Trang
LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN.ii
MỤC LỤC .iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .v
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ .vi
MỞ ĐẦU.1
1. Lí do chọn đề tài .1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.3
3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu .5
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.6
5. Đóng góp của luận văn .7
6. Bố cục của luận văn.7
Chương 1. ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở HUYỆN
ĐẢO VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH .8
1.1. Điều kiện tự nhiên.8
1.2. Điều kiện dân cư - xã hội.13
1.3. Điều kiện kinh tế.19
Tiểu kết chương 1 .21
Chương 2. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ BIỂN Ở HUYỆN ĐẢO VÂN
ĐỒN GIAI ĐOẠN 1994 - 2012 .23
2.1. Chủ trương phát triển kinh tế biển ở huyện đảo Vân Đồn .23
2.2. Sự phát triển của kinh tế biển ở huyện đảo Vân Đồn.29
2.2.1. Khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản .29
2.2.2. Du lịch biển, đảo.44
2.2.3. Mạng lưới giao thông và hệ thống cảng biển .66
Tiểu kết chương 2 .69
104 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kinh tế biển ở huyện đảo vân đồn tỉnh Quảng Ninh (1994 - 2012), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cái Rồng, nhƣng đến nay đã phát triển
thành phong trào trong toàn huyện với 4.500 ô lồng tập trung ở các xã Thắng
Lợi, Ngọc Vừng, Quan Lạn, Bản Sen, Đông Xá và thị trấn Cái Rồng. Nhiều dự
án nuôi cá lồng bè đƣợc thực hiện triển khai, với tổng số vốn vay hàng tỷ đồng
từ Quỹ quốc gia hỗ trợ giải quyết việc làm và một số nguồn vốn khác, mang lại
hiệu quả kinh tế rõ rệt [23, tr.6]. Nhờ vậy, các chủ dự án và các hộ nuôi thu
nhập trung bình đạt 15 - 16 triệu đồng/hộ/năm, đời sống của ngƣ dân cũng theo
đó mà đƣợc nâng lên. Nhằm tạo điều kiện cho các mũi nhọn kinh tế phát triển,
huyện đã động viên mọi tầng lớp nhân dân phát huy cao độ nội lực, tranh thủ
có hiệu lực và hiệu quả các nguồn ngoại lực đầu tƣ cơ sở hạ tầng, nhất là
đƣờng, trƣờng, trạm, phƣơng tiện đi lại, cơ sở vui chơi giải trí, bảo đảm cho
mọi ngƣời dân đƣợc chăm sóc sức khoẻ, ốm đau đƣợc khám chữa bệnh kịp
thời, các cháu đến lớp vào trƣờng đúng độ tuổi với yêu cầu dạy và học chất
lƣợng toàn diện ngày càng cao, để đào tạo cho thế hệ tƣơng lai đủ tài lực làm
chủ vùng biển đảo Đông Bắc của Việt Nam yêu dấu [8, tr.3].
Đặc biệt, vài năm trở lại đây, huyện đã có cơ chế thu hút các doanh
nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn. Nhờ đó đã tạo sự
đa dạng về sản phẩm nuôi trồng, thiết thực tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho
nhân dân. Ngày càng có nhiều hộ đầu tƣ vào nuôi trồng tu hài, hàu Thái Bình
Dƣơng với sản lƣợng hàng trăm tấn/năm.
38
Vùng biển Vân Đồn còn là trung tâm nuôi trai cấy ngọc lớn nhất cả
nƣớc. Nghề nuôi cấy Ngọc trai ra đời cách đây khoảng 40 năm. Huyện đảo Vân
Ðồn có diện tích các bãi triều ngập nƣớc là 10.969 ha, cùng hàng vạn ha đất có
mặt nƣớc tại các vụng, tùng, vịnh ẩn khuất trong trùng điệp núi đá, núi đất
thuộc vịnh Bái Tử Long với khí hậu, môi sinh rất thuận lợi cho việc nuôi trai
cấy ngọc, tạo nên một vùng nuôi cấy ngọc trai rất lớn ở Vân Ðồn. Nơi đây tập
trung tới bốn loài trai ngọc có giá trị, gồm trai Mã Thị, trai Vỏ Dày, trai Cánh
Dài và loài Jamson. Ðây là những loài trai ngọc rất quí và có giá trị xuất khẩu
cao. Ngày xƣa, nghề nuôi trai, cấy ngọc đƣợc làm theo phƣơng pháp thủ công.
Lồng nuôi trai, cấy ngọc đƣợc treo lên đầu sào tre, số lƣợng ít, hiệu quả kinh tế
không cao. Ngày nay nhờ áp dụng kĩ thuật nuôi trai lồng bè với phao dây theo
phƣơng pháp khoa học kĩ thuật tiên tiến nhƣ treo lồng ở độ sâu không quá 2,5m
để khi triều rút, lồng nuôi không đƣợc nổi lên mặt nƣớc biển hoặc không đƣợc
chạm đáy, loài khác sẽ ăn trai hoặc con trai sẽ hớp phải bùn Một phƣơng
pháp nữa cũng đƣợc áp dụng, đó là ghép bè thành giàn bằng các cây tre dài và
thẳng, diện tích vài trăm mét vuông/khu, mỗi lồng cách nhau 0,5m. Những bè
nuôi nhƣ vậy có thể nuôi trai theo nhiều lứa tuổi, việc di chuyển chăm sóc trai
cũng dễ dàng hơn. Năm 1992, công ty Phƣơng Đông đầu tƣ 90 ha mặt nƣớc
nuôi trai lấy ngọc, sau khi nuôi thử nghiệm, năm 1995 công ty cho nuôi 8 triệu
con trai. Đến năm 2002, bình quân mỗi năm thu nhập 1,4 triệu viên ngọc, xấp
xỉ 200 kg ngọc trai với các kích cỡ từ 0,7 đến 0,8 cm/ viên [15, tr.4].
Sáu tháng đầu năm 2003, nuôi trai ngọc trên địa bàn huyện đạt 30 triệu
con, cho thu khoảng 500 kg ngọc trai,đến năm 2012 có 5 Công ty nuôi trai cấy
ngọc (2 công ty 100% vốn của nƣớc ngoài) đã giải quyết việc làm cho hơn
1.000 lao động trên địa bàn huyện. Sản lƣợng nuôi trai nguyên liệu đạt 28 triệu
con/năm, nuôi cấy từ 15-16 triệu con, đạt tỷ lệ ngọc từ 20-25%. Bên cạnh đó,
huyện đang tiếp tục thực hiện bảo vệ và khoanh nuôi các loài hải sản quý hiếm
nhƣ bào ngƣ, sá sùng trên các bãi triều ven biển ở Quan Lạn, Minh Châu,
Ngọc Vừng và Cái Bầu [48, tr.3].
39
Từ việc nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản đã mang lại nguồn thu không
nhỏ cho các hộ gia đình trên địa bàn huyện, đồng thời góp phần quan trọng vào
việc xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế địa phƣơng. Đến năm 2003, huyện
có 647 ha ao đầm nuôi tôm cá mặn lợ,1.400 lồng nuôi cá biển, 340 ha mặt nƣớc
nuôi trai ngọc và hàng trăm ha bãi triều đƣợc tận dụng để nuôi nhuyễn thể hai
vỏ. Huyện có diện tích bãi triều, chƣơng cát rộng lớn mỗi năm thu hút hàng
ngàn ngƣời ra khai thác sá sùng, ốc hƣơng... thu nhập mỗi ngày từ 50 đến 70
ngàn đồng/ngƣời. Theo báo cáo kinh tế - xã hội năm 2009 và kế hoạch 2010
của khu kinh tế huyện Vân Đồn. Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2009
là 2.900 ha, với trên 500 hộ nuôi và 20 doanh nghiệp, chủ yếu tập trung nuôi tu
hài, hàu biển góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhiều lao động
tại địa phƣơng. Tổng sản lƣợng nuôi trồng thủy sản năm 2009 là 3.700 tấn.
Bảng 2.3. Diện tích, sản lƣợng nuôi trồng hải sản huyện Vân Đồn
giai đoạn 2006 - 2012
Sản lƣợng,
diện tích
Năm
Đơn
vị
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Sản lượng Tấn 1.300 1.202 2.095 3.700 3.782 5.110 4.780
Nuôi mặn lợ Tấn 950 852 1.495 2.517 3.142 4.540 4.030
Tôm Tấn 100 100 100 100 130 140 80
Nhuyễn thể Tấn 800 702 1.345 2.365 2.665 4.100 3.050
Hải sản khác Tấn 50 50 50 52 347 300 900
Cá nƣớc ngọt Tấn 50 50 100 65 106 70 70
Cá lồng bè Tấn 300 300 500 1.118 534 500 680
Diện tích Ha 1.943 2.200 2.500 2.900 2.969 3.100 3.000
Nuôi mặn lợ Ha 1.888 2.130 2.430 2.830 2.869 3.030 2.930
Tôm Ha 388 388 388 300 137 200 150
Nhuyễn thể Ha 800 1.042 1.342 1.830 1.732 2.030 1.830
Hải sản khác Ha 700 700 700 700 1.000 800 750
Cá nƣớc ngọt Ha 55 70 70 70 100 70 70
Cá lồng bè Lồng 4.228 4.578 4.500 4.728 5.000 4.783 4.000
(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Vân Đồn)
40
Nghề nuôi trồng thủy sản ở Vân Đồn đƣợc duy trì và phát triển. Tổng
diện tích nuôi trồng năm 2012 là 3.000 ha = 93,75% kế hoạch, giảm 3,23%
(100 ha) so với cùng kỳ. Nguyên nhân giảm diện tích nuôi trồng là do dịch
bệnh tu hài do virút Pekinsus spp gây ra, cá giò chết hàng loạt chƣa rõ nguyên
nhân đã gây thiệt hại lớn cho các hộ nuôi, nhiều hộ nuôi bỏ nghề hoặc giảm
diện tích nuôi, dẫn đến diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2012 giảm so với
năm trƣớc và không đạt so với kế hoạch.
Theo thống kê năm 2012, tổng giá trị thiệt hại lên đến trên 200 tỷ đồng,
điều này đã gây ảnh hƣởng lớn đến cuộc sống ngƣời dân. Các cấp chính quyền
và ngƣời dân địa phƣơng đã và đang tìm cách tháo gỡ những bất cập trong nghề
nuôi trồng thủy sản ở đây. Khó khăn của ngƣời nuôi tu hài ở Vân Đồn là việc
khó xác định nguồn dịch bệnh của tu hài và kỹ thuật nuôi tu hài để đạt đƣợc
chất lƣợng cao. Từ con số hàng nghìn ha mặt nƣớc nuôi trồng tu hài, đến nay
trên địa bàn huyện chỉ còn khoảng vài chục ha đƣợc các hộ dân đang nuôi thăm
dò trở lại Biết là khó khăn nhƣng ngƣời dân không bỏ nghề, bởi biển Vân
Đồn vẫn đem lại cho họ nguồn thu nhập dồi dào.
Chính vì thế những ngƣời làm nghề nuôi trồng thủy sản trên biển Vân
Đồn vẫn tiếp tục công việc này. Để nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tiếp
tục phát triển ổn định, ngay khi có kết quả xét nghiệm dịch bệnh của ngành
chức năng, huyện Vân Đồn đã khuyến cáo bà con nông dân và các doanh
nghiệp tạm thời dừng nuôi tu hài một thời gian, từng bƣớc chuyển sang nuôi
một số đối tƣợng mới nhƣ nghêu, ngao, ốc và nuôi cá lồng bè thay thế cho tu
hài. Đến nay, với sự chỉ đạo tích cực của địa phƣơng và ngành chức năng,
nhiều hộ gia đình đã chuyển dần sang một số đối tƣợng nuôi mới và đã bƣớc
đầu tạo sự ổn định cho nghề nuôi trồng thuỷ sản nơi đây.
41
Với việc nuôi trồng thì cái vƣớng lớn nhất đối với ngƣ dân Vân Đồn là
nguồn giống chƣa đƣợc kiểm tra chất lƣợng một cách thƣờng xuyên, chặt chẽ
trƣớc khi nhập về địa bàn nuôi thả, dẫn đến nguy cơ về dịch bệnh có thể xảy ra
bất cứ lúc nào. Những năm đƣợc mùa, đầu ra của sản phẩm nhiều thì ngƣ dân
thƣờng bị tƣ thƣơng ép giá Với quyết tâm vƣơn lên từ biển, làm giàu từ biển,
Huyện uỷ Vân Đồn đã tập trung chỉ đạo rà soát và quy hoạch các vùng nuôi
trồng thuỷ sản; huy động nguồn vốn trong dân, kết hợp với tạo điều kiện cho
ngƣ dân có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn khác để mở rộng quy mô nuôi trồng;
đẩy mạnh công tác khuyến ngƣ. Ngƣ dân trên địa bàn ngày càng mạnh dạn đầu
tƣ vào lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản phù hợp với đặc thù khí hậu, nguồn nƣớc ở
địa phƣơng, nên đã tạo ra sự đa dạng về sản phẩm, tạo việc làm, nâng cao thu
nhập, góp phần đẩy nhanh xoá đói, giảm nghèo.
Nguồn thức ăn
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 20 cơ sở kinh doanh thuốc thú y và
đại lý thức ăn nuôi trồng thuỷ sản tập trung chủ yếu ở Móng Cái và Yên Hƣng.
Hiện tại khu kinh tế Vân Đồn chƣa có đại lý và cơ sở thức ăn, thuốc thú y thuỷ
sản. Một số cơ sở nuôi tôm hiện nay sử dụng thức ăn chủ yếu là loại thức ăn
tổng hợp và một phần là thức ăn đƣợc sản xuất từ Trung Quốc.
Sản xuất con giống thuỷ sản
Có hai nguồn chủ yếu. Nguồn lấy vào hoặc thu gom từ tự nhiên đối với
tôm, cá và nhuyễn thể. Nguồn giống nhân tạo chủ yếu là cá biển và trai ngọc.
Trong đó, giống nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt chủ yếu là các đối tƣợng cá
nƣớc ngọt nhƣ rô phi, trắm, mè, trôi, chép lai. Giống nuôi trồng thủy sản mặn,
lợ chủ yếu là các giống tôm, cá nƣớc lợ (cá song, cá tráp, cá rô phi, cá vƣợc),
nhuyễn thể (tu hài, hầu, ngao, nghêu, sò huyết). Nuôi lồng bè gồm các loài cá
nhƣ cá song, cá hồng, cá tráp, cá sủ chấm. Năm 2010, trên địa bàn khu kinh tế
có 5 trại sản xuất giống gồm:
42
Bảng 2.4: Cơ sở sản xuất con giống thuỷ sản năm 2010
TT Đơn vị Địa điểm Giống SX
1 Trung tâm giống thuỷ sảnVân Đồn xã Hạ Long Nhuyễn thể
2 Công ty ĐTPTSX Hạ Long xã Thắng Lợi Nhuyễn thể, tôm
3 Công ty TNHH Đỗ Tờ xã Bản Sen Nhuyễn thể
4 Công ty TNHH Quan Minh xã Quan Lạn Nhuyễn thể
5 Công ty Cổ phần NTTS Hạ Long xã Đông Xá Nhuyễn thể, tôm
(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Vân Đồn)
Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất giống chƣa sử dụng hiệu quả và phát huy
hết năng lực cũng nhƣ không đáp ứng đƣợc nhu cầu con giống tại địa phƣơng.
Theo báo cáo của phòng kinh tế nông nghiệp huyện, số lƣợng giống thả năm
2009 của toàn khu kinh tế Vân Đồn là 154,3 triệu con. Trong đó số giống sản
xuất đƣợc trên địa bàn khu kinh tế là 30 triệu con giống nhuyễn thể. Toàn bộ
giống tôm, cá và nhuyễn thể còn lại phải nhập từ bên ngoài. Nhƣ vậy, trong
tƣơng lai để đáp ứng đƣợc lƣợng giống đảm bảo chất lƣợng đáp ứng đủ cho
nhu cầu giống toàn khu kinh tế đòi hỏi việc cần thiết phải đầu tƣ khoa học công
nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất cho các trại giống hiện có.
2.2.1.4. Chế biến và tiêu thụ sản phẩm
Chế biến sản phẩm thuỷ sản
Chế biến thuỷ sản nội địa có Công ty chế biến thuỷ sản Cái Rồng (xã
Đông Xá) chủ yếu là sản xuất chế biến nƣớc mắm có công suất trên 01 triệu
lít/năm. Ngoài ra còn có nhiều cơ sở tập thể và hộ gia đình làm nghề kinh
doanh chế biến sản phẩm hải sản đƣợc đầu tƣ phát triển có hiệu quả trên địa
bàn huyện nhƣ: nghề chế biến tôm, cá, sá sùng khô, nƣớc mắm, chế biến sứa,
có công suất hàng trăm tấn hải sản khô, tập trung ở các địa phƣơng: xã Minh
Châu, Quan Lạn, Đông Xá, Hạ Long, thị trấn Cái Rồng. Chế biến các sản phẩm
thuỷ sản tiêu thụ nội địa ở khu kinh tế mang tính thủ công, quy mô nhỏ với các
sản phẩm truyền thống nhƣ: cá khô, tôm khô, mực khô. Toàn huyện còn có
43
trên 40 xƣởng thu mua và chế biến sứa đƣợc xây dựng ở một số xã đảo nhƣ: xã
Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Vạn Yên Các cơ sở dịch vụ
phục vụ cho sản xuất khai thác, nuôi trồng thuỷ sản đƣợc phát triển mở rộng
nhƣ: sản suất nƣớc đá, cung ứng ngƣ lƣới cụ, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền,
đại lý thu mua hải sản tập trung ở thị trấn Cái Rồng, Hạ Long, Đông Xá, Minh
Châu, Quan Lạn.
Tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản
Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản đƣợc thu hoạch từ khai thác và
nuôi trồng thuỷ sản của ngƣ dân trên địa bàn huyện, tập trung chủ yếu là thị
trƣờng Trung Quốc, chợ cá trên biển ở Cô tô và các tàu thu mua trên biển;
ngoài ra còn có thị trƣờng tiêu thụ nội địa trong nƣớc và ở địa phƣơng. Hàng
năm có khoảng trên 60% sản phẩm thuỷ sản (tập trung sản phẩm khai thác xa
bờ) đƣợc tiêu thụ trên thị trƣờng Trung Quốc. Các sản phẩm đông lạnh nội địa
chủ yếu do các nhà máy chế biến thuỷ sản trong tỉnh cung cấp ra thị trƣờng.
Hiện nay, do đời sống ngày một nâng cao nên sức mua ngày một tăng góp phần
nâng cao tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm đông lạnh nội địa. Một số sản phẩm đông
lạnh chủ yếu nhƣ: mực phi lê, cá phi lê, tôm đông lạnh.
2.2.1.5. Dịch vụ hậu cần thuỷ sản
Đóng mới và sửa tàu thuyền nghề cá
Đến nay toàn huyện có 21 cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thuyền nghề cá;
trong đó có 01 công ty TNHH và 1 Hợp tác xã tập trung ở xã Hạ Long, thị trấn
Cái Rồng, xã Đông Xá, xã Thắng Lợi, xã Quan Lạn, xã Minh Châu có công
suất đóng mới và sửa chữa hàng trăm tàu cá có công suất máy 90CV [8, tr.3].
Cảng cá, bến cá
Huyện Vân Đồn chƣa có cảng cá riêng biệt, chỉ có bến cá chung với cảng
dân sinh ở hầu hết các địa phƣơng xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Công suất
thu mua sản phẩm hải sản qua bến cá hàng năm ƣớc tính khoảng trên 10 tấn;
Riêng bến cá ở cảng Cái Rồng ƣớc đạt trên 100 tấn/năm. Ngoài ra tại các bến
44
cá còn có các dịch vụ hậu cần tập trung ở cảng Cái Rồng nhƣ: sản xuất nƣớc
đá, cung ứng vật tƣ ngƣ lƣới cụ, sửa chữa cơ khí, máy thuỷ, các đại lý thu mua
hải sản, cung ứng dầu diêzen.cũng đƣợc phát triển phục vụ cho ngƣ dân làm
nghề khai thác và nuôi trồng hải sản trên địa bàn.
Khu neo đậu tàu phòng tránh gió bão
Trên vùng biển Vân Đồn, Quảng ninh có từ 2-4 cơn bão và trên 10 đợt
gió mùa Đông bắc xuất hiện; Cho nên việc bố trí các khu neo đậu tàu cá cho
ngƣ dân là việc làm cần thiết đƣợc các cấp các ngành từ tỉnh đến huyện, xã
quan tâm; cụ thể là trong nhiều năm qua để bảo đảm cho tàu cá của ngƣ dân đỗ
bến đƣợc an toàn khi có gió bão xẩy ra, huyện đã bố trí các khu neo đậu tàu cá
cụ thể nhƣ: Khu vực bến Xà Kẹp thuộc xã Hạ Long có sức chứa từ 50 - 100
tàu. Khu vực bến cảng Cái Rồng có sức chứa từ 200 - 400 tàu. Khu vực bến
Hồng Vân, Cây quýt Ba Mùn có sức chứa từ 300 - 500 tàu. Ngoài ra còn bố trí
ở các bến đỗ tàu nhƣ Cái Làng, Tân Phong, Yến Hải (xã Quan Lạn), bến Cống
Yên (xã Ngọc Vừng), khu Áng Giã, cảng Thắng Lợi (xã Thắng Lợi) có sức
chứa từ 50 - 100 tàu/01 bến.
Nhìn chung cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá của huyện hiện nay chƣa đáp
ứng đƣợc với nhu cầu phát triển sản xuất của ngành thuỷ sản nhất là về xây
dựng cảng, bến cá của huyện chƣa đƣợc đồng bộ; Đặc biệt là ở cảng, bến cá
trung tâm huyện ở thị trấn Cái Rồng, tàu cá còn đỗ lẫn với tàu khác, không
đƣợc cập cảng, không có chỗ để sửa chữa, bảo dƣỡng tàu thuyền.
2.2.2. Du lịch biển, đảo
Năm 2006, theo Quyết định 786/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ phê
duyệt đề án “Phát triển kinh tế - xã hội khu kinh tế Vân Đồn”, tỉnh Quảng Ninh
đã xác định phát triển du lịch sinh thái biển đảo chất lƣợng cao, gắn với nhiều
sản phẩm du lịch độc đáo, phong phú và hấp dẫn. Với vị trí thuận lợi nằm trong
vịnh Bái Tử Long và liền kề với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, Vân
Đồn hội tụ nhiều ƣu thế để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch biển đảo. Ngày
45
19/8/2009, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng khu
kinh tế Vân Đồn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó phát triển
Khu kinh tế Vân Đồn trở thành khu du lịch sinh thái biển đảo chất lƣợng cao và
phát triển du lịch là hoạt động chính để phát triển các ngành kinh tế - xã hội
khác. Bên cạnh thế mạnh về thủy sản, du lịch cũng đang từng bƣớc trở thành
một mũi nhọn trong phát triển kinh tế của Vân Đồn. Để thúc đẩy lĩnh vực này
phát triển, bên cạnh việc đầu tƣ, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng phát
triển du lịch, huyện Vân Đồn đã có nhiều giải pháp thúc đẩy du lịch, trong đó
quan tâm đến đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch.
2.2.2.1. Một số điểm du lịch biển, đảo tiêu biểu ở Vân Đồn
Các di tích thời tiền sử
Hang Soi Nhụ: Nằm trên đảo Soi Nhụ thuộc xã Hạ Long huyện Vân
Đồn nằm cách thị trấn Cái Rồng khoảng 4km về phía Bắc. Đây là một trong
những di chỉ khảo cổ học quan trọng của văn hóa Hạ Long. Năm 1938 lần đầu
tiên hang động này đƣợc phát hiện bởi hai nhà khảo cổ học ngƣời Pháp. Với
những di chỉ khảo cổ tìm đƣợc bao gồm các tàn tích thức ăn, công cụ lao động,
đồ gốm...có thể khẳng định đây là một trong những ngôi nhà cổ của các cƣ dân
văn hóa Hạ Long. Theo kết quả phân tích cacbon C14 các nhà khảo cổ đã đƣa
ra niên đại cách ngày nay khoảng trên 14000 năm, điều này chứng tỏ hàng ngàn
năm trƣớc mảnh đất này đó có cƣ dân sinh sống. Hang Soi Nhụ căn nhà cổ nhất
của các cƣ dân văn hóa Hạ Long đã và sẽ là một trong những điểm tham quan
nghiên cứu quan trọng của du lịch Vân Đồn cũng nhƣ của du lịch Quảng Ninh.
Hang Hà Giắt: Hà Giắt là một thôn thuộc xã Đoàn Kết thuộc huyện Vân
Đồn. Địa danh Hà Giắt có từ lâu đời do những ngƣời Việt gốc Hoa đặt tên với
ý nghĩa là nhất, là một. Năm 1937 các nhà khảo cổ học ngƣời Pháp đã tới đây
điều tra khai quật họ đã phiên âm Hà Giắt thành Hayart để gọi những bộ sƣu
tập hiện vật ở đây. Sƣu tập Hayart hiện nay còn đƣợc lƣu giữ tại bảo tàng lịch
sử Việt Nam. Hà Giắt là một trong những địa điểm khảo cổ học quan trọng của
46
văn hóa Hạ Long. Bộ sƣu tập hiện vật ở hang Hà Giắt hiện nay còn khoảng 70
hiện vật. Toàn bộ là đồ đẽo và công cụ có dấu vết sử dụng không qua chế tác.
Hầu hết đồ đá trong bộ sƣu tập này đều làm bằng cuội grannít, đá có hạt thô lẫn
trong những tinh thể trắng, vỏ cuội xù xì đã bị nƣớc phong hóa. Đây là đặc
điểm chung của vùng biển Hạ Long. Về niên đại, di chỉ Hà Giắt có niên đại
cách ngày nay khoảng 14000 năm vào khoảng trung kỳ đá mới, qua đây có thể
thấy rằng ngƣời Hà Giắt và ngƣời Soi Nhụ cũng chung sống ở một thời kỳ mà
các nhà khảo cổ học gọi chung thời kì này là văn hóa Soi Nhụ.
Di chỉ Ngọc Vừng: Cách đây 5000 năm ngƣời nguyên thủy thuộc thời
đại đá mới đã đến đây cƣ trú. Ngày nay dân cƣ địa phƣơng trong lúc làm vƣờn
thƣờng bắt gặp rìu đá, bôn đá vừa có vai vừa có nấc, chì lƣới, bàn mài có rãnh,
hòn kê là những di sản của ngƣời nguyên thủy đã sinh sống ở Ngọc Vừng. Vào
những năm 30 của thế kỷ XX, từ một ngƣời chủ lò thủy tinh trong vùng đã phát
hiện ra các di chỉ đá mới Ngọc Vừng, các học giả khảo cổ Pháp đã tìm đến hòn
đảo này. Căn cứ vào hình dáng độc đáo của những hiện vật thu lƣợn đƣợc trên
đảo, họ đặt tên di chỉ đồ đá ở đây là “Nền văn hóa Danh-Dô- La”.
Các di tích lịch sử, văn hóa
Đình Quan Lạn: Là một công trình kiến trúc cổ có quy mô lớn và bậc
nhất nhì hiện có ở Quảng Ninh. Đình đƣợc xây vào thời Lê khoảng thế kỷ 17
tại bến Cái Làng - một trung tâm thƣơng cảng Vân Đồn xƣa, gồm 9 gian và
đƣợc dựng công phu bằng gỗ mần lái - loại gỗ chỉ có trên đảo đá Ba Mùn, Vân
Đồn. Hoa văn của đình đƣợc chạm khắc tỉ mỉ, công phu, với những đƣờng nét
tinh tế và chau chuốt, trải qua mấy trăm năm, những cây cột gỗ mần lái vẫn còn
nguyên vẹn, không hề bị mối mọt. Điều khiến du khách ngạc nhiên nhất có lẽ là
sự hiện diện của những chạm khắc rồng tinh xảo. Hình ảnh rồng có mặt ở khắp
mọi nơi trong đình từ mái, góc đao, ba mặt của đầu bẩy, đầu dƣ, trên cửa võng,
xà, kèo với đủ dạng thức: rồng luồn trong chớp lửa, rồng cuộn trong mây,
rồng trên cuốn thƣ, rồng chầu mặt nguyệt và thậm chí có những đầu bẩy có
đến 9 con rồng hòa quyện. Đến thời Nguyễn nhân dân chuyển sang đất Quan
47
Lạn để sinh sống thì đình cũng đƣợc chuyển theo và rút bớt đi còn 7 gian, lúc
đầu đình đƣợc xây theo kiểu chữ “công”, gồm 5 gian 2 chái tiền đƣờng, 3 gian
ống muống và một gian 2 chái hậu cung. Sau đó đƣợc rời về xóm Thái Hòa rồi
xóm Nam, cuối cùng rời về xóm Đoài và đƣợc thu gọn nhƣ ngày nay. Đình
Quan Lạn xây dựng để thờ thành Hoàng Làng và các vị Tiên Công có công
khai lập ấp, lập lên xã Quan Lạn ngày nay và Trần Khánh Dƣ ngƣời có công
lớn trong trận chỉ huy đánh tan đoàn quân lƣơng của Trƣơng Văn Hổ ở Vân
Đồn, Cửa Lục góp phần quan trọng vào trận đại thắng Bạch Đằng năm 1288
nên đã đƣợc nhân dân tôn thờ làm Thành Hoàng của làng. Hiện nay còn lƣu giữ
đƣợc ở đình là tƣợng Trần Khánh Dƣ, 18 sắc phong của triều Nguyễn phong
cho Trần Khánh Dƣ, long ngai, khám thờ, cửa võng, hoành phi, câu đối.
Chùa Quan Lạn nằm ngay bên trái đình Quan Lạn có tên chữ là Vân
Quan tự. Tên Vân Quan đã thể hiện mối quan hệ giữa thƣơng cảng Vân Đồn và
xã Quan Lạn ngày nay. Hiện nay chùa còn lƣu giữ đầy đủ tƣợng phật có giá trị
điêu khắc của thời Nguyễn, hoành phi, câu đối, sắc phong của vua Thành Thái
(1889) phong cho mẫu Liễu Hạnh và nhiều đồ tự khác bằng đồng và gỗ có giá
trị. Chùa Lấm nằm trên sƣờn phía Tây đối diện với năm bến thuyền cổ dƣới
chân đảo Cống Đông. Nghè Trần Khánh Dư nằm ở xóm Thái Hòa xã Quan Lạn
thờ phó tƣớng Trần Khánh Dƣ. Nghè đƣợc xây theo kiểu chữ đinh gồm 3 gian
tiền đƣờng và 2 gian hậu cung. Nghè Trần Khánh Dƣ và đình Quan Lạn có mối
quan hệ mật thiết với nhau. Nghè là nơi thờ chính Trần Khánh Dƣ, đình là nơi
làm lễ tế thành hoàng Trần Khánh Dƣ trong mỗi dịp lễ hội.
Các di tích Bến thuyền cổ
Bến Cống Đông trên đảo Cổng Đông - xã Thắng Lợi. Phía đông và phía
tây của đảo là một khoảng dài hơn 10km là một bến thuyền cổ dài nhất trong
các bến bãi. Bến này có bảy vụng to nhỏ ăn sâu vào đảo trở thành bến đỗ an
toàn và tiện lợi. Hiện vật ở đây có số lƣợng nhiều và phong phú trong tất cả các
bến. Trong số đó gốm men nâu thời Trần, gốm men ngọc Trung Quốc thời
Nguyên và gốm thời Mạc.
48
Bến Cái Làng ở xã Quan Lạn. Suốt bờ vịnh phía Đông, một khoảng dài
tới 200m có rất nhiều mảnh đồ gốm các loại thuộc nhiều thời khác nhau. Ngƣời
dân ở đây còn tìm thấy nhiều chồng bát đĩa còn nguyên vẹn và một số tiền
đồng thời Đƣờng. Trên núi còn có nhiều dấu tích nền nhà và một nền đình cổ,
một giếng cổ.
Bến Cống Cái ở bờ tây đảo Vân Hải, nay thuộc xã Quan Lạn. Cửa vùng
mở ra một con sông do đảo Vân Hải và núi Man chạy song song ngăn một dải
nƣớc tạo thành. Bến này cách bến Cái Làng khoảng 2km, nƣớc sâu, kín gió
thuận lợi cho thuyền bè neo đậu. Suốt bờ Bắc một dải dài hơn 100m là nơi tích
tụ rất nhiều mảnh gốm các loại giống nhƣ ở Cái Làng.
Bến Con Quy thuộc xã Minh Châu. Tại địa điểm này ngƣời ta cũng tìm
thấy rất nhiều mảnh gốm nhƣ vò, hũ, các chồng bát đĩa còn nguyên vẹn và tiền
đồng Trung Quốc từ thời Đƣờng - Tống và tiền Việt các thời Lý, Trần, Lê mà
nhiều hơn cả là tiền Tây Sơn.
Bến Cái Cổng gồm hai vụng đƣợc gọi là Cổng Ông (phía Bắc) và Cổng
Bà (phía Nam) thuộc đảo Trà Bản. Tại khu vực này cũng tìm thấy nhiều mảnh
đồ gốm các thời Lý, Trần, Lê. Đặc biệt ngƣời ta tìm thấy một cây đèn nến bằng
gốm, có men màu trắng ngà, rạn, phong cách Hán.
Bến Cống Yên, Cống Hẹp ở phía tây của đảo Ngọc Vừng. Tại đây cũng
tìm thấy nhiều mảnh gốm trên dải bờ biển kéo dài hàng trăm một.
Các điểm du lịch
Đảo Quan Lạn trải dài theo hƣớng đông tây, từ chân dãy núi Vân Đồn
tới núi Gót có diện tích 11km2, chạy dọc suốt theo hai bên đảo là những bãi cát
dài tới hàng chục km, với nƣớc biển xanh trong nhƣ ngọc. Tất cả các bãi biển ở
Quan Lạn đều đẹp và vẫn còn tƣơng đối nguyên sơ. Đây chính là điểm thu hút
chính của đảo. Quan Lạn có 3 bãi tắm là bãi Quan Lạn, đi tiếp khoảng 4 km là
bãi Sơn Hào, tiếp 8 km nữa là bãi Minh Châu. Cả ba bãi biển đều đẹp nhƣ nhau
với bờ biển dài và những triền cát trắng mịn. Đình Quan Lạn đƣợc xây dựng từ
thời hậu Lê, đây không chỉ là một ngôi đình đẹp mà còn rất thiêng liêng trong
tâm thức ngƣời dân trên đảo.
49
Hình 2.3. Bản đồ các điểm du lịch tỉnh Quảng Ninh
Nguồn: Trung tâm lưu trữ - Sở Văn hóa thể thao và du lịch Quảng Ninh
Bãi Dài nằm bên bờ vịnh Bái Tử Long xinh đẹp, dài gần 2km, với bờ
biển thoai thoải cát trắng và làn nƣớc trong vắt có thể nhìn thấu tận đáy. Còn
nhớ cách đây hơn chục năm về trƣớc, khu vực Bãi Dài còn là một vùng đất
hoang sơ, cỏ cây mọc um tùm. Vậy mà chỉ trong vòng hơn 10 năm cải tạo, xây
dựng trên cơ sở tôn trọng vẻ đẹp tự nhiên sẵn có, những nhà đầu tƣ đã làm cho
vùng đất hoang vu này trở thành một khu du lịch sinh thái hấp dẫn. Đến nay dù
đã đƣợc đƣa vào khai thác, nhƣng Bãi Dài vẫn không bị mất đi vẻ yên tĩnh vốn
50
có của nó. Hiện Bãi Dài chia làm hai khu du lịch theo hai phong cách khác
nhau: Khu Hợp Lực Mai Quyền kết hợp giữa lối kiến trúc cổ xƣa và hiện đại.
Các khu dịch vụ khách sạn chia thành nhiều khu khác nhau. Khu vực khách sạn
trên đồi cao đƣợc xây dựng hoành tráng. Ở đây du khách có thể phóng tầm nhìn
ra xa, bao quát toàn bộ khung cảnh phía trƣớc là biển. Còn khu du lịch sinh thái
Việt Mỹ dựa vào chân núi với những dãy nhà sàn liên hoàn và những bãi cỏ
rộng, rặng phi lao xanh rì. Ở đây có một cảng nhỏ để đón khách du lịch ra
thƣởng thức đặc sản tƣơi sống trên nhà bè.
Thương cảng Vân Đồn là cảng ngoại thƣơng đầu tiên của Việt Nam
đƣợc thành lập vào năm 1149 và đã tồn tại, phát triển qua các thời kỳ nhà Trần,
Lê. Dấu tích về quy mô to lớn của thƣơng cảng Vân Đồn ngày nay còn lại rải
rác ở Cống Đông , Cống Hẹp , Cống Yên , Quan Lạn , Minh Châu ... Sau khi
Thƣơng cảng Vân Đồn đƣợc hình thành từ thời Lý đến thời Trần đã phát triển
tới hƣng thịnh. Di tích thƣơng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_kinh_te_bien_o_huyen_dao_van_don_tinh_quang_ninh_19.pdf