ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Thơ 1955 – 1975 trong văn học cách mạng giai đoạn 1945 – 1975
1.1.Thơ ca cách mạng 1955 – 1975 – một thời và mãi mãi
1.1.1. Bối cảnh lịch sử
1.1.2. Những chặng đường phát triển của thơ ca 1955 – 1975
1.1.3. Thành tựu nổi bật
1.2. Thơ ca cách mạng 1955 – 1975 – một khúc ca giàu cung bậc
1.2.1. Phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu
1.2.2. Mang đậm tính thời sự và chất chính luận – suy tưởng
1.2.3. Mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
1.2.4. Lực lượng sáng tác trẻ, đông đảo, giàu nhiệt huyết
Chương 2: Khuynh hướng sử thi trong thơ 1955 – 1975
2.2. Khái niệm
2.1.1. Sử thi
2.1.2. Khuynh hướng sử thi
2.2. Biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong thơ 1955 – 1975
2.2.1. Ở phương diện đề tài – chủ đề
2.2.2. Ở phương diện khắc họa hình tượng
2.2.3. Ở phương diện giọng điệu
Chương 3: Cảm hứng lãng mạn trong thơ 1955 – 1975
3.1. Khái niệm
3.1.1. Lãng mạn
3.1.2 Cảm hứng lãng mạn
3.2. Biểu hiện của cảm hứng lãng mạn trong thơ 1955 – 1975
3.2.1. Thi vị hóa hiện thực xây dựng và chiến đấu
3.2.2. Lý tưởng hóa tương lai
3.2.3. Tuyệt đối hóa giữa thiện và ác, giữa ta và địch
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
151 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12192 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong thơ 1955 - 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c họa là hình ảnh những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của toàn dân tộc. Đó là những con người có khả năng đáp ứng được đòi hỏi của dân tộc và thời đại, nhân danh cộng đồng mà chiến đấu vì sự sống còn của Tổ quốc. Hình tượng thơ được khắc họa, cảm nhận và miêu tả là những con người mang tầm vóc đất nước, dân tộc, mang chiều sâu lịch sử, con người tiêu biểu cho sức sống bất diệt, hào hùng của dân tộc ta, nhân dân ta, tiêu biểu cho lý tưởng, lẽ sống và tình cảm lớn của thời đại. Họ luôn sống với các sự kiện lớn lao của đất nước, của dân tộc. Họ được cảm nhận và miêu tả không phải như vị anh hùng cá
nhân thuở nào, cũng không phải là cá nhân mang nội dung khái quát thông thường (bằng nghệ thuật điển hình hóa) mà đó là những hình tượng nhân vật được xây dựng trong tấm gương sáng chói về đạo lý của cộng đồng. Hình tượng thơ mang tính sử thi, được hiện diện trong môi trường lịch sử của đất nước và dân tộc, gánh trên vai sứ mệnh cao cả của cộng đồng. Đó là những con người mang tư tưởng của thời đại, khát vọng và ý chí của dân tộc, thể hiện tập trung sức mạnh và phẩm chất của con người Việt Nam thời đánh Mỹ.
Vẻ đẹp của các hình tượng mang tính sử thi in bóng vào trang thơ. Hình tượng ấy được thể hiện trước hết trong hình ảnh là đại diện ý chí, sức mạnh của cả dân tộc, đất nước Việt Nam. Đó là hình ảnh cô thanh niên xung phong, cô du kích, anh chiến sĩ giải phóng quân, hình ảnh người mẹ, vị lãnh tụ Hồ Chí Minh…Vẻ đẹp rực rỡ nhất của các hình tượng thơ mang đậm chất sử thi trong thơ giai đoạn này được thể hiện nổi bật ở vẻ đẹp chủ nghĩa anh hùng và vẻ đẹp tâm hồn, ở chỗ biết hy sinh quyền lợi, hạnh phúc cá nhân, cống hiến tất cả, kể cả máu xương của mình cho nhân dân và Tổ quốc.
Một trong những hình tượng đã được thơ ca cách mạng 1955 - 1975 thể hiện khá sinh động trong vẻ đẹp mang đậm chất sử thi là hình ảnh anh chiến sĩ giải phóng quân, nhân vật trung tâm của cuộc kháng chiến chống Mỹ với một vẻ đẹp sáng ngời, đại diện cho tinh hoa, sức mạnh của dân tộc, nhân danh cộng đồng mà chiến đấu vì sự sống còn của Tổ quốc Việt Nam. Các anh chiến sĩ giải phóng quân là những con người giàu nghị lực, giàu ý chí, có tình cảm đẹp và là những con người chiến thắng. Tố Hữu, Lê Anh Xuân, Nguyễn Đức Mậu, Thu Bồn, Hữu Thỉnh, Phạm Tiến Duật… là những nhà thơ có rất nhiều những vần thơ thật đẹp, thật hay về hình ảnh anh chiến sĩ giải phóng quân, người lính cách mạng.
Anh chiến sĩ giải phóng quân là linh hồn của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Và anh đã đi vào thơ Lê Anh Xuân với tất cả niềm kính phục, ngưỡng mộ, yêu thương. Vẻ đẹp lấp lánh sử thi của người chiến sĩ giải phóng quân đã được Lê Anh Xuân ghi lại trong bài thơ Dáng đứng Việt Nam, một bài thơ ra đời ở thời điểm quyết liệt của cuộc Tổng tiến công mùa xuân Mậu Thân 1968:
“Và anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng”
Đường cầu vồng lửa đạn và máu vẽ lên trên bầu trời màu sắc bi hùng của mùa xuân Mậu Thân đã ghi lại tư thế hy sinh đẹp như thần thoại của người anh hùng giải
phóng quân. Chất tạo hình mang sức khái quát bất ngờ, độc đáo của tứ thơ đã giúp Lê Anh Xuân không chỉ ghi lại tư thế hi sinh của người chiến sĩ giải phóng quân mà còn dựng nên một tượng đài hùng vĩ về những người chiến sĩ anh hùng vô danh đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh giữ nước trên nền bát ngát của không gian Tổ quốc :
“Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ Anh chẳng để lại gì cho Anh trước lúc lên đường Chỉ để lại dáng đúng Việt Nam tạc vào thế kỷ Anh là chiến sĩ giải phóng quân”
Tư thế của người chiến sĩ giải phóng quân ngã xuống trên đường băng Tân Sơn Nhất vẫn trong tư thế đường hoàng nổ súng tiến công trong sự cảm nhận của Lê Anh Xuân đã trở thành dáng đứng Việt Nam, dáng đứng dân tộc, không còn là dáng đứng của một cá nhân cụ thể nào. Một luồng ánh sáng rực rỡ tỏa sáng bức tượng của anh. Ánh sáng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Tầm vóc Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam đã kết tinh trong dáng đứng cao cả, đẹp tuyệt vời chưa thời nào có được:
“Tên Anh đã thành tên đất nước
Ơi Anh giải phóng quân!
Từ dáng đứng của Anh trên đường băng Tân Sơn Nhất
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân”
Cùng với Lê Anh Xuân, Tố Hữu đã viết nên bài thơ Hãy nhớ lấy lời tôi ca ngợi anh hùng Nguyễn Văn Trỗi. Mở đầu bài thơ, tác giả đã từ cuộc đời Nguyễn Văn Trỗi đúc kết thành những suy tưởng khái quát:
“Có những phút làm nên lịch sử
Có cái chết hóa thành bất tử
Có những lời hơn mọi lời ca
Có con người như chân lí sinh ra”
Tố Hữu miêu tả rất tỉ mỉ cái khoảnh khắc “làm nên lịch sử”, giờ phút mà phẩm chất anh hùng bộc lộ trong sự xung đột cuối cùng, cao nhất, hoàn cảnh đặc biệt bộc lộ nội tâm sâu kín của anh Trỗi. Khoảnh khắc đầy chất trữ tình và chất anh hùng ca ấy đã giúp nhà thơ khắc họa hình tượng anh Trỗi mang đầy tính sử thi. Nguyễn Văn Trỗi trong sự cảm nhận của Tố Hữu đã trở thành đại diện tiêu biểu cho dân tộc, cho nhân dân cách mạng, là biểu hiện trực tiếp của “lẽ sống lớn”, là con người “như chân lý
sinh ra”. Sự hi sinh của anh đã đi vào lịch sử, vào đời sống tâm hồn dân tộc và anh đã trở thành bất tử. Anh là hình ảnh kết tinh của dân tộc Việt Nam : “Chết như sống, anh hùng, vĩ đại”.
Tố Hữu là một trong những nhà thơ viết rất hay về người chiến sĩ giải phóng quân. Hình ảnh người chiến sĩ giải phóng quân đã được nhà thơ viết nên bằng những vần thơ tha thiết yêu thương:
“Hoan hô Anh giải phóng quân Kính chào Anh con người đẹp nhất Lịch sử hôn Anh , chàng trai chân đất Sống hiên ngang bất khuất trên đời. Như Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi
Một dây ná, một cây chông cũng tiến công giặc Mỹ” (Bài ca xuân 68)
Anh giải phóng quân là người anh hùng có tầm vóc dân tộc và nhân loại, có chiều sâu lịch sử, và anh là con người đẹp nhất. Anh chính là ý chí, nguyện vọng, sức mạnh, khả năng, khí phách của cả dân tộc. “Một dây ná, một cây chông cũng tiến công giặc Mỹ”. Thạch Sanh vốn là một người anh hùng lập chiến công trong cổ tích đã được Tố Hữu “khí phách hóa” trở thành hình ảnh tượng trưng cho người chiến sĩ giải phóng quân - người anh hùng thời đại. Người chiến sĩ giải phóng quân đã trở thành biểu trưng cho hình ảnh tập trung của nhân dân, của dân tộc trong những ngày đánh Mỹ ác liệt. Chính anh là những người đã làm nên sức mạnh Việt Nam. Bình thường, khi chưa có giặc những sức mạnh ấy tiềm ẩn trong mỗi thành viên và cộng đồng. Khi Tổ quốc có giặc thì nó đã nhanh chóng hình thành và phát triển cao độ đến mức phi thường, kì diệu. Chính sức mạnh phi thường ấy mà dân tộc Việt Nam đã chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Cũng viết về người chiến sĩ giải phóng quân, ở bài thơ Tiếng hát sang xuân, Tố Hữu đã vẽ lên bước đi hùng vĩ của anh:
“Anh đi xuôi ngược tung hoành
Bước dài như gió, lay thành chuyển non
Mái chèo một chiếc xuồng con
Mà sông nước dậy sóng cồn đại dương”
Với một tầm nhìn rộng lớn, Tố Hữu đã xây dựng nên hình ảnh anh chiến sĩ giải
phóng quân có ý nghĩa lớn lao, ý nghĩa cách mạng. Bước chân của anh phi thường,
mạnh mẽ, có thể “lay thành chuyển non”. Sức mạnh của dân tộc dồn vào bước đi hào hùng của anh. Đây không phải là hình ảnh riêng tư của một người chiến sĩ mà ở đây anh giải phóng quân là đại diện cho nhân dân, đất nước Việt Nam. Bước chân của anh chiến sĩ đã đi trong bom đạn, đã chiến đấu oanh liệt với kẻ thù, bất chấp gian khổ, hi sinh. Bởi anh chính là hình ảnh kết tinh của dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất, anh dũng, hiên ngang:
“Hỡi người anh giải phóng quân
Hai mươi năm chẳng dừng chân trên đường
Vẫn đôi dép lội chiến trường
Vẫn vành mũ lá coi thường hiểm nguy”
(Tiếng hát sang xuân)
Biết bao ngưỡng mộ, yêu thương trong những vần thơ ấy. Các anh chiến sĩ giải phóng quân với sức mạnh to lớn đã kế tục truyền thống anh vệ quốc quân thời kháng chiến chống Pháp, giờ đây quyết kề vai sát cánh cùng chiến đấu, tiêu diệt kẻ thù, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, non sông.
Hình ảnh anh chiến sĩ giải phóng quân đã trở thành hình tượng mang tính sử thi in bóng vào trang thơ 1955 - 1975 và để lại dấu ấn rõ nét. Anh là đại diện cho sức mạnh và ý chí, quyết tâm của cả dân tộc, của đất nước. Góp vào những trang thơ viết về người lính kháng chiến chống Mỹ - những người đã chiến đấu và chiến thắng, kết tinh vẻ đẹp rực rỡ của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, Chế Lan Viên tự hào
ca ngợi:
“Thần chiến thắng là những người áo vải Những binh nhất, binh nhì mười tám tuổi Giết quân thù không đợi có hạt nhân”
(Sao chiến thắng)
Sức mạnh chiến đấu của anh lính “binh nhất”, “binh nhì” là sức mạnh chiến đấu của dân tộc Việt Nam. Các anh đã chiến đấu trong khốc liệt, gian lao tột cùng nhưng vẫn không lùi bước, vẫn tiến lên phía trước và chiến đấu kiên cường. Các anh đã vượt qua muôn trùng thử thách, muôn trùng ác liệt và chiến đấu bởi các anh chiến đấu vì đất nước, vì nhân dân, vì lý tưởng cao đẹp. Vẻ đẹp của người lính còn thể hiện ở vẻ đẹp tâm hồn. Dù đối mặt với muôn vàn thử thách, muôn vàn hi sinh nhưng trong các anh vẫn biểu hiện niềm lạc quan chiến thắng. Đó là vẻ đẹp tâm hồn của dân tộc Việt Nam
tự bao đời. Giữa tuyến đường Trường Sơn khốc liệt, giữa mưa bom, lửa đạn, sự sống và cái chết gần nhau trong gang tấc, người chiến sĩ lái xe vẫn luôn nở nụ cười lạc quan, nụ cười của dân tộc đang chiến đấu và nắm chắc chiến thắng, vẫn hóm hỉnh, vui
đùa:
“Không có kính, ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm, cười ha ha”
(Tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)
Trên con đường ra mặt trận những năm đánh Mỹ, người chiến sĩ lái xe vẫn đối mặt với muôn vàn gian lao, thử thách. Vậy mà đường bụi tháng năm anh vẫn bám trụ, xe vỡ kính anh vẫn bám xe. Gian khổ nào bằng, hy sinh nào bằng. Nhưng trong phút chốc ta vẫn nhận ra cái nét vui tính, ung dung, cái điệu cười “ha ha” hồn nhiên, cởi mở một cách bất ngờ. Anh đã mang trong mình nét đẹp của tâm hồn người Việt Nam: bình tĩnh, tự tin, lạc quan, chiến thắng. Thơ ca cách mạng 1955 - 1975 đã ghi lại hình ảnh người lính cách mạng không còn là những con người nhỏ bé, yếu đuối, sướt mướt như hình ảnh người lính thú năm xưa: “Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa” mà là người chiến sĩ mạnh mẽ, khỏe khoắn, tràn đầy lạc quan và niềm tin vào chiến thắng, vào tương lai tươi sáng của dân tộc:
“Ngày mai sẽ là ngày sum họp
Đã tỏa sáng. Những tâm hồn cao đẹp
Nắng vẫn còn ngời trên mắt lá si
Và người chồng ấy đã ra đi... ”
(Cuộc chia ly màu đỏ - Nguyễn Mỹ)
Lý tưởng và ý chí chiến đấu của các anh chiến sĩ là kết tinh của lý tưởng, ý chí của cả cộng đồng dân tộc và thời đại. Khuynh hướng sử thi là khuynh hướng chủ đạo của thơ ca cách mạng thời kì này. Và chính điều này đã ghi vào thơ vẻ đẹp sáng ngời chất sử thi của người chiến sĩ, một trong những hình tượng nổi bật trong thơ.
Cũng viết về những người chiến đấu dũng cảm, đại diện cho vẻ đẹp chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, Thu Bồn có trường ca Bài ca chim Chơ-rao . Đó là bản trường ca nói về hình ảnh những con người miền Nam chiến đấu kiên cường, bất khuất, hiên ngang với tình yêu thương dạt dào như nước sông Ba, khí phách anh hùng,
lẫm liệt như dãy Trường Sơn hùng vĩ. Bài ca chim Chơ-rao kể một câu chuyện về hai đồng chí hi sinh. Hùng người Kinh và Y Rin người Thượng cùng bị địch bắt giam. Trải qua những cực hình tra tấn dã man, hai đồng chí vẫn giữ tấm lòng tuyệt đối trung thành với cách mạng, tỏ một thái độ hiên ngang chiến thắng trước quân thù và cuối cùng bị chúng đưa ra pháp trường đốt sống. Tinh thần anh dũng của hai đồng chí đã làm bạt vía quân thù và thúc giục nhân dân cùng vùng lên chiến đấu giải phóng quê hương. Hai đồng chí đã không còn nhưng tiếng hát anh hùng vẫn vang lên như gió gào, suối đổ, mãi mãi không bao giờ tắt. Ánh lửa ngời ngời của hai ngọn đuốc sống quấn quýt ôm nhau, ánh lửa của cách mạng, của chân lý, của khí phách anh hùng vẫn “nghìn đời soi sáng đất Tây Nguyên”. Sự anh dũng của hai nhân vật Hùng, Rin là kết tinh vẻ đẹp của con người Việt Nam anh hùng, là đại diện cho tinh hoa, khí phách của
dân tộc Việt Nam :
“Hùng, Rin chết nhưng bao người khác
Đã xông lên như thác đổ cuốn trời Dân tộc ta mang trái tim chiến đấu Không thể nào chịu nhục, Sao ơi!”
Bằng chất trữ tình cách mạng dào dạt và chất anh hùng ca mạnh mẽ, khi lắng sâu, khi tỏa ra mãnh liệt, nhà thơ Thu Bồn đã khắc họa hình tượng nhân vật Hùng và Y Rin mang đầy chất sử thi, bởi hình ảnh của hai anh chính là hình ảnh của nhân dân đang chiến đấu, của đất nước đang vùng lên. Tác giả đã dựng lên hình tượng kì diệu hai ngọn đuốc sống cùng cất tiếng ca trầm hùng, hai ngọn đuốc cùng rùng rùng tiến lại siết chặt vòng tay lửa vào nhau, như muốn cho khí phách anh hùng cùng tỏa sáng lên cao, càng chói ngời ra xa mãi:
“Ùn ùn ngọn lửa cao như núi Chúng chờ nghe những tiếng rên la Nhưng lạ lùng thay hai ngọn lửa Bỗng trầm hùng vang vọng khúc ca”
Hình ảnh hai ngọn đuốc sống là hình ảnh rực rỡ của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, kết tinh vẻ đẹp của con người, đất nước, dân tộc Việt Nam. Thu Bồn đã tập trung tâm hồn mãnh liệt nhất của mình để thể hiện khí phách anh hùng bất khuất của hai đồng chí cán bộ Kinh - Thượng tượng trưng cho tình đoàn kết dân tộc mà cuộc đời
gắn bó như “hai con suối giao hòa chảy đến một dòng sông”. Và khí phách ấy còn là khí phách anh hùng, bất khuất của cả dân tộc Việt Nam.
Nhân vật trữ tình trong thơ thời kỳ chống Mỹ được đưa vào những hoàn cảnh thử thách ngặt nghèo, những gian khổ và ác liệt vô vàn của chiến tranh để càng làm kiên định ý chí cách mạng và bộc lộ chói sáng của chủ nghĩa anh hùng. Thơ đã đặt nhân vật trong sự lựa chọn nghiệt ngã giữa sống và chết. Trước sự lựa chọn ấy, nhân vật đã chọn sự hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì lý tưởng cách mạng. Đó là hình ảnh của Hùng trong bài thơ Nấm mộ và cây trầm của Nguyễn Đức Mậu:
“Cái chết bay ra từ nòng súng quân thù
Nhận cái chết cho đồng đội sống
Ngực chắn lỗ châu mai, Hùng đứng thẳng
Lửa bén vào áo lính tuổi hai mươi”
Hùng đã hy sinh trong sự thanh thản, trong sáng và cao cả. Anh đã hy sinh vì Tổ quốc. Hùng đã trở thành đại diện đầy đủ cho tầm vóc, sức mạnh, ý chí và khát vọng của cộng đồng, của dân tộc Việt Nam. Cũng trong nét đẹp đó, hình ảnh người “anh” trong Bài thơ về hạnh phúc của Dương Hương Ly đã chấp nhận sự hy sinh của người thân một cách dứt khoát, nén nỗi đau vào lòng, lên đường chiến đấu:
“Thôi em nằm lại
Với đất lành Duy Xuyên
Trên mồ em có mùa xuân ở mãi
Trời chiến trường vẫn một sắc xanh nguyên Trời chiến trường không một phút bình yên Súng nổ gấp anh lên đường đuổi giặc.
Lấy nỗi đau vô cùng làm sức mạnh vô biên”
Nét đẹp lấp lánh tính sử thi của hình tượng được khắc họa đã làm nên sức sống
mãnh liệt của bài thơ đầy xúc động.
Bằng cái nhìn sử thi, bằng lời thơ dạt dào xúc cảm, các nhà thơ 1955 – 1975 đã viết nên những trang thơ trong đó hình tượng thơ được khắc họa là người chiến sĩ mang đậm chất sử thi, lấp lánh vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, vẻ đẹp của sự hi sinh, cống hiến tất cả, kể cả máu xương của mình cho nhân dân và cho Tổ quốc. Người chiến sĩ ấy là kết tinh vẻ đẹp của dân tộc Việt Nam, biểu hiện tập trung của ý chí, khát vọng và sức mạnh của nhân dân, đất nước Việt Nam.
Cùng với hình tượng người chiến sĩ giải phóng quân, hình ảnh của thanh niên xung phong, cô gái mở đường, cô du kích, giao liên,… những “nàng tiên dũng sĩ’ đã in bóng vào trang thơ với vẻ đẹp dịu dàng, mang đậm chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Các chị cũng chính là kết tinh của sức mạnh Việt Nam, đại diện cho tinh hoa, khí phách của con người Việt Nam trong những năm tháng không thể nào quên. Thu Bồn đã viết lên những vần thơ đầy yêu thương:
“Ai bảo tre xanh không thành vũ khí
Ai bảo dịu dàng em không là chiến sĩ”
Những người phụ nữ chân yếu tay mềm, dịu dàng bé nhỏ đã trở thành người chiến sĩ kiên cường, đấu tranh giành độc lập tự do cho đất nước. Các chị đã kế thừa truyền thống của những người phụ nữ anh hùng trong lịch sử dân tộc để trở thành những con người gang thép, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc, chiến đấu anh dũng tới phút cuối cùng. Tố Hữu đã miêu tả những hình ảnh những cô gái làng vừa sản xuất vừa đánh giặc trong nét đẹp dịu dàng, duyên dáng:
“Ôi những nàng xuân rất dịu dàng Hát câu quan họ chuyến đò ngang Nhẹ nhàng tay cấy bên sông ấy
Súng khoác trên lưng, chẳng ngỡ ngàng” ( Xuân sớm)
Đẹp biết bao trong hình ảnh các chị nữ dân quân tay súng, tay cày, vừa chiến đấu vừa sản xuất. Hai nhiệm vụ kết hợp hài hòa, dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng các chị vẫn cất cao tiếng hát vui tươi với niềm lạc quan tin tưởng. Vẻ đẹp của các chị chính là kết tinh vẻ đẹp của người Việt Nam bình tĩnh, tự tin, lạc quan yêu đời: “Mưa bom bão đạn lòng thanh thản, nhạt muối vơi cơm miệng vẫn cười” (Tố Hữu). Cùng với các chị nữ dân quân là hình ảnh người nữ du kích, cô giao liên rất đẹp trong cuộc đời và lại càng đẹp trong thơ. Cô gái du kích quê hương đã đi vào thơ Lê Anh Xuân với bao yêu thương, trân trọng:
“Em đẹp lắm như mùa xuân bừng dậy
Súng trên vai cũng đẹp như em…
Em là du kích, em là giao liên
Em chính là quê hương ta đó
Mười một năm rồi ta nhớ ta thương ” (Trở về quê nội)
Hình ảnh cô gái du kích là tượng trưng cho nét đẹp của quê hương, cho cái ngọt ngào, cái thùy mị, cho tinh thần bất khuất của quê hương. Hay nét đẹp, sự anh hùng ấy của cô du kích - “nàng tiên dũng sĩ” là kết tinh hình ảnh rực rỡ của người phụ nữ Việt Nam.
Trên con đường ra mặt trận của những năm đánh Mỹ, mặt đường đầy hố bom, hình ảnh cô gái thanh niên xung phong vào sinh ra tử của phút giây căng thẳng nhưng đâu đó vẫn vang ngân giọng cười dễ mến, giọng cười của lòng yêu đời, sự hồn nhiên tinh nghịch và giọng nói líu lo, dễ thương :
“Em đóng cọc cài quanh hố bom
Cái miệng em ngoa cho bạn cười giòn Tiếng Hà Tĩnh nghe buồn cười đáo để Anh lặng người như trôi trong tiếng ru”
(Gửi em cô thanh niên xung phong - Phạm Tiến Duật)
Nụ cười ấy đã xua tan cái khắc nghiệt của chiến tranh, thắp sáng niềm tin, niềm lạc quan chiến thắng. Và người con gái thanh niên xung phong bao giờ cũng sẵn tiếng cười giòn giã ấy đã hành động vô cùng dũng cảm, phi thường, bất chấp hiểm nguy :
“Cạnh giếng nước có bom từ trường Em không rửa, ngủ ngày chân lấm Ngày em phá nhiều bom nổ chậm ”
(Gửi em cô thanh niên xung phong)
Đâu còn là nét đẹp của cô thanh niên xung phong mà ở đó là nét đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Cũng ca ngợi hình ảnh người phụ nữ anh dũng trong chiến đấu, Tố Hữu đã có những vần thơ viết về cô gái du kích trong niềm yêu
thương, ngợi khen :
“O du kích nhỏ giương cao súng Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu Ra thế! To gan hơn béo bụng
Anh hùng đâu cứ phải mày râu” (Tấm ảnh)
Bằng biện pháp nghệ thuật tương phản giữa hình ảnh cô du kích bé nhỏ với thằng Mĩ “lênh khênh”, cao to, Tố Hữu đã làm bật nổi sự anh hùng, gan dạ của o du kích. Biết bao yêu thương trong tiếng gọi “o” thân thương trìu mến. Cũng vậy, người em gái trong sự cảm nhận của Nguyễn Đình Thi là biểu tượng khái quát về người anh hùng, về dân tộc, về Tổ quốc:
“Gặp em trên trời cao lộng gió Rừng Trường Sơn ào ào lá đỏ Em đứng bên đường
Như quê hương
Vai áo bạc khẩu súng trường”
(Lá đỏ)
Vẻ đẹp của sự anh hùng chiến đấu, dũng cảm hiên ngang của các chị lấp lánh trong từng câu chữ. Ta còn bắt gặp vẻ đẹp ấy ở hình ảnh “người con gái Sông Gianh” với “súng nhảy trên vai - tóc vờn trước gió”, anh dũng ngụy trang cho tàu dưới làn
đạn giặc:
“Em lấy cả tuổi xanh
Em lấy cả thân mình
Phủ lên thân tàu yêu dấu”
(Người con gái sông Gianh - Lưu Trọng Lư)
Nhỏ bé, dịu dàng nhưng anh dũng, hiên ngang, đó là nét đẹp tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam anh hùng trong chiến đấu cũng đã di vào thơ với biết bao vẻ đẹp. Chính vẻ đẹp sáng ngời ấy đã làm nên sức mạnh Việt Nam. Sức mạnh Việt Nam được chung đúc từ người con gái nhỏ bé nhưng dạn dày, gan dạ, anh dũng đấu tranh. Lời thơ của Giang Nam cất lên như không nén
nổi yêu thương:
“Có biết đâu trên nẻo đường làng
Cô gái nhỏ ngày xưa đang hành quân đuổi giặc”
Ngòi bút hết sức trân trọng, trìu mến của Giang Nam khi viết về người phụ nữ trong chiến đấu đã giúp nhà thơ khắc họa thành công vẻ đẹp anh hùng bất khuất của người phụ nữ Việt Nam.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam là cuộc đụng đầu
lịch sử vô cùng ác liệt nhằm chống lại tên trùm đế quốc hung ác. Hoàn cảnh lịch sử ấy
đã buộc con người Việt Nam phải đứng lên với tầm cỡ khác thường, bộc lộ và phát huy hết mọi khả năng và sức mạnh tiềm năng hàng nghìn năm. Sức mạnh ấy được kết hợp từ những người bình thường, giản dị, từ những người phụ nữ nhỏ bé, dịu dàng. Vẻ đẹp ấy đã đi vào những trang thơ. Nói đến hình ảnh người phụ nữ chiến đấu trong thơ, ta không thể nào quên được hình ảnh của cô gái mở đường trong bài thơ Khoảng trời hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ:
“Chuyện kể rằng: em cô gái mở đường Để cứu con đường ấy khỏi bị thương Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom”
Sự hy sinh của cô gái thật cao cả và vĩ đại biết bao! Khi đứng trước sự lựa chọn nghiệt ngã giữa sống và chết, cô gái anh hùng đã chọn sự hi sinh cao cả vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì lý tưởng cách mạng, vì Tổ quốc Việt Nam thân yêu. Đây là nét đẹp sáng ngời của hình tượng mang tính sử thi. Hình ảnh cô gái mở đường là đại diện đầy đủ cho tầm vóc, sức mạnh ý chí và khát vọng của đất nước, dân tộc Việt Nam, đã được nhà thơ miêu tả trong sự hóa thân vào đất nước lung linh, kỳ ảo:
“Em nằm dưới đất sâu
Như khoảng trời đã nằm yên trong đất
Đêm đêm, tâm hồn em tỏa sáng
Những vì sao ngời chói lung linh
Có phải thịt da em mềm mại trắng trong
Đã hóa thành những làn mây trắng?...”
Vẻ đẹp của sự hy sinh cao cả của cô gái mở đường đã bất tử trong lòng nhân dân,
đất nước Việt Nam.
Tố Hữu cũng dành những tình cảm đẹp đẽ để ca ngợi người con gái Việt Nam kiên cường bất khuất đã vượt qua cõi chết mà trở về giữa tấm lòng yêu thương của dân
dân cả nước:
“Em là ai? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây, hay là mây là suối
Đôi mắt en nhìn hay chớp lửa đêm dông
Thịt da em hay là sắt là đồng?”
(Người con gái Việt Nam)
Tố Hữu đã soi rọi một vòng hào quang đẹp vào cuộc đời người con gái Việt Nam dũng cảm kiên cường. Trên mình đầy thương tích, những vết thương còn rỉ máu, nhưng không đau, rên rỉ, mà bất khuất anh hùng :
“Từ cõi chết em trở về chói lọi”
Và ngày mai, ngài mai lại tiếp tục con đường chiến đấu: “Em sẽ đi trên đường ấy thênh thang Như những ngày xưa rực rỡ sao vàng”
Bằng cái nhìn sử thi, Tố Hữu nhìn chị Trần Thị Lý không phải là một cá nhân mà là một con người của dân tộc, của đất nước. Vì thế nhà thơ không gọi nhân vật của mình là chị Lý mà gọi là “Người con gái Việt Nam”, người con gái anh hùng với “trái tim vĩ đại ”, không phải “đập cho em” mà đập cho “lẽ phải trên đời, cho quê hương em, cho Tổ quốc loài người”. Vẻ đẹp của chị Trần Thị Lý lấp lánh vẻ đẹp sử thi, chị là hình ảnh đại diện tiêu biểu cho tinh hoa, khí phách của toàn dân tộc Việt Nam.
Góp tiếng nói vào những vần thơ ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam anh hùng chiến đấu, Huy Cận đã viết nên bài thơ xúc động Ngã ba Đồng Lộc, bằng tất cả tầm lòng trìu mến, yêu thương:
“Khi con về quê con nhớ viếng thăm
Mộ mười cô kề bên đường đó
Các cô như còn đứng đó
Chờ lấp hố bom
Đường thông xe các cô mới đi nằm. Các cô để lại tuổi thanh niên
Mười chín, hai mươi, hăm hai tuổi
Cho đất nước, quê hương
Hồn trong như suối,
Bình minh đời sáng rực vừng dương... ”
Mười cô thanh niên đã hy sinh vì đất nước! Trong sự hy sinh cao đẹp ấy, các cô đã trở thành những người anh hùng, bất tử trong lòng đất nước, nhân dân. Vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, vẻ đẹp của sự hiên ngang bất khuất, vẻ đẹp của lòng
yêu nước tuyệt vời của các cô đã trở thành vẻ đẹp, tinh hoa, ý chí, khát vọng và sức
mạnh của dân tộc Việt Nam.
Bên cạnh hình ảnh nhân vật trữ tình là các chị, cô thanh niên xung phong, cô du kích... Thơ ca 1955 – 1975 còn ghi lại rất nhiều hình ảnh các em nhỏ với tinh thần chiến đấu với sự hi sinh anh dũng tuyệt vời, Giang Nam đã viết về các em bằng những lời thơ bồi hồi cảm xúc :
“Máu đỏ miệng hầm loang từng góc cội
Và mảnh khăn thêu nhàu nát vấy bùn
Anh cúi xuống nghẹn ngào trên mảnh đất quê hương
Bế các em lên lần đầu anh khóc
Anh sắp các em nằm lau bụi trên mái tóc
Ngủ đi em, mãi mãi ngủ yên lành”
Một em bé mới chín mười tuổi mà trước cái chết đang ập đến vẫn lo cho bạn bè,
cho đồng đội:
“Tôi bị thương rồi để tôi nằm lại”
Thật nói bao nhiêu cũng không nói hết được cái vẻ đẹp của đất nước Việt Nam,
của dân tộc Việt Nam. Em bé bình tĩnh đi vào cái chết. Hy sinh vì Tổ quốc. Em chỉ
dặn lại một điều:
“Giặc Mỹ, thầy ơi, phải trả thù, phải giết!
... Mất máu nhiều nhưng mắt vẫn long lanh
Em không khóc sao chú cô đều khóc ”
Giang Nam đã nói lên được tấm lòng xót thương và yêu quý vô hạn của nhân dân, đất nước đối với những em bé đã hi sinh vì Tổ quốc. Vẻ đẹp của sự hi sinh ấy là vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam mà ta có thể bắt gặp ở bất kỳ người nào trên đất nước Việt Nam, đất nước mà “mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt, mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng”. Đất nước mà hơn một
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong thơ 1955 - 1975.doc