John.C. H.Wu trong công trình The four seasons of T’ang poetry đã ví
bốn giai đoạn Sơ-Thị nh-Trung- Vãn Đường vớ i b ốn mùa xuân-hạ- thu -đông
trong s ự tu ần hoàn của tự nhiên. Có l ẽ tác gi ả đã nhận thấy sự hi ện di ện luân
chuyển của vạn vật trong thơ Đường và sự gia nhập của thời gian vào không
gian làm nên chiều thứ tư c ủa không gian bên c ạnh ba chiều cơ bản, vốn có
của nó. Bên c ạnh đó, không gian l ữ thứ trong thơ Đường còn là s ự tương
đồng với tính chất c ủa không gian tôpô trong toán học: sự hội t ụ, liên thông
và liên tục.
135 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2475 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Không gian lữ thứ trong thơ Đường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u vô trung.
Ải Sở tiếp Tam Tương
Kinh môn, chín nhánh thông
Dòng sông xa tít chảy
Dáng núi mập mờ trông
(Vương Duy, Hán Giang lâm thao)
Và do điểm nhìn gần xa trong hội họa và thi ca mang tính ẩn dụ và phụ thuộc
vào tâm lý của thi nhân, do đó con mắt hội họa còn giúp cho thi nhân thấu thị
lòng mình là một mảnh gương trong, là bóng trăng phản chiếu những tâm
trạng của phút li biệt:
Lạc Dƣơng thân hữu nhƣ tƣơng vấn,
Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ
Lạc Dương nếu có người thân hỏi.
Một mảnh lòng băng tại ngọc hồ
(Vương Xương Linh, Phù Dung lâu tống Tân Tiệm kỳ 1)
Cao lâu tống khách bất năng túy,
Tịch tịch hàn giang minh nguyệt tâm
Lầu cao tiễn bạn chẳng say
Tiếng sông im lạnh, tâm này như trăng
(Vương Xương Linh, Phù Dung lâu tống Tân Tiệm kỳ 2)
48
Có lẽ, ba thủ pháp nghệ thuật trên chưa thể gói trọn sự đa biến của
không gian lữ thứ trong thơ. Nhưng, ở những góc độ nhất định của sự cảm
nhận không gian qua mắt người xưa, mỗi thủ pháp nghệ thuật đã góp phần
nêu bật nét đặc trưng của không gian. Nếu thủ pháp di bộ hoán hình khơi mở
hình ảnh của một không gian toàn cảnh khi mà thi nhân – bản thân của chủ
thể tri nhận cũng là một thực thể vật chất, cũng chiếm một vị trí nhất định
trong không gian. Thì thủ pháp so sánh đối chiếu lại đem lại cho thơ cái cảm
giác hoài cổ, vốn cũng là một lối mơ mộng, một lối giải thoát, u hoài dĩ vãng,
một liều thuốc tâm lý đem lại sự cân bằng cho thi nhân – hành nhân trên con
đường của mình. Và thủ pháp luật viễn cận động đã góp phần dựng hình và
cố định cho một không gian lữ thứ, tạo nên chiều sâu cho không gian, góp
phần tạo lập vẻ đẹp của không gian lữ thứ - vẻ đẹp “thi họa đồng lí”. Chính sự
đa biến của không gian lữ thứ đã giúp độc giả tri ngộ một nét đặc biệt trong
tâm thức văn hóa thi nhân. Đó là sự chiếm ưu thế của trạng thái trung dung,
chấp nhận sự tồn tại của lƣỡng ngạn (hai bờ thực ảo của cuộc đời), con người
trong không gian lữ thứ đi về giữa hai bờ đó để chấp nhận thực tế như một
mặc định của kiếp người.
2.3. Không gian giãn nở
Nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn đã nhận xét: tất cả các dạng thức
không gian đều là sự khúc xạ của tâm lý tiếp nhận thực tại xã hội của con
ngƣời thời xƣa, từ đó sinh ra những hình tƣợng nghệ thuật. Không gian xã
hội đi vào tác phẩm văn học đã đƣợc lọc qua tâm lý tiếp nhận không chỉ là
không gian chính trị - xã hội mà còn cả không gian vật lí và địa lí của một
thời đại xác định với kĩ thuật- trình độ tổ chức riêng [58,tr.27]. Không gian lữ
thứ cũng là sự gặp gỡ của hai dạng thức không gian: không gian xa quê
(không gian lưu lạc ở những vùng đất mới) và không gian tâm lý của thi nhân.
49
Sự giãn nở của không gian lữ thứ tạo nên độ vênh trong thơ do sự tương tác
không đều giữa không gian và tình huống, giữa không gian vật lý và không
gian tâm lý.
Trước những đổi thay của không gian lữ thứ, thi nhân thường có ba
trạng thái tâm lý khác nhau. Một là, trạng thái tâm lý phổ biến khi xa quê là
sự buồn nhớ và nuối tiếc quê cũ, có thể đó là sự đa cảm, nhƣng cảm giác cô
đơn mà chuyến du hành đem lại sẽ giúp con ngƣời thấu hiểu đƣợc ý nghĩa
của đời sống, vì cuộc sống này, suy cho cùng, là một chuyến phiêu lƣu vô
định [65,tr.282]. Hai là, thi nhân vượt thoát khỏi những tâm trạng thường
thấy, an nhiên tự tại, từng bước chấp nhận, thích nghi và tìm thấy cho mình
những niềm vui nho nhỏ trên chặng đường hành trình. Và cuối cùng, ở trong
không gian lữ thứ gián cách và trên đường thiên lý hồi hương, tưởng chừng
mọi sự trải nghiệm sẽ đưa thi nhân quay lại với trạng thái thăng bằng, yên ổn.
Nhưng chính trong trạng thái tâm lý này lại xuất hiện độ vênh hay sự giãn nở
trong sự cảm nhận không gian khi mà thi nhân đã giữ nguyên một quán tính
cũ trong sự cảm nhận không gian cũ (không gian lữ thứ) vốn xa lạ chuyển qua
một không gian mới (không gian chia biệt, không gian làng họ, hương- tính)
vốn là không gian gần gũi, thân thuộc với tác giả. Sự thay đổi, chuyển giao
đột ngột giữa các dạng thức không gian nảy sinh trạng thái tâm lý hụt hẫng vì
suy cho cùng không gian lữ thứ là không gian ít nhiều mang tính cảm giác.
Từ sự gặp gỡ của tình huống, của tâm trạng và không gian song chiếu
theo những tỉ lệ chấp nhận sự sai biệt mà tính chất mờ ảo, các sắc độ của
không gian lữ thứ cũng trở nên đa dạng hơn. Đó là cảm giác cô đơn ngay trên
chính quê hương qua những vần thơ Hồi hƣơng ngẫu thƣ của Hạ Tri Chương:
Thiếu tiểu ly gia, lão đại hồi
Hƣơng âm vô cải, mấn mao tồi
Khi đi trẻ, lúc về già,
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.
50
Nhi đồng tƣơng kiến bất tƣơng thức
Tiếu vấn: khách tòng hà xứ lai?
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?
Càng về già người ta càng nhớ quê hương, nơi đã trải qua một thời thơ
ấu. Trở về quê là sống lại những kỉ niệm xa xưa. Nhưng thời gian trôi chảy,
cuộc đời biến cải, những gì thân thuộc ngày xưa đã thuộc về quá khứ. Không
gian vật lý về quê cũ vẫn còn đó, nhưng không gian tâm thức đã thay đổi ít
nhiều theo thời gian, theo sự đời. Tác giả đau vì cảm thấy sự lạc lõng trên quê
hương của mình, khi bản thân mình trở thành khách lạ trên quê hương. Và
cùng một cảm nhận như thế, tứ thơ của Chế Lan Viên trong Trở lại An Nhơn
cũng có những nét tương đồng với Hạ Tri Chương:
Trở lại An Nhơn tuổi lớn rồi,
Bạn chơi ngày nhỏ chẳng còn ai.
Nền nhà nay dựng cơ quan mới,
Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi ngƣời.
Hay tâm trạng chênh vênh, chơi vơi của Basho trong một đêm tịch
mịch ở kinh thành nghe tiếng quốc kêu mà gọi niềm hoài cổ:
Tuy ở kinh đô
mà nhớ kinh đô
chim cuốc
(Đêm nay nằm giữa kinh thành,
Cuốc kêu, nhớ lại kinh thành năm nao)
Cũng trong tâm trạng đó, nhưng những nỗi lòng của Lý Tần dường như
cay đắng hơn Hạ Tri Chương bội phần. Hồi hƣơng ngẫu thƣ gợi cảm giác
buồn trong lòng độc giả, nhưng phảng phất đâu đó là nét dễ thương của trẻ
con, là lẽ tự nhiên của cuộc đời đổi thay, là biến dịch mà ta cần biết trước để
quen dần, để chấp nhận. Trong khi đó, Độ Hán giang của Lý Tần lại bày tỏ sự
mất mát khôn cùng. Sự khiếp đảm không dám hỏi ở đây vừa chỉ sự khiếp hãi
51
sợ người thân mất mát, đổi thay mà không dám nói, vừa nói lên tác giả cũng
đã bị tha hóa trở thành tha nhân:
Lĩnh ngoại âm thƣ tuyệt
Kinh đông phục lập xuân
Cận hƣơng tình cánh khiếp
Bất cảm vấn lai nhân
Ngoài ải bặt thư nhà
Đông qua, xuân về lại
Gần quê, lòng kinh hãi
Chẳng dám hỏi người qua
(Lý Tần, Độ Hán giang)
Việc cảm nhận độ giãn nở của không gian lữ thứ càng tinh tế hơn ở
những bài thơ tiễn biệt. Đặc biệt là những bài thơ tống tiễn nơi đất khách quê
người. Với chính tác giả đó là hai nỗi buồn song trùng: nỗi buồn làm thân nơi
đất lạ và nỗi buồn chia xa tri kỷ tình thân. Bạn bè không chỉ là mối tình thâm
giao mà sự xuất hiện của những người bạn ở nơi đây- miền viễn cách xa vời
đất cố hương còn có thể chiết tỏa những nỗi lòng vấn vương của thi nhân. Và
trước mắt người đi và kẻ ở đều là cảm nhận về một không gian lữ thứ xa xăm
mù mịt đang chờ bước chân người lữ khách ở phía trước. Đó là tâm trạng của
Bạch Cư Dị trong tuyệt tác Tỳ bà hành khi bản thân ông phải chịu biếm trích
ở Giang Châu. Có lẽ vì thế mà hơn ai hết ông cảm nhận được sự cô quạnh của
đêm trăng: Bến Tầm Dƣơng canh khuya đƣa khách / Quạnh hơi thu lau lách
đìu hiu và tiếng đàn Tỳ bà mới có sức tác động mạnh mẽ với ông như thế. Và
độ vênh của không gian lữ thứ những đã được cảm nhận một cách trọn vẹn,
tinh tế qua những vần thơ của Vi Trang:
Thiên thai phƣơng thán dị hƣơng thân
Hựu hƣớng thiên nhai biệt cố nhân
Minh nhật ngũ canh cô điếm nguyệt
Túy tinh hà xứ các chiêm cân
Bên trời lận đận đã thương thân
Lại ở bên trời biệt cố nhân
Trăng lạnh canh tàn nơi quán khách
Tỉnh say mỗi ngả lệ đầm khăn
(Vi Trang, Đông dương tửu gia tặng biệt)
52
2.4. Không gian du hiệp - du lãm
Nguyễn Thị Bích Hải trong Thi pháp thơ Đƣờng đã nhận xét: mặc dù
rất yêu không gian tĩnh nhƣng con ngƣời trong thơ Đƣờng rất thích đi, và đã
đi là sẽ đi xa - đến thiên lý, vạn lý. Đi là để mở rộng chân trời, mở rộng hiểu
biết, mở rộng giao du. Đi là để thể hiện cái hào khí và khát khao vươn cao,
vươn xa của tuổi trẻ:
Tân Phong mĩ tửu đẩu thập thiên,
Hàm Dƣơng du hiệp đa thiếu niên.
Tƣơng phùng ý khí vị quân ẩm,
Hệ mã cao lâu thùy liễu biên
Tân Phong rượu quý mười ngàn đấu,
Du hiệp Hàm Dương khách trẻ trung.
Tương phùng hào khí cùng bạn uống.
Bên lầu bờ liễu ngựa buông cương
(Vương Duy, Thiếu niên hành)
Đi là để thể hiện khí chí tráng sĩ xông pha nơi trận mạc:
Thanh hải trƣờng vân ám tuyết san,
Cô thành dao vọng ngọc môn quan.
Hoàng sa bắc chiến xuyên kim giáp,
Bất phá lâu lan chung bất hoàn.
Biển xanh, núi tuyết ẩn mây ngàn,
Thành côi xa ngắm ải Ngọc Quan.
Bắc phạt, bụi vàng xuyên áo giáp,
Chưa diệt Lâu Lan, chẳng về làng.
(Vương Xương Linh, Tòng quân hành)
Đi là để thưởng thức cái kho trời chung cho thỏa chí bình sinh:
Nhân sinh tại thế bất xứng ý
Minh triêu tán phát lộng biên chu
Trần gian chưa thỏa ý người
Sớm mai rủ tóc rong chơi với thuyền
(Lí Bạch, Tuyên Châu Tạ Diễu lâu tiễn biệt Hiệu thư Thúc Vân)
Điểm đặc biệt của thơ Đường là tác giả của nó hầu như ít nhiều đều có
một cuộc đời bôn ba, ngao du sơn thủy rất dài (tự giác hoặc không tự giác).
Và những cuộc du lãm ấy, tâm khí của từng nhà thơ đã góp phần định hình
cho thơ Đường thành một thời đại văn học đầy cá tính. Qua những cuộc du
53
lãm ấy, không chỉ cái đẹp của thiên nhiên được lưu giữ: sơn thủy tích văn
chƣơng dĩ hiển, văn chƣơng diệc bằng sơn thủy dĩ truyền (cảnh sơn thủy
mượn văn chương mà biểu lộ cái đẹp, văn chương lại nhờ cảnh sơn thủy mà
lưu truyền). Mà trải qua hành trình ngao du ấy, phong cách của từng nhà thơ
đã in đậm vì hành trình du lãm đối với từng nhà thơ không chỉ đơn thuần là
thưởng lãm sơn thủy hữu tình. Qua hành trình lênh đênh cả cuộc đời của
mình, thơ Đỗ Phủ gắn bó với dân chúng, với nổi chìm của thời đại, mang tính
hiện thực sâu sắc, một hồn thơ trầm ngâm, suy tư được định hình. Bạch Lạc
Thiên (Bạch Cư Dị) khi b ị đi đày từ Tràng An đến Tây Giang ba bốn nghìn
dặm, dọc đường thấy trường học, chùa chiền, quán trọ đều đề thơ mình, nên
càng tự tin vào chủ trương thơ ca của mình: giàu tính trữ tình nhưng giản dị
và nói được nỗi lòng của mọi người trước thế sự. Qua không gian du lãm,
phong cốt và thần thái của từng nhà thơ đã hiển lộ tạo lập một vườn hoa
Đường thi đa sắc đa hương: cái khoáng đạt của Vƣơng Gia Cật, cái xa vời
của Mạnh Hạo Nhiên, cái thanh đạm của Vi Ứng Vật, cái đôn hậu của Trừ
Quang Hy. Và nếu Tống Chi Vấn sở đắc cái tinh túy của động, Đỗ Tử Mĩ sở
đắc cái cực độ của động thì Lí Bạch sở đắc cái cao độ của động…(Tuy Lý
Vương – bài tựa “Tĩnh Phổ thi tập”) [47,tr.130]. Và nói đến không gian du
hiệp – du lãm, đại diện tiêu biểu nhất không ai khác chính là thi tiên Lí Bạch.
Với ông, du lãm xuyên sơn là lẽ sống, là phẩm cách:
Ngũ Nhạc tầm tiên bất từ viễn,
Nhất sinh hiếu nhập danh sơn du
(Chẳng quản ngại xa xôi tìm tiên nơi Ngũ Nhạc
Cả đời chỉ thích đến với núi non)
Non Ngũ Nhạc xa xôi nào quản
Cả một đời thanh thản với núi non
(Lí Bạch, Lư Sơn dao ký Lư thị ngự Hư Chu)
54
Cuộc đời của Lí Bạch gắn liền với những địa danh trải dài trên đất
Trung Quốc rộng lớn. Vốn quê ở Thanh Liêm, Chương Minh, Thiểm Tây, từ
năm hai mươi tuổi, Lí Bạch chu du khắp miên Tứ Xuyên: Thành Đô, Nga Mi,
lên núi Thạch Thành đọc sách. Sau đó rời đất Thục, du ngoạn Động Đình hồ,
đến đồng bằng sông Tương, quay lại Giang Hạ, rồi đến An Lục, Tương
Dương. Sau đó ông sang phía Bắc lên Lạc Dương, Thái Nguyên và đến năm
Khai Nguyên thứ chín, thi nhân rời nhà đến Duyện Châu, Sơn Đông, rồi quay
về Nam, đến Trường An, Lạc Dương, Biện Châu, Sơn Đông, Hương Lăng,
Kim Lăng, Việt Trung, Tuyên Thành, Thu Phố, Bắc Hàm Đan, U Châu,
Lương Uyển, Tung Sơn, ẩn cư ở Bình phong điệp, Lư Sơn, sau đó là Dạ
Lang, Kim Lăng… Mỗi địa danh đi qua đều để lại những ấn tượng sâu đậm
không thể nào phai trong lòng thi nhân. Cuộc đời của Lí Bạch là một hành
trình du lãm, cho dù cũng có những lúc ông từng ẩn cư ở ẩn cư ở Bình phong
điệp, Lư Sơn, từng bị bắt ở Tầm Dương, bị đày đi Dạ Lang, được quay về
Kim Lăng và ôm trăng qua đời ở đó. Những phong cảnh đẹp, hào hùng của
đất nước đã được Lí Bạch ghi lại bằng thơ. Và hơn nữa, ở những trạm dừng
chân trên con đường dài đó, Lí Bạch đã kết tình thâm giao với rất nhiều người
bạn và đã sớm coi nhau là tri kỉ : Mạnh Hạo Nhiên (Tương Dương), Hạ Tri
Chương (Trường An), Đỗ Phủ (Lạc Dương), Cao Thích (Biện Châu), Lý Ung
(Sơn Đông)… Vì thế những địa danh luôn gắn liền với những tình bạn tri kỷ,
những cuộc tống tiễn chia tay của Lí Bạch không chỉ thể hiện những cảnh đẹp
đến nao người mà còn là một tấc lòng vì bạn. Đọc các bài tống biệt của ông,
thấy hầu hết là cảnh tiễn biệt bên nƣớc: hồ, sông, bến, bãi, ao đầm… Có một
cái gì đó gặp gỡ giữa tình viễn biệt và hình ảnh ƣớc lệ trong những bài thơ đó
của ông - cùng dạt dào, cùng mênh mang, đƣợm một nỗi sầu trong sáng,
phiêu du [69]:
55
Khách tự Trƣờng An lai,
Hoàn quy Trƣờng An khứ.
Cuồng phong xuy ngã tâm,
Tây quải Hàm Dƣơng thụ.
Thử tình bất khả đạo,
Thử diệt hà thời ngộ.
Vọng vọng bất kiến quân,
Liên sơn khởi yên vụ.
Từ Trường An khách đến,
Nhắm Trường An khách về.
Lòng tôi như gió bão,
Hàm Dương cây phủ che.
Xa nhau gặp lại không
Tình ấy để trong lòng.
Ngóng theo người chẳng thấy
Sương núi phủ mênh mông.
(Lí Bạch, Kim Hương tống Vi Bát chi Tây Kinh)
Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,
Yên hoa tam nguyệt há Dƣơng Châu.
Cô phàm viễn ảnh bích không tận,
Duy kiến Trƣờng Giang thiên tế lƣu
Bạn từ lầu Hạc lên đường
Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng
Bóng buồm đã khuất bầu không
Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời
(Lí Bạch, Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)
Lí Bạch thừa chu tƣơng dục hoành
Hốt văn ngạn thƣợng đạp ca thanh
Đào hoa đàm thủy thâm thiên xích
Bất cập Uông Luân tống ngã tình
Lí Bạch lên thuyền sắp sửa xa,
Trên bờ nhịp nhảy rộn lời ca.
Đào hoa đầm rộng sâu ngàn thước,
Khôn sánh tình Uông đưa tiễn ta.
(Lí Bạch, Tặng Uông Luân)
Lí Bạch đã khắc họa thành công một không gian du lãm - lữ thứ trong
thơ không chỉ vì cuộc đời trải dài vạn dặm theo chiều dài đất nước mà không
gian du lãm qua những bài thơ của ông có một thần sắc riêng khó lẫn. Tuy Lý
Vương hẳn đã rất tinh tế và rất am hiểu Thái Bạch khi nhận xét ông sở đắc cái
cao độ của động. Cái cao độ đó không chỉ là sự cảm nhận một không gian
tráng lệ, hào hùng, không gian vũ trụ, không chỉ là sự phóng khoáng của trí
tưởng tượng, không chỉ là cảm nhận sự vật bằng nguyên tắc cao viễn của hội
56
họa mà hơn hết đó là đặc trưng của bút pháp lãng mạn trong hồn thơ của Lí
Bạch:
Trƣờng phong phá lãng hôi hữu thì,
Trực quải vân phàm tế thƣơng hải
Đè sóng cưỡi gió hẳn có lúc,
Treo thẳng buồm mây vượt biển khơi.
(Lí Bạch, Hành lộ nan 1)
Không gian du lãm của Lí Bạch còn đẹp bởi nó đề cập đến mặt thứ hai
của cảm giác khi đối diện với không gian lữ thứ: sự hấp dẫn của cái mới. Đi
xa là chia tay với những gì quen thuộc nhất để dấn thân vào một vùng đất mới
lạ. Cái mới bao giờ cũng hấp dẫn và nó cùng song hành với cái lạ - cái đáng
lo. Ở khía cạnh này, Lí Bạch hoàn toàn xứng đáng với những lời khen tặng
của các nhà nghiên cứu phương Tây đã phong cho ông: nhà đạo sĩ trữ tình,
ngƣời kiếm tìm ảo ảnh (Sam Hill trong cuốn "Banished immortal" -Trích
tiên), kẻ lang thang tinh nghịch (David Young trong "Wang Wei - Li Po -Tu
Fu - Li Ho - Four T'ang poets" -Vương Duy - Lí Bạch - Đỗ Phủ - Lý Hạ, bốn
thi sĩ đời Đường). Trải nghiệm trong những không gian khác lạ, Lí Bạch đã
có những cái nhìn rất mới về phong cảnh xung quanh ông. Đó là những sắc
màu trong trẻo, tinh khôi, nhẹ nhàng: những từ "thanh" (xanh), "lục" (biếc),
"bạch" (trắng), "minh (sáng), "kính" (gương)... xuất hiện rất nhiều trong thơ
Lí Bạch. Nước biếc, hồ thu, mây trắng, trời xanh, trăng sáng... là không gian
quen thuộc nhất. Một không gian bao la, khoáng đạt với những sắc màu tự
nhiên, tươi sáng là điểm rõ nét trong thơ Lí Bạch. Cảnh sắc trong thơ Lí Bạch
vì thế không trau chuốt, phù hoa như ở thơ ca Lục triều, cũng không nhã đạm
như tranh thủy mặc trong tứ tuyệt Vương Duy. Nó mang vẻ đẹp trong sáng,
phi phàm [69]:
57
Sơn tùy bình dã tận
Giang nhập đại hoang lƣu
Nguyệt hạ phi thiên kính,
Vân sinh kết hải lâu
Núi trải cùng bãi phẳng,
Sông chảy vào hoang sơ
Trăng hay gương trời sáng
Mây đùn, ngất biển xa
(Lí Bạch, Độ Kinh Môn tống biệt)
Thiên Môn trung đoạn Sở giang khai,
Bích thủy đông lƣu chí thử hồi.
Lƣỡng ngạn thanh sơn tƣơng đối xuất,
Cô phàm nhất phiến nhật biên lai
Sở Giang cuồn cuộn núi phân đôi
Dòng nước về đông trở lại rồi
Trên bến non xanh hai phía đối
Cánh buồm đi đến tự bên trời
(Lí Bạch, Vọng Thiên Môn sơn)
Cái đẹp và khác lạ của không gian du hiệp - du lãm trong thơ Lí Bạch
còn do nhà thơ chịu sự ảnh hưởng lối sống của một kiếm khách, thích ngao du
sơn thủy để làm hiệp khách cứu đời, một lối sống hào phóng, khẳng khái,
thoát tục của Đạo gia. Chính tính chất du hiệp của Đạo gia đã tạo nên một thế
quân bình giữa Nho và Đạo: Nho mượn không gian bao la rộng mở đề nâng
cao tinh thần tiến thủ, thỏa mãn nhu cầu nhập thế. Đạo lại mượn không gian
bao la để bộc lộ cảm giác tự do của cá nhân, để thỏa mãn yêu cầu phóng
khoáng. Nho giáo lấy quan điểm đạo đức để tham chiếu sơn thủy, còn Đạo
gia (Trang tử) lấy nhãn quan thẩm mĩ để đối đãi với vũ trụ [29,tr.86].Và cả
hai truyền thống tham chiếu không gian như thế đã tạo thành đặc sắc không
gian trong thi ca Trung Quốc, và đặc biệt hơn là thi ca của Lí Bạch.
Những vần thơ du lãm của Lí Bạch đã tạo cho không gian lữ thứ những
nét đặc biệt như lời nhận xét của Phạm Hải Anh trong công trình Tứ tuyệt Lí
Bạch: Có thể nói rằng sự kết hợp giữa ba yếu tố Đẹp - Hùng - Sống Động đã
làm nên sắc thái độc đáo trong thơ tả cảnh, du lãm của Lí Bạch.
58
CHƢƠNG 3.
VẺ ĐẸP VÀ NHỮNG SẮC ĐỘ CỦA KHÔNG GIAN LỮ THỨ
Cái hay, cái đẹp của Đường thi đã vượt khỏi biên giới quê nhà của nó;
phiêu diêu lữ thứ đến những vùng đất lạ để tìm sự chia sẻ, đồng cảm. Những
vần thơ mà trên mƣời thế kỷ vẫn văng vẳng khắp miền Đông Á từ Nhật Bản
đến Việt Nam, từ Triều Tiên qua Tây Tạng để an ủi khách tha phƣơng nơi lữ
quán, nung chí ngƣời tráng sĩ trong binh đao, vỗ về kẻ cô phụ đứng ngóng
chồng và giải cá sầu vạn cổ của vị anh hùng thất thế [33,tr.304].
3.1. Vẻ đẹp của không gian lữ thứ
Vẻ đẹp của một không gian là thiên hình vạn trạng và ở trong bài viết
này, vẻ đẹp ấy sẽ được tìm hiểu từ một đặc trưng mĩ học rất ưu mĩ của Đường
thi: THI HỌA ĐỒNG LÍ (thơ ca và hội họa cùng có chung một nguồn gốc).
Thi ca là nghệ thuật của ngôn từ, hội họa là nghệ thuật tạo hình bằng màu sắc,
chỗ giống nhau là cả hai đều truyền thần- tả ý. Tả ý có nghĩa là không chỉ
miêu tả cái thần của đối tượng khách quan, mà còn phải dùng bút vẽ truyền
đạt được tư tưởng tình cảm và hứng thú nghệ thuật của tác giả, chính điểm
này mà nghệ thuật họa và thơ tương thông với nhau. Do đó, không phải ngẫu
nhiên mà trong tranh thủy mặc bên cạnh những nét mực chấm phá gợi lên một
không gian tĩnh lặng luôn có một khoảng trống để đề thơ. Họa là tính bản thể
của thơ khi mà mỗi chữ viết Trung Hoa theo lối tượng hình, bản thân nó đã là
một lối vẽ, một bức tranh thu nhỏ.
Họa gia và thi gia đều nhìn thiên nhiên bằng huệ nhãn, do đó nắm bắt
được hình tướng của vạn vật trong sự biến ảo của nó. Họa gia Trung Quốc
59
thường sống và suy tư rất lâu trong thiên nhiên và vẽ bằng trí nhớ, bằng liên
tưởng. Thi gia nhìn thấy trong thiên nhiên một sự bảo lưu vĩnh cửu và hoàn
hảo những thiên tính của mình. Sự thưởng lãm thiên nhiên bằng bản chất anh
nhi – cái nhìn trong trẻo của trẻ con, tháo bỏ tất cả để rồi đón nhận tất cả, cả
họa sĩ và thi nhân đều có chung nguyên tắc thẩm mĩ là tỉnh mục (mắt sáng rỡ,
đột nhiên thấy rõ một điều gì) và sự hài hòa. Sự tỉnh mục và hài hòa ấy đã tạo
tác nên những bức tranh thiên nhiên nên thơ, hữu tình toát ra một không khí
thanh thoát, điềm đạm, cao khiết:
Viễn thƣợng hàn sơn thạch kính tà,
Bạch vân sinh xứ hữu nhân gia.
Đình xa tọa ái phong lâm vãn,
Sƣơng diệp hồng ƣ nhị nguyệt hoa
Lên đỉnh non thu chếch nẻo ngoài,
Giữa vùng mây trắng thoáng nhà ai.
Dừng xe chiều ngắm rừng phong thẳm,
Lá đỏ hơn hoa giữa tháng hai.
(Đỗ Mục, Sơn hành)
Cấu trúc của không gian trong thơ cổ điển khi mô tả về thiên nhiên bao
giờ cũng được mô tả thành ba phần: trời – đất – để trống khoảng giữa (thiên –
địa – thái hư). Trong khoảng thái hư đó, con người trở thành một câu nối,
toàn bộ những cảnh sắc không gian xung quanh sẽ được thi nhân tái hiện lại
bằng thơ. Và một điều được thừa nhận khi nghiên cứu về thơ Đường là “thi
trung hữu họa, họa trung hữu thi”. Giữa thơ và họa có những nguyên tắc
chung dẫn đến sự thâm nhập lẫn nhau một cách nhuần nhị giữa hai loại hình
nghệ thuật này. Bức tranh trong thơ hiện lên với tất cả thần thái của nó dưới
ngòi bút của những thi sĩ- họa gia. Vẻ đẹp của không gian lữ thứ là đã nhìn
thấu bản thể của thiên nhiên, của vũ trụ một cách có hồn và sống động. Vì,
cuộc gặp gỡ với vũ trụ trong các nền văn hóa Viễn đông tƣơng tự nhƣ “cuộc
gặp gỡ quyết định giữa con ngƣời với con ngƣời” trong văn hóa châu Âu, nền
văn hóa hƣớng tới con ngƣời [chuyển dẫn 9,tr.67].
60
Qua góc nhìn hội họa, những bức tranh trong thơ gợi lên cho người đọc
cảm giác về không gian lữ thứ cũng có những màu sắc riêng của nó. Và bút
pháp vẽ màu, nhuận sắc, nhập thần cho những bức tranh ấy có thể chia làm ba
loại: những bài thơ sử dụng bút pháp vẽ tranh màu, những bài thơ sử dụng thủ
pháp “đạm thái”(vẽ nhạt màu),và những bài thơ sử dụng bút pháp “bạch
miêu”(vẽ không) của hội họa. Những nhà thơ Đường đã khéo léo kết hợp các
giác quan (thiên về trực giác và tiên nghiệm) để có thể cảm nhận sự vật một
cách trọn vẹn, có thể nhìn thấu “bản tướng” của tạo vật. Màu sắc trong tranh
sẽ quy định thần thái của bức tranh và vì thế sức ám gợi về một không gian
trong bức tranh cũng có sự thay đổi, những cảm nhận vui buồn về bài thơ ít
nhiều cũng xuất phát từ cái nhìn hội họa. Với bút pháp vẽ tranh màu, những
sắc màu nóng – lạnh, âm – dương đi đôi với nhau thành những cặp đối lập
mang lại một bức tranh kì thú, tươi tắn. Một không gian căng tràn sức sống
đầy màu sắc. Sắc xanh của cỏ dường như bất tận khi được khoác lên lớp màu
trong vắt của làn mưa, màu hồng của hoa dường như rực rỡ, tương ánh qua sự
phản chiếu lung linh của mặt nước. Một bức tranh của những sắc màu lập thể:
Vũ trung thảo sắc lục kham nhiễm
Thủy thƣợng đào hoa hồng dục nhiên
Màu gội trong mưa, xanh ngắt cỏ
Đào phô mặt nước, đỏ nung hoa
(Cỏ dại trong mưa xanh biếc biếc
Hoa đào trên nước đỏ hây hây)
(Vương Duy, Võng Xuyên biệt nghiệp)
Ở thủ pháp đạm thái (vẽ nhạt màu), thiên nhiên sơn thủy lại mang một vẻ đẹp
đạm bạc nhưng sáng trong và tình cảm của con người trước sơn thủy hữu tình
ấy cũng khoáng đạt và mênh mang sóng nước. Và nếu những sắc màu của bút
pháp vẽ tranh màu nghiêng về những cặp màu tương phản, đối lập, đem lại sự
61
mãn nhãn, no đầy cho thị giác, thì ở thủ pháp thứ hai (đạm thái) đó lại là
những sắc màu lạnh và trung tính nhưng mang lại cảm giác hài hòa:
Thu sơn liễm dƣ chiếu,
Phi điểu trục tiền doanh.
Phỉ thúy thời phân minh,
Tịch lam vô xứ sở.
Núi thu ánh chiều tắt
Chim bay theo từng đôi
Xanh tím màu sắc cỏ
Khói lam chiều chơi vơi.
(Vương Duy, Mộc Lan sài)
Tiêu Dao lâu thƣợng vọng hƣơng quan
Lục thủy hoằng trừng vân vụ gian .
Bắc khứ Hành Dƣơng nhị thiên lý ,
Vô nhân nhạn túc hệ thƣ hoàn .
Lên gác Tiêu Dao vọng quê nhà
Nước biếc trong, vùng mây khói xa
Cách hai ngàn dặm Hành Dương bắc
Muốn gửi thư nhạn chẳng bay qua
(Tống Chi Vấn, Đăng Tiêu Dao lâu)
Và ở bút pháp bạch miêu (vẽ không) dường như tất cả các màu sắc đều nhạt
nhòa, u đạm. Nhưng đó là cái đạm sau khi đã nồng. Thiên nhiên sơn thủy trở
về với dáng vẻ thanh không, đã đạt đến vẻ đẹp “tự nhiên nhi nhiên” của tạo
hóa:
Bộc bố sam tùng thƣờng đới vũ
Tịch dƣơng thái thúy hốt thành lam
Thác nước tùng sam thường được mưa
Chiều tà mây thúy bỗng thành mù
(Vương Duy, Tống Vương Tôn sư quy Trung sơn )
Sơn tuỳ bình dã tận,
Giang nhập đại hoang lƣu.
Nguyệt hạ phi thiên kính,
Vân sinh kết hải lâu.
Đồng bằng thẳng tắp núi
Sông chảy vào hoang sơ
Trăng soi gương trời bay
Mây kết tụ lâu đài
(Lí Bạch, Độ Kinh Môn tống biệt)
Việc sử dụng những sắc màu trong thơ đó là biệt tài của các thi nhân
Đường thi, trong đó có Vương Duy. Những sắc màu của thiên nhiên, vạn vật,
sơn thủy hữu tình được Vương Duy chiêm nghiệm bằng một đôi mắt rất đặc
62
biệt: đôi mắt của họa gia –thi gia – thiền gia. Bút pháp vẽ loang màu – sự đan
xen đầy ngẫu hứng nhưng mang lại hiệu ứng thẩm mĩ cao, đã thổi hồn cho
nhữn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHVHNN015.pdf