MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 6
1.1. Đặc điểm của kinh tế biển trong hội nhập kinh tế quốc tế 6
1.2. Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh tế biển trong hội nhập kinh tế quốc tế 23
1.3. Kinh nghiệm ở một số địa phương phát triển kinh tế biển 50
Chương 2: THỰC TRẠNG KINH TẾ BIỂN NGHỆ AN GIAI ĐOẠN TỪ 2003 ĐẾN 2008 59
2.1. Tiềm năng kinh tế biển của Nghệ An 59
2.2. Thực trạng phát triển kinh tế biển Nghệ An từ năm 2003 đến năm 2008 65
2.3. Một số đánh giá chung 87
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN NGHỆ AN TRONG BỐI CẢNH QUỐC TẾ 99
3.1. Chủ trương phát triển kinh tế biển ở Nghệ An giai đoạn 2009 đến 2015 99
3.2. Các nhóm giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế biển đến 2015 117
KẾT LUẬN 125
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 127
135 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3077 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kinh tế biển ở Nghệ An trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghề khá vững vàng, hiện nay tỉnh có một xưởng đóng tàu với công suất đóng mới, sửa chữa khoảng 120 tàu/năm. Vừa qua Vinashin đã khởi công nhà máy đóng tàu với công suất đóng tàu 30.000 tấn.
Du lịch biển đảo và du lịch sinh thái ngày càng phát triển, nhiều tuyến, điểm du lịch biển đảo và du lịch sinh thái như Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc, Khai Long, Đất Mũi… thu hút số lượng lớn khách du lịch trong và ngoài tỉnh.
Kết cấu hạ tầng khu vực ven biển từng bước được cải thiện, các tuyến đường giao thông, các công trình điện lưới quốc gia, trường học, trạm y tế, cấp nước, bưu chính, viễn thông đặc biệt là hệ thống thông tin vùng ven biển. Ngoài ra tỉnh đã và đang triển khai xây dựng các công trình hạ tầng nghề cá, cảng cá, khu neo đậu, tránh trú bão cho tàu, thuyền. Xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng đảo Hòn Chuối (nơi có cư dân sinh sống).
Tuy có nhiều lợi thế nhưng quy mô kinh tế của vùng ven biển và vùng biển của tỉnh Cà Mau còn nhỏ bé. Mức độ đầu tư chưa tương xứng với vị thế và tiềm năng nên đã hạn chế không nhỏ cho sự phát triển. Cơ cấu kinh tế vùng ven biển và vùng biển của tỉnh mới chỉ là các hoạt động khai thác tự nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém, đặc biệt là giao thông đường bộ, các ngành dịch vụ phục vụ hậu cần nghề cá còn phân tán, chương trình đánh bắt xa bờ còn hạn chế nhiều mặt.
Nhưng với quyết tâm vực dậy nền kinh tế biển Việt Nam nói chung và Cà Mau nói riêng, trong thời gian tới, tỉnh tập trung giải quyết một số vần đề cho phát triển kinh tế biển theo hướng đa dạng các ngành nghề; củng cố, phát huy năng lực và nâng cao hiệu quả đội tàu khai thác xa bờ gắn với bảo vệ vững chắc tình hình an ninh trên biển.
Từ nay đến năm 2020, Cà Mau sẽ xây dựng vùng kinh tế biển, đảo trở thành vùng kinh tế động lực, giàu lên từ biển, từng bước nâng cao tỷ trọng cho kinh tế biển (dự tính đến năm 2020, GDP đạt từ 65-70% toàn tỉnh), mục tiêu trọng tâm là hệ thống giao thông kết nối hệ thống đường ven biển, tạo thành các hành lang kinh tế, kết nối kinh tế nội địa với dải hành lang kinh tế ven biển vịnh Thái Lan; xây dựng, nâng cấp cảng biển, đê biển, hạ tầng nghề cá, hệ thống cung cấp nước sinh hoạt, các công trình phòng tránh thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Tập trung phát triển các đô thị ven biển, đặc biệt hai đô thị động lực là Năm Căn và Sông Đốc, đưa Năm Căn thành khu kinh tế tổng hợp, nằm trong hành lang kinh tế ven biển phía Đông vùng biển Tây Nam Bộ, cùng cụm công nghiệp Khí-Điện-Đạm Cà Mau tạo thành động lực tăng trưởng, phát triển cho tỉnh và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Để phát triển một nền kinh tế biển hiệu quả bền vững và có khả năng hội nhập quốc tế. Cần có một phương thức quản lý biển tổng hợp đảm bảo được an ninh, sinh thái và an sinh xã hội ở vùng biển ven biển. Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển bằng cách tận dụng các nguồn lực và công nghệ hiện đại để khai thác biển có hiệu quả và bền vững.
Tập trung phát triển nhanh kinh tế vùng biển và ven biển cao hơn mức tăng trưởng kinh tế chung toàn tỉnh. Chú trọng nâng cao đời sống kinh tế, văn hoá tinh thần cho cư dân vùng biển, ven biển, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo. Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Tranh thủ vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, phối hợp với Trung ương hoàn thành nhanh tuyến đường Hồ Chí Minh đến Đất Mũi và các tuyến ven biển. Tập trung xây dựng các tuyến đường ô tô đến trung tâm các khu dân cư ven biển nhất là các cửa biển. Xây dựng các cụm, tuyến dân cư tập trung để có điều kiện đầu tư đồng bộ về điện, đường, trường, trạm và hệ thống thông tin liên lạc để đảm bảo phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội, tạo mọi điều kiện có thể nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân vùng biển và ven biển.
Hỗ trợ tích cực các dự án đầu tư, nhất là dự án đầu tư phát triển và nâng cấp kết cấu hạ tầng nghề cá để sớm đưa vào sử dụng phục vụ cho nhu cầu đánh bắt hải sản. Chú trọng hơn nữa đến quy hoạch chi tiết hệ thống giao thông đường thuỷ nội địa. Ngoài việc xác định, phân cấp luồng - tuyến, tỉnh đặc biệt quan tâm quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh ở trên bờ phục vụ sự tăng trưởng liên hoàn trong vận chuyển và cho các khu vực bến bãi đậu xe, tập kết hàng hoá.
Sự phát triển sẽ bền vững, an toàn thông qua việc triển khai đẩy mạnh công tác đào tạo, huấn luyện nghề cho người đi biển và làm du lịch; giữ gìn môi trường sinh thái biển, tạo nguồn nhân lực cho quá trình CNH,HĐH, chương trình kinh tế biển. Đồng thời, tăng cường đầu tư xây dựng, lắp đặt trang thiết bị đầy đủ cho các khu hậu cần - phòng tránh bão lũ cho tàu thuyền mà Uỷ ban nhân dân tỉnh đã quy hoạch theo hướng chỉ đạo của Chính phủ.
Nhà nước và người dân buộc phải thay đổi cách tư duy về quản lý và khai thác tài nguyên biển. Tư duy này không có nghĩa là ở bên cạnh biển mà phải đối mặt với biển, chinh phục biển và chế ngự biển khơi. Có như vậy, mục tiêu “Việt Nam phải là một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển vào năm 2020” của Chính phủ mới có khả năng thành hiện thực [51].
Tiểu kết chương 1
Để thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế biển, chúng ta cần nâng cao nhận thức của toàn Đảng, toàn dân về vị trí, vai trò của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Huy động và phát huy tối đa mọi tiềm năng và lợi thế nhiều mặt của biển, tạo sự chuyển biến cơ bản, toàn diện về kinh tế biển, hướng mạnh về xuất khẩu, góp phần tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển. Tạo bước " đột phá" trong phát triển kinh tế biển, kết hợp kinh tế vùng ven biển, kinh tế trên biển và kinh tế hải đảo theo một chương trình liên kết hiệu quả [52]
Đổi mới tư duy để đưa kinh tế biển phát triển ngang tầm khu vực và trên thế giới. Thành lập các tập đoàn về khai thác tài nguyên của biển, liên kết các vùng, miền của đất nước để phát triển kinh tế biển phục vụ CNH, HĐH đất nước.
Mặc dù kinh tế biển đã được Đảng và nhà Nước quan tâm, tạo mọi điều kiện về cơ chế, chính sách, nhìn chung quy mô kinh tế biển đưa lại vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng. So với các nước trong khu vực và trên thế giới thì kinh tế biển nước ta còn quá nhỏ về mọi mặt. Nếu xét về giá trị tuyệt đối mà kinh tế biển mang lại còn ở mức rất thấp, kinh tế biển nước ta chủ yếu còn mang tinh truyền thống. Các nghề, ngành kinh tế mới như; khai thác dầu khí, du lịch, hải sản, muối chỉ mới là sự phát triển bước đầu. Tài nguyên dưới biển chưa được nghiên cứu nhiều. khoa học về còn ở trình độ thấp. Mức độ ô nhiễm biển, đặc biệt là các vùng tập trung các tài nguyên và khu công nghiệp đã làm mất cân đối sinh thái biển, có nguy cơ ảnh hưởng đến phát triển bền vững kinh tế biển. Chúng ta cần phải có những biện pháp, chiến lược phát triển kinh kinh tế biển một cách khoa học để kinh tế biển phát triển bền vững.
Chương 2
THỰC TRẠNG KINH TẾ BIỂN NGHỆ AN
GIAI ĐOẠN TỪ 2003 ĐẾN 2008
2.1. TIỀM NĂNG KINH TẾ BIỂN CỦA NGHỆ AN
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Biển Nghệ An có hải phận rộng 4.230 hải lý vuông. Có chiều dài bờ biển hơn 82km trải dài từ Quỳnh Lập-Quỳnh Lưu cho đến Cửa hội - Cửa Lò. Bờ biển có nhiều kiểu địa hình phức tạp bình quân cứ 20 km có một cửa sông, đầm phá vũng vịnh nhỏ. Biển Nghệ An là nơi tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao. Vùng ven biển Nghệ An thuộc 5 huyện, thị thành phố: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Thành phố Vinh và Thị xã Cửa Lò. Đảo Mắt, Đảo Ngư nằm giữa biển có hệ sinh thái đặc trưng và vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng của tỉnh.
Là vùng có nhiều bến cảng, cửa lạch (cảng thương mại Cửa Lò, cửa Quèn, cảng cá Cửa Hội, Cửa Vạn, Cửa Cờn, Cửa Thơi). Gồm 5 cửa sông lớn của các sông: Sông Hoàng Mai, sông Mai Giang thuộc huyện Quỳnh Lưu, sông cầu Bùng thuộc huyện Diễn Châu, sông Cửa Lò và sông Cả thuộc huyện Nghi Lộc và Thị xã Cửa Lò. Đặc biệt là có khu du lịch nghỉ mát nổi tiếng Cửa Lò. Đây là vùng kinh tế năng động có tiềm năng phát triển nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản và phát triển du lịch dịch vụ thương mại.
Có thể nói vùng ven biển tỉnh Nghệ An có vị trí hết sức quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng. Nhưng đây cũng là vùng chịu nhiều thiên tai. Hàng năm vùng ven biển chịu nhiều thiệt hại do gió bão, sóng biển, triều cường từ biển Đông tràn vào (bình quân 3-5 cơn bão), gây nhiều thiệt hại về người và của, ảnh hưởng tới sản xuất đời sống của nhân dân trong vùng.
2.1.2. Vị trí địa lý
Tỉnh Nghệ An thuộc Bắc Trung Bộ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, toạ độ địa lý từ 18o33'10" đến 19o24'43" vĩ độ Bắc và từ 103o52'53" đến 105o45'50" kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá với đường biên dài 196,13 km.
Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh với đường biên dài 92,6 km.
Phía Tây giáp nước bạn Lào với đường biên dài 419 km.
Phía Đông giáp với biển Đông với bờ biển dài 82 km.
Diện tích đất tự nhiên 1.648.729 ha.
Vị trí địa lý của Nghệ An có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Nghệ An nằm trên tuyến đường giao thông huyết mạch của đất nước. Đó là quốc lộ 1 xuyên việt và các tuyến ngang theo chiều đông - tây, là tuyến đường mòn Hồ Chí Minh đi qua, tuyến đường sắt Bắc Nam. Đầu mối giao lưu lớn nhất của tỉnh là thành phố Vinh, nơi có khối lượng vận tải lớn đi qua, thuận lợi cho việc giao lưu. Bằng mạng lưới đường thuỷ, bộ, đường sắt, hàng không, Nghệ An có thể thiết lập các mối liên hệ kinh tế với các địa phương trong cả nước, Nghệ An có đường biên giới với nước bạn Lào dài 419 km; vì thế, thông qua đường bộ (đặc biệt là quốc lộ 7,8), việc trao đổi với Lào và xa hơn là vùng đông bắc Thái Lan có nhiều điều kiện để phát triển.
Nghệ An tiếp giáp với vùng biển rộng lớn ở phía đông, có cảng Cửa Lò là một cảng lớn trong cụm cảng Cửa Lò - Hòn Ngư - Cựa Hội - Xuân Hải. Nhờ đó, các mối giao lưu trong nước và quốc tế trở nên thuận lợi.
Nghệ An có vị trí chiến lược khá quan trọng. Đây là nơi bắt đầu thắt lại dải đất miền Trung, một trong những yết hầu trên con đường xuyên Việt, án ngự sau lưng là dải Trường Sơn hùng vĩ, trải ra trước mặt là Biển Đông rộng lớn. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Huệ coi đó là vùng đất Yên Trường, huyện Châu Lộc, trấn Nghệ An để xây dựng thành Phượng Hoàng Trung Đô. Ở đây vừa có "khí tượng tươi sáng", vừa có thể khống chế được trong Nam, ngoài Bắc và tiện lợi cho việc đi lại.
Tuy nhiên, vị trí địa lý cũng tạo nên một số khó khăn nhất định về mặt khí hậu. Khí hậu của tương đối khắc nhiệt, đặc biệt là bão và gió Tây Nam đã gây ra những trở ngại không nhỏ cho sản xuất và đời sống, phát triển kinh tế. Vị trí địa lý của Nghệ An, nhìn chung, có thể coi là một trong nguồn lực quan trọng. Với vị trí này, Nghệ An có điều kiện hội nhập với thị trường trong nước và quốc tế ở chừng mực nhất định, trên cơ sở khai thác thế mạnh vốn có của tỉnh.
- Địa hình
Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành có nơi chỉ cao đến 0,2 m so với mặt nước biển (đó là xã Quỳnh Thanh huyện Quỳnh Lưu).
Về mặt diện tích, Nghệ An là tỉnh dẫn đầu trong số các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ và là một trong tỉnh lớn nhất nước ta. Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên là 16.487,29 km2, chiếm khoảng 5% diện tích cả nước.
- Sông ngòi
Tổng chiều dài sông suối trên địa bàn tỉnh là 9.828 km, mật độ trung bình là 0,7 km/km2. Sông lớn nhất là sông Cả (sông Lam) bắt nguồn từ huyện Mường Pẹc tỉnh Xieng Khoảng (Lào), có chiều dài là 532 km (riêng trên đất Nghệ An có chiều dài là 361 km), diện tích lưu vực 27.200 km2 (riêng ở Nghệ An là 17.730 km2). Tổng lượng nước hàng năm khoảng 28.109 m3 trong đó 144.109 là nước mặt.
Nhìn chung nguồn nước khá dồi dào, đủ để đáp ứng cho sản xuất và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân.
- Biển, bờ biển.
Hải phận rộng 4.230 hải lý vuông, từ độ sâu 40m trở vào nói chung đáy biển tương đối bằng phẳng, từ độ sâu 40m trở ra có nhiều đá ngầm, cồn cát. Vùng biển Nghệ An là nơi tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao
Bãi biển Cửa Lò một trong những bãi đẹp và hấp dẫn, đó là lợi thế cho việc phát triển du lịch ở Nghệ An.
Bờ biển Nghệ An có chiều dài 82 km, có 5 cửa lạch thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển và vùng ven biển.
- Điều kiện kinh tế - xã hội.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, song kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An đã đạt được những thành tựu to lớn nhờ biết phát huy lợi thế so sánh và truyền thống cách mạng quê hương.
- Tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh
Tổng GDP của tỉnh năm 2007 đạt 12.525 tỷ đồng (theo giá so sánh 1994) và bằng 23.178 tỷ đồng (theo giá thực tế); Tỷ trọng đóng góp của khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản là 31.02%; công nghiệp là 32% và dịch vụ là 36,98%. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001- 2007 đạt 7,74%.
- Cơ sở hạ tầng
Nghệ An là một đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Mạng lưới giao thông phát triển và đa dạng, có đường bộ, đường sắt, đường sông, sân bay và cảng biển, được hình thành và phân bố khá hợp lý theo các vùng đông dân cư và các trung tâm hành chính, kinh tế.
Đường bộ có các quốc lộ 1A, 7, 48, 46 và 15, ngoài ra còn có 132km đường Hồ Chí Minh chạy ngang qua các huyện miền núi trung du của tỉnh; đường sắt có chiều dài 124 km, trong đó 94 km tuyến Bắc- Nam, với 7 ga và ga Vinh là ga chính; đường không có sân bay Vinh với các tuyến bay Vinh - Đà Nẵng, Vinh – TP Hồ Chí Minh; cảng biển có cảng Cửa Lò có thể đón tàu 1,8 vạn tấn ra vào thuận lợi; cửa khẩu quốc tế có cửa khẩu Nậm Cắn, Thanh Thuỷ, Thụng Thụ.
Hệ thống thuỷ lợi cũng rất phát triển, đặc biệt hệ thống thuỷ nông Nam và thuỷ nông Bắc được xây dựng kiên cố, cung cấp đảm bảo đủ nước cho các cơ sở sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. Bên cạnh đó nhờ hệ thống sông ngòi, hồ, đập có ở Nghệ An nhiều và lượng mưa hàng năm tương đối cao so với cả nước nên nguồn nước ở đây khá phong phú và đây là những yếu tố thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản nói chung.
Ngoài hệ thống giao thông và thuỷ lợi, các hệ thống cơ sở hạ tầng khác phục vụ cho sinh hoạt như điện, thông tin liên lạc, cơ sở y tế đều đã được phủ khắp đến từng cơ sở trong tỉnh.
2.1.3. Những lợi thế khác
Ngoài địa hình, địa thế và điều kiện tự nhiên khá phong phú, đặc biệt Nghệ An có bờ biển dài 82 km, là bờ biển thấp, bằng phẳng, kéo dài từ nam Thanh Hoá vào, và có nhiều cửa sông cắt xẻ và một số nhánh núi đâm ra sát biển (tạo thành mũi Cửa lò, mũi lồi, mũi ròn...) trên phạm vi lãnh thổ của tỉnh có điều kiện để hình thành một số cảng biển và bãi tắm phục vụ du lịch, nhất là khu vực dài 6 km từ Cửa Lò đến Cửa Hội.
Phía ngoài biển sát bờ có các đảo thuận lợi cho du lịch biển đảo, phát triển các nghề nuôi trồng hải sản, phát triển rừng ngập mặn, đặc biệt đây là nơi neo đậu tàu thuyền tránh bão, từ các đảo là nơi quan sát biển Đông phục vụ cho an ninh quốc phòng. Cứu hộ khi cần thiết.
Đặc biệt Nghệ An được Chính phủ chọn là trung tâm khoa học công nghệ Bắc Miền Trung quy hoạch chung xây dựng KKT Đông Nam Nghệ An và Đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp Nghệ An đến năm 2020 và Quy hoạch chi tiết một số KCN trên địa bàn. Ngày 21/10/2008, Dự án Quy hoạch chung xây dựng KKT Đông Nam Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại QĐ số 1534/QĐ-TTg (vượt kế hoạch thời gian 8 tháng), có thể coi là bước nhảy đột phá trong công tác xây dựng và phát triển Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An. .
Phong phú về tiềm năng.
Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An có vị trí địa lý rất thuận lợi, cách Thủ đô Hà Nội 290 Km, đường Hồ Chí Minh 45 Km theo quốc lộ 7, cửa khẩu Thanh Thuỷ 80 Km, cách Thủ đô Viên Chăn (Lào) khoảng 250 Km. Khu kinh tế nằm tiếp giáp với Thị xã Cửa Lò và vùng mở rộng Thành phố Vinh - là trung tâm kinh tế văn hoá của vùng Bắc Trung Bộ; cách Sân bay Vinh 7 Km, có quốc lộ 1A đi qua suốt chiều dài Khu kinh tế và có Cảng biển Cửa Lò với công suất 1,5 triệu tấn/năm (sẽ được nâng lên 3,5 triệu tấn/năm vào năm 2010).
Nghệ An là tỉnh có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội, với dân số trên 3,1 triệu người, trong đó có 1,5 triệu người trong độ tuổi lao động. Có nhiều tài nguyên khoáng sản quý hiếm như: đá vôi trắng (trữ lượng khoảng 900 triệu tấn), đá vôi nguyên liệu sản xuất xi măng (4 tỷ tấn), đất sét sản xuất xi măng (1,2 tỷ tấn), đất sét sản xuất gốm sứ cao cấp (5 triệu m3), đá bazan (260 triệu m3), đá granit (150 triệu m3),…Nghệ An có diện tích rừng rộng lớn với 745.557 ha, tổng trữ lượng gỗ khoảng 50 triệu m3, trên 1 tỷ cây tre, nứa mét. Có 82 Km bờ biển và 4.230 hải lý vuông mặt nước… tạo nhiều điều kiện thuận lợi về nguồn nguyên liệu, lao động, dịch vụ cho các dự án đầu tư vào Khu kinh tế.
Điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư.
Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An bao gồm hai tiểu khu vực là Khu phi thuế quan và Khu thuế quan. Khu phi thuế quan gắn với Cảng biển Cửa Lò, còn khu thuế quan bao gồm các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu cảng và dịch vụ hậu cần cảng, khu đô thị, khu vui chơi giải trí, khu du lịch - dịch vụ, khu dân cư và khu hành chính.
Sự phong phú, đa dạng của các loại hình sản xuất kinh doanh được phép hoạt động trong KKT Đông Nam Nghệ An sẽ tạo cơ hội cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước có nhiều sự lựa chọn để đầu tư loại hình sản xuất kinh doanh phù hợp với thế mạnh của mình.
Với lợi thế tiếp giáp biển đông, KKT Đông Nam Nghệ An có nhiều bãi biển đẹp, phong cảnh sơn, thuỷ hữu tình thuận lợi cho các dự án du lịch sinh thái, nghỉ mát, tắm biển, thể thao trên bờ, trên biển, khảo sát nghiên cứu sinh vật biển, du thuyền… Ngoài ra, trong Khu kinh tế còn có hệ thống các danh lam thắng cảnh, đền chùa, các di tích lịch sử văn hoá, các sông hồ rất phù hợp cho các dự án công viên vui chơi giải trí, du lịch lễ hội, v.v.
Tất cả các dự án đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư vào Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% áp dụng trong 15 năm, kể từ khi dự án đầu tư bắt đầu hoạt động kinh doanh; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 9 năm tiếp theo; hưởng các ưu đãi về các loại thuế khác áp dụng đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư, các luật thuế khác và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Có thể nói, với những tiềm năng thế mạnh và những cơ chế chính sách ưu đãi thông thoáng nhất, Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An hứa hẹn là điểm đến lý tưởng, hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư vào Nghệ An, đây là tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế [53].
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN NGHỆ AN TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2008
2.2.1. Tình hình nuôi trồng đánh bắt, chế biến và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hải sản
Nước ta đang bước vào tiến trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt là sự kiện trở thành thành viên thứ 150 của WTO và tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Châu Á – Thái Bình Dương vào giữa tháng 11 năm 2006. Ngành Thuỷ sản Việt Nam nói chung, thuỷ sản Nghệ An nói riêng cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Tuy nhiên, quá trình này cũng đặt ra những thách thức, phải cạnh tranh gay gắt, các hàng rào thương mại, như các quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng khắt khe.
Thuỷ sản Nghệ An trong những năm qua đã đạt những tiến bộ đáng kể, về chất lượng, mẫu mã sản phẩm ngày càng đa dạng, giá trị sản xuất năm sau cao hơn năm trước, trong đó ngành chế biến thuỷ sản nội địa cũng góp một phần không nhỏ cho quá trình phát triển.
- Nguồn lợi thuỷ hải sản
Vùng biển Nghệ An có chiều dài bờ biển trên 82 km và vùng hải phận rộng khoảng 4.230 hải lý vuông, từ độ sâu 40m trở vào nói chung đáy biển tương đối bằng phẳng, từ độ sâu 40m trở ra có nhiều đá ngầm, cồn cát. Tài nguyên biển Nghệ An được đánh giá là khá phong phú, theo các tài liệu nghiên cứu, nguồn lợi hải sản khu vực biển Nghệ An có trên 267 loài cá thuộc 91 họ, trong đó có 62 loài có giá trị kinh tế cao, có thể chia thành 2 nhóm sau: Nhóm gần bờ có 121 loài chiếm 45,3% (trong đó cá nổi có 20 loài bằng 7,5%, cá đáy và gần đáy 101 loài, tương ứng 37,8%). Nhóm xa bờ 146 loài chiếm 54,7% (trong đó cá nổi 39 loài bằng 14,6%, cá đáy và gần đáy 107 loài bằng 40,1%). Trữ lượng cá biển trên 80.000 tấn, trong đó cá xa bờ khoảng 50.000 tấn chiếm gần 62,0%, cho phép khai thác từ 30.000-35.000 tấn, có nhiều loại cá có giá trị kinh tế cao như: cá chim; cá thu; cá hồng, nục... Có 20 loài tôm thuộc 8 giống và 6 họ trong đó có tôm he, tôm rảo, tôm bộp, tôm vàng, tôm sắt, tôm đất, tôm sú và tôm hùm. Trữ lượng 610 - 680 tấn, phân bố tại các bãi tôm chính như: Bãi tôm từ cửa Lạch Bạng đến Lạch Quèn (huyện Quỳnh Lưu): 250 - 300 tấn. Bãi tôm Diễn Châu: 360-380 tấn, trong đó tôm he từ 100-150 tấn. Tôm hùm là loại tôm có giá trị xuất khẩu cao, có trữ lượng từ 20-25 tấn, tập trung tại các vùng rạn đá ven các đảo và các vùng có đá ngầm trong vùng biển. Nguồn lợi mực cũng mang lại giá trị kinh tế cao cho nghề khai thác của tỉnh. Mực phân bố khắp vùng biển và khá đa dạng về thành phần loài, nhưng qua thực tế khai thác chỉ có một số nhóm loài đạt sản lượng cao (mực cơm, mực ống và mực nang). Khả năng khai thác mực ở vùng biển Nghệ An khoảng 1.200-1.500 tấn/năm. [61].
Mặt khác, Nghệ An nằm trong khu vực Vịnh Bắc Bộ, nơi có nghề cá phát triển lâu đời với nhiều ngư trường trọng điểm như Bạch Long Vỹ, Cô tô, Hòn Mê, Hòn Mát... Tổng trữ lượng hải sản khu vực Vịnh Bắc Bộ (phần biển Việt Nam) khoảng 543.269 tấn, khả năng khai thác khoảng 256.308 tấn [54]
Nguồn lợi cá nước ngọt của Nghệ An khá phong phú, phân bố tự nhiên dọc theo các hệ thống sông suối. Khu hệ cá sông Lam gồm có 157 loài và phân loài thuộc 52 họ và phân họ nằm trong 17 bộ. Trong số đó có 121 loài mới cho sông Lam, 16 loài mới cho khu hệ cá nước ngọt miền Bắc nước ta, có hai phân loài mới và có thể có 4 loài mới cho khoa học. Khu hệ cá sông Lam cũng rất đa dạng về sinh thái học, có nhiều loài cá ngắn như cá lầu, cá mát; nhiều loài có kích thước lớn trên 30kg như cá ghé, cá bọp, cá măng….Nhiều loài tuy kích thước nhỏ nhưng mật độ lớn như cá đục, cá mương, cá chiệc; có những loài được nhân dân tuyển chọn làm cá nuôi truyền thống như cá chép, cá mè, cá trôi; có những loài cá quí như cá chình; có những loài cá có ý nghĩa phòng dịch do ăn bò gậy như cá rô, cá cờ, cá sóc; có nhiều loài có thể làm cá cảnh và cá làm đồ dùng dạy học như cá ép, cá ngần; có những loài cá có giá trị trên thị trường xuất khẩu như cá trê, lươn; nhiều loại ăn thực vật phù du hay thực vật thượng đẳng như cá mè, cá bóp, cá ních, có chuỗi thức ăn ngắn nên hiệu suất sinh học cao.
+ Diện tích nuôi trồng thuỷ sản.
Theo thống kê hàng năm của ngành thuỷ sản thì diện tích nuôi liên tục tăng trong những năm gần đây, năm 2001 diện tích nuôi mới đạt 13.277ha, đến năm 2007 toàn tỉnh đưa vào nuôi 19.800. Trong đó, diện tích nước ngọt là 17.800, diện tích mặn lợ đã sử dụng là 2.000ha.
Bảng 2.1: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2003-2007
T TT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Diện tích nuôi trồng
Ha
14.895
15.750
17.000
19.704
19.800
1
Diện tích nuôi ngọt
Ha
13.500
14.400
15.000
17.704
17.800
Trong đó
*
Diện tích nuôi cá lúa
Ha
4.895
5.000
5.500
6.400
6.500
*
Diện tích nuôi rô phi
Ha
247
394
500
700
900
*
Số lồng nuôi cá
Lồng
510
560
511
651
651
2
Diện tích nuôi nước lợ
Ha
1.395
1.350
2.000
2.000
2.000
Trong đó
*
Nuôi tôm
Ha
1.150
1.247
1.470
1.617
1.650
*
Nuôi TC&BTC
Ha
420
615
800
950
1.100
Nguồn: Cục Thống kê; Sở Nông nghiệp & PTNT, 2007.
* Diện tích nuôi ngọt
- Trong lĩnh vực nuôi thuỷ sản của tỉnh Nghệ An thì mức độ phát của hình thức nuôi trong ao hồ nhỏ là mạnh mẽ nhất thể hiện qua sự gia tăng của diện tích, một số vùng sản xuất lúa kém hiệu quả đã được quy hoạch và chuyển sang nuôi cá thương phẩm, nhiều hộ gia đình đã đầu tư đào thêm ao, mở rộng diện tích nuôi.Năm 2003, diện tích nuôi cá trong ao hồ nhỏ là 6.447 ha thì năm 2007 đã tăng lên 6.850ha.
Nguyên nhân của sự gia tăng: hiện nay nhu cầu sử dụng nguồn dinh dưỡng có nguồn gốc thuỷ sản ngày càng tăng, sản phẩm thuỷ sản dễ tiêu thụ (có thể tiêu thụ tại chỗ hoặc tiêu thụ ở thị trường khác do hệ thống giao thông thuận tiện). Mức đầu tư chỗ nuôi cá không cao có thể tận dụng các sản phẩm sẵn có của gia đình, địa phương như rau, cám, phân chuồng..., mức độ rủi ro thấp, hiệu quả từ nuôi cá tuy chưa thực sự cao do nhiều hạn chế nhưng do thu nhập cao, ổn định hơn trồng lúa và chăn nuôi gia súc nên đã được người dân mạnh dạn đầu tư sản xuất.
Trong thời gian gần đây, phong trào nuôi cá trên ruộng lúa ở Nghệ An đang phát triển rất mạnh, bước đầu đã chứng minh hiệu quả kinh tế rõ rệt trên vùng ruộng trũng. Diện tích nuôi cá lúa tăng đều trong thời gian qua: năm 2003 toàn tỉnh có 4.895 ha nuôi cá lúa thì đến năm 2007 đạt 6.500 ha (tăng 32,7%).
* Diện tích mặn lợ:
Trong những năm qua đặc biệt là từ năm 2003, diện tích nuôi tôm được phát triển mạnh chiếm 88% tổng diện tích nuôi thuỷ sản mặn lợ. Năm 2003 toàn tỉnh mới chỉ có 1.150ha thì đến năm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn.doc