MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP CƠ SỞ TỈNH VIÊNG CHĂN NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 9
1.1. Một số nhận thức chung về hệ thống chính trị 9
1.2. Hệ thống chính trị cấp cơ sở tỉnh Viêng Chăn 20
Chương 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TỈNH VIÊNG CHĂN 28
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Viêng Chăn 28
2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động của hệ thống chính trị tỉnh Viêng Chăn hiện nay 33
2.3. Đánh giá chung về hệ thống chính trị tỉnh Viêng Chăn 48
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIỆN TOÀN HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP CƠ SỞ TỈNH VIÊNG CHĂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 56
3.1. Một số quan điểm chung về việc kiện toàn hệ thống chính trị cấp cơ sở 56
3.2. Một số giải pháp kiện toàn hệ thống chính trị tỉnh Viêng Chăn 58
3.3. Một số kiến nghị 66
KẾT LUẬN 69
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
81 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1834 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kiện toàn hệ thống chính trị cấp cơ sở tỉnh Viêng Chăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àng bản, làm cho đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao, thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo trong toàn tỉnh bằng cách trợ cấp vốn tín dụng cho bà con dùng để chăn nuôi dê, bò, heo và khai hoang đất trồng trọt… Trước đây, toàn tỉnh Viêng Chăn có tới 162 làng thuộc diện nghèo, 8.455 hộ gia đình thuộc diện nghèo, đến nay, chỉ còn 115 làng nghèo, 7.713 hộ gia đình nghèo (giảm 47 làng, 742 hộ gia đình).
Về lĩnh vực văn hoá - xã hội
Hiện nay toàn tỉnh có 664 trường học, giảm xuống 58 trường do có sự kết hợp nhiều trường vào làm một để không thiếu giáo viên đứng lớp. Chất lượng đội ngũ giáo viên cấp Tiểu học cũng đã được chú trọng quy chuẩn, bồi dưỡng, tập huấn giáo viên từ 5 + 4 thành 8 + 3. Cử 80 thầy cô giáo ở các huyện đi đào tạo cử nhân. Tỉ lệ học sinh, sinh viên tăng 1,2% so với năm 2008. Xoá mù chữ đạt 78% của kế hoạch năm.
Tỉnh chủ trương xã hội hoá giáo dục, huy động nguồn vốn từ nhân dân góp phần xây dựng cơ sở giáo dục, đào tạo (trường, lớp, phòng học, bàn ghế…) giá trị tới 2,85 tỷ kíp. Đặc biệt, Tỉnh Viêng Chăn nhận được sự giúp đỡ của Tổ chức Quốc tế (Bắc Triều tiên) đối với giáo dục (xây dựng 4 trường tiểu học, trị giá 16.000 đô la, cấp 93.993 sách, vở, 1.675 bảng…).
Hiện nay, toàn tỉnh, tỷ lệ thất nghiệp là 3,27%. Tỉnh tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công với nước (chính sách 194/ TTG) trị giá 71,50 triệu kíp, trợ cấp cho người có công với cách mạng (363 người), cùng với đó là quan tâm tổ chức thực hiện chính sách xã hội thường xuyên liên tục với cán bộ nhân viên, cán bộ nghỉ hưu, người tàn tật.
Đặc biệt, tỉnh Viêng Chăn kết hợp với tỉnh Nghệ An (Việt Nam) thực hiện chiến dịch tìm kiếm hài cốt quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam ở Lòng Chanh (huyện Xay Som Boun), kết quả đã tìm thấy 45 bộ hài cốt…
Đối với công tác truyền thông – văn hoá - thông tin được quan tâm củng cố, số lượng báo cung cấp cho toàn tỉnh hằng tuần là 15.000 tờ, hơn 14 loại tạp chí được phổ biến, truyền thông trên toàn tỉnh.
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Tỉnh Viêng Chăn, phong trào thể dục thể thao trong toàn tỉnh đạt được nhiều thành tích (tham gia SEA GAME 24 ở Lat Xạ Si Ma - Thái Lan; Đại hội thể cụ thể thao Quốc gia lần thứ VI ở tỉnh Hua Phăn, giành được 2 huy chương vàng, 1 huy chương bạc, đứng thứ 2 cả nước). Phong trào thể dục thể thao đã góp phần củng cố tình đoàn kết các bộ tộc Lào trong tỉnh Viêng Chăn.
Về y tế:
Tỉnh rất quan tâm đến vấn đề y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, mở rộng phong trào tiêm chủng và uống thuốc vitamin cho trẻ từ 9 tháng đến 15 tuổi đạt tỉ lệ 99% (vượt hơn kế hoạch đề ra 4,2%). Quan tâm theo dõi các dịch bệnh theo mùa như sốt rét, sốt xuất huyết, ỉa chảy... Có chính sách hỗ trợ cho 5.222 lượt người và các hộ gia đình nghèo, đau ốm phải đi bệnh viện trị giá 296,45 triệu kíp. Thành lập được 67 làng kiểu mẫu về vệ sinh môi trường sống, ăn, ở. 100% làng có nước sạch sử dụng, nhưng chỉ 76% trong số đó được sử dụng nước sách thực sự do nguồn cung cấp nước sạch bị hư hỏng nhiều nơi, hướng dẫn người dân sử dụng nhà vệ sinh khép kín… Hình thành 185 tủ thuốc làng, vùng sâu, vùng xa, vùng núi. chiếm
Lãnh đạo tỉnh đã quan tâm, tập trung tổ chức thực hiện, chỉ đạo, lãnh đạo các huyện, huy động nhân dân các huyện (Hôm, Xay Sôm Boun, Ka Si) bỏ trồng cây thuốc phiện, theo dõi sự hoạt động của bọn buôn bán thuốc gây nghiện, thu thập dữ liệu người nghiện ở tỉnh để tập trung cai nghiện, cả có 53840 người, nữ 543 người làm cho thoát mối hiểm nguy được 269 người. Thúc đẩy chính quyền địa phương thành lập làng trong sạch không có người nghiện.
2.2. thực trạng tổ chức hoạt động của hệ thống chính trị tỉnh Viêng Chăn hiện nay
Như trên chúng tôi đã trình bày, việc phân chia địa giới hành chính và cấp quản lý nhà nước ở Lào được xác định như sau: Địa giới hành chính được chia thành 4 cấp: trung ương, tỉnh, huyện, làng. Quản lý nhà nước được chia làm 4 cấp: Một cấp trung ương và 3 cấp cơ sở tương đương với Tỉnh, Huyện, Làng.
Cơ cấu tổ chức của hệ thống chính trị cấp cơ sở từ Tỉnh, Huyện, Làng là một mô hình thu nhỏ của toàn hệ thống chính trị trung ương. Do vậy, hệ thống chính trị cấp cơ sở tỉnh Vientiane bao gồm: Bộ máy chính quyền Nhà nước (Hội đồng nhân dân, Tỉnh trưởng, các sở - ban ngành); Đảng bộ (Tỉnh uỷ – ban thường vụ, Ban kiểm tra đảng, Ban tuyên huấn); Các tổ chức đoàn thể nhân dân (Hội phụ nữ, Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội nông dân, Mặt trận xây dựng tổ quốc…).
Có nhiều cách tiếp cận trong nghiên cứu Hệ thống chính trị nói chung và Hệ thống chính trị cấp cơ sở nói riêng, trong luận văn này, chúng tôi nghiên cứu Hệ thống chính trị cấp cơ sở tỉnh Viêng Chăn từ góc độ hệ thống tổ chức, chức năng và cơ chế hoạt động.
2.2.1. Thực trạng tổ chức hoạt động Đảng ở tỉnh Viêng Chăn
Theo Điều lệ của Đảng Nhân dân cách mạng Lào lần thứ VIII (2006), hệ thống tổ chức Đảng Nhân dân cách mạng Lào chia thành 3 cấp: Trung ương, tỉnh và huyện.
Tỉnh uỷ tỉnh Viêng Chăn là cơ quan lãnh đạo của Đảng cao nhất ở cấp địa phương. liên hệ trực tiếp với Đảng uỷ cấp trên về việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, nghị lệnh, đường lối, chính sách, điều lệ của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đồng thời lãnh đạo các tổ chức địa phương hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình.
Tỉnh uỷ tỉnh Viêng Chăn có nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục tập huấn chính trị - tư tưởng cho cán bộ. Xây dựng tổ chức đảng uỷ cơ sở, đảng bộ cơ sở cho phù hợp với nhiệm vụ chính trị của từng cấp. Sắp xếp đảng viên, quản lý., sử dụng cán bộ và thực hiện chính sách với cán bộ - đảng viên thuộc quyền quản lý của mình. Hoạt động kiểm tra, theo dõi, thúc đẩy việc kết nạp quần chúng tiến bộ vào Đảng, xử lý nghiêm những người không chấp hành kỷ luật của Đảng.
Tỉnh uỷ là khâu trung gian đưa đường lối, chủ trương của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước vào thực tiễn đời sống xã hội. Lãnh đạo các cơ quan nhà nước, mặt trận xây dựng Tổ quốc, các cơ quan đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội hoạt động đúng vai trò, nhiệm vụ của mình. Kiểm tra các cơ quan hành chính địa phương trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống nhân dân, việc an ninh quốc phòng, huy động quần chúng góp phần xây dựng cơ quan địa phương đảm bảo thực thi quyền làm chủ của nhân dân.
Bộ máy tổ chức của Tỉnh uỷ tỉnh Viêng Chăn bao gồm: Ban thường vụ (bí thư tỉnh uỷ, phó bí thư tỉnh uỷ, uỷ viên); Uỷ ban Kiểm tra đảng (Trưởng ban và Phó trưởng ban kiểm tra, uỷ viên); Ban Tuyên huấn.
Về tổ chức hoạt động của Ban thường vụ
Số lượng đảng viên trong Ban thường vụ không được vượt quá 1/3 số lượng đảng viên trong Tỉnh uỷ. Bí thư Tỉnh uỷ và phó bí thư Tỉnh uỷ là người chỉ đạo và giải quyết công việc hàng ngày, chỉ đạo tổ chức thực hiện nghị quyết, nghị lệnh của cấp trên, hoạt động kiểm tra các tổ chức đảng cấp dưới trong việc tổ chức thực hiện nghị quyết, nghị lệnh, điều lệ của Đảng, hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Uỷ ban thường vụ, hội nghị thường kỳ tháng một lần, trong trường hợp đặc biệt có khả năng hội nghị bất thường, Bí thư Tỉnh uỷ giữ chức vụ không quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Tỉnh uỷ có quyền bầu cử đại diện của mình tham gia Đại hội Đảng cấp trên
Uỷ ban Thường vụ có vai trò chỉ đạo, lãnh đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và của Tỉnh uỷ. Lãnh đạo công việc trật tự an ninh, bảo vệ quốc phòng: tập huấn cho cán bộ và nhân dân có ý thức chống lại âm mưu của kẻ thù, củng cố lực lượng quân sự, cảnh sát,khuyến khích nhân dân góp phần tham gia việc trật tự an ninh, bảo vệ quốc phòng.
Thực hiện theo hướng đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng uỷ cấp trên, trong năm 2009 vừa qua, Tỉnh uỷ Viêng Chăn đã tiếp tục củng cố Đảng uỷ cấp cơ sở, gây dựng các chi bộ làng. Hiện nay, tỉnh Viêng Chăn có tất cả 896 tổ đảng với 10.190 đảng viên (trong đó, nữ đảng viên có 1.903 đồng chí, chiếm tỉ lệ 10%),
Theo nghị lệnh số 09 của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương về việc thành lập làng và nhóm làng gắn liền với sự hình thành cơ sở đảng, hiện nay toàn tỉnh tổ chức được 61 nhóm làng với 61 tổ chức Đảng uỷ cơ sở làng, chuyển Bí thư huyện xuống làm bí thư Đảng uỷ làng…
Thực hiện theo Nghị lệnh số 08 của Bộ Chính trị, tỉnh Viêng Chăn hoàn thành quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở trong toàn tỉnh. Lựa chọn và tuyển chọn cán bộ có năng lực cho đi đào tạo ngắn và dài hạn, đào tạo bổ túc trong nước và nước ngoài. Trình độ chuyên môn của cán bộ trong toàn tỉnh còn thấp (trình độ Tiến sĩ: 1 người – nam; Thạc sĩ: 66 người - 4 nữ; Cử nhân: 830 người – 242 nữ. Cao cấp: 1.401 người- 437 nữ; Trung cấp: 4.348 người - 1.628 nữ. Sơ cấp: 1.694 người – 655 nữ. Không bằng cấp: 155 người – 27 nữ.
Đảng uỷ tỉnh Viêng Chăn quan tâm việc củng cố và nâng cao số lượng, chất lượng mức độ các trường học, trường dạy nghề, trung tâm giáo huấn của Nhà nước và của tư nhân.
Tổ chức hoạt động của Ban kiểm tra Đảng
Ban Kiểm tra đảng có chức năng kiểm tra mọi hoạt động, thực hiện đường lối, nghị lệnh, quyết định và điều lệ của Đảng một cách thường xuyên. Kiểm tra việc tổ chức thực hiện Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước ở các tổ chức Đảng uỷ các cấp. Kiểm tra về lập trường tư tưởng của đảng viên. Kiểm tra việc tổ chức, thực hiện 14 điều cấm làm của đảng viên. Ngoài ra, ban kiểm tra có quyền tham mưu cho Tỉnh uỷ trong việc tổ chức thực hiện sinh hoạt đảng ở cơ sở, cơ quan và một số huyện theo nghị quyết của thường vụ tỉnh uỷ.
Theo dõi các cơ quan chính quyền nhà nước trong việc tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch của nhà nước đối với tỉnh Viêng Chăn. Chẳng hạn, kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án, chương trình trong toàn tỉnh
Kiểm tra các cơ quan khai thác gỗ không đúng chủ trương như là: khai thác gỗ không trong danh mục cho phép, buôn bán lậu, trốn thuế…, điều tra, xử phạt những sai phạm kinh tế…
Cùng với công việc kiểm tra Đảng, Nhà nước, Ban kiểm có trách nhiệm tham gia kiểm tra các đơn thư khiếu kiện, khiếu nại của cán bộ, đảng viên, nhân dân các bộ tộc Lào, từ đó, định hướng cho các cơ quan pháp luật giải quyết ổn thoả, đảm bảo công bằng xã hội
Về hoạt động của Ban Tuyên huấn
Trong cương vị tham mưu về mặt chính trị, tư tưởng cho Thường vụ Tỉnh uỷ, Ban Tuyên huấn tiếp nhận đường lối, nghị lệnh, nghị quyết của Đảng, và pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền và giáo huấn cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, bộ đội, cảnh sát và nhân dân các địa phương kịp thời nắm bắt.
Ban tuyên huấn có trách nhiệm tập huấn công tác cho bí thư đảng, tỉnh trưởng, trưởng làng. Trong năm qua, đã tập huấn cho 12 huyện (Văng Viêng, Thu La Khom, Phôn Hông Xay Som Bun…).Nội dung giáo huấn chủ yếu là tuyên truyền, tạo dựng tình đoàn kết giữa các bộ tộc lào, vấn đề tôn giáo, âm mưu của các thế lực thù địch trong chiến lược “diễn biến hoà bình” nhằm chia rẽ các bộ tộc Lào và lật đổ đảng cách mạng nhân dân Lào, xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Lào…
Cán bộ làm công tác tuyên huấn trong toàn tỉnh hàng năm cũng phải đi tập huấn nâng cao ý thức chính trị và trình độ nghiệp vụ do Ban tuyên huấn Trung ương Đảng tổ chức.
Ban tuyên huấn tỉnh kết hợp với Sở công nghiệp - thương mại, tài chính tập huấn cho các cán bộ làm công tác kinh doanh thuộc cấp tỉnh, huyện…
Hàng năm, Ban tuyên huấn có trách nhiệm ra soát lại việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng của Tỉnh uỷ
Kết hợp với Ban tổ chức và Ban kiểm tra Đảng - Nhà nước xuống theo dõi, thúc đẩy sinh hoạt đảng và củng cố bộ máy tổ chức cấp cơ sở toàn tỉnh.
Tổ chức tuyên truyền và chào mừng các ngày lễ quan trọng của Đảng, của quốc gia, của lãnh tụ và các ngành nghề trong nước và quốc tế
2.2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động của bộ máy chính quyền Nhà nước tỉnh Viêng Chăn
Trong Hệ thống chính trị cấp cơ sở, bộ máy chính quyền cấp tỉnh giữ vai trò hết sức quan trọng vì đó là cơ quan quyền lực cao nhất ở địa phương, có chức năng thay mặt Nhà nước trung ương quản lý xã hội bằng pháp luật trên địa bàn mình quản lý. Nó có nhiệm vụ quản lý hành chính và tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Tỉnh uỷ, thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội của toàn tỉnh và trung ương.
Những năm trước đây, bộ máy chính quyền cấp tỉnh Viêng Chăn được tổ chức cồng kềnh, nhiều tầng, nhiều nấc, nhiều sở, ban, ngành nhưng chức năng và nhiệm vụ không được phân định rõ ràng dẫn đến chống chéo lên nhau, làm cho việc quản lý và trách nhiệm trong việc điều hành và tổ chức thực hiện không hiệu quả, vô trách nhiệm, quan liêu, bất chấp quy luật, từ đó, gây phiền hà, khó khăn cho nhân dân và quan trọng hơn là kìm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Viêng Chăn.
Gần đây, theo Hiến pháp nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào, Pháp lệnh của chính phủ, Pháp lệnh về vấn đề tổ chức hành chính tại các địa phương (2003) do Cục Hành chính và Quản lý công chức ấn hành, theo đó, các cơ quan, hành chính địa phương là một tổ chức hành chính nhà nước cấp địa phương, trong đó Tỉnh trưởng là người đứng đầu quản lý toàn bộ bộ máy chính quyền cấp tỉnh, có vai trò thay mặt và chịu trách nhiệm trực tiếp trước Chính phủ trong việc quản lý hành chính, thực hiện các mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, xây dựng và sử dụng nguồn lực con người ở địa phương. Dưới quyền tỉnh trưởng là một hệ thống bộ máy giúp việc và văn phòng tỉnh uỷ, cùng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (Quốc hội cấp tỉnh).
Nhiệm vụ cụ thể của bộ máy chính quyền tỉnh Viêng Chăn như sau:
- Quản lý và sử dụng và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên, môi trường
- Bảo vệ tổ quốc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong địa phương.
- Ngoại giao theo sự chỉ đạo của Chính phủ.
- Thủ trưởng cơ quan hành chính phải là tỉnh trưởng, trong đó tỉnh trưởng có quyền và nhiệm vụ như:
+ Đảm bảo thực hiện Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước.
+ Triệu tập và chủ trì hội nghị của cơ quan hành chính tỉnh.
+ Bàn bạc, xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và gây dựng ngân sách của địa phương mình.
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
+ Bảo vệ an ninh, quốc phòng của tỉnh
+ Chống và ngăn chặn tình trạng chán nản, thoái hoá biến chất của cán bộ
+ Theo dõi, kiểm tra chương trình của Trung ương ở địa phương mình.
+ Tạo điều kiện thuận lợi và phối hợp với các cơ quan liên quan, bảo đảm thu nhập của địa phương.
+ Thúc đẩy, khuyến khích và tạo điều kiện cho Mặt trận xây dựng tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, mọi bộ phận kinh tế và nhân dân các bộ tộc tham dự, phát triển kinh tế - xã hội trong địa phương mình.
+ Tổ chức thực hiện công tác quản lý dân số của địa phương.
+ Có quyền ra lệnh bãi bỏ hành vi vi phạm pháp luật của các ban, ngành, sở...
+ Đề nghị thành lập hay giải thể huyện thị chính và bộ máy của cơ quan hành chính tỉnh.
+ Thành lập, giải thể, chia, tách làng.
+ Đề nghị bổ nhiệm, thay đổi vị trí hoặc cách chức huyện trưởng, trưởng làng.
+ Đề nghị bổ nhiệm hoặc nhân sự hoặc cách chức trưởng phòng, phó trưởng phòng của các sở, ban ngành theo chiều dọc cấp huyện.
+ Bổ nhiệm, thay đổi vị trí hoặc cách chức chánh văn phòng, phó chánh văn phòng tỉnh uỷ, phó huyện trưởng, phó thủ trưởng thị chính tỉnh, chánh văn phòng, phó chánh văn phòng huyện uỷ theo chiều dọc cấp huyện.
+ Quản lý tổ chức cán bộ - công chức theo quyền quản lý của mình. Theo dõi, kiểm tra và báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ - công chức của các ban ngành theo ngành dọc,
+ Giải quyết những yêu cầu, đề nghị của các cơ quan tổ chức, hoặc cá nhân về việc làm sai trái, không đúng của cán bộ, công chức và cơ quan hành chính nhà nước trong địa phương của mình theo pháp luật.
+ Báo cáo thực trạng mọi mặt của tỉnh cho Chính phủ thường xuyên, liên tục.
+ Ngoài ra, hợp tác với nước ngoài, tổ chức quốc tế theo sự uỷ quyền của Chính phủ.
Trong đó, phó tỉnh trưởng là người giúp việc tỉnh trưởng, chịu trách nhiệm trực tiếp một số công việc theo sự giao quyền của tỉnh trưởng. Trong trường hợp, tỉnh trưởng không có khả năng, điều kiện thực hiện nhiệm vụ, phó tỉnh trưởng được giao quyền làm thay.
Nhìn chung, bộ máy chính quyền cấp tỉnh Viêng Chăn được củng cố và kiện toàn theo hướng nâng cao chất lượng chính trị, nâng cao năng lực quản lý điều hành, phát huy dân chủ của nhân dân trong việc tham gia, bàn bạc, quyết định những công việc của địa phương. Tăng cường mối quan hệ giữa nhân dân với chính quyền, chăm lo đời sống cho nhân dân
Văn phòng tỉnh uỷ Tỉnh Viêng Chăn
Theo điều 9 của pháp luật về việc tổ chức hành chính địa phương của nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào, Văn phòng Tỉnh uỷ có quyền và nhiệm vụ như sau:
+ Văn phòng tỉnh uỷ thuộc cơ cấu bộ máy chính quyền tỉnh, có vai trò làm tham mưu cho tỉnh trưởng trong mọi công việc của tỉnh, xây dựng kế hoạch - chương trình hoạt động, bàn bạc, tổng hợp, phác thảo và kiểm tra tài liệu, phối hợp công tác với các bộ phận, ban ngành liên quan, đáp ứng thông tin, theo dõi và kiểm tra việc tổ chức thực hiện pháp luật của nhà nước ở cấp tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi thực hiện nhiệm vụ công việc của cơ quan hành chính tỉnh.
Văn phòng tỉnh uỷ còn đảm đương một số công việc thuộc quản lý nhà nướ như sau:
+ Công bố, thành lập huyện mới.
+ Quản lý dân số: theo dõi sự dịch chuyển dân số, số dân cư di chuyển vào sinh sống ở tỉnh Viêng Chăn hợp pháp hay bất hợp pháp.
+ Nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại của dân, giao cho các bộ phận liên quan
+ Đăng ký kết hôn cho đối tượng nước ngoài với người thuộc tỉnh.
Cơ cấu tổ chức và bộ máy giúp việc của văn phòng tỉnh uỷ
Theo thoả thuận của tỉnh trưởng tỉnh Viêng Chăn, cơ cấu tổ chức của văn phòng Tỉnh uỷ gồm có 5 ban ngành và 9 văn phòng trực thuộc, như sau:
+ Ban ngành tổng hợp việc Đảng.
+ Ban ngành tổng hợp việc Chính quyền.
+ Ban ngành hành chính.
+ Ban quản lý tài chính.
+ Ban lưu trữ tài liệu.
+ Phòng giữ gìn trật tự - an ninh.
+ Phòng ngoại giao.
+ Phòng củng cố kinh doanh.
+ Phòng thể thao.
+ Phòng môi trường.
+ Phòng quản lý thuế và tiêu trừ thuốc gây nghiện.
+ Uỷ ban vì sự tiến bộ của phụ nữ.
+ Phòng xây dựng cơ sở và phát triển nông nghiệp, nông thôn.
+ Phòng xây dựng cơ sở chính trị.
Mối quan hệ giữa các phòng, ban và tỉnh uỷ trên cơ sở hợp tác, tự do, bình đẳng theo vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mình.
Cơ cấu tổ chức hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Viêng Chăn
Tỉnh Viêng Chăn chưa có Hội đồng nhân dân trực tiếp của tỉnh, Hiến pháp của nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào chưa quyết định cho chính quyền địa phương có Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp làng riêng của mình.
Tất cả các tỉnh trong nước được chia thành nhiều khu vực, từng khu vực đều thuộc Hội đồng nhân dân (Quốc hội) tối cao trực thuộc trung ương và chỉ có văn phòng Hội đồng nhân dân.
Hội đồng nhân dân tối cao (Quốc hội)
Theo điều 52, 53 Hiến pháp nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào ngày 6-5-2003 quy định:
a. Quốc hội là cơ quan đại biểu quyền lực và lợi ích của nhân dân các bộ tộc Lào, là cơ quan quyền lực của nhà nước và là cơ quan lập pháp và theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Hành pháp, Toà án nhân dân và công tố nhân dân.
b. Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội
Một: xây dựng hoặc thay đổi Hiến pháp.
Hai: xây dựng hoặc thay đổi pháp luật.
Ba: xây dựng hoặc thay đổi thuế quan.
Bốn: xây dựng chiến lược kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước.
Năm: bầu cử hoặc cách chức chủ tịch, phó chủ tịch, uỷ ban thường vụ Quốc hội, thành lập hoặc giải thể các tiểu ban Quốc hội, bầu cử hoặc cách chức các thủ trưởng các tiểu ban, các văn phòng Quốc hội, phó tiểu ban, thành lập và giải thể Hội đồng nghị viện quốc tế của Quốc hội.
Sáu: bầu cử hoặc cách chức Chủ tịch nước và phó Chủ tịch nước theo sự đề nghị của Ban Thường vụ Quốc hội.
Bảy: đề đạt, bổ nhiệm nhân sự, bổ nhiệm hoặc cách chức thủ tướng theo đề nghị của chủ tịch nước.
Tám: Xây dựng cơ cấu, bộ máy của Chính phủ, bổ nhiệm, thay đổi, cách chức Học viện Chính phủ theo sự đề nghị của thủ tướng.
Chín: bầu cử hoặc cách thức Chủ tịch toà án nhân dân tối cao và công tố nhân dân tối cao theo sự đề nghị của Ban thường vụ Quốc hội.
Mười: thoả thuận thành lập hoặc giải thể bộ trưởng, cơ quan tương đương bộ trưởng, tỉnh trưởng. Thoả thuận biên giới của tỉnh, theo đề nghị và chỉ thị của thủ tướng.
Mười một: Quyền ân xá tội phạm.
Mười hai: ký hoặc phê duyệt, xoá bỏ hiệp định, hiệp ước đã ký kết với nước ngoài theo pháp luật.
Mười ba: Quyết định vấn đề chiến tranh hoặc hoà bình.
Mười bốn: theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Hiến pháp và pháp luật.
Văn phòng Quốc hội trực thuộc tỉnh Viêng Chăn
* Cơ cấu của văn phòng Quốc hội trực thuộc tỉnh
Một: Cơ cấu nhân sự
- Chánh văn phòng
- Phó chánh văn phòng
- Trưởng phòng, phó trưởng phòng và một số chuyên gia.
Hai: Cơ cấu bộ máy gồm có 3 ban ngành
- Ban Tổng hợp và thông tấn - tuyên truyền
- Ban ngành tổ chức, quản lý, tài chính.
- Ban ngành giải quyết đơn thư khiếu nại của nhân dân
* Theo quy định của Chánh văn phòng Quốc hội, Văn phòng Quốc hội trực thuộc tỉnh Viêng Chăn có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Một: văn phòng của hội viên Quốc hội thuộc chức tỉnh Viêng Chăn có vai trò tương đương cấp cơ sở tỉnh
Hai: tổng kết mọi hoạt động về mặt tổ chức, thực hiện hiến pháp, pháp luật.
Ba: Tham dự, bàn bạc, dựng, xem xét, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thuộc trực tỉnh.
Bốn: tổng kết, báo cáo kết quả việc thực hiện các dự án thuộc tỉnh. Tuyên truyền, truyền bá pháp luật đến người dân và báo cáo văn phòng Quốc hội.
Năm: Tạo điều kiện thuận lợi cho Hội viên Quốc hội và Hội viên Quốc hội trực thuộc tỉnh hoạt động và thực hiện nhiệm vụ của công việc.
Sáu: Tổ chức, quản lý, bồi dưỡng đào tạo sử dụng, thực hiện chính sách và đề nghị kỷ luật với cán bộ nhân sự trực thuộc văn phòng Hội viên Quốc hội.
Bảy: Chuẩn bị và phục vụ hội nghị của Hội viên Quốc hội thuộc trực tỉnh.
Tám: Lên kế hoạch và quản lý sử dụng ngân sách, cơ sở vật chất và tài sản của văn phòng Quốc hội.
Chín: Tiếp nhận và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân và yêu cầu Hội đồng nhân dân trực thuộc tỉnh giải quyết.
Mười: Chịu trách nhiệm về trật tự của văn phòng Quốc hội thuộc trực tỉnh.
Mười một: Chịu trách nhiệm công tác thông tấn, in ấn và lưu thông tài liệu của Hội viên Quốc hội tỉnh.
Mười hai: Quan hệ, phối hợp công việc với cơ quan tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội...
Mười ba: Quản lý công việc ngoại giao, theo sự thoả thuận đồng ý của Quốc hội.
Mười bốn: Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do sự giao quyền của Quốc hội.
Hoạt động của Văn phòng và Hội viên Quốc hội trực thuộc tỉnh Viêng Chăn và văn phòng
Hoạt động của Hội viên Quốc hội
Một: Hội viên Quốc hội trực thuộc tỉnh lấy đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước, pháp luật, Nghị quyết Đại hội thường kỳ của Quốc hội, và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, truyền bá cho cán bộ, quân đội, an ninh, cảnh sát và nhân dân thực hiện.
Lắng nghe báo cáo thực trạng hoạt động và sự thắc mắc của các Hội viên, rồi nghiên cứu, bàn bạc với Đảng uỷ và chính quyền hành chính các cấp, sau đó giải quyết vấn đề sao cho phù hợp với thực tế.
Hai: Tham dự nghiên cứu góp ý và thúc đẩy việc tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách của tỉnh. Tham dự các Hội nghị và các ngày lễ trọng của Đảng, chính quyền, sở, ban, ngành...
Ba là: Theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn chung, chính sách xoá đói giảm nghèo của nhà nước, giao đất – rừng cho nhân dân quản lý và sử dụng.
Bốn: Hội viên Quốc hội cùng với Ban thường vụ Quốc hội và các tiểu ban Quốc hội xuống theo dõi, kiểm tra việc thực hiện công việc ở các huyện, sở về lĩnh vực kinh tế - văn hoá - xã hội và lĩnh vực quyền thẩm phán. và đề nghị với Đại hội thường kỳ của Quốc hội.
Năm: Được đón, giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân, nhận đơn khiếu nại, đơn đề nghị của nhân dân các bộ tộc Lào, rồi kết hợp với các cơ quan chịu trách nhiệm như: toà án nhân dân, công tố nhân dân… để giải quyết vấn đề.
Sáu: Được gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm với chuyên gia về phát triển năng lực con người của Hội đồng quốc gia Australia và nghị viện nước Xirilanca, tranh thủ sự giúp đỡ của tổ chức quốc tế Nam Triều Tiên về khám chữa bệnh, phân phát thuốc cho nhân dân
Công việc văn phòng Hội viên Quốc hội trực thuộc tỉnh Viêng Chăn
Một: Tham dự Đại hội khởi đầu Quốc hội lần thứ VI; đại hội thường kỳ lần thứ 2-3 của Quốc hội.
Hai: Tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động của hội đồng Quốc hội trung ương và tỉnh bằng cách xây dựng kế hoạch hoạt động, cử cán bộ chuyên gia xuống theo dõi hoạt động, thu thập và ghi chép, tổng hợp mọi lời đề nghị, và yêu cầu mong muốn của nhân dân các bộ tộc lào
Ba: phối hợp với cơ quan bảo vệ pháp luật cấp tỉnh, nhằm nghiên cứu, tìm cách hoà giải, giải quyết các vụ án phục tạp, khó khăn, kéo dài.
Bốn: tham mưu, tư vấn dự thảo pháp luật từ ý kiến của các sở, ban ngành, cơ quan, đơn vị, công ty kinh doanh ...
Năm: Đáp ứng nhu cầu vật chất, ngân sách, phương tiện để tạo điều kiện cho đảng viên Quốc hội hoạt động tham dự Đại hội Quốc hội, hội nghị trong và ngoài nước và các đoàn nước ngoài đi xuống cơ sở.
2.2.3. Thực trạng tổ chức hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội tỉnh Viêng Chăn
Theo điều 7 Hiến pháp của nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào (2003), các tổ chức chính trị cấp tỉnh như Mặt trận xây d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lvan.doc