Luận văn Khu kinh tế - Quốc phòng trên địa bàn Tây Bắc nước ta hiện nay

Theo quyết định phê duyệt thì tổng dự toán của khu kinh tế - quốc phòng Mường Chà là 198.477.020.000 đồng (Một trăm chín mươi tám tỉ, bốn trăm bảy mươi bảy triệu, không trăm hai mươi ngàn đồng chẵn) [3]. Và khu kinh tế - quốc phòng Sông Mã là 223.000.000.000 đồng (hai trăm hai mươi ba tỷ đồng chẵn) [4]. Đến tháng 5/2006 mới đầu tư được một lượng vốn rất ít so với tổng lượng vốn được phê duyệt. Cá biệt có những hạng mục trong khu kinh tế - quốc phòng đã được triển khai nhưng chưa có vốn từ đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói, giảm nghèo. Mặt khác ở một số hạng mục đầu tư lại bộc lộ khả năng giám sát, quản lý của chủ đầu tư đối với nhà thầu còn hạn chế, chưa thực hiện được mục tiêu đề ra của chương trình là; “Địa phương có công trình, nhân dân có việc làm và được hưởng lợi từ công trình”.

doc102 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2352 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khu kinh tế - Quốc phòng trên địa bàn Tây Bắc nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệm vụ sản xuất xây dựng và làm kinh tế của quân đội trong thời kỳ đổi mới. Chỉ thị số 24/ 2004 CT - BQP về việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng quản lý, xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng trong tình hình mới. Trên cơ sở đó Thường vụ Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh Quân khu 2 đã lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiên cứu, khảo sát xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng đã được Chính phủ và Bộ Quốc phòng phê duyệt: Khu kinh tế - quốc phòng Mường Chà (khởi công năm 2000); Khu kinh tế - quốc phòng Sông Mã khởi công năm 2003. Hiện đang lập dự án khu kinh tế - quốc phòng Phong Thổ, Lai Châu. Như vậy trên địa bàn Tây Bắc hiện nay (tính đến tháng 5/2006) có 2 khu kinh tế - quốc phòng đã được xây dựng và 1 khu đang triển khai) [5]. 2.2.1.1. Khu kinh tế - quốc phòng Mường Chà Khu kinh tế - quốc phòng Mường Chà do đoàn kinh tế - quốc phòng Mường Chà (gọi theo phiên hiệu quân sự là đoàn 379) làm lực lượng nòng cốt được xây dựng trên địa bàn 10 xã (trong đó có 5 xã biên giới) thuộc 3 huyện trong đó 2 huyện: Mường Lay, Mường Nhé, thuộc tỉnh Điện Biên và huyện Mường Tè thuộc tỉnh Lai Châu [ 3 ]. Đây là một địa bàn rộng lớn phía Tây Bắc, với 235,5 km đường biên giới, trong đó có 194,5 km đường biên gới với nước bạn Lào và 38 km đường biên giới với Trung Quốc [25, tr. 60]. Diện tích tự nhiên 376.041 héc ta với địa hình phức tạp, hiểm trở, chủ yếu là núi cao, xen kẽ là những đồi núi thấp và các thung lũng bằng phẳng tương đối rộng ven sông, suối. Khí hậu vùng này rất khắc nghiệt, mùa đông lạnh buốt và khô hanh, nhiều sương muối, mùa hè nắng nóng, mưa nhiều, hay bị lũ ống và lũ quét. Mật độ dân cư trên địa bàn rất thưa thớt (chỉ có 8.186 hộ dân với gần 52.000 người của 12 dân tộc sinh sống), trong đó 104/169 bản là của dân di cư tự do từ các tỉnh biên giới phía Bắc tới. Đáng nói là đồng bào di cư tự do đến đây chủ yếu là người Mông, họ từ bỏ nơi sinh sống ra đi, tài sản hầu như không có gì, sống du canh, du cư, chặt phá rừng làm nương rẫy, phong tục tập quán lạc hậu… Đời sống nhân dân địa phương từ năm 1999 trở về trước hết sức khó khăn, thiếu thốn, tỷ lệ đói nghèo trên 50%; hàng hoá khan hiếm và đắt đỏ; cơ sở hạ tầng thấp kém, trong số 10 xã trên, chỉ có 1 xã có đường giao thông cơ giới, chủ yếu là đi bộ theo đường mòn, luồn rừng, lội suối. Trình độ dân trí thấp, tỷ lệ người không biết chữ khá cao, các xã chỉ có trường tiểu học, vì vậy trên 28% trẻ em trong độ tuổi chưa được đến trường; các cơ sở y tế chưa được củng cố; dịch vụ thương mại kém phát triển, thậm chí không có chợ “Bộ đội thì tự cấp tự túc, dân thì săn bắn hái lượm, cả 10 xã thuộc khu vực do đoàn kinh tế - quốc phòng 379 quản lý đều chưa mở chợ...” Ông Phó Chủ tịch Huyện Mường Nhé Toán Phú Xoè nói rằng: “ông đếm số quán xá tăng lên trên địa bàn huyện từng ngày, từng ngày một…chẳng có huyện nào phải làm thống kê từng cái quán cóc như ở Mường Nhé” [16, tr. 3] Trong khi đó các thế lực thù địch lợi dụng tình hình khó khăn, ráo riết hoạt động lôi kéo đồng bào, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tổ chức truyền đạo Tin Lành trái pháp luật và các hoạt động chống phá khác, tạo nên tình hình phức tạp về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. 2.2.1.2. Khu kinh tế - quốc phòng Sông Mã Khu kinh tế - quốc phòng Sông Mã do Đoàn kinh tế - quốc phòng Sông Mã (đoàn 326) làm lực lượng nòng cốt, được xây dựng trên địa bàn 12 xã thuộc 3 huyện của 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên; (huyện Sốp Cộp tỉnh Sơn La và huyện Điện Biên và Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên) diện tích tự nhiên 242.323 ha, với tổng số 49.611 nhân khẩu/7.947 hộ, với 143 km đường biên giới, đây cũng là khu vực có địa hình phức tạp, núi cao, dân số thưa và chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống của đồng bào cũng hết sức khó khăn, cơ sở hạ tầng thấp kém, kinh tế chưa phát triển [4]. Buổi đầu bước vào “cuộc chiến đấu mới” chống đói nghèo, lạc hậu, xây dựng kinh tế - xã hội kết hợp với củng cố QP - AN trên địa bàn trọng yếu này, các đoàn kinh tế - quốc phòng phải đối mặt với biết bao vất vả, khó khăn, thiếu thốn. Hàng tháng trời, cán bộ, chiến sỹ “ba lô trên vai, khẩu súng trong tay” đi bộ, xuyên rừng, lội suối đến các xã, bản làng xa xôi hẻo lánh khảo sát địa hình, xác định vị trí đứng chân các đơn vị, triển khai xây dựng doanh trại, củng cố nơi ăn chốn ở… đồng thời nhanh chóng triển khai dự án đã được phê duyệt. 2.2.2. Những kết quả đạt được và nguyên nhân 2.2.2.1 Những kết quả đạt được * Về xây dựng kết cấu hạ tầng: Từ năm 2000 đến nay, các khu kinh tế - quốc phòng đã đầu tư xây dựng được những cơ sở hạ tầng thiết yếu cho phát triển kinh tế - xã hội như đường giao thông, trạm xá, công trình thuỷ lợi, đường điện và cấp nước sạch sinh hoạt… tạo ra được sự đổi mới cho các khu vực có các bản làng của đồng bào dân tộc sinh sống, cụ thể: + Đoàn kinh tế - quốc phòng Mường Chà - Xây dựng 5 khu bệnh xá quân - dân y kết hợp 2.000m2/bệnh xá, hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2002. - Hoàn thành và bàn giao 2 tuyến đường giao thông nông thôn Nà Khoa - Nà Hỳ và Vàng Lếch - Nà Khoa - Nậm Nhừ 1 dài 45 km tổng giá trị khối lượng hoàn thành là 45 tỷ đồng. - Hoàn thành tuyến đường giao thông nông thôn Vàng Lếch - Bản Mới dài 11,345km bàn giao cho địa phương tháng 1/2005 giá trị 18.5 tỷ đồng. Đang triển khai xây dựng 4 tuyến đường dân sinh với tổng chiều dài 27 km giá trị là 7,45 tỷ đồng. Ngoài ra đã xây dựng được 1 công trình cấp nước sạch, 1 công trình cấp điện sinh hoạt cho bộ đội và nhân dân bản Nậm Chim xã Si Pa Phìn, 4 công trình thuỷ lợi nhỏ, 1 cầu treo, triển khai xây dựng vườn ươm cây giống tại xã Mường Nhé với giá trị 426 triệu đồng [5]. + Khu kinh tế - quốc phòng Sông Mã đã và đang triển khai xây dựng một số công trình thiết yếu phục vụ bộ đội và nhân dân trong vùng như: Triển khai xây dựng đường điện hạ thế Sốp Cộp - Mường; trạm biến áp 35 KV 5 cái với dự toán 4,3 tỷ đồng; xây dựng hồ bản Ban xã Mường Nhà với diện tích 17 ha, tuyến kênh dài 1km tưới được cho 330 ha lúa 2 vụ, cấp nước sinh hoạt cho 3.000 nhân khẩu, làm chậm lũ hạ du với tổng mức đầu tư 15 tỷ đồng đến tháng 4/2006 đã triển khai thực hiện được giá trị 3,5/15 tỷ đồng [5]. * Về phát triển sản xuất, giúp dân xoá đói, giảm nghèo Sau khi ổn định vị trí đóng quân trên địa bàn, tuy lực lượng còn mỏng và chưa có nhiều kinh nghiệm, song các đoàn kinh tế - quốc phòng đã cử cán bộ, chiến sĩ xuống các thôn bản tham gia chương trình giúp dân xoá đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống bằng các hình thức phù hợp: giúp dân làm đường dân sinh, đào mương dẫn nước, hướng dẫn nhân dân sản xuất, tổ chức giúp dân khai hoang ruộng nước, vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi, chuyển giao kỹ thuật sản xuất, triển khai thí điểm mô hình trồng ngô lai, lúa mới và chăn nuôi gia cầm… Kết quả cụ thể: + Đoàn kinh tế - quốc phòng Mường Chà: - Tham gia quy hoạch 54 điểm dân cư hình thành 33 cụm dân cư Đặc biệt là đã xây dựng được 13 cụm bản điểm tại các xã đặc biệt khó khăn như Chà Nưa, Chà Cang, Nà Hỳ, Mường Tông, Mường Nhé. - Đã giúp dân sửa chữa và phát quang mở 88 km đường dân sinh, 5km đường ô tô, nạo vét 2 km mương dẫn nước, khai hoang 5,6 ha ruộng lúa nước, hỗ trợ xây dựng đường nước sạch, lớp học bản, tấm lợp cho dân, hỗ trợ dân đào ao, đẩy mạnh phát triển sản xuất, tổ chức lắp đặt được 4 trạm thu phát sóng vô tuyến truyền hình phục vụ cho nhân dân trong vùng; triển khai trồng và chăm sóc 10 ha chè thử nghiệm bằng nguồn vốn của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn với giá trị là 310 triệu đồng; thực hiện dự án phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm cho 226 hộ dân ở 2 xã Nà Hỳ và Si Pha Phìn với trị giá 1,97 tỷ đồng gồm: xây 205 chuồng lợn, cung cấp 347 con lợn giống, cấp ngô giống, phân bón cho nhân dân trồng 113 ha ngô lai, 56 ha xoài ghép. [5] - Năm 2004 triển khai dự án phát triển sản xuất nông nghiệp, ổn định dân cư tại bản Sân Bay xã Si pha Phìn và bản Huổi Chạ xã Mường Nhé với mức đầu tư 1 tỷ đồng với nội dung xây dựng mô hình trồng ngô lai vụ đông 12,1 ha, trồng tre 4,48 ha, hỗ trợ tấm lợp cho 40 hộ, xây dựng mô hình nuôi bò sinh sản 60 hộ/60 con, xây dựng 2 nhà chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (nhà văn hoá bản) 80 m2/nhà. Bằng nguồn vốn của Bộ Lao động thương binh xã hội đoàn đã triển khai xây dựng mô hình xoá đói giảm nghèo tại bản Nậm Chua xã Nà Hỳ và bản Trạm Púng xã Mường Toong với tổng mức đầu tư 1,1 tỷ đồng, nội dung đầu tư là xây dựng 2 hệ thống thuỷ lợi nhỏ tưới tiêu cho 25 ha, khai hoang 11 ha, hỗ trợ công cụ lao động sản xuất, tập huấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp. Bằng nguồn vố hỗ trợ của Quân khu và tỉnh Điện Biên, đoàn kinh tế - quốc phòng Mường Chà đã hỗ trợ xây dựng bản Nậm Nhừ của xã Nà Hỳ 1 lớp học 92m2, 3 bể nước, 2 giếng nước, 400m đường ống dẫn nước sạch và 2,2km đường dân sinh liên thôn bản và hỗ trợ tấm lợp Pibrôximăng cho các gia đình khó khăn. Ngoài ra, bằng nguồn vốn của Quân khu và tỉnh Điện Biên; Ban chỉ huy Quân sự tỉnh Điện Biên hỗ trợ bản Mốc B4 các công trình: xây dựng hoàn chỉnh 3 nhà, san ủi nền và hỗ trợ làm nhà cho 29 hộ người Thái giá trị 14,850 triệu đồng/hộ, khai hoang 20 ha ruộng nước, hỗ trợ cho 5 hộ người Mông mái nhà bằng tấm lợp Pibrôximăng giá trị 5 triệu đồng/hộ; xin 300 triệu vốn định canh, định cư hỗ trợ cho 41 hộ người Mông làm mái nhà, xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt gồm: 14 bể, 4 km đường ống, xây dựng công trình thuỷ nông, đập đầu mối và 3,2 km mương dẫn. Tổng giá trị hoàn thành 3.099,2 triệu đồng. - Năm 2004 thực hiện bố trí sắp xếp và ổn định chỗ ở cho 167 hộ với tổng mức đầu tư 1.347 triệu đồng. - Năm 2005 thực hiện dự án di dân cho 248 hộ với giá trị 1.510 triệu đồng. - Dự án phát triển sản xuất, ổn định dân cư năm 2005 - 2006 giá trị 3.415,6 triệu đồng [5]. + Đoàn kinh tế - quốc phòng Sông Mã Đã tổ chức giúp dân làm đường dân sinh hơn 10 km, hỗ trợ làm nhà cho gia đình cán bộ, đào mương dẫn nước làm ngầm qua suối, kéo điện cho 120 hộ dân, tặng quà nhân dịp Tết nguyên đán cho đối tượng chính sách 12.990.000 đồng, ủng hộ đồng bào bị hoả hoạn tiền và vật chất (bản Hủa Lạch xã Nậm Lạnh) trị giá 2.600.000 đồng tổ chức trồng lúa làm mô hình trình diễn tại 12 xã = 6.350m2, triển khai mô hình nông lâm nghiệp (trồng cây) trên đồi đất dốc 23 ha, giúp dân khai hoang 38 ha, chuyển giao kỹ thuật thâm canh từ 1 vụ sang 2 vụ cho 30 ha, giúp dân 888 công thu hoạch lúa, đắp mương, làm nhà vệ sinh thôn bản xây 1 bể nước 10m2. - Xây dựng các quỹ nghĩa tình đồng đội và quỹ vì người nghèo được 18.254.000 đồng từ đó đã góp phần phát triển sản xuất, nâng cao năng xuất lao động cho nhân dân, tạo được lòng tin cho nhân dân vào lực lượng bộ đội - Thực hiện dự án hỗ trợ di dân cho 136 hộ giá trị 755 triệu đồng, riêng năm 2005 là 53 hộ với giá trị là 239/1.895 triệu đồng (số còn lại chuyển sang năm 2006) [5]. * Về thực hiện nhiệm vụ xây dựng và củng cố quốc phòng - an ninh Sau những năm tháng triển khai dự án xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng, các đoàn kinh tế - quốc phòng đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng thế trận QP - AN trên địa bàn. Các đoàn kinh tế quốc phòng đã phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền địa phương và các lực lượng trên địa bàn, củng cố xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, đặc biệt là hệ thống cán bộ xã, bản, các tổ chức đoàn thể địa phương, góp phần ổn định chính trị và xã hội các vùng dự án; ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc, củng cố xây dựng lực lượng làm nòng cốt sẵn sàng chiến đấu khi cần thiết. Từ khi thành lập đến nay các đoàn kinh tế - quốc phòng thường xuyên cử các tổ đội công tác xuống cơ sở xã, bản nắm tình hình xây dựng hồ sơ địa bàn, tuyên truyền vận động nhân dân giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chống di cư tự do và truyền đạo trái phép, tuyên truyền luật hôn nhân gia đình, tuyên truyền luật bầu cử hội đồng nhân dân các cấp…, với phương châm 4 cùng “Cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng đồng bào” và 5 có “Có năng lực, có tâm huyết, có trách nhiệm, có hiểu biết, có kinh nghiệm”. Tổ chức tập huấn tiếng dân tộc cho cán bộ đi xây dựng cơ sở. Kết quả đã làm giảm hẳn số lượng di dân tự do, nhiều hộ dân đã cam kết không theo đạo trái pháp luật, lập lại bàn thờ tổ tiên. Cán bộ các đoàn kinh tế - quốc phòng cũng đã tích cực tham gia các chương trình xoá mù chữ, phòng chống dịch bệnh, khắc phục thiên tai bão lũ, phối hợp với trung tâm y tế địa phương tổ chức khám chữa bệnh, cấp thuốc cho đồng bào các dân tộc, làm tốt chương trình 12 quân dân y kết hợp, phối hợp tổ chức tập huấn chuyên môn cho y tá thôn bản, tổ chức thăm hỏi tặng quà và giao lưu văn hoá văn nghệ… + Đối với đoàn kinh tế - quốc phòng Mường Chà: Xuất phát từ tình hình địa bàn, đoàn xác định vấn đề quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa quyết định thực hiện thắng lợi nhiệm vụ là làm tốt công tác dân vận, “xây dựng thế trận lòng dân”, tham gia xây dựng cơ sở chính trị địa bàn. Từ đó, đoàn xây dựng quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, nhanh chóng đưa các tổ đội công tác xuống cơ sở bản, xã nhất là những nơi tình hình phức tạp. Từ năm 2000 đến nay Đoàn đã cử 437 lượt các tổ, đội công tác với 1.547 lượt cán bộ, chiến sỹ xuống cơ sở (xã, bản) để bám dân, bám bản, bám địa bàn, nắm tình hình, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân dân và xây dựng hồ sơ địa bàn 10 xã thuộc vùng dự án. Bằng nhiều hình thức và biện pháp thích hợp đoàn và các tổ đội công tác đã tuyên truyền, giải thích cho nhân dân nhận thức rõ âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch rằng, chúng chỉ lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của đồng bào để kích động chia rẽ khối đại đoàn kết giữa Đảng với nhân dân; gây hoang mang, dao động, làm cho bà con không yên tâm làm ăn sinh sống, lâm vào cảnh đói nghèo, lạc hậu, gây mất ổn định chính trị, chứ thực tế chúng không làm gì giúp dân cải thiện cuộc sống khó khăn. Trong khi đó, Đảng, Nhà nước đưa vốn về làm đường giao thông đến từng xã, bản; xây dựng các cơ sở y tế, bệnh xá quân - dân y để khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí, chăm lo sức khoẻ cho nhân dân; xây dựng trường và tổ chức dạy học cho con em, mở lớp cho những người “chưa có cái chữ’’, làm bể chứa nước sạch để đồng bào sinh hoạt, đắp đập chứa nước làm mương máng dẫn nước vào ruộng, hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng, chăn nuôi, hỗ trợ cây, con giống; giúp đỡ tấm lợp, gạch, xi măng để xây dựng, sửa sang nhà cửa… Đoàn đã hình thành 2 Đội công tác xây dựng cơ sở với 18 đồng chí trong đó có 7 đồng chí là người dân tộc trực tiếp thực hiện cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng đồng bào tại các cụm bản xung yếu. Đặc biệt các đội công tác đã vận động được các hộ ở phân tán trên địa bàn quy tụ về định cư ở các bản mới trong khukinh tế - quốc phòng ; mở đợt tuyên truyền sâu rộng trong đồng bào nắm vững chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc, chính sách tôn giáo, các hiệp định, hiệp nghị, quy chế biên giới của Đảng và Nhà nước, mở các lớp tiếng Mông, bồi dưỡng tập huấn công tác dân vận cho cán bộ, chiến sỹ trong toàn đoàn; thường xuyên tổ chức phong trào học tiếng dân tộc địa phương. Hàng năm tổ chức các hội thi cán bộ dân vận khéo từ cấp cơ sở trở lên, mở các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính, khuyến nông, khuyến lâm cho gần 500 cán bộ xã, bản. Tham mưu giúp cho địa phương kết nạp được 13 đảng viên mới, xoá được 2 bản trắng không có đảng viên; bồi dưỡng đối tượng đảng cho 41 quần chúng ưu tú địa phương, tuyển chọn tân binh là người dân tộc địa phương để tạo nguồn cán bộ cho xã, bản. Góp phần củng cố 5 tổ chức đảng từ trung bình, khá lên trong sạch vững mạnh; 8 chi hội phụ nữ, 16 phân đoàn, chi đoàn thanh niên từ yếu vươn lên khá. Đoàn đã vận động được 1.528 cháu bỏ học trở lại trường lớp, mở 4 lớp xoá tái mù cho 69 người dân và 4 lớp xoá tái mù chữ cho 122 chiến sỹ là người dân tộc. Phối hợp với Công an, bộ đội Biên phòng bồi dưỡng công tác quản lý hộ tịch, hộ khẩu, giải quyết các vụ việc phức tạp, chống di cư tự do, tuyên truyền đạo trái pháp luật cho 180 lượt trưởng, phó bản, Công an bản. Tham gia tuyên truyền vận động bầu cử phó bản, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 1999 - 2004 và nhiệm kỳ 2004 - 2009; bầu cử Quốc hội khoá XI thành công tốt đẹp (tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu ở các xã trong khu kinh tế - quốc phòng đạt 95% - 98%) [5]. Phối hợp với các lực lượng khác trên địa bàn quy hoạch 33 cụm dân cư, xoá bỏ 28 tụ điểm cầu nguyện trá hình; vận động được 60 hộ/470 khẩu bỏ đạo lập bàn thờ tổ tiên, gặp gỡ, giáo dục 44 người từ bỏ nghiện hút ma tuý, xoá bỏ trên 1 ha tái trồng cây thuốc phiện. Tuyên truyền phòng chống diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ được 500 buổi cho 19.500 lượt người nghe, do kiên trì bám dân, bám địa bàn, bám đường lối, chính sách nên việc học và truyền đạo trái pháp luật không tăng lên, hiện tượng di cư tự do có xu hướng giảm (năm sau giảm hơn năm trước, rõ rệt nhất là 2 năm gần đây (năm 2003 giảm 43% so với năm 2002, năm 2004 giảm 22,6% so với năm 2003). Từ khi thành lập đến nay đoàn đã khám chữa bệnh cho gần 3.700 lượt người dân, cấp thuốc miễn phí trị giá gần 50 triệu đồng và phối hợp với Viện Quân y 108 khám chữa bệnh miễn phí, cấp thuốc miễn phí cho hơn 14.000 lượt người dân với giá trị hàng trăm triệu đồng. Không những thế đoàn kết hợp cùng địa phương tổ chức đưa 70 già làng, trưởng bản tiêu biểu về thăm quan Thủ đô Hà nội, thăm đất tổ Vua Hùng, chứng kiến những thành tựu kinh tế - xã hội của đất nước để giáo dục, vận động con cháu, bà con bản mình tin tưởng và chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực sản xuất nâng cao đời sống… Nhờ vậy hầu hết đồng bào các dân tộc ở địa phương nhận thức rõ hơn âm mưu thủ đoạn lừa bịp của các thế lực thù địch, nâng cao tinh thần tự giác; đặc biệt là thấy được sự quan tâm chăm lo, đầu tư to lớn của Đảng, Nhà nước cho sự phát triển mọi mặt của bà con vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới nới chung, của địa phương mình nói riêng. Từ đó lòng tin của nhân dân đối với cấp uỷ, chính quyền địa phương, các lực lượng vũ trang đứng chân, hoạt động trên địa bàn ngày càng được củng cố vững chắc. Cán bộ chiến sĩ của đoàn được nhân dâ tin yêu, mến phục, được cấp uỷ, chính quyền địa phương tin cậy đánh giá cao, góp phần tô đẹp thêm hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”trong lòng nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Điều quí giá là, bà con đã yên tâm làm ăn sinh sống, góp phần ổn định dân cư, xã hội, ngăn chặn được tình trạng di cư tự do từ nơi khác vào địa bàn và từ địa bàn đi Tây Nguyên (từ năm 2002 trở về trước có 1.109 hộ/6.235 khẩu di cư đến, 279 hộ/1.599 khẩu di cư đi Tây Nguyên; thì từ năm 2003 đến nay chỉ có 42 hộ/220 khẩu di cư trong địa bàn, không có di cư đến và đi) [25,tr.60] Các hoạt động tôn giáo, truyền và học đạo Tin lành trái phép được khống chế, số người theo học đạo, bị lợi dụng tôn giáo không tăng, đối tượng cầm đầu được quản lý giáo dục, tình hình an ninh chính trị trên địa bàn được ổn định. + Đối với đoàn kinh tế - quốc phòng Sông Mã: sau 3 năm triển khai xây dựng khukinh tế - quốc phòng, mặc dù thời gian ngắn nhưng với quyết tâm khắc phục khó khăn đoàn đã thành lập được 2 đội công tác chuyên trách và 6 đội công tác xây dựng cơ sở bán chuyên trách: Tính riêng 9 tháng đầu năm 2004 đã cử 320 lượt cán bộ, chiến sĩ xuống 12 xã để nắm tình hình an ninh chính trị và tuyên truyền vận động nhân dân, kết quả: - Tuyên truyền đường lối, chính sách của đảng, luật bầu cử Hội đồng nhân dân được 22 buổi/7000 lượt người tham gia - Tuyên truyền âm mưu thủ đoạn của kẻ địch lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc chống phá cách mạng nước ta được 17 buổi/6.500 lượt người tham gia. - Tuyên truyền các chủ trương phát triển kinh tế văn hoá xã hội được 22 buổi/10.400 lượt người; tuyên truyền thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá 18 buổi/6.800 lượt người tham gia. - Tổ chức kết nghĩa 12/16 tổ chức đoàn các cấp, tham mưu cho địa phương kiện toàn 23 chi hội phụ nữ, 17 chi hội nông dân, 26 chi đoàn thanh niên, 17 chi hội nông dân, 8 chi hội cựu chiến binh, 7/193 bản điểm văn hoá; Tham mưu cho cấp uỷ địa phương giới thiệu kết nạp 8 quần chúng ưu tú vào Đảng, giao lưu văn hoá, thi đấu bóng chuyền, bóng đá, cầu lông thu hút 21.757 lượt người xem, tích cực tham gia các chương trình xoá đói giảm nghèo, phòng chống dịch bệnh, phối hợp với trung tâm y tế dịa phương tổ chức khám chữa bệnh cho hơn 3451 lượt người, cấp thuốc cho đồng bào các dân tộc, làm tốt chương trình 12: quân dân y kết hợp, phối hợp tập huấn chuyên môn bồi dưỡng nghiệp vụ y tá thôn bản cho các xã trong vùng dự án đạt kết quả tốt [5] Có thể nói rằng Tây Bắc những năm qua là một trong những địa bàn có tỷ lệ đói nghèo cao nhất nước, tình hình chính trị, xã hội nhiều phức tạp chỉ đứng sau Tây Nguyên. Đặc biệt là tình trạng dân di cư tự do đã đưa đến nhiều tệ nạn xã hội và tập tục lạc hậu như: trồng, hút thuốc phiện, săn bắn động vật quý hiếm, đốt nương làm rẫy, phá rừng, tuyên truyền, phát triển đạo “Vàng Chứ”, làm thay đổi tự do tín ngưỡng truyền thống dân tộc; tội phạm ma tuý, tàng trữ vũ khí, buôn lậu phát sinh, nhất là qua lại biên giới diễn ra tuỳ tiện gây khó khăn cho công tác quản lý hành chính và bảo vệ an ninh trật tự ở vùng biên giới. Đã có thời gian bọn phản động đội lốt tôn giáo xây dựng “xã đạo” “bí thư đạo” “chủ tịch đạo ” nhưng nhờ có chủ trương đúng, kịp thời xây dựng khu kinh tế - quốc phòng trên địa bàn đó mặc dù thời gian triển khai xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng còn ngắn lại trong điều kiện khó khăn gian khổ song quân đội mà trực tiếp là bằng sự nỗ lực của cán bộ, chiến sĩ các đoàn kinh tế - quốc phòng Mường Chà, Sông Mã đã giúp chính quyền địa phương ổn định được tình hình. Những thành tựu đạt được về phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh đã chứng minh cho hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ ” trên trận chiến đấu mới: “thế trận lòng dân” và cơ sở chính trị, xã hội trên địa bàn được củng cố; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; kinh tế, xã hội từng bước phát triển vững chắc (chỉ riêng xã Nà Hỳ trước khi nằm trong dự án khu kinh tế - quốc phòng là xã biên giới khó khăn nhất, tình hình chính trị cũng phức tạp nhất của huyện Mường Nhé thì đến nay Nà Hỳ là điểm sáng định canh, định cư nơi biên giới: xã có trường tiểu học và trung học cơ sở, hầu hết các bản đều có điểm trường, trẻ em trong độ tuổi được đến trường, có trạm y tế quân dân y kết hợp khang trang với 10 giường bệnh và đội ngũ y bác sĩ vững tay nghề, không còn tình trạng coi “thầy mo trọng hơn thầy thuốc” như trước kia; có trạm chuyển tiếp truyền thanh, truyền hình phủ sóng đến khắp các bản làng, chương trình VTV1, VTV3, VTV5 trở thành người bạn thân thiết của đồng bào các dân tộc nơi đây. Đến nay Nà Hỳ có 625 gia đình được công nhận “gia đình văn hoá”, 315 người bỏ đạo Vàng Chứ khôi phục tín ngưỡng dân tộc, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc trong xã được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm từ 60% năm 2000 xuống còn dưới 30%, nhiều hộ dân có tích luỹ, xây dựng nhà cửa, đồ dùng sinh hoạt, mua sắm xe máy, các phương tiện nghe nhìn…tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân được tăng cường: chỉ riêng năm 2004 - 2005 đồng bào các dân tộc ở Nà Hỳ đã cung cấp hàng trăm nguồn tin quan trọng, giúp các lực lượng chức năng đấu tranh ngăn chặn 23 vụ, xử lý hơn 40 đối tượng vi phạm quy chế biên giới. Năm 2004 - 2005 Nà Hỳ được Bộ quốc phòng tặng bằng khen [7, tr.3]. Với kết quả đạt được nêu trên, gắn với mục tiêu đặt ra khi xây dựng khu kinh tế - quốc phòng có thể khẳng định rằng: Các khu kinh tế - quốc phòng trên địa bàn Tây Bắc đã đem lại hiệu quả thiết thực trên tất cả các mặt mà đặc biệt là: - Đối với mục tiêu đón nhận dân: Thông qua các chương trình làm nhà cho dân, cấp bò, lợn …đã xây dựng điểm tái định cư và đưa đồng bào vào ở như ở khu kinh tế - quốc phòng Mường Chà… - Mục tiêu xoá đói, giảm nghèo phát triểnkinh tế - xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân: Đây là chỉ tiêu có thể là rất tương đối được đặt ra, nhưng trong đó có những nội dung có thể lượng hoá được thông qua chỉ số về tỷ lệ hộ đói nghèo tăng giảm trong từng thời kỳ để so sánh, (tỷ lệ hộ đói nghèo giảm từ 70 - 80% năm 2001 xuống còn 30 - 40% năm 2005 (so tiêu chí cũ) [18, tr.48] chỉ số phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất có thể thông qua mức thu nhập bình quân của các hộ gia đình trong từng thời kỳ … chỉ số về đời sống tinh thần được nâng lên thông qua tỷ lệ hộ gia đình có đài phát thanh, truyền hình, báo chí, chất lượng cuộc sống được nâng cao thông qua điều kiện đường xá đi lại, cấp điện, học hành, chữa bệnh, các chương trình khuyến nông, khuyến lâm…Những chỉ tiêu này các khu kinh tế - quốc phòng bước đầu đều đạt được - Mục tiêu bố trí lại dân cư hình thành các cụm làng xã biên giới, và bảo đảm QP - AN: mục tiêu này nhằm hướng tới tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội cho nhân dân khu vực biên giới, đồng thời bảo đảm QP - AN tạo thế phòng thủ quốc phòng toàn dân, mục tiêu này được lượng hoá trên thực tế cho thấy các khu kinh tế - quốc phòng, đặc biệt là các đoàn kinh tế - quóc phòn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van.doc
  • docbia quang.doc
Tài liệu liên quan