Luận văn Kiến nghị, đề xuất cho chiến lược sản phẩm gói cước giai đoạn 2010 – 2015 của MobiFone

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG, BIỂU ĐỒ 4

LỜI MỞ ĐẦU 7

1.1. Vai trò của giá và tầm quan trọng của việc định giá 9

1.2. Khái niệm và các yếu tố cần xem xét khi định giá: 11

1.2.1. Những yếu tố nội tại ảnh hưởng đến các quyết định về giá 11

1.2.2. Những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến các quyết định về định giá: 15

1.3. Phương pháp tiếp cận tổng quát về định giá: 18

1.3.1. Định giá dựa trên phí tổn: 19

1.3.2. Định giá theo phương pháp xác định điểm hoà vốn 19

1.3.3. Định giá dựa trên người mua: 24

1.3.4. Định giá dựa vào cạnh tranh: 25

1.3.5. Các chiến lược định giá sản phẩm mới: 25

1.3.6. Các chiến lược định giá phức hợp sản phẩm: 27

1.3.7. Các chiến lược điều khiển giá cả: 29

1.3.8. Những thay đổi về giá: 32

1.4. Định giá cước viễn thông 34

1.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược giá cước viễn thông 34

1.4.2. Xác định chiến lược giá cước viễn thông: 36

CHƯƠNG 2. THỊ TRƯỜNG THÔNG TIN DI ĐỘNG VIỆT NAM 41

2.1. Giới thiệu chung: 41

2.2. Các nhà khai thác trên thị trường thông tin di động Việt Nam 45

2.2.1. MobiFone: 46

2.2.2. VinaPhone: 46

2.2.3. Viettel: 47

2.2.4. Các mạng khác: 49

2.3. Quản lý nhà nước về giá cước viễn thông 53

2.4. Tình hình cạnh tranh về giá cước trên thị trường thông tin di động 58

2.5. Đặc điểm khách hàng: 70

2.5.1. Phân khúc khách hàng dịch vụ thông tin di động: 70

2.5.2. Mức độ nhận biết của khách hàng về dịch vụ thông tin di động 75

CHƯƠNG 3. CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM GÓI CƯỚC CỦA CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG VMS MOBIFONE 77

] 77

3.1. Định vị thương hiệu MobiFone 77

3.2. Các sản phẩm, gói cước hiện hành của MobiFone: 79

3.3. Phân tích SWOT 88

CHƯƠNG 4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM, GÓI CƯỚC CỦA CÁC NHÀ KHAI THÁC THÔNG TIN DI ĐỘNG 91

TRÊN THẾ GIỚI 91

4.1. Xu hướng phát triển của thị trường thông tin di động thế giới 91

4.2. Xu hướng giảm giá cước và doanh thu của các nhà khai thác trên thế giới: 93

4.3. Chiến lược sản phẩm gói cước của một số nhà cung cấp trên thế giới 97

4.3.1. Chiến lược sản phẩm gói cước của Vodafone: 97

4.3. 2. Chiến lược sản phẩm gói cước của China Mobile 100

4.3.3. Chiến lược sản phẩm gói cước của Orange 102

CHƯƠNG 5. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT CHO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM GÓI CƯỚC GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 CỦA CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG VMS MOBIFONE 106

5.1. Xây dựng chiến lược giá cước phù hợp với định vị thương hiệu. 106

5.2. Phát triển các sản phẩm cho từng phân khúc khách hàng: 107

5.2.1. Định hướng chung trong việc xây dựng giá cước: 107

5.2.2. Các gói cước, sản phẩm dự kiến sẽ phát triển: 107

5.3. Những kiến nghị để giúp MobiFone thực hiện tốt định hướng giá cước 110

5.3.1. Bộ TTTT ban hành mức giá thành chuẩn cho thị trường di động Việt Nam 110

5.3.2. Quản lý dữ liệu thuê bao, hỗ trợ ra quyết định sản phẩm gói cước 111

5.3.2. Chính sách khuyến mại: 111

5.3.3. Nâng cao chất lượng mạng: 112

5.3.4. Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng 112

KẾT LUẬN 114

TÀI LIỆU THAM KHẢO 115

 

 

doc115 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2284 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kiến nghị, đề xuất cho chiến lược sản phẩm gói cước giai đoạn 2010 – 2015 của MobiFone, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
éo dài hơn một tháng, hạ giá sim xuống mức gần như cho không; gọi nội mạng miễn phí 24 giờ, “đổi vỏ sim lấy thẻ cào”, giảm cước nhắn tin,… Có thể nói, với hàng loạt những chính sách kể trên, Viettel đã mở đầu cho cuộc đua giảm giá cước và khuyến mại giữa các nhà khai thác trên thị trường. Hiện nay, Viettel là mạng có tốc độ phát triển nhanh nhất tại Việt Nam. Sau hơn 5 năm ra nhập thị trường, Viettel đã vươn lên trở thành mạng di động có thị phần lớn nhất với gần 49%. Giờ đây, Viettel không chỉ tập trung vào đối tượng khách hàng trẻ tuổi, những người có thu nhập thấp mà đang dần quay sang chiếm lĩnh thị phần khách hàng cao cấp. Vietel cũng là mạng di động đầu tiên phủ sóng 3G trên toàn quốc và chính thức thử nghiệm mạng di động 4G vào tháng 12/2010. Trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài, Viettel cũng đang rất thành công với các mạng di động tại Lào, Campuchia và tiếp tục triển khai ở các nước đang phát triển như Mozambique, Bangladesh. Một số chính sách giá cước của Viettel trong năm 2010: Từ ngày 01/02/2010, Viettel đã thực hiện giảm cước với mức giảm cao nhất là 20%. Tuy nhiên, sau đó Bộ TT & TT đã thổi còi hành động này của Viettel do thực hiện giảm cước khi chưa được phép. Việc giảm cước của Viettel khiến các mạng di động khác buộc phải tiếp tục cuộc đua giảm cước để giành thị phần. Viettel vẫn tiếp tục là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường về thị phần. Đặc biệt với tham vọng biến Dcom-3G (Mobile Broadband) thành sản phẩm thay thế ADSL, Viettel đã thực hiện giảm cước data, thiết bị USB 3G và truyền thông rất mạnh cho dịch vụ này. Bên cạnh việc giảm cước TTDĐ, Viettel cũng thực hiện giảm mạnh cước roaming quốc tế (áp dụng từ ngày 1/10/2010) với mức giảm lên đến 60%. Điểm mới trong cách tính cước roaming quốc tế của Viettel là áp dụng chung mức cước gọi/nhận cuộc gọi theo từng khu vực. Chính thức cung cấp các gói cước bán kèm điện thoại Iphone 4 trong tháng 9/2010. Việc chủ động phân phối các thiết bị đầu cuối tạo ra lợi thế rất lớn cho Viettel trong việc triển khai các chương trình bán máy kèm gói cước, với nhiều ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng. Đây vừa là một kênh bán hàng đồng thời cũng là kênh quảng bá, giới thiệu, hướng dẫn sử dụng các dịch vụ của Viettel rất tốt đến khách hàng. 2.2.4. Các mạng khác: Ngoài ba mạng di động chiếm thị phần khống chế nêu trên, các mạng di động còn lại chỉ chiếm chưa đến 4% thị phần tại Việt Nam. Sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường di động Việt Nam với sự khống chế gần như tuyệt đối của ba mạng di động lớn (Viettel, MobiFone, Vinaphone), các mạng di động nhỏ gặp rất nhiều khó khăn tròn việc thu hút khách hàng và giữ thị phần. a. Sfone: Sfone là mạng di động sử dụng công nghệ CDMA đầu tiên tại Việt Nam, chính thức khai trương từ năm 2003. Đây là kết quả của Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Công ty cổ phần Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (Saigon Postel) và Tập đoàn SK Telecom của Hàn Quốc. Trước đây, do hạn chế về vùng phủ sóng cũng như khả năng thay đổi máy đầu cuối, Sfone gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút khách hàng. Những hạn chế này gần đây đã được khắc phục, tuy nhiên Sfone vẫn chiếm một thị phần rất khiêm tốn trong thị trường thông tin di động Việt Nam với gần 3% (khoảng 4 triệu thuê bao). Sau 7 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam nhưng không đạt được thành công như mong đợi, cuối năm 2010 SK Telecom đã rút khỏi BBC với Saigon Postel và chuyển sang mô hình liên doanh. Việc chuyển đổi mô hình kinh doanh cũng như thiếu vốn để hoạt động trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt khiến cho Sfone gần như đứng ngoài cuộc đua giữa các mạng di động trong suốt năm 2010. Một số chính sách giá cước của SFone trong năm 2010: Ra mắt gói cước Internet di động trả trước D-Net. Áp dụng chính sách khuyến mại mới cho thuê bao hòa mạng gói eCo: cho phép khách hàng hòa mạng bộ trọn gói eCo bao gồm Sim và điện thoại với giá 290.000 đồng có sẵn 300.000 đồng trong tài khoản. Từ 01/12/2010, Sfone chính thức giảm cước hoà mạng, cước thuê bao tháng, cước vượt dung lượng và thay đổi phương thức tính cước từ block 01 MB thành block 10 Kb của dịch vụ S-Connect. b. E-Mobile: E-Mobile, mạng di động của EVN Telecom là mạng thứ hai sử dụng công nghệ CDMA tại Việt Nam. Ngay từ khi mới cung cấp dịch vụ, EVN Telecom gần như chỉ phát triển mạnh đối với dịch vụ điện thoại cố định không dây, và gần như không có hoạt động gì đáng kể hay được coi là đột phá trong lĩnh vực thông tin di động. Chính vì vậy, mặc dù liên danh EVN Telecom và Vietnamobile đã trúng tuyển giấy phép 3G do Bộ Thông tin truyền thông cấp vào cuối năm 2009 nhưng phải đến đầu tháng 6 năm 2010 mạng này mới công bố chính thức cung cấp dịch vụ 3G. Tuy nhiên hoạt động này hầu như không gây được tiếng vang hay hiệu ứng gì với thị trường. Hiện nay EVN Telecom đang tập trung vào việc cổ phần hóa và lựa chọn đối tác để bán cổ phần. Theo thông tin mới nhất thì Thủ tướng chính phủ đã cho phép FPT mua hơn 50% cổ phần của EVN Telecom. Trong năm 2010, EVN Telecom không có hoạt động gì đáng chú ý liên quan đến chính sách cước. c. Vietmamobile: Vietnamobile là mạng di động của Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội và đối tác Hutchison Telecom (Hồng Kông). Trước khi khai trương mạng di động sử dụng công nghệ GSM với thương hiệu Vietnamobile, nhà khai thác này đã từng thất bại với mạng di động HT Mobile sử dụng công nghệ CDMA. Tuy nhiên, thất bại của HT được nhiều chuyên gia viễn thông đánh giá chưa hẳn là do hạn chế của công nghệ mà là do không vượt qua được sức ép cạnh tranh quá lớn của thị trường. Tháng 05/2009, HT Mobile chính thức trở lại thị trường di động với thương hiệu Vietnamobile và hình ảnh mới mẻ, trẻ trung hơn. Mục tiêu của Viettamobile là khai thác phân khúc thị trường khách hàng trẻ và thu nhập thấp. Với lần quay trở lại này, Vietnamobile được kỳ vọng sẽ tạo nên nhiều bất ngờ cho thị trường di động Việt Nam. Song cho đến nay, thực tế là mạng di động Vietnamobile vẫn chưa đủ sức để cạnh tranh với các mạng di động lớn như MobiFone, VinaPhone và Viettel. Cuối năm 2009, Vietnamobile đã trúng tuyển giấy phép cung cấp dịch vụ 3G cùng với EVN Telecom, tuy nhiên đến nay sau hơn một năm, Vietnamobile vẫn chưa có động thái gì về việc cung cấp dịch vụ 3G. Một số chính sách giá cước đáng chú ý của Vietnamobile trong năm 2010: Giảm giá cước thông tin di động 10%. Cung cấp ra thị trường các gói cước giá rẻ như gói cước gọi nội mạng “siêu khủng” Biz30 cho phép khách hàng được gọi và nhắn tin miễn phí cả tháng chỉ với 30.000 đồng, gói Maxi Talk Plus cho phép khách hàng nói chuyện miễn phí cả ngày với giá 6.500 đồng. d. Beeline: Beeline là mạng di động của Công ty Cổ phẩn Viền thông Di Động Toàn Cầu (Gtel Mobile), sử dụng công nghệ chuẩn GSM. Với lợi thế là có đối tác ngoại Vimpelcom là doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm và thành công trong việc đầu tư tại nước ngoài, mạng Beeline cũng được chờ đợi sẽ gây nhiều bất ngờ cho thị trường di động Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi tạo được ấn tượng khá tốt với người tiêu dùng tại thời điểm mới khai trương (tháng 7/2009) với gói cước Big Zezo đến nay Beeline đã không thể thu hút được khách hàng sử dụng dịch vụ thông tin di động của mình do hạn chế về vùng phủ sóng (mới chỉ phủ sóng tại 42 tỉnh, thành phố), và dịch vụ giá trị gia tăng nghèo nàn. Mặc dù kết quả kinh doanh không khả quan và gần như không có doanh thu vì người tiêu dùng chỉ mua Sim Beeline để sử dụng như “Sim rác”, nhưng trước động thái giảm cước của các mạng di động trong tháng 8/2010, Beeline cũng không thể đứng ngoài cuộc. Cuối tháng 9 mạng này đã tung ra chương trình khuyến mãi cho các thuê bao có nhu cầu nhắn tin, theo đó với mỗi tin nhắn đi khách hàng sẽ được 1 tin nhắn miễn phí. Tuy nhiên, nỗ lực đó cũng không thể giúp Beeline giành được thị phần. Kết quả kinh doanh yếu kém cộng với những bất đồng trong nội bộ của doanh nghiệp gần đây đã khiến cho thương hiệu Beeline gần như biến mất khỏi thị trường di động Việt Nam trong nửa cuối năm 2010. Trong các kết quả nghiên cứu thị trường gần đây, thương hiệu Beeline đã không còn được người tiêu dùng nhắc đến. Điều này một lần nữa khẳng định sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường di động Việt Nam, và để thành công ở thị trường đó, doanh nghiệp không chỉ cần có sức mạnh về tài chính, chiến lược kinh doanh đúng đắn mà còn cả sự tin tưởng, ủng hộ của người tiêu dùng. Ngoài các nhà khai thác kể trên, hiện nay Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp phép cho 2 doanh nghiệp cung cấp mạng di động ảo (MVNO) là Đông Dương Telecom và Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC. Như vậy, trong thời gian tới, số lượng các nhà cung cấp dịch vụ thông tin đi động tại Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng lên và sự cạnh tranh trong một thị trường đang bão hòa sẽ còn trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Biểu đồ 4. Thị phần của các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam. Nguồn: Công ty Thông tin di động 2.3. Quản lý nhà nước về giá cước viễn thông Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về viễn thông nói chung và giá cước dịch vụ viễn thông nói riêng. Giá cước thông tin di động được điều chỉnh bởi Luật Viễn thông và các văn bản dưới Luật cụ thể như sau: Luật Viễn thông: Quy định về giá cước viễn thông tại Luật Viễn thông ban hành 04/12/2009, có hiệu lực từ ngày 01/07/2010. Điều 53 - Giá cước viễn thông: Giá cước viễn thông gồm giá cước áp dụng đối với người sử dụng dịch vụ viễn thông và giá cước giữa các doanh nghiệp viễn thông. Giá cước áp dụng đối với người sử dụng dịch vụ viễn thông là giá cước người sử dụng dịch vụ viễn thông thanh toán cho doanh nghiệp viễn thông khi sử dụng dịch vụ viễn thông do doanh nghiệp viễn thông cung cấp. Giá cước giữa các doanh nghiệp viễn thông là giá cước thanh toán giữa các doanh nghiệp viễn thông khi doanh nghiệp này mua lại dịch vụ hoặc sử dụng mạng của doanh nghiệp khác để kết cuối hoặc chuyển tiếp dịch vụ viễn thông; trường hợp doanh nghiệp này sử dụng mạng của doanh nghiệp khác để kết cuối dịch vụ viễn thông, giá cước thanh toán giữa các doanh nghiệp viễn thông được gọi là giá cước kết nối viễn thông. Điều 54. Nguyên tắc xác định giá cước viễn thông: Tôn trọng quyền tự xác định và cạnh tranh về giá cước của doanh nghiệp viễn thông. Bảo đảm hài hoà quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp viễn thông; lợi ích của Nhà nước. Bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh và thực hiện hoạt động viễn thông công ích. Thực hiện bình đẳng, không phân biệt trong quản lý và quy định giá cước viễn thông, trừ trường hợp cần khuyến khích doanh nghiệp mới tham gia thị trường. Điều 55. Căn cứ xác định giá cước viễn thông Giá cước viễn thông được xác định dựa trên cơ sở các căn cứ sau đây: Chính sách và mục tiêu phát triển viễn thông từng thời kỳ; pháp luật về giá, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; Trên cơ sở giá thành, quan hệ cung - cầu trên thị trường và tương quan phù hợp với giá cước viễn thông của các nước trong khu vực và trên thế giới; - Không bù chéo giữa các dịch vụ viễn thông. Điều 56. Quản lý giá cước viễn thông Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm: Quy định về quản lý giá cước viễn thông; quyết định giá cước viễn thông do Nhà nước quy định; Chủ trì phối hợp với Bộ Công thương quy định hoạt động khuyến mại trong cung cấp dịch vụ viễn thông; Chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính quy định việc miễn, giảm giá cước viễn thông phục vụ hoạt động viễn thông công ích; Chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện chế độ báo cáo, kế toán, kiểm toán phục vụ hoạt động quản lý giá cước viễn thông; Quy định phương pháp xác định giá thành dịch vụ viễn thông; Kiểm soát, đình chỉ áp dụng giá cước viễn thông khi doanh nghiệp viễn thông áp đặt, phá giá giá cước viễn thông gây mất ổn định thị trường viễn thông, làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp viễn thông khác và Nhà nước. Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm: Quyết định giá cước dịch vụ viễn thông do doanh nghiệp cung cấp, trừ dịch vụ thuộc danh mục giá cước viễn thông do Nhà nước quy định; Trình Bộ Thông tin và Truyền thông phương án giá cước dịch vụ viễn thông do Nhà nước quy định; Hạch toán chi phí, xác định giá thành, niêm yết, thông báo giá cước dịch vụ viễn thông; Thực hiện chế độ báo cáo, kế toán, kiểm toán phục vụ hoạt động quản lý giá cước viễn thông; Không được áp đặt, phá giá giá cước viễn thông gây mất ổn định thị trường, làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông, của doanh nghiệp viễn thông khác và của Nhà nước. Quyết định số 39/2007/QĐ-TTG về quản lý giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông Ngày 21/3/2007, Thủ tưởng Chính phủ ban hành Quyết định số 39/2007/QĐ về quản lý giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông. Quyết định có nội dung đáng chú ý về quyền của doanh nghiệp bưu chính viễn thông như sau: Điều 6. Mục I. Quyền của doanh nghiệp bưu chính, viễn thông Quyết định giá cước các dịch vụ bưu chính, viễn thông do doanh nghiệp cung cấp theo đúng khung hoặc giới hạn giá cước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, trừ những dịch vụ thuộc danh mục do nhà nước quy định giá cước; Thực hiện quyền khiếu nại theo pháp luật đối với các nội dung quy định về giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gây thiệt hại lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp; Khiếu nại, tố cáo theo quy định các hành vi vi phạm pháp luật về giá. Thông tư 02/2007/TT-BTTTT về hướng dẫn thực hiện quy định về quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông. Mục II, điểm 2. Căn cứ xác định giá cước 2.1. Căn cứ xác định giá cước dịch vụ áp dụng đối với người sử dụng: Chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước và mục tiêu phát triển bưu chính, viễn thông trong từng thời kỳ; tuân thủ các qui định về quản lý giá của Nhà nước và phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Trên cơ sở giá thành, quan hệ cung cầu trên thị trường và tương quan phù hợp với mức giá cước dịch vụ cùng loại của các nước trong khu vực và trên thế giới. Giảm dần, tiến tới không bù chéo giá cước giữa các dịch vụ. Từng bước điều chỉnh giá cước các dịch vụ hiện còn thấp hơn giá thành để đảm bảo hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế. 2.2. Căn cứ xác định giá cước giữa các doanh nghiệp: Giá cước kết nối giữa các doanh nghiệp viễn thông được hình thành trên cơ sở: Chi phí phục vụ cho việc kết nối. Không phân biệt giữa các dịch vụ, giữa các doanh nghiệp viễn thông (kể cả các doanh nghiệp thành viên) với doanh nghiệp viễn thông khác. Phân tách một cách hợp lý theo các bộ phận cấu thành mạng hoặc theo công đoạn dịch vụ. Tương quan phù hợp với mức giá cước kết nối của các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính sách phát triển thị trường viễn thông theo từng thời kỳ. Chính sách điều tiết của Nhà nước đối với việc đóng góp của doanh nghiệp trong hoạt động viễn thông công ích và khuyến khích doanh nghiệp tham gia thị trường thông qua giá cước kết nối. Trong trường hợp giá cước kết nối có bao gồm phần đóng góp cho hoạt động viễn thông công ích thì mức đóng góp này được qui định một cách minh bạch, đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Giá cước thanh toán quốc tế được hình thành trên cơ sở thoả thuận trực tiếp giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế với các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông nước ngoài hoặc theo qui định của các tổ chức quốc tế mà Việt Nam tham gia trên cơ sở đảm bảo chủ quyền, lợi ích quốc gia, lợi ích của người sử dụng và của doanh nghiệp. Giá cước các dịch vụ cho thuê kênh, thuê cổng, giá cước sử dụng chung cơ sở hạ tầng, giá cước bán lại dịch vụ giữa các doanh nghiệp viễn thông được hình thành trên cơ sở thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia thị trường. Mục II, điểm 3. Hình thức quản lý giá cước 3.1. Quyết định giá cước: Nhà nước ban hành quyết định giá cước dịch vụ thuộc danh mục Nhà nước quyết định giá. 3.2. Đăng ký giá cước: Doanh nghiệp quyết định giá cước dịch vụ thuộc danh mục đăng ký giá cước, nhưng trước khi ban hành quyết định phải đăng ký giá cước với cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định. 3.3. Báo giá cước (báo giá): Doanh nghiệp tự qui định giá cước thuộc danh mục dịch vụ báo giá và thực hiện gửi báo giá tới cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định. 3.4. Tự quy định giá cước: Doanh nghiệp tự quy định giá cước đối với các dịch vụ ngoài danh mục quy định tại Thông tư này. 2.4. Tình hình cạnh tranh về giá cước trên thị trường thông tin di động a. Lộ trình giảm cước của dịch vụ thông tin di động Qua mười bốn năm phát triển, thị trường thông tin di động Việt Nam đã có những biến đổi sâu sắc, không chỉ về quy mô thị trường, mà còn về giá cước liên lạc. Năm 2001 được đánh giá là năm khởi đầu cho tiến trình giảm cước viễn thông nói chung và cước thông tin di động nói riêng. Trong năm này, Tổng cục Bưu điện đã giảm tới 6 loại cước viễn thông. Giá cước thuê bao điện thoại cố định từ 68.000 đồng giảm xuống còn 27.000 đồng/tháng. Cước hoà mạng điện thoại di động - dịch vụ trả tiền sau đã giảm 20-25%, cước liên lạc giảm 10%. Mức giảm giá cuộc gọi đối với dịch vụ điện thoại trả tiền trước cũng được cân đối dựa trên cơ sở mức giảm của dịch vụ trả tiền sau. Biểu đồ 5. Cước dịch vụ thông tin di động trả sau theo thời gian (2000 – 2010) Đơn vị: VNĐ Biểu đồ 6. Cước liên lạc trả trước trung bình theo thời gian (2000 – 2008) Đơn vị: VNĐ/phút Nguồn: Dữ liệu Bộ Thông tin và Truyền thông, bảng cước dịch vụ thông tin di động của VNPT Trước đó, mức cước quy định cho ĐTDĐ nội vùng là 1.800 đồng/phút, liên vùng là 3.200 đồng/phút; cách vùng là 4.600 đồng/phút. Đến ngày 1/11/2001, trừ cước nội vùng vẫn giữ nguyên, cước liên vùng giảm xuống còn 3.000 đồng/phút, cước cách vùng còn 4.100 đồng/ phút. Cước di động trả sau giảm mạnh. Cước thuê bao giảm 25%, từ 200.000 đồng xuống 150.000 đồng, cước hoà mạng trả sau giảm 29% từ 1.200.000 đồng xuống còn 850.000 đồng, cước thông tin cũng giảm trung bình gần 10%. Ngoài ra, còn giảm cước gọi vào khoảng thời gian từ 23 giờ đêm hôm trước đến 07 giờ hôm sau Quyết định 829/2001/QĐ-TCBĐ ngày 2/10/2001 v/v ban hành cước dịch vụ thông tin di động GSM . Năm 2003 được coi là năm bùng nổ các dịch vụ viễn thông điển hình là dịch vụ điện thoại di động sử dụng công nghệ CDMA, dịch vụ GPRS, mạng Internet tốc độ cao ADSL, và các điểm truy cập Internet di động (Hotspot) với dịch vụ WiFi. Thị trường được hâm nóng bởi các đợt giảm cước viễn thông. Ngày 1/4/2003, Bộ Bưu chính Viễn thông đã ra quyết định giảm 10 loại cước viễn thông. Quan trọng nhất là quyết định về chia lại vùng tính cước của dịch vụ điện thoại di động, từ 3 vùng xuống còn 2 vùng. Giá cước thuê bao dịch vụ điện thoại di động trả sau còn 120.000 đồng/tháng, giá cước gọi vùng 1 vẫn giữ nguyên 1.800 đồng/phút, vùng 2 giảm còn 2.700 đồng/phút. Mức cước này giảm khoảng 34% so với trước đây. Đối với dịch vụ di động trả trước, cước nội vùng giảm còn 3.300 đồng/phút; cách vùng còn 4.200 đồng/phút. Đối với điện thọai di động thuê bao ngày, cước thuê bao ngày còn 2.700 đồng/ngày (giảm 300 đồng); cước gọi nội vùng là 2.100 đồng/phút; cách vùng còn 3.100 đồng/phút (giảm 400 đồng đối với vùng 2, giảm 1.400 đồng đối với vùng 3). Ngày 27/10/2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 217/2003/QĐ/TTg về quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông. Theo đó, Chính phủ quy định nguyên tắc và căn cứ quản lý, quy định giá cước; thẩm quyền quản lý giá cước, nhiệm vụ và thẩm quyền của doanh nghiệp bưu chính, viễn thông. Với quyết định này, Chính phủ đã tôn trọng quyền định giá cước và quyền cạnh tranh về giá cước của các doanh nghiệp bưu chính viễn thông theo quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp không chiếm thị phần khống chế được tự quyết định giá cước các dịch vụ viễn thông. Doanh nghiệp chiến thị phần khống chế muốn điều chỉnh giá cước phải có phương án trình Bộ BCVT, trong đó nêu rõ khung giá thay đổi. Trên cơ sở khung giá này, Bộ sẽ cân nhắc cho phép doanh nghiệp giảm cụ thể bao nhiêu phần trăm Công văn số 16/BBCVT-KHTC hướng dẫn triển khai Quyết định 217/2003/QĐ-TTg . Văn bản hướng dẫn của Quyết định 217 quy định rõ: Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) chiếm thị phần khống chế đối với các dịch vụ của mạng điện thoại di động (cả trả trước và trả sau). Đây được xem là một bước tiến lớn, nhằm thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh hơn, đồng thời, xóa bỏ sự e ngại của các doanh nghiệp "nhỏ" trước "đại gia" trong ngành là VNPT. Đặc biệt, so với các đợt giảm cước trước, quyết định của Bộ lần này đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp mới bằng việc giảm cước kết nối giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông. Theo đó, Bộ quy định với mỗi cuộc điện thoại gọi từ mạng S-Fone vào mạng VinaPhone và MobiFone, SPT sẽ chỉ phải trả cho VNPT 765 đồng/phút thay vì mức cước 820 đồng/phút như trước đây. Ngược lại, mỗi cuộc điện thoại từ mạng VinaPhone và MobiFone gọi vào mạng S-Fone, VNPT vẫn phải trả mức cước kết nối cũ là 900 đồng/phút. Ngay sau khi có văn bản hướng dẫn, từ ngày 20/1/2004, mạng điện thoại S-Fone đã đăng ký tính cước theo block 10 giây từ phút đầu tiên. Cuộc gọi không quá 10 giây sẽ được tính cước thành 1 block và khách hàng chỉ trả 300 đồng thay vì phải trả 1.800 đồng theo cách tính cước trọn phút thông thường. Từ 1/5/2004, cước dịch vụ thông tin di động hai mạng Vinaphone, MobiFone tiếp tục giảm. Đặc biệt, sự thay đổi lớn nhất là việc tính cước theo block 30 giây, thay vì block 1 phút trước đây. Cũng trong năm này, lần đầu tiên từ khi mạng di động GSM xuất hiện, quyết định tính cước một vùng, thống nhất trên toàn quốc đã được áp dụng. Năm 2007, Chính phủ ban hành Quyết định 39/2007/QĐ-TTg quản lý giá cước dịch vụ Bưu chính Viễn thông, và Thông tư 02/2007/TT-BTTTT theo đó doanh nghiệp viễn thông được tự quyết định giá cước trong khung giá do nhà nước ban hành. Động thái này đã tạo đà cho những đợt giảm giá cước liên tiếp của các doanh nghiệp thông tin di động. Sự xuất hiện của Viettel vào năm 2005, với lợi thế giá cước rẻ, các chương trình khuyến mại đa dạng, đã khởi đầu cho cuộc đua giảm giá giành giật thị phần giữa ba mạng Viettel, MobiFone và Vinaphone. Mạng GSM duy trì vị trí thống lĩnh thị trường trong giai đoạn 2005 - 2009 với số thuê bao mới tăng trưởng chóng mặt, tốc độ tăng trưởng thuê bao trung bình khoảng 90% mỗi năm. Trong quí III năm 2010, thị trường di động tiếp tục cạnh tranh khốc liệt. Giai đoạn này chứng kiến việc giảm cước của ba mạng lớn Viettel, MobiFone và VinaPhone. Các mạng nhỏ như Sfone, Vietnamobile cũng không thể đứng ngoài cuộc đua giảm cước để giữ khách hàng. b. Đánh giá chung về giá cước: Khi mới cung cấp dịch vụ di động, Viettel có lợi thế cạnh tranh bằng mức cước thấp hơn, chương trình khuyến mại đa dạng và liên tiếp. Chỉ sau 3 năm thâm nhập thị trường, Viettel đã phát triển nhanh chóng và trở thành doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế cùng MobiFone và Vinaphone.  Ngày 27/7/2010, Bộ TT&TT đã đồng ý cho Viettel giảm cước di động từ 10-15% theo lộ trình nhà mạng này đưa ra đầu năm 2010. Với việc giảm cước này, Viettel đã có giá cước thấp hơn của MobiFone tại thời điểm đó. VinaPhone và MobiFone lại lần nữa buộc phải giảm cước, đưa Viettel trở thành mạng có mức cước đắt nhất trong 3 mạng di động lớn. Ngày 30/7/2010, VNPT chính thức công bố mức giảm từ 10 - 15% cước dịch vụ điện thoại di động hai mạng VinaPhone và MobiFone áp dụng từ ngày 1/8/2010. Trong lần giảm cước này, VNPT đã tận dụng thế mạnh để giảm cước nội mạng của VinaPhone, MobiFone và mạng cố định nhằm tạo sức hút cho các thuê bao sử dụng nội mạng của VNPT. Bên cạnh đó, nếu so với mức của gói cước cơ bản trả trước và trả sau của Viettel, mức cước mà VNPT đưa ra thấp hơn khoảng 10 đồng/phút và cước thuê bao thấp hơn là 1.000 đồng/tháng. Động thái này cho thấy VNPT đang quyết đấu với các đối thủ khác trong cuộc cạnh tranh quyết liệt hiện nay bằng việc tạo nhiều điều kiện hấp dẫn hơn cho khách hàng của mình. Chẳng hạn, nếu so sánh gói cước trả trước VinaCard của VinaPhone có cước gọi nội mạng là 1180 đồng/phút và ngoại mạng là 1380 đồng/phút thì gói cước Economy của Viettel là gọi nội mạng là 1190 đồng/phút và ngoại mạng là 1390 đồng/phút. Tương tự như vậy, gói cước trả sau của VinaPhone có cước gọi nội mạng là 880 đồng/phút, ngoại mạng là 980 đồng/phút và cước thuê bao tháng là 49.000 đồng/tháng thì gói cước Basic+ của Viettel là gọi nội mạng là 890 đồng/phút và ngoại mạng là 990 đồng/phút và cước thuê bao tháng là 50.000đ/thuê bao. Đặc biệt, gói cước cho đồng nghiệp và gia đình của VinaPhone có mức cước gọi nội và gọi ngoại mạng thấp hơn khoảng 10% so với gói cước tương tự của Viettel. Trong 4 mạng di động còn lại là Vietnamobile, S-Fone, EVN Telecom và Beeline thì chỉ có Beeline là mạng di động không có gói cước trả sau. Nếu so sánh gói cước trả sau cơ bản thì thấy 3 mạng Vietnamobile, S-Fone, EVN Telecom có mức cước chênh nhau không nhiều. Chẳng hạn Vietnamobile có cước nội mạng là 900 đồng/phút, ngoại mạng cũng là 900 đồng/phút và cước thuê bao là 50.000 đồng/tháng, trong khi đó gói cước Standard S-Fone có cước nội mạng là 918

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn thạc sỹ- Chiến lược phát triển sản phẩm gói cước giai đoạn 2010 – 2015 của công ty thông tin di động vms mobifone.doc
Tài liệu liên quan