MỤC LỤC
Lời mở đầu 3
Phần 1: Cơ sở lý luận về các khoản dự phòng và kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán tài chính 5
I. Nội dung các khoản dự phòng 5
1. Khái niệm và đặc điểm các khoản dự phòng 5
1.1 Khái niệm 5
1.2 Đặc điểm các khoản dự phòng 6
2. Các quy định có liên quan đến việc trích lập dự phòng 7
2.1 Thời điểm lập và hoàn nhập dự phòng 7
2.2 Đối tượng trích lập 8
2.3 Điều kiện trích lập 8
2.4 Phương pháp lập dự phòng 9
2.5 Hạch toán các khoản dự phòng 11
3. Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các khoản dự phòng 15
3.1 Mục đích của hệ thống kiểm soát nội bộ 15
3.2 Các thủ tục kiểm soát nội bộ đối với các khoản dự phòng 15
II. Quy trình kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán tài chính 16
1. Mục tiêu kiểm toán 16
1.1 Mục tiêu kiểm toán chung 16
1.2 Mục tiêu kiểm toán đặc thù 18
2. Đặc điểm kiểm toán các khoản dự phòng 19
3. Trình tự kiểm toán các khoản dự phòng 20
3.1 Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán 21
3.2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán 27
3.3 Kết thúc kiểm toán 36
Phần II: Thực trạng kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán tài chính do Công ty kiểm toán Việt Nam thực hiện 37
I. Khái quát chung về Công ty kiểm toán Việt Nam 37
1. Lịch sử hình thành và phát triển 37
2. Các loại hình dịch vụ của Công ty 39
3. Kết quả hoạt động kinh doanh 42
II. Quy trình kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán tài chính do Công ty kiểm toán Việt Nam thực hiện 44
1. Quy trình kiểm toán chung BCTC 44
2. Kiểm toán các khoản dự phòng tại khách hàng A và B do Công ty kiểm toán Việt Nam thực hiện 49
2.1 Lập kế hoạch kiểm toán 49
2.2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán 61
2.3 Kết thúc kiểm toán 79
Phần III: Bài học kinh nghiệm và phương hướng hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản dự phòng tại Công ty kiểm toán Việt Nam 82
I. Nhận xét chung và bài học kinh nghiệm về quy trình kiểm toán tại Công ty kiểm toán Việt Nam 82
1. Bài học kinh nghiệm từ kiểm toán các khoản dự phòng tại Công ty kiểm toán Việt Nam 82
2. Những kết quả đạt được trong công tác kiểm toán tại Công ty kiểm toán Việt Nam 84
3. Những khó khăn thách thức mới trong lĩnh vực kiểm toán 84
II. Phương hướng hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán tài chính tại Công ty kiểm toán Việt Nam 83
1. Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản dự phòng 85
2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản dự phòng tại Công ty kiểm toán Việt Nam 86
2.1 Thiết kế chương trình kiểm toán 87
2.2 Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ 87
2.3 Đánh giá mức trọng yếu 89
2.4 Áp dụng thủ tục phân tích 89
2.5 Một số kiến nghị với Nhà nước nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam 90
Kết luận 91
Danh mục tài liệu tham khảo 92
93 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1682 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán tài chính do Công ty kiểm toán Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuộc mọi thành phần kinh tế như doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100 % vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và các dự án quốc tế.
Ngày 13 tháng 5 năm 1991, VACO được thành lập theo Quyết định số 165 TC/QĐ-BTC với tên chính thức là Công ty kiểm toán Việt Nam, tên tiếng Anh là Vietnam Auditing Company.
Tháng 4 năm 1994, VACO đã liên doanh với Deloitte Touche Tohmatsu (DTT) thành lập công ty liên doanh VACO – DTT, sự kiện này đánh dấu một bước phát triển mới của VACO cũng như của ngành kiểm toán Việt Nam.
Cho đến 31/12/1996, VACO có 3 chi nhánh:
VACO Hà Nội
VACO Hải Phòng
VACO thành phố Hồ Chí Minh
Ngày 1 tháng 10 năm 1997, một bộ phận của VACO đã được DTT chính thức công nhận là thành viên, và là đại diện hợp pháp duy nhất của DTT tại Việt Nam. Như vậy, VACO là công ty kiểm toán Việt Nam đầu tiên của Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế và trở thành thành viên của một hãng kiểm toán và tư vấn hàng đầu thế giới. Sự kiện này đã đánh dấu một thời kì phát triển vượt bậc về chuyên môn nghề nghiệp của VACO nói riêng và kiểm toán Việt Nam nói chung. Với sự kết hợp uy tín và kinh nghiệm của một công ty kiểm toán và kinh nghiệm, uy tín của một hãng kiểm toán quốc tế lớn đã tạo cho VACO có sức mạnh riêng có hơn tất cả các công ty kiểm toán khác đang hoạt động tại Việt Nam.
Đặc biệt năm 2003, thực hiện quyết định số 1927/QĐ-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính “Về việc chuyển Công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên”, VACO đã hoàn thành một bước kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý công ty từ doanh nghiệp nhà nước sang mô hình công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn tạo điều kiện tăng cường thêm một bước về tính độc lập và tự chủ trong quản lý và điều hành kinh doanh của công ty.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2004, tên chính thức của công ty là Công ty kiểm toán Việt Nam – trách nhiệm hữu hạn, tuy nhiên tên giao dịch vẫn là VACO. Đồng thời với việc chuyển đổi này mô hình, toàn bộ công ty đã được DTT chính thức công nhận là thành viên vào năm 2004.
Tháng 6 năm 2004, VACO sẽ mở rộng quy mô công ty bằng việc thêm một chi nhánh tại Đà Nẵng. Việc chuyển đổi mô hình hoạt động và mở rộng quy mô là một bước ngoặt lớn, giúp công ty độc lập, tự chủ trong quá trình hoạt động kinh doanh, đem lại cho công ty thế và lực mới trong quá trình phát triển và hội nhập.
Sự ra đời và phát triển của VACO trong 13 năm qua gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của ngành kiểm toán Việt Nam. Trong suốt quá trình phát triển 13 năm qua, VACO luôn khẳng định được vị trí là công ty kiểm toán hàng đầu Việt Nam trên tất cả các phương diện. Nhằm tiếp thu và đón nhận những kĩ thuật kiểm toán tiên tiến hàng đầu thế giới, ngay từ khi mới thành lập, VACO đã tăng cường hợp tác với tất cả các hãng hàng đầu thế giới như Deloitte Touche Tohmatsu (DTT), Price Waterhouse (PW), KPMG, Ernst & Young (E&Y), Arthur Andersen (A&A). Việc hợp tác kinh doanh của VACO với những hãng kiểm toán này không chỉ trong phạm vi các hợp đồng kiểm toán làm chung mà còn tập trung trong lĩnh vực đào tạo các chuẩn mực kế toán – kiểm toán quốc tế, các nguyên tắc thực hành kiểm toán quốc tế tại Việt Nam. Với việc hợp tác quốc tế rộng rãi này, VACO đã nhanh chóng tiếp cận được các khách hàng quốc tế là các dự án lớn, các công ty đa quốc gia.
Tầm nhìn VACO: “Cung cấp các dịch vụ chuyên ngành hàng đầu Việt Nam và khu vực”.
Phương châm hoạt động của VACO: “Vì sự thành công vượt bậc của khách hàng và nhân viên của chúng tôi”.
2. Các loại hình dịch vụ của VACO
Với quy mô và tầm vóc của mình, VACO có thể cung cấp cho khách hàng các loại hình dịch vụ đa dạng với chất lượng cao. Tuy nhiên, các loại hình dịch vụ này có thể phân thành 5 loại chủ yếu sau:
2.1 Dịch vụ kiểm toán
Các chuyên gia của VACO cung cấp các dịch vụ kiểm toán như:
Kiểm toán BCTC hàng năm theo luật định, soát xét BCTC hàng năm hàng quý hoặc 6 tháng, thực hiện hợp nhất BCTC trong các tập đoàn quốc tế.
Cung cấp các dịch vụ thực hiện soát xét khả năng sáp nhập và mua bán doanh nghiệp hay cung cấp dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực cho vay hoặc tài trợ vốn quốc tế.
Cung cấp các dịch vụ kiểm toán cho các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty đa quốc gia, đặc biệt trong các ngành sản xuất, khai thác mỏ, dầu lửa, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm, khách sạn, dịch vụ phần mềm, dịch vụ công cộng.
Kiểm toán vốn đầu tư cho các dự án đầu tư hoàn thành, góp phần giúp doanh nghiệp đánh giá và phân loại đúng đắn tài sản của doanh nghiệp trước khi đi vào hoạt động kinh doanh.
2.2 Dịch vụ kế toán
VACO cung cấp các dịch vụ về kế toán bao gồm:
Ghi chép, giữ sổ, lập BCTC, lập báo cáo thuế hàng quý, hàng năm theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước Việt Nam và các công ty mẹ.
Trợ giúp cho các doanh nghiệp chuyển đổi BCTC lập theo chế độ kế toán Việt Nam sang hình thức phù hợp nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận hoặc theo yêu cầu cụ thể của từng tập đoàn.
Trợ giúp khách hàng (các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các dự án được WB, ADB, IMF và các tổ chức quốc tế khác tài trợ) trong việc xây dựng hệ thống kế toán phù hợp yêu cầu quản lý doanh nghiệp, yêu cầu báo cáo của các đối tác nước ngoài và các quy định của chế độ kế toán Việt Nam, trình bộ tài chính phê duyệt áp dụng, phù hợp với yêu cầu của nhà tài trợ và yêu cầu quản lý của các dự án tại Việt Nam.
Tham gia soạn thảo và ban hành chuẩn mực kế toán và kiểm toán Việt Nam.
2.3 Dịch vụ tư vấn thuế
Dịch vụ tư vấn thuế của VACO được thể hiện thông qua các loại sau:
Lập kế hoạch thuế
Xây dựng cơ cấu kinh doanh có hiệu quả cho mục đích tính thuế
Thuế nhà thầu, thuế bản quyền
Lập kế hoạch tính toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Lập tờ khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Các loại thuế khác
Tổ chức hội thảo về thuế cho khách hàng và đạo tạo các kiến thức về thuế
Dịch vụ tư vấn thuế cho khách hàng còn được thể hiện thông qua việc thường xuyên cung cấp và cấp nhật các văn bản tài liệu về thuế cũng như kết hợp với các cơ quan thuế tổ chức hội thảo về thuế.
2.4 Dịch vụ tư vấn kinh doanh và tư vấn đầu tư
Dịch vụ tư vấn kinh doanh và tư vấn đầu tư của VACO bao gồm (nhưng không hạn chế) các nội dung sau:
Lập hồ sơ dự án đầu tư
Thiết lập các văn phòng đại diện hoặc chi nhánh
Xây dựng luận chứng khả thi cho các ngành riêng biệt
Phục hồi, tái cấu trúc doanh nghiệp
Thiết lập và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ
Nghiên cứu thị trường và lập dự báo tình hình tài chính
Tư vấn trợ giúp doanh nghiệp trong việc cổ phần hoá và tham gia thị trường chứng khoán
Đào tạo và tuyển dụng nhân lực
Xây dựng cơ cấu tổ chức
2.5 Dịch vụ đào tạo
Với đội ngũ các chuyên gia đào tạo của VACO bao gồm những chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu, thực hành kế toán, kiểm toán ở Việt Nam và các chuyên gia của DTT, những chương trình đào tạo của VACO bao gồm kế toán, kiểm toán, quản trị kinh doanh đem lại những thông tin hữu ích cho doanh nghiệp về nội dung các chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế và Việt Nam.
Nhằm trợ giúp cho các doanh nghiệp trợ giúp cho tổ chức và hoàn thiện hệ thống kiểm toán nội bộ, VACO cũng tổ chức đào tạo về kĩ thuật kiểm toán nội bộ.
Việc đào tạo và cung cấp thông tin cập nhật cho khách hàng còn được thể hiện thông qua các hội thảo chuyên đề do VACO thường xuyên tổ chức.
3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Trong 13 năm qua, VACO đã không ngừng phát triển với tốc độ cao nhất và không ngừng khẳng định vị thế của mình trên thị trường Việt Nam, với tốc độ phát triển bình quân là 40% năm, tốc độ tăng trưởng từ năm 1996 đến 2003 là 6500%. Nếu như vào năm 1995 với số lượng nhân viên là 78 người, Công ty đã thực hiện 235 hợp đồng dịch vụ đem lại doanh thu 4,5 tỷ đồng thì trong năm 2000 doanh thu của công ty là trên 24,5 tỷ đồng với gần 500 hợp đồng dịch vụ và doanh thu năm 2003 lên tới 45,5 tỷ đồng. Vì những cố gắng nỗ lực và những thành tựu đạt được cùng với sự đóng góp cho ngành kiểm toán Việt Nam, VACO đã vinh dự đón nhận huân chương lao động do Chủ tịch nước trao tặng vào năm 1991 và 2001; Thủ tướng chính phủ trao tặng Giải thưởng sao đỏ vào năm 2002.
Kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2003
Năm 2003 là năm thứ 3 thực hiện kế hoạch phát triển chiến lược 5 năm, năm thứ 13 hoạt động và phát triển của công ty. Đây là năm nổi bật mà VACO đạt được những kết quả đáng kể trên mọi lĩnh vực, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh, tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng 20%, mở rộng và phát triển khách hàng với số lượng khách hàng phát triển mạnh trong đó chủ yếu là các dự án có vốn đầu tư nước ngoài và các dự án quốc tế.
Năm 2003 cũng là năm đánh dấu những thành công chiến lược trong việc hoạch định thị trường, quảng bá thương hiệu và marketing trong thị trường khu vực Asean, châu á Thái Bình Dương.
VACO đã đoạt Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt cho thương hiệu VACO năm 2003, giải thưởng lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam nhằm tôn vinh và công nhận chất lượng hàng đầu của hàng hoá dịch vụ Việt Nam. Việc nhận Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt cho thương hiệu VACO đã góp phần quan trọng trong việc quảng bá cho tên tuổi của VACO trong năm 2003.
II. Quy trình kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán tài chính do công ty kiểm toán việt nam thực hiện
1. Quy trình kiểm toán chung của Công ty
Tại VACO, hệ thống các phòng nghiệp vụ I, II, III, IV kết hợp với Phòng Đào tạo và Phòng kiểm toán Xây dựng cơ bản (gọi chung là các phòng Nghiệp vụ) chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện các cuộc kiểm toán. Các nhân viên và lãnh đạo phòng có thể hỗ trợ và kết hợp với nhau trong cùng một cuộc kiểm toán để đảm bảo đủ nhân lực cho mọi cuộc kiểm toán. Thông thường, sau khi một hợp đồng được kí kết bởi các thành viên của Ban Giám đốc, Chủ nhiệm kiểm toán sẽ chịu trách nhiệm xem xét, lập kế hoạch kiểm toán và chịu trách nhiệm soát xét Hồ sơ kiểm toán cũng như Báo cáo kiểm toán trước khi trình Ban Giám đốc soát xét lần cuối. Đối với những khách hàng lớn, yêu cầu có sự hợp nhất kết quả kiểm toán khi phát hành Báo cáo kiểm toán, Chủ nhiệm kiểm toán là người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc thực hiện của các nhóm kiểm toán tại các cơ sở kiểm toán khác nhau. Trong một số trường hợp, đối với khách hàng quen thuộc, quy mô nhỏ, nghiệp vụ kinh doanh đơn giản, việc lập kế hoạch kiểm toán, trong đó có việc thiết kế các thủ tục kiểm toán sẽ được thực hiện bởi kiểm toán viên và là Trưởng nhóm kiểm toán, và có sự phê duyệt và soát xét của Chủ nhiệm kiểm toán. Các Trưởng nhóm kiểm toán sẽ là người trực tiếp thực hiện các thủ tục kiểm toán bao gồm cả các thủ tục kiểm soát hoặc có thể phân công và giám sát các trợ lý kiểm toán thực hiện. Kế hoạch kiểm toán sẽ được Trưởng nhóm kiểm toán điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể của cuộc kiểm toán. Dự thảo Báo cáo kiểm toán sẽ được lập bởi Trưởng nhóm kiểm toán trước khi trình lên cấp trên soát xét và phê duyệt.
Sau khi trở thành thành viên chính thức của DTT vào tháng 10/1997, Công ty kiểm toán Việt nam đã được chuyển giao hệ thống phương pháp kiểm toán AS/2. Tuy nhiên, hệ thống này mới chỉ chính thức được áp dụng ở Công ty từ ngày 01/05/1998. Đây là hệ thống phương pháp kiểm toán tiên tiến được áp dụng thống nhất cho mọi thành viên của DTT trên toàn cầu và đảm bảo cho cuộc kiểm toán được thực hiện với chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Mọi nhân viên trong công ty đều được tham dự các khoá đào tạo và trực tiếp thực hành, làm việc với AS/2 do các chuyên gia hướng dẫn. Tuy nhiên để AS/2 thực sự phù hợp với điều kiện luật pháp và môi trường kinh doanh Việt nam, các cán bộ nhân viên của Công ty phải góp ý, điều chỉnh rất nhiều. Đến nay có thể nói AS/2 đã thực sự trở thành công cụ hữu hiệu cho các kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán. Về nguyên tắc, hệ thống kiểm toán AS/2 bao gồm:
Phương pháp kiểm toán AS/2
Hệ thống Hồ sơ kiểm toán
Phần mềm kiểm toán AS/2
Phương pháp kiểm toán được hiểu là các bước tiến hành trong quá trình thực hiện kiểm toán nói chung. Theo đó, hệ thống phương pháp kiểm toán AS/2 được khái quát với 6 bước:
Bước1: Những công việc thực hiện trước khi kiểm toán.
Bước 2: Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát
Bước 3: Lập kế hoạch kiểm toán cụ thể
Bước 4: Kết thúc công việc kiểm toán và lập báo cáo
Bước 6: Công việc thực hiện sau khi kiểm toán
Theo phương pháp kiểm toán này, Công ty VACO tiến hành một cuộc kiểm toán BCTC theo trình tự như trong sơ đồ 3.
Sơ đồ 3: Trình tự tổ chức công tác kiểm toán tại VACO
Xây dựng kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát
Đánh giá rủi ro tiềm tàng trong các tài khoản
Đánh giá, kiểm soát, xử lý rủi ro của kiểm toán.
Lựa chọn nhóm kiểm toán.
Thiết lập các điều khoản của hợp đồng kiểm toán
Kết luận về cuộc kiểm toán và lập báo cáo
Các hoạt động sau kiểm toán
Tổng hợp và liên kết với các kế hoạch kiểm toán chi tiết
Thực hiện các bước kiểm tra chi tiết và đánh giá kết quả kiểm tra
Soát xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập BCTC. Thu thập thư giải trình của BGĐ khách hàng. Lập bảng tổng hợp kết quả kiểm toán. Lập báo cáo kiểm toán
Thực hiện viêc soát xét BCTC
Tập trung kiểm tra chi tiết
Kiểm tra các bước kiểm soát để chứng minh độ tin cậy của hệ thống theo kế hoạch quay vòng. Thực hiện kiểm tra chi tiết ở mức độ cơ bản
Thực hiện các bước kiểm tra hệ thống và đánh giá
Đánh giá chất lượng và kết quả cuộc kiểm toán
Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Thực hiện các chuẩn mực phục vụ khách hàng
Đánh giá và quản lý rủi ro
Xác định các bước kiểm soát có thể làm giảm rủi ro. Thực hiện kiểm tra chi tiết ở mức độ cơ bản
Tập trung vào kiểm tra chi tiết
Công việc thực hiện trước kiểm toán
Không tin cậy
Tin cậy
Tin cậy
Không tin cậy
Tin cậy vào hệ thống kiểm soát
Tin cậy vào hệ thống kiểm soát
Rủi ro chi tiết không xác định được
Rủi ro chi tiết xác định được
Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng
Tìm hiểu môi trường kiểm soát
Tìm hiểu chu trình kế toán
Thực hiện các bước phân tích tổng quát
Xác định mức độ trọng yếu
Xây dựng kế hoạch giao dịch và phục vụ khách hàng
Quản lý cuộc kiểm toán
Hệ thống Hồ sơ kiểm toán được Công ty VACO cũng như các công ty kiểm toán và tư vấn tài chính khác xây dựng nhằm mục đích trợ giúp quá trình lập kế hoạch kiểm toán, lập giấy tờ làm việc, xác định và kiểm tra các bước kiểm soát, lập BCTC sau kiểm toán, lưu trữ các thônng tin khác để giao dịch và phục vụ khách hàng.
Trên thực tế, hệ thống Hồ sơ kiểm toán của VACO được xây dựng gồm 2 loại: Hồ sơ kiểm toán thông minh (với sự hỗ trợ của phần mềm kiểm toán AS/2) và Hồ sơ kiểm toán thông thường.
Hồ sơ kiểm toán thông minh góp phần rút ngắn quá trình lập kế hoạch kiểm toán, đưa ra các khả năng rủi ro ở từng phần hành khi lập kế hoạch kiểm toán. Đồng thời, Hồ sơ kiểm toán thông minh cũng giúp kiểm toán viên thiết lập các giấy tờ làm việc phục vụ quá trình kiểm tra chi tiết. Mặt khác, Hồ sơ kiểm toán chuẩn được thiết kế và quản lý bởi phần mềm kiểm toán AS/2 cũng góp phần đảm bảo cho các kiểm toán viên nói riêng và công ty nói chung có thể áp dụng đúng phương pháp kiểm toán chuẩn DTT. Do vậy, Hồ sơ kiểm toán thông minh góp phần toàn cầu hoá phương pháp kiểm toán và mang lại hiệu quả cao trong các cuộc kiểm toán.
Tuy nhiên việc áp dụng Hồ sơ kiểm toán thông minh vẫn còn những giới hạn khi tiến hành áp dụng đối với công việc kiểm toán các ngành quá đặc biệt. Đồng thời với những khách hàng lớn có sử dụng mạng máy tính ở tầm vĩ mô hoặc đối với khách hàng mà kế hoạch kiểm toán buộc phải quay vòng để kiểm tra các bước kiểm soát, Hồ sơ kiểm toán thông minh bộc lộ những hạn chế nhất định khi áp dụng. Vì vậy, bên cạnh Hồ sơ kiểm toán thông minh trong hệ thống Hồ sơ kiểm toán của công ty còn có một khối lượng không nhỏ các Hồ sơ kiểm toán thông thường. Hồ sơ kiểm toán thông thường bao gồm các chỉ mục sau:
1000 - Lập kế hoạch: Gồm các bước để phục vụ cho việc lập kế hoạch kiểm toán.
1100: Kế hoạch giao dịch và phục vụ khách hàng
1200: Đánh giá rủi ro kiểm toán và môi trường kiểm soát
1300: Các điều khoản thực hiện hợp đồng kiểm toán
1400: Tìm hiểu hoạt động của khách hàng
1500: Tìm hiểu qui trình kế toán áp dụng
1600: Các thủ tục phân tích sơ bộ
1700: Xác định mức độ trọng yếu
1800: Đánh giá rủi ro và kế hoạch kiểm toán
2000 - Báo cáo: Lưu giữ các loại báo cáo có liên quan đến cuộc kiểm toán đã hoàn thành như Báo cáo kiểm toán, Thư quản lý, BCTC ... Ngoài ra, còn có bản ghi tóm tắt hoạt động kiểm toán (ghi lại các bước đã thực hiện trong quá trình kiểm toán) và các giấy tờ có liên quan khác do khách hàng cung cấp hoặc do kiểm toán viên thu thập được.
3000 - Quản lý kiểm toán: Gồm các giấy tờ có liên quan đến quá trình thực hiện và đánh giá dịch vụ khách hàng cùng các biên bản họp của Ban Giám đốc Công ty khách hàng cung cấp.
4000 - Kiểm soát: Các giấy tờ có liên quan và các kết luận về kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty khách hàng.
Các phần có ký hiệu từ 5000 đến 7000 bao gồm các chương trình kiểm toán, giấy tờ làm việc có liên quan đến thực hiện kiểm toán tài khoản, tài sản và nguồn vốn.
5000 - Kiểm tra chi tiết tài sản: Bao gồm các giấy tờ làm việc, bằng chứng kiểm toán (hoá đơn, chứng từ sổ sách kế toán... của công ty khách hàng) liên quan đến kiểm tra chi tiết các tài khoản thuộc phần tài sản như tài khoản hàng tồn kho...
6000 - Kiểm tra chi tiết công nợ: Bao gồm các giấy tờ liên quan, bằng chứng tương tự phần 5000, nhưng liên quan đến kiểm tra chi tiết với các tài khoản thuộc phần công nợ như tài khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn...
7000 - Kiểm tra chi tiết nguồn vốn
8000 - Đây là phần dành riêng cho kiểm tra chi tiết các tài khoản có liên quan đến thu nhập như tài khoản doanh thu, giá vốn hàng bán...
Phần mềm kiểm toán: Ngoài phương pháp kiểm toán và hệ thống Hồ sơ kiểm toán, chương trình kiểm toán AS/2 còn có phần mềm phục vụ kiểm toán. Việc sử dụng phần mềm này đã giúp ích cho các kiểm toán viên rất nhiều trong công việc song nó không hoàn toàn thay thế được kiểm toán viên vì kiểm toán viên là người cung cấp thông tin đúng đắn cho máy tính sau những bước phân tích, đánh giá bằng kinh nghiệm, trình độ chuyên môn của bản thân. Ngoài ra, kiểm toán viên phải thực hiện các công việc cụ thể trong kiểm tra chi tiết như đối với phần hành bán hàng và thu tiền, kiểm toán viên phải đối chiếu các hoá đơn, chứng từ sổ cái. Dựa vào đó, kiểm toán viên có thể kết luận về các phần hành và từ đó làm cơ sở cho các kết luận về BCTC.
2. Kiểm toán các khoản dự phòng tại Công ty A và B do Công ty kiểm toán Việt Nam thực hiện
2.1 Lập kế hoạch kiểm toán
2.1.1 Các công việc thực hiện trước khi kiểm toán
Kiểm toán là một nghề còn nhiều mới mẻ với nhiều người Việt Nam và ở nước ta việc tiến hành kiểm toán BCTC còn chưa mang tính phổ biến. Vì vậy việc giữ được khách hàng cũ (khách hàng truyền thống) và có thêm nhiều khách hàng mới là vấn đề mang tính chất sống còn đối với công ty kiểm toán.
Như một thông lệ, hàng năm (thường vào thời điểm cuối năm), VACO đều thực hiện gửi Thư chào hàng đến các khách hàng mà Công ty dự kiến là sẽ thực hiện cung cấp dịch vụ - thông thường đây là những khách hàng lâu năm. Đối với khách hàng mới, qua tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng hoặc qua thảo luận với khách hàng, Công ty sẽ gửi Thư chào hàng tới khách hàng. Thông qua Thư chào hàng, VACO sẽ tự giới thiệu về Công ty mình và các loại dịch vụ mà Công ty cung cấp đồng thời nêu lên những quyền lợi mà khách hàng được hưởng. Mỗi Thư chào hàng của VACO đều có chữ kí của đại diện Ban Giám đốc do đó có tính chất như một Thư hẹn kiểm toán, nếu khách hàng đồng ý mời kiểm toán, họ chỉ việc ký vào và gửi lại bản sao cho VACO. Khi nhận được bản sao do khách hàng gửi lại, VACO sẽ chuẩn bị tiến hành kiểm toán.
Hai khách hàng A và B được nêu lên trong báo phần thực trạng kiểm toán của báo cáo này đều là khách hàng truyền thống của công ty.
Để phục vụ cho mục đích kiểm toán, VACO yêu cầu khách hàng cung cấp BCTC như Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của năm tài chính cần kiểm toán và báo cáo của Ban Giám đốc trong đó có nêu rõ cam kết của Ban Giám đốc trong việc lập BCTC trung thực hợp lý.
Để có thể lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải tiến hành các công việc sau:
Đánh giá, kiểm soát và xử lý rủi ro của cuộc kiểm toán
Lựa chọn nhóm kiểm toán
Lập và thảo luận các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán
Nội dung cụ thể của từng bước như sau:
A. Đánh giá, kiểm soát và xử lý rủi ro của cuộc kiểm toán
Mục đích của việc đánh giá rủi ro kiểm toán là để quyết định có thực hiện kiểm toán không từ đó xây dựng nên chương trình kiểm toán phù hợp với rủi ro đó. Tùy thuộc vào thực tế và khả năng suy đoán dựa trên sự đánh giá tổng thể và kinh nghiệm, kiểm toán viên có thể đánh giá rủi ro ở ba mức sau:
Trung bình
Cao hơn trung bình
Rủi ro rất cao
Công việc đánh giá và kiểm soát rủi ro thường do Ban Giám đốc hoặc chủ nhiệm kiểm toán trực tiếp gặp gỡ và thảo luận với khách hàng để đưa ra kết luận về việc đánh giá. Sau quá trình tìm hiểu, VACO đã thu thập thông tin để đánh giá rủi ro kiểm toán của hai khách hàng A và B đều ở mức “trung bình” và do đó đi đến quyết định tiếp tục kiểm toán cho hai khách hàng này. Do đây là hai khách hàng đã được kiểm toán từ năm trước nên kiểm toán viên đã đưa ra được các hướng xử lý rủi ro kiểm toán một cách hiệu quả.
B. Lựa chọn nhóm kiểm toán
Sau khi có đánh giá chung về rủi ro kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán sẽ chỉ định nhóm kiểm toán. Theo sự phân công của Công ty, hai khách hàng A và B sẽ do phòng Đào tạo thực hiện kiểm toán. Do đây là những khách hàng thường niên nên nhóm kiểm toán được lựa chọn sẽ là những kiểm toán viên đã tham gia kiểm toán năm trước vì những kiểm toán viên này đã có những hiểu biết nhất định về hệ thống kiểm soát nội bộ, về quy trình kế toán, về hoạt động kinh doanh,...do đó họ sẽ có những hướng xử lý thích hợp khi hệ thống này có những biến động bất thường.
C. Lập và thảo luận các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán
Do đây là hai khách hàng đã tiến hành kiểm toán năm trước nên hợp đồng kiểm toán năm nay không có gì thay đổi so với hợp đồng kiểm toán năm trước. Việc thảo luận các điều khoản của hợp đồng được bỏ qua. Kiểm toán viên của VACO sẽ lập ra hợp đồng kiểm toán để hai bên cùng ký vào hợp đồng.
2.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán
Việc lập kế hoạch kiểm toán tổng quát do nhóm kiểm toán trực tiếp thực hiện. Theo phương pháp kiểm toán AS/2, các công việc phải thực hiện trong giai đoạn này gồm có:
Sơ đồ 4: Các bước công việc trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Xác định mức độ trọng yếu
Thực hiện các bước phân tích tổng quát
Tìm hiểu các chu trình kế toán
Tìm hiểu môi trường kiểm soát
Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng
A. Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng
Việc tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng có ý nghĩa rất quan trọng nhằm có được thông tin về lĩnh vực, ngành nghề hoạt động kinh doanh của khách hàng một các đầy đủ. Qua quá trình tìm hiểu kết thu thập thông tin kết hợp với Hồ sơ kiểm toán năm trước, kiểm toán viên thu thập được các thông tin sau:
Công ty A:
Công ty A là một công ty liên doanh, được thành lập tại nước Việt Nam từ ngày 15/4/1994 với thời gian hoạt động là 30 năm theo Giấy phép đầu tư số 756/GP do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp. Hoạt động chính của Công ty là sản xuất bia và nước giải khát để tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và để xuất khẩu.
Công ty B:
Công ty B là công ty liên doanh được thành lập tại Việt Nam với thời gian hoạt động là 30 năm theo giấy phép đầu tư số 310/GP ngày 17/06/1992 do Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch Đầu tư) cấp. Hoạt động chính của công ty là cho thuê phòng, văn phòng, dịch vụ ăn uống, giặt là, điện thoại, và trung tâm thương mại, vũ trường, karaoke, taxi, tắm hơi và các dịch vụ vui chơi giải trí.
B. Tìm hiểu môi trường kiểm soát
Tìm hiểu về môi trường kiểm soát bao gồm là việc đánh giá tổng thể về thái độ, nhận thức, hoạt động của Ban Giám đốc của khách hàng nhằm khẳng định tính hợp lý của độ tin cậy vào hệ thống kiểm soát nội bộ trong toàn bộ độ tin cậy kiểm toán. Để tìm hiểu về môi trường kiểm soát, thông thường kiểm toán viên tiến dựa vào một bảng câu hỏi có sẵn bao gồm 20 câu hỏi về những vấn đề như quan điểm về tính chính trực của ban quản trị, tính chính xác và hợp lý của BCTC, cơ cấu tổ chức, quản trị, bản chất của cuộc kiểm toán,....Các câu hỏi này được nêu ra dưới dạng câu trả lời Có /Không trong đó “Có” nghĩa là vấn đề nêu ra có ảnh hưởng đến rủi ro kiểm toán và môi trường kiểm soát.
Bảng 3: Bảng câu hỏi đánh giá rủi ro kiểm toán và môi trường kiểm soát
Các câu hỏi
Rủi ro kiểm soát
Môi trường kiểm soát
Vấn đề đáng lưu ý?
A
B
A
B
A
B
01. Có lý do nào cần phải đặt câu hỏi đối với quan điểm và tính chính trực của Ban Giám đốc cũng như có thể tin tưởng vào những thông tin mà họ cung cấp hay không?
K
K
K
K
K
K
02. Có lý do nào để băn khoăn với những cam kết về sự hợp lý và chính xác của BCTC không?
K
K
K
K
K
K
03. Có những lý do nào để băn khoăn với những cam kết của Ban quản trị để thiết kế và duy trì hệ thống thông tin và kế t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33893.doc