LỜI CAM ĐOAN . I
MỞ ĐẦU .1
1. Lý do lựa chọn đề tài .1
2. Tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài .2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.4
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .5
7. Kết cấu đề tài.5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH .7
1.1. Những vấn đề chung về thủ tục hành chính .7
1.1.1. Khái niệm thủ tục hành chính .7
1.1.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính.10
1.1.3. Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính .14
1.1.4. Vai trò của thủ tục hành chính.15
1.1.5. Mối quan hệ giữa kiểm soát thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành
chính .17
1.2. Những vấn đề chung về kiểm soát thủ tục hành chính .18
1.2.1. Khái niệm kiểm soát thủ tục hành chính .18
1.2.2.Vị trí, vai trò kiểm soát thủ tục hành chính .19
1.2.3. Mục đích, nguyên tắc kiểm soát thủ tục hành chính .21
1.2.4. Hệ thống cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính.23
1.3. Nội dung, chủ thể, các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát thủ tục hành
chính .25
1.3.1. Nội dung kiểm soát thủ tục hành chính .25
1.3.2. Chủ thể kiểm soát thủ tục hành chính .32
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát thủ tục hành chính.33
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.41
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.42
2.1. Tổng quan về UBND quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội .42
2.1.1. Vị trí, chức năng.42
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy .44
2.2. Thực trạng việc kiểm soát thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân quận
Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.47
2.2.1. Công tác chỉ đạo điều hành .47
2.2.2. Việc công khai thủ tục hành chính .51
2.2.3. Kiểm tra việc thực hiện giải quyết thủ tục hành chính.53
2.2.4. Tiếp nhận phản ánh kiến nghị.55
2.2.5. Rà soát thủ tục hành chính .57
125 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kiểm soát thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trung ương,
địa phương, do đó có thể xuất hiện những rào cản trong quá trình thực hiện. Bên
cạnh đó, mức độ ảnh hưởng của cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp còn nặng trong
nếp nghĩ và cách làm của một số CBCC; vẫn còn một số ít chưa thực sự coi trọng
công tác cải cách TTHC, kiểm soát TTHC là trách nhiệm chính trị phải ưu tiên thực
hiện. Thực tế cho thấy, để hạn chế thấp nhất tình trạng đưa lợi ích nhóm vào các
quy định TTHC cần phải có sự kiểm soát tích cực ngay từ khâu soạn thảo, đặc biệt
là kiểm soát cả quá trình thực hiện để đảm bảo công khai, minh bạch về TTHC và
giải quyết TTHC đồng thời phát huy vai trò giám sát của nhân dân và tổ chức bởi
đây là những đối tượng trực tiếp thực hiện TTHC.
d. Văn hóa công sở
Văn hóa công sở là một sự pha trộn riêng biệt của các giá trị, niềm tin, trông
đợi và chuẩn mực được phát triển và duy trì trong công sở, tạo nên một dấu ấn riêng
biệt, giúp phân biệt công sở này với công sở khác[15; tr 35].
Văn hóa công sở cũng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng một
cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến công tác kiểm soát TTHC. Thông qua các quy định
chính thức như Quy chế làm việc, văn hóa là công cụ để các nhà quản lý định
hướng cách thức, hành vi của đội ngũ CBCC thực hiện công tác kiểm soát TTHC
theo những kiểu nhất định. Đồng thời, văn hóa còn hiện diện và ảnh hưởng đến nề
nếp làm việc của đội ngũ CBCC thông qua các hệ thống các quy tắc xử sự mang
tính thông lệ không chính thức, không thành văn, nhưng đôi khi có tính lâu bền và
40
sức ảnh hưởng mạnh mẽ hơn bất cứ công cụ chính thức nào. Cụ thế, những biểu
hiện văn hóa công sở tích cực như dân chủ, ê kíp, tinh thần đoàn kết, hợp tác, phối
hợp, cầu tiến hay các hiện tượng văn hóa tiêu cực như tư tưởng cục bộ, kéo bè
kết phái đều có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kiểm soát TTHC. Môi trường
làm việc công khai minh bạch, thân thiện, phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan, đơn
vị có tác dụng tích cực trong công tác kiểm soát TTHC.
41
Tiểu kết chương 1
Trong bối cảnh hiện nay, cải cách TTHC và kiểm soát TTHC là một trong
những biện pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ
quan HCNN, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người dân và tổ chức. Do đó,
nghiên cứu công tác kiểm soát TTHC tại UBND Bắc Từ Liêm, luận văn dựa trên
các vấn đề lý luận về HCNN, cải cách HCNN, các văn bản quy phạm pháp luật (căn
cứ pháp lý) TTHC, về kiểm soát TTHC đề giải quyết các vấn đề đặt ra của đề tài
luận văn.
Trên cơ sở hệ thống hóa các cơ sở lý luận và pháp lý về TTHC, kiểm soát
TTHC, luận văn tập trung khai thác nội dung cơ bản của kiểm soát TTHC: Kiểm
soát việc thực hiện TTHC; Kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm soát TTHC. Theo
đó, các nội dung cụ thể của kiểm soát TTHC được triển khai nghiên cứu thực trạng
ở chương 2 bao gồm: Chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện hoạt động kiểm soát
TTHC; kiểm soát quy định về TTHC tại các dự án, dự thảo văn bản QPPL; Công
tác kiểm soát việc thực hiện TTHC; Rà soát, đánh giá TTHC; Tiếp nhận, xử lý
PAKN của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính.
42
Chương 2.
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Tổng quan về UBND quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
2.1.1. Vị trí, chức năng
Bắc Từ Liêm là một quận thuộc Thành phố Hà Nội, nằm dọc phía bờ
nam của sông Hồng. Đông giáp quận Tây Hồ, Đông Nam giáp quận Cầu Giấy,
Tây giáp huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Nam giáp quận Nam Từ Liêm, Bắc
giáp sông Hồng.
Quận được thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27 tháng 12
năm 2013 của Chính phủ, trên cơ sở tách 9 xã: Thượng Cát, Liên Mạc, Tây
Tựu, Thụy Phương, Minh Khai, Phú Diễn, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế;
9,30 ha diện tích tự nhiên và 596 nhân khẩu của xã Xuân Phương; 75,48 ha
diện tích tự nhiên và 10.126 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn Quận Bắc Từ
Liêm có diện tích 4.335,34 ha (43,35 km²), dân số 320.414 người. Trụ sở tạm
UBND quận: Tòa nhà CT6A, khu đô thị Kiều Mai, đường Kiều Mai, phường
Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 04.32242100;
Email: vanthu_bactuliem@hanoi.gov.vn
Các đơn vị hành chính: Quận Bắc Từ Liêm hiện có 13 phường: Cổ Nhuế 1,
Cổ Nhuế 2, Đông Ngạc, Đức Thắng, Liên Mạc, Minh Khai, Phú Diễn, Phúc Diễn,
Tây Tựu, Thượng Cát, Thụy Phương, Xuân Đỉnh, Xuân Tảo.
Đặc điểm kinh tế-xã hội: Nghị quyết hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành
Đảng bộ Quận, (Nhiệm kỳ 2010 – 2015) nêu rõ phương hướng, mục tiêu là: Xây
dựng đảng bộ, các tổ chức Đảng thuộc đảng bộ trong sạch vững mạnh; xây dựng và
phát huy sức mạnh đoàn kết trong Đảng, trong hệ thống chính trị và toàn thể nhân
dân; khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ
tầng kinh tế-xã hội; đẩy mạnh thực hiện trật tự- văn minh đô thị, chỉnh trang và phát
triển giao thông đô thị; phát triển kinh tế bền vững, cơ cấu hợp lý, văn hoá – xã hội
tiến bộ; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao; an ninh chính
43
trị-trật tự an toàn xã hội được giữ vững; thế trận an ninh nhân dân và thế trận quốc
phòng toàn dân vững chắc; hướng tới xây dựng quận Bắc Từ Liêm trở thành Đô thị
Sạch – Xanh – Hiện đại của Thủ đô Hà Nội.
Về thuận lợi: Tình hình chính trị - xã hội của đất nước và thủ đô luôn được
giữ vững và ổn định; Quận Bắc Từ Liêm luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo thường xuyên, sâu sắc của Thành Ủy – HĐND-UBND thành phố, sự giúp đỡ,
phối hợp tích cực của các sở, ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể của Thành phố;
Quận Bắc Từ Liêm đã được quy hoạch chung, các quy hoạch phân khu đã và đang
được phê duyệt; Quận có sự đoàn kết thống nhất cao trong Đảng bộ và hệ thống
chính trị từ quận đến cơ sở; nhân dân trong quận có sự đồng thuận, tin tưởng vào sự
lãnh đạo của Đảng, tuyệt đại bộ phận chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước. Đảng bộ, chính quyền, nhân dân trong quận luôn nâng cao ý thức
trách nhiệm vượt qua mọi khó khăn, thi đua phấn đấu để hoàn thành xuất sắc, toàn
diện nhiệm vụ chính trị của quận.
Về khó khăn: Hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế còn
gặp khó khăn, do suy thoái kinh tế chưa được phục hồi; tình hình nợ xấu của các
ngân hàng cao, khả năng thanh khoản kém; thị trường bất động sản chưa được phục
hồi. Khả năng thu ngân sách trên địa bàn chỉ chiếm khoảng ¼ so với tổng thu ngân
sách huyện Từ Liêm trước đây. Quận vẫn là đơn vị hành chính có quy mô dân số
lớn, tốc độ tăng cơ học và yêu cầu về đảm bảo an sinh xã hội cao; khối lượng công
việc phải giải quyết thường xuyên của các cơ quan Đảng, chính quyền, MTTQ và
các đoàn thể từ quận tới cơ sở lớn; một số phát sinh trong thực hiện chính sách về
đất đai có tính lịch sử từ nhiều năm trước phải giải quyết sẽ tiếp tục phát sinh; cơ sở
vật chất hạ tầng khung (đặc biệt là giao thông) chưa phát triển; là địa bàn còn tiềm
ẩn phức tạp về an ninh trật tự.
Các yếu tố khách quan, chủ quan trên là thách thức không nhỏ tác động đến
công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Đảng bộ.
Do vậy, tư tưởng chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ Quận được xác định
là: Bám sát sự chỉ đạo của Thành ủy – HĐND – UBND Thành phố, phát huy thuận
lợi, khắc phục khó khăn để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ
quận năm 2014.
44
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Ngày 04/02/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 14/2008/NĐ-CP về
Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh; qua đó cơ cấu tổ chức bộ máy quận Bắc Từ Liêm được
quy định như sau:
45
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức UBND quận Bắc Từ Liêm
(Nguồn: Nghiên cứu từ thực tiễn của tác giả)
Văn phòng
HĐND-UBND
Chủ tịch
Phòng Tài
nguyên -Môi
Phòng Nội vụ
Phó chủ tịch
Khối Kinh tế
Phó chủ tịch
Khối VH-XH
Phó chủ tịch
Thường trực
Phòng Giáo
dục-Đào tạo
Phòng Y tế
Phòng Tài
chính Kế
Phòng Văn hóa
Thông tin
Thanh tra
Quận
Phòng Kinh tế
Phòng Quản lý
đô thị
Phòng Lao
động-TBXH
Phòng Tư
pháp
46
2.1.2.2. Sơ đồ cơ quan kiểm soát TTHC UBND quận Bắc Từ Liêm
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ QĐ 189 ngày 12/01/2018
về phê duyệt danh sách cán bộ, công chức làm đầu
mối kiểm soát TTHC quận Bắc Từ Liêm)
Chủ tịch
UBND
quận
(phụ trách
chung)
Phó
chánh
văn
phòng
HĐND-
UBND
quận
Công
chức
Văn
phòng
HĐND-
UBND
quận
Công chức VPTK
phường Xuân Đỉnh
Công chức VPTK
phường Cổ Nhuế 1
Công chức VPTK
phường Cổ Nhuế 2
Công chức VPTK
phường Minh Khai
Công chức VPTK
phường Phúc Diễn
Công chức VPTK
phường Phú Diễn
Công chức VPTK
phường Đông Ngạc
Công chức VPTK
phường Tây Tựu
Công chức VPTK
phường Thượng Cát
Công chức Tư pháp
phường Xuân Tảo
Công chức VPTK
phường Liên Mạc
Công chức VPTK
phường Thụy Phương
Công chức VPTK
phường Đức Thắng
47
2.2. Thực trạng việc kiểm soát thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân quận
Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
2.2.1. Công tác chỉ đạo điều hành
2.2.1.1. Ban hành văn bản chỉ đạo, thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính
- Kiểm soát TTHC là một nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan HCNN.
Dưới sự lãnh đạo của thành phố Hà Nội, Sở Tư pháp Hà Nội và đặc biệt là sự quan tâm
chỉ đạo của quận ủy – HĐND-UBND quận Bắc Từ Liêm công tác kiểm soát TTHC
của UBND quận luôn được thực hiện và triển khai một cách đồng bộ, có hiệu quả.
- UBND quận đã giao thường trực Ban chỉ đạo Cải cách hành chính quận phối
hợp với Văn phòng HĐND-UBND quận, phòng Tư pháp trực tiếp triển khai công tác
rà soát các TTHC đang thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại quận và
tập trung nghiên cứu bộ TTHC do thành phố công bố để kiến nghị thành phố xây
dựng bộ TTHC thực hiện theo cơ chế liên thông trên địa bàn thành phố.
- Thực hiện Quyết định số: 6816/QĐ-UBND ngày 19/12/2014 của UBND
Thành phố ban hành Kế hoạch kiểm soát TTHC năm 2015 trên địa bàn Thành phố
và kế hoạch số: 81/KH-UBND ngày 01/4/2015 của UBND thành phố Hà Nội về rà
soát, chuẩn hóa Bộ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của thành phố Hà Nội,
UBND quận đã ban hành Kế hoạch 32/KH-UBND ngày 15/01/2015 của UBND
quận Bắc Từ Liêm về kiểm soát TTHC năm 2015; Kế hoạch 163/KH-UBND ngày
12/5/2015 của UBND quận Bắc Từ Liêm về rà soát TTHC do thành phố ban hành
thuộc thẩm quyền giải quyết của quận và các phường.
- Thực hiện Quyết định số: 7172/QĐ-UBND ngày 28/12/2015 của UBND
Thành phố về ban hành Kế hoạch kiểm soát TTHC năm 2016 trên địa bàn thành
phố, UBND quận Bắc Từ Liêm đã ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện kiểm
soát TTHC như: Kế hoạch số: 22/KH-UBND ngày 13/01/2016 của UBND quận về
kiểm soát TTHC năm 2016 trên địa bàn quận; Kế hoạch số: 47/KH-UBND ngày
20/01/2016 của UBND quận về triển khai công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt
động kiểm soát TTHC trên địa bàn quận năm 2016; Kế hoạch số: 23/KH-UBND ngày
13/01/2016 của UBND quận Bắc Từ Liêm về rà soát, đánh giá TTHC năm 2016 trên địa
bàn quận Bắc Từ Liêm.
48
- Trên cơ sở Kế hoạch của UBND thành phố và Kế hoạch của quận, 100%
các phường trên địa bàn quận đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện trên địa
bàn phường. Ngoài ra UBND quận cũng giao phòng Tư pháp trong việc đôn đốc
các đơn vị thực hiện chế độ báo cáo hàng tháng, báo cáo đột xuất và định kỳ.
- Năm 2015, UBND quận đã ban hành Hướng dẫn thực hiện giải quyết thủ
tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong các lĩnh vực: Tư
pháp, Y tế, Nông Nghiệp.
- Hướng dẫn đơn vị thực hiện Thông tư số: 05/2014/TT-BTP và thực hiện
việc niêm yết toàn bộ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của quận, phường tại bộ
phận “Một cửa”, Trung tâm văn hóa, Nhà văn hóa phường, có sổ PAKN của tổ
chức, công dân về TTHC.
- Để nâng cao ý thức trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị
trong việc tổ chức niêm yết công khai các TTHC mới được sửa đổi, bổ sung, UBND
quận Bắc Từ Liêm đã ban hành Kế hoạch số: 261/KH-UBND ngày 28/10/2015 về
triển khai thực hiện Chỉ thị số: 13/CT-TTg ngày 10/6/2015 của Thủ tướng Chính
phủ về việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan TTHC các cấp
trong công tác cải cách TTHC.
- Năm 2015, UBND Quận đã chỉ đạo phòng Tư pháp phối hợp với phòng
Nội vụ, Văn phòng HĐND-UBND quận và các phòng có liên quan kiểm tra công
tác Kiểm soát TTHC tại UBND 6 phường: Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Thụy Phương,
Cổ Nhuế 1, Phúc Diễn, Minh Khai.
- Ngoài ra, UBND quận còn thường xuyên ban hành các văn bản đôn đốc,
nhắc nhở các đơn vị thực hiện tốt công tác kiểm soát TTHC đảm bảo kịp thời, đúng
nội dung nhằm đáp ứng tốt công tác cải cách, đơn giản hóa các TTHC.
- Năm 2016, UBND quận đã chỉ đạo phòng Tư pháp phối hợp với phòng Nội
vụ kết hợp kiểm tra công tác kiểm soát TTHC với công tác cải cách hành chính tại
các phòng thuộc quận; Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ hành chính của quận và
UBND 13 phường.
- 06 tháng đầu năm 2017, Trên cơ sở Kế hoạch của UBND Thành phố, Kế
hoạch của UBND Quận, 13/13 phường thuộc quận đã xây dựng kế hoạch kiểm soát;
49
rà soát; thông tin, tuyên truyền về hoạt động kiểm soát TTHC để triển khai thực hiện
trên địa bàn phường. Ngoài ra, UBND quận cũng giao phòng Tư pháp đôn đốc các
đơn vị thực hiện chế độ báo cáo công tác trên đột xuất và định kỳ theo quy định của
Thành phố, UBND quận.
2.2.1.2. Tuyên truyền, phổ biến và tập huấn về kiểm soát thủ tục hành chính
- UBND Quận đã chỉ đạo Bộ phận công nghệ thông tin mở chuyên trang,
chuyên mục tuyên truyền về cải cách hành chính và kiểm soát TTHC trên cổng giao
tiếp điện tử của quận và tuyên truyền phát trên hệ thống truyền thanh của UBND
phường.
- Hướng dẫn đơn vị thực hiện việc niêm yết toàn bộ TTHC thuộc thẩm quyền
giải quyết của quận, phường tại bộ phận “Một cửa”, Trung tâm văn hóa, Nhà văn
hóa phường, có sổ PAKN của tổ chức, công dân về TTHC.
- UBND Quận đã tổ chức tập huấn về công tác kiểm soát TTHC cho các đồng
chí lãnh đạo phụ trách công tác tư pháp quận và các phường, cán bộ chuyên môn các
phòng thực hiện kiểm soát TTHC, cán bộ Văn phòng HĐND-UBND, phòng Tư pháp,
cán bộ Tư pháp – Hộ tịch và Cán bộ Văn phòng- Thống kê của 13 phường. Năm 2015
với 125 người tham dự; Năm 2016 với 230 người tham dự và 6 tháng đầu năm 2017
(ngày 21/4/2017), UBND quận đã tổ chức hội nghị tập huấn về công tác kiểm soát
TTHC với 120 người tham dự, đối tượng là các đồng chí lãnh đạo các phòng, lãnh
đạo UBND phường, cán bộ công chức các phòng và công chức tư pháp – hộ tịch
phường, Lao động TBXH, Địa chính - xây dựng, Văn phòng – Thống kê, Công an
phường 13 phường.
2.2.1.3. Bảo đảm nguồn lực triển khai về công tác kiểm soát thủ tục hành chính
- UBND Quận từ khi thành lập đã ban hành văn bản số: 314/UBND –TP
ngày 03/6/2014 về việc thiết lập cán bộ đầu mối kiểm soát TTHC tại UBND quận
và phường. Thực hiện Nghị định số 92/2017/NĐ-CP; UBND quận Bắc Từ Liêm đã
ban hành Quyết định 189/QĐ-UBND ngày 12/01/2018 về phê duyệt danh sách cán
bộ, công chức làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC quận Bắc Từ
Liêm. Hiện nay tại quậngồm có đồng chí Chủ tịch UBND, đồng chí Phó chánh văn
phòng HĐND-UBND, đồng chí Công chức văn phòng quận và các đồng chí công
chức Tư pháp, công chức văn phòng thống kê 13 phường làm đầu mối kiểm soát
50
TTHC. Đầu mối kiểm soát TTHC từ quận đến phường được bảo đảm kiện toàn kịp
thời khi có sự thay đổi về nhân sự liên quan đến công tác kiểm soát TTHC. Bên
cạnh đó, việc hỗ trợ tài chính cho đội ngũ CBCC đầu mối kiểm soát TTHC cũng
được bảo đảm theo Quyết định số 622/QĐ-UBND ngày 25/01/2013 của UBND
Thành phố, theo đó CBCC là đầu mối kiểm soát TTHC tại quận, phường được hỗ
trợ 20.000đồng/người/ngày.
- Lãnh đạo các phòng chuyên môn đã bố trí cán bộ thực hiện kiểm soát
TTHC đang thực hiện tại phòng.
- Kinh phí dành cho việc tổ chức triển khai thực hiện công tác kiểm soát
TTHC đã được bố trí từ nguồn ngân sách của Quận và Phường.
2.2.1.4. Nhận xét
- Ưu điểm: Nhìn chung công tác chỉ đạo, điều hành công tác kiếm soát
TTHC của UBND quận Bắc Từ Liêm là kịp thời, thống nhất và linh hoạt. Cụ
thể là ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, cơ quan, cá nhân
thực hiện công tác kiểm soát TTHC đảm bảo theo đúng các quy trình thủ tục
của công tác kiểm soát TTHC. Đồng thời, Ban Lãnh đạo cũng đã chỉ đạo mạnh
mẽ công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong đội ngũ CBCC về tam quan
trọng đối với công tác KSTT đồng thời thường xuyên mở các lớp tập huấn công
tác kiểm soát TTHC cho các đội ngũ CBCC thực hiện công tác kiểm soát
TTTT; chỉ đạo việc đảm bảo các chế độ hỗ trợ kinh phí, điều kiện thực hiện đối
với CBCC tham gia tập huấn công tác kiểm soát TTHC. Bên cạnh đó, UBND
quận cũng tăng cường công tác tuyên truyền đối với người dân và tổ chức về
cải cách TTHC thông qua các hình thức trực tiếp hoặc qua cổng thông tin của
UBND quận, qua đó nhằm tăng cường sự tương tác giữa UBND quận với người
dân, tổ chức.
Hạn chế: Công tác tổ chức tập huấn về chuyên môn kiểm soát TTHC; Công
tác tuyên truyền qua hệ thống trang thông tin, loa, đài trên địa bàn quận đôi khi vẫn
chưa đạt được như kế hoạch đã đề ra. Thêm vào đó là còn một bộ phận người dân
trên địa bàn quận chưa thực sự tham gia, đóng góp ý kiến với các hoạt động hành
chính nói chung cũng như công tác kiểm soát TTHC nói riêng.
51
2.2.2. Việc công khai thủ tục hành chính
2.2.2.1. Công khai niêm yết thủ tục hành chính năm 2015
-Thực hiện Thông tư số: 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 thì việc niêm yết
công khai quy định về tiếp nhận, xử lý PAKN về quy định hành chính thuộc trách
nhiệm của UBND quận, UBND phường. UBND quận đã chỉ đạo các phòng, ban,
ngành quận và UBND các phường thực hiện nghiêm túc việc niêm yết công khai
địa chỉ tiếp nhật, PAKN về giải quyết TTHC của tổ chức, cá nhân tại trang thông tin
điện tử quận tại địa chỉ (bactuliem.gov.vn) và số điện thoại đường dây nóng của
quận 043 2242112. Việc lập sổ theo dõi nội dung PAKN đối với TTHC của tổ chức
cá nhân, cũng được nghiêm túc thực hiện.
-Tại UBND quận: Niêm yết trên bảng lớn tại trụ sở tiếp nhận và trả kết quả
quận Bắc Từ Liêm.
-Tại UBND các phường niêm yết tại bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ
hành chính và niêm yết tại các nhà văn hóa, nơi sinh hoạt cộng đồng.
- Năm 2015, UBND quận, UBND các phường không nhận được bất cứ đơn
thư hay PAKN của cá nhân, tổ chức liên quan đến TTHC.
2.2.2.2. Công khai niêm, yết thủ tục hành chính năm 2016
- Việc công khai các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của quận Bắc Từ
Liêm, TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết các phường: Công khai đường dây nóng,
địa chỉ email, hòm thư tiếp nhận PAKN của cá nhân, tổ chức về TTHC của ( TP,
quận, phường ... ).
-Thực hiện Thông tư số: 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ Tư pháp
về hướng dẫn công bố, niêm yết TTHC và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện
kiểm soát TTHC, UBND quận Bắc Từ Liêm đã chỉ đạo Văn phòng HĐND-UBND
quận và UBND các phường công khai niêm yết đầy đủ các quyết định công bố
TTHC của thành phố tại bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND quận,
UBND phường và các nhà văn hóa của phường.
-Tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ hành chính của Quận và 13 phường đều
thực hiện công khai địa chỉ tiếp nhận PAKN của tổ chức, công dân về TTHC,
công khai số điện thoại đường dây nóng, hòm thư đóng góp ý kiến, sổ đóng góp
52
ý kiến. Công khai các tờ khai của các TTHC đã được viết mẫu tại bàn hướng
dẫn để giúp tổ chức và công dân trong việc thực hiện TTHC được nhanh chóng
và thuận tiện.
2.2.2.3.Công tác công khai niêm yết thủ tục hành chính năm 2017
Trong 6 tháng năm 2017 đã công khai, niêm yết các Quyết định công bố
TTHC mới của Thành phố Hà Nội đó là:
- Quyết định số: 1105/QĐ-UBND ngày 14/02/2017 vềviệc công bố thủ
tục hành chính mới, sửa đổi, thay thế trong lĩnh vực Môi trường; Tài nguyên
nước, Tài nguyên Khoáng sản; Khí tượng thủy văn; Đo đạc bản đồ và viễn
thám thuộc chức năng quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
- Quyết định số: 1919/QĐ-UBND ngày 24/3/2017 của UBND thành phố về
công bố TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở NN&PTNT thành phố Hà Nội.
- Quyết định số: 53/2016/QĐ-UBND ngày 28/12/2016 của thành phố Hà Nội
về việc ban hành các quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc
thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội theo quy định của
Luật phí và lệ phí.
Ngoài ra còn niêm yết các văn bản của Chính phủ, Bộ Tài chính quy định về
mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí như: Đăng ký con nuôi; chứng
thực; an toàn vệ sinh thực phẩm; thẩm định quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm
trong lĩnh vực nông nghiệp; thẩm định điều kiện kinh doanh để cấp Giấy phép sản
xuất rượu, Giấy phép sản xuất thuốc lá.
+ Tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ hành chính của quận và 13 phường đều
thực hiện công khai địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của tổ chức, công dân
về TTHC, công khai số điện thoại đường dây nóng, hòm thư đóng góp ý kiến,
sổ đóng góp ý kiến. Công khai tờ khai của các TTHC đã được viết mẫu tại bàn
hướng dẫn, để giúp tổ chức và công dân trong việc thực hiện TTHC được
nhanh chóng và thuận tiện.
53
2.2.3. Kiểm tra việc thực hiện giải quyết thủ tục hành chính
2.2.3.1. Kiểm tra việc thực hiện giải quyết thủ tục hành chính năm 2015
Theo báo cáo công tác kiểm soát TTHC năm 2015, kết quả đạt được như sau:
Năm 2015, tổng số lĩnh vực, công việc giải quyết theo cấp có thẩm quyền (quận và
phường là 296,810 hồ sơ TTHC, trong đó, cấp quận là 19,742 hồ sơ thủ tục, cấp
phường là 277,068 hồ sơ thủ tục. Cụ thể:
- Đối với nội dung “số hồ sơ lĩnh vực giải quyết” bao gồm “số kỳ trước
chuyển qua, số kỳ mới cập nhật” của quận là 783,458 hồ sơ TTHC, trong đó cấp
quận là 19,742 hồ sơ TTHC; cấp phường là 763,716 hồ sơ TTHC. Trong đó, ở cấp
quận “số kỳ trước chuyển qua” là 1,342 hồ sơ TTHC và “số kỳ mới cập nhật” là
18,400 hồ sơ TTHC. Ở cấp phường “số kỳ trước chuyển qua” là 210 hồ sơ TTHC
và “số kỳ mới cập nhật” là 276,858 hồ sơ TTHC.
- Đối với nội dung “Kết quản giải quyết” của toàn quận là 294,960 hồ sơ
TTHC. Trong đó, cấp quận là 18,31 số hồ sơ TTHC; số hồ sơ trả đúng hạn là
18,056 hồ sơ TTHC, số hồ sơ trả trả quả hạn là 325 hồ sơ TTHC. Ở cấp phường là
276,129 hồ sơ TTHC; số hồ sơ trả đúng hạn là 275,939 hồ sơ TTHC, số hồ sơ trả trả
quả hạn là 190 hồ sơ TTHC. Nội dung “số hồ sơ đang giải quyết” của toàn quận là
1,850 hồ sơ TTHC. Trong đó, ở cấp quận, số hồ sơ “chưa đến hạn” là 911 hồ sơ
TTHC, số hồ sơ quá hạn là 0 hồ sơ TTHC. Ở cấp phường, số hồ sơ “chưa đến hạn”
là 924 hồ sơ TTHC, số hồ sơ quá hạn là 15 hồ sơ TTHC(Phụ lục I).
- Hồ sơ giải quyết trễ hẹn và nguyên nhân giải quyết hồ sơ hành chính quá
hạn trên địa bàn quận năm 2015 (Phụ lục II )
2.2.3.2. Kiểm tra việc thực hiện giải quyết thủ tục hành chính năm 2016
a. Việc tuân thủ quy định của thủ tục hành chính
- UBND quận thực hiện việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và trả kết quả TTHC
cho cá nhân, tổ chức các lĩnh vực theo đúng quy định tại các văn bản pháp luật của
Nhà nước, các Quyết định công bố TTHC của UBND thành phố Hà Nội, một cách
nhanh chóng và thuận tiện đem lại sự hài lòng cho Nhân dân theo đúng phương
châm đã công bố trong chính sách chất lượng tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO:
9001:2008 của UBND quận: “ Công khai - Minh bạch - đúng pháp luật”. Tuân thủ
54
và thực hiện nghiêm “Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 20/6/2014 của Thủ tướng Chính
phủ về một số biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có
chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện TTHC” trong việc tiếp nhận hồ sơ
hành chính của tổ chức và cá nhân.
- Các TTHC đang thực hiện tại UBND quận, UBND phường đều xây dựng
quy trình giải quyết chi tiết quá trình thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN
ISO: 9001:2008.
b. Việc giải quyết thủ tục hành chính
- Kết quả thực hiện tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hành chính trên địa bàn
quận năm 2016(Phụ lục III).
- Hồ sơ giải quyết trễ hẹn và nguyên nhân giải quyết hồ sơ hành chính quá
hạn trên địa bàn Quận năm 2016 (Phụ lục IV) .
Năm 2016, tổng số lĩnh vực, công việc giải quyết theo cấp có thẩm quyền
(quận và phường), cụ thể:
- Đối với nội dung “số hồ sơ nhận giải quyết” bao gồm “số kỳ trước chuyển
qua, số kỳ mới cập nhật” của quận là 183,628 hồ sơ TTHC. Tổng số “số kỳ trước
chuyển qua” trong toàn quận là 1,594, ở cấp quận là 1,015hồ sơ TTHC, cấp phường
là 579 hồ sơ TTHC; “số kỳ mới cập nhật” của toàn quận là là 182,034 hồ sơ TTHC,
trong đó cấp quận là 14,887 hố sơ TTHC, cấp phường là 167,147 hồ sơ TTHC.
- Đối với nội dung “Kết quả giải quyết” thì tổng số hồ sơ đã giải quyết
của toàn quận là 182,083 hồ sở TTHC. Trong đó, cấp quận là 14,726 hồ sơ
TTHC; số hồ sơ trả đúng hạn là 14,262 hồ sơ TTHC, số hồ sơ trả trả quả hạn là
446 hồ sơ TTHC. Ở cấp phường là 167,357 hồ sơ TTHC; số hồ sơ trả đúng hạn
là 167,057
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_kiem_soat_thu_tuc_hanh_chinh_tai_uy_ban_nhan_dan_qu.pdf