Luận văn Kiểm soát thủ tục hành chính tại sở y tế - Từ thực tiễn tỉnh Bình Dương

MỞ ĐẦU .1

1. Lý do chọn đề tài .1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .6

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .10

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .10

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cụ thể.10

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .11

7. Kết cấu của luận văn.11

CHưƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ KIỂM SOÁT THỦ TỤC

HÀNH CHÍNH .12

1.1. Khái quát chung về kiểm soát thủ tục hành chính.12

1.1.1. Khái niệm về thủ tục hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính .12

1.1.2. Vai trò và nguyên tắc của kiểm soát thủ tục hành chính .17

1.2. Kiểm soát thủ tục hành chính của cơ quan quản lý nhà nước.21

1.2.1. Thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước trong việc ban hành thủ tục hành

chính.21

1.2.2. Thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện thủ tục hành

chính.24

1.2.3. Chủ thể kiểm soát thủ tục hành chính.26

1.2.4. Nội dung kiểm soát thủ tục hành chính .28

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính.40

1.3.1. Nhận thức của xã hội về kiểm soát thủ tục hành chính .40

1.3.2. Sức ỳ của bộ máy hành chính .40

1.3.3. Sự tùy tiện trong quy định thủ tục hành chính .41

pdf135 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kiểm soát thủ tục hành chính tại sở y tế - Từ thực tiễn tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i Sở Y tế tỉnh Bình Dương 2.1.2. Khái quát về thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Bình Dương Tính đến tháng 10 năm 2017 có 116 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế. Tất cả các TTHC đều được công bố, công khai trên trang thông tin hành chính công tỉnh Bình Dương ( và links liên kết với Website Sở Y tế Bình Dương, 100% TTHC đều được thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, xây dựng và áp dụng quy trình xử lý theo Hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2008. Danh mục TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế cụ thể như sau: Lãnh đạo Sở phụ trách kiểm soát thủ tục hành chính Cán bộ đầu mối KSTTHC (Văn phòng) P. Quản lý hành nghề (71 TTHC) P. Quản lý dược (19 TTHC) P. Nghiệp vụ Y (21 TTHC) P. Tổ chức cán bộ (02 TTHC) P. Thanh tra (03 TTHC) 50  Bảng 2.2. Số lượng TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế Bình Dương phân theo lĩnh vực tính đến Quý III/2017 Stt Lĩnh vực Thủ tục hành chính Phòng thực hiện 01 Dược phẩm 27 Quản lý dược 02 Khám, chữa bệnh 67 Quản lý hành nghề và Nghiệp vụ y 03 Y tế dự phòng 08 Nghiệp vụ y 04 Giám định y khoa 02 Nghiệp vụ y 05 Tài chính y tế 01 Quản lý dược 06 Dược - mỹ phẩm 03 Quản lý dược 07 Trang thiết bị và công trình y tế 03 Nghiệp vụ y 08 Tổ chức cán bộ 02 Tổ chức cán bộ 09 Khiếu nại, tố cáo 03 Thanh tra Như vậy, trong các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế Bình Dương thì TTHC thuộc lĩnh vực khám, chữa bệnh có số lượng lớn nhất với 67 TTHC (chiếm 57,8%), kế đến là lĩnh vực dược phẩm với 27 TTHC (chiếm 23,3%), lĩnh vực y tế dự phòng có 08 TTHC (chiếm 6,9%), 14 TTHC còn lại thuộc lĩnh vực giám định y khoa, tài chính y tế, dược - mỹ phẩm, trang thiết bị và công trình y tế, tổ chức cán bộ, khiếu nại - tố cáo (chiếm 12%). 2.2. Thực tiễn kiểm soát thủ tục hành chính tại Sở Y tế tỉnh Bình Dƣơng 2.2.1. Tham gia ý kiến và thẩm định quy định thủ tục hành chính Theo quy định của pháp luật về KSTTHC thì Sở Tư pháp là cơ quan có trách nhiệm tham gia ý kiến và thẩm định TTHC quy định trong dự thảo VBQPPL thuộc thẩm quyền ban hành của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đơn vị tham mưu, giúp Sở Tư pháp thực hiện nhiệm vụ này là Phòng KSTTHC, đây là đơn vị chức năng thuộc Sở Tư pháp. Vì lý do này mà Sở Y tế trong thời gian qua hầu như không thực hiện hoạt động tham gia ý kiến về TTHC và thẩm định quy định TTHC trong các dự thảo VBQPPL thuộc thẩm quyền ban hành của UBND tỉnh Bình Dương. Ngoài ra, các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Bình Dương hầu hết cũng do các cơ quan Trung ương, mà chủ yếu là do Bộ Y tế ban hành và quy định trong các 51 VBQPPL của những chủ thể này. Do đó, Sở Y tế hầu như cũng không phải là cơ quan chủ trì soạn thảo (thực hiện việc đánh giá tác động về TTHC) các VBQPPL thuộc thẩm quyền ban hành của UBND cấp tỉnh có quy định TTHC trong lĩnh vực y tế. 2.2.2. Công bố, công khai thủ tục hành chính Thủ tục hành chính phải được công bố dưới hình thức Quyết định công bố TTHC, Quyết định công bố danh mục TTHC và được công khai theo hình thức niêm yết trên bảng hoặc dưới hình thức điện tử. Đây là một trong những nội dung quan trọng về kiểm soát TTHC, công khai TTHC. Công bố TTHC, thủ tục giải quyết công việc để bảo đảm thực hiện đầy đủ, chính xác, đồng bộ, thống nhất, minh bạch và kịp thời các quy định TTHC, tạo điều kiện cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và nhân dân kiểm tra, giám sát việc giải quyết TTHC, góp phần phòng, chống tiêu cực, củng cố lòng tin của nhân dân đối với các cấp chính quyền. TTHC được công bố phải đúng thẩm quyền, theo quy trình chặt chẽ bảo đảm độ tin cậy, chính xác, đầy đủ, kịp thời và đúng thời hạn quy định. TTHC được công bố phải bảo đảm những điều kiện sau: TTHC thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung; TTHC đã được ban hành trong các VBQPPL và trong các văn bản hướng dẫn thực hiện thủ tục giải quyết công việc được cơ quan Nhà nước cấp trên giao nhiệm vụ hoặc ủy quyền. Việc công khai TTHC tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận, giải quyết TTHC, bao gồm: Cơ quan, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam có nhiệm vụ trực tiếp tiếp nhận, giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức có trách nhiệm thực hiện công khai kịp thời, đầy đủ các TTHC thuộc phạm vi thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết. Các cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ trực tiếp tiếp nhận, giải quyết TTHC tại địa phương phải thực hiện công khai kịp thời, đầy đủ TTHC thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết. Cơ quan, tổ chức được cơ quan hành chính Nhà nước hoặc người có thẩm quyền ủy quyền thực hiện dịch vụ công công khai đầy đủ các TTHC được ủy quyền. Cách thức công khai 52 TTHC tại trụ sở trực tiếp tiếp nhận, giải quyết TTHC theo hình thức niêm yết trên bảng theo một hoặc nhiều cách thức như: Bảng gắn trên tường, bảng trụ xoay, bảng di động phù hợp với điều kiện cụ thể của cơ quan thực hiện niêm yết hoặc dưới hình thức điện tử phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ quan thực hiện TTHC Bên cạnh việc công bố phải đáp ứng yêu cầu tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP của Chính phủ, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 71/2014/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 ban hành quy chế phối hợp công bố, công khai TTHC và báo cáo tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát TTHC trên địa bàn tỉnh Bình Dương (sau đây gọi tắt là Quyết định số 71/2014/QĐ-UBND). Theo Quyết định số 71/2014/QĐ-UBND thì Quy trình công bố, công khai TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Bình Dương có thể được mô tả như sơ đồ dưới đây:  Sơ đồ 2.2. Quy trình công bố, công khai TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Bình Dương Ghi chú: (1) Sở Y tế xây dựng dự thảo Quyết định công bố gửi Phòng kiểm soát thủ tục hành chính để kiểm soát chất lượng gồm: - Văn bản đề nghị kiểm soát chất lượng dự thảo Quyết định công bố; SỞ Y TẾ (Văn phòng) SỞ TƢ PHÁP (Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính) ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG (1) (2) (3) (4) 53 - Dự thảo Tờ trình ban hành Quyết định công bố; - Dự thảo Quyết định công bố (gồm: Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh; danh mục TTHC mới ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ; nội dung cụ thể của từng TTHC, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính, mẫu kết quả thực hiện TTHC). (2) Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm soát về hình thức, nội dung dự thảo Quyết định công bố và gửi văn bản góp ý kiến trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được dự thảo Quyết định công bố. (kèm theo văn bản kiểm soát chất lượng công bố TTHC). (3) Sau khi nhận công văn kiểm soát chất lượng công bố TTHC của Sở Tư pháp, Sở Y tế xây dựng tờ trình gửi Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị ký ban hành quyết định công bố. (4) UBND tỉnh gửi quyết định công bố TTHC cho Sở Tư pháp. Sau khi nhận Quyết định công bố TTHC theo quy định tại Khoản 3 Điều 11, Sở Tư pháp gửi Quyết định này đến các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã thực hiện TTHC có liên quan; đồng thời, gửi văn bản điện tử nội dung Quyết định đến các cơ quan, đơn vị thực hiện TTHC để đăng tải lên Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị (Đối với các cơ quan, đơn vị có Trang thông tin điện tử). Quy trình công bố, công khai TTHC là quy trình khép kín có sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Y tế, Sở Tư pháp và UBND tỉnh nhằm kiểm soát chất lượng tốt nhất trước khi công khai TTHC tới các cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên quy trình này theo Nghị định 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến KSTTHC, [14] hiệu lực ngày 25/9/2017 sẽ có nhiều thay đổi khi Phòng KSTTHC thuộc Sở Tư pháp sẽ chuyển về Văn phòng UBND tỉnh. Như vậy, Quy trình công bố, công khai TTHC cũng sẽ được điều chỉnh phù hợp với quy định của Nghị định này và Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát TTHC. Hiệu lực ngày 15/12/2017. 54  Bảng 2.3. Số quyết định và TTHC được công bố thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Bình Dương giai đoạn 2012 - 2016 Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Số TTHC thực hiện cần đƣợc công bố 58 70 120 135 178 Số quyết định 1 1 3 4 4 Số TTHC kèm theo 46 62 89 125 178 Đạt tỷ lệ (%) 79,3 88,6 74,2 92,6 100 Từ bảng số liệu trên có thể thấy hoạt động công bố, công khai TTHC đã được Sở Y tế quan tâm, chú trọng, đáp ứng kịp thời, nhanh chóng nhằm tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận TTHC. Trong năm 2012, Sở Y tế chỉ tham mưu UBND tỉnh công bố 01 quyết định với 46 TTHC. Đây là những năm đầu tiên thực hiện công bố, công khai TTHC theo Nghị định 63/2010/NĐ-CP do đó hoạt động này còn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu mong đợi của người dân, số TTHC công bố còn ít so với số TTHC hiện đang thực hiện tại Sở Y tế đạt 79,3%. Trong năm 2013, hoạt động công bố, công khai tiếp tục được Sở Y tế quan tâm, chú trọng số TTHC được công bố là 62 TTHC trong tổng số 70 TTHC cần được công bố đạt 88,5% (62/70 TTHC). Năm 2013 số TTHC được công bố cao hơn năm 2012 tuy nhiên vẫn chưa đạt 100% TTHC cần được công bố. Trong năm 2014, Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh ban hành 03 quyết định công bố 89 TTHC, số lượng TTHC được công bố tăng cao hơn so với năm 2012, 2013 tuy nhiên vẫn còn thấp so với số TTHC cần được công bố, công khai là 120 TTHC và chỉ đạt 74,2%. Sở dĩ thấp như vậy là do, trong năm 2014 số TTHC được Bộ Y tế công bố là khá nhiều TTHC trong khi đó chất lượng công bố thấp đòi hỏi Sở Y tế phải nghiên cứu, xin ý kiến Bộ Y tế sau đó mới được công bố, hơn nữa hoạt động phối hợp giữa Sở Y tế và Sở Tư pháp cũng gặp nhiều bất cập gây nên những hạn chế trong công bố, công 55 khai. Chính những hạn chế này là điều kiện để Sở Tư pháp phối hợp với các Sở, ban, ngành ban hành quyết định số 71/2014/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh. [31] Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi và cơ sở pháp lý cho hoạt động công bố, công khai TTHC sau này. Năm 2015 là năm đầu thực hiện hoạt động công bố, công khai theo quy chế phối hợp của UBND tỉnh và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như: Số TTHC được công bố, công khai tăng nhanh từ 89 TTHC lên 125 TTHC cho thấy sự phối hợp giữa Sở Y tế và Sở Tư pháp ngày càng hiệu quả, hơn nữa 02 Sở này đều nằm tại tầng 15 tháp A của Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương đã tạo điều kiện cho kiểm soát số lượng TTHC ngày càng hiệu quả. Số TTHC chưa được công bố so với số TTHC được công bố chỉ còn 10 TTHC và đạt 92,5%. Năm 2016 với việc rút ra những bài học kinh nghiệm phối hợp từ những năm trước, hoạt động kiểm soát chất lượng và số lượng công bố TTHC đạt hiệu quả rất cao. Số lượng quyết định TTHC được công bố là 04 với 178 TTHC, đạt 100% TTHC cần được công bố, với kết quả này cuối năm 2016 Sở Y tế đã nhận được bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh. Đây là kết quả đáng khích lệ và là bài học kinh nghiệm cho các cơ quan, tổ chức thực hiện hoạt động công bố, công khai TTHC. Sở Y tế đã đảm bảo tốt việc công khai, minh bạch về TTHC. Cơ quan đã tổ chức niêm yết công khai các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Tất cả các TTHC đều được công khai các nội dung: Tên TTHC, trình tự thực hiện, cách thức thực hiện, thành phần, số lượng hồ sơ, thời hạn giải quyết, đối tượng thực hiện TTHC, cơ quan thực hiện TTHC, kết quả thực hiện TTHC, lệ phí (nếu có), tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có), yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC (nếu có), căn cứ pháp lý của TTHC. Sở Y tế đã cung cấp, cập nhật 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế lên Trang thông tin Hành chính công dùng chung của tỉnh và liên kết tới website Sở Y tế để thuận tiện cho người dân có nhu cầu tra cứu, tiếp cận các TTHC. 56 Điều này được minh chứng qua quá trình tác giả thực hiện phiếu khảo sát cụ thể như sau:  Bảng 2.4. Kết quả khảo sát ý kiến của người dân đối với việc tiếp cận thông tin về TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Bình Dương Câu hỏi Nội dung câu trả lời Số câu trả lời Tỷ lệ (%) Câu 1. Ông/Bà tìm hiểu thông tin để giải quyết TTHC qua hình thức nào? □ Qua phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, mạng điện tử) 76/140 54.3% □ Đọc bảng niêm yết tại nơi tiếp nhận hồ sơ 14/140 10% □ Nhờ người quen hướng dẫn 8/140 5.7% □ Qua công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn 41/140 29.3% □ Hình thức khác. 1/140 0.7% Câu 2. Theo Ông/Bà thì việc tìm hiểu thông tin để giải quyết TTHC có thuận lợi không? □ Rất thuận lợi 35/140 25% □ Thuận lợi 82/140 58.6% □ Chưa thuận lợi lắm 23/140 16.4% □ Không thuận lợi 0/140 0% Câu 3. Theo Ông/Bà mức độ công khai TTHC hiện nay của Sở như thế nào? □ Rất tốt 35/140 25% □ Tương đối đầy đủ thông tin để thực hiện 95/140 67.9% □ Có công khai nhưng đọc khó hiểu 10/140 7.1% □ Không thấy công khai 0/140 0% Câu 4. Ông/Bà nhận thấy các TTHC được quy định như thế nào? □ Thủ tục rất đơn giản, ngắn gọn, dễ thực hiện 35/140 25% □ Thủ tục tương đối đơn giản, ngắn gọn, dễ thực hiện 87/140 62.2% □ Thủ tục còn rườm rà, không cần thiết, mất nhiều thời gian và chi phí 15/140 10.7% □ Ý kiến khác... 3/140 2.1% Hoạt động công bố, công khai đạt được kết quả như trên về cơ bản sẽ tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các TTHC mới cũng thông qua đó để Sở Y tế tiếp nhận những PAKN của cá nhân, tổ chức về TTHC từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động KSTTHC. 57 2.2.3. Rà soát, đánh giá thủ tục hành chính Rà soát, đánh giá các TTHC với mục đích kịp thời phát hiện, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc hủy bỏ những quy định, TTHC không cần thiết, không phù hợp, chồng chéo bảo đảm đơn giản hóa các quy định, TTHC tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân nhưng không ảnh hưởng tới chức năng quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực; đơn giản hóa và cắt giảm chi phí tuân thủ đối với các TTHC. Bãi bỏ các hồ sơ, giấy tờ mang tính chất hình thức; không yêu cầu cung cấp các hồ sơ, giấy tờ, thông tin mà cơ quan hành chính đã có trong hồ sơ lưu; đơn giản hóa trình tự thực hiện; đơn giản hóa cách thức giải quyết, Qua đó góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, giảm chi phí không cần thiết cho cá nhân, tổ chức; đảm bảo yêu cầu đơn giản hóa TTHC, làm tiêu chí xác định Chỉ số CCHC (Par Index), nâng cao năng lực cạnh tranh. Hoạt động rà soát, đánh giá TTHC được thực hiện theo quy định tại Chương V Nghị định 63/2010/NĐ-CP; Điều 1 Nghị định 48/2013/NĐ-CP; Chương IV Nghị định 20/2008/NĐ-CP; Chương III thông tư 07/2014/TT-BTP ngày 24/02/2014 và theo thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính Phủ hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính, hiệu lực ngày 15/12/2017 thì hoạt động này sẽ có nhiều thay đổi so với thông tư 07/2014/TT-BTP. [4]  Bảng 2.5. Số TTHC đăng ký rà soát, đánh giá tại Sở Y tế tỉnh Bình Dương giai đoạn 2012 - 2016 Năm Số TTHC 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng Số TTHC đăng ký rà soát 0 0 32 44 20 TTHC rà soát đạt chất lƣợng Số lượng 0 0 2 3 6 Đạt - - 6,3% 6,8% 30% TTHC rà soát không đạt chất lƣợng Số lượng 0 0 30 41 14 Chiếm - - 93,7% 93,2% 70% 58 Qua bảng trên cho thấy hoạt động rà soát, đánh giá TTHC đã được Sở Y tế quan tâm thực hiện. Tuy nhiên chất lượng rà soát đánh giá chưa cao, mang tính hình thức, đăng ký rà soát với số lượng TTHC nhiều chủ yếu để lấy điểm chỉ số CCHC. Trong 3 năm (2014 - 2016) đăng ký thực hiện với tổng số 96 TTHC nhưng chỉ có 11 TTHC được rà soát đạt chất lượng với tỉ lệ rất thấp, trung bình 11,4%. Những năm 2012, 2013 hoạt động này Sở Y tế không đăng ký TTHC nào do chưa nắm bắt được quy trình, cách thức thực hiện. Năm 2014, thực hiện quyết định số 4364/QĐ-UBND ngày 30/12/2014 của UBND tỉnh Bình Dương, Sở Y tế đăng ký rà soát 32 TTHC thuộc lĩnh vực cấp giấy phép hoạt động khám, chữa bệnh. Trong tổng số 32 TTHC Sở Y tế đăng ký chỉ có 02 TTHC đạt chất lượng và được UBND tỉnh kiến nghị đạt 6,3% (02/32 TTHC). Sau khi rà soát Sở Y tế đã phối hợp với Sở Tư pháp tham mưu UBND tỉnh kiến nghị Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Thông tư 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 về việc hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Kết quả rà soát, đánh giá qua các năm và sự kiến nghị của nhiều địa phương cũng như sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ Y tế ngày 16/11/2015 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 41/2015/TT-BYT sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ trưởng Bộ y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Tuy nhiên, Thông tư mới chủ yếu quy định chi tiết, cụ thể, rõ ràng hơn thông tư 41/2011/TT-BYT để dễ thực hiện hơn cho CBCC giải quyết TTHC và người dân khi tham gia thực hiện TTHC. Còn các kiến nghị của Sở Y tế vẫn chưa mang lại hiệu quả và chưa được thay thế. Ví dụ: Tên TTH C Quy định trong TT 41/2011/T T-BYT Nội dung yêu cầu sửa đổi Lý do sửa đổi Kết quả sau rà soát, đánh giá (TT 41/2015/TT- BYT) Thủ Thời gian Rút ngắn Sở Y tế thực hiện trong 40 Không rút ngắn 59 tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam thực hiện TTHC 60 ngày thời gian thực hiện còn 40 ngày ngày có thể hoàn tất Hồ sơ, việc quy định thời gian lâu làm cho CBCC quan tâm tới công việc thời gian Thành phần hồ sơ: đ) Phiếu lý lịch tư pháp Bỏ phiếu lý lịch tư pháp tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập Yêu cầu ở điểm d) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) nơi cư trú hoặc xác nhận của thủ trưởng đơn vị nơi công tác; Việc xác định có tiền án, tiền sự do UBND cấp xã và thủ trưởng xác nhận. Hơn nữa theo thống kê cho thấy số hồ sơ không được cấp chứng chỉ hành nghề không phải do phiếu lý lịch tư pháp. Không bỏ phiếu lý lịch tư pháp Bảng 2.6. Kiến nghị của Sở Y tế tỉnh Bình Dương trong năm 2014 sau khi rà soát, đánh giá TTHC quy định trong Thông tư số 41/2011/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế Năm 2015 Sở Y tế đăng ký rà soát, đánh giá lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh với 44 TTHC. Vì những kiến nghị, đề xuất của Sở Y tế trong năm 2014 không mang lại kết quả như mong đợi nên năm 2015 Sở Y tế tiếp tục kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế các quy định về khám chữa bệnh nhằm mục đích đơn giản, tiết kiệm thời gian, kinh phí thực hiện TTHC ở lĩnh vực này. Với những kiến nghị của Sở Y tế Bình Dương và Sở Y tế các tỉnh thành khác, đồng thời với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng chính phủ, của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 01/7/2016 Chính phủ ban hành Nghị định 109/2016/NĐ- CP. Theo đó đa phần những kiến nghị trong hoạt động rà soát, đánh giá đã được thay thế, rút ngắn thời gian hầu hết các TTHC chỉ còn 50% so với quy định cũ. Đồng thời cũng tại nghị định này các TTHC được quy định theo hướng mở để các cơ sở dịch vụ y tế chủ động và chịu trách nhiệm trong các dịch vụ y tế mà đơn vị cung cấp. Nhiều 60 TTHC theo hướng đơn giản hồ sơ và cách thức thực hiện để phù hợp với việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến theo phần mềm khám chưa bệnh của Bộ Y tế.  Bảng 2.7. Một số kiến nghị của Sở Y tế tỉnh Bình Dương trong năm 2015 sau khi rà soát, đánh giá TTHC Stt Tên TTHC Quy định Nội dung yêu cầu sửa đổi Lý do sửa đổi Kết quả sau rà soát, đánh giá Nghị định số 109/2016NĐ-CP 1 Thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam Thời gian thực hiện TTHC 60 ngày Rút ngắn thời gian thực hiện còn 40 ngày Sở Y tế thực hiện trong 40 ngày có thể hoàn tất hồ sơ, việc quy định thời gian lâu làm cho CBCC không quan tâm tới công việc Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ 2 Thủ tục Cấp giấy phép hoạt động đối với Phòng khám đa khoa Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Rút ngắn thời gian thực hiện còn 60 ngày Sở Y tế thực hiện trong 60 ngày có thể hoàn tất hồ sơ, việc quy định thời gian lâu làm cho CBCC không quan tâm tới công việc Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ 3 Thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp (massage) Thực hiện hoạt động thẩm định cấp phép Bỏ hoạt động cấp giấy phép, giao thẩm quyền quản lý cho Công an nhằm đảm bảo an ninh trật tự. Trường hợp cần xác minh về y tế Sở Y tế sẽ phối hợp. Không nằm trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện và phù hợp với quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp. Công bố đủ điều kiện hoạt động đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp (massage). Theo đó các cơ sở tự công bố đủ điều kiện theo những quy định về cơ sở vật chất kỹ thuật, danh sách nhân sự. Sau đó Sở Y tế phối hợp với Công an (PA83 Bình Dương) thực hiện hậu kiểm. 61 Năm 2016 Sở Y tế đăng ký rà soát 20 TTHC lĩnh vực Dược trong đó có 06 TTHC đạt chất lượng, đây là năm Sở Y tế đăng ký rà soát ít nhất trong các năm nhưng chất lượng rà soát lại đạt kết quả cao nhất 30% (6/14). Cũng trong năm 2016 Quốc hội đã thông qua Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016 có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2017, sau đó Chính phủ ban hành Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 hiệu lực ngày 01/7/2017 về cơ bản đã giải quyết phần nào những vướng mắc trong quá trình thực hiện các TTHC liên quan tới lĩnh vực Dược. Ví dụ:  Bảng 2.8. Một số kiến nghị của Sở Y tế tỉnh Bình Dương trong năm 2016 sau khi rà soát, đánh giá TTHC Stt Tên TTHC Quy định trong TTHC hiện hành Nội dung yêu cầu sửa đổi Lý do sửa đổi Ghi chú 1 Cấp chứng chỉ hành nghề Dược đối với công dân Việt Nam Thành phần HS: Bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn, (bắt buộc phải sao y bản chính) Bản sao có chứng thực hoặc bản photo có xuất trình bản chính để đối chiếu Giảm chi phí tuân thủ TTHC, cá nhân thực hiện TTHC không nhất thiết phải đi chứng thực bằng cấp chuyên môn Thực hiện theo Chỉ thị số 17 của Thủ tướng Chính phủ, Sở Y tế đã có văn bản thông báo cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu thực hiện TTHC đối với tất cả các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế và đã tổ chức triển khai thực hiện tại Bộ phận Tiếp nhận và hoàn trả kết quả. Thành phần HS: Giấy xác nhận về thời gian thực hành ở cơ sở dược hợp pháp do người đứng đầu cơ sở đó cấp Quy định rõ ràng hơn về cơ sở Dược hợp pháp cụ thể như thế nào; Quy định rõ ràng hơn Chưa quy định rõ ràng thế nào là cơ sở Dược hợp pháp; Chưa quy định rõ ràng hơn về việc xác nhận Kiến nghị sửa đổi quy định của văn bản QPPL quy định TTHC, quy định rõ hơn về cơ sở Dược hợp pháp; Quy định rõ 62 theo mẫu do Bộ Y tế quy định, trừ trường hợp dược sĩ đại học tốt nghiệp hệ chuyên tu đăng ký loại hình nhà thuốc. về việc xác nhận của cơ sở dược hợp pháp đối với trường hợp cá nhân xin cấp Chứng chỉ hành nghề Dược ở tỉnh, thành phố mà cá nhân không thực hành đủ 24 tháng ở tỉnh, thành phố đó. của cơ sở dược hợp pháp đối với trường hợp cá nhân xin cấp Chứng chỉ hành nghề Dược ở tỉnh, thành phố mà cá nhân không thực hành đủ 24 tháng ở tỉnh, thành phố đó. ràng hơn về việc xác nhận của cơ sở dược hợp pháp đối với trường hợp cá nhân xin cấp Chứng chỉ hành nghề Dược ở tỉnh, thành phố mà cá nhân không thực hành đủ 24 tháng ở tỉnh, thành phố đó. Thời gian giải quyết TTHC là 30 ngày làm việc Giảm xuống còn 25 ngày và quy định cụ thể trường hợp đặc biệt cần xác minh bằng cấp. Sở Y tế đã kiến nghị UBND tỉnh rút ngắn thời gian và thực hiện thành công. Kết quả: Chỉ còn thực hiện 20 ngày 2 Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc Thời gian giải quyết: + 40 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ (Đối với trường hợp phải thẩm định cơ sở kinh doanh thuốc) + 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ (Đối với trường hợp không phải thẩm định cơ sở kinh doanh thuốc) + Thời gian giải quyết chưa hợp lý: Trong một số trường hợp thẩm định cơ sở tại vùng sâu, vùng xa, quy định tăng thêm thêm thời gian giải quyết hồ sơ TTHC + Thời gian giải quyết quá ngắn khi phải thẩm định cơ sở ở vùng sâu, vùng xa + Kiến nghị sửa đổi quy định của văn bản QPPL quy định TTHC, quy định tăng thêm thời gian giải quyết HS trong một số trường hợp đặc biệt, hoặc có hướng dẫn cụ thể trong các trường hợp này 6

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_kiem_soat_thu_tuc_hanh_chinh_tai_so_y_te_tu_thuc_ti.pdf
Tài liệu liên quan