MỞ ĐẦU . 1
CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TRA,
THANH TRA CỦA QUẢN LÝ THỊ TRưỜNG . 7
1.1. Khái niệm Quản lý thị trường . 7
1.2. Khái niệm kiểm tra của Quản lý thị trường . 10
1.3. Khái niệm thanh tra của Quản lý thị trường . 15
1.4. Mối quan hệ giữa kiểm tra và thanh tra của Quản lý thị trường. 17
1.5. Các yếu tố cấu thành kiểm tra, thanh tra của Quản lý thị trường . 20
CHưƠNG 2 :THỰC TRẠNG KIỂM TRA, THANH TRA CỦA QUẢN
LÝ THỊ TRưỜNG TỈNH LÀO CAI. 33
2.1. Quá trình hình thành Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai. 33
2.2. Thực tiễn kiểm tra, thanh tra của Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai . 45
2.3. Đánh giá về hoạt động kiểm tra, thanh tra của Quản lý thị trường tỉnh Lào
Cai . 58
CHưƠNG 3: PHưƠNG HưỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG
CưỜNGKIỂM TRA, THANH TRA CỦA QUẢN LÝ THỊ TRưỜNG
TỈNH LÀO CAI. 70
3.1. Phương hướng tăng cường kiểm tra, thanh tra của Quản lý thị trường tỉnh
Lào Cai . 70
3.2. Giải pháp tăng cường kiểm tra, thanh tra của quản lý thị trường tỉnh Lào
Cai . 74
99 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kiểm tra, thanh tra của quản lý thị trường tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệu, giấy tờ, vật chứng liên quan đến vi phạm pháp luật của tổ
chức , cá nhân.
- Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phục vụ hoạt động kiểm tra, thanh
tra chuyên ngành và xử lý vi phạm hành chính.
- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật đối với các tổ
chức, cá nhân.
38
- Tổ chức thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để
tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền áp dụng các biện pháp phòng ngừa,
đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý địa bàn, kết quả kiểm tra, thanh tra
chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính và cơ sở dữ liệu khác phục vụ hoạt
động của lực lượng quản lý thị thị trường; tổng hợp báo cáo kết quả kiểm tra,
thanh tra chuyên ngành của lực lượng quản lý thị trường với cấp có thẩm
quyền, đề xuất, kiến nghị ban hành, sửa đổi các quy định liên quan đến chức
năng, nhiệm vụ được giao.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong hoạt động
kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính
Cơ cấu tổ chức bộ máy
Chi cục quản lý thị trường tỉnh Lào Cai có 3 phòng chuyên môn: Phòng
Tổ chức hành chính; Phòng Nghiệp vụ tổng hợp; Phòng Pháp chế kiểm tra.
Với 10 đội quản lý thị trường được cơ cấu tổ chức, biên chế và quản lý hoạt
động thuộc lĩnh vực Công Thương như sau [21]:
39
Biểu 2.1 : Sơ đồ tổ chức Chi Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai
40
Đội Quản lý thị trường số 1: Quản lý lĩnh vực thị trường trên địa bàn
Thành phố Lào Cai. Thành phố có 17 xã, phường, có 01 cửa khẩu quốc tế Hồ
Kiều – Hà Khẩu, 01 cửa khẩu Quốc gia Kim Thành giữa tỉnh Lào Cai - Việt
Nam và tỉnh Vân Nam - Trung Quốc.Là Thành phố tỉnh lỵ biên giới duy nhất
trong cả nước. Trên địa bàn có 3.798 hộ kinh doanh cố định, 316 doanh
nghiệp, hợp tác xã hoạt động lĩnh vực Công Thương, trên địa bàn có 02 chợ
phiên của xã vùng cao. Đặc thù của địa bàn này là các hoạt động giao thương
biên mậu giữa 2 quốc gia hoạt động tấp nập. Bên cạnh đó có nhiều các hoạt
động gian lận thương mại, buôn lậu qua biên giới. Toàn đội có 14 biên chế,
trong đó có 11 người có thẻ Kiểm soát viên, 03 người có thẻ Thanh tra
chuyên ngành.
Đội Quản lý thị trường số 2: Quản lý lĩnh vực thị trường trên địa bàn
huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Là huyện biên giới nơi đầu nguồn của con Sông
Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc chảy vào Việt Nam. Huyện có 22 xã và 01 thị
trấn, có 02 cửa khẩu phụ với Huyện Hà Khẩu (Trung Quốc) là Cửa khẩu phụ
Bản Vược, Ý Tý. Tình hình phát triển kinh tế của huyện còn gặp nhiều khó
khăn, thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai lụt bão. Tuy nhiên đây cũng là
địa bàn có những hoạt động buôn lậu phức tạp do có địa hình rừng núi hiểm
trở, có đường biên giới về cả đất liền và đường thủy. Toàn huyện có 369 hộ
kinh doanh cố định và 13 doanh nghiệp, công ty, hợp tác xã tham gia hoạt
động lĩnh vực Công thương. Đội có 6 người, 4 người có thẻ Kiểm soát viên,
01 người có thẻ Thanh tra viên.
Đội Quản lý thị trường số 3: Quản lý lĩnh vực thị trường trên địa bàn
huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Là địa bàn có khu du lịch Sa Pa nổi tiếng trong cả
nước, đặc biệt là từ năm 2014 khi tập đoàn Sungroup đưa hệ thống cáp treo
chinh phục đỉnh Phanxipang với độ cao 3.143 mét đi vào hoạt động, các hoạt
động về thương mại, dịch vụ phát triển mạnh mẽ nhất là về dịch vụ lưu trú và
41
ăn uống. Đây cũng là địa bàn được Tỉnh quan tâm đặc biệt về hoạt động tăng
cường đội ngũ cán bộ tham gia hỗ trợ giúp đỡ về hoạt động quản lý đô thị,
quản lý thị trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Huyện có 17 xã và 01
thị trấn, có 1.604 hộ kinh doanh cố định, 113 doanh nghiệp và hợp tác xã
tham gia hoạt động kinh doanh lĩnh vực Công Thương. Đội được biên chế 5
người, 5 người có thẻ Kiểm soát viên, 01 người có thẻ Thanh tra chuyên
ngành.
Đội Quản lý thị trường số 4: Quản lý lĩnh vực thị trường trên địa bàn
huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.Huyện có 20 xã, 01 thị trấn. Đội quản lý 565 hộ
kinh doanh thương mại, 81 doanh nghiệp và hợp tác xã tham gia hoạt động
Công Thương, có 8 chợ phiên ở các xã như Cốc Ly, Phong Hải, Bản
CầmĐội được biên chế 5 người, trong đó có 5 người có Thẻ kiểm soát viên,
01 người có thẻ Thanh tra chuyên ngành.
Đội Quản lý thị trường số 5: Quản lý lĩnh vực thị trường trên địa bàn
huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.Huyện có 12 xã, 03 thị trấn (Thị trấn Phố Lu,
Phong Hải, Xuân Giao). Đặc thù của Huyện là trung tâm phát triển các Khu,
cụm Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, hoạt động Công Thương đa dạng,
nhiều thành phần. Trên địa bàn có1233 hộ kinh doanh cố định, 138 doanh
nghiệp, hợp tác xã tham gia hoạt động lĩnh vực Công Thương, có 8 chợ phiên.
Đội được biên chế 8 trong đó có 4 người có thẻ kiểm soát viên, 01 người có
thẻ Thanh tra chuyên ngành.
Đội Quản lý thị trường số 6: Quản lý lĩnh vực thị trường trên địa bàn
huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Đây là địa bàn rộng, có ranh giới giáp với tỉnh
Yên Bái, Tuyên Quang. Huyện Bảo Yên có 17 xã và 01 thị trấn, trên địa bàn
có 602 hộ kinh doanh cố định, 83 doanh nghiệp và hợp tác xã hoạt động lĩnh
vực Công Thương, có 6 chợ phiên. Đội được biên chế 5 người, có 3 người có
thẻ Kiểm soát viên.
42
Đội Quản lý thị trường số 7: Quản lý chung các hoạt động quản lý thị
trường trên địa bàn tỉnh; Chủ yếu thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, phối
hợp với các cơ quan chức năng trong kiểm tra đột xuất. Biên chế của Đội là 8
người, có 5 người có thẻ kiểm soát viên, 3người có thẻ Thanh tra chuyên
ngành.
Đội Quản lý thị trường số 8: Quản lý lĩnh vực thị trường trên địa bàn
huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Trên địa bàn Huyện có 22 xã, 01 thị trấn, có 01
chợ đầu mối trung tâm, 613 hộkinh doanh cố định, ngoài ra có 26 đơn vị
doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực thương mại, 02 chợ phiên. Là địa bàn có
nhiều các hoạt động kinh doanh đặc thù do có khu du lịch tâm linh là Đền
Bảo Hà, đền Đôi Cô Tân an, Đền Chiềng Ken. Các hoạt động kinh doanh
thường nhộn nhịp vào các dịp trước, trong và sau Tết nguyên đán. Đội quản
lý thị trường số 8 có 6 biên chế, trong đó có 4 công chức có Thẻ kiểm soát
viên.
Đội Quản lý thị trường số 9: Quản lý lĩnh vực thị trường trên địa bàn
huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Trên địa bàn có 15 xã và 1 thị trấn, có
cửa khẩu quốc gia Mường Khương giáp ranh với huyện Mã Quan (Vân Nam
– Trung Quốc), địa hình rừng núi phức tạp, có 11 chợ phiên đa số là vùng
biên giới như Pha Long, Tả Gia Khâu. Đội quản lý 220 cơ sở kinh doanh
trong đó có 208 hộ kinh doanh cố định, 12 doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực
thương mại. Biên chế của Đội quản lý thị trường có 6 biên chế, có 4 công
chức có thẻ Kiểm soát viên thị trường. 01 người có thẻ Thanh tra chuyên
ngành
Đội Quản lý thị trường số 10: Quản lý lĩnh vực thị trường trên địa bàn
huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. Huyện có 13 xã và 01 thị trấn Đây là địa bàn
vùng núi, biên giới, có cửa khẩu quốc gia Hóa Chư Phùng giáp với huyện Mã
Quan( Vân Nam – Trung Quốc). Trên địa bàn có chợ Trung tâm, có 224 hộ
43
kinh doanh. Đặc thù của huyện Si Ma Cai là có 3 chợ phiên biên giới, người
tham gia kinh doanh, buôn bán giao thương có nhiều người nước ngoài, chủ
yếu là Trung Quốc. Các mặt hàng kinh doanh tại chợ phiên thường không
được kiểm soát về xuất sứ hàng hóa, chất lượng sản phẩm. Biên chế của Đội
có 4 người, trong đó có 2 người có thẻ Kiểm soát viên thị trường. 01 người có
thẻ thanh tra chuyên ngành.
Về biên chế cán bộ, công chức:
Tổng biên chế được giao của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai
theo quyếtđịnh của Giám đốc Sở Công thương là 90 người, trong đó [21]:
Biên chế quản lý nhà nước 77 người
Biên chế sự nghiệp khác là 9 người
Biên chế hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP là 4 người.
Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của Chi cục Quản lý thị trường
tỉnh Lào Cai như sau:
Công chức có trình độ Đại học là 73 người, trên đại học là 01, bao gồm
các nhóm ngành, chuyên môn đào tạo; Luật 8 người, Kinh tế và các ngành xã
hội 65 người.
Số công chức được cấp thẻ Kiểm soát viên Quản lý thị trường là 60
người, Số công chức được cấp thẻ Thanh tra chuyên ngành là 20 người. Lý
giải nguyên nhân của việc cấp thẻ Kiểm soát viên và Thanh tra viên do theo
quy định của Bộ Công thương, thẻ Kiểm soát viên thị trường cấp cho công
chức quản lý thị trường có đủ các tiêu chuẩn theo quy định, và phải có trình
độ chuyên môn đại học trở lên, các thẻ Kiểm soát viên trước đây đã cấp cho
công chức có trình độ từ Trung cấp này thu hồi lại. Đối với thẻ Thanh tra
chuyên ngành ngoài tiêu chuẩn theo quy định phải được đào tạo, bồi dưỡng
nghiệp vụ do cơ quan có thẩm quyền cử đi học tại các Trường nghiệp vụ về
Thanh tra tổ chức. Việc này có ảnh hưởng lớn tới việc bố trí, xắp sếp và sử
44
dụng đội ngũ cán bộ Kiểm soát viên, thanh tra viên quản lý thị trường, chưa
đáp ứng với yêu cầu thực tiễn trong thực thi công vụ.
Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của Chi cục Quản lý thị trƣờng
tỉnh Lào Cai
Chi cục Quản lý Thị trường tỉnh Lào Cai là đơn vị có tư cách pháp
nhân, hoạt động do ngân sách tỉnh cấp, có trụ sở chung với một số các cơ
quan khác thuộc loại hình cơ quan đơn vị trực thuộc các Sở, Ngành (Chi cục
Lâm nghiệp, Chi cục kiểm định kiểm nghiệm). Các đội Quản lý thị trường ở
các huyện đều được chính quyền địa phương bố trí sắp xếp nơi làm việc, có
3/9 đội có trụ sở riêng độc lập, còn lại là làm việc chung trong khối, có 2/9
đội hiện chưa được đầu tư xây dựng trụ sở phải thuê trụ sở để làm việc. Các
đội hầu như chưa có nhà Công vụ, chưa có hệ thống kho, bãi, chưa có các
phương tiện chuyên dụng phục vụ cho hoạt động của lực lượng quản lý thị
trường.
Phƣơng tiện, trang thiết bị phục vụ công tác.
Chi cục được giao 03 xe ô tô con, trong đó có 01 xe chuyên dụng. Hoạt
động của lực lượng Kiểm soát viên chủ yếu là phương tiện cá nhân, phải tự
túc xăng xe, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng trong khi đó địa bàn kiểm tra, thanh
tra rộng, giao thông đi lại khó khăn, các cơ sở kinh doanh phân bố rải rác.
Các trang thiết bị khác phục vụ công tác như: phương tiện thông tin
liên lạc, máy bộ đàm, máy quay camera, thiết bị kiểm tra nhanh, công cụ hỗ
trợ hầu như không có, trong khi đó hoạt động buôn lậu, gian lận thương
mại, ngày càng tinh vi và phức tạp, các đối tượng tham gia buôn lậu ngày
càng liều lĩnh manh động và thủ đoạn khó lường.
45
2.2. Thực tiễn kiểm tra, thanh tra của Quản lý thị trƣờng tỉnh Lào
Cai
2.2.1. Về kiểm tra
Hoạt động kiểm tra định kỳ của Chi cục quản lý thị trường được quy
định tại Thông tư 09/2013/TT-BCT [10]. Hàng năm vào tuần thứ nhất của
tháng 12; Căn cứ vào tình hình thị trường và yêu cầu công tác quản lý thị
trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai . Chi cục quản lý thị trường tỉnh Lào Cai có
trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm tra của Chi cục trong năm tiếp theo trình
Giám đốc sở Công thương phê duyệt trước ngày 15 tháng 12 hằng năm và tổ
chức triển khai thực hiện. Công tác kiểm tra định kỳ tập trung vào việc quản
lý, giám sát và kiểm tra các đối tượng kinh doanh trên địa bàn. Theo dõi các
biến động về giá cả thị trường, thực hiện kiểm tra và phối hợp kiểm tra, tham
gia các Đoàn kiểm tra liên ngành về giá do cơ quan Tài chính chủ trì. Bên
cạnh đó kiểm tra việc chấp hành các quy định trong kinh doanh như: Đăng ký
kinh doanh, kiểm tra giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; kiểm tra các
mặt hàng hạn chế kinh doanh; việc chấp hành các quy định về giá như niêm
yết giá, bán hàng đúng giá niêm yết.Kiểm tra chất lượng hàng hóa, chống sản
xuất buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng và an toàn thực phẩm; Kiểm tra
hoạt động tại các chợ phiên
Kết quả kiểm tra định kỳ của Chi cục Quản lý thị trường qua các năm:
* Năm 2014 [19].
Lực lượng quản lý thị trường đã trực tiếp thực hiện kiểm tra là 4.126
vụ, xử lý vi phạm 334 vụ, giá trị xử lý 3.418.436.000 đồng. Nội dung kiểm tra
chủ yếu tập trung vào:
Kiểm tra và xử lý trong ĐKKD, kinh doanh có điều kiện, chấp
hành các quy định về giá và các vi phạm khác
46
- Xử lý vi phạm trong kinh doanh 105 vụ, xử phạt vi phạm hành chính
là 421.550.000 đồng, giá trị hàng hóa vi phạm là 21.515.000. Các hành vi vi
phạm chủ yếu là kinh doanh sai địa điểm, kinh doanh không đúng phạm vi,
quy mô đã đăng ký, kinh doanh hàng hóa không có trong giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh;
- Xử lý vi phạm trong lĩnh vực giá 28 vụ, xử phạt vi phạm hành chính
20.500.000 đồng. Hành vi vi phạm chủ yếu là kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
không niêm yết giá, bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn giá niêm yết.
- Xử lý vi phạm khác 13 vụ, xử phạt vi phạm hành chính 56.050.000
đồng, giá trị hàng hóa vi phạm 66.921.000 đồng; hành vi vi phạm chủ yếu về
hàng hóa không rõ nguồn gốc, vi phạm về nhãn hàng hóa, vi phạm về đo
lường chất lượng.
Kiểm tra và xử lý về Vệ sinh an toàn thực phẩm, chống sản xuất và
buôn bán hàng giả, hàng kém chất lƣợng.
Kiểm traphát hiện vi phạm về hàng giả và sở hữu trí tuệ là 31 vụ, đã xử
phạt vi phạm hành chính là 94.150.000 đồng, trị giá hàng hóa vi phạm là
1.134.730.000 đồng; Hành vi vi phạm chủ yếu là kinh doanh phụ tùng xe máy
giả, săm xe máy giả, mì chính giả nhãn hiệu..
Kiểm tra phát hiện 58 vụ vi phạm về an toàn thực phẩm, đã xử phạt
hành chính 56.580.000 đồng, trị giá hàng hóa vi phạm là 159.964.000 đồng,
hành vi vi phạm chủ yếu kinh doanh các mặt hàng hết hạn sử dụng, không rõ
ngồn gốc, nội tạng động vật, thực phẩm chế biến sẵn.
Kiểm tra và xử lý các hành vi buôn bán, vận chuyển hàng lậu:
Kiểm tra xử lý 75 vụ hàng hóa nhập lậu, tiến hành xử phạt vi phạm hành
chính 178.640.000, hàng hóa vi phạm chủ yếu là quần áo, các loại thực phẩm
đông lạnh không có nguồn gốc, băng đĩa hình, đồ chơi trẻ em
47
Kiểm tra xử lý 24 vụ vi phạm về kinh doanh hàng cấm như thuốc bảo
vệ thực vật ngoài danh mục , đồ chơi trẻ em mang tính bạo lực, pháo, thuốc lá
điều nhập lậu..
* Năm 2015 [19].
Lực lượng quản lý thị trường đã trực tiếp thực hiện kiểm tra là 2.378
vụ, xử lý vi phạm 547 vụ, giá trị xử lý 5.031.638.000 đồng. Tập trung vào các
nội dung sau:
Kiểm tra và xử lý trong đăng ký kinh doanh, kinh doanh có điều
kiện, chấp hành các quy định về giá và các vi phạm khác;
- Xử lý vi phạm trong kinh doanh 126 vụ, xử phạt vi phạm hành chính
là 368.300.000 đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu vẫn là kinh doanh sai địa
điểm, kinh doanh không đúng phạm vi, quy mô đã đăng ký, kinh doanh hàng
hóa không có trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Xử lý vi phạm trong lĩnh vực giá 105 vụ, xử phạt vi phạm hành chính
75.400.000 đồng. Hành vi vi phạm chủ yếu là kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
không niêm yết giá, bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn giá niêm yết.
- Xử lý vi phạm khác 37 vụ, xử phạt vi phạm hành chính 50.425.000
đồng, giá trị hàng hóa vi phạm 118.416.000 đồng; hành vi vi phạm chủ yếu về
hàng hóa không rõ nguồn gốc, vi phạm về nhãn hàng hóa, vi phạm về đo
lường chất lượng.
Kiểm tra và xử lý về Vệ sinh an toàn thực phẩm, chống sản xuất và
buôn bán hàng giả, hàng kém chất lƣợng.
Kiểm tra phát hiện vi phạm về hàng giả và sở hữu trí tuệ là 28 vụ, đã
xử phạt vi phạm hành chính là 89.625.000 đồng, trị giá hàng hóa vi phạm là
1.898.831.000 đồng; Hành vi vi phạm chủ yếu là kinh doanh phụ tùng xe máy
giả, mì chính giả nhãn hiệu, dầu gội đầu, sữa tám, hóa mỹ phẩm giả.
48
Kiểm tra phát hiện 126 vụ vi phạm về an toàn thực phẩm, đã xử phạt
hành chính 118.100.000 đồng, trị giá hàng hóa vi phạm là 223.793.000 đồng,
hành vi vi phạm chủ yếu kinh doanh các mặt hàng hết hạn sử dụng, không rõ
nguồn gốc: nội tạng động vật, thực phẩm chế biến sẵn, rượu, nước uống đóng
chai, bánh mứt kẹo, bim bim, gà cay
Kiểm tra và xử lý các hành vi buôn bán, vận chuyển hàng cấm,
hàng nhập lậu;
Kiểm tra vụ, xử lý 103 vụ hàng hóa nhập lậu, tiến hành xử phạt vi
phạm hành chính 220.875.000, hàng hóa vi phạm chủ yếu là quần áo, các loại
thực phẩm đông lạnh không có nguồn gốc, băng đĩa hình, đồ chơi trẻ em, phụ
tùng xe máy, ô tô
Kiểm traxử lý 22 vụ vi phạm về hàng cấm kinh doanh như thuốc bảo vệ
thực vật ngoài danh mục , đồ chơi trẻ em mang tính bạo lực, pháo nổ, thuốc lá
điếu nhập lậu..
* Năm 2016 [19].
Lực lượng quản lý thị trường đã trực tiếp thực hiện kiểm tra là 1.730
vụ, xử lý vi phạm 587 vụ, giá trị xử lý 5.021.998.000 đồng. Tập trung vào các
nội dung sau:
* Kiểm tra và xử lý trong đăng ký kinh doanh, kinh doanh có điều
kiện, chấp hành các quy định về giá và các vi phạm khác:
- Xử lý vi phạm trong kinh doanh 92 vụ, xử phạt vi phạm hành chính là
368.700.000 đồng. Các hành vi vi phạm vẫn chủ yếu là kinh doanh sai địa
điểm, kinh doanh không đúng phạm vi, quy mô đã đăng ký, kinh doanh hàng
hóa không có trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Xử lý vi phạm trong lĩnh vực giá 119 vụ, xử phạt vi phạm hành chính
67.750.000 đồng. Hành vi vi phạm vẫn chủ yếu là kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ không niêm yết giá, bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn giá niêm yết.
49
- Xử lý vi phạm khác 58 vụ, xử phạt vi phạm hành chính 288.100.000
đồng, giá trị hàng hóa vi phạm 289.749.000 đồng; hành vi vi phạm chủ yếu về
hàng hóa không rõ nguồn gốc, vi phạm về nhãn hàng hóa, vi phạm về đo
lường chất lượng.
* Kiểm tra và xử lý về Vệ sinh an toàn thực phẩm, chống sản xuất và
buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng.
Kiểm tra phát hiện vi phạm về hàng giả và sở hữu trí tuệ là 17 vụ, đã
xử phạt vi phạm hành chính là 82.500.000 đồng, trị giá hàng hóa vi phạm là
1.157.929.000 đồng; Hành vi vi phạm chủ yếu là kinh doanh phụ tùng xe máy
giả, săm xe máy giả, mì chính giả nhãn hiệu, giày thể thao..
Kiểm tra phát hiện 188 vụ vi phạm về an toàn thực phẩm, đã xử phạt
hành chính 320.200.000 đồng, trị giá hàng hóa vi phạm là 572.360.000 đồng,
hành vi vi phạm chủ yếu kinh doanh các mặt hàng hết hạn sử dụng, không rõ
nguồn gốc, Đáng chú ý là việc kinh doanh các mặt hàng nội tạng động vật,
thực phẩm chế biến sẵn đông lạnh không rõ nguồn gốc, xuất sứ.
* Kiểm tra và xử lý các hành vi buôn bán, vận chuyên hàng cấm,
hàng nhập lậu:
Kiểm tra xử lý 83 vụ hàng hóa nhập lậu, tiến hành xử phạt vi phạm
hành chính 238.000.000, hàng hóa vi phạm chủ yếu mua bán, vận chuyên các
loại quần áo, giày dép giả nhãn hiệu, thực phẩm đông lạnh không có nguồn
gốc như; xúc xích, chân gà, vịt mổ sẵn, thịt bò đông lạnh
Kiểm tra xử lý 32 vụ vi phạm về kinh doanh hàng cấm; bao gồm thuốc
bảo vệ thực vật ngoài danh mục , đồ chơi trẻ em mang tính bạo lực, pháo,
thuốc lá điều nhập lậu. Tiến hành xử phạt vi phạm hành chính 14.000.000
đồng.
50
* Kiểm tra hoạt động các chợ phiên
Với đặc thù là tỉnh vùng cao, biên giới, có 27 thành phần dân tộc chung
sống, trên địa bàn các xã đều có các hoạt động lễ hội, chợ phiên theo phong
tục tập quán của từng khu vực, từng dân tộc như: Chợ phiên .., chợ tình, Lễ
hội xuống đồng, Lễ hội cúng rừng. Vào ngày chợ phiên, đồng bào các dân tộc
thường mang những sản phẩm tự cung tự cấp đến chợ để trao đổi, mua sắm
các vật dụng thiết yếu như: Dầu, muối, vật tư nông nghiệp, các loại thuôc bảo
vệ thực vật, các nhu yếu phẩm khác. Lợi dụng vào các phiên chợ, một số tư
thương đã đưa những mặt hàng không rõ nguồn gốc, không có xuất sứ, hoặc
hàng đã hết hạn sử dụng, bên cạnh đó, số đối tượng là người nước ngoài lợi
dụng chính sách biên mậu đã đưa những mặt hàng cấm, hàng giả vào chợ
như: Thóc giống không rõ nguồn gốc, thuốc bảo vệ thực vật không có xuất
sứ, thuốc diệt cỏ nằm trong danh mục cấm, thuốc diệt chuột, bên cạnh đó
có một số mặt hàng thực phẩm không có nhãn hiệu, xuất sứ như gà cay, tăm
cay, nước ngọt có ga, bánh kẹo
Việc kiểm tra, kiểm soát các chợ phiên nhằm mục đích tuyên truyền,
phổ biến giáo dục pháp luật, các quy định của nhà nước đến các hộ kinh
doanh và tiêu dùng địa phương, phổ biến các kiến thức, các quy định về vệ
sinh an toàn thực phẩm, về hàng thật, hàng giả, không bày, bán các mặt hàng
không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc, hàng quá hạn sử dựng, đồng
thời thực hiện kiểm tra và xử lý các vi phạm nếu có.
Kết quả kiểm tra và xử lý vi phạm tại các chợ phiên qua các năm 2014,
2015, 2016:
Tiến hành kiểm tra 1.079 lượt, phát hiện và xử lý 125 vụ, xử phạt hành
chính 10 triệu đồng, tịch thu tiêu hủy hàng hóa vi phạm giá trị 163 triệu đồng
gồm 500 kg thóc giống, 1.968 gói và 305 lít thuốc diệt cỏ, 46,5 kg bột và 37
51
lít thuốc trừ sâu, 630 ống thuốc diệt chuột, 150 kg gà cay, tăm cay do Trung
quốc sản xuất.
Theo quy định tại: Lực lượng quản lý thị trường có chức năng phối hợp
với các cơ quan chuyên môn như Công an, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Sở
Nông nghiệp, Sở Y tế, Sở Văn hóa thông tin và thể thao, Sở Giao thông vận
tải, Sở Tài chính: Trong đó tập trung chủ yếu vào những nhiệm vụ sau:
- Phối hợp phòng chống dịch bệnh: Ngăn chặn gia súc, gia cầm, thủy
sản nhập lậu không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch được lưu thông, mua
bán trên thị trường.
- Phối hợp kiểm tra liên ngành việc chấp hành về giá đối với các dịch
vụ lưu trú, lữ hành du lịch, Taxi, vệ sinh an toàn thực phẩm, các loại thuốc
bảo vệ thực vật , vật tư nông nghiệp.
Kết quả trong phối hợp kiểm tra:
Năm 2014 [20]: Tổ chức phối hợp với các ngành chức năng tiến hành
kiểm tra việc chấp hành các quy định về giá, kiểm tra việc đăng ký giá đối với
dịch vụ lưu trú, lữ hành du lịch, hoạt động taxi, kiểm tra vệ sinh an toàn thực
phẩm , kiểm tra về thuốc bảo vệ thực vật 2,145 vụ kiểm tra, phát hiện và xử lý
133 vụ, xử lý hàng hóa trị giá 210.484.000 đồng, trong đó xử phạt hành chính
là 81.150.000 đồng.
Năm 2015 [20]: Phối hợp kiểm tra 1650 vụ, phát hiện xử lý vi phạm
154 vụ, xử lý hàng hóa vi phạm trị giá 221.768.000 đồng, ra quyết định xử
phạt hành chính 438.100.000 đồng.
Năm 2016 [20]: Phối hợp kiểm tra 1352 vụ, phát hiện và xử lý 266 vụ,
xử lý vi phạm hành chính 838.372.000 đồng, xử lý hàng hóa vi phạm trị giá
33.855.000 đồng.
52
KẾT QUẢ KIỂM TRA CỦA CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG TỈNH LÀO CAI
Đơn vị tính (VNĐ)
(Nguồn Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra của Chi cục QLTT tỉnh Lào Cai năm 2014,2015,2016)
STT Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tổng kết quả kiểm tra
trong đó:
Số vụ
Giá trị xử lý
Số vụ
Giá trị xử lý
Số vụ
Giá trị xử lý
4.126
3.418.436.000
2.378
5.031.638.000
1.730
5.021.998.000
1
Tiêu hủy hàng hóa
1.897.821.000
3.531.834.000
1.436.703.000
2
Xử phạt hành chính
843.470.000
960.925.000
1.379.250.000
3
Bán hàng hóa tịch thu
412.780.000
538.879.000
446.001.000
4
Thu nộp NSNN
1.256.250.000
1.499.804.000
1.825.251.000
53
2.2.2 Về thanh tra
Thực hiện Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của Chính
phủ quy định các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành [2]; Thông tư số 29/2013/TT-
BCT ngày 13/11/2013 của Bộ Công Thương quy định tổ chức và hoạt động
của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành [12].
Hằng năm, Chánh Thanh tra Sở Công Thương tỉnh Lào Cai có trách nhiệm
xây dựng Kế hoạch Thanh tra chuyên ngành năm trình Giám đốc Sở phê
duyệt. Sau khi được phê duyệt, Kế hoạch được giao cho Thanh tra Sở, Chi
cục Quản lý Thị trường tỉnh Lào Cai tổ chức thực hiện theo quy định của
Pháp luật, đồng thời kế hoạch được gửi đến các tổ chức, cá nhân có liên quan
để thi hành kế hoạch theo quy định về công tác Thanh tra.
Năm 2015 [20]
Chi cục đã tiến hành thanh tra 05 cuộc đối với 05 tổ chức tham gia hoạt
động kinh doanh thương mại và kinh doanh xăng dầu; Trong đó 5/5 tổ chức
đều có những vi phạm. Nội dung vi phạm chủ yếu là:
Kinh doanh không có giấy phép kinh doanh
Kinh doanh không niêm yết giá hàng hóa đầy đủ tại địa điểm kinh
doanh
Kinh doanh không đúng địa điểm ghi trong Giấy đăng ký kinh doanh
Qua thanh tra đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 41,6 triệu
đồng.
Năm 2016 [20]: Tiến hành 11 cuộc thanh tra đối với 11 tổ chức tham
gia hoạt động kinh doanh thương mại ở các lĩnh vực; Kinh doanh xăng dầu,
khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG); Kinh doanh rượu; Kinh doanh thương mại tổng
hợp; kinh doanh mô tô, xe máy, phụ tùng ô tô xe máy. Qua công tác Thanh tra
đã phát hiện và xử lý nhiều vi phạm như sau:
54
- Kinh doanh hàng hóa theo quy định phải dán nhãn nhưng không có
nhãn hàng hóa. (điểm a, khoản 7 điều 26 Nghị định 80/2013/NĐ-CP ngày
19/7/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực tiêu chuẩn chất lượng đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa) Đối với
Công ty TNHH TM gas và bếp gas Tấn Hương
- Kinh doanh không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn
thực phẩm theo quy định. (điểm c, khoảng 3 điều 24 Nghị định 178/2013/NĐ-
CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về
An toàn thực phẩm.
- Kinh doanh hàng hóa phải dán nhãn năng lượng nhưng không dán
nhãn theo quy định (điểm a, khoảng 4 điều 30 Nghị định 134/NĐ-CP ngày
17/10/2013 của Chính phủ quy đị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_kiem_tra_thanh_tra_cua_quan_ly_thi_truong_tinh_lao.pdf