Luận văn Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam

MỤC LỤC

Lời nói đầu . 1

Chương 1: Quá trình hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN

- Trung Quốc (ACFTA) . 6

1.1. Những nhân tố thúc đẩy sự hình thành ACFTA . 6

1.1.1. Sự phát triển mạnh mẽ của các khu vực mậu dịch tự do

(FTA) trên toàn cầu . 6

1.1.2. Sức mạnh kinh tế mới của Trung Quốc và sự hấp dẫn của

khu vực kinh tế năng động ASEAN. . 20

1.1.3. Những thành tựu hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc . 34

1.2. Sự hình thành ACFTA . 54

1.2.1. Các mốc thời gian chính . 54

1.2.2. Nội dung cam kết . 61

Chương 2: Tác động của khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung

Quốc tới các quốc gia thành viên . 77

2.1. Cơ hội . 77

2.1.1. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn . 77

2.1.2. Tạo ra vị thế mới về chính trị trong các vòng thương lượng,

đàm phán đa phương toàn cầu . 105

2.1.3. Tạo ra môi trường hoà bình, ổn định và hợp tác . 110

2.2. Thách thức . 114

2.2.1. Loại hình tổ chức của ACFTA . 114

2.2.2. Tình trạng phân hóa hai cực . 116

2.2.3. Cạnh tranh . 117

2.2.4. Yếu tố chính trị . 136

Chương 3: Việt Nam và ACFTA . 147

3.1. Quan hệ hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc . 147

3.1.1. Hợp tác chính trị, ngoại giao . 148

3.1.2. Hợp tác thương mại . 149

3.1.3. Hợp tác đầu tư . 158

3.2. Tác động của ACFTA đối với Việt Nam. . 160

3.2.1. Cơ hội đối với Việt Nam khi tham gia ACFTA . 160

3.2.2. Thách thức đối với Việt Nam khi tham gia ACFTA . 178

3.3. Một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam vào ACFTA188

3.3.1. Chuyên môn hoá sản xuất và chế biến những mặt hàng xuất

khẩu mà Việt Nam có năng lực cạnh tranh hơn so với Trung Quốc189

3.3.2. Thúc đẩy cải cách kinh tế, tăng cường tự do hoá thương mại

và xúc tiến đầu tư . 195

3.3.3. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại . 200

3.3.4. Phát huy lợi thế về vị trí địa lý để nâng cao kim ngạch

thương mại song phương, trở thành đầu cầu và cửa ngõ của Trung

Quốc ở thị trường ASEAN . 205

3.3.5. Tiến hành đàm phán với Trung Quốc để được hưởng các

điều kiện ưu đãi hơn trong việc mở cửa thị trường và thực hiện

nguyên tắc tối huệ quốc cũng như trong việc cung cấp hỗ trợ kinh

tế kỹ thuật . 209

3.3.6. Thu hẹp khoảng cách phát triển giữa Việt Nam và các nước

ASEAN khác . 211

3.3.7. Tích cực hợp tác với với các nước trong khối ASEAN để đi

đến nhất thể hoá thị trường khu vực nhằm cạnh tranh với thị

trường Trung Quốc. . 215

Kết luận . 223

Danh mục tài liệu tham khảo . 228

Chú thích: . 228

Tài liệu tham khảo khác . 238

Phụ lục . 241

pdf268 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4408 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho dù những hàng hoá này đến từ một vài nước có chi phí sản xuất thấp. Đây chính là hiện tượng chuyển hướng thương mại. Không nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc đã tự xếp mình như một trong những nhà sản xuất hàng đầu các sản phẩm công nghiệp giá rẻ và đang chuyển hướng về sản xuất những sản phẩm và dịch vụ có giá trị gia tăng lớn hơn. Tuy nhiên, trao đổi thương mại với Trung Quốc không phải là trò chơi một mất một còn, khi Trung Quốc tiếp nhận toàn bộ lợi ích, phần còn lại của ASEAN sẽ lên tiếng phản đối. Chắc chắn sẽ có cạnh tranh, đặc biệt là để tìm thị trường xuất khẩu, tuy nhiên sự khác biệt giữa các sản phẩm sẽ bổ sung lẫn cho nhau. 2.2.3.2. Cạnh tranh trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Về đầu tư, với một thị trường rộng lớn lại có sự ổn định chính trị xã hội cao, có nền kinh tế đang công nghiệp hoá tăng trưởng cao và ổn định, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ có sức hút mạnh mẽ đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên rủi ro có thể xảy ra là phần lớn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thu hút bởi Khu vực mậu dịch tự do này sẽ do Trung Quốc chiếm giữ. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam Đinh Thị Việt Thu - Anh 8, K38C, Đại học Ngoại Thương - 124 - Thật vậy, chế độ đầu tư tự do hơn của Trung Quốc cũng như chi phí sản xuất thấp của nước này so với các quốc gia khác sẽ rất có thể kéo một số nhà đầu tư ra xa các nước ASEAN. ASEAN và Trung Quốc đều là những nước đang phát triển, trong quá trình phát triển kinh tế cần thu hút một khối lượng lớn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, sau khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997, đầu tư nước ngoài bắt đầu rút khỏi các nước Đông Nam Á, trong khi đó, Trung Quốc với thị trường nội địa khổng lồ và với sự điều hành kinh tế vĩ mô vững chắc đã khiến cho nguồn vốn bên ngoài ồ ạt chảy vào. Năm 2000, tỷ lệ FDI vào 10 nước ASEAN trong tổng ngạch đầu tư vào các nước đang phát triển châu Á vẫn thấp hơn mức trước khi xảy ra khủng hoảng tiền tệ, từ trên 30% thời kỳ giữa thập kỷ 90 xuống còn 10% vào năm 2000, trong khi đó đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Trung Quốc từ 14.38% năm 1990 tăng vọt lên 45.9% vào năm 2001 [28]. Mặt khác, phần lớn các nước ASEAN trong 30 năm qua chủ yếu dựa vào đầu tư trực tiếp từ bên ngoài, nhất là vốn từ Nhật Bản. Nhưng việc ASEAN thiết lập khu mậu dịch tự do với Trung Quốc sẽ gạt các thế lực truyền thống như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản ra ngoài, do vậy trước hết sẽ phải chịu sức ép từ phía Nhật Bản, cụ thể đầu tư của Nhật Bản tại khu Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam Đinh Thị Việt Thu - Anh 8, K38C, Đại học Ngoại Thương - 125 - vực có thể sẽ giảm mạnh gây nên tổn thất trực tiếp về kinh tế. Đồng thời, Trung Quốc lại có sức thu hút to lớn đối với các nhà đầu tư Nhật Bản, Mỹ, Hồng Kông, thậm chí Đài Loan. Hiện nay có tới 80% [28] vốn quốc tế đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc, điều này tạo nên một sức ép rất lớn đối với sự phát triển kinh tế và là một thách thức mới đối với ASEAN. Hơn nữa, tuy nguồn vốn đầu tư từ Hồng Kông, Đài Loan chiếm vị trí quan trọng trong đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc nhưng từ khi gia nhập WTO, chính phủ Trung Quốc đã sửa đổi “Danh mục chỉ đạo ngành đầu tư ngoại thương” và “Quy định chỉ đạo hướng đầu tư ngoại thương”, mở rộng lĩnh vực đầu tư nước ngoài, đồng thời nới lỏng hạn chế tỷ lệ cổ phần đầu tư nước ngoài. Do vậy, những năm gần đây, Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu đã đẩy mạnh đầu tư vào Trung Quốc. Theo thống kê của Bộ Tài chính Nhật Bản, 6 tháng đầu năm 2002, đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Singapore giảm 30.5%, vào Thái Lan giảm 44.4%, vào Indonesia giảm 31.7%, vào Malaysia giảm 55% và vào Việt Nam giảm 47.6%; trong khi đó đầu tư của Nhật Bản vào Trung Quốc lại tăng 23.2% [28]. Nguyên nhân chủ yếu khiến Nhật Bản giảm đầu tư vào ASEAN và chuyển vốn đầu tư sang Trung Quốc là do Trung Quốc có ưu thế giá nhân công rẻ, thị trường lớn. Ví dụ, công ty sản xuất đồ điện Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam Đinh Thị Việt Thu - Anh 8, K38C, Đại học Ngoại Thương - 126 - NEC của Nhật Bản đã đóng cửa cơ sở sản xuất máy vi tính cá nhân ở Malaysia, chuyển sang sản xuất tại Trung Quốc. Hay trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô cũng vậy, các nhà hoạch định chính sách đang lo ngại rằng Trung Quốc sẽ thu hút hết nguồn đầu tư nước ngoài vào ngành này và sẽ dần “xoá sổ” thị phần của ASEAN trên thị trường Trung Quốc. Như vậy, có thể thấy triển vọng thị trường Trung Quốc đang ngày càng có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Và đây chính là điều mà các nước ASEAN đều lo ngại. Mặc dù thách thức cạnh tranh với Trung Quốc, cả hiện tại và tương lai, là rất lớn song đứng ở góc độ chiến lược, hội nhập của ASEAN và Trung Quốc là cần thiết bởi lẽ căn cứ vào tình hình xuất nhập khẩu của các nước ASEAN, có thể thấy, cơ cấu ASEAN có tính hướng ngoại với hơn 77% khối lượng ngoại thương diễn ra với bên ngoài khối, giao dịch nội khối chỉ chiếm 23% [25]. Xét rộng ra, không chỉ các nước ASEAN mà các nước thuộc khu vực Đông Á nói chung như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc đều mang thuộc tính này. Không những thế, cơ cấu sản phẩm của các nước cũng tương đối giống nhau. Chính thuộc tính này làm cho các nước xích lại gần nhau hơn trong những năm qua. Các nước ASEAN dường như bị chi phối bởi ảnh hưởng của Nhật Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam Đinh Thị Việt Thu - Anh 8, K38C, Đại học Ngoại Thương - 127 - Bản, song cũng được lợi từ mối quan hệ này. Rõ ràng cạnh tranh trong xuất khẩu mới là nguy cơ lớn nhất, làm chia rẽ các nước. Điều này xét về mặt nào đấy chỉ có lợi cho bên thứ ba. Hơn nữa, bài học từ khối các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho thấy một cơ cấu tương tự là rất cần thiết đối với các nước trong khu vực, không chỉ ASEAN mà cả Trung Quốc. Thế giới ngày nay đang đứng trước trào lưu tự do hoá thương mại và ngày càng có xu hướng trở thành thị trường chung bị chi phối bởi các công ty đa quốc gia. Trong bối cảnh đó, những nước đang phát triển chịu nhiều thiệt thòi và bất lợi đang có xu hướng xích lại gần nhau hơn để tự bảo vệ và tạo điều kiện phát huy sức mạnh tập thể, hỗ trợ và tăng cường khả năng cạnh tranh. Xét trên quan điểm này, một sự hợp nhất ASEAN - Trung Quốc có lợi hơn là đối đầu lẫn nhau, đúng như nhận định của Cựu tổng thư ký ASEAN Rodolfo C. Severino: “Cạnh tranh là điều không còn phải bàn cãi. Toàn bộ hàm ý của toàn cầu hoá chính là cạnh tranh, thương mại như vậy, kinh tế cũng là như vậy. Cạnh tranh, đặc biệt là cạnh tranh tự do công bằng thì không phải là điều xấu, cũng không đáng lo sợ” [28]. Như vậy, xây dựng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ khiến cho ASEAN và Trung Quốc trở thành một thị trường thống nhất và đây Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam Đinh Thị Việt Thu - Anh 8, K38C, Đại học Ngoại Thương - 128 - chính là con đường hiệu quả để khắc phục cạnh tranh “ác tính” giữa hai bên. 2.2.3.3. Cạnh tranh tại thị trường thứ ba Sau hơn 20 năm cải cách và thực hiện chính sách mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng với tiềm lực kinh tế to lớn, đứng thứ hai trên thế giới sau Mỹ về GDP tính theo sức mua tương đương. Đồng thời, cả GDP và ngoại thương của Trung Quốc đều phát triển với tốc độ nhanh. Sức mạnh kinh tế đó của Trung Quốc đang tác động rất mạnh đến các nước ASEAN, đặc biệt tại thị trường thứ ba. Trước hết, ASEAN, với tư cách là một khối thống nhất, đang dần mất đi vị trí trung tâm chế tạo hàng giá thành thấp của thế giới. Trung tâm này đã dần dần chuyển sang Trung Quốc. Đó là do Trung Quốc và đa số các nước ASEAN đều có nguồn nhân lực và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, trình độ phát triển và cơ cấu ngành về cơ bản cùng thứ hạng, còn những nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản và các nước công nghiệp mới khác lại đều là đối tác thương mại và nguồn thu hút vốn chủ yếu. Theo điều tra của báo Nikkei (Nhật Bản), năm 2000, Trung Quốc chiếm 40% tổng lượng sản xuất máy điều hoà không khí, 24% tivi màu, 11% máy tính cá nhân và 10% điện thoại di động của thế Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam Đinh Thị Việt Thu - Anh 8, K38C, Đại học Ngoại Thương - 129 - giới [30]. Hơn nữa, với chất lượng hàng công nghiệp ngày càng được cải thiện rõ rệt, Trung Quốc đã nhanh chóng thâm nhập vào các thị trường quan trọng trên thế giới như Mỹ và Nhật Bản, đây đồng thời cũng là những thị trường xuất khẩu quan trọng nhất đối với cả phần lớn các thành viên ASEAN và Trung Quốc. Lấy ví dụ với bốn nước ASEAN có trình độ phát triển gần với Trung Quốc là Thái Lan, Malaysia, Philippines và Indonesia. Thị phần của các nước này tại Mỹ và Nhật Bản có thể bị thu hẹp lại do sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc. Theo thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), trong thập niên 90, thị phần của Thái Lan, Malaysia, Philippines và Indonesia chỉ thay đổi đáng kể trong khi thị phần của Trung Quốc lại tăng vượt bậc. Từ năm 1991 đến năm 2001, thị phần của 4 nước ASEAN này trong tổng nhập khẩu của Mỹ chỉ tăng từ 3.7% đến 5% trong khi Trung Quốc tăng từ 2% lên 7%. Cũng trong thời gian đó, trong tổng nhập khẩu của Nhật Bản, thị phần của 4 nước ASEAN: Thái Lan, Malaysia, Philippines và Indonesia tăng từ 11.1% đến 12.7% trong khi Trung Quốc tăng từ 4.9% lên 13% [30]. Như vậy, có thể thấy trong số những thị trường xuất khẩu chính của các nước ASEAN, chừng nào cuộc cạnh tranh với Trung Quốc còn tiếp diễn, Châu Âu, Nhật Bản và Mỹ sẽ là những thị trường cạnh tranh Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam Đinh Thị Việt Thu - Anh 8, K38C, Đại học Ngoại Thương - 130 - lớn. Vì Trung Quốc đang hướng hàng xuất khẩu của họ vào cùng một thị trường với ASEAN nên hàng hoá của các nước ASEAN sẽ phải cạnh tranh trực tiếp với hàng Trung Quốc. Hiện nay, các thị trường chính của Trung Quốc là Mỹ, EU và Nhật Bản với mức xuất khẩu trên tổng số (khoảng 195.2 tỷ USD vào năm 2000) lần lượt là 45%, 26% và 22% [31]. Thương mại của Trung Quốc tập trung chủ yếu vào các sản phẩm chế tạo bao gồm: hàng tiêu dùng (đồ chơi, các chương trình trò chơi, thiết bị nội thất); trang thiết bị văn phòng và viễn thông, máy và dụng cụ chạy điện, hàng dệt may và quần áo. Thật vậy, từ cuối thập kỷ 80, với chiến lược trở thành trung tâm của thế giới về hàng chế tạo, Trung Quốc đã là nước sản xuất và xuất khẩu lớn nhất các mặt hàng chế tạo tập trung nhiều lao động. Trong giai đoạn 1993 – 1998, nhóm hàng này bao gồm dệt may, giầy dép, đồ chơi trẻ em, dụng cụ thể thao và đồ gỗ, ..., chiếm 36% [32] tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc. Đây cũng là những mặt hàng đóng góp nhiều nhất cho thặng dư thương mại của Trung Quốc kể từ năm 1995 trở lại đây. Hiện nay, khoảng 94% và 96% tổng lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường Mỹ và EU là hàng chế tạo. Tại Nhật, gần Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam Đinh Thị Việt Thu - Anh 8, K38C, Đại học Ngoại Thương - 131 - 15% lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc là sản phẩm nông nghiệp và khoảng 80% là hàng chế tạo [31]. Mặc dù xuất khẩu dệt may bị hạn chế bởi những quy định của Hiệp định đa sợi nhưng dệt may vẫn là nhóm hàng xuất khẩu quan trọng nhất trong giai đoạn kể trên. Ví dụ, tại thị trường hàng may mặc nhóm G7, thị phần của Trung Quốc đã tăng gấp đôi lên mức 20% những năm 90, lợi nhuận về thị phần này phần lớn thu được từ thiệt hại của các nhà xuất khẩu của các nước công nghiệp mới Châu Á (NICs); tuy nhiên, thị phần của các nước Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan vẫn còn khá trì trệ ở mức khoảng 8% [34]. Thị trường hàng giày dép G7 hiện cũng đang bị Trung Quốc chiếm lĩnh, với thị phần tương đối tăng từ 10% cuối những năm 80 đến mức 38% [33] cuối những năm 90. Một lần nữa, việc này đã gây thiệt hại không nhỏ cho ASEAN. Sở dĩ như vậy là vì chi phí nhân công ở Trung Quốc rất thấp. Nếu lấy giá nhân công làm tiêu chí để so sánh thì các nước ASEAN phải đối mặt với sức ép rất lớn trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá. Từ bảng 12 có thể thấy Trung Quốc là nước có đơn giá nhân công thấp nhất (0.07 USD), trong khi đơn giá nhân công của các nước ASEAN lại rất cao, đặc biệt là Singapore, Thái Lan và Malaysia với chỉ số nhân công trên Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam Đinh Thị Việt Thu - Anh 8, K38C, Đại học Ngoại Thương - 132 - dưới 0.5 USD. Điều này đã lý giải tại sao Trung Quốc lại có nhiều ưu thế hơn so với các nước ASEAN trong quá trình xuất khẩu những mặt hàng có hàm lượng lao động cao. Một nguyên nhân khác là do các nước phát triển và một số nước công nghiệp mới đã thực hiện cải cách cơ cấu công nghiệp theo hướng tập trung sản xuất các mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao và nhập khẩu các mặt hàng có hàm lượng lao động cao từ các nước đang phát triển. Bảng 12: So sánh đơn giá nhân công giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN Đơn vị: USD 1985 1986 1987 1988 1999 Trung Quốc 0.07 0.06 0.07 0.07 0.07 Indonesia 0.21 0.16 0.14 0.09 0.09 Malaysia 0.4 0.37 0.25 0.25 0.25 Philippine s 0.29 0.3 n.a. n.a. n.a. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam Đinh Thị Việt Thu - Anh 8, K38C, Đại học Ngoại Thương - 133 - Singapore 0.46 0.41 0.68 0.71 0.59 Thái Lan n.a. n.a. 0.28 0.36 0.33 Nguồn: Lee and Abeysinghe (1999) [33]. n.a. : không có số liệu Có thể lấy ví dụ một nhóm hàng tập trung nhiều lao động của Trung Quốc đang phát triển rất nhanh và chắc chắn sẽ là mối đe doạ đáng kể cho lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá của các nước ASEAN, đó là máy móc và đồ điện gia dụng như thiết bị ghi âm, linh kiện tivi và các thiết bị viễn thông khác. Giá trị xuất khẩu của nhóm hàng này đã tăng từ 2.82% năm 1986 lên 23.75 trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc [32]. Theo thống kê của báo Nikkei (Nhật Bản), tại thị trường Nhật Bản, hàng vải, may mặc nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ có 4 tỷ JPY vào năm 1990 nhưng đã tăng lên 1,800 tỷ JPY vào năm 2000, làm cho tỷ lệ nhập khẩu từ Trung Quốc trong tổng nhập khẩu các mặt hàng này của Nhật Bản trong thời gian đó tăng từ 0.2% lên đến 68%. Vào năm 1990, hầu như Trung Quốc chưa xuất khẩu đồ điện gia dụng sang Nhật Bản, nhưng đến năm 2000 đã chiếm gần 30% tổng lượng nhập khẩu máy điều hoà không khí của nước này, trên 30% máy giặt, 25% tivi và video [30]. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam Đinh Thị Việt Thu - Anh 8, K38C, Đại học Ngoại Thương - 134 - Thứ hai, xem xét từ cơ cấu xuất khẩu hàng hoá, những năm gần đây, hệ số tương quan đẳng cấp hay còn gọi là “chỉ số đặc thù” (specification index) [34] của hàng xuất khẩu Trung Quốc và ASEAN ngày càng cao. Đánh giá của Viện nghiên cứu Nomura (Nhật Bản) về “chỉ số đặc thù” của hàng hoá công nghiệp của các nước Đông Á (xem bảng 13) cho thấy hầu hết các nước ASEAN hiện đang trong tình trạng cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc về thương mại, cơ cấu hàng xuất khẩu của hai bên ngày càng giống nhau, sự cạnh tranh trên thị trường thứ ba ngày càng quyết liệt. Trong đó, hệ số tương quan giữa Trung Quốc và Thái Lan cao nhất, tới mức 0,98 (nghĩa là khả năng bổ sung nhau rất thấp, cơ cấu hàng xuất khẩu hai nước giống nhau nhất và mức độ cạnh tranh do đó cũng cao nhất). Bảng 13: Chỉ số đặc thù của Trung Quốc và các nước ASEAN 5 trong một số ngành công nghiệp Nước Chế phẩm Hoá chất Công nghiệp có hàm lượng nguy liệu cao Các loại Máy móc Công nghiệp tạp phẩm Trung Quốc - 0.40 - 0.02 -0.08 0.76 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam Đinh Thị Việt Thu - Anh 8, K38C, Đại học Ngoại Thương - 135 - Indonesia - 0.31 0.52 -0.04 0.84 Thái Lan - 0.36 - 0.08 0.05 0.69 Malaysia - 0.29 - 0.09 0.13 0.34 Philippines - 0.80 - 0.54 -0.06 0.33 Singapore 0.15 - 0.28 0.06 -0.09 Nguồn : Viện nghiên cứu Nomura (Nomura Research Institute), Nhật Bản, 2001, tính theo số liệu thống kê của ADB. Hơn nữa, Trung Quốc và các nước ASEAN không chỉ có các mặt hàng xuất khẩu giống nhau mà còn có nhiều thị trường xuất khẩu trùng nhau. Về thị trường xuất khẩu, cả Trung Quốc và các nước ASEAN đều dựa khá nhiều vào các nước phát triển. Các năm qua, Hồng Kông luôn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc (tham khảo Phụ lục 9), nhưng một khối lượng lớn hàng hoá xuất qua Hồng Kông để vào các thị trường khác. Vì vậy, nếu không tính lượng hàng hoá xuất khẩu qua trung gian này, tính tới thời điểm năm 1998 thì Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc, sau đó là Nhật Bản. Trong khi đó, đối với các nước ASEAN, khoảng 20.5% tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước này là sang thị trường Mỹ; 16.3% sang thị trường Châu Âu và 11% được xuất sang Nhật Bản [32]. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam Đinh Thị Việt Thu - Anh 8, K38C, Đại học Ngoại Thương - 136 - Như vậy, với việc thiết lập Khu vực mậu dịch tự do với Trung Quốc, thoạt đầu các nước ASEAN sẽ thu được lợi nhờ cắt giảm quan thuế của Trung Quốc nhưng ASEAN sẽ mất dần cho Trung Quốc thị phần ở Mỹ, Châu Á và các thị trường khác. 2.2.4. Yếu tố chính trị 2.2.4.1. Vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông Biển Đông (phía Trung Quốc gọi là Nam Hải, người phương Tây gọi là biển Nam Trung Hoa) là vấn đề còn tồn tại và gây căng thẳng giữa một số nước Đông Nam Á với Trung Quốc. Trong vấn đề biển Đông, Trường Sa là điểm tranh chấp gay gắt nhất trong việc công nhận phạm vi chủ quyền và lợi ích biển của các nước có liên quan. Biển Đông chiếm 25% vận tải biển của thế giới, trữ lượng dầu mỏ ước tính khoảng 23.5 tỷ tấn và lượng khí đốt thiên nhiên khoảng 8269 tỷ m3 [35]. Cho nên có thể nói, sự phức tạp của vấn đề Biển Đông mang tính tổng hợp, nó không chỉ bao gồm yếu tố lịch sử, lợi ích chiến lược, chạy đua khai thác các nguồn tài nguyên thềm lục địa như dầu lửa, khí tự nhiên mà còn gọi là “tâm địa chấn” của mọi hoạt động trên biển giữa các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam Đinh Thị Việt Thu - Anh 8, K38C, Đại học Ngoại Thương - 137 - Trong những năm gần đây, quan hệ láng giềng giữa Trung Quốc với các nước ASEAN đã có bước cải thiện và phát triển đáng kể làm cho tình hình ở Biển Đông gió im sóng lặng, nhưng thực chất các nước vẫn không hề nới lỏng sự khống chế quân sự của mình. Trung Quốc tăng cường cơ sở hạ tầng trên biển như cảng, sân bay, đèn biển, doanh trại và tăng cường kiểm soát hành chính, còn các nước ASEAN tăng chi phí quốc phòng và tích cực tiến hành các cuộc diễn tập trên Biển Đông. Sau 4 năm vắng bóng tại vùng biển gần quần đảo Trường Sa, ngày 21/ 2/ 2000, Mỹ cùng Philippine diễn tập quân sự mang tên “Tinh thần đồng đội Mỹ – Philippine” với quy mô lớn. Tiếp đến, vào tháng 5/ 2000, lần đầu tiên Singapore cùng Thái Lan và Mỹ diễn tập chung “Hổ mang 2000” trong vòng 14 ngày. Ngày 3/ 7/ 2000, các nước Singapore, Malaysia, Australia, New Zealand và Anh tiến hành cuộc diễn tập “Cá bay 2000” với 5000 lính, 34 tàu chiến và 98 máy bay chiến đấu. Đáp lại những cuộc diễn tập của các nước Đông Nam Á, trung tuần tháng 4/ 2000, đội tàu của hải quân Trung Quốc diễn tập với nội dung 35 hạng mục, huấn luyện và kiểm tra phương hướng chiến đấu trong môi trường chiến đấu biển. Với những cuộc tập trận này, Biển Đông trở nên không yên ả. Nhiều nhà quan sát lo ngại rằng nó có thể trở thành thùng thuốc Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam Đinh Thị Việt Thu - Anh 8, K38C, Đại học Ngoại Thương - 138 - súng của Châu Á và có thể gây ra bão táp và trở thành “Trung Đông thứ hai”. Mặc dù Trung Quốc và các nước ASEAN có liên quan đã đề cập đến vấn đề này trong các cuộc hội nghị riêng về Biển Đông hoặc trong các diễn đàn chung giữa hai bên nhưng vẫn chưa đạt được kết quả đáng kể. Như vậy, rõ ràng là tình hình biển Đông luôn là vấn đề nhạy cảm trong quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN. Đây cũng có thể là trở ngại lớn nhất trong việc phát triển quan hệ Trung Quốc – ASEAN trong thế kỷ mới. Chính vì vậy, làm thế nào để duy trì hòa bình, ổn định và phi hạt nhân hóa tại Biển Đông đã trở thành vấn đề mà Trung Quốc và ASEAN cần phải đối mặt trước tiên một khi Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc được thành lập. Sớm ký kết bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC) có thể sẽ là sự bảo đảm quan trọng cho việc duy trì ổn định trong khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác chặt chẽ và toàn diện hơn giữa ASEAN và Trung Quốc trong ACFTA. 2.2.4.2. Vấn đề về quyền chủ đạo trong ACFTA Sự thành công của bất cứ một hiệp định thương mại khu vực nào thường có xu hướng là nhờ vào một nền kinh tế vững mạnh hoặc phát triển. Tuy nhiên, không thể cho rằng xu hướng này sẽ bất biến về lâu Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam Đinh Thị Việt Thu - Anh 8, K38C, Đại học Ngoại Thương - 139 - dài. Một khi Trung Quốc trở nên ổn định hơn với các cuộc cải cách của mình với tư cách là thành viên của WTO, quốc gia này có thể sẽ tích cực tìm cách gây ảnh hưởng đến quá trình tự do hoá thương mại trong khu vực. Trong số các nước ASEAN, không một nước nào có thực lực kinh tế bằng Trung Quốc, nhưng nếu coi ASEAN là một khối thì lại có thể so sánh được với Trung Quốc. Việc ai sẽ đóng vai trò chủ đạo ACFTA trong tương lai là một vấn đề khá hóc búa. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng đóng vị trí đầu tầu trong khu vực mậu dịch tự do này sẽ là Trung Quốc. Do vậy, sẽ không có gì ngạc nhiên khi nước này rất quan tâm đến việc triển khai hiệp định này. Ngoài những nguồn lợi to lớn về kinh tế nhờ vào sự ra đời của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, Trung Quốc còn có thể đánh bật Nhật Bản ra khỏi vị trí hàng đầu ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, như nhận định của Jonathan Anderson, phụ trách bộ phận nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương của công ty UBS Securities tại Hồng Kông: “ Trong 5 năm qua, nền kinh tế Trung Quốc hoạt động tốt hơn hẳn so với các nước khác trong khu vực, và giới chức Trung Quốc rõ ràng muốn được đánh giá là họ đang nhường chút gì đó cho các nước láng giềng của mình. Và một FTA do Trung Quốc dẫn đầu sẽ là một bước Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam Đinh Thị Việt Thu - Anh 8, K38C, Đại học Ngoại Thương - 140 - tiến đáng kể hướng tới việc củng cố vai trò của họ như là nhà lãnh đạo mới của khối này, khéo léo hất cẳng Nhật Bản trong tiến trình đó” [24]. Thật vậy, hiện nay, trong khi kinh tế Nhật Bản còn chưa thoát ra khỏi khủng hoảng thì kinh tế Trung Quốc vẫn tiếp tục đạt được những thành tựu rất đáng tự hào. Mặc dù quan hệ ASEAN – Nhật Bản đã có lịch sử phát triển hơn 40 năm qua, song mối quan hệ này trong thời gian gần đây đã trở nên mờ nhạt hơn. Quan hệ ASEAN – Nhật Bản dựa vào mô hình “đàn nhạn bay”, trong đó Nhật Bản là con chim đầu đàn, song mô hình này đã thay đổi khi đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở nên quan trọng hơn. Trên thực tế, Nhật Bản và các nước ASEAN hiện không phải là đối tác bình đẳng bởi sự chênh lệch quá lớn về thu nhập, lương và tổng thu nhập quốc nội. Khác với Nhật Bản, các nước ASEAN hiện đang rất phụ thuộc vào thương mại, cả về xuất khẩu và nhập khẩu. Tại các nước này, thương mại chiếm tới 134% GDP, trong khi đó chỉ tiêu tương ứng của Nhật Bản chỉ là 18% GDP [23]. Đây là lý do của sự bất đồng lớn, tuy rằng Nhật Bản cũng là một thị trường khá lớn. Trong khi đó, Trung Quốc là một nền kinh tế khổng lồ và có nhiều nét tương đồng với khu vực ASEAN, ví dụ như nước này còn có chênh lệch về kinh tế giữa các khu vực duyên hải và những vùng sâu trong nội địa đang ngày Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam Đinh Thị Việt Thu - Anh 8, K38C, Đại học Ngoại Thương - 141 - càng tăng lên. Mặc dù Trung Quốc phát triển mạnh các lĩnh vực như điện thoại di động và máy tính cá nhân song 70% của nền kinh tế nước này vẫn phụ thuộc vào nông nghiệp [23]. Như vậy, nếu như trước đây Mỹ và Nhật Bản đóng vai trò là các nhà đầu tư chủ yếu vào nền kinh tế các nước Đông Nam Á thì hiện nay Trung Quốc đang dần thay thế các vị trí đó. Chính vì vậy, trước đề xuất của Trung Quốc về việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do giữa ASEAN và Trung Quốc, một số nước ASEAN cho rằng họ đang bị Trung Quốc lôi cuốn vào cuộc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf2.pdf
Tài liệu liên quan