Luận văn Khó khăn trong hoạt động học tập của sinh viên người dân tộc Chăm tại trường Cao đẳng sư phạm Ninh Thuận

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .1

LỜI CẢM ƠN .2

MỤC LỤC .3

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT.6

MỞ ĐẦU.7

1. Lý do chọn đề tài .7

2. Mục đích nghiên cứu.9

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.9

4. Giả thuyết khoa học .9

5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.10

6. Nhiệm vụ nghiên cứu .10

7. Phương pháp nghiên cứu.10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC

TẬP CỦA SINH VIÊN.12

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề về khó khăn trong hoạt động học tập.12

1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới .12

1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam .17

1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài.21

1.2.1. Khó khăn.21

1.2.2. Khó khăn trong hoạt động học tập.22

1.3. Hoạt động học tập của sinh viên sư phạm trường CĐSP Ninh Thuận.234

1.3.1. Sinh viên sư phạm.23

1.3.2. Hoạt động học tập.31

1.3.3. Hoạt động học tập của sinh viên sư phạm trường CĐSP Ninh Thuận .38

1.4. Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động học tập của sinh viên người dân

tộc Chăm tại trường CĐSP Ninh Thuận .45

1.5. Nguyên nhân của những khó khăn trong hoạt động học tập.50

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

CỦA SINH VIÊN NGƯỜI DÂN TỘC CHĂM TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ

PHẠM NINH THUẬN .54

2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu.54

2.1.1. Sơ lược về trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Thuận.54

2.1.2. Sơ lược về người dân tộc Chăm ở Ninh Thuận .56

2.2. Thể thức và phương pháp nghiên cứu .58

2.2.1. Công cụ nghiên cứu .58

2.2.2. Mẫu nghiên cứu .61

2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng .62

2.3.1. Thực trạng khó khăn trong hoạt động học tập của sinh viên người dân tộc

Chăm tại trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Thuận .62

2.3.2. Thực trạng nguyên nhân của những khó khăn trong hoạt động học tập của

sinh viên người dân tộc Chăm tại trường CĐSP Ninh Thuận .84

2.3.3. Một số biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn và nâng cao chất lượng

học tập của sinh viên người dân tộc Chăm tại trường Cao đẳng sư phạm NinhThuận . 101

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 118

1. Kết luận . 1185

2. Kiến nghị . 119

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 121

PHỤ LỤC . 127

pdf168 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khó khăn trong hoạt động học tập của sinh viên người dân tộc Chăm tại trường Cao đẳng sư phạm Ninh Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa khách thể nghiên cứu về mức độ biểu hiện các loại khó khăn trong HĐHT của sinh viên, cụ thể là khó khăn biểu hiện ở mặt ngôn ngữ và môi trường học tập, kết quả thu được như sau: Bảng 2.3. Đánh giá của SV và GV về mức độ của những khó khăn trong HĐHT Yếu tố khó khăn Các khó khăn trong hoạt động học tập Sinh viên Giáo viên ĐTB ĐLTC Thứ bậc ĐTB ĐLTC Thứ bậc Khó trình bày ý tưởng của mình bằng tiếng Việt 3,13 0,98 14 3,37 0,61 10 Tốc độ nói chậm, không lưu loát 3,66 0,87 3 3,73 0,83 4 Phát âm không chính xác, nói ngọng, nói mất dấu 2,73 0,89 25 3,07 0,91 16 67 Ngôn ngữ Sai về ngữ pháp, trật tự từ trong khi nói 2,78 0,99 24 2,8 0,92 24 Khó đánh vần 2,13 0,87 34 2,07 1,08 33 Nói lắp, hay lặp đi lặp lại một âm hay một từ nhiều lần 2,57 0,96 30 2,87 0,94 22 Dùng cử chỉ và điệu bộ không phù hợp trong ngôn ngữ nói 2,44 0,99 32 2,93 0,78 20 Nói không rõ lời, rời rạc khiến người nghe không hiểu 3,11 0,82 16 3,03 1,00 18 Khó hiểu được ý trong lời nói mà người khác muốn truyền tải đến 3,37 0,90 11 3,73 0,78 3 Mắc nhiều lỗi chính tả trong khi viết 3,12 0,93 15 3,07 0,78 17 Viết sai ngữ pháp nhiều 2,64 0,95 27 2,83 0,79 23 Khó tiếp thu kiến thức, bài giảng trên lớp bằng tiếng Việt 2,91 0,94 21 2,80 0,66 25 Khi làm bài kiểm tra, viết nhiều câu không có nội dung, kiến thức thiếu lôgic 3,6 0,79 5 3,63 0,67 5 Khó hiểu được nội dung, ngữ cảnh khi đọc một quyển sách hay quyển truyện 3,06 0,91 17 3,13 0,82 14 Không biết sử dụng, lựa chọn từ ngữ sao cho chính xác và phù hợp với ngữ cảnh 3,68 0,88 2 3,40 0,81 8 68 Diễn đạt câu rời rạc, khó hiểu trong khi viết 3,27 0,81 12 3,30 0,79 11 Khó diễn đạt được suy nghĩ của mình cho người nghe hiểu 3,56 0,78 6 3,57 0,86 6 ĐTB Chung 3,04 3,14 Môi trường học tập Lớp học quá đông 3,19 1,35 13 3,07 1,20 15 Phòng học chật chội, nóng bức 2,61 1,28 29 2,67 1,21 31 Phòng học sắp xếp chưa hợp lý, phải di chuyển nhiều 2,48 1,17 31 2,57 1,10 32 Thiếu không gian yên tĩnh để tự học 2,99 1,23 18 2,93 1,17 21 Thiếu chỗ nghỉ trưa cho sinh viên 3,92 1,2 1 3,53 1,22 7 Trang thiết bị hay bị hư hỏng (máy chiếu, micro...) 3,53 1,08 8 3,77 0,82 2 Thiếu phương tiện học tập (máy tính, internet...) 3,62 1,13 4 3,90 0,92 1 Nhiều giáo trình đọc khó hiểu 3,48 0,95 9 3,17 1,09 13 Việc tìm tài liệu, giáo trình thì khó khăn 3,56 1,03 7 3,40 1,00 9 Bầu không khí lớp học ít thân thiện, thụ động nên không khí trong các giờ học thường trầm lắng 3,39 1,02 10 3,17 0,83 12 Bạn bè ít gần gũi, thân thiện 2,73 1,13 26 2,67 0,99 30 Nhiều bạn ít nói chuyện và khó hòa đồng 2,81 0,94 23 3,00 0,69 19 69 Bạn bè đối chọi và không nghe ý kiến của nhau 2,99 1,04 19 2,77 0,57 26 Có sự phân biệt về dân tộc, tôn giáo 2,19 1,05 33 1,83 0,70 34 Có khoảng cách trong mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên 2,61 1,13 28 2,67 1,03 29 Có sự khác biệt về ngôn ngữ khiến người nghe không hiểu 2,98 0,91 20 2,70 0,75 28 Bầu không khí tâm lý trong tập thể tẻ nhạt, căng thẳng 2,91 1,04 22 2,70 1,06 27 ĐTB Chung 3,06 2,97 Kết quả của bảng 2.3 cho thấy tự đánh giá của sinh viên về các loại khó khăn thường gặp trong HĐHT theo các mức độ: √ Khá cao gồm các khó khăn: - Thuộc về ngôn ngữ đó là không biết sử dụng, lựa chọn từ ngữ sao cho chính xác và phù hợp với ngữ cảnh; tốc độ nói chậm, không lưu loát; khi làm bài kiểm tra, viết nhiều câu không có nội dung, kiến thức thiếu lôgic; khó diễn đạt được suy nghĩ của mình cho người nghe hiểu. Thực tế cho thấy, trong HĐHT đối với sinh viên người dân tộc Chăm do sự giao thoa ngôn ngữ đã gây ra những khó khăn cho hoạt động nhận thức khi mà công cụ tư duy bị hạn chế. Qua trò chuyện với một số SV người dân tộc Chăm, chúng tôi cũng nhận thấy rằng tốc độ nói của các em còn khá chậm, phát âm nhiều khi không chuẩn, câu cú diễn đạt rời rạc nên khi trò chuyện với các em chúng tôi phải rất tập trung để nghe các em nói. Bên cạnh đó chúng tôi cũng có đến thăm nhà một vài em ở trong làng Chăm, cụ thể là em Đạo Nữ Mộng H và Phú Đang Nữ Hoàng L, các em đều học ở khoa tiểu học; chúng tôi được tiếp xúc với gia đình các em, mọi người rất nhiệt tình và mến khách nhưng mọi người trong gia đình hoặc trong làng khi 70 nói chuyện với nhau đều giao tiếp bằng tiếng Chăm. Điều này cũng khiến cho vốn ngôn ngữ phổ thông của sinh viên người dân tộc Chăm bị hạn chế. - Thuộc về môi trường học tập là thiếu chỗ nghỉ trưa cho sinh viên; thiếu phương tiện học tập; việc tìm tài liệu, giáo trình thì khó khăn; trang thiết bị hay bị hư hỏng. Thực tế, trường CĐSP Ninh Thuận đã được xây dựng khá lâu và nằm trong vùng sâu vùng xa nên cơ sở vật chất, điều kiện học tập còn thiếu thốn rất nhiều. Hơn nữa, tỉnh Ninh Thuận cũng là một tỉnh còn nghèo nên cũng không có nhiều kinh phí đầu tư nâng cấp trường. √ Trung bình gồm các khó khăn: - Thuộc về ngôn ngữ đó là khó hiểu được ý trong lời nói mà người khác muốn truyền tải đến; diễn đạt câu rời rạc, khó hiểu trong khi viết; khó trình bày ý tưởng của mình bằng tiếng Việt; mắc nhiều lỗi chính tả trong khi viết; nói không rõ lời, rời rạc khiến người nghe không hiểu; khó hiểu được nội dung, ngữ cảnh khi đọc một quyển sách hay quyển truyện; khó tiếp thu kiến thức, bài giảng trên lớp bằng tiếng Việt; sai về ngữ pháp, trật tự từ trong khi nói; phát âm không chính xác, nói ngọng, nói mất dấu; viết sai ngữ pháp nhiều; nói lắp, hay lặp đi lặp lại một âm hay một từ nhiều lần. - Thuộc về môi trường học tập là nhiều giáo trình đọc khó hiểu; bầu không khí lớp học ít thân thiện, thụ động nên không khí trong các giờ học thường trầm lắng; lớp học quá đông; thiếu không gian yên tĩnh để tự học; bạn bè đối chọi và không nghe ý kiến của nhau; có sự khác biệt về ngôn ngữ khiến người nghe không hiểu; bầu không khí tâm lý trong tập thể tẻ nhạt, căng thẳng; nhiều bạn ít nói chuyện và khó hòa đồng; bạn bè ít gần gũi, thân thiện; có khoảng cách trong mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên; phòng học chật chội, nóng bức. √ Khá thấp gồm các khó khăn: - Thuộc về ngôn ngữ đó là dùng cử chỉ và điệu bộ không phù hợp trong ngôn ngữ nói; khó đánh vần. - Thuộc về môi trường học tập là phòng học sắp xếp chưa hợp lý, phải di chuyển nhiều; có sự phân biệt về dân tộc, tôn giáo. Kết quả của bảng 2.3 cho thấy đánh giá của giáo viên về các loại khó khăn sinh viên thường gặp trong HĐHT theo các mức độ: 71 √ Khá cao gồm các khó khăn: - Khó hiểu được ý trong lời nói mà người khác muốn truyền tải đến; tốc độ nói chậm, không lưu loát; khi làm bài kiểm tra, viết nhiều câu không có nội dung, kiến thức thiếu lôgic; khó diễn đạt được suy nghĩ của mình cho người nghe hiểu. Đây là những khó khăn thuộc về ngôn ngữ. - Thuộc về môi trường học tập là thiếu phương tiện học tập; trang thiết bị hay bị hư hỏng; thiếu chỗ nghỉ trưa cho sinh viên. √ Trung bình gồm các khó khăn: - Thuộc về ngôn ngữ đó là không biết sử dụng, lựa chọn từ ngữ sao cho chính xác và phù hợp với ngữ cảnh; khó trình bày ý tưởng của mình bằng tiếng Việt; diễn đạt câu rời rạc, khó hiểu trong khi viết; khó hiểu được nội dung, ngữ cảnh khi đọc một quyển sách hay quyển truyện; phát âm không chính xác, nói ngọng, nói mất dấu; mắc nhiều lỗi chính tả trong khi viết; nói không rõ lời, rời rạc khiến người nghe không hiểu; dùng cử chỉ và điệu bộ không phù hợp trong ngôn ngữ nói; nói lắp, hay lặp đi lặp lại một âm hay một từ nhiều lần; viết sai ngữ pháp nhiều; sai về ngữ pháp, trật tự từ trong khi nói; khó tiếp thu kiến thức, bài giảng trên lớp bằng tiếng Việt. - Việc tìm tài liệu, giáo trình thì khó khăn; bầu không khí lớp học ít thân thiện, thụ động nên không khí trong các giờ học thường trầm lắng; nhiều giáo trình đọc khó hiểu; lớp học quá đông; nhiều bạn ít nói chuyện và khó hòa đồng; thiếu không gian yên tĩnh để tự học; bạn bè đối chọi và không nghe ý kiến của nhau; bầu không khí tâm lý trong tập thể tẻ nhạt, căng thẳng; có sự khác biệt về ngôn ngữ khiến người nghe không hiểu; có khoảng cách trong mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên; bạn bè ít gần gũi, thân thiện; phòng học chật chội, nóng bức; phòng học sắp xếp chưa hợp lý, phải di chuyển nhiều. Đó là những khó khăn thuộc về môi trường học tập. √ Khá thấp gồm các khó khăn: - Khó đánh vần là khó khăn thuộc về ngôn ngữ. - Thuộc về môi trường học tập đó là có sự phân biệt về dân tộc, tôn giáo. Nhìn chung, chúng tôi nhận thấy cả 2 nhóm khách thể đều đánh giá mức độ khó khăn trong HĐHT của sinh viên ở mức độ trung bình (ĐTB= 3,05) cụ thể: tự đánh giá của sinh viên về những khó khăn biểu hiện ở mặt ngôn ngữ (ĐTB = 3,04) và môi 72 trường học tập (ĐTB = 3,06), đánh giá của giáo viên về những khó khăn sinh viên thường gặp thuộc về ngôn ngữ (ĐTB = 3,14) và môi trường học tập (ĐTB = 2,97). Trong đó, những khó khăn mà 2 nhóm khách thể đều đánh giá sinh viên thường gặp nhiều nhất đó là tốc độ nói chậm, không lưu loát; khi làm bài kiểm tra, viết nhiều câu không có nội dung, kiến thức thiếu lôgic; khó diễn đạt được suy nghĩ của mình cho người nghe hiểu; thiếu chỗ nghỉ trưa cho sinh viên; trang thiết bị hay bị hư hỏng; thiếu phương tiện học tập. Thực tế cho thấy, mục đích học tập ở trường CĐSP là đào tạo sinh viên sư phạm trở thành những người giáo viên có đủ khả năng dạy học và giáo dục, khác với yêu cầu ở phổ thông chỉ là trang bị cho các em những kiến thức phổ thông, cơ bản. Hơn nữa, một trong những yêu cầu cần có đối với mỗi người giáo viên là phải có sự chuẩn xác về mặt ngôn từ, ngữ nghĩa. Nhưng đối với sinh viên là người dân tộc Chăm có những đặc điểm khác biệt so với sinh viên là người dân tộc Kinh như sự khác biệt về ngôn ngữ, đặc điểm tâm lý, môi trường văn hóa, lối sốngđã gây ra nhiều khó khăn cho các em. Bên cạnh đó, chất lượng tuyển sinh đầu vào của trường CĐSP Ninh Thuận còn thấp, nhà trường được thành lập khá lâu và nằm trong vùng sâu vùng xa nên cơ sở vật chất cũng không đảm bảo, điều kiện dạy và học cũng còn thiếu thốn. Chính những điều này đã tạo ra cho sinh viên người dân tộc Chăm những khó khăn về mặt ngôn ngữ và môi trường học tập. 2.3.1.2. Kết quả so sánh điểm trung bình giữa đánh giá của sinh viên dân tộc Chăm và giáo viên, sinh viên dân tộc Chăm và sinh viên dân tộc Kinh về mức độ khó khăn trong hoạt động học tập * Để so sánh sự đánh giá giữa sinh viên và giáo viên về những khó khăn thường gặp trong HĐHT của sinh viên, chúng tôi dùng kiểm nghiệm F kết quả thu được như sau: Bảng 2.4. So sánh đánh giá của sinh viên và giáo viên về những khó khăn thường gặp trong HĐHT Yếu tố khó khăn Các khó khăn trong hoạt động học tập So sánh F (df=1) P Sinh viên Giáo viên ĐTB ĐLTC ĐTB ĐLTC Khó trình bày ý 3,13 0,98 3,37 0,61 1,593 0,208 73 Ngôn ngữ tưởng của mình bằng tiếng Việt Tốc độ nói chậm, không lưu loát 3,66 0,87 3,73 0,83 0,171 0,680 Phát âm không chính xác, nói ngọng, nói mất dấu 2,73 0,89 3,07 0,91 3,579 0,06 Sai về ngữ pháp, trật tự từ trong khi nói 2,78 0,99 2,80 0,92 0,009 0,923 Khó đánh vần 2,13 0,87 2,07 1,08 0,104 0,747 Nói lắp, hay lặp đi lặp lại một âm hay một từ nhiều lần 2,57 0,96 2,87 0,94 2,441 0,12 Dùng cử chỉ và điệu bộ không phù hợp trong ngôn ngữ nói 2,44 0,99 2,93 0,78 6,740 0,01 Nói không rõ lời, rời rạc khiến người nghe không hiểu 3,11 0,82 3,03 1,00 0,217 0,642 Khó hiểu được ý trong lời nói mà người khác muốn truyền tải đến 3,37 0,90 3,73 0,78 4,291 0,04 Mắc nhiều lỗi chính tả trong khi viết 3,12 0,93 3,07 0,78 0,083 0,773 Viết sai ngữ pháp nhiều 2,64 0,95 2,83 0,79 1,130 0,289 Khó tiếp thu kiến thức, bài giảng trên lớp bằng tiếng Việt 2,91 0,94 2,80 0,66 0,347 0,556 Khi làm bài kiểm tra, viết nhiều câu không có nội dung, kiến thức thiếu 3,6 0,79 3,63 0,67 0,047 0,829 74 lôgic Khó hiểu được nội dung, ngữ cảnh khi đọc một quyển sách hay quyển truyện 3,06 0,91 3,13 0,82 0,158 0,691 Không biết sử dụng, lựa chọn từ ngữ sao cho chính xác và phù hợp với ngữ cảnh 3,68 0,88 3,40 0,81 2,524 0,114 Diễn đạt câu rời rạc, khó hiểu trong khi viết 3,27 0,81 3,30 0,79 0,037 0,847 Khó diễn đạt được suy nghĩ của mình cho người nghe hiểu 3,56 0,78 3,57 0,86 0,001 0,979 Môi trường học tập Lớp học quá đông 3,19 1,35 3,07 1,20 0,210 0,647 Phòng học chật chội, nóng bức 2,61 1,28 2,67 1,21 0,046 0,831 Phòng học sắp xếp chưa hợp lý, phải di chuyển nhiều 2,48 1,17 2,57 1,10 0,158 0,692 Thiếu không gian yên tĩnh để tự học 2,99 1,23 2,93 1,17 0,062 0,803 Thiếu chỗ nghỉ trưa cho sinh viên 3,92 1,2 3,53 1,22 2,599 0,109 Trang thiết bị hay bị hư hỏng (máy chiếu, micro...) 3,53 1,08 3,77 0,82 1,295 0,257 Thiếu phương tiện học tập (máy tính, internet...) 3,62 1,13 3,90 0,92 1,645 0,201 75 Nhiều giáo trình đọc khó hiểu 3,48 0,95 3,17 1,09 2,639 0,106 Việc tìm tài liệu, giáo trình thì khó khăn 3,56 1,03 3,40 1,00 0,632 0,428 Bầu không khí lớp học ít thân thiện, thụ động nên không khí trong các giờ học thường trầm lắng 3,39 1,02 3,17 0,83 1,328 0,251 Bạn bè ít gần gũi, thân thiện 2,73 1,13 2,67 0,99 0,070 0,791 Nhiều bạn ít nói chuyện và khó hòa đồng 2,81 0,94 3,00 0,69 1,082 0,30 Bạn bè đối chọi và không nghe ý kiến của nhau 2,99 1,04 2,77 0,57 1,277 0,26 Có sự phân biệt về dân tộc, tôn giáo 2,19 1,05 1,83 0,70 3,127 0,079 Có khoảng cách trong mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên 2,61 1,13 2,67 1,03 0,047 0,829 Có sự khác biệt về ngôn ngữ khiến người nghe không hiểu 2,98 0,91 2,70 0,75 2,517 0,114 Bầu không khí tâm lý trong tập thể tẻ nhạt, căng thẳng 2,91 1,04 2,70 1,06 0,981 0,323 Ghi chú: Khi kiểm nghiệm F được dùng với 2 cột trị số F và P có trong bảng. Nếu P < 0,05 thì kiểm nghiệm F có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các tham số của khách thể nghiên cứu về cách đánh giá một ý kiến đó; nếu P > 0,05 thì kiểm nghiệm F 76 không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các tham số của khách thể nghiên cứu về cách đánh giá một ý kiến đó. Từ kết quả ở bảng 2.4 chúng ta nhận thấy, có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa đánh giá của sinh viên và giáo viên về các mức độ khó khăn trong HĐHT của sinh viên ở những khó khăn sau: - Dùng cử chỉ và điệu bộ không phù hợp trong ngôn ngữ nói - Khó hiểu được ý trong lời nói mà người khác muốn truyền tải đến. Trong các mức độ khó khăn trên, chúng tôi nhận thấy điểm trung bình lựa chọn của giáo viên đều cao hơn so với điểm trung bình lựa chọn của sinh viên. Việc có sự khác biệt ý nghĩa thống kê trong đánh giá các mức độ khó khăn trong học tập giữa 2 nhóm khách thể này có thể lý giải sự tự đánh giá của sinh viên về những khó khăn trong HĐHT như dùng cử chỉ và điệu bộ không phù hợp trong ngôn ngữ nói, khó hiểu được ý trong lời nói mà người khác muốn truyền tải đến có mức điểm trung bình thấp hơn so với đánh giá của giáo viên. Trong khi đó các mức độ khó khăn trên điểm trung bình giáo viên lựa chọn cao hơn đó là những cảm nhận của giáo viên do quan sát được thông qua những biểu hiện của sinh viên bộc lộ ra trong quá trình giảng dạy và quá trình tiếp xúc với giáo viên. Ngoài ra, không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê trong đánh giá của sinh viên và giáo viên về những khó khăn khác trong HĐHT của sinh viên. * Để giúp chúng ta thấy rõ hơn về thực trạng khó khăn trong HĐHT của sinh viên người dân tộc Chăm trường CĐSP Ninh Thuận, chúng tôi đã chọn ngẫu nhiên 160 sinh viên người dân tộc Kinh để so sánh, đối chiếu và kết quả thu được như sau: Bảng 2.5. So sánh tự đánh giá của sinh viên về những khó khăn cụ thể thường gặp trong HĐHT theo dân tộc Yếu tố khó khăn Các khó khăn trong hoạt động học tập So sánh P SV dân tộc Chăm SV dân tộc Kinh ĐTB ĐLTC ĐTB ĐLTC Khó trình bày ý tưởng của 3,13 0,98 1,83 0,79 0,000 77 Ngôn ngữ mình bằng tiếng Việt Tốc độ nói chậm, không lưu loát 3,66 0,87 1,94 0,77 0,000 Phát âm không chính xác, nói ngọng, nói mất dấu 2,73 0,89 1,64 0,69 0,000 Sai về ngữ pháp, trật tự từ trong khi nói 2,78 0,99 1,49 0,60 0,000 Khó đánh vần 2,13 0,87 1,49 0,61 0,000 Nói lắp, hay lặp đi lặp lại một âm hay một từ nhiều lần 2,57 0,96 1,79 0,77 0,000 Dùng cử chỉ và điệu bộ không phù hợp trong ngôn ngữ nói 2,44 0,99 1,60 0,66 0,000 Nói không rõ lời, rời rạc khiến người nghe không hiểu 3,11 0,82 2,25 0,80 0,000 Khó hiểu được ý trong lời nói mà người khác muốn truyền tải đến 3,37 0,90 2,25 0,86 0,000 Mắc nhiều lỗi chính tả trong khi viết 3,12 0,93 1,93 0,79 0,000 Viết sai ngữ pháp nhiều 2,64 0,95 1,45 0,58 0,000 Khó tiếp thu kiến thức, bài giảng trên lớp bằng tiếng Việt 2,91 0,94 1,68 0,64 0,000 Khi làm bài kiểm tra, viết nhiều câu không có nội dung, kiến thức thiếu lôgic 3,6 0,79 2,62 0,79 0,000 Khó hiểu được nội dung, ngữ cảnh khi đọc một quyển sách hay quyển truyện 3,06 0,91 2,07 0,79 0,000 Không biết sử dụng, lựa chọn từ ngữ sao cho chính xác và phù hợp với ngữ cảnh 3,68 0,88 2,64 0,93 0,000 Diễn đạt câu rời rạc, khó hiểu trong khi viết 3,27 0,81 2,39 0,90 0,000 78 Khó diễn đạt được suy nghĩ của mình cho người nghe hiểu 3,56 0,78 2,51 0,83 0,000 Môi trường học tập Lớp học quá đông 3,19 1,35 3,13 1,16 0,689 Phòng học chật chội, nóng bức 2,61 1,28 2,72 1,22 0,449 Phòng học sắp xếp chưa hợp lý, phải di chuyển nhiều 2,48 1,17 2,62 1,19 0,277 Thiếu không gian yên tĩnh để tự học 2,99 1,23 3,04 1,23 0,715 Thiếu chỗ nghỉ trưa cho sinh viên 3,92 1,2 3,80 1,00 0,337 Trang thiết bị hay bị hư hỏng (máy chiếu, micro...) 3,53 1,08 3,43 0,92 0,371 Thiếu phương tiện học tập (máy tính, internet...) 3,62 1,13 3,49 1,06 0,31 Nhiều giáo trình đọc khó hiểu 3,48 0,95 2,63 0,95 0,000 Việc tìm tài liệu, giáo trình thì khó khăn 3,56 1,03 3,31 1,08 0,03 Bầu không khí lớp học ít thân thiện, thụ động nên không khí trong các giờ học thường trầm lắng 3,39 1,02 2,96 1,05 0,000 Bạn bè ít gần gũi, thân thiện 2,73 1,13 2,23 0,99 0,000 Nhiều bạn ít nói chuyện và khó hòa đồng 2,81 0,94 2,53 0,90 0,007 Bạn bè đối chọi và không nghe ý kiến của nhau 2,99 1,04 2,82 0,96 0,133 Có sự phân biệt về dân tộc, tôn giáo 2,19 1,05 1,54 0,63 0,000 Có khoảng cách trong mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên 2,61 1,13 2,28 1,02 0,005 79 Có sự khác biệt về ngôn ngữ khiến người nghe không hiểu 2,98 0,91 2,04 0,83 0,000 Bầu không khí tâm lý trong tập thể tẻ nhạt, căng thẳng 2,91 1,04 2,36 0,99 0,000 Kết quả kiểm nghiệm ANOVA ở bảng 2.5 cho thấy: có sự khác biệt giữa tự đánh giá của sinh viên người dân tộc Chăm và sinh viên người dân tộc Kinh về mức độ khó khăn trong HĐHT ở những khó khăn cụ thể sau: - Những khó khăn liên quan đến ngôn ngữ gồm: khó trình bày ý tưởng của mình bằng tiếng Việt; tốc độ nói chậm, không lưu loát; phát âm không chính xác, nói ngọng, nói mất dấu; sai về ngữ pháp, trật tự từ trong khi nói; khó đánh vần; nói lắp, hay lặp đi lặp lại một âm hay một từ nhiều lần; dùng cử chỉ và điệu bộ không phù hợp trong ngôn ngữ nói; nói không rõ lời, rời rạc khiến người nghe không hiểu; khó hiểu được ý trong lời nói mà người khác muốn truyền tải đến; mắc nhiều lỗi chính tả trong khi viết; viết sai ngữ pháp nhiều; khó tiếp thu kiến thức, bài giảng trên lớp bằng tiếng Việt; khi làm bài kiểm tra, viết nhiều câu không có nội dung, kiến thức thiếu lôgic; khó hiểu được nội dung, ngữ cảnh khi đọc một quyển sách hay quyển truyện; không biết sử dụng, lựa chọn từ ngữ sao cho chính xác và phù hợp với ngữ cảnh; diễn đạt câu rời rạc, khó hiểu trong khi viết; khó diễn đạt được suy nghĩ của mình cho người nghe hiểu. - Những khó khăn liên quan đến môi trường học tập gồm: nhiều giáo trình đọc khó hiểu; việc tìm tài liệu, giáo trình thì khó khăn; bầu không khí lớp học ít thân thiện, thụ động nên không khí trong các giờ học thường trầm lắng; bạn bè ít gần gũi, thân thiện; nhiều bạn ít nói chuyện và khó hòa đồng; có sự phân biệt về dân tộc, tôn giáo; có khoảng cách trong mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên; có sự khác biệt về ngôn ngữ khiến người nghe không hiểu; bầu không khí tâm lý trong tập thể tẻ nhạt, căng thẳng. Với những mức độ khó khăn trên, chúng tôi nhận thấy điểm trung bình tự đánh giá của sinh viên dân tộc Chăm đều cao hơn so với điểm trung bình tự đánh giá của sinh viên dân tộc Kinh. Việc có sự khác biệt ý nghĩa thống kê trong tự đánh giá các 80 mức độ khó khăn trong HĐHT giữa 2 nhóm khách thể này cũng là điều dễ hiểu, đặc biệt là sự khác biệt này tập trung nhiều vào những khó khăn liên quan đến ngôn ngữ. Điều này có thể lý giải sinh viên dân tộc Chăm có những đặc điểm khác biệt so với sinh viên dân tộc Kinh như sự khác biệt về ngôn ngữ, đặc điểm tâm lý, môi trường văn hóa, lối sống, có lẽ chính sự khác biệt này đã gây ra nhiều khó khăn cho sinh viên dân tộc Chăm trong HĐHT. Đặc biệt sinh viên dân tộc Chăm gặp nhiều khó khăn ở hiện tượng song ngữ, đa ngữ nhất là khi việc học tập và giao tiếp ở trường học lại chủ yếu bằng tiếng Kinh, sự giao thoa ngôn ngữ gây khó khăn cho hoạt động nhận thức khi mà công cụ tư duy bị hạn chế. Sự hạn chế về khả năng ngôn ngữ, sự tự ti mặc cảm vì mình là người dân tộc thiểu số khiến cho sinh viên dân tộc Chăm có sự e dè, nhút nhát trong quá trình học tập và giao tiếp ở trường học. Những điều này khiến cho sinh viên dân tộc Chăm khó khăn hơn trong việc thích ứng và hòa nhập với môi trường học tập ở trường Cao đẳng so với những sinh viên dân tộc Kinh. Ngoài ra, không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê trong tự đánh giá của sinh viên dân tộc Chăm và sinh viên dân tộc Kinh về những khó khăn khác trong HĐHT. 2.3.1.3. Kết quả so sánh điểm trung bình về mức độ khó khăn trong hoạt động học tập theo giới tính, năm học, khoa * Kết quả so sánh theo giới tính Bảng 2.6. So sánh tự đánh giá của SV về mức độ khó khăn trong hoạt động học tập theo giới tính Yếu tố khó khăn Giới tính F (df=1) P Nam Nữ ĐTB ĐLTC ĐTB ĐLTC Ngôn ngữ 2,88 1,06 3,10 0,97 23,148 0,000 Môi trường học tập 3,06 1,12 3,05 1,21 0,017 0,896 Kiểm nghiệm F ở bảng 2.6 với mức ý nghĩa α = 0,05 và p < α cho thấy có sự khác biệt trong tự đánh giá về mức độ khó khăn ở mặt ngôn ngữ giữa sinh viên nam và sinh viên nữ. Điểm trung bình tự đánh giá của sinh viên nữ (3,10) cao hơn điểm trung bình tự đánh giá của sinh viên nam (2,88), điều này nói lên mức độ khó khăn ở mặt ngôn ngữ của sinh viên nữ cao hơn sinh viên nam. Phải chăng, đây là do sự khác biệt 81 về giới tính, sinh viên nữ có phần e dè, ngại ngùng trong giao tiếp với người khác; ngại trao đổi với bạn bè, thầy cô về những vấn đề khó khăn mà bản thân gặp phải trong học tập; còn sinh viên nam luôn tỏ ra năng động và mạnh dạn hơn. Hơn nữa, cũng có thể do ảnh hưởng bởi đặc điểm tín ngưỡng tôn giáo, đặc điểm tâm lý dân tộc, người phụ nữ Chăm thường sống khép kín và họ chịu trách nhiệm về những công việc trong gia đình nên họ thường ít tiếp xúc với người khác, vì vậy phạm vi giao tiếp của người phụ nữ Chăm khá hạn hẹp. Bên cạnh đó, theo phong tục truyền thống xưa người phụ nữ Chăm đến tuổi 13 – 14 thì không được phép đi ra khỏi nhà, hiện nay tuy tục lệ này không còn duy trì nữa nhưng tàn dư và sự ảnh hưởng của nó đến nhận thức và hành vi của người phụ nữ Chăm không phải là không còn. Ngoài ra, không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê trong tự đánh giá giữa sinh viên nam và sinh viên nữ về mức độ khó khăn ở môi trường học tập. * Kết quả so sánh theo năm học Bảng 2.7. So sánh tự đánh giá của SV về mức độ khó khăn trong hoạt động học tập theo năm học Yếu tố khó khăn Năm học F (df=1) P Năm I Năm II ĐTB ĐLTC ĐTB ĐLTC Ngôn ngữ 3,07 0,99 3,02 1,01 1,55 0,213 Môi trường học tập 3,06 1,22 3,06 1,16 0,021 0,885 Kiểm nghiệm F ở bảng 2.7 với mức ý nghĩa α = 0,05 cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê trong tự đánh giá về mức độ khó khăn ở mặt ngôn ngữ và môi trường học tập giữa sinh viên năm thứ nhất và sinh viên năm thứ hai. Điều đó có nghĩa là yếu tố năm học về cơ bản không phải là yếu tố ảnh hưởng đến mức độ khó khăn trong HĐHT của sinh viên người dân tộc Chăm trường CĐSP Ninh Thuận.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2015_01_06_5818936489_9499_1872711.pdf
Tài liệu liên quan