Luận văn Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp trong hội nhập kinh tế quốc tế

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỂN VỀ KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 6

1.1. Khu kinh tế cửa khẩu và vai trò của nó 6

1.2. Sự cần thiết và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp 22

1.3. Kinh nghiệm về phát triển khu kinh tế cửa khẩu trong quá trình hội nhập 37

Chương 2: THỰC TRẠNG KHU KINH TẾ CỬA KHẨU ĐỒNG THÁP TRONG NHỮNG NĂM QUA 44

2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển khu kinh tế cửa khẩu 44

2.2. Những kết quả đạt được và vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp 50

Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA KHU KINH TẾ CỬA KHẨU VỚI KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 78

3.1. Những quan điểm và mục tiêu cơ bản 78

3.2. Giải pháp chủ yếu phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp hiện nay 83

KẾT LUẬN 98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

 

 

doc107 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3105 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp trong hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùng. Cây sen vốn là loại cây đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, nay cũng được đầu tư trồng tập trung để lấy hạt xuất khẩu. Đến năm 2006 Đồng Tháp đã đưa sản lượng hạt sen xuất khẩu trên 1.000 tấn/năm. Đồng Tháp còn nổi tiếng với nghề trồng hoa kiểng với trên 200 ha cung cấp hàng trăm loài hoa và kiểng quý cho khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh và cho cả nước. Các làng nghề hoa kiểng đang được đầu tư phát triển để nâng cao chất lượng. Với địa hình sông nước, thủy sản được coi là thế mạnh thứ hai sau cây lúa. Nghề nuôi thủy sản phát triển rộng khắp cả tỉnh do giá cả nguyên liệu ổn định ở mức cao, trong đó chủ lực là các tra và cá ba sa. Năm 2006, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 5.300 ha tập trung nuôi các ở bãi bồi ven sông Tiền, sông Hậu, là một tiềm năng lớn để phát triển thành vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm. Năm 2007, sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản của Đồng Tháp đạt trên 220.000 tấn, dự kiến năm 2010 kế hoạch sẽ đạt trên 390.000 tấn. Nghề nuôi và trồng rừng cũng đang phát triển mạnh. Ngoài ra còn nhiều điểm du lịch hấp dẫn như: Vườn Quốc gia Tràm Chim, khu di tích Xẻo Quýt, khu di tích Gò Tháp, vườn chim Gáo Giồng, khu di tích mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh), làng hoa kiểng Sa Đéc với hàng trăm loài hoa, cây kiểng được tạo hình công phu, đẹp mắt. - Cùng với tiềm năng và sự phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa - xã hội, phát huy nhân tố con người được quan tâm đúng mức, đã tạo nên động lực mới trong hội nhập kinh tế quốc tế. Số dân trong tỉnh có 1.654. 680 người (năm 2005), trong đó có trên 80% trong độ tuổi lao động. Sự nghiệp giáo dục – đào tạo, phát triển nguồn nhân lực được coi là nhân tố quyết định của sự phát triển. Tỉnh ủy, UBND Tỉnh ra nghị quyết, đề án, chương trình nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2006 - 2010. Tỉnh đã hoàn thành công tác giáo dục phổ cập trung học cơ sở. Các điều kiện dạy và học, đào tạo nghề ngày càng tốt hơn cho yêu cầu phát triển kinh tế. Trong tỉnh có 02 cơ sở Trung học chuyên nghiệp, 01 trường Cao đẳng cộng đồng và 01 trường Đại học Sư phạm. Hệ thống trường lớp đều khắp toàn địa bàn, toàn tỉnh có 648 trường, trong đó có 48 trường đạt chuẩn quốc gia. Năm 2007, tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi ở các cấp học đều tăng: mẫu giáo đạt 60,4% (tăng 5,1%), tiểu học đạt 99,4% (tăng 0,2%), trung học cơ sở đạt 80,2% (tăng 2,1%), trung học phổ thông đạt 36,5% (tăng 1,7%) so với năm học trước. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 78,83% (năm trước đạt 91,81%). Ngoài ra toàn tỉnh có 12 Trung tâm giáo dục thường xuyên; 142/142 xã, phường có Trung tâm học tập cộng đồng; 2 trường dạy nghề công lập, 09 Trung tâm dạy nghề công công lập và 42 cơ sở dạy nghề của tư nhân, đã đạo tạo nghề cho 89.152 lao động trong giai đoạn 2001 – 2005. Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân đáp ứng ngày càng tốt hơn, nhất là ở vùng sâu, biên giới. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân đa dạng, thiết bị hiện đại. 100% trạm y tế cơ sở đều có bác sĩ. Công tác dân số - gia đình và trẻ em được tiến hành đồng bộ, đạt kết quả tốt. Hoạt động nghiên cứu khoa học - công nghệ, môi trường được quan tâm đúng mức. Các đề tài nghiên cứu, ứng dụng ngày càng đi vào chiều sâu, đa dạng, thiết thực, như: chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ sản xuất nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp, bảo vệ tài nguyên môi trường, công nghệ thông tin…Nhiều cơ quan, doanh nghiệp tiến hành đổi mới công nghệ, thiết bị, áp dụng quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, GMP, HACCP,… Các hoạt động Văn hóa – Thông tin, Thể dục – Thể thao đã phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị địa phương và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân. Thực hiện chính sách xã hội, công tác chăm sóc người có công được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm thực hiện thường xuyên. Năm 2007, đã giải quyết việc làm mới cho hơn 42.078 lao động; đào tạo nghề cho hơn 21.542 người; đưa 686 lao động đi làm việc ở nước ngoài; tạo điều kiện cho 30.000 lượt hộ nghèo được vay vốn, hướng dẫn làm ăn cho 18.720 lược hộ nghèo tạo việc làm cho người lao động, góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp thành thị 2,91%, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 8,82%. Về kinh tế - xã hội còn những khó khăn, hạn chế, như: - Cơ cấu kinh kế của Tỉnh hiện nay còn nặng về nông nghiệp. Tốc độ phát triển trong 10 năm qua tương đối khá, nhưng chưa ổn định và chưa bền vững. Đồng Tháp hiện có tốc độ tăng trưởng thấp hơn bình quân đồng bằng sông Cửu Long (94,9%), do đó nếu không được đầu tư phát triển mạnh và nhanh, Tỉnh sẽ dễ dàng tụt hậu ngày càng sâu so với vùng và cả nước. - Kết cấu hạ tầng kỹ thuật (thủy lợi, cầu đường, đường phố, đường hẻm, giao thông nông thôn, bến bãi, điện, nước sạch, thông tin liên lạc) nhìn chung tuy có được quan tâm đầu tư nhưng còn thiếu và yếu, chưa được đầu tư hoàn chỉnh. Các hệ thống hậu cần công nghiệp (khu cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp) và hệ thống cơ sở dịch vụ và phục vụ (chợ, trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng, cụm điểm tuyến du lịch…) tuy có phát triển nhưng chưa được đầu tư đồng bộ. Tiến trình đô thị hóa tại các huyện thị tuy nhanh nhưng đa số thị trấn còn nhiều đất nông nghiệp, việc quản lý đô thị còn nhiều bất cập. Nguồn vốn đầu tư mất cân đối giữa nhu cầu và khả năng tích lũy nội bộ. - Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế cửa khẩu trong thời gian gần đây nhưng nhìn chung xuất phát điểm của kinh tế 6 xã thuộc khu KTCK Đồng Tháp vẫn còn thấp, trong cơ cấu kinh tế sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, chiếm trên 80% giá trị gia tăng trên địa bàn; lao động thủ công là chủ yếu và phần lớn hoạt động trong khu vực nông lâm ngư nghiệp, tỷ lệ qua đào tạo nghề không đáng kể. Hệ thống kết cấu hạ tầng đã được đầu tư xây dựng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của một khu kinh tế cửa khẩu, cần được đầu tư cho đồng bộ với hệ thống kết cấu hạ tầng chung của đồng bằng sông Cửu Long và của GMS. Hệ thống đường bộ từ cửa khẩu Thường Phước sang cửa khẩu Cốc – rô - ca lên thị trấn Nét Lương nối liền đường Xuyên Á, kéo dài khoảng 30 km hiện nay chưa hoàn chỉnh, chưa thể vận chuyển được thông thoáng. - Nguồn nhân lực tuy dồi dào về số lượng nhưng về trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp. Đại bộ phận là lao động thủ công, năng suất lao động và hiệu quả chưa cao. Các hoạt động sản xuất chủ yếu trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, thiếu các hình thức sản xuất có tính chất công nghiệp, phục xuất nhập khẩu qua biên giới. Cần có những giải pháp cấp bách nâng cao dân trí, mở rộng các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thu hút lao động và nâng cao chất lượng lao động trên toàn địa bàn. Mặt khác, do vị trí Đồng Tháp gần vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vì vậy khả năng nguồn nhân lực chất lượng cao bị dịch chuyển ra khỏi Tỉnh là không tránh khỏi. Tóm lại, quá trình xây dựng, phát triển khu KTCK Đồng Tháp chịu sự chi phối, sự tác động và ảnh hưởng bởi các nhân tố về thuận lợi, cũng như những khó khăn của tự nhiên và điều kiện về kinh tế - xã hội của địa phương. Đây là những nhân tố bên trong, những nhà lãnh đạo, quản lý cần nhận thức đầy đủ, để khai thác, phát huy tiềm năng, thuận lợi và tìm giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém. 2.2. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU ĐỒNG THÁP 2.2.1. Những kết quả đạt được Sau 07 năm thực hiện Quyết định 191/2001/QĐ-TTg ngày 13/13/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng chính sách khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp cho thấy, quá trình xây dựng và phát triển kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp đã đạt những kết quả quan trọng, đồng thời có tác động to lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của Tỉnh. 2.2.1.1. Về công tác quy hoạch, đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng đã đạt được kết quả bước đầu tạo cơ sở cho phát triển khu kinh tế cửa khẩu Quá trình hình thành, vị trí các cửa khẩu: Điểm a, điều 12 Hiệp định về Quy chế Biên giới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Campuchia (nay là Vương Quốc Campuchia) ký ngày 20 tháng 7 năm 1983, hai bên thoả thuận mở các cặp cửa khẩu trên các đường bộ, đường sông, trong đó có cặp cửa khẩu Thường Phước - Cốc Rô Ca. Theo Quyết định số 191/2001/QĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ, thì Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp nằm trọn ở thượng nguồn tả ngạn sông Tiền, nơi sông Mê Công chảy qua Campuchia vào nước ta, đối diện với của khẩu Vĩnh Xương, tỉnh An Giang bên hữu ngạn. Phía Bắc giáp tỉnh Prâyveng, Vương quốc Campuchia, với khoảng 25 km đường biên giới, phía đông là sông Hồng Ngự và xã Tân Hội, phía Nam và Tây được bao bọc bởi sông Tiền và tỉnh lộ 841 chạy từ thị trấn Hồng Ngự đi cửa khẩu Thường Phước và qua Campuchia. Thị trấn Hồng Ngự tiếp giáp và nằm ở phía Nam của khu KTCK Đồng Tháp, là đầu mối của mạng lưới giao thông phía Bắc tỉnh Đồng Tháp, từ đây có thể dễ dàng đi các cửa khẩu nằm dọc tuyến biên giới Campuchia. Khu KTCK Đồng Tháp có tổng diện tích là 124,36 km 2, bao gồm các xã: Thường Phước 1, Thường Phước 2, Thường Thới Hậu A, Thường thới Hậu B, Thường Lạc, Thường Thới Tiền thuộc huyện Hồng Ngự. Dân số hiện nay trên 71.827 người, 16.363 hộ, mật độ 577 người/km vuông, 99% là dân tộc kinh. Ngày 15 tháng 11 năm 2002 Chính phủ có Quyết định số 1461/CP-NC nâng cấp cửa khẩu Thường Phước lên cửa khẩu Quốc tế. Như vậy, khu KTCK Đồng Tháp bao gồm cửa khẩu quốc tế Thường Phước và cửa khẩu địa phương Sở Thượng. Ngày 12 tháng 7 năm 2002 Chính phủ có Quyết định số 797/2002/CP-NC về việc nâng cấp cửa khẩu Dinh Bà lên cửa khẩu chính. Qua một thời gian triển khai xây dựng và đi vào hoạt động, cửa khẩu Quốc tế Thường Phước (huyện Hồng Ngự) và cửa khẩu quốc gia Dinh Bà (huyện Tân Hồng) đều đã được đầu tư xây dựng và nâng cấp, Trung ương cũng đã hỗ trợ đầu tư xây dựng cầu và đường bộ qua lại giữa cửa khẩu quốc gia Dinh Bà (tỉnh Đồng Tháp) và cửa khẩu Bon tia chăk Crây (tỉnh Prâyveng) thuận tiện cho hoạt động xuất nhập khẩu và quá cảnh qua lại Campuchia, việc giao lưu kinh tế giữa hai nước cũng từng bước phát triển. Ngày 13 tháng 3 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 306/2007/QĐ-TTg về nâng cấp cửa khẩu Dinh Bà (Đồng Tháp), Bon Tia Chắc Crây (Prâyveng) từ cửa khẩu chính lên cửa khẩu Quốc tế (Lễ khai trương tổ chức vào ngày 27/4/2007). Để tránh sự tụt hậu và chậm phát triển của khu vực cư dân biên giới của các tỉnh thuộc vùng biên giới Tây Nam, nhằm mục tiêu thúc đẩy tiềm năng phát triển giao lưu kinh tế giữa hai nước và hai tỉnh, UBND Tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh địa giới mở rộng khu KTCK tiếp giáp liền kề với khu KTCK hiện hữu của Tỉnh sang các xã biên giới bao gồm thêm 05 xã và 02 thị trấn như sau: xã Tân Hội, Bình Thạnh (huyện Hồng Ngự); xã Bình Phú, Tân Hộ Cơ, Thông Bình (huyện Tân Hồng); thị trấn Hồng Ngự (huyện Hồng Ngự), thị trấn Sa Rày (huyện Tân Hồng); có số diện tích là: 194,99 km2; dân số năm 2006: 89.531 dân, 21.326 hộ, mật độ dân số 459 người/km2. Như vậy, nếu được Chính phủ đồng ý khu KTCK Đồng Tháp có diện tích tự nhiên toàn khu vực (sau khi điều chỉnh địa giới) là 319,36 km 2, với 48,702 km đường biên giới, dân số tính đến năm 2006 là: 161.403 dân, với 38.002 hộ, mật độ dân số bình quân 505 người/ km2; có 02 cửa khẩu quốc tế là cửa khẩu Quốc tế Thường Phước và cửa khẩu Quốc tế Dinh Bà, ngoài ra còn có 05 cửa khẩu phụ như: Sở Thượng, Thông Bình, Mộc Rá, Á Đôn, Bình Phú. Bao gồm 11 xã và 02 thị trấn, như sau: Thường Phước 1, Thường Phước 2, Thường Thới Hậu A, Thường Thới Hậu B, Thường Lạc, Thường Thới Tiền, Tân Hội, Bình Thạnh (thuộc huyện Hồng Ngự), xã Bình Phú, Tân Hộ Cơ, Thông Bình (thuộc huyện Tân Hồng) và 02 thị trấn: thị trấn Hồng Ngự và thị trấn Tân Hồng. Ranh giới địa lý, khu KTCK Đồng Tháp được xác định như sau: + Phía Bắc giáp tỉnh Prâyveng - Campuchia; + Phía Nam giáp các xã thuộc huyện Hồng Ngự và Tân Hồng; + Phía Tây giáp huyện Phú Châu, tỉnh An Giang, ngăn cách qua sông Tiền; + Phía Đông giáp huyện Tân Hưng, tỉnh Long An. Tóm lại, việc mở rộng diện tích (và áp dụng chính sách) khu kinh tế cửa khẩu sẽ tạo điều kiện thuận lợi về giao thông thủy, bộ cho toàn khu, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng để đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư vào kinh doanh trong khu kinh tế cửa khẩu, tạo đà phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế khu vực, hội nhập kinh tế quốc tế là việc làm hết sức cần thiết. Về thực hiện quy hoạch Trên cơ sở quy hoạch kinh tế - xã hội chung của Tỉnh và quy hoạch vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc của Tỉnh, UBND Tỉnh đã triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội khu KTCK Đồng Tháp (thời kỳ 2001 – 2010); Theo đó, Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu KTCK Thường Phước, huyện Hồng Ngự, với quy mô 202,6863 ha; quy hoạch chung cửa khẩu Dinh Bà, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp, với quy mô là 10.318 ha (duyệt tháng 7 năm 2001) được cụ thể hóa thực hiện. Ngoài ra, UBND Tỉnh còn ban hành Quyết định số 355/QĐ-UB.HC ngày 11/3/2005 về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu Bảo thuế cửa khẩu Thường Phước, huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp. Nhìn chung khu KTCK Thường Phước, Dinh Bà đã được quy hoạch chi tiết, cụ thể làm cơ sở triển khai thực hiện. Tuy nhiên, do yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực (đồng bằng sông Cửu Long), mà trước tiên là yêu cầu phát triển của các khu KTCK quốc gia được Thủ tướng Chính phủ cho quyết định thành lập khu KTCK quốc tế, nên quy hoạch trước đây không còn phù hợp, cần phải điểu chỉnh , bổ sung mới. - Bằng các nguồn vốn khác nhau, từ năm 1999 đến nay việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu KTCK đạt được kết quả quan trọng. Tập trung đầu tư xây dựng chủ yếu là hệ thống giao thông đường bộ, cụm tuyến dân cư, khu thương mại dịch vụ. Tổng số vốn đầu tư (1999 - 2005) 147,95 tỷ đồng. Hệ thống giao thông đường bộ đã hình thành cơ bản, nối liền trung tâm huyện lỵ Hồng Ngự cũng như các trung tâm kinh tế, văn hóa khác của tỉnh. Đường tỉnh 841 nối cửa khẩu Thường Phước đang đầu tư nâng cấp mở rộng nền và mặt đường, hệ thống cầu; đây là tuyến đường đối nội, đối ngoại chính của khu KTCK và tương lai sẽ là đường nhánh của quốc lộ N1. Triển khai hệ thống điện lưới đến trung tâm các xã (có 90% hộ dân được sử dụng điện); hệ thống thông tin liên lạc, Internet phát triểnđến trung tâm các xã trong khu KTCK; hệ thống nước sạch sinh hoạt đảm bảo phục vụ 70%; triển khai xây dựng 17 cụm, tuyến dân cư với tổng diện tích khoảng 85 ha, bố trí cho 3.000 hộ dân sống ổn định trong mùa lũ. Đến cuối năm 2007, các công trình được đầu tư xây dựng gồm: + Trạm cửa khẩu quốc tế Thường Phước, quy mô 3,2 ha đã hoàn thành giai đoạn 1 đưa vào sử dụng. + Chợ Thường Phước, quy mô 4,5 ha đã xây dựng đưa vào sử dụng. + Khu bảo thuế, quy mô 18,5 ha đang trong giai đoạn bồi thường mặt bằng và chuẩn bị xây dựng hạ tầng. + Khu tái định cư, quy mô 17 ha đang xây dựng để phục vụ tái định cư cho các dự án hạ tầng khu KTCK. + Triển khai xây dựng Khu bảo thuế, trạm cửa khẩu quốc tế. + Trụ sở làm việc, đang thi công. Nhìn chung, các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu KTCK đang trong quá trình tập trung xây dựng, bước đầu mang lại hiệu quả, tạo tiền đề cho việc phát triển khu kinh tế cửa khẩu, đồng thời thuận tiện cho việc kiểm tra, kiểm soát hàng hóa, người và phương tiện qua lại cửa khẩu; thúc đẩy giao lưu hàng hóa giữa hai tỉnh, hai nước. 2.2.1.2. Các hoạt động đối ngoại, giao lưu thương mại, xuất nhập cảnh, du lịch và thu nộp ngân sách đi vào khuôn khổ và tăng trưởng khá - Về các hoạt động đối ngoại Những năm qua, tỉnh Đồng Tháp đã hết sức chú trọng xây dựng mối quan hệ hợp tác hữu nghị với các địa phương của Campuchia, đặc biệt đối với tỉnh Prâyveng. Thông qua chủ động quan hệ với tỉnh Prâyveng nhằm bảo đảm an ninh và phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới, như: phối hợp với bạn giải quyết tốt vấn đề định cư của nhân dân sống cặp hai bên biên giới. Công tác đấu tranh chống buôn lậu, phòng chống tội phạm, nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới. Giúp bạn sửa chữa một số công trình giao thông khu vực biên giới; xây dựng cầu Dinh Bà (cầu bêtông bắc qua sông Sở Hạ (Việt Nam) nối liền cửa khẩu Dinh Bà và cửa khẩu Bon Tia Chắc Crây (Prâyveng) với chiều dài 123,5 mét, rộng 7 mét, tải trọng H 18, đã khánh thành cuối năm 2006) và tuyến đường nối từ cửa khẩu Bon Tia Chắc Crây (Prâyveng) đến đường xuyên Á;…Lãnh đạo hai tỉnh và các huyện biên giới duy trì tốt các cuộc họp mặt thường niên để tăng cường hợp tác nhiều mặt, trao đổi thông tin cần thiết nhằm thỏa thuận việc phối hợp thực hiện các mặt công tác. Tổ chức cho đoàn công tác K 91 đi cất bốc, quy tập, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh trên chiến trường Campuchia qua các thời kỳ (đến nay tỉnh Đồng Tháp đã quy tập được 795 bộ hài cốt về an táng tại nghĩa trang Liệt sĩ tại huyện Tam Nông). Thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, chăm sóc sức khỏe (chữa bệnh cho 2.920 lượt bệnh nhân, miễn phí 200 lượt bệnh nhân Campuchia nghèo)…. nhân dịp các ngày lễ lớn, Tết cổ truyền của hai dân tộc nhằm thắt chặt tình đoàn kết, trên cơ sở bảo đảm biên giới hòa bình hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển. Các hoạt động thể hiện rõ về mặt kinh tế của hai tỉnh cũng diễn ra sôi nổi, như: tổ chức họp mặt doanh nghiệp hai tỉnh Đồng Tháp – Prâyveng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tìm hiểu môi trường đầu tư, hợp tác kinh doanh trên nhiều lĩnh vực (có một doanh nghiệp tỉnh Đồng Tháp ký kết bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp Campuchia). Tổ chức Hội chợ Triển lãm Thương mại – Du lịch Đồng Tháp – Prâyveng tại huyện Niết Lương tỉnh Prâyveng. Tiếp đoàn Thứ trưởng Bộ Du lịch Campuchia sang tham quan, nghiên cứu học tập về công tác quản lý hệ thống thủy lợi tỉnh Đồng Tháp. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân khu vực biên giới sử dụng nguồn nước sông, kênh, rạch để phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống. Giúp tỉnh Prâyveng thuê 35 xe cơ giới, xe cuốc, xe ủi để làm thủy lợi phục vụ sản xuất; tạo điều kiện cho doanh nghiệp Đồng Tháp – Việt Nam tiến hành thu mua nông sản trên địa bàn tỉnh Prâyveng. Nhờ các hoạt động đối ngoại nêu trên, đã tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế thương mại, xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Đồng Tháp. Đồng thời, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động hợp tác giữa các lực lượng quản lý cửa khẩu, biên giới của hai bên. Tỉnh còn thường xuyên cử các đoàn đại biểu sang thăm, hội đàm với tỉnh Prâyveng (Campuchia) về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng biên giới hòa bình, ổn định. Cho phép các huyện, thị biên giới, các ngành cấp tỉnh chủ động quan hệ hợp tác các vấn đề hai tỉnh đã thỏa thuận. Các lực lượng quản lý khu KTCK Đồng Tháp đã thực hiện chế độ giao ban định kỳ các cửa khẩu: Thường Phước, Dinh Bà,… để cùng trao đổi, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và thực hiện đúng quy định của mỗi nước, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động xuất nhập khẩu qua khu KTCK. Các hoạt động đối ngoại đã góp phần tăng cường tình hữu nghị của hai tỉnh Đồng Tháp – Prâyveng ngày càng sâu sắc, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biên giới, xây dựng ngày càng hoàn thiện khu KTCK Đồng Tháp. - Về các hoạt động thương mại, dịch vụ và xuất nhập khẩu + Các hoạt động thương mại, dịch vụ khá sôi động, phát triển tốt. Các hoạt động công tác xúc tiến thương mại và đầu tư diễn ra bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, đạt những kết quả nhất định. Xây dựng cầu qua sông Sở Hạ, làm đường, đầu tư xây dựng chợ cửa khẩu quốc tế Dinh Bà, chợ cửa khẩu Thường Phước, tổ chức các Hội chợ thương mại tại tỉnh Prâyveng – Campuchia (2 lần: năm 2005 và tháng 4/2007), tạo điều kiện để các doanh nghiệp hai tỉnh được tiếp xúc trao đổi, kinh doanh nhằm vừa thúc đẩy phát triển thương mại biên giới, vừa hợp tác kinh tế lâu dài của hai tỉnh, khu vực, hai nước. Trên tuyến biên giới Đồng Tháp – Prâyveng, tỉnh đồng Tháp có 17 chợ đang hoạt động, trong đó, có 03 chợ cửa khẩu (Thông Bình, Dinh Bà, Thường Phước), 06 chợ biên giới (Tân Hội, Bình Thạnh, Tân Hòa, Bình Phú, Gò Da, Long Sơn Ngọc) và 08 chợ trong khu KTCK (Cả Sách, Cầu Muống, Thường Thới, Thường Thới Tiền, Ấp 2, Mương Kinh, Mương Miễu, Thường Lạc). Trong hệ thống chợ khu vực biên giới thì các chợ Dinh Bà, Thường Phước, Thường Thới Tiền được coi là chợ trung tâm, làm đầu mối cho toàn tuyến, khu vực. Về cơ sở hạ tầng, hầu hết các chợ đều được xây dựng kiên cố. Các hoạt động mua bán hàng hóa ở các chợ từng bước đáp ứng nhu cầu của nhân dân biên giới của hai tỉnh. Hàng ngày các chợ Cả Sách, Thường Phước, Thông Bình, Dinh Bà có khoảng vài chục lượt người Campuchia sang mua sắm các loại vật dụng gia đình, vật tư nông nghiệp, quần áo may sẵn, đồ trang sức… đặc biệt, sau vụ mùa và vào dịp Tết cổ truyền của Campuchia số lượt người sang mua sắm tại các chợ nói trên tăng hơn so với ngày thường. Tuy nhiên, việc mua bán trao đổi hàng hóa ở các chợ này chủ yếu là phục vụ các nhu cầu thiết yếu cho cư dân tại chỗ, nên lượng hàng hóa không nhiều, doanh thu thông qua chợ không cao, chưa có người Campuchia kinh doanh tại các chợ Việt Nam, mà chỉ có người Việt Nam sang mua bán bên kia biên giới (số lượng ít); Bình quân doanh thu các chợ là 317,588 triệu đồng /tháng (chợ doanh thu cao nhất là 800 triệu đồng/tháng, doanh thu thấp nhất là 18 triệu đồng/tháng). + Các hoạt động xuất nhập khẩu dần dần phát triển, ngày càng đa dạng, phong phú và có tốc độ tăng trưởng khá cao. Khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu mậu dịch tăng theo các năm. Hàng hoá xuất khẩu chủ yếu là phân bón các loại, đồ nhựa gia dụng các loại, hàng bách hóa tiêu dùng do Việt Nam sản xuất. Nhập khẩu chủ yếu là gỗ xẻ các loại, hàng nông sản, vải các loại, sơn nước, máy cưa, lát sợi dệt chiếu, cát xây dựng và các mặt hàng tiêu dùng do Thái Lan sản xuất. Bảng 2.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu biên mậu (2000 – 2007) Đơn vị tính: USD TT Năm Chính ngạch Tiểu ngạch Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Ghi chuù Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu 1 2000 0,00 1.430,00 191.686,00 287.681,81 480.797,81 2 2001 9.651,00 27.220,00 716.004,14 423.036,48 1.175.911,62 3 2002 3.145.224,60 0,00 350.846,03 1.203.389,62 4.699.478,25 4 2003 7.540.879,00 621.004,40 74.028,86 1.801.132,88 10.037.045,41 5 2004 7.560.829,89 18.744,00 70.876,44 3.425.025,57 11.075.475,90 6 2005 10.618.721,02 1.893.944,12 25.059,16 2.787.624,11 15.325.348,41 7 2006 11.173.207,22 1.970.478,84 131.107,79 1.375.414,21 14.650.208,06 8 2007 21.200.598,47 6.207.679,41 0,00 114.559,39 27.522.837,27 Tổng cộng 61.249.111,20 10.740.500,77 1.559.608,42 11.417.864,07 84.967.102,73 Nguồn: Sở Thương mại - Du lịch, Báo cáo tổng kết số 128/TMDL-QLTM ngày 10 tháng 12 về việc báo cáo tổng kết chuẩn bị hội nghị Biên mậu Việt Nam - Campuchia 2007, Đồng Tháp. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu biên mậu mỗi năm đều tăng. Nếu như năm 2000 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu biên mậu đạt 480.797,81 USD, thì đến năm 2007 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu biên mậu đạt 27.522.837,27 USD (tăng 57,24 lần). Trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu biên mậu năm 2007, thì kim ngạch xuất khẩu biên mậu đạt 79,91%. Điều đó cho thấy xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu. Trong tổng số kim ngạch xuất nhập khẩu biên mậu, thì: + Xuất khẩu tiểu ngạch đạt 2,50%; Xuất khẩu chính ngạch đạt 97,50%. + Nhập khẩu tiểu ngạch đạt 51,50%; Nhập khẩu chính ngạch đạt 48,50%. Nhìn chung, từ khi triển khai thực hiện đề án phát triển khu KTCK, các hoạt động thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu phát triển, tăng lên. Tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu qua biên giới giữa Đồng Tháp – Prâyveng giai đoạn 2000 – 2007 tăng dần dần, đặc biệt năm 2007 giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu qua biên giới tăng cao hơn so với những năm trước; xuất khẩu chính ngạch đạt tỷ lệ cao; các hoạt động mua bán tại các chợ (chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu KTCK) xét về giá trị trao đổi hàng hóa không lớn, nhưng xét về phương diện hợp tác và tạo điều kiện cho các hoạt động biên mậu giữa hai tỉnh trong thời gian qua là có hiệu quả, bền vững và ngày càng phát triển tốt. Điều đó cho thấy, khu KTCK Đồng Tháp ngày càng phát huy vai trò cầu nối trong giao lưu thương mại, xuất nhập khẩu giữa hai tỉnh, hai nước. - Về xuất nhập cảnh, du lịch: Đối tượng xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu Đồng Tháp chủ yếu là dân cư qua lại biên giới. Từ năm 2000 đến năm 2006 xuất cảnh mới đạt là 2.670 người; nhập cảnh mới đạt 2.121 người; xuất nhập qua lại biên giới: (xuất biên 536.893 người; nhập biên 519.507 người). Về du lịch qua biên giới, tuy ít nhưng đạt một số kết quả ban đầu. - Về thu nộp ngân sách đạt kết quả nhất định: Thu ngân sách trên địa bàn khu KTCK mỗi năm đều tăng. Từ năm 2003 đến năm 2007 đạt 743, 2 tỷ đồng (năm 2003: 13,6 tỷ; năm 2004: 34,8 tỷ; năm 2005: 154,8 tỷ; năm 2006: 231 tỷ; năm 2007: 306 tỷ). Bước đầu đi vào hoạt động, việc thu nộp ngân sách dần ổn định và từng bước phát triển. Nếu như năm 2003 mới đạt 13,6 tỷ đồng thì giá trị thu nộp tăng dần qua các năm; đến năm 2007 đạt 306 tỷ đồng. Nếu so sánh với tổng thu ngân sách của tỉnh đây còn là con số khiêm tốn. Nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van moi.doc
  • docmuc luc.doc
Tài liệu liên quan