MỞ ĐẦU. 1
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG. 7
1.1. Khái niệm chính quyền địa phương . 7
1.2. Khái niệm thủ tục hành chính . 8
1.3. Khái niệm, đặc điểm của kiểm soát thủ tục hành chính . 10
1.4. Nguyên tắc kiểm soát thủ tục hành chính . 12
1.5. Vai trò của kiểm soát thủ tục hành chính. 14
1.6. Thẩm quyền kiểm soát thủ tục hành chính . 19
1.7. Nội dung kiểm soát thủ tục hành chính . 21
1.8. Các yếu tố tác động đến kiểm soát thủ tục hành chính. 33
Tiểu kết Chương 1 . 38
Chương 2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TỪ
THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG . 39
2.1. Khái quát chung về thành phố Hải Phòng . 39
2.1.1. Điều kiện tự nhiên . 39
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội . 40
2.2. Kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính của thành phố Hải Phòng
. 41
2.2.1. Đánh giá tác động thủ tục hành chính. 42
2.2.2. Thực hiện công khai, niêm yết thủ tục hành chính . 43
2.2.3. Rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính. 46
2.2.4. Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định
thủ tục hành chính. 48
2.2.5. Kiểm tra việc kiểm soát thủ tục hành chính . 52
2.3. Đánh giá kết quả kiểm soát thủ tục hành chính của thành phố Hải Phòng
. 55
2.3.1. Ưu điểm . 55
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân. 58
Tiểu kết chương 2 . 66
Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN KIỂM
SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH . 67
3.1. Quan điểm thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính. 67
99 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 367 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương từ thực tiễn thành phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THC, thực hiện hệ thống thông tin tiếp nhận xử lý
PAKN, tạo ra cách làm việc mới, đồng thời cải tiến hình thức cung cấp dịch vụ
công theo hướng trực tuyến. Ngoài ra, việc niêm yết công khai TTHC thông qua
việc đăng tải TTHC trên trang thông tin điện tử của cơ quan là một trong những
biện pháp quan trọng thực hiện công khai, minh bạch TTHC góp phần hoàn
thành công tác kiểm soát TTHC, đưa thông tin về TTHC đến tổ chức, cá nhân
một cách nhanh chóng và chính xác.
1.8.5. Sự tham gia giám sát của các tổ chức, cá nhân
37
Kiểm soát TTHC là một quy trình gồm nhiều khâu, nhiều bước liên kết
chặt chẽ với nhau, đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều cơ quan, đơn vị và xã
hội công dân. Trong kiểm soát TTHC, vai trò giám sát, phản biện của tổ chức,
người dân là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động này.
Vì vậy, nếu xã hội, công dân có nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của kiểm
soát TTHC thì nhà nước mới dễ dàng huy động được trí tuệ của cả xã hội vào
kiểm soát TTHC, nâng cao chất lượng các quy định TTHC. Bên cạnh đó, quy
định TTHC có ảnh hưởng trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp. Nó chỉ cho
người dân biết họ được phép làm gì, phải làm gì, cần làm gì. Về cơ bản, quy
định TTHC còn cho thấy các quyền của công dân được quy định trong Hiến
pháp có được đảm bảo thực hiện hay không. Bởi thế, mục đích của cải cách
TTHC, kiểm soát TTHC, suy cho cùng, đều nhằm phục vụ nhân dân, phục vụ xã
hội. Vì vậy, cần có sự tham gia của xã hội công dân vào hoạt động cải cách
TTHC, kiểm soát TTHC. Để thu hút sự tham gia của xã hội công dân vào kiểm
soát TTHC.
Ngoài ra, Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định vai trò giám sát và phản
biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên (gọi chung là các tổ
chức chính trị - xã hội). Với vai trò giám sát và phản biện của mình, các tổ chức
chính trị - xã hội là cầu nối quan trọng để đưa các chủ trương, Nghị quyết của
Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước đến với nhân dân và đưa nguyện vọng
của người dân đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
38
Tiểu kết Chƣơng 1
Kiểm soát TTHC là hoạt động mang lại lợi ích trực tiếp cho các cá nhân,
tổ chức, doanh nghiệp và đồng thời không để sơ hở trong công tác quản lý nhà
nước. Đây là một quy trình bắt đầu từ việc đánh giá tác động các quy định về
trong quá trình dự thảo do các cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp
luật thực hiện; gửi lấy ý kiến của cơ quan, đơn vị kiểm soát TTHC; công khai,
minh bạch TTHC sau khi ban hành; kiểm soát việc thực thi TTHC trong thực
tiễn. Cuối cùng là tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức
về các quy định hành chính nhằm phát hiện và giải quyết những bất cập của các
quy định hành chính, cũng như giám sát việc thực thi TTHC của đội ngũ cán bộ,
công chức. Thông qua việc kiểm soát TTHC, mọi TTHC sẽ được công khai hóa
và thường xuyên sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế, tránh tình trạng tùy
tiện, thiếu công khai, minh bạch trong việc ban hành và thực hiện TTHC tại
nhiều cơ quan hành chính như thời gian qua.
Trong Chương 1 tác giả đã tiếp cận và đưa ra một số vấn đề lý luận về
kiểm soát TTHC nói chung và kiểm soát TTHC thuộc thẩm quyền của chính
quyền địa phương nói riêng. Bên cạnh đó Chương 1 cũng đã làm rõ những vấn
đề lý luận về TTHC và kiểm soát TTHC như khái niệm, đặc điểm, vai trò, các
yếu tố ảnh hưởng, Đặc biệt trong Chương 1, Luận văn, đã khái quát và phân
tích các nội dung về kiểm soát TTHC, đưa ra cơ sở pháp lý và khái quát những
quy định pháp luật về kiểm soát TTHC.
Kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận ở Chương 1 là tiền đề để tác giả tiến
hành đánh giá thực trạng kiểm soát TTHC trên địa bàn thành phố Hải Phòng
trong chương tiếp theo.
39
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.1. Khái quát chung về thành phố Hải Phòng
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm phía Đông miền Duyên hải Bắc
Bộ, cách thủ đô Hà Nội 102 km, có tổng diện tích tự nhiên là 1561,7 km2, chiếm
0,45% diện tích tự nhiên cả nước; dân số 2.353.000 người, mật độ 1506
người/km2 (Số liệu thống kê năm 2018).
Hải Phòng nằm ở vị trí giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong nước và quốc
tế thông qua hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông
và đường hàng không. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Hải
Dương, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp Biển Đông.
Thành phố Hải Phòng gồm 7 quận nội thành, 6 huyện ngoại thành và 2
huyện đảo; (223 đơn vị cấp xã gồm 70 phường, 10 thị trấn và 143 xã), 52% cư
dân sống ở đô thị và 48% cư dân sống ở nông thôn:
Tên
Dân số
(ngƣời)2018
Hành
chính
Quận (7)
Đồ Sơn 102.234 7 phường
Dương Kinh 127.362 6 phường
Hải An 180.235 8 phường
Hồng Bàng 172.310 11 phường
Kiến An 47.256 10 phường
Lê Chân 240.123 15 phường
Ngô Quyền 212.413 13 phường
Tên
Dân số
(ngƣời)2018
Hành chí
h
Huyện (8)
An Dương
64.300 1 thị trấn, 15 xã
An Lão 152
518 2 thị trấn, 15 xã
Bạch Long Vĩ 912
Cát Hải 4.187 2 thị trấn, 10 xã
Kiến Thụy 140.315 1 thị trấn, 17 xã
Thủy
Nguyên
323 .20 2 thị trấn, 35 xã
Tiên Lãng 160.290 1 thị trấn, 22 xã
Vĩnh Bảo 185.340 1 thị trấn, 29 xã
Nguồn: Kết quả điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ thời điểm 01/4/2018. Cục Thống kê Hải Phòng.
Hình 1.2. Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Hải Phòng.
40
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Hải Phòng là một "trung tâm kinh tế quan trọng" của Miền Bắc nói riêng và
của cả Việt Nam nói chung. Dưới thời Pháp thuộc, Hải Phòng là thành phố cấp 1,
ngang hàng với Sài Gòn và Hà Nội. Những năm cuối thế kỷ 19, người Pháp đã có
những đề xuất xây dựng Hải Phòng thành "thủ đô kinh tế" của Đông Dương.
Ngày nay, Hải Phòng là một trong những trung tâm kinh tế quan trọng
nhất của Việt Nam, từ năm 2005 đến nay luôn đứng trong top 5 các tỉnh thành
phố đóng góp ngân sách nhiều nhất cả nước, cụ thể là luôn đứng ở vị trí thứ 3
sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Năm 2015, tổng thu ngân sách của
thành phố đạt 56288 tỷ đồng. Năm 2016 thu ngân sách 62640 tỷ đồng. Thu ngân
sách năm 2017 đạt 72100 tỷ đồng. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2017, thành phố Hải Phòng xếp ở vị trí thứ
9/63 tỉnh thành. Về cải cách hành chính, liên tục trong 4 năm từ năm 2014-2017
Hải Phòng được xếp hạng 2/63 tỉnh, thành.
Năm 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 14,01%, cao nhất
từ năm 1994 đến nay và cao nhất cả nước, phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của
nền kinh tế thành phố. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 21,06%;; vốn đầu
tư toàn xã hội đạt 67.853 tỷ đồng; sản lượng hàng qua cảng đạt trên 92 triệu tấn,
tăng 16,67%; thu hút khách du lịch đạt trên 6,7 triệu lượt, tăng 12,45%; dư nợ
tín dụng ước 102.042 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2016.
Thu nội địa của Hải Phòng trong giai đoạn 2014 - 2017 tăng trường một
cách ấn tượng, cụ thể là tăng 2.4 lần chỉ sau 3 năm (2014 - 2017), và đạt trước
kế hoạch 3 năm (Hải Phòng chủ trương thu nội địa 20 nghìn tỷ vào năm 2020
nhưng năm 2017 đã đạt 22 nghìn tỷ).
Trong quá trình hội nhập sâu và rộng của đất nước, với các hiệp định tự
do thương mai lịch sử đã được ký kết như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương TPP, thành lập Cộng đồng chung ASEAN là cơ hội phát triển rất lớn cho
thành phố Cảng Hải Phòng. Hiện nay thành phố Hải Phòng đã và đang là một
41
địa điểm đầu tư hấp dẫn của giới đầu tư nước ngoài tại VN, hàng loạt các dự án
FDI lớn tập trung vào các ngành công nghệ cao, ít ô nhiễm như LG Electronics
1,5 tỷ USD; Bridgestone 1,2 tỷ USD, LG Display 1,5 tỷ USD cùng rất nhiều các
tên tuổi lớn khác như Regina Miracle, Fuji Xerox, Kyocera, Nipro Pharma,
GE... cho thấy sức hút lớn của thành phố.
Bên cạnh đó hiệu ứng từ những dự án phát triển cơ sở hạ tầng kết nối như
Cao Tốc Hà Nội - Hải Phòng (rút ngắn thời gian đi Thủ đô Hà Nội xuống 1 giờ
30 phút), Cảng cửa ngõ trung chuyển quốc tế Lạch Huyện tại Cát Hải, các khu
Công nghiệp mới luôn được đầu tư và mở rộng liên tục như VSIP, Tràng Duệ,
Deep C II (Đình Vũ), Deep C III (Cát Hải), Nam Đình Vũ... Đã góp phần không
nhỏ cho quy hoạch phát triển trở thành một "Thành phố Cảng Xanh" của Hải
Phòng.
Hải Phòng là trung tâm phát luồng hàng xuất nhập khẩu lớn nhất miền
Bắc. Đến nay, Hải Phòng đã có quan hệ xuất nhập khẩu hàng hoá với trên 40
nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc tế Hải
Phòng là trung tâm hội chợ lớn nhất của Việt Nam hiện nay. Hải Phòng đang
phấn đấu để trở thành một trong những trung tâm thương mại lớn nhất của cả
nước.
2.2. Kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính của thành phố
Hải Phòng
Từ khi thành lập, Phòng Kiểm soát TTHC được đã tham mưu cho UBND
thành phố đã ban hành Kế hoạch kiểm soát TTHC; Công khai niêm yết TTHC
và kiểm soát việc thực hiện TTHC; Kịp thời có văn bản kiến nghị các quy
TTHC chưa được công bố hoặc phát hiện sự khác biệt giữa nội dung công bố
với văn bản QPPL về TTHC và kiến nghị các Sở quản lý ngành trình UBND
tỉnh công bố; Thực hiện Công khai, minh bạch 100% TTHC tại các địa điểm
tiếp nhận hồ sơ dưới 02 hình thức niêm yết trên bảng và đóng thành sổ hướng
dẫn; Công khai các TTHC trên trang thông tin điện tử thành phố; Niêm yết công
42
khai theo quy định nội dung hướng dẫn và địa chỉ cơ quan giúp UBND thành
phố, UBND tỉnh tiếp nhận PAKN của cá nhân, tổ chức về TTHC tại địa điểm
tiếp nhận hồ sơ. Tăng cường kiểm soát 100% việc tổ chức thực hiện các TTHC
theo đúng quy định của pháp luật; Tổ chức tự kiểm tra công tác kiểm soát TTHC
theo quy định tại Nghị định số 48/2013/NĐ-CP và Thông tư số 25/2014/TT-
BTP; Rà soát, đánh giá các quy định về TTHC để kiến nghị, sửa đổi, bổ sung,
thay thế các văn bản QPPL; Có nội dung, danh mục rà soát TTHC trọng tâm
trong Kế hoạch hoạt động kiểm soát TTHC hàng năm; đảm bảo đúng theo yêu
cầu Nghị định số 63/2010/NĐ-CP đồng thời có Kết quả rà soát, đánh giá các
TTHC trọng tâm; Báo cáo đầy đủ, đúng thời gian về công tác về kiểm soát
TTHC theo yêu cầu của Cục Kiểm soát TTHC.
2.2.1. Đánh giá tác động thủ tục hành chính
Nhận thức được tầm quan trọng của việc đánh giá tác động thủ tục hành
chính, UBND thành phố Hải Phòng nghiêm túc triển khai thực hiện việc đánh
giá tác động, tham gia ý kiến và thẩm định quy định về TTHC.
Ngày 27/3/2014, UBND thành phố ban hành Quyết định số 699/2014/QĐ-
UBND về việc ban hành Quy chế phối hợp trong việc đánh giá tác động, tham
gia ý kiến, thẩm định quy định về TTHC trong Dự thảo văn bản quy phạm pháp
luật do UBND thành phố ban hành.
* Năm 2014:
- Đánh giá tác động, tham gia ý kiến đối với quy định về TTHC: Sở Tư
pháp đã hướng dẫn việc đánh giá tác động và tham gia ý kiến đối với 20 Dự thảo
Quyết định của UBND thành phố có quy định về TTHC.
- Thẩm định quy định về TTHC: Sở Tư pháp đã thẩm định 01 Dự thảo
Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố có quy định về TTHC (UBND thành
phố đã ban hành 01 văn bản: Quyết định số 2111/2014/QĐ-UBND ngày
07/10/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Quy định tạm thời về
43
nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức viên chức do lập thành
tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ).
* Năm 2015:
- Tham gia ý kiến quy định về TTHC: Sở Tư pháp đã có văn bản tham gia
ý kiến đối với quy định về TTHC trong 12 Dự thảo Quyết định của UBND
thành phố.
- Đánh giá tác động quy định về TTHC: cơ quan chủ trì soạn thảo đã tổ
chức đánh giá tác động đối với TTHC trong 12 Dự thảo Quyết định của UBND
thành phố.
- Thẩm định quy định về TTHC: Sở Tư pháp đã có Báo cáo thẩm định đối
với 12 Dự thảo Quyết định của UBND thành phố có quy định về TTHC.
* Năm 2016:
- Đánh giá tác động quy định về TTHC: 03 Dự thảo Quyết định của
UBND thành phố.
- Tham gia ý kiến quy định về TTHC: 03 Dự thảo Quyết định của UBND
thành phố.
* Năm 2017:
Thực hiện Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và
Quyết định số 699/2014/QĐ-UBND ngày 27/3/2014 của UBND thành phố
về việc ban hành Quy chế phối hợp trong việc đánh giá tác động, tham gia ý
kiến, thẩm định quy định về TTHC trong Dự thảo văn bản QPPL do UBND
thành phố ban hành; Sở Tư pháp đã kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng văn bản
quy phạm pháp luật của thành phố. Trong năm 2017, không có dự thảo văn bản
quy phạm pháp luật của thành phố quy định về TTHC và phải thực hiện đánh
giá tác động, tham gia ý kiến, thẩm định quy định TTHC.
2.2.2. Thực hiện công khai, niêm yết thủ tục hành chính
44
Công khai, niêm yết TTHC là một trong những khâu quan trọng, vì vậy
thành phố luôn chú trọng công tác công khai, niêm yết các TTHC. UBND thành
phố thường xuyên quan tâm và chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
thành phố, UBND các quận, huyện, xã, phường, thị trấn nghiêm túc triển khai thực
hiện, tạo điều kiện tốt cho tổ chức, cá nhân tiếp cận tìm hiểu và thực hiện TTHC.
Văn phòng UBND thành phố, trước đây là Sở Tư pháp chịu trách nhiệm
trước UBND thành phố trong việc đôn đốc, hướng dẫn các Sở, ngành chuyên
môn, UBND các quận, huyện thực hiện niêm yết công khai thường xuyên các
TTHC để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất.
Sau khi các TTHC đã được Chủ tịch UBND thành phố công bố, UBND
thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND quận, huyện, xã, phường, thị
trấn thực hiện niêm yết công khai đầy đủ các TTHC tại trụ sở làm việc của cơ
quan trực tiếp giải quyết TTHC theo quy định tại Thông tư 05/2014/TT-BTP
ngày 07/02/2014 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn công bố, niêm yết TTHC
và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát TTHC.
Hình thức niêm yết: Các TTHC được niêm yết trên hệ thống bảng điện tử
cảm ứng tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính của các Sở, ban,
ban, ngành, UBND quận, huyện, và các bảng tin tại xã, phường, thị trấn. Vị trí
đặt bảng điện tử, bảng tin thuận tiện cho việc tìm hiểu, nghiên cứu, theo dõi, tra
cứu của công dân và tổ chức theo đúng như quy định.
Bên cạnh đó, UBND thành phố còn công bố rộng rãi trên đài các phương
tiện truyền thông, Cổng thông tin điện tử thành phố, website của các Sở, ban,
ngành, đơn vị và tại các màn hình Led lớn đặt tại các địa điểm thuộc Trung tâm
thành phố, trung tâm các quận, huyện, nơi tập trung đông người...
UBND thành phố chỉ đạo các Sở, ban, ngành, UBND các quận huyện, xã,
phường, thị trấn phải luôn cập nhật kịp thời các Quyết định công bố TTHC mới
của Chủ tịch UBND thành phố. Ngay sau khi UBND tỉnh công bố các TTHC
được giải quyết qua bưu chính viễn thông theo Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg
45
Chính phủ ngày 19/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ,
trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích, UBND thành phố
đã yêu cầu các cơ quan chuyên môn, UBND các quận, huyện, xã, phường, thị
trấn triển khai niêm yết 02 danh mục TTHC (TTHC được thực hiện qua dịch vụ
bưu chính công ích và TTHC không thực hiện qua dịch vụ công ích).
Các nội dung công khai TTHC được chú trọng và thực hiện tương đối đầy
đủ. Công khai tất cả TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND thành phố,
UBND các quận, huyện, xã, phường, thị trấn. Công khai nội dung tiếp nhận, xử
lý PAKN. Niêm yết công khai địa chỉ tiếp nhận và nội dung hướng dẫn thực
hiện PAKN của cá nhân, tổ chức về quy định TTHC tại trụ sở UBND thành phố,
UBND các quận, huyện, xã, phường, thị trấn. Hiện nay, 100% các TTHC thuộc
thẩm quyền giải quyết của UBND thành phố, UBND các quận, huyện, xã,
phường, thị trấn trên địa bàn được niêm yết tại bộ phận giao dịch một cửa liên
thông của UBND thành phố, UBND các quận, huyện, xã, phường, thị trấn. Các
văn bản niêm yết được thực hiện theo đúng quy định tại Điều 10, 11 của Thông
tư số 05/2014/TT-BTP của Bộ Tư pháp. Niêm yết công khai TTHC kịp thời, đầy
đủ đã tạo điều kiện cho người dân chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định của cơ
quan hành chính tiết kiệm thời gian và chi phí cho người dân.
Tuy nhiên niêm yết TTHC của UBND thành phố chỉ mới thực hiện các
hình thức bắt buộc theo quy định, các hình thức khuyến khích thì vẫn chưa được
thực hiện. Bên cạnh đó vẫn không ít trường hợp người dân không đến xem bản
niêm yết TTHC mà đến gặp trực tiếp công chức tại bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả để hỏi về TTHC ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận hồ sơ của công chức, điều
này cho thấy hiệu quả của việc niêm yết công khai TTHC đến người dân chưa cao
mặc dù trong thời gian qua UBND thành phố luôn quan tâm thực hiện tốt.
46
2.2.3. Rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính
Thực tiễn cho thấy, các cơ quan, đơn vị trực tiếp giải quyết TTHC đều
phát hiện các quy định về TTHC còn vướng mắc, bất cập, ban hành không đúng
thẩm quyền vì vậy cần thiết phải rà soát các TTHC để từ đó kiến nghị, đơn giản
hóa các TTHC. Hằng năm, UBND thành phố ban hành Kế hoạch kiểm soát
TTHC năm trên địa bàn thành phố; chỉ đạo các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân
cấp huyện, cấp xã xây dựng và triển khai thực hiện rà soát, đơn giản hóa TTHC
theo chức năng, nhiệm vụ quản lý.
Theo Kế hoạch, Sở Tư pháp, nay là Văn phòng UBND thành phố hướng
dẫn, đôn đốc, kiểm tra các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện triển
khai thực hiện rà soát, đánh giá TTHC đảm bảo chất lượng; tổ chức rà soát, đánh
giá độc lập TTHC nếu cần thiết; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện và đề xuất
phương án đơn giản hóa TTHC trình Chủ tịch UBND thành phố.
Thấy được tầm quan trọng của nhiệm vụ rà soát các TTHC và thực hiện
chỉ đạo của Cục Kiểm soát TTHC, UBND thành phố giao cho Văn phòng
UBND thành phố, trước đây là Sở Tư pháp tham mưu cho UBND thành phố các
văn bản hướng dẫn các Sở, ngành chuyên môn trực thuộc và UBND cấp huyện,
cấp xã triển khai rà soát các quy định TTHC đang áp dụng nhằm kịp thời phát
hiện để sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc hủy bỏ các quy định TTHC
không cần thiết, không phù hợp, không đáp ứng được nguyên tắc về quy định và
thực hiện TTHC, để cắt giảm chi phí về thời gian và tài chính tạo thuận lợi tối đa
cho người dân, doanh nghiệp trong việc tuân thủ TTHC; góp phần cải thiện môi
trường kinh doanh, thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Thường xuyên trao
đổi, hướng dẫn kỹ năng kiểm soát TTHC, chia sẻ kinh nghiệm cho Phòng Pháp
chế thuộc các Sở, ngành, Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện, CBCC đầu
mối phụ trách thực hiện kiểm soát TTHC tại các UBND cấp xã.
Để thực hiện kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC, các Sở, ngành thành phố,
UBND cấp huyện, cấp xã tiến hành rà soát quy trình, thủ tục, hồ sơ, thẩm quyền,
47
trách nhiệm của các cơ quan. Đặc biệt trong lĩnh vực Tư pháp, Xây dựng, Tài
nguyên và môi trường. Những thủ tục thuộc các lĩnh vực trên đều có số lượng
giải quyết nhiều, khó khăn và thường xuyên nhận những PAKN của người dân
về thực hiện TTHC không đúng thời hạn, UBND thành phố đã kịp thời, chủ
động xây dựng và triển khai áp dụng hệ thống quản lý văn bản (hệ thống phần
mềm Văn phòng điện tử) đảm bảo sự thống nhất và triển khai thực hiện đồng bộ
tại các cơ quan, đơn vị.
Đối với rà soát, đánh giá theo từng TTHC, thành phố tiến hành theo các
biểu mẫu, các nội dung đã được quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-BTP của
Bộ Tư pháp về hướng dẫn việc đánh giá tác động của TTHC và rà soát, đánh giá
TTHC. Văn phòng UBND thành phố, trước đây là Sở Tư pháp đã thực hiện tốt
trách nhiệm của mình trong việc hướng dẫn, đôn đốc, thẩm tra, phân tích, xác
nhận chất lượng các biểu mẫu, báo cáo, tổng hợp kết quả rà soát của các cơ
quan, đơn vị; tổng hợp chung kết quả rà soát và báo cáo Chủ tịch UBND thành
phố về phương án đơn giản hóa TTHC, các sáng kiến cải cách TTHC đề xuất
sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ TTHC, quy định có liên quan theo
thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định của các
cơ quan, đơn vị tại UBND thành phố, để làm được những điều như trên thì cần
có sự phối hợp thực hiện của các Sở, ngành thành phố. Tuy nhiên khi tiến hành
thường chậm trễ ảnh hưởng đến tiến độ chung.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì việc việc rà soát, đánh giá TTHC
trên địa bàn thành phố cũng còn những hạn chế nhất định. Do thời gian tiến
hành rà soát ngắn, nên hiệu quả của công tác rà soát, đánh giá không cao. Hiện
nay các TTHC do các phòng ban giải quyết khá nhiều nên khi rà soát TTHC
phải tốn thời gian để đảm bảo không bỏ sót bất kỳ thủ tục nào không được rà
soát. Ngoài ra các biểu mẫu để tiến hành rà soát TTHC khá nhiều dẫn đến lúng
túng trong việc sử dụng biểu mẫu, trong biểu mẫu có nhiều nội dung khác nhau
nên khi tiến hành cũng phải được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất
48
định, có những câu hỏi mà CBCC không biết trả lời hoặc trả lời mang tính hình
thức dẫn đến chất lượng của biểu mẫu rà soát, đánh giá TTHC chưa cao. Một số
CBCC tham mưu công tác kiểm soát TTHC chưa coi trọng công tác rà soát các
TTHC, họ chỉ làm cho có để có báo cáo gửi lên cấp trên. Do đó ảnh hưởng
không nhỏ đến hiệu quả của việc rà soát.
CBCC thực hiện công tác rà soát cũng đa phần kiêm nhiệm, chưa được
tập huấn, bồi dưỡng nhiều về nghiệp vụ rà soát, đánh giá nên tính chuyên nghiệp
trong công tác rà soát, đánh giá còn chưa cao. Ngoài ra, hiện nay nhiều đơn vị
cũng chưa hiểu đầy đủ về công tác rà soát TTHC. Nhiều phòng, ban, đơn vị còn
lẫn lộn giữa việc rà soát TTHC với rà soát VBQPPL.
2.2.4. Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy
định thủ tục hành chính
Trong quá trình thực hiện các TTHC thì không tránh khỏi những sai sót,
những bất cập. Để khắc phục được điều này thì thành phố chú trọng thực hiện
việc tiếp nhận PAKN đối với các TTHC của người dân và doanh nghiệp. UBND
thành phố thực hiện tiếp nhận, xử lý PAKN theo quy định tại Nghị định số
20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP của Chính
phủ. Ngoài ra thành phố cũng đã ban hành Quy chế tiếp nhận, xử lý PAKN trên
địa bàn Thành phố (Quyết định số 10/2014/QĐ-UBND ngày 07/7/2014).
Các Sở, ban, ngành chuyên môn của thành phố, UBND cấp huyện, cấp xã
trên địa bàn thành phố đã phối hợp niêm yết công khai nội dung và địa chỉ tiếp
nhận PAKN của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính; đường dây nóng của
cán bộ lãnh đạo các đơn vị có chức năng thụ lý, giải quyết hồ sơ hành chính trên
các lĩnh vực.
UBND thành phố cũng đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường công
tác tiếp công dân, xây dựng lịch tiếp dân cụ thể, trực tiếp lắng nghe, ghi nhận và
giải quyết những vướng mắc, khó khăn của nhân dân; duy trì, nâng cao chất
lượng tiếp công dân và giải quyết đơn, thư khiếu nại - tố cáo của công dân theo
49
đúng quy định của pháp luật. Phối hợp hướng dẫn cá nhân, tổ chức có ý kiến
đóng góp về thủ tục, quy định hành chính gửi PAKN về Văn phòng UBND
thành phố, cụ thể:
Thực hiện quy định của Luật Tiếp công dân 2013 và các văn bản hướng
dẫn thi hành UBND thành phố đã ban hành Văn bản số 1681/UBND-TCD ngày
04/4/2018 về việc tổ chức tiếp công dân định kỳ đối với Chủ tịch UBND thành
phố, Chủ tịch UBND cấp huyện. UBND cấp huyện cũng có thông báo lịch tiếp
công dân cụ thể của Chủ tịch UBND cấp xã. Theo đó, vào ngày tiếp công dân
của Chủ tịch UBND các cấp, công dân có thể đến Trụ sở tiếp công dân để trình
bày kiến nghị, phản ánh với lãnh đạo địa phương để được ghi nhận và chỉ đạo
giải quyết.
UBND thành phố tiếp tục chỉ đạo các Sở, ngành, đơn vị tiếp tục duy trì và
nâng cao hiệu quả chuyên mục “Dân hỏi - Giám đốc Sở trả lời” phát sóng hàng
tuần vào tối thứ bảy trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng; tổ chức các
cuộc đối thoại trực tuyến, đối thoại trực tiếp tại Trung tâm Hội nghị thành phố
một tháng một lần giữa lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố với tổ chức, doanh
nghiệp và người dân để giải đáp, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan
đến TTHC, hoạt động sản xuất, kinh doanh...
Phối hợp niêm yết công khai nội dung và địa chỉ tiếp nhận PAKN của cá
nhân, tổ chức về quy định hành chính; đường dây nóng của cán bộ Lãnh đạo các
đơn vị có chức năng thụ lý, giải quyết hồ sơ hành chính trên các lĩnh vực tại Bộ
phận một cửa. Phối hợp hướng dẫn cá nhân, tổ chức có ý kiến đóng góp về thủ
tục, quy định hành chính gửi PAKN về Văn phòng UBND thành phố.
50
Bảng 2.1: Tổng hợp số lượng PAKN từ năm 2014 đến nay (theo đối
tượng PAKN) [23]
Đơn vị tính: Ý kiến
Năm
2014 2015 2016 2017
6 tháng
đầu năm
2018 Số lượng
Về quy định TTHC 50 33 26 9 2
Về hành vi của CBCC 26 5 2 4 0
Tổng số 76 37 28 13 2
Bảng 2.2: Tổng hợp số lượng PAKN từ năm 2014 đến nay (theo chủ
thể PAKN) [23]
Đơn vị tính: Ý kiến
Năm
2014 2015 2016 2017
6 tháng
đầu năm
2018 Số lượng
KNPA tiếp nhận từ
người dân
1 6 2 6 2
KNPA tiếp nhận từ
Doanh nghiệp
75 31 26 7 0
Tổng số 76 37 28 13 2
Nhìn chung các PAKN của người dân còn chưa nhiều. Người dân chưa
thấy được ý nghĩa của việc PAKN đối với TTHC. Một số trường hợp còn tiến
hành m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_kiem_soat_thu_tuc_hanh_chinh_thuoc_tham_quyen_cua_c.pdf