáng.
Đặc biệt, về phương diện mỹ học, Phạm Quỳnh chỉ ra sự đối lập nhau giữa Khổng
giáo và Mặc gia. Nếu Khổng giáo coi trọng lễ nhạc cũng như nghệ thuật nói chung thì Mặc
gia lại hết sức phê phán lễ, nhạc. Mặc Tử cho lễ là quá hình thức, phiền hà còn nhạc cũng
như các nghệ thuật là vô ích, xa xỉ và có hại.
Mặc Tử cũng chủ trương tình thương và bác ái, nhưng khác với Khổng giáo, thuyết
Kiêm ái của Mặc Tử là một chủ nghĩa vị tha toàn vẹn. Đây chính là điều mà Phạm Quỳnh
tâm đắc và ông đã trân trọng gọi vị hiền triết này là “Vị tông đồ của hòa bình và hữu nghị”.
[4, 187].
Trong các khảo luận của Phạm Quỳnh về triết học phương Đông thì phần khảo luận về
Phật giáo được xem là kỹ càng nhất. Khảo cứu về Phật giáo, tương tự cách làm đối với
Khổng giáo và Mặc gia, Phạm Quỳnh chủ yếu đi vào các vấn đề nguồn gốc, lịch sử hình
thành, những triết lý, đạo đức và ảnh hưởng của tôn giáo này đối với đời sống tinh thần của
các nước Á Đông mà không trực tiếp bàn luận các vấn đề về tư tưởng mỹ học của nó. Tuy
nhiên, thông qua việc giải thích các luận đề cơ bản của triết lý Phật giáo cũng như việc đánh
giá về các nguyên tắc đạo đức của nó, Phạm Quỳnh đã đề cập đến các phạm trù mỹ học của
Phật giáo như đã có dịp nói đến trong phần Khái lược tư tưởng mỹ học phương Đông và
phương Tây ở trên.
Ở phần khảo về triết lý của Phật giáo, Phạm Quỳnh tập trung bàn luận và giải thích
một cách rõ ràng, đầy đủ ý nghĩa bốn mệnh đề cơ bản mang tính triết học của tôn giáo này.
Ông khẳng định, triết lý Phật giáo nguyên thủy đại khái chỉ xoay quanh bốn vấn đề cơ bản
mà Siddatha gọi là Tứ diệu đế. Những thuyết về hữu ngã, vô ngã, sắc, không…đều không
phải là chính truyền của Phật giáo mà do người sau thêm vào. Theo ông, rút lại triết lý Phật
giáo mang tính nhân văn mà cứu cánh của nó là diệt khổ. Đó là một hệ thống lý luận rõ ràng,
trước sau duy nhất, các mệnh đề không mâu thuẫn nhau.
Về ý nghĩa nhân sinh – xã hội của Phật giáo, Phạm Quỳnh chỉ ra những mặt hạn chế,
tiêu cực của nó. Ông viết: “Như vậy thời luân lý đạo Phật chẳng qua là một luân lý hạn chế,
một luân lý thuộc về “tiêu cực” vậy. Luân lý này phản đối sự phát triển những tài năng nghị
lực thiên nhiên của người ta” [1, 537].
Bên cạnh việc chỉ ra những hạn chế của triết lý Phật giáo, ta thấy về cơ bản Phạm
Quỳnh vẫn đồng tình với hệ thống tư tưởng đạo đức của tôn giáo này. Ông khẳng định Phật
giáo là “tôn giáo của tình thương vĩ đại và lòng khoan dung vô tận”. Đánh giá chung về ảnh
hưởng của những tư tưởng đạo đức Phật giáo, trong bài Phật giáo lược khảo, ông viết: “Nói
tóm lại thời về đường luân lý, đạo Phật không phải là không có công với nhân loại (…). Đạo
Phật truyền sang nước nào thời cũng biến hóa được nhân tâm, cải lương được phong tục và
gây ra những đức tính như: thành thực, cẩn nghiêm, can đảm, nhẫn nhục, từ thiện, bi ai,
v.v…” [1, 551].
2.1.2.2. Quan niệm của Phạm Quỳnh về mỹ học phương Tây.
Về mỹ học phương Tây, hầu như Phạm Quỳnh không trực tiếp bàn luận một cách cụ
thể. Phần lớn các bài dịch thuật và biên khảo của Phạm Quỳnh chủ yếu bàn về triết học. Mà
trong triết học phương Tây, thông qua các bài dịch thuật, tác giả cũng chỉ chủ yếu tập trung
giới thiệu các nhà triết học Pháp từ thế kỷ XVII. Trong các nhà triết học Pháp thế kỷ XVII,
Phạm Quỳnh đặc biệt dành nhiều tình cảm đối với René Descartes. Ông gọi René Descartes
là “ông tổ của triết học Pháp”. Qua việc lược dịch tác phẩm La philosophie Française của
Henri Bergson, Phương pháp luận (Discours de la méthode) của chính Descartes và bài biên
khảo Descartes tổ triết học nước Pháp của mình, tác giả cố gắng chứng minh chính
Descartes là nhà triết học lớn, là người khơi nguồn và có ảnh hưởng lớn đến triết học Pháp
và phương Tây từ thế kỷ XVII trở về sau này.
Nói về địa vị của Descartes đối với triết học Pháp và phương Tây, Phạm Quỳnh lược
dịch nhận định của Bergson trong tác phẩm La philosophie Française như sau:
“Xét như vậy thì Descartes thật là tị tổ cả các phái triết học đời nay. Lại xét về
một phương diện khác thời tuy học thuyết của ông có giống ít nhiều với các học
thuyết đời Cổ đại cùng đời Trung cổ, nhưng phần cốt yếu là tự sáng kiến của ông,
không phải sở đắc ở cái thuyết ấy. Biot là một nhà số học, lý học trứ danh, đã từng
khen kỷ hà học của Descartes, nói rằng học của ông là cái học không tiền khoáng
hậu” [3, 182].
Đánh giá về học thuyết của Descartes, trong bài viết Descartes tổ triết học nước Pháp,
Phạm Quỳnh viết:
“Tuy học thuyết của ông đã có nhiều phần cũ rồi, không hợp với thời nay nữa,
nhưng phương pháp ông đặt ra để nghiên cứu triết lý thì thực là một công trình vĩ
đại, một cái lâu đài trang nghiêm, kiên cố, chưa dễ bao giờ lay chuyển được. Vì
phương pháp là do lẽ phải đương nhiên, không phải do thành kiến đời trước, nên
người ta còn dùng đến lẽ phải để suy xét sự vật thì không ra ngoài phạm vi phương
pháp ấy được. Bởi vậy mà sách Phương pháp luận (Discour de la méthode) của
ông tuy làm tự năm 1637, mà người Âu Tây vẫn coi là một bộ sách nhập môn tất
yếu của khoa triết học. Ngày nay ta muốn hiểu về cội rễ tư tưởng của Tây phương,
cũng phải đọc qua sách ấy” [3, 203].
René Descartes (1596 – 1650) là nhà triết học, vật lý học và toán học của Pháp, tuy
không nghiên cứu sâu về mỹ học, nhưng cũng như Montaigne, ông theo quan điểm của
thuyết tương đối về cái đẹp. Ông luôn quan niệm rằng những tác phẩm nghệ thuật là kết quả
của hoạt động tự do, nó thể hiện một tinh thần và chiều hướng riêng của tác giả. Chính ông là
người sớm cảm thụ được ý niệm “Cái đẹp tự thân” (Le beau en sol) của Platon trước Kant
hàng thế kỷ. Song lý luận của ông và các nhà triết học thuộc trường phái ông lại đi vào
thuyết tương đối. Ông từng phát biểu quan niệm về tính tương đối của cái đẹp qua câu nói
nổi tiếng sau đây trong bài viết Tóm tắt về âm nhạc: “Không ai lại không có lúc, có thể là
đẹp; cái đẹp thay đổi theo xứ sở; chân lý ở bên kia dãy núi Pyrénees”.
Trong bài lược dịch tác phẩm La philosophie Française của Bergson, Phạm Quỳnh lần
lược giới thiệu một cách khái quát nội dung cũng như ảnh hưởng của học thuyết Descartes,
mà ta có thể tóm lược như sau: Triết học của Descartes là cái “triết học những quan niệm rõ
ràng phân biệt” (philosophie des idées claires et distinctes), chống lại tính chủ quan trong
việc xác định chân lý. Triết học ấy có hẳn một hệ thống những phương pháp rõ ràng đảm bảo
cho việc nghiên cứu đối tượng một cách khách quan, chính xác và từ hệ thống phương pháp
ấy mà Descartes đưa ra một quan niệm chung về vũ trụ. Vũ trụ theo quan niệm của
Descartes, vận động theo những nguyên tắc của toán học, quan niệm này đã có ảnh hưởng
lớn đến một số nhà triết học thời kỳ sau.
Bên cạnh quan niệm về vũ trụ, triết học Descartes còn thể hiện quan niệm về linh tính,
hay “trí tư tưởng” của con người và cố gắng phân tích cái tư tưởng ấy thành những phần tử
phân minh. Theo Descartes, tư tưởng là cái có trước, thuộc về “tiên thiên” còn thế giới hiện
tượng là cái có sau, thuộc về “hậu thiên”, thế giới ấy chỉ là sự biểu hiện của tư tưởng, của
linh tính mà thôi. Quan niệm ấy chính là cơ sở cho triết học duy tâm, đặc biệt là triết học duy
tâm Đức về sau này. Nhưng cái tư tưởng ấy, theo Descartes còn tùy thuộc vào ý chí của con
người.
Như vậy là tuy không trực tiếp bàn về tư tưởng mỹ học của Descartes nhưng qua việc
giới thiệu về nội dung triết học Descartes, ta thấy thông qua bài lược dịch tác phẩm Discour
de la méthode của Descartes, La philosophie Française của Bergson, Phạm Quỳnh đã thể
hiện quan niệm của mình về tư tưởng mỹ học của Descartes. Đó là: cái đẹp hay chân lý, nói
chung đều mang tính tương đối; những tác phẩm nghệ thuật hay mọi sáng tạo, nói chung là
kết quả của hoạt động tự do, là sự biểu hiện của tư tưởng kết hợp với ý chí của người sáng
tạo.
Đối với triết học Pháp thế kỷ XVIII, người được Phạm Quỳnh cho là có “thế lực mạnh
nhất trong lịch sử tư tưởng nước Pháp từ Descartes đến giờ” [4, 186] chính là Jean Jacques
Rousseau (1712 – 1778). Theo Phạm Quỳnh, chính Rousseau là người đã “gây nên cuộc
biến cách trong triết học thực tế cũng sâu và cũng mạnh bằng cuộc biến cách của Descartes
trong cõi triết học thuần túy” [4, 186]; chính Rousseau là người đã phá bỏ tất cả những
khuôn mẫu, luật lệ cũ kỹ, lạc hậu, chủ trương cải tạo xã hội, luân lý, đời sống…theo “nguyên
tắc thiên nhiên”. Các nhà triết học thế kỷ XIX, nhất là các nhà triết học Đức đã chịu ảnh
hưởng rất nhiều tư tưởng của Rousseau cả về triết học, mỹ học, văn chương.
Về quan niệm mỹ học, Phạm Quỳnh cho rằng Rousseau phủ nhận vai trò của nghệ
thuật đối với phong tục, đạo đức. Nghệ thuật đối với con người là sự xa xỉ; kịch chỉ làm bại
hoại phong tục và làm cho con người thêm hư ra mà thôi. Khảo về bài luận Khoa học và mỹ
thuật có giúp cho phong tục trong xã hội được thuần túy ra không? và Bức thư cho ông
Dalembert về các trò diễn kịch của Rousseau, trong bài viết mang tính biên khảo: Lịch sử và
học thuyết của Rousseau, đăng trên Nam Phong tạp chí số 104, Phạm Quỳnh đã viết như
sau:
“Rousseau chủ trương cái lý thuyết rằng các khoa học cùng mỹ thuật đối với
người ta toàn là những xa xỉ phẩm cả, không những không làm cho phong tục
được thuần túy mà lại làm cho phong tục đến bại hoại đi (…) Nguyên ông
Dalembert và ông Voltaire có làm sách tán dương nghề diễn kịch, cho diễn kịch là
có thể giúp cho sự giáo dục công chúng. Rousseau thì ra sức bài bác cái lý thuyết
ấy, nói rằng nghề tuồng hát chỉ làm bại hoại phong tục, làm cho người ta thêm hư
ra mà thôi” [5, số 104].
Đánh giá luận văn nói trên, cũng như quan niệm của Rousseau về văn học nghệ thuật,
Phạm Quỳnh viết:
“Trong bài luận văn thứ nhất1 thì lời văn hùng hồn, cảm tình chan chứa, nhưng
cách cấu tứ, cách lập luận chưa được đích đáng lắm. Xét cho kỹ bài ấy thì chỉ rõ
cái tâm lý một người có ý băn khoăn về sự đời, trông thấy cái hình thức văn minh
rực rỡ không lấy làm mãn nguyện, trông thấy cái cách ăn ở trong xã hội không lấy
làm bằng lòng, cho sự phú cường, sự học thức chưa phải là cái tỉ lệ của sự hạnh
phúc ở đời, nên đem những lời bi phẫn mà bài bác cái cuộc sinh hoạt giả dối đó.
Bởi lòng bi phẫn ấy cho nên lời văn có vẻ mạnh mẽ, nhưng lý luận còn chưa được
chặt chẽ lắm” [5, số 104].
Như vậy, theo Phạm Quỳnh, quan niệm của Rousseau về nghệ thuật là chưa được thỏa
đáng. Ông cho rằng điều đó là do tâm lý phẫn uất của Rousseau đối với xã hội.
Đối với triết học Pháp thế kỷ XIX, qua việc lược dịch tác phẩm của Bergson, Phạm
Quỳnh giới thiệu cho độc giả Việt Nam nhiều tên tuổi tiêu biểu như Claude Bernard,
Auguste Comte, Renan, Taine, Maine de Biran, Ravaisson…Nền triết học ấy chia làm hai
phần: hoặc duy cảm hoặc duy lý, và nhìn chung đều là sự ảnh hưởng, kế thừa tư tưởng của
các nhà triết học các thế kỷ trước như Descartes, Pascal, Malebranchet, xa hơn nữa là của
triết học, mỹ học Hy Lạp cổ đại. Ravaisson là một trường hợp tiêu biểu như thế. Trong hệ
thống tư tưởng của mình, Ravaisson vừa chịu ảnh hưởng của Pascal, Maine Biran vừa kế
thừa tư tưởng của Hy Lạp cổ đại. Quan niệm sự vật càng đẹp bao nhiêu, càng gần với chân lý
bấy nhiêu, chính là sự ảnh hưởng, tiếp thu tư tưởng mỹ học Cổ điển của Pháp cũng như của
Hy Lạp cổ đại.
Trong các nhà triết học Pháp thế kỷ XIX , Phạm Quỳnh chú ý nhiều đến Henri
Bergson. Trên Nam Phong tạp chí số 150, Phạm Quỳnh có bài biên khảo Triết học Bergson,
bàn luận tương đối đầy đủ về tư tưởng của triết gia này. Tuy chủ yếu chỉ khảo về tư tưởng
triết học của Bergson, nhưng trong bài viết của mình, ông cũng đã ít nhiều đề cập đến tư
tưởng mỹ học của triết gia này. Theo nhận định của Phạm Quỳnh thì nhận thức về cái đẹp
trong tư tưởng của Bergson là vô tư kỷ; cái đẹp là khách quan, không vụ lợi. Ông cho đó là
những tư tưởng mới lạ và sâu sắc của Bergson về mỹ học. Có lẽ chính ông cũng ảnh hưởng
tư tưởng của Bergson và của Kant khi bàn về cái đẹp trong bài khảo cứu Đẹp là gì?.
Trong bài Triết học Bergson, Phạm Quỳnh đã giải thích khá kỹ càng và đầy đủ về tư
tưởng mỹ học của Bergson như sau:
1 bài luận văn Khoa học và mỹ thuật có giúp cho phong tục trong xã hội được thuần túy ra không? của Rousseau.
“Phần nhiều người ta quan sát về ngoại giới chỉ là để hành động đối với ngoại
giới mà thôi. Trái lại thì nhà mỹ thuật có thể cho là một người ‘đãng trí’ (un
distrait), không thiết đến sự lợi hại ở đời, thường đem con mắt thanh tân mà quan
sát sự vật. Nhà mỹ thuật thì ít ra cũng có một cái giác quan làm việc là để tự
khoái, chứ không phải chủ sự lợi ích gì. Ông nói rằng đối với nhà mỹ thuật ‘tạo
vật hình như quên không đem cái cảm giác buộc với sự cần dùng’. (…) Nhà mỹ
thuật ưa sắc đẹp là chỉ vì sắc đẹp, ưa tiếng hay là chỉ vì tiếng hay, chứ không vì lẽ
gì khác nữa, mà lại có cái tài đem cái cảm giác vô tư kỷ của mình mà truyền cho
kẻ khác. Ông nói rằng mỹ thuật chỉ là một cách quan sát chân tướng trực tiếp hơn
mà thôi. Nhưng mà phải có lý tưởng mới trực tiếp với chân tướng được. (…) Trong
các mỹ thuật, ông nghiên cứu riêng về lối hài kịch là lối chủ yếu gây ra cái cười.
Ông cho là người ta cười là khi thấy kẻ khác mất cái vẻ sinh hoạt uyển chuyển đi
mà biến thành như cái máy tự động vậy. Cái buồn cười là cái cảnh con người biến
thành cái máy vậy” [5, số 150].
Tóm lại, Phạm Quỳnh tuy không trực tiếp nghiên cứu, bàn luận đối với mỹ học
phương Tây nhưng từ các bài khảo cứu, dịch thuật ta vẫn thấy ông thể hiện một cách rõ ràng
quan niệm của mình, thông qua việc nhận định, đánh giá, khen chê một cách đúng mực về tư
tưởng mỹ học của các triết gia phương Tây.
2.2. Quan niệm của Phạm Quỳnh về cái đẹp.
Trong đời sống thẩm mỹ, Cái đẹp đóng vai trò trung tâm, nó là phạm trù cơ bản của
mỹ học. Chính vì vậy mà nhiều nhà nghiên cứu đã gọi mỹ học là “khoa học về cái đẹp”.
Phạm trù Cái đẹp được hình thành và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển
của tình cảm và ý thức con người. Nó vừa là sản phẩm của lịch sử phát triển của bản thân
năng lực thẩm mỹ, vừa là sự phát triển tư tưởng thẩm mỹ của loài người. Vì vậy tìm hiểu bản
chất của cái đẹp không tách rời với việc tìm hiểu quan niệm về cái đẹp của loài người trong
tiến trình phát triển của lịch sử.
2.2.1. Vài nét về lịch sử phát triển của các quan niệm về cái đẹp trước mỹ học
Marx – Lénine.
2.2.1.1. Quan niệm về cái đẹp thời Hy lạp – La Mã cổ đại.
Nội dung cơ bản của lịch sử phát triển tư tưởng triết học – mỹ học thời Hy Lạp – La
Mã cổ đại là sự đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong quan niệm về
thế giới, trong đó có vấn đề về cái đẹp. Các nhà triết học – mỹ học duy tâm thời đó đã nhìn
thấy được các yếu tố khách quan tạo nên cái đẹp. Đại diện tiêu biểu cho triết học duy tâm
thời cổ đại là Platon đã phát hiện ra rằng các đặc tính hài hòa, cân đối, v.v…chính là các yếu
tố làm nên sự hoàn thiện, hoàn mỹ. Nhưng với quan điểm duy tâm, ông lại cho rằng các đặc
tính tạo nên cái đẹp này không liên quan gì đến sự vật mà ta nhìn thấy. Theo ông, cái đẹp là
một ý niệm, tồn tại độc lập, chi phối mọi hiện tượng cụ thể. Cái đẹp chỉ tồn tại trên thiên
giới, khi chúng ta “bước theo thần Jupiter với tiếng nhạc hòa tấu của thiên đình”, lúc đó cái
đẹp ánh lên như một thực thể. Còn sự vật mà chúng ta gọi là đẹp ở hạ giới chỉ là “cái bóng”
của một ý niệm đẹp từ thiên đình rọi xuống.
Ngược lại với phái duy tâm, các nhà triết học – mỹ học duy vật như Démocrite,
Aristote… nhận thấy tính chất trật tự, sự cân đối, sự hài hòa, sự tỉ lệ giữa lượng và chất,…ở
sự vật, hiện tượng là thuộc tính của cái đẹp. Aristote, đại biểu tiêu biểu của phái duy vật, coi
cái đẹp là một thực thể vật chất, không nằm ngoài sự vật, kích thước, tỉ lệ, trật tự, sự cân đối
và khả năng cảm nhận nó trong tính hoàn chỉnh. Trong tác phẩm Nghệ thuật thơ ca, Aristote
đã thể hiện quan niệm về cái đẹp như sau:
“Cái đẹp – kể cả động vật hay bất kỳ đồ vật gì gồm những phần nhất định tạo
thành, nó không những cần có sự sắp xếp mà còn có một kích thước nhất định. Cái
đẹp là ở trong kích thước và trật tự, do đó, một vật quá bé nhỏ không thể trở thành
đẹp, vì thoắt nhìn đã qua, không kịp thu nhận; một vật quá lớn cũng không thể trở
thành đẹp, vì một lúc không thể nhìn bao quát vật đó ngay được, tính nhất trí và
tính hoàn chỉnh bị mất đi bởi người nhận nó” [29, 41].
2.2.1.2. Quan niệm về cái đẹp thời Trung cổ ở phương Tây.
Đặc điểm nổi bật của triết học – mỹ học thời kỳ Trung cổ là chịu ảnh hưởng và chi
phối sâu sắc của tư tưởng tôn giáo. Với niềm tin tuyệt đối vào tôn giáo, các nhà tư tưởng
Trung cổ phương Tây cho rằng cuộc sống ở trần gian chỉ là ảo ảnh đen tối, sự hoàn thiện,
hoàn mỹ chỉ được tìm thấy ở cõi vĩnh hằng. Con người muốn đạt đến cái đẹp ở cõi vĩnh hằng
ấy thì cần phải cầu kinh, sám hối, để một ngày kia rũ sạch mọi tội lỗi mà về nơi cực lạc ở
nước chúa. Augustin, đại diện tiêu biểu của mỹ học thời kỳ này, cho rằng chỉ có chúa mới là
cái đẹp tuyệt đối, siêu nhiên, vĩnh hằng. Do vậy mà hầu như các triết gia thời kỳ này không
bàn đến những quy chuẩn của cái đẹp, thậm chí phủ nhận sự tồn tại của cái đẹp trong cuộc
sống.
Như vậy là ở thời Trung cổ, cái đẹp chỉ là những phản quang của một cái ảo vọng mơ
hồ. Các quan niệm thẩm mỹ trong thời kỳ này hầu như không có những đóng góp gì mới mẻ,
tiến bộ cho sự phát triển của lịch sử quan niệm về Cái đẹp của loài người.
2.2.1.3. Quan niệm về cái đẹp thời Phục hưng.
Từ thế kỷ XIV, cùng với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật cũng như văn học nghệ
thuật, con người bàng hoàng nhận ra nhiều giá trị văn hóa đã bị vùi lấp trong suốt mười mấy
thế kỷ bởi sức mạnh tàn bạo của pháp quyền phong kiến và thần quyền tôn giáo. Ý thức phục
hồi và phát triển những giá trị văn hóa rực rỡ của thời cổ đại trỗi dậy mạnh mẽ. Con người
nhìn nhận lại những giá trị của cuộc sống: niềm vui, hạnh phúc, vẻ đẹp nhân văn…Cái đẹp
được con người tìm thấy không phải ở cõi vĩnh hằng xa xôi như trong giáo lý của tôn giáo
mà ở ngay những cái có thực trong chốn trần gian.
Chính những tư tưởng đó đã quy định quan niệm về cái đẹp đầy cảm hứng thẩm mỹ
bắt nguồn từ những điều kỳ diệu vốn có ở con người. Quy chuẩn về cái đẹp không chỉ được
bàn luận trong lý luận mà còn được thể hiện trực tiếp bằng những nét chân thực và sinh động
của cuộc sống.
Léon Batista Alberti (1404 – 1472) coi con người là phần tốt nhất của tự nhiên, có
“yếu tố tối thượng và thần thánh, đẹp hơn tất cả những gì vô sinh”. Ngoài khả năng học tập,
trí thông minh, tính thánh thiện, Chúa còn đặt vào con người “tâm hồn, tính điềm đạm, lòng
dũng cảm, tính xấu hổ, khiêm tốn và những mong muốn vinh quang”. Alberti cho rằng, hạnh
phúc không lệ thuộc vào số mệnh mà phụ thuộc vào bản thân con người. Thói xấu của con
người là sự dốt nát. Ông khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, đòi hỏi
các nghệ sĩ phải vững cả tay nghề lẫn lý luận. Về cái đẹp, ông cố gắng tìm ra cơ sở khách
quan của nó là sự thống nhất hài hòa giữa các bộ phận trong một chỉnh thể chung.
Léonard de Vinci (1452 – 1529), tác giả của nhiều kiệt tác hội họa: La Joconde, Bữa
tiệc ly biệt, Đức mẹ cầm hoa,… và thiết kế nhà thờ Saint Pierre, rất coi trọng vẻ đẹp tự nhiên
và con người, ông luôn khuyên các họa sĩ “rình và chớp lấy nó” trong những khoảnh khắc
mà nó bộc lộ ra một cách trọn vẹn. Nghệ thuật là sự diễn tả hiện thực, vẻ đẹp của thế giới
hiện thực bộc lộ rõ nhất trong thiên nhiên và vì vậy, con người cần phải học tập ở tự nhiên.
Léonard de Vinci thường xuyên ví sự thông minh của họa sĩ là tấm gương phản chiếu tự
nhiên.
Có thể nói, ở thời kỳ này, trung tâm của cái đẹp chính là con người và cuộc sống. Cái
đẹp ở thời Phục hưng là cái đẹp mang đậm chất nhân văn. Do vậy mà ta không lấy làm lạ tại
sao các tác phẩm nghệ thuật thời kỳ này thường có xu hướng thể hiện những cảm xúc, những
đường nét đầy sức sống nơi thân thể của con người.
2.2.1.4. Quan niệm về cái đẹp thời Khai sáng.
Tiếp nối tinh thần Phục hưng, các nhà Khai sáng ra sức đấu tranh chống lại những
giáo điều tôn giáo, những phương pháp tư duy kinh viện; khắc phục những thiếu sót của xã
hội hiện tại, phổ biến những tư tưởng về cái thiện, về chính nghĩa…Cơ sở của tư tưởng Khai
sáng là những quan niệm tiến bộ về vai trò quyết định của ý thức trong sự phát triển của xã
hội.
Các nhà khai sáng cho rằng vẻ đẹp trong sáng, đầy hòa điệu và hồn nhiên là vẻ đẹp lý
tưởng của con người. Diderot viết: “Chỉ có cái đẹp nào dựa trên cơ sở của tạo vật, của thiên
nhiên mới có sức sống lâu bền”.
Bước tiến rõ rệt của mỹ học Khai sáng là đề xuất quan niệm về những quan hệ đẹp cụ
thể. Diderot đã nêu lên quan niệm về cái đẹp trong những quan hệ cụ thể như sau:
- Xét những quan hệ trong nếp sống, chúng ta sẽ tìm thấy những vẻ đẹp đức hạnh;
- Xét quan hệ trong văn chương nghệ thuật, chúng ta sẽ tìm thấy cái đẹp thẩm mỹ;
- Xét quan hệ giữa vẻ đẹp tự nhiên và sự thể hiện của nó trong nghệ thuật, chúng ta sẽ
thấy cá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHLLVH020.pdf