MỤC LỤC
MỤC LỤC. 1
MỞ ĐẦU. 1
1. Lí do chọn đề tài – Mục đích nghiên cứu. 1
2. Lịch sử vấn đề. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 8
4. Phương pháp nghiên cứu . 9
5. Đóng góp của luận văn . 10
6. Cấu trúc của luận văn . 11
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TỘC NGƯỜI STIÊNG. 13
1.1. Lịch sử tộc người Stiêng . 13
1.2. Hoạt động kinh tế . 16
1.3. Tổ chức xã hội truyền thống. 20
1.4. Đặc điểm văn hóa tộc người Stiêng . 24
1.5. Tình hình tư liệu văn học dân gian Stiêng . 32
Chương 2: THẦN THOẠI, TRUYỀN THUYẾT, TRUYỆN CỔ TÍCHSTIÊNG. 39
2.1. Thần thoại . 39
2.1.1. Đặc điểm nội dung. 39
2.1.2. Đặc điểm nghệ thuật . 46
2.2. Truyền thuyết . 48
2.2.1. Đặc điểm nội dung. 48
2.2.2. Đặc điểm nghệ thuật . 55
2.3. Truyện cổ tích . 60
2.3.1. Đặc điểm nội dung. 61
2.3.2. Đặc điểm nghệ thuật . 64
Chương 3: CA DAO-DÂN CA, SỬ THI STIÊNG . 703.1. Ca dao-dân ca. 70
3.1.1. Đặc điểm nội dung . 70
3.1.2. Đặc điểm nghệ thuật . 75
3.2. Sử thi . 82
3.2.1. Đặc điểm nội dung . 83
3.2.2. Đặc điểm nghệ thuật . 90
3.2.3. Giá trị văn hóa của sử thi Stiêng. 111
KẾT LUẬN. 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 126
138 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 813 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát văn học dân gian Stiêng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cùng nhau, ngày ngày chơi đùa cùng nhau (Truyền thuyết về
57
đá phụ tử).
Trong truyền thuyết Stiêng còn có nhóm nhân vật thần nhưng thần cũng
mang dáng dấp của con người, gần gũi với hiện thực cuộc sống. Đó là Thần
Jiang – vị tổ của người Stiêng kéo dây mây về làm nhà sàn (Truyền thuyết về
bưng Jiang, sông Măng), hình ảnh Thần Rlêm ngồi chơi dưới gốc cây nưa,
uống rượu với các già làng trong lễ phá bàu (Truyền thuyết về mộ đá Rlêm),
hai cha con ông tiên đi ngắm thác Đak G’lung (Truyền thuyết về bãi đá voi),
hai anh em ở trên trời xuống phơi tấm đắp (Truyền thuyết về trảng cỏ Bàu
Lạch)
Motif “đá thiêng/hóa đá” là motif chủ yếu trong truyền thuyết Stiêng.
Motif này có kết cấu như sau:
Nguồn gốc nhân vật → hoàn cảnh hóa đá → nhân vật hóa đá → đá thiêng
Có thể thấy điều này qua một số biểu hiện cụ thể:
- Hai cha con ông tiên ở trên trời xuống cưỡi voi đi ngắm thác Đak
G’lung → người con chết, người cha và mọi người cùng chôn cất → hóa đá
→ bãi đá voi rộng lớn, linh thiêng.
- Vị thần Rlêm tham gia lễ hội phá bàu→ dựa vào gốc cây tầm đan →
mắc bệnh ngứa và chết → hóa đá → những ngôi mộ đá rất linh thiêng, không
ai dám tới gần.
- Những người mồ côi nghèo khổ bị bắt bán đi xa → trốn chạy nhưng bị
bọn nhà giàu bắt lại, giết và quăng xác xuống dòng thác → một xác chết
vướng lại ở bờ thác → chiếc quan tài hóa đá → linh thiêng.
Đá là chất liệu đầu tiên gắn với cuộc sống trong buổi đầu sơ khai của
nhân loại. Có thể nói rằng, thời đại đồ đá trải dài nhất trong lịch sử loài người
(khoảng vài triệu đến tám vạn năm trước công nguyên). Từ khi sinh ra đến khi
chết đi, người nguyên thủy luôn gắn với các hang đá. Mọi hoạt động của con
người lúc bấy giờ đều gắn với đá: công cụ lao động sản xuất bằng đá, đá tạo
58
ra lửa.Thuyết vật linh tồn tại càng khẳng định sự gắn bó chặt chẽ giữa con
người và đá. Giữa đá và linh hồn con người có mối liên quan mật thiết. Đá
cũng như con người, cũng có sự sống, cũng có linh hồn. Đá còn có thể là nơi
trú ngụ cho linh hồn con người. Đá còn là đặc trưng cơ bản của núi (núi là nơi
thông linh giữa đất và trời) nên đá còn là phương tiện truyền đạt những mong
muốn của con người với các thế lực siêu nhiên khác. Xuất phát từ đặc điểm
của đá là cứng, vững chắc, nên người nguyên thủy đã phú cho đá những sức
mạnh không gì có thể sánh bằng. Hơn nữa, người Stiêng không thể giải thích
được một số hiện tượng tự nhiên xảy ra trong cuộc sống nên họ đã dùng chính
những kết quả trong quá trình quan sát, trải nghiệm cuộc sống xung quanh để
lí giải vấn đề. Những quan niệm, những cách lí giải này được người Stiêng
huyền thoại hóa thành các câu chuyện mà motif “đá thiêng/hóa đá” đóng vai
trò chủ yếu.
Nhắc đến đá là nhắc đến sức mạnh, sự vững bền vĩnh cửu. Trong các
truyền thuyết anh hùng của người Việt thường có motif: sau khi lập xong
công trạng, người anh hùng bay về trời. Thế nhưng, trong truyền thuyết của
người Stiêng không có điều này. Phần lớn, trong các truyền thuyết của người
Stiêng, các nhân vật đều hóa đá. Các nhân vật không bay về trời mà hóa đá,
sống mãi trong vùng đất, trong tâm thức của người Stiêng. Nhân vật dù hóa
đá nhưng vẫn sống cùng họ, gần gũi với họ. Con người được sinh ra từ tự
nhiên. Khi hóa đá, tức là họ đã trở về với tự nhiên. Đó là một biểu hiện của
quan niệm “vạn vật nhất thể” của người Stiêng. Trong tâm thức của người
Stiêng, thần linh có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của họ. Thần
linh có thể nghe, biết, thấy những điều họ làm, họ nghĩNhững tảng đá kia
cũng có linh hồn, cũng có mối tương thông với con người. Hình thù những
con voi, con cá heo trong Truyền thuyết về bãi đá voi càng khẳng định hơn
nữa quan niệm “vạn vật hữu linh” của người Stiêng.
59
Tục thờ đá phổ biến ở nhiều nền văn hóa cổ. Ở đây có sự hòa trộn Totem
vũ trụ luận của người xưa. Người Stiêng giải thích tục thờ Thần Đá của đồng
bào mình như sau: Khi xuống suối lấy nước, vì ngồi trên tảng đá mà cô gái
Stiêng ngã bệnh. Thầy cúng cho biết nguyên nhân cô gái bị bệnh là do Thần
Đá trừng phạt. Gia đình cô gái phải làm lễ cúng Thần Đá. Sau chín ngày chín
đêm, cô gái tỉnh lại và từ đó, người Stiêng có tục cúng Thần Đá (Truyền
thuyết về tục cúng Thần Đá). Trong truyện này ta thấy một móc xích liên
kết: Đá – Nước – Phụ nữ. Ba thuộc tính này đều là thuộc tính âm và đồng
nhất với nhau. Chúng đều liên quan đến việc thờ Thần Đá. Đây là cách giải
thích thống nhất và logic trong tư duy của người Stiêng.
Cũng như một số dân tộc ít người khác khi quan niệm về đá, người
Stiêng cũng phú cho đá những sức mạnh vô biên. Đá có linh hồn, có sức
mạnh vạn năng, có khả năng che chở, bảo vệ cho con người. Chi tiết khi mọi
người đi chôn Điểu Tế về, họ dùng đá, gậy gộc xua đuổi linh hồn của ông ta
thể hiện quan niệm của người Stiêng về vai trò, sức mạnh của đá. Theo quan
niệm của người Stiêng, đá có khả năng trừ ma quỷ, ngăn không cho linh hồn
người chết về làm hại họ.
Bóc sâu motif “đá thiêng/hóa đá”, chúng ta còn thấy được nhiều lớp ý
nghĩa văn hóa khác. Đó là tín ngưỡng, tâm thức về đá, là mối quan hệ tổng
hòa giữa tín ngưỡng, tâm thức về đá với các tín ngưỡng khác trong đời sống
tinh thần của người Stiêng.
Tín ngưỡng về đá và tín ngưỡng phồn thực: lễ vật không thể thiếu trong
nghi lễ đám cưới của người Stiêng là chăng hung8 vấn đá (trong sử thi
Stiêng). Một số người già Stiêng cho biết, đá vấn trong váy là lễ vật rất quan
trọng trong nghi lễ đám cưới. Món đồ này có ý nghĩa: ước muốn về sự sinh
8 Chăng hung là cái váy của phụ nữ Stiêng
60
sôi, nảy nở, về những đứa con khỏe mạnh. Người Stiêng tin rằng sự kết hợp
giữa đá và một đồ dùng của người phụ nữ sẽ tạo ra một sức mạnh cộng
hưởng, có thể đem lại hiệu quả, tạo ra sự sinh sôi, nảy nở. Bản chất sự sống ở
trong đá sẽ tiếp thêm sinh lực cho những biểu tượng về sự sinh sản, để đáp
ứng nguyện vọng của con người về sự sinh sôi của cây cối, vật nuôi và cả con
người.
Tín ngưỡng về đá và nghi lễ nông nghiệp: như đã nêu, đá là đặc trưng
của núi, mà núi lại là nơi thông linh giữa trời và đất. Đá là nơi con người có
thể gửi gắm những mong muốn của mình đến các lực lượng siêu nhiên, cầu
cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cha trời-mẹ đất hòa thuận với
nhau để muôn vật sinh sôi nảy nở. Điều này giải thích vì sao trong lễ mừng
lúa mới, người Stiêng thường có tục cúng Thần Đá.
Như vậy, motif “đá thiêng/hóa đá” trong truyền thuyết Stiêng ngoài ý
nghĩa khẳng định nhu cầu định danh vùng đất, gắn liền tâm thức tín ngưỡng
dân gian, tự hào về vùng “đất thiêng” của người Stiêng trong quá trình xác lập
địa vực cư trú còn là mối quan hệ tổng hòa các tín ngưỡng dân gian khác của
người Stiêng.
2.3. Truyện cổ tích
Một đặc điểm khá phổ biến trong truyện cổ tích của các dân tộc ít người
là thường sử dụng những motif có tính chất khuôn mẫu đã định hình trong
ngôn ngữ sáng tác của các nghệ nhân: motif mẹo lừa, motif dũng sĩ diệt yêu
quái cứu người đẹp, motif sinh đẻ thần kỳ, motif người mang lốt vậtPhải
chăng “sự lặp lại của một motif trong kho tàng truyện kể các dân tộc khác
nhau có thể là kết quả của giao lưu văn hóa song cũng có thể bằng con đường
tự sinh thành (nội sinh) do những điều kiện xã hội lịch sử tương đồng”? [94].
Tính dân tộc trong truyện cổ tích của các dân tộc ít người thể hiện ở sự khác
nhau về tình tiết, chi tiết cấu tạo trong cùng những loại truyện giống nhau.
61
Truyện cổ tích của tộc người Stiêng khá phong phú và đa dạng. Về số
lượng, đây là thể loại chiếm ưu thế nhất trong văn học dân gian Stiêng với số
lượng bản kể mà chúng tôi tiếp cận được là 71. Dựa vào quan điểm phân loại
truyện cổ tích của nhóm tác giả Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên và Võ
Quang Nhơn (trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam (2002), Nxb Giáo
dục, HN) chúng tôi chia truyện cổ tích Stiêng thành 03 tiểu loại chính: truyện
cổ tích loài vật, truyện cổ tích thần kỳ và truyện cổ tích sinh hoạt.
2.3.1. Đặc điểm nội dung
Truyện cổ tích loài vật gồm 30 truyện. Nội dung của các truyện này
nhằm phản ánh sự nhận thức hồn nhiên, ngây thơ của cộng đồng Stiêng xưa
về thói quen, đặc tính sinh học của loài vật. Người Stiêng cho rằng, vì trăn
hay phá phách, hay ăn thịt các con vật khác nên bị ông chủ lấy chăn trùm lại
và đốt khiến cho trăn có những đốm vằn (Sự tích con trăn). Mèo thích ở lại
với người vì trong một lần đi kiếm ăn xa, mèo ăn vụng miếng cơm cháy của
người và từ đó, mèo không trở về rừng nữa (Mèo ở với người). Theo người
Stiêng, chó con sinh ra một thời gian sau mới mở mắt vì loài chó đã phạm lỗi
với nhà vua. Chuyện kể rằng, “đêm đêm, nhà vua rời cung để đi tình tự với
một thiếu nữ đẹp trong làng. Vì đi lén lút nên nhà vua dặn dò gà, chó vịt phải
kêu lên khi trời gần sáng để nhà vua về kịp trước khi mọi người thức dậy. Khi
gà gáy ba hồi, biết là trời gần sáng nên nhà vua ra về. Nhà vua rất hài lòng
với loài gà. Đến phiên chó trực, nửa đêm nó sủa lung tung, khiến nhà vua giật
mình và ra về khi trời còn tối. Về đến cung, vì quá tức giận loài chó nên nhà
vua mắng chúng: Cái giống mày sau này đẻ ra rồi con mày một thời gian sau
mới mở mắt được” (Vì sao chó con sinh ra thời gian sau mới mở mắt?).
Chúng tôi nghi ngờ về độ tin cậy của bản kể Vì sao chó con sinh ra thời
gian sau mới mở mắt? Bản kể này có phải của người Stiêng hay không? Vì
62
qua nhiều truyện kể cho thấy người Stiêng không có vua, chỉ có già làng. Vấn
đề này chúng tôi chưa có dịp tìm hiểu kĩ lưỡng.
Trong tiểu loại truyện cổ tích về loài vật, đáng chú ý là nhóm truyện về
hai nhân vật tinh khôn thỏ và rùa. Số lượng bản kể về hai nhân vật này khá
nhiều (17/30 bản kể). Các tác giả dân gian Stiêng ngợi ca sự thông minh,
nhanh nhẹn, láu lỉnh của con thỏ nhỏ bé trước con cọp to xác, hung tợn nhưng
ngu dốt, mau quên và sự khôn ngoan của con rùa chậm chạp trước con khỉ to
khỏe, nhanh nhẹn nhưng ngu ngốc, có nhiều tật xấu. Thỏ còn là nhân vật quan
tòa, đại diện cho công lý khi đứng ra xét xử cho con người (Thầy thỏ xử
kiện).
Truyện cổ tích về loài vật của người Stiêng có nhiều nét gần gũi với
truyện cố tích về loài vật của người Kinh và một số dân tộc khác ở vùng Đông
Nam Á. Cụ thể là truyện Ốc và thỏ. Bên cạnh việc ca ngợi trí thông minh của
loài ốc, câu chuyện còn là những bài học quý, bài học về thái độ cư xử đối với
cộng đồng. Chi tiết “đám ốc cùng nhau cắn vào lưỡi thỏ làm thỏ đau đớn”
như một sự trừng trị thích đáng cho lối hống hách, tự cao, tự đại của thỏ. Thỏ
không tôn trọng cộng đồng, vi phạm một số quy tắc ứng xử nên bị trừng trị
thích đáng. Con rùa, con ốc chính là một cách xây dựng khiêm tốn về hình
ảnh của con người Stiêng: đôn hậu, hiền lành, thông minh và biết cách cư xử.
Có thể nói rằng, sự xuất hiện dày đặc nhân vật thỏ trong truyện cổ tích
của các dân tộc ít người thể hiện sự tương đồng văn hóa giữa các tộc người.
Ở nhóm truyện Rùa và khỉ (06 bản kể), Phan Xuân Viện cho rằng: “Rùa
và khỉ của tộc người Stiêng được xem là những dị bản rất gần gũi với loạt
truyện cùng tên (Rùa và khỉ) của tộc người Ê Đê sinh sống chủ yếu ở hai tỉnh
Đắc Lắc và Đắc Nông giáp ranh với tỉnh Bình Phước-Sông Bé ở phía bắc.
Qua hiện tượng tương đồng này, có thể phác họa ra con đường giao lưu tiếp
63
biến văn hóa giữa tộc người Ê Đê và tộc người Stiêng trong quá khứ gần”
[88].
Truyện cổ tích thần kỳ có 24 bản kể gồm đủ các kiểu truyện. Trong phần
này, chúng tôi tập trung khảo sát kiểu truyện về nhân vật chàng trai khỏe-
dũng sĩ. Vì chúng tôi cho rằng, kiểu truyện này gắn với nghi lễ trưởng thành
của người Stiêng.
Kiểu truyện về nhân vật chàng trai khỏe-dũng sĩ là một kiểu truyện xuất
hiện khá phổ biến, chiếm một vị trí nổi bật trong kho tàng truyện dân gian các
dân tộc ít người. Theo chúng tôi được biết, số lượng bản kể thuộc kiểu truyện
về nhân vật chàng trai khỏe-dũng sĩ của người Stiêng khá phong phú, nhưng
hiện nay vẫn chưa được sưu tầm nhiều. Có ba bản kể mà chúng tôi tiếp cận
được cho đến thời điểm hiện nay, đó là Ba chàng trai khỏe, Năm chàng trai
khỏe, Cậu bé Đá.
Theo các nhà nghiên cứu, cơ sở nảy sinh các loại truyện như truyện về
các chàng trai khỏe-dũng sĩ, truyện các chàng trai kì tài, truyện các chàng
dũng sĩ diệt đại bàng, yêu tinh cứu người đẹplà do môi trường sống, do yêu
cầu sinh hoạt xã hội, công cuộc đấu tranh thiên nhiên đặt ra một cách cấp
bách và thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày của các dân tộc anh em.
Truyện Cẩu Khây của người Tày, Bảy chàng trai khỏe của người Chăm, Anh
em chàng Prông pha của người Êđê gặp nhau ở chỗ cùng phản ánh công
cuộc đấu tranh thiên nhiên, gay go, gian khổ và đầy thắng lợi của nhân dân
các dân tộc. Chúng tôi cho rằng, kiểu truyện về nhân vật chàng trai khỏe-dũng
sĩ không đơn thuần là sự phản ánh công cuộc đấu tranh thiên nhiên rộng lớn
của các dân tộc, phản ánh những chiến công và kỳ tích của người anh hùng.
Kiểu truyện này có cội nguồn sâu xa trong nghi lễ dân gian, đặc biệt là nghi lễ
trưởng thành và các tín ngưỡng khác của người Stiêng.
64
Khi tìm hiểu kiểu truyện về nhân vật chàng trai khỏe-dũng sĩ trong
truyện cổ của một số dân tộc khu vực Trường Sơn-Tây Nguyên, nhiều nhà
nghiên cứu cho rằng “truyện cổ tích về các dũng sĩ phản ánh giai đoạn dân
chủ quân sự, giai đoạn tranh chấp giữa các tộc người và giữa các địa phương
để hình thành những nhà nước sơ khai, một giai đoạn mà xã hội Trường Sơn-
Tây Nguyên trải qua vào những thế kỉ cách đây chưa xa lắm” [94]. Theo
chúng tôi, kết luận trên chưa thật chính xác và đầy đủ vì hai lí do: Thứ nhất,
nếu xét về mặt lịch sử, vùng đất Tây Nguyên-Trường Sơn không có dấu tích
của việc hình thành nhà nước sơ khai. Trong kho tàng truyện kể dân gian Tây
Nguyên-Trường Sơn, mật độ xuất hiện của kiểu truyện về nhân vật chàng trai
khỏe-dũng sĩ rất lớn trong khi ở dân tộc Việt, kiểu truyện này rất ít. Thứ hai,
nếu nhìn văn học dân gian dưới góc độ văn hóa, thì kết luận càng không đầy
đủ. Văn học dân gian là một thành tố trong chỉnh thể văn hóa dân gian, bản
thân nó mang tính nguyên hợp. Văn học dân gian bao chứa trong nó khoa học,
nghi lễ, phong tục, tập quán
Như vậy, nhìn văn học dân gian dưới góc độ văn hóa, chúng tôi cho
rằng, truyện cổ tích về nhân vật chàng trai khỏe-dũng sĩ trong truyện kể dân
gian các dân tộc ít người Tây Nguyên nói chung, dân tộc Stiêng nói riêng có
cội nguồn sâu xa từ nghi lễ trưởng thành. Phải chăng, quan niệm dũng sĩ ở
đây không hẳn đã cùng một nội hàm như khái niệm của người Việt. “Dũng sĩ”
theo cách hiểu của người Stiêng đó là những chàng trai đã đến tuổi trưởng
thành, có khả năng săn bắn, đủ sức đương đầu với những khó khăn, thử thách,
có sức mạnh và lòng dũng cảm để bảo vệ gia đình, cộng đồng. Trong sử thi
Stiêng, chúng tôi cũng bắt gặp một số chi tiết liên quan đến nghi lễ trưởng
thành. Điều này chúng tôi sẽ làm rõ ở phần sau.
2.3.2. Đặc điểm nghệ thuật
65
Trong cấu tạo cốt truyện ở tiểu loại truyện cổ tích loài vật, chúng tôi thấy
có một số đặc điểm sau:
Ở nội dung giải thích nguồn gốc, thói quen, đặc tính sinh học của các
loài vật: cốt truyện đơn, ít chi tiết, ít sự kiện; chủ yếu là lời kể. Chỉ một vài
chi tiết như mèo ăn vụng cơm cháy của người, thấy ngon quá nên ở lại với
người, không về rừng nữa (Mèo ở với người); vì hay phá phách, hay ăn thịt
các con vật khác nên trăn bị ông chủ lấy chăn trùm lại và đốt khiến cho trăn
có những đốm vằn (Sự tích con trăn).
Ở nội dung ca ngợi sự thông minh, khôn ngoan của hai nhân vật thỏ và
rùa, cốt truyện đơn nhưng xâu chuỗi nhiều chi tiết với nhiều motif lặp đi lặp
lại nhằm ca ngợi sự thông minh của thỏ, rùa trong nhiều sự kiện khác nhau.
Các motif quen thuộc trong tiểu loại truyện cổ tích loài vật này là motif mẹo
lừa, motif bắt chước không thành công (Cọp, thỏ và rùa, Cọp, rái cá, gà và
thỏ đổi công, Thỏ và cọp 1,2,3, Thỏ và tôm, Rùa và khỉ 1,2,3,4,5,6).
Đó cũng là những motif quen thuộc trong truyện kể dân gian người Kinh
nói chung và truyện kể dân gian của các dân tộc ít người nói riêng.
Một đặc điểm chung trong kết cấu cốt truyện của tiểu loại truyện cổ tích
loài vật của dân tộc Stiêng đó là xu hướng “làm hòa” giữa các con vật. Kết
thúc truyện, các con vật làm bạn với nhau, chung sống hòa bình với nhau.
“Chó và mèo cùng chuyển một đồ vật quý giá cho chủ. Chó làm rơi mất
vật quý nhưng lại đổ lỗi cho mèo khiến mèo bị chủ đánh. Mèo kể lại sự thật
cho chủ nghe nên chủ đánh chó, cấm chó tới gần mèo. Chủ phân công cho
chó coi nhà nên phải nằm bên ngoài, còn mèo thì được ở trong nhà. Từ đó,
chó và mèo luôn ghen ghét, đố kỵ nhau” (Mèo và chó). Thế nhưng, cũng có
lúc hai con vật này rất hòa thuận với nhau, cùng nhau trông nhà cho chủ, cùng
nhau xách nước, sống hòa thuận, vui vẻ với nhau (Con mèo và con chó). Hay
trong truyện Rùa và cọp, dù bị rùa lừa nhảy qua sông trước và vô cùng sợ hãi
66
nhưng khi nghe rùa giải thích “mẹo lừa” của mình, cọp vui vẻ chấp nhận thua
cuộc và từ đó, hai con vật kết bạn với nhau (Rùa và cọp). Mặc dù bị rùa lừa
nhiều lần, khỉ rất căm ghét rùa, nhưng khi hiểu ra mọi việc, khỉ tha thứ cho
rùa và chúng lại vui vẻ với nhau (Rùa và khỉ 3).
Như chúng tôi đã đề cập, kiểu truyện về nhân vật chàng trai khỏe-dũng sĩ
của người Stiêng có cội rễ sâu xa từ nghi lễ trưởng thành của họ. Nghi lễ
trưởng thành là một nghi lễ quan trọng trong các nghi lễ vòng đời. Nghi lễ
trưởng thành (hay còn gọi là lễ thành đinh) thường được tiến hành khi con
người trưởng thành về mặt giới tính. Nếu như các nghi lễ thời kì phôi thai, sơ
sinh, lên lão và tiễn đưa thường có tính chất gia đình, thì nghi lễ trưởng thành
lại gắn với cộng đồng, mang tính cộng đồng cao. Nghi lễ này có một ý nghĩa
đặc biệt, có nhiều hình thức đa dạng phong phú tuỳ theo mỗi dân tộc, mỗi
vùng có cách thức tiến hành với thời điểm và địa điểm khác nhau. Song nhìn
chung là chúng có tính trang nghiêm và thử thách. Nghi lễ này hiện nay đã
mai một nhiều. Nghi lễ trưởng thành của người Stiêng có nhiều nét tương
đồng với nghi lễ trưởng thành của nhiều dân tộc Tây Nguyên.
Theo một số già làng người Stiêng, đến ngày lễ trưởng thành, các chàng
trai, cô gái Stiêng đi ra suối tắm rửa sạch sẽ như một cách “lột xác” để bước
vào nghi lễ. Việc ra suối tắm rửa sạch sẽ trước khi diễn ra nghi lễ là một cách
để chứng minh trước thần linh về sự tinh khiết, trong sạch của mình. Đồng
thời, đó còn là cách để cho mọi người biết được rằng, chàng trai đã được
Thần Nước ban cho sức mạnh. Cũng như nhiều dân tộc ít người ở vùng Tây
Nguyên, dân tộc Stiêng cũng có phong tục “cà răng căng tai” trong nghi lễ
trưởng thành. Con trai, con gái đến tuổi 15-16 dùng đá (để mài) hoặc dùng
dao (để cắt) làm cho răng cụt đi. Đến ngày lễ, các chàng trai, cô gái đều phải
đi ra suối tắm, rửa sạch răng, vận y phục đẹp và trở về làng để cà răng. Tục cà
răng liên quan sâu xa đến tục thành đinh, đó cũng là nghi lễ hành xác chịu đau
67
đớn và thử thách rất lớn. Việc cà răng, căng tai là cách đánh dấu thời kỳ
trưởng thành của các chàng trai, cô gái. Sau đó, các chàng trai sẽ vào rừng đi
săn thú dữ. Đó chính là mốc trưởng thành của các chàng trai Stiêng.
Có thể tóm tắt các bước trong việc thực hiện nghi lễ trưởng thành của
người Stiêng theo trình tự sau:
Ra suối tắm rửa → cà răng căng tai → săn bắt thú dữ → kết hôn
Theo dõi kết cấu cốt truyện trong truyện kể về nhân vật chàng trai khỏe-
dũng sĩ thấy có nhiều điểm tương đồng với tiến trình tổ chức nghi lễ trưởng
thành:
Kết cấu truyện “Năm chàng trai khỏe” theo trình tự sau:
+ hai anh em gầy gò, ốm yếu đến nỗi không đi được
+ hai anh em ra suối tắm
+ hai anh em ăn hết bảy, tám đống ói của trăn, trở nên khỏe mạnh
+ người cha và gì ghẻ rắp tâm hãm hại hai anh em, hai anh em được
nhím cứu sống
+ hai anh ra đi kiếm sống
+ hai anh em bị thần ma hãm hại
+ hai anh em chiến thắng thần ma
+ người em gặp người kéo dây mây, người gánh gà, người thở mạnh và
người phá núi. Năm chàng trai khỏe chu du thiên hạ.
+ năm chàng trai khỏe chiến đấu với vợ chồng thần ma
+ năm chàng trai khỏe chiến thắng và cùng nhau đi khắp mọi nơi, chinh
phục muôn loài và khám phá sức mạnh bản thân.
Kết cấu truyện “Cậu bé Đá” theo trình tự sau:
+ người mẹ ra suối tắm bắt gặp đứa bé trong khe đá
+ rồng lửa xuất hiện, hãm hại dân làng
+ cậu bé vụt lớn nhanh, khôi ngô tuấn tú, sức khỏe phi thường
68
+ cậu bé đánh nhau với rồng lửa
+ chiến thắng rồng lửa, cưỡi rồng bay đi
Kết cấu truyện “Ba chàng trai khỏe” theo trình tự sau:
+ người con thứ bảy trừng trị tên địa chủ độc ác
+ ra suối tắm và ngồi nghỉ dưới gốc đa
+ đi chu du thiên hạ
+ gặp người nhổ cao su, người hút thuốc lào
+ chiến đấu với yêu tinh, cứu công chúa
+ người con thứ bảy bị người nhổ cao su và người hút thuốc lào hãm
hại, tranh công
+ người con thứ bảy được đại bàng cứu sống và được đền ơn
+ cưới công chúa và lên ngôi vua
Có thể tóm tắt kết cấu của ba truyện cổ tích thần kì trên như sau;
Ra suối tắm → trải qua thử thách → chiến thắng kẻ thù → đi khắp
mọi nơi/kết hôn
Như vậy, có thể thấy, kết cấu cốt truyện và trình tự các bước trong việc
thực hiện nghi lễ trưởng thành của người Stiêng có nhiều điểm chung. Ở đây,
cần nói thêm về tục cà răng, căng tai. Tục cà răng, căng tai là nghi lễ hành xác
chịu đau đớn và thử thách nhiều nhất trong nghi lễ trưởng thành. Phải chăng,
chính sự đau đớn mà những kẻ thụ lễ phải chịu đựng trong nghi lễ trưởng
thành đã được dân gian hình tượng hóa thành những thế lực thù địch (vợ
chồng thần ma, yêu tinh, rồng lửa). Trưởng thành đồng nghĩa với việc phải
trải qua thử thách. Hình thức sơ khai ban đầu của thử thách là việc đi săn các
con thú dữ. Sau đó, do yêu cầu của cuộc sống, chàng trai phải trải qua nhiều
thử thách hơn. Những thử thách này được trí tưởng tượng dân gian thêu dệt
thành những cuộc chiến đấu gay go, quyết liệt giữa các chàng dũng sĩ và các
69
thế lực hung ác (cuộc chiến đấu giữa năm chàng trai khỏe và vợ chồng thần
ma, giữa ba chàng trai khỏe và yêu tinh, giữa cậu bé Đá và rồng lửa).
Kết thúc tác phẩm là hình ảnh năm chàng trai khỏe tiếp tục lên đường, đi
khắp mọi nơi để khám phá sức mạnh của bản thân và bảo vệ cộng đồng,
người em út kết hôn với công chúa, cậu bé Đá cưỡi rồng lửa bay về trờiĐây
chính là mức đánh dấu sự trưởng thành của các chàng trai Stiêng.
Như vậy, xét một cách tổng thể, kiểu truyện về nhân vật chàng trai khỏe-
dũng sĩ của người Stiêng có cội nguồn sâu xa trong nghi lễ dân gian, tiêu biểu
là trong nghi lễ trưởng thành của họ.
Ngoài nghi lễ trưởng thành, những dấu vết lịch sử-xã hội khác cũng
được biểu hiện cụ thể qua kiểu truyện này. Tiêu biểu là bản kể Cậu bé Đá.
Cậu bé Đá có cùng type truyện với truyện Thánh Gióng của người Kinh. Qua
bản kể này có thể thấy được dấu vết tín ngưỡng về đá của người Stiêng.
Tóm lại, truyện cổ tích Stiêng vừa phong phú về số lượng, vừa đa dạng
về thể loại. Truyện cổ tích Stiêng vừa mang những nét chung với truyện cổ
tích của các dân tộc ít người khác, vừa mang những nét riêng độc đáo của dân
tộc mình. Truyện cổ tích Stiêng có mối quan hệ gần gũi với truyện cổ tích của
một số dân tộc như Kinh, Êđê, Mnông qua một số truyện tiêu biểu.
70
Chương 3
CA DAO-DÂN CA, SỬ THI STIÊNG
Ở chương này, chúng tôi đi vào tìm hiểu đặc điểm hai thể loại: ca dao-
dân ca và sử thi Stiêng, đặc biệt là thể loại sử thi nhằm giúp người đọc có cái
nhìn cụ thể hơn về diện mạo văn học dân gian Stiêng.
3.1. Ca dao-dân ca
3.1.1. Đặc điểm nội dung
Ca dao-dân ca Stiêng có nội dung khá phong phú. Khảo sát 25 bài ca
dao-dân ca Stiêng chúng tôi thấy có 02 bài đồng dao (Chim xanh dẫn đường,
Thả diều); 05 bài hát ru con với những tình cảm yêu thương, lo lắng mà mẹ
dành cho con (Ru con (1), Ru con (2), Ru con (3), Ru con (4), Ru con (5));
04 bài hát về tình yêu quê hương (Ngày vui, Hoa lan rừng, Thành Tiang, Ca
ngợi quê hương); 11 bài hát về tình yêu nam nữ với những cung bậc yêu
thương, hờn giận(Về quê lạ, Yêu thật tình, Người tình sang ngang, Tìm
hiểu người yêu, Chàng ơi đừng nói nữa, Tìm bạn gái, Cuộc tình chia tay,
Nghe tiếng chim cu, Hát ghẹo, Cô gái xinh đẹp, Chàng đẹp trai); 03 bài hát
về những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống (Con hoang, Người ta cười,
Bỏ quê hương).
Trong phần này, chúng tôi tập trung khảo sát nội dung 11 bài ca dao-dân
ca Stiêng về đề tài tình yêu nam nữ. Có thể nói rằng, nổi bật trong ca dao-dân
ca Stiêng là đề tài về tình yêu nam nữ. Tình yêu nam nữ với những cung bậc
yêu thương, hờn giận, trách mócđược các tác giả dân gian Stiêng thể hiện
một cách sinh động, cụ thể.
Bước đầu gặp gỡ làm quen, chàng trai Stiêng ướm hỏi:
“Hãy kể lại chuyện xa xưa
71
Tìm xem rễ má dây mơ họ hàng
Tìm hiểu phum sóc bản làng
Tìm xem phong tục người dân tộc nào
Tụi mình có thể yêu nhau
Một giàn dây bí dây bầu cùng leo”
(Tìm hiểu người yêu)
Chàng trai tìm hiểu kĩ càng như vậy là do phong tục nghiêm ngặt của
người Stiêng. Bởi tro
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_05_07_6494065800_4685_1872274.pdf