Khó khăn tâm lý “thấy không cần thiết có kỹnăng” thểhiện thái độ, sự đánh giá
của sinh viên năm thứnhất trường ĐHSP TPHCM vềtầmquan trọng, vai trò của kỹnăng
đối với hoạt động học tập. Kết quảkhảo sát cho thấy, phần lớn sinh viên đều có thái độ, sự
đánh giá tương đối tích cực vềvai trò của các nhóm kỹnăng đối với việc học tập, thểhiện
qua tỉlệsinh viên lựa chọn khó khăn tâm lý này tương đối thấp. Tuy nhiên cần lưu ý còn
tồn tại một bộphận sinh viên cho rằng các kỹnăng như: nghe giảng vàghi chép, kiểm tra
đánh giá và nghiên cứu khoa học là không cần thiết. Có thểlý giải hiện tượng này là do sự
thay đổi khá lớn vềmôi trường học ởphổthông và đại học.
107 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12922 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TPHCM được khảo sát trong bảng
anket đều diễn ra, dù ở các mức độ khác nhau (mean > 0).
Căn cứ vào điểm trung bình mức độ xảy ra của các khó khăn tâm lý thì có 5 khó khăn
tâm lý mà sinh viên năm thứ nhất trường ĐHSP TPHCM gap phải ở mức độ tương đối
thường xuyên là:
- Chán nản khi gặp những môn học khó (mean = 2.17)
- Tâm lý e ngại, sợ mắc sai lầm trong học tập (mean = 2.16)
- Lo lắng quá mức về việc học (mean = 2.13)
- Chưa thích ứng với phương thức tổ chức học tập ở đại học (mean = 2.09)
- Mơ hồ, thiếu hiểu biết về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của các bộ môn trong
chương trình học (mean = 1.92)
Như vậy, xét về các khó khăn tâm lý mà sinh viên gặp phải ở mức độ tương đối
thường xuyên với điểm trung bình khá cao, ngoại trừ khó khăn tâm lý “Mơ hồ, thiếu hiểu
biết về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của các bộ môn trong chương trình học” là thuộc nhóm
khó khăn tâm lý biểu hiện ở mặt nhận thức, các khó khăn tâm lý còn lại đều thuộc nhóm
khó khăn tâm lý biểu hiện ở mặt thái độ, xúc cảm. Điều này cũng phù hợp với kết quả khi
khảo sát mức độ xảy ra của các khó khăn tâm lý theo từng nhóm.
- Khó khăn tâm lý biểu hiện ở mặt nhận thức : mean = 1.72.
- Khó khăn tâm lý biểu hiện ở mặt thái độ: mean = 1.84.
Việc sinh viên năm thứ nhất trường ĐHSP TPHCM có khó khăn tâm lý về mặt thái
độ nhiều hơn, thường xuyên hơn hoàn toàn có thể lý giải. Bởi sinh viên năm thứ nhất hầu
hết là học sinh vừa rời ghế nhà trường phổ thông để bước vào giảng đường đại học. Họ phải
đối mặt với rất nhiều sự khác biệt cần phải thích ứng, và những điều kiện không thuận lợi
đối với hoạt động học tập cần phải nỗ lực khắc phục. Chính thực tế này đã tạo cho sinh viên
năm thứ nhất nhiều khó khăn tâm lý về mặt thái độ, xúc cảm như: chán nản, lo lắng quá
mức, sợ mắc sai lầm,…cũng là điều dễ hiểu.
Qua kết quả trên, có thể kết luận, những sinh viên năm thứ nhất trường ĐHSP
TPHCM thuộc mẫu nghiên cứu có tồn tại những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập.
Các khó khăn tâm lý này được biểu hiện ở cả hai mặt: nhận thức và thái độ, trong đó cần
quan tâm đến các khó khăn tâm lý biểu hiện ở mặt thái độ vì chúng xảy ra với mức độ tương
đối thường xuyên hơn.
Bảng 3.2: So sánh thực trạng mức độ các nhóm khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập
của sinh viên năm thứ nhất trường ĐHSP TPHCM theo các tiêu chí.
Kiểm nghiệm Nhóm khó
khăn tâm lý Tiêu chí so sánh MEAN SD T P
Nam 1.65 0.67
Giới tính
Nữ 1.74 0.64 1.171 0.242
Nội trú
KTX
1.83 0.63
Nơi sống
Ngoại trú 1.69 0.65
1.605 0.109
Tỉnh 1.74 0.64 Vùng
miền TPHCM 1.64 0.70 1.167 0.244
Tự nhiên 1.73 0.61
Xã hội 1.62 0.53
Đặc thù 1.86 0.60
Khó khăn tâm
lý biểu hiện ở
mặt nhận thức
Khối học
Ngoại ngữ 1.66 0.80
Kiểm
nghiệm
ANOVA
F =
2.175
0.091
Nam 1.77 0.61
Giới tính
Nữ 1.86 0.86 1.134 0.258
Nội trú
KTX
1.86 0.63
Nơi sống
Ngoại trú 1.83 0.67
0.309 0.758
Tỉnh 1.86 0.67 Vùng
miền TPHCM 1.74 0.62 1.408 0.160
Tự nhiên 1.93 0.64
Xã hội 1.87 0.54
Đặc thù 1.85 0.64
Khó khăn tâm
lý biểu hiện ở
mặt thái độ.
Khối học
Ngoại ngữ 1.69 0.78
Kiểm
nghiệm
ANOVA
F =
2.300
0.077
Chú thích: - Kiểm nghiệm F để so sánh trung bình mức độ khó khăn tâm lý của biến số
khối học.
- Kiểm nghiệm T để so sánh trung bình mức độ khó khăn tâm lý của biến số
giới tính, nơi sống, quê quán.
- P: xác suat ý nghĩa của kiểm nghiệm. Với mức xác suất sai lầm = 0.05, nếu P
có sự khác biệt ý nghĩa.
Kết quả so sánh điểm trung bình mức độ của các nhóm khó khăn tâm lý trong hoạt
động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường ĐHSP TPHCM theo các tiêu chí cho thấy:
Ở cả hai nhóm khó khăn tâm lý không thấy có sự khác biệt ý nghĩa khi thực hiện các
kiểm nghiệm điểm trung bình theo các tiêu chí. Điều đó có nghĩa là các yếu tố giới tính,
vùng miền, nơi sống và khối học về cơ bản không phải là yếu tố ảnh hưởng đến mức độ khó
khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường ĐHSP TPHCM.
Tuy nhiên, khi xét theo từng khó khăn tâm lý cụ thể thì lại có sự khác biệt ý nghĩa
giữa các trung bình mức độ khó khăn tâm lý theo tiêu chí khối học.
Bảng 3.3: So sánh thực trạng các khó khăn tâm lý cụ thể biểu hiện ở mặt nhận thức và thái
độ trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường ĐHSP TPHCM
theo các tiêu chí.
Kiểm nghiệm
ANOVA Câu Khó khăn tâm lý Tiêu chí so sánh MEAN SD
F P
Tự nhiên 1.97 1.06
Xã hội 1.76 0.99
Đặc thù 2.28 1.00 5
Mơ hồ, thiếu hiểu
biết về vị trí, vai trò,
tầm quan trọng của
các bộ môn trong
chương trình học.
Khối
học
Ngoại ngữ 1.68 1.03
5.956 0.001
Tự nhiên 2.18 1.12
Xã hội 2.30 0.76
Đặc thù 2.29 0.94 7
Chưa thích ứng với
phương thức tổ chức
học tập ở đại học.
Khối
học
Ngoại ngữ 1.62 1.07
9.544 0.000
Chú thích: - Kiểm nghiệm F để so sánh trung bình mức độ khó khăn tâm ly của biến số
khối học.
- P: xác suất ý nghĩa của kiểm nghiệm. Với mức xác suất sai lầm = 0.05, nếu
P có sự khác biệt ý nghĩa.
Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa giữa các trung bình khi so sánh
theo tiêu chí khối học ở một số khó khăn tâm lý cụ the như:
- Mơ hồ, thiếu hiểu biết về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của các bộ môn trong
chương trình học
- Chưa thích ứng với phương thức tổ chức học tập ở đại học.
Nhìn vào điểm trung bình (mean) mức độ của các khó khăn tâm lý nêu trên thì sinh
viên năm nhất thuộc khối ngoại ngữ điểm có trung bình thấp nhất, và kết quả khi kiểm
nghiệm sâu Anova cũng cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa giữa nhóm sinh viên năm thứ nhất
thuộc khối ngoại ngữ với sinh viên năm thứ nhất của cả ba khối còn lại. Điều này giúp
khẳng định sinh viên năm thứ nhất thuộc khối ngoại ngữ không gặp phải các khó khăn tâm
lý này thường xuyên như các sinh viên năm nhất ở các khối học còn lại. Đặc biệt là các khó
khăn tâm lý này đều là những khó khăn tâm lý thuộc nhóm biểu hiện ở nhận thức. Điều này
có thể lý giải theo hướng có lẽ cách thức tổ chức, phương pháp học,… thuộc các ngành
ngoại ngữ không mấy gây bỡ ngỡ cho sinh viên so với khi họ còn học ở phổ thông khiến
sinh viên có thể nhận diện môn học, xác định nó rõ ràng, cũng như các kỹ năng dùng cho
việc học chuyên ngành ngoại ngữ như nghe, nói, đọc hiểu, viết…cũng không xa lạ gì với
sinh viên. Do đó họ không gặp phải những khó khăn tâm lý trong việc nhận thức đối tượng
học tập của mình nhiều so với sinh viên năm thứ nhất ở các khối học khác cũng là điều phù
hợp.
3.1.1.2 Thực trạng khó khăn tâm lý biểu hiện ở kỹ năng học tập của sinh viên năm thứ nhất
trường ĐHSP TPHCM.
Bảng 3.4: Thực trạng khó khăn tâm lý trong kỹ năng học tập của sinh viên năm thứ nhất
trường ĐHSP TPHCM.
Khó khăn tâm lý trong kỹ năng học tập
Không biết hoặc
không rõ cách
thực hiện kỹ năng
Thấy không
cần thiết có kỹ
năng.
Vận dụng
không thành
thạo kỹ năng
Các kỹ năng học tập.
f (%) f (%) f (%)
Đọc sách 300 81.7 105 28.6 340 92.6
Nghe giảng và ghi chép 298 81.2 148 40.3 346 94.3
Kiểm tra đánh giá 267 72.8 133 36.2 330 89.9
Thuyết trình, thảo luận 320 87.2 103 28.1 311 84.7
Ôn tập 243 66.2 93 25.3 264 71.9
Nghiên cứu khoa học 290 79.0 117 31.9 260 70.8
Khi khảo sát các khó khăn tâm lý trong hệ thống kỹ năng học tập nền tảng như: kỹ
năng đọc sách, nghe giảng và ghi chép, kiểm tra đánh giá, làm việc nhóm, on tập, nghiên
cứu khoa học ở sinh viên năm thứ nhất trường ĐHSP TPHCM , kết quả cho thấy:
- Khó khăn tâm lý “không biết hoặc biết không biết rõ cách thực hiện kỹ năng”: tỉ lệ
sinh viên lựa chọn có khó khăn tâm lý này ở các kỹ năng học tập đều ở mức độ khá cao
(trên 60%). Kết quả này phản ánh thực trạng sinh viên năm thứ nhất có sự hiểu biết rất hạn
chế về những kỹ năng học tập nền tảng phục vụ cho việc học tập hiệu quả ở giảng đường đại
học. Việc không có những kiến thức bài bản, sự hiểu biết có hệ thống về các kỹ năng học
tập sẽ khiến sinh viên tổ chức học tập một cách mày mò theo phương thức kinh nghiệm vừa
làm mất nhiều thời gian mà hiệu quả học tập lại không cao. Đặc biệt ở ba nhóm kỹ nang có
tỉ lệ lựa chọn khó khăn tâm lý này rất cao là: thuyết trình- thảo luận (87.2%), đọc sách
(81.7%), nghe giảng và ghi chép (81.2%).
Việc sinh viên năm thứ nhất trường ĐHSP TPHCM gặp khó khăn tâm lý “không biết
hoặc biết không biết rõ cách thực hiện kỹ năng” ở ba nhóm kỹ năng này cũng có thể được lý
giải do có sự khác biệt quá lớn về môi trường học tập ở bậc phổ thông và bậc đại học. Khi
còn là học sinh phổ thông, họ làm viec theo cách thức đa phần là thầy đọc, trò chép; nội
dung, chương trình học tập được thể hiện trong bộ sách giáo khoa với những quy định về
thời lượng chặt chẽ, cũng như cơ hội để làm việc nhóm hầu như không có. Do đó, khi trở
thành sinh viên, đa số họ không biết hoặc biết không rõ cách thực hiện các kỹ năng học tập
này cũng là điều tất yếu.
- Khó khăn tâm lý “thấy không cần thiết có kỹ năng” thể hiện thái độ, sự đánh giá
của sinh viên năm thứ nhất trường ĐHSP TPHCM về tầm quan trọng, vai trò của kỹ năng
đối với hoạt động học tập. Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn sinh viên đều có thái độ, sự
đánh giá tương đối tích cực về vai trò của các nhóm kỹ năng đối với việc học tập, thể hiện
qua tỉ lệ sinh viên lựa chọn khó khăn tâm lý này tương đối thấp. Tuy nhiên cần lưu ý còn
tồn tại một bộ phận sinh viên cho rằng các kỹ năng như: nghe giảng và ghi chép, kiểm tra
đánh giá và nghiên cứu khoa học là không cần thiết. Có thể lý giải hiện tượng này là do sự
thay đổi khá lớn về môi trường học ở phổ thông và đại học. Ở phổ thông, các bạn phải ghi
chép bài đầy đủ mỗi ngày, ở mỗi môn học, có sự kiểm tra đánh giá hàng ngày bên cạnh các
bài kiểm tra theo quy định. Trong khi ở đại học các bạn không bị kiểm tra đánh giá mỗi
ngày, việc ghi chép bài vở hoàn toàn dựa trên ý thức và tinh thần tự giác của bản thân. Có
thể đây là một lý do khiến cho một bộ phận các bạn sinh viên năm thứ nhất suy nghĩ không
cần thiết có các kỹ năng học tập này. Tuy nhiên, các số liệu trên cũng biểu hiện một thực
trạng là sinh viên năm thứ nhất hầu như chưa hiểu được bản chất học tập ở đại học là tự học,
tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Và để phục vụ cho việc tự học, tự nghiên
cứu của mình sinh viên cần thiết phải có ky năng ghi chép, nghiên cứu khoa học, kiểm tra
đánh giá bên cạnh các kỹ năng học tập khác.
- Khó khăn tâm lý “vận dụng kỹ năng không thành thạo”: Ở khó khăn tâm lý này, kết
quả khi khảo sát cũng có sự chọn lựa rất cao ở sinh viên. Kết quả này cũng phù hợp khi mà
khó khăn tâm lý “không biết hoặc biết không biết rõ cách thực hiện kỹ năng” đã có tỉ lệ lựa
chọn ở mức độ khá cao.
Ba kỹ năng sinh viên năm thứ nhất gặp khó khăn tâm lý này rất cao là kỹ năng đọc
sách (92.6%), kỹ năng nghe giảng và ghi chép (94.3%) và kỹ năng kiểm tra đánh giá
(89.9%). Đây cũng là những kỹ năng mà sinh viên năm thứ nhất đánh giá là không cần thiết
phải có chiem một tỉ lệ khá cao so với những kỹ năng học tập khác. Và thực tế, đọc sách,
nghe giảng và ghi chép cũng như kiểm tra đánh giá là những việc mà hầu như sinh viên nào
cũng đã làm và thấy là làm được. Tuy nhiên để thực hiện những kỹ năng này một cách khoa
học, có hệ thống, có quy trình để đạt hiệu quả thì không phải sinh viên năm thứ nhất nào
cũng đạt được. Kết quả này cũng phù hợp với tỉ lệ sinh viên năm nhất có chọn lựa khó khăn
tâm lý “không biết hoặc biết không rõ cách thực hiện kỹ năng”.
Bảng 3.5: So sánh thực trạng khó khăn tâm lý trong kỹ năng học tập của sinh viên năm thứ
nhất trường ĐHSP TPHCM theo các tiêu chí.
Tỉ lệ lựa chọn
Khó khăn tâm lý Nhóm kỹ
năng
Tiêu chí so
sánh f (%)
Chi-
square
Nam 48 53.3 Nghe giảng
và ghi chép Nữ 100 36.1 0.004
Nam 34 37.8 Đọc sách
Nữ 71 25.6 0.027
Nam 37 41.1
Thấy không cần
thiết có kỹ năng
NCKH
Giới
tính
Nữ 80 28.9 0.031
TN 83 77.6
XH 76 92.7
Đặc thù 74 86.0
Vận dụng không
thành thạo kỹ năng
Thuyết
trình, thảo
luận
Khối
học
NN 78 84.8
0.039
Kết quả so sánh tỉ lệ lựa chọn có các khó khăn tâm lý trong kỹ năng học tập ở sinh
viên năm thứ nhất trường ĐHSP TPHCM theo các tiêu chí cho thấy :
- Theo tiêu chí giới tính, kết quả cho thấy có sự khác biệt lựa chọn ở một số kỹ năng
học tập như: kỹ năng đọc sách, nghe giảng và ghi chép, nghiên cứu khoa học ở khó khăn
tâm lý “thấy không cần thiết có kỹ năng học tập”.
Nhìn chung, tỉ lệ nam sinh viên năm nhất có tỉ lệ lựa chọn khó khăn tâm lý này cao
hơn nữ sinh viên năm nhất. Từ kết quả thống kê cho thấy, giới tính có ảnh hưởng đến sự
đánh giá mức độ cần thiết của các kỹ năng trên trong hoạt động học tập của sinh viên năm
thứ nhất.
- Theo tiêu chí khối học: kiểm nghiệm chi-square ở bảng 3.5 cho thấy có sự khác biệt
khá lớn tỉ lệ lựa chọn có khó khăn tâm lý “vận dụng không thành thạo kỹ năng” ở kỹ năng
thuyết trình thảo luận, đặc biệt là ở sinh viên năm thứ nhất của khối tự nhiên (77.6%) và
khối xã hội (92.7%).
Sự khác biệt này có thể được lý giải là do đặc trưng của ngành học, khối học. Ở khối
xã hội thuyết trình thảo luận là phương pháp học thường được áp dụng hơn ở khối tự nhiên.
Do đó việc đòi hỏi kỹ năng thuyết trình thảo luận của sinh viên khối xã hội phải tốt, bài bản
và hiệu quả. Từ yêu cầu cao về kỹ năng này sẽ dẫn đến việc sinh viên năm thứ nhất khối xã
hội có tỉ lệ lựa chọn khó khăn tâm lý “vận dụng không thành thạo kỹ năng” thuyết trình thảo
luận cao cũng là điều phù hợp.
3.1.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động học tập do ảnh hưởng của các khó khăn tâm lý ở
sinh viên năm thứ nhất trường ĐHSP TPHCM.
3.1.2.1 Thực trạng hiệu quả hoạt động học tập do ảnh hưởng của các khó khăn tâm lý ở
sinh viên năm thứ nhất trường ĐHSP TPHCM.
Bảng 3.6: Thực trạng hiệu quả hoạt động học tập do ảnh hưởng của khó khăn tâm lý của
sinh viên năm thứ nhất trường ĐHSP TPHCM.
Câu HIỆU QUẢ HỌC TẬP Tần
số f
Tỉ lệ
%
THỨ
HẠNG
1 Kết quả học tập không cao 239 65.1 1
2 Không hiểu nội dung bài học 90 24.5 5
3
Không vận dụng được những kiến thức đã
học vào những tình huống thực tiễn. 205 55.9 2
4
Lượng kiến thức tiếp thu được ít và không
hệ thống. 191 52.0 3
5
Không hoàn thành hoặc hoàn thành không
tốt các nhiệm vụ học tập. 165 45.0 4
6 Không tham gia vào bài học trên lớp được. 42 11.4 6
Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy, sinh vien năm thứ nhất trường ĐHSP TPHCM đánh giá
các khó khăn tâm lý đã có sự ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của họ. Cụ thể, ba mức độ
hiệu quả học tập do ảnh hưởng của các khó khăn tâm lý sau đây được sinh viên chọn lưa với
tỉ lệ khá cao theo thứ tự sau: “kết quả học tập không cao” ( chiếm 65.1%); “không vận dụng
được những kiến thức đã học vào những tình huống cụ thể” (chiếm 55.9%); “lượng kiến
thức tiếp thu được ít và không hệ thống” (chiếm 52.0%). Mặc dù các mức độ hiệu quả học
tập khác có tỉ lệ lựa chọn tương đối khiêm tốn nhưng cũng rất đáng lưu ý.
Trong kiểm nghiệm Chi-square giữa các nhóm theo các tiêu chí giới tính, vùng miền,
nơi sống và khối học thì chỉ có duy nhất hiệu quả học tập “không hiểu nội dung bài học” là
có sự khác biệt giữa các nhóm theo tiêu chí khối học [bảng 3.7], cụ thể là có sự khác biệt
giữa nhóm sinh viên thuốc khối đặc thù (33.7%) và nhóm sinh viên thuộc khối ngoại ngữ
(15.2%).
Bảng 3.7: So sánh thực trạng hiệu quả hoạt động học tập do ảnh hưởng của khó khăn tâm
lý của sinh viên năm thứ nhất trường ĐHSP TPHCM theo các tiêu chí.
Câu Hiệu quả học tập Tiêu chí TẦN SỐ
f
TỈ
LỆ
%
Chi-
square
TN 27 25.2
XH 20 24.4
2 Không hiểu nội
dung bài học
Khối
học
Đặc thù 29 33.7
0.041
NN 14 15.2
Như vậy, có thể kết luận, khó khăn tâm lý đã ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của
sinh viên năm thứ nhất trường ĐHSP TPHCM ở nhiều mức độ khác nhau. Trên cơ bản các
mức độ hiệu quả học tập do ảnh hưởng của các khó khăn tâm lý không có sự khác biệt giữa
các nhóm sinh viên xét theo các tiêu chí hay nói một cách khác, các yếu tố như giới tính, nơi
sống, vùng miền, khối học hầu như không phải là yếu tố ảnh hưởng đến các mức độ hiệu
quả học tập của sinh viên năm thứ nhất trường ĐHSP TPHCM.
3.1.2.2 So sánh ảnh hưởng của các khó khăn tâm lý với hiệu quả hoạt động học tập ở sinh
viên năm thứ nhất trường ĐHSP TPHCM.
a. So sánh điểm trung bình mức độ khó khăn tâm lý biểu hiện ở mặt nhận thức và
thái độ với hiệu quả học tập ở sinh viên năm thứ nhất trường ĐHSP TPHCM.
Bảng 3.8: So sánh điểm trung bình các nhóm khó khăn tâm lý biểu hiện ở mặt nhận thức và
thái độ với hiệu quả hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường ĐHSP
TPHCM.
Nhóm khó khăn tâm lý biểu
hiện ở mặt nhận thức
Nhóm khó khăn tâm lý biểu
hiện ở mặt thái độ
Nhóm KKTL
Hiệu
quả
học tập Mean T P Mean T P
Không 1.72 1.76
1
Có 1.72
0.015 0.988
1.88
1.629 0.104
Không 1.64 1.71
2
Có 1.96
4.134 0.000
2.13
4.949 0.000
Không 1.66 1.78
3
Có 1.76
1.442 0.150
1.88
1.397 0.163
Không 1.62 1.74
4
Có 1.81
2.804 0.006
1.92
2.648 0.008
Không 1.65 1.76
5
Có 1.80
2.204 0.028
1.93
2.552 0.011
Không 1.70 1.80
6
Có 1.84
1.296 0.196
2.15
3.263 0.001
- Kiểm nghiệm T để so sánh trung bình mức độ khó khăn tâm lý giữa hai nhóm
có chọn và không chọn các mức độ hiệu quả học tập.
- P: xác suất ý nghĩa của kiểm nghiệm. Với mức xác suất sai lầm = 0.05, nếu P <
0.05 => có sự khác biệt ý nghĩa.
Kiểm nghiệm T-test điểm trung bình mức độ khó khăn tâm lý biểu hiện ở mặt nhận
thức và khó khăn tâm lý biểu hiện ở mặt thái độ giữa hai nhóm có chọn và không chọn các
mức độ hiệu quả học tập [bảng 3.8] kết quả cho thấy:
- Có sự khác biệt điểm trung bình mức độ khó khăn tâm lý giữa hai nhóm có chọn và
không chọn các mức độ hiệu quả học tập “không hieu nội dung bài học”, “lượng kiến thức
tiếp thu được ít và không hệ thống”; “không hoàn thành hoặc hoàn thành không tốt các
nhiệm vụ học tập.” và “không tham gia vào bài học trên lớp được” ở nhóm khó khăn tâm lý
biểu hiện ở mặt nhận thức và nhóm khó khăn tâm lý biểu hiện ở mặt thái độ. Trong đó điểm
trung bình mức độ khó khăn tâm lý ở nhóm có chọn các mức độ hiệu quả học tập trên luôn
cao hơn ở nhóm không chọn. Điều đó cho thấy có sự tương quan giữa mức độ khó khăn tâm
lý với hiệu quả học tập ở sinh viên năm thứ nhất trường ĐHSP TPHCM, có nghĩa là khó
khăn tâm lý đã ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của sinh viên năm thứ nhất ở các tiêu chí
sau:“không hiểu nội dung bài học”, “lượng kiến thức tiếp thu được ít và không hệ thống”;
“không hoàn thành hoặc hoàn thành không tốt các nhiệm vụ học tập.” và “không tham gia
vào bài học trên lớp được”.
b. So sánh tỉ lệ lựa chọn các khó khăn tâm lý trong kỹ năng học tập với hiệu quả học
tập ở sinh viên năm thứ nhất trường ĐHSP TPHCM
Bảng 3.9: So sánh hiệu quả hoạt động học tập với khó khăn tâm lý trong kỹ năng học tập
của sinh viên năm thứ nhất trường ĐHSP TPHCM.
Khó khăn
tâm lý
Kỹnăng học
tập
Hiệu quả
học tập
TẦN SỐ
f
TỈ LỆ
%
Chi -
square
Không 218 78.7 Nghe giảng
và ghi chép Co 80 88.9
0.032
Không 193 69.7 Kiểm tra
đánh giá
2
Có 74 82.2
0.020
Không 149 73.8
Không biết hoặc
không rõ cách
thực hiện kỹ năng
NCKH 5
Có 141 85.5
0.006
Với các khó khăn tâm lý ở các kỹ năng học tập, kết quả bảng 3.9 cho thấy có sự khác
biệt về tỉ lệ lựa chọn giữa nhóm có chọn và không chọn mức độ hiệu quả học tập “không
hiểu nội dung bài giảng” với khó khăn tâm lý “không biết hoặc không rõ cách thực hiện” kỹ
năng nghe giảng và ghi chép cũng như kỹ năng kiểm tra đánh giá và khó khăn tâm lý
“không biết hoặc không rõ cách thực hiện” kỹ năng nghiên cứu khoa học với mức độ hiệu
quả học tập “không hoàn thành hoặc hoàn thành không tốt các nhiệm vụ học tập.”. Trong đó
tỉ lệ lựa chọn có các mức độ hiệu quả học tập trên luôn cao hơn là không chọn.
Điều đó có nghĩa là khó khăn tâm lý “không biết hoặc không rõ cách thực hiện” kỹ
năng nghe giảng và ghi chép cũng như kỹ năng kiểm tra đánh giá ảnh hưởng đến hiệu quả
học tập là sinh viên “không hiểu nội dung bài giảng” và khó khăn tâm lý “không biết hoặc
không rõ cách thực hiện” kỹ năng nghiên cứu khoa học có ảnh hưởng đến hiệu quả học tập
là sinh viên “không hoàn thành hoặc hoàn thành không tốt các nhiệm vụ học tập.”.
Kết quả ở bảng 3.9 đã phản ánh một thực trạng khá hợp lý. Bởi vì khi sinh viên
không biết nghe giảng và ghi chép cũng như kiểm tra đánh giá thì chắc hẳn sinh viên đó
cũng khó mà nắm bắt và hiểu nội dung bài giảng. Tương tự như vậy, bản chất học tập của
sinh viên là nghiên cứu, do đó những bài tập, những nhiệm vụ học tập mà giáo viên giao
cho sinh viên luôn mang tính chất nghiên cứu có những quy mô khác nhau. Do đó, nếu
không biết kỹ năng nghiên cứu khoa học thì sinh viên khó hoàn thành được các nhiệm vụ
học tập của mình.
Vậy có thể kết luận các khó khăn tâm lý biểu hiện ở mặt nhận thức và thái độ cũng
như các khó khăn tâm lý trong kỹ năng học tập có ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của sinh
viên, đặc biệt là ở các tiêu chí sau:
- Không hiểu nội dung bài học.
- Không vận dụng được những kiến thức đã học vào những tình huống thực tiễn.
- Lượng kiến thức tiếp thu được ít và không hệ thống.
- Không hoàn thành hoặc hoàn thành không tốt các nhiệm vụ học tập.
- Không tham gia vào bài học trên lớp được.
Và trong đó, nhiều khó khăn tâm lý cụ thể cùng có sự ảnh hưởng đến một tiêu chí
hiệu quả học tập cũng như một khó khăn tâm lý cụ thể lại có sự đóng góp ảnh hưởng đến
nhiều tiêu chí hiệu quả học tập khác nhau [phụ lục, bảng 1].
3.1.3 Thực trạng nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của
sinh viên năm thứ nhất trường ĐHSP TPHCM.
3.1.3.1 Tổng quan thực trạng nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập
của sinh viên năm thứ nhất trường ĐHSP TPHCM.
Bảng 3.10: Tổng quan thực trạng nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý trong hoạt động học
tập của sinh viên năm thứ nhất trường ĐHSP TPHCM.
CÂU NGUYÊN NHÂN
TẦN SỐ
f
TỈ LỆ
%
THỨ
HẠNG
1 Do thiếu kinh nghiệm sống và học tập độc lập 185 50.4 6
2 Do không hứng thú với nghề Sư phạm. 37 10.1 20
3
Do môi trường học tập ở Đại học khác biệt quá
nhiều so với ở bậc phổ thông. 214 58.3 3
4 Do khối lượng kiến thức lớn và khó. 223 60.8 2
5
Do kiến thức nền tảng của bản thân không đủ đáp
ứng. 132 36.0 12
6 Do chịu ảnh hưởng nặng nề cách học ở phổ thông. 117 31.9 15
7
Do tính cách cá nhân (rụt rè, tự ti, e ngại, hay mắc
cỡ…) 197 53.7 5
8
Do phương pháp giảng dạy của giảng viên chưa
phù hợp 85 23.2 18
9 Do bản thân chưa có phương pháp học tập hợp lý. 263 71.7 1
10
Do sự bố trí thời gian học các bộ môn trên lớp
chưa hợp lý. 122 33.2 14
11 Do thiếu sách, giáo trình, tai liệu tham khảo…vv 214 58.3 3
12
Do chưa được hướng dẫn phương pháp học tập ở
đại học. 120 32.7 13
13 Do năng lực tư duy của bản thân bị hạn chế. 157 42.8 8
14
Do khả năng thích ứng của bản thân với môi
trường mới không cao. 138 37.6 10
15
Do chưa được hướng dẫn cách tổ chức học tập độc
lập. 107 29.2 16
16
Do thiếu kỹ năng sống độc lập nên lúng túng trong
việc tổ chức đời sống cá nhân và hoạt động học tập
phù hợp.
135 36.8 11
17
Do cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho hoạt
động học tập chưa tốt. 164 44.7 7
18 Do bản thân chưa tích cực với việc học. 146 39.8 9
19
Do không được cung cấp đầy đủ những hiểu biết
cần thiết về trường và về nghề Sư phạm. 84 22.9 19
20
Do chưa được cung cấp những yêu cầu học tập để
trở thành giáo viên tương lai. 92 25.1 17
Kết quả khảo sát thực trạng nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý trong hoạt động học
tập của sinh viên năm thứ nhất trường ĐHSP TPHCM cho thấy: tất cả những nguyên nhân
được khảo sát đều có được sinh viên lựa chọn ( tỉ lệ lựa chọn > 0%). Như vậy chứng minh
một điều thực tế có rất nhiều nguyên nhân khác nhau đã gây ra những khó khăn tâm lý trong
hoạt động học tập của sinh viên. Trong đó, một số nguyên nhân có tỉ lệ chọn lựa của sinh
viên cao, có thể xem đó là những nguyên nhân phổ biến gây ra khó khăn tâm lý trong hoạt
động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường ĐHSP TPHCM. Cụ thể là những nguyên
nhân sau đây:
- Do bản thân chưa có phương pháp học tập hợp lý.
- Do khối lượng kiến thức lớn và khó.
- Do thiếu sách, giáo trình, tài liệu tham khảo.
- Do môi trường học tập ở Đại học khác biệt quá nhiều so với ở bậc phổ thông.
- Do tính cách cá nhân (rụt rè, tự ti, e ngại, hay mắc cỡ…)
- Do thiếu kinh nghiệm sống và học tập độc lập
- Do cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho hoạt động học tập chưa tốt.
- Do năng lực tư duy của bản thân bị hạn chế.
- Do bản thân chưa tích cực với việc học
- Do khả năng thích ứng của bản thân với môi trường mới không cao.
Nhìn chung, trong các nguyên nhân có tỉ lệ lựa chọn của sinh viên khá cao có cả
những nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan.
Về mặt chủ quan, sinh viên năm thứ nhất được khảo sát đánh giá do khả năng nhận
thức, tính cách, khả nă
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVTLH003.pdf