Luận văn Kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính được thực hiện bởi Công ty Kiểm toán và Kế toán Hà Nội

I.3.2.5 Tìm hiểu cơ cấu kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát trong kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền

a. Tìm hiểu cơ cấu kiểm soát nôị bộ :

Trong khi tiến hành kiểm toán từ việc lập kế hoạch, tìm hiểu khách hàng thì kiểm toán viên cần phải xem xét hệ thống kiểm toán nội bộ của công ty khách hàng. Vì qua hệ thống kiểm soát nội bộ kiểm toán viên có thể xác định được rủi ro kiểm toán hay kiểm toán viên có thể sử dụng những kết quả của hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu quả. Mục tiêu khi xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ là nhằm để giúp công ty thoả mãn các mục tiêu trong sản xuất kinh doanh. Các mục tiêu bao gồm :

- Cung cấp số liệu đáng tin cậy : Hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ thực hiện cung cấp những thông tin quan trọng và chính xác để giúp cho ban quản trị ra quyết định.

- Bảo vệ tài sản và sổ sách : Để tài sản và sổ sách của công ty khỏi bị mất mát, ban quản trị sẽ thiết lập các chính sách và thủ tục để thực hiện bảo vệ tài sản và sổ sách của công ty.

- Đẩy mạnh tính hiệu quả trong kinh doanh: Các thủ tục kiểm soát sẽ giúp cho doanh nghiệp hoàn thành các mục tiêu kinh doanh đề ra trong kế hoạch.

-Đảm bảo duy trì tuân thủ các chính sách đề ra

Ngoài việc thiết lập ra hệ thống kiểm toán nội bộ để ban quản trị thực hiện các mục tiêu thì hệ thống kiểm soát nội bộ còn được thiết kế nhằm thoả mãn các mục tiêu sau nhằm ngăn ngừa gian lận và sai sót xảy ra trong công tác kế toán.

- Các nghiệp vụ ghi sổ phải có căn cứ hợp lý

- Các nghiệp vụ bán hàng phải được phê chuẩn đúng đắn

- Các nghiệp vụ bán hàng xảy ra phải được ghi sổ

- Các nghiệp vụ bán hàng phải được đánh giá đúng đắn

- Các nghiệp vụ bán hàng phải được phân loại đúng đắn ( doanh thu thương mại, doanh thu nội bộ.)

- Các nghiệp vụ bán hàng phải được ghi sổ đúng lúc, kịp thời

- Các nghiệp vụ bán hàng được ghi vào sổ chi tiết phải đúng và được tổng hợp chính xác.

Hệ thống kiểm soát nội bộ được xây dựng là để phát hiện và ngăn ngừa nhưng sai sót có thể xảy ra và giúp cho ban quản trị đạt được những mục tiêu của mình. Thông thường một hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm 3 loại chế độ và thể thức cơ bản đó là : Môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, thủ tục kiểm soát.

 

doc90 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 66 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính được thực hiện bởi Công ty Kiểm toán và Kế toán Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thanh toán xong lại bị phá sản nhưng doanh nghiệp lại cho rằng khách hàng có khả năng thanh toán và chưa thực hiện lập dự phòng. Khi đó doanh nghiệp cần phải điều chỉnh giảm các khoản phải thu ( ghi có ) và thực hiện ghi tăng nợ phải thu khó đòi và thực hiện hoàn nhập dự phòng ( nếu có ) + Chuyển nhượng thiết bị không sử dụng với giá thấp hơn giá trị ghi sổ hiện hành + Bán các khoản đầu tư với giá thấp hơn giá trị ghi sổ hiện hành + Phải bồi thường cho cho các vụ kiện thực tế xảy ra lớn hơn giá trị ghi sổ. Những sự kiện không ảnh hưởng trực tiếp đến báo cáo tài chính nhưng cần được công khai. Các sự kiện này cung cấp bằng chứng của các sự kiẹn không tồn tại vào ngày lập bảng cân đối tài sản nhưng phải được công khai mặc dù không cần điều chỉnh.Các sự kiện này như : + Việc phát hành trái phiếu hay cổ phần hoá doanh nghiệp + Do những nguyên nhân bất khả kháng như hoả hoạn, thiên tai bão lụt.. Để xem xét các sự kiện sau ngày lập báo cáo tài chính, kiểm toán viên tiến hành thực hiện một số thủ tục như : Thực hiện khảo sát tính đúng kỳ, khảo sát chi tiết các số dư Xem các biên bản họp của hội đồng quản trị, của ban giám đốc sau ngày lập bảng cân đối để tìm ra các sự kiện quan trọng.... I.4.2 Đánh giá kết quả Sau khi đã hoàn thành các phần công việc của kiểm toán viên trong kiểm toán chu trình bán hàng. Để đưa ra kết luận về báo cáo tài chính thì kiểm toán viên phải đánh giá kết quả trên cơ sở các thông tin và bằng chứng thu thập được trên các khía cạnh như Tính đầy đủ của bằng chứng : là quá trình xem lại toàn bộ cuộc kiểm toán do kiểm toán viên thực hiện có hoàn thành chính xác và đầy đủ bằng chứng hay không. Nếu như kiểm toán viên kết luận là chưa thu thập đầy đủ bằng chứng để đưa ra kết luận về báo cáo tài chính của khách hàng thì kiểm toán viên có thể thu thập thêm bằng chứng hoặc đưa ra báo cáo chấp nhận có loại trừ hay báo cáo không chấp nhận. Sự công khai trên báo cáo tài chính : Việc xem xét số dư của tài khoản có được trình bày đúng đắn, chính xác trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp hay không đồng thời xem xét các nguyên tắc kế toán đã được thừa nhận có được vận dụng đúng đắn, nhất quán qua các niên độ kế toán hay không. + Thư kiến nghị của khách hàng : đây là thư của khách hàng nhằm mục tiêu giúp cho ban quản trị nhận thức sâu sắc được trách nhiẹem của họ đối với điều kiến nghị trên báo cáo tài chính và để chứng minh cho câu trả lời của ban quản trị trên báo cáo tài chính và để chứng minh cho câu trả lời của ban quản trị đối với bảng câu hỏi về lĩnh vực khác nhau của kiểm toán. + Bằng chứng ủng hộ quan điểm của kiểm toán viên. Trong khi thực hiện kiểm toán nếu như kiểm toán viên phát hiện ra sai sót thì họ phải thực hiện tổng hợp lại để đánh giá xem chu trình bán hàng có được tính trung thực và hợp lý hay không. + Những thông tin khác trên báo cáo hàng năm. Chuẩn mực SAS ( AU 55) yêu cầu kiểm toán viên phải đọc các thông tin trên các báo cáo hàng năm đã công bố liên quan trực tiếp đến báo cáo tài chính + Xem lại các tài liệu : Việc xem lại các tài liệu nhằm đánh giá việc thực hiện của người chưa có kinh nghiệm để đảm bảo cuộc kiểm toán thoả mãn chuẩn mực kiểm toán chung được thừa nhận, để giữ phương hướng đúng đắn và mục tiêu trong suốt cuộc kiểm toán. PHẦN II THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN HÀ NỘI ( CPA - HÀ NỘI ) II.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty kiểm soát và kế toán Hà nội ( CPA. Hà Nội ) Công ty kiểm toán và kế toán Hà Nội tên giao dịch là Hà Nội Company profession of Auditing & Accouting ( gọi tắt là CPA - Hà Nội ) được thành lập vào ngày 26/1/1999 theo quyết định số 4010/TLDN của Bộ Tài chính và Uỷ ban nhân dân thành phố cấp giấy phép hoạt động Là một trong số các tổ chức chuyên ngành đầu tiên tại Việt Nam thực hiện cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực như tư vấn, kiểm toán và kế toán. Trải qua 4 năm hoạt động, hiện nay công ty là một trong những tổ chức hàng đầu thực hiện cung cấp những dịch vụ này. Sở dĩ có thể đạt được những thành công như vậy một phần là do sự lãnh đạo tài tình của hội đồng quản trị của công ty; phương châm hoạt động hay đội ngũ nhân viên nhiệt tình. Ngay từ những ngày đầu thành lập CPA - Hà Nội đã xác định việc đặt chất lượng hoạt động và uy tín của công ty lên hàng đầu trong sự nghiệp phát triển của mình. Điều đó được thể hiện qua tuyên bố " chúng tôi luôn đảm bảo chất lượng dịch vụ của chúng tôi trong mọi lĩnh vực". Tại CPA Hà Nội chúng tôi hiểu kiểm toán viên trong hoạt động của mình đó là : Độc lập, trung thực khách quan và bảo mật, tuân thủ các quy định của Nhà nước Việt Nam cũng như chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận chung. Bên cạnh đó chúng tôi luôn luôn đặt lợi ích hợp lý của khách hàng lên hàng đầu. Với đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình trong công việc và luôn nỗ lực nâng cao trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn. Hiện nay CPA Hà Nội có đội ngũ nhân viên khoảng gần 50 người là những kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán viên có trình độ đại học, có kinh nghiệm thực tế và đang hoạt động ở các khách hàng của công ty trên toàn quốc và đáp ứng được nhu cầu của mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Với đội ngũ nhân viên, phương châm hoạt động của mình trong những năm qua CPA Hà Nội đã thu hút được một đội ngũ khách hàng thường xuyên, đông đảo hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như ngân hàng, bảo hiểm, năng lượng viễn thông, dầu khí, công nghiệp xây dựng, dự án... * Tổ chức bộ máy của công ty : Là một công ty TNHH thực hiện hạch toán kết quả và chi phí kinh doanh riêng CPA Hà Nội đã thiết lập được cơ cấu bộ máy của mình rất khoa học và gọn nhẹ linh hoạt để có thể khai thác hết tiềm năng trong công ty. Qua đó có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Sơ đồ 8 : Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Kiểm toán và Kế toán Hà Nội Hội đồng sáng lập viên Ban giám đốc Ban Kiểm soát Phòng Nghiệp vụ số 1 Phòng Nghiệp vụ số 2 Phòng Kiểm toán công trình XDCB hoàn thành Phòng Tư vấn Phòng Hành chính và Tổng hợp * Cơ cấu dịch vụ : Để đáp ứng nhu cầu rất đa dạng về các loại hình dịch vụ trên thị trường CPA Hà Nội đã có được đội ngũ nhân viên có trình độ cao và giàu kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực, cộng thêm với sự cộng tác của những cộng tác viên là những chuyên gia, giáo sư đầu ngành trong các lĩnh vực để cung cấp các loại hình dịch vụ tài chính kế toán và kiểm toán trên khắp các tỉnh thành trên cả nước. Cụ thể hiện nay CPA Hà Nội thực hiện cung cấp các loại dịch vụ sau : 1. Kiểm toán báo cáo tài chính 2. Kiểm toán báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành 3. Kiểm toán xác định giá trị tài sản 4. Kiểm toán hoạt động dự án 5. Kiểm toán góp vốn liên doanh 6. Cung cấp dịch vụ tư vấn kế toán và thuế 7. Bồi dưỡng nghiệp vụ về kế toán, kiểm toán ( đào tạo ) * Khách hàng của công ty Trong những năm qua do hoạt động luôn giữ được uy tín và chất lượng dịch vụ do mình cung cấp CPA Hà Nội đã thu hút được đội ngũ khách hàng đông đảo thường xuyên hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Khách hàng của công ty có thể doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh tiền tệ trong nước và thế giới, tổ chức phi chính phủ, các công trình xây dựng của các Bộ, ngành các tổ chức cơ quan đoàn thể hay các đơn vị hành chính sự nghiệp. * Hoạt động của công ty. Hiện nay CPA Hà Nội đang là một trong những công ty hàng đầu cung cấp các loại dịch vụ tài chính, kiểm toán, kế toán và tư vấn tại Việt Nam. Trong những năm qua hoạt động của công ty đã gặt hái được rất nhiều thành công trên thương trường. Điều này thể hiện qua việc uy tín của công ty ngày càng tăng, doanh thu và khoản thực hiện nghĩa vụ của năm sau tăng lên so với năm trước. Bảng số 4 : Bảng cơ cấu doanh thu của công ty Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Số tiền ( tr.đ) Tỉ trọng ( %) Số tiền ( tr.đ) Tỉ trọng ( %) - Dịch vụ kiểm toán 1.170 78% 1620 90% - Dịch vụ đào tạo 195 13% 54 3% - Dịch vụ khác 135 9% 126 7% Tổng 1500 100% 1800 100% Trong những năm qua CPA Hà Nội đã ký hợp đồng với nhiều Tổng Công ty lớn như Tổng công ty Than, Tổng công ty Bưu chính... và một số dự án lớn của ADB, PAM 5322,NOVIB của Hà Lan... Với kết quả đã đạt được trong những năm qua dự kiến và phương hướng hoạt động cho những năm tới chắc chắn CPA Hà Nội còn gặt hái được nhiều thành công hơn trong những thời gian sau này và ngày càng nâng cao uy tín về chất lượng hoạt động của mình góp phần đưa ngành kiểm toán Việt Nam sánh với quốc tế trong thời kỳ hội nhập. II.2 Kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty Kiểm toán và Kế toán Hà Nội. Đối với bất kỳ một cuộc kiểm toán nào thì khi thực hiện đều phải lập kế hoạch để chuẩn bị kiểm toán. Chu trình bán hàng và thu tiền là một chu trình trong kiểm toán báo cáo tài chính. Do đó trước khi thực hiện kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền cũng phải lên kế hoạch. Hàng năm cho dù đây là khách hàng mới hay khách hàng thường xuyên CPA Hà Nội đều thực hiện gửi thư chào hàng tới khách hàng để tạo điều kiện cho khách hàng biết được những dịch vụ do mình cung cấp và có thể ký kết hợp đồng với khách hàng của mình nếu khách hàng chấp nhận dịch vụ mà công ty cung cấp . II.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán : Lập kế hoạch kiểm toán để thu thập những thông tin cần thiết về khách hàng của mình. Kế hoạch kiểm toán bao gồm các bước sau : II.2.1.1 Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng là bước không thể thiếu được trong khi tiến hành lập kế hoạch kiểm toán, thông qua tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng cho phép kiểm toán viên có thể thu thập được những thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng, về quy trình hạch toán và đánh giá các chính sách được sử dụng trong hạch toán và qua đó đánh giá được rủi ro tiềm tàng. Với những khách hàng thường niên mà những năm trước CPA đã tiến hành kiểm toán thì họ sẽ có được những thông tin này trên hồ sơ kiểm toán,do đó khi cần thu thập chỉ cần tìm hiểu về những thay đổi của công ty khách hàng trong năm nay do ban giám đốc của khách hàng cung cấp tại buổi họp mặt với đại diện CPA - Hà Nội. Còn những khách hàng mới thì cần phải thực hiện đầy đủ các bước để thu thập như đã trình bày ở phần I. Công ty X là khách hàng mới của CPA Hà Nội do đó kiểm toán viên phải thực hiện thu thập những thông tin về khách hàng này. Thông qua việc triển khai xuống cơ sở theo như hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa công ty X và CPA Hà Nội ngày 9/12/2001 kiểm toán viên thực hiện thu thập những thông tin sau : Về quá trình hình thành và phát triển của công ty X : Công ty X có trụ sở đặt tại 100B Cát Linh - Hà Nội, là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo quyết định số 021/BXD - TCLD ngày 2/1/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Vốn của công ty X : vốn do ngân sách Nhà nước cấp và vốn tự bổ sung 20.000 triệu. Trong đó : - Vốn do ngân sách Nhà nước cấp : 13000 triệu - Vốn bổ sung : 7000 triệu - Chức năng, nhiệm vụ : doanh nghiệp được thành lập chủ yếu thực hiện một số công việc như sau : + Kinh doanh xi măng + Kinh doanh than + Kinh doanh một số phụ gia cho sản xuất xi măng + Kinh doanh vận tải hàng hoá Doanh nghiệp được tổ chức theo hình thức độc lậ, trực thuộc Tổng công ty M - Tài sản và nguồn vốn Tài sản và nguồn vốn công tyX được thực hiện trên bảng cân đối kế toán ( bảng số 2 ) và báo cáo kết quả kinh doanh ( bảng số 3 ) của niên độ được kiểm toán : Bảng số 5 : Bảng cân đối kế toán ( Tại thời điểm 31/12/2000 ) Đơn vị VNĐ Tài sản Số dư đầu kỳ Số dư cuối kỳ I.Tài sản lưu động 57.677.410.551 160.399.041.720 1. Tiền 5.459.622.350 20.150.641.252 2. Các khoản phải thu 21.027.097.256 33.194.011.450 -Các khoản phải thu khách hàng 18.678.516.800 30.673.545.000 - Phải thu khác 2.528.581.456 2.520.466.450 3. Hàng tồn kho 30.150.236.335 5.963.867.150 4. Tài sản lưu động khác 860.454.610 1.360.521.868 II. Tài sản cố định và đầu tư ngắn hạn 60.131.270.968 60.812.536.450 1.Tài sản cố định 59.850.320.512 60.077.870.000 - Nguyên giá 70.391.642.994 74.462.387.150 - Hao mòn luỹ kế 10.541.322.482 14.384.517.150 2.Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 160.500.000 650.300.000 3. Chi phí XDCB dở dang 120.450.456 84.366.450 Tổng tài sản 117.808.681.519 121.211.578.170 Nguồn vốn Số dư đầu kỳ Số dư cuối kỳ I. Nợ phải trả 22.345.864.250 47.685.340.090 1. Nợ ngắn hạn 17.959.710.050 36.850.798.080 2. Nợ khác 4.386.154.200 1.834.544.010 II. Nguồn vốn sở hữu 95.462.817.269 73.526.238.080 Tổng nguồn vốn 117.808.681.519 121.211.578.170 Bảng số 6 : Báo cáo kết quả kinh doanh ( Tại thời điểm 31/12/2000 ) Đơn vị VNĐ Chỉ tiêu Mã số Số tiền Tổng doanh thu 01 124.826.723.576 Doanh thu hàng xuất khẩu 02 0 Các khoản giảm trừ 03 238.224.500 Chiết khấu 04 36.408.500 Giảm giá 05 1.816.000 Giá trị hàng bán bị trả lại 06 0 Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu phải nộp 07 0 1. Doanh thu thuần 10 124.588.599.076 2. Giá vốn hàng bán 11 116.521.306.854 3. Lợi nhuận gộp ( 10 - 11 ) 20 8.067.292.222 4. Chi phí bán hàng 21 136.398.724 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 385.408.366 6.Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh ( 20 - 21 - 22) 30 7.545.485.132 Thu nhập từ hoạt động tài chính 31 2.368.034 Chi phí hoạt động tài chính 32 1.362.136 7. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 40 1.005.898 Các khoản thu nhập bất thường 41 0 Chi phí bất thường 42 50.000.000 8. Lợi nhuạn bất thường ( 41 - 42 ) 50 50.000.000 9.Tổng lợi nhuận trước thuế ( 30 + 40 + 50 ) 60 7.496.491.030 10. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 70 2.248.974.309 11. Lợi nhuận sau thuế 80 5.247.543.721 II.2.1.2 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát đối với chu trình bán hàng và thu tiền Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát là bước công việc không thể thiếu được trong mọi cuộc kiểm toán. Kiểm toán viên tìm hiểu về hệ thống kế toán kiểm soát nội bộ bằng cách thu thập thông tin về môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát khác. Kỹ thuật thu thập thông tin tại công ty X và công tyY ( 1 công ty liên doanh do CPA kiểm toán thường xuyên ) là giống nhau đều thông qua việc tiếp xúc gặp gỡ trao đổi với ban giám đốc, qua kiểm tra sơ bộ về sổ sách, chứng từ. * Tìm hiểu về môi trường kiểm soát Việc tìm hiểu về môi trường kiểm soát của khách hàng có phần khác nhau. Với những khách hàng thường niên thì các thông tin về môi trường kiểm soát của khách hàng được cập nhật từ cuộc kiểm toán năm trước, cho nên nhóm kiểm toán được chỉ định kiểm toán năm nay cũng là nhóm kiểm toán năm trước. Do đó có đựơc những thông tin sơ bộ và nhóm kiểm toán chỉ cần xem xét lại xem có những thay đổi gì trong bộ máy lãnh đạo, cơ cấu nhân sự hay không. Với khách hàng mới như công tyX thì các thông tin sẽ được thu thập qua buổi gặp gỡ với chủ nhiệm kiểm toán với ban giám đốc khách hàng, qua đó ban giám đốc khách hàng sẽ cung cấp cho chủ nhiệm kiểm toán những thông tin cần thiết. Công ty X là doanh nghiệp Nhà nước, giám đốc công ty là người Việt Nam là người có uy tín và ki

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_van_kiem_toan_chu_trinh_ban_hang_va_thu_tien_trong_kiem.doc
Tài liệu liên quan