Luận văn Kinh tế cá thể, tiểu chủ ở Thái Bình hiện nay

- Một đóng góp quan trọng của kinh tế CT, TC trong lĩnh vực công nghiệp đó là khôi phục và phát triển làng nghề.

+ Trong thời kỳ bao cấp: làng nghề Thái Bình phát triển mạnh mẽ, thu hút hàng vạn lao động tham gia sản xuất các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp với khối lượng lớn xuất khẩu sang Liên Xô và các nước Đông Âu, như hàng thảm đay, thảm len, chiếu cói, hàng mây tre đan, hàng thêu, hàng dệt, hàng mỹ nghệ. Thời kỳ đó, trong nhiều năm liền sản xuất tiểu thủ công nghiệp của Thái Bình đứng hàng đầu các tỉnh miền Bắc về số lượng, chủng loại và giá trị mặt hàng xuất khẩu.

Từ khi thị trường truyền thống ở các nước Liên Xô và Đông Âu bị thu hẹp, nền kinh tế nước ta lâm vào khủng hoảng, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nghề và làng nghề giảm sút nghiêm trọng. Phần lớn các HTX tiểu thủ công nghiệp, tổ sản xuất giải thể, người lao động không việc làm, một số nghề truyền thống bị mai một.

 

doc105 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1661 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kinh tế cá thể, tiểu chủ ở Thái Bình hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n kinh tế thuần nông của tỉnh (với hơn 90% dân số nông thôn và gần 70% lao động tập trung trong ngành nông nghiệp). Như vậy, các hộ CT, TC đã chiếm đa số và là lực lượng chính trong nông nghiệp nông thôn Thái Bình. Với những chính sách khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế của Đảng, nhất là việc thừa nhận hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, hộ nông dân được giao quyền sử dụng đất ổn định lâu dài (NQ 10 của Bộ Chính trị), đã tạo nên động lực mạnh mẽ của kinh tế CT, TC ở nông thôn phát triển, phát huy được các tiềm năng như đất đai, diện tích mặt nước, nguồn lợi thuỷ sản và đặc biệt là nguồn lao động dư thừa ở khu vực nông thôn vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội. Xét về cơ cấu cây trồng vật nuôi (giá trị sản xuất) của ngành nông nghiệp thì một trong các lĩnh vực sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp là trồng trọt. Trong tổng cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp có tới 71,4% giá trị sản xuất trồng trọt, bình quân mỗi năm (giai đoạn 2001 – 2005) còn lại 28,6% là chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Như chúng ta đã biết, với những đặc trưng kinh tế nổi bật của một tỉnh nông nghiệp, Thái Bình là vựa lúa của Đồng bằng sông Hồng. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với bao khó khăn bộn bề, nhưng nhân dân Thái Bình dưới sự lãnh đạo của Đảng đã bền gan chiến đấu chống ngoại xâm, ra sức tăng gia sản xuất, tất cả cho tiền tuyến với khẩu hiệu nổi tiếng: “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” và thực tế sản xuất nông nghiệp Thái Bình năm 1965 là tỉnh đầu tiên ở Miền bắc ghi tên bảng vàng 5 tấn/ha/năm. Sau một thời gian dài, suốt mấy chục năm đổi mới, mặc dù sản xuất lương thực ở Thái Bình có lúc thăng trầm, nhưng vẫn thuộc tỉnh phát triển nông nghiệp khá nhất so với nhiều tỉnh trong cả nước và khu vực. Đặc biệt từ khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đến nay, sản xuất nông nghiệp của Thái Bình tăng mạnh và liên tục được mùa. Sản lượng lương thực sản xuất ra không những đảm bảo nhu cầu lương thực cho nhân dân trong tỉnh mà còn “dư thừa” một lượng lương thực đáng kể dành cho tích luỹ, làm hàng hoá tiêu thụ trong nước và cả cho xuất khẩu, mỗi năm con số dư thừa lương thực của tỉnh khoảng 30 vạn tấn. Cho đến nay, năng suất lúa của Thái Bình đã đạt tới 12,15 tấn/ha, đưa lương thực bình quân đầu người xấp xỉ 600kg/người/năm. Có thể nói Thái Bình không chỉ là có năng suất lúa cao mà còn là tỉnh có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất các tỉnh Đồng bằng sông Hồng sau 20 năm đổi mới [34, tr.186]. Như vậy, sản xuất lúa của Thái Bình ổn định và nổi trội so với các tỉnh trong khu vực và cả nước chủ yếu là do sự thâm canh tăng năng suất cây trồng, năng suất lúa. Vị thế và thực trạng sản xuất lúa ở Thái Bình được xem là một thành công lớn của nông thôn Thái Bình những năm đổi mới – một tỉnh nông nghiệp vốn có truyền thống thâm canh giỏi, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó mà cùng với các loại cây con khác đã nâng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp từ 4.219 tỷ đồng năm 2000 lên 6.264 tỷ đồng năm 2005, tăng 48,5% so với năm 2000 [10, tr.55]. Cùng với sự phát triển của ngành nông nghiệp với thế mạnh trong lĩnh vực trồng trọt ở Thái Bình cũng phát triển rất mạnh mẽ ngành thuỷ sản. Thái Bình tuy đất chật, người đông, nhưng được thiên nhiên ưu đãi, có sông có biển, đất đai màu mỡ tạo thành một hệ thống diện tích đất thuỷ lợi nuôi trồng thuỷ sản đa dạng và khá phong phú. Trong nhóm đất nông nghiệp của tỉnh, thì nhóm có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản chiếm 6,42%. Ngoài ra Thái Bình còn có một khối lượng diện tích mặt nước, đất sông, ao, hồ thuộc nhóm đất chưa sử dụng, được khai thác đưa vào sản xuất thuỷ sản, cộng với diện tích nuôi trồng thuỷ sản sẵn có đã đưa diện tích nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh hàng năm ngày càng tăng. Trong ngành thuỷ sản, một lĩnh vực có sự chuyển biến và phát triển mạnh mẽ là ngành nuôi trồng thuỷ sản. Trong mấy năm gần đây nuôi trồng thuỷ sản ngày càng mở rộng về diện tích, tăng về sản lượng và đang trở thành lĩnh vực phát triển quan trọng. + Diện tích nuôi trồng năm 2005 là 12.183 ha, tăng 2.723 ha so với năm 2000 (9.460 ha). Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng năm 2005 đạt 32.988 tấn, tăng 73,5% so với năm 2000 (19.017 tấn). + Hình thức và đối tượng nuôi trồng thủy sản được đa dạng hoá, phương thức nuôi từng bước chuyển từ quảng canh sang bán thâm canh. Một số vùng được quy hoạch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, chuyển đổi từ cây lúa, làm muối hiệu quả thấp sang nuôi trồng thuỷ, hải sản đạt giá trị và hiệu quả kinh tế cao. + Hiện nay nuôi trồng thuỷ sản ở Thái Bình đang phát triển hình thức nuôi tôm sú xuất khẩu. Diện tích nuôi tôm sú tăng từ 883ha năm 2000 lên 3.510ha năm 2005, số lượng đạt 2.300 tấn, tăng 3 lần về diện tích nuôi và 8,6 lần về số lượng. Hiện nay Thái Bình đã xuất hiện một số mô hình nuôi tôm sú đạt năng suất cao (6,5 tấn/ha/năm). Ngoài ra còn có một số giống mới có giá trị kinh tế cao, chẳng hạn như: tôm rảo, tôm càng xanh, cua xanh, cá rô phi đơn tính, rô phi hồng, cá tra, cá ba ba; hình thức nuôi ngao ở vùng nước mặn đã trở thành một nghề sản xuất cho thu nhập cao, ổn định về thị trường tiêu thụ với số lượngđạt trên 8.000 tấn [10, tr.100]. Những kết quả trên cho thấy sự chuyển biến tích cực của ngành thuỷ sản Thái Bình trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ngày càng hợp lý hoá sản xuất, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Sự phát triển của lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản đã cùng với các lĩnh vực khác trong ngành thuỷ sản góp phần làm tăng giá trị sản xuất và sản lượng của ngành thuỷ sản trong tỉnh. Cụ thể: - Về số lượng: Nếu năm 2000 đạt 32.119 tấn (trong đó sản lượng khai thác: 17.663 tấn; sản lượng nuôi trồng: 14.456 tấn) thì đến năm 2005 đạt 58.500 tấn, tăng 45,6% so với năm 2000, bình quân mỗi năm (giai đoạn 2000 – 2005) tăng 7,8%/năm. Giá trị sản xuất thuỷ sản năm 2005 đạt 453 tỷ đồng, tăng 67% so với năm 2000 (271 tỷ đồng), bình quân hàng năm tăng trưởng 10,8%/năm (cao hơn tốc độ tăng của cả nước 9,5%/năm) [10, tr. 99]. Những kết quả trên của ngành thủy sản Thái Bình đã cho thấy ngành thủy sản đang thực sự khẳng định vị thế mũi nhọn trong phát triển kinh tế của tỉnh. Song so với tiềm năng về thuỷ sản, với hàng vạn diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản và với gần 50 km ven biển hình thành vùng nước lợ rộng lớn tại các cửa sông, thì sự phát triển kinh tế của ngành thuỷ sản chưa xứng với tiềm năng. Trong thời gian tới, nếu được các cấp chính quyền tỉnh quan tâm giúp đỡ, chắc chắn Thái Bình sẽ vượt mục tiêu về nuôi trồng khai thác và chế biến thuỷ hải sản. Từ khi Đảng ta ra Nghị quyết 10/NQ – TW, ngày 5/4/1998 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế trong nông nghiệp như những luồng gió mới tạo đà cho sự phát triển toàn diện sản xuất nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt Nghị quyết 03 của Chính phủ ngày 2/3/2000 thống nhất nhận thức vị trí của kinh tế trang trại. Số lượng và quy mô của trang trại ở cả nước nói chung, Thái Bình nói riêng ngày càng tăng, đã tạo điều kiện cho các hộ sản xuất kinh doanh CT, TC có đầu óc kinh doanh giỏi, có tiềm năng về vốn đã chuyển sang phát triển kinh tế trang trại. Theo số liệu của Cục thống kê Thái Bình năm 2005, cả tỉnh đã có tới 1963 trang trại, tăng 19,4 lần so với năm 2001 (năm 2001: có 101 trang trại). Trong tổng số 1963 trang trại, có: 2 trang trại trồng cây hàng năm; 6 trang trại trồng cây lâu năm; 690 trang trại chăn nuôi; 280 trang trại nuôi trồng thuỷ sản; 980 trang trại sản xuất, kinh doanh tổng hợp [37, tr. 6]. Thái Bình do điều kiện tự nhiên chi phối, đất đai được sử dụng vào hoạt động sản xuất nông nghiệp và gần như được khai thác tối đa, phần diện tích chưa được sử dụng cũng hạn hẹp và phần nhiều lại là có khả năng sản xuất nông nghiệp như đất ven sông, ven biển, diện tích mặt nước, ao hồ... Do đó, phát triển kinh tế theo hướng khai thác diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là thích hợp với điều kiện và môi trường sản xuất của tỉnh. Cũng vì lẽ đó, nên số lượng trang trại nuôi trồng thuỷ sản cũng nhiều nhất trong số các loại hình trang trại (với 280 trang trại với diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 12.183 ha, trong khi đó đất nông nghiệp chỉ có 113,9 ha – năm 2005). + Sự phát triển của kinh tế trang trại đã thu hút được một lượng lớn lao động của tỉnh vào hoạt động sản xuất trang trại với tổng số 8.897 lao động. Trong đó, lao động của chủ hộ trang trại là 4.589 lao động; lao động thuê ngoài thường xuyên 1.464 lao động và lao động thuê theo thời vụ là 2.844 lao động [37, tr.7]. + Về chỉ tiêu vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất, trang trại năm 2005 là: 213,1 tỷ đồng. Vốn đầu tư bình quân một trang trại là 108,6 triệu đồng. + Hiệu quả của việc đầu tư vốn vào hoạt động sản xuất trang trại ở Thái Bình được thể hiện rõ nét qua chỉ tiêu thu nhập. Tổng thu nhập của các trang trại trong năm đạt 113,63 tỷ đồng, thu nhập bình quân của một trang trại là 57,9 triệu đồng. Mức thu nhập này vào loại khá, đạt trên mức trung bình của cả nước 31,4 triệu đồng/1 trang trại và của các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Hồng 46,9 triệu đồng/trang trại. + Về chỉ tiêu giá trị hàng hoá và dịch vụ bán ra bình quân của một trang trại ở Thái Bình đạt mức bán 115,8 triệu đồng, cao hơn mức bình quân chung của cả nước (81,7 triệu đồng), nhưng thấp hơn các tỉnh trong khu vực (134,5 triệu đồng) [37, tr. 9-10]. Như vậy, kinh tế trang trại là bước phát triển mới của kinh tế hộ, phù hợp với mục tiêu sản xuất hàng hoá quy mô lớn. Sự phát triển mô hình kinh tế trang trại đã đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh. Nó không những huy động và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng về đất, lao động, vốn trong dân cư, óc năng động sáng tạo, kinh nghiệm sản xuất của một bộ phận dân cư có vốn và năng lực sản xuất kinh doanh mà quan trọng hơn nó chính là nhân tố thúc đẩy kinh tế nông nghiệp ở Thái Bình phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Đây cũng là mô hình sản xuất mới, phá vỡ tư tưởng sản xuất nhỏ tự cấp, tự túc trong nông nghiệp nông thôn từ trước đến nay. Có thể nói kinh tế CT, TC trong ngành nông nghiệp ở Thái Bình đã có bước phát triển mạnh mẽ và góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xã hội của tỉnh. * Sự phát triển kinh tế cá thể, tiểu chủ trong ngành công nghiệp, xây dựng: Cùng với sự phát triển ngành nông, lâm, thuỷ sản, kinh tế CT, TC trong ngành công nghiệp, xây dựng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng cơ sở sản xuất cũng như giá trị sản xuất. Đặc biệt, Luật doanh nghiệp ra đời năm 2000 đã tạo đà cho sự phát triển ngành công nghiệp của kinh tế CT, TC nói riêng và kinh tế ngoài quốc doanh nói chung. Bảng 2.4: Số cơ sở và lao động của công nghiệp cá thể, tiểu chủ [8, tr.22-25] 2001 2002 2003 2004 2005 Số cơ sở (CS) 43.917 45.467 46.453 52.949 53.642 Số lao động (người) 92.928 93.624 104.556 116.771 125.787 Qua bảng trên cho thấy số cơ sở và số lao động của công nghiệp CT, TC có xu hướng ngày càng tăng và chiếm đại đa số trong toàn ngành công nghiệp. Cụ thể: bình quân mỗi năm (giai đoạn 2001 – 2005) tăng 2.431 cơ sở và 8.215 lao động. Số lao động hàng năm của kinh tế CT, TC chiếm khoảng trên 70% lao động của toàn ngành công nghiệp. Các con số trên cho ta thấy, số cơ sở sản xuất và lao động của ngành công nghiệp Thái Bình chủ yếu tập trung vào khu vực công nghiệp CT, TC, chứng tỏ sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của kinh tế CT, TC trong công nghiệp trong những năm gần đây. Tuy nhiên, để có thể nhìn nhận và đánh giá đúng thực trạng sản xuất công nghiệp của kinh tế CT, TC không chỉ căn cứ vào chỉ tiêu số lượng cơ sở sản xuất và lao động tham gia mà quan trọng hơn phải xét đến chỉ tiêu giá trị sản xuất của nó. Bảng 2.5: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (giá so sánh) [10] Năm Tổng số Trong đó Kinh tế nhà nước TW Kinh tế nhà nước ĐP Kinh tế tập thể Kinh tế tư bản tư nhân Kinh tế cá thể Kinh tế có vốn ĐTNN Triệu đồng 2001 1.671.978 95.030 392.453 51.886 190.936 922.823 18.850 2002 1.937.256 89.101 335.160 81.725 352.138 1.057.614 21.521 2003 2.290.432 127.656 355.930 38.678 564.564 1.174.195 29.409 2004 2.762.590 197.650 401.261 47.214 628.853 1.447.137 40.475 2005 3.317.000 239.339 423.960 29.500 981.421 1.592.408 50.372 Cơ cấu % 2001 100 5,69 23,47 3,10 11,42 55,19 1,13 2002 100 4,60 17,30 4,22 18,18 54,59 1,11 2003 100 5,57 15,54 1,69 24,65 51,27 1,28 2004 100 7,15 14,53 1,71 22,76 52,38 1,47 2005 100 7,22 12,78 0,89 29,59 48,00 1,52 Qua bảng trên, giá trị sản xuất công nghiệp của kinh tế CT, TC nhìn chung có xu hướng tăng lên. Nếu năm 2001 đạt 992.823 triệu đồng thì đến năm 2005 đạt 1.592.408 triệu đồng. Điều này hoàn toàn phù hợp và phản ánh đúng thực trạng gia tăng về số lượng cơ sở sản xuất cũng như lao động của kinh tế CT, TC trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, xét về tỷ trọng trong tổng giá trị sản xuất của ngành, công nghiệp CT, TC lại có xu hướng giảm xuống trong những năm gần đây. Cụ thể năm 2001 chiếm 55,19% tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp thì đến năm 2003 giảm xuống còn 51,27% và năm 2005 còn 48,0%. Sự giảm tỷ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp CT, TC trong toàn ngành công nghiệp ở Thái Bình đã cho thấy: Tuy số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh lớn nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, do quy mô vốn nhỏ và do sự hạn chế về kỹ thuật công nghệ cũng như trình độ tay nghề của người lao động trong bộ phận kinh tế này. Thực trạng đó đòi hỏi các cấp chính quyền tỉnh cần có các giải pháp để khắc phục hạn chế, thúc đẩy bộ phận kinh tế này phát triển trong thời gian tới. - Một đóng góp quan trọng của kinh tế CT, TC trong lĩnh vực công nghiệp đó là khôi phục và phát triển làng nghề. + Trong thời kỳ bao cấp: làng nghề Thái Bình phát triển mạnh mẽ, thu hút hàng vạn lao động tham gia sản xuất các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp với khối lượng lớn xuất khẩu sang Liên Xô và các nước Đông Âu, như hàng thảm đay, thảm len, chiếu cói, hàng mây tre đan, hàng thêu, hàng dệt, hàng mỹ nghệ. Thời kỳ đó, trong nhiều năm liền sản xuất tiểu thủ công nghiệp của Thái Bình đứng hàng đầu các tỉnh miền Bắc về số lượng, chủng loại và giá trị mặt hàng xuất khẩu. Từ khi thị trường truyền thống ở các nước Liên Xô và Đông Âu bị thu hẹp, nền kinh tế nước ta lâm vào khủng hoảng, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nghề và làng nghề giảm sút nghiêm trọng. Phần lớn các HTX tiểu thủ công nghiệp, tổ sản xuất giải thể, người lao động không việc làm, một số nghề truyền thống bị mai một. + Sau thời kỳ đổi mới, nhất là từ sau Nghị quyết 01 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về phát triển nghề và làng nghề cùng với sự phát triển của nông nghiệp với những mốc 5 tấn, 10 tấn và 12 tấn thóc/ha, các nghề đã được khôi phục và đóng vai trò đáng kể cho sự phát triển của công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của tỉnh. Đến nay nhiều nghề truyền thống vẫn được duy trì, nhiều nghề mới được du nhập và phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh như: nghề dệt khăn, dệt vải ở Thái Phương, dệt đũi ở Nam Cao, thêu ở Minh Lãng, chiếu cói ở Tân Lễ, chạm bạc Đồng Xâm, mây tre đan ở Thượng Hiền, đúc đồng ở Quỳnh Hoàng, Đông Kinh, nghề đan đệm ghế cói ở Đông Hưng, Thái Thuỵ. Theo số liệu của Sở công nghiệp Thái Bình, đến năm 2004 toàn tỉnh đã có 173 làng nghề đạt tiêu chuẩn, có 23 làng nghề có quy mô toàn xã và đặc điểm nổi bật của Thái Bình so với cả nước có 100% số xã có nghề. Các làng nghề đã giải quyết được lực lượng lao động rất lớn với mức thu nhập tương đối ổn định. Năm 2000, trước khi có Nghị quyết 01/NQ-TU, ngày 5/6/2001 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ, tổng số lao động trong khu vực nghề, làng nghề toàn tỉnh là 78.781 người; cuối năm 2002 là 126.712 người; cuối năm 2003 số lao động làng nghề đã tăng lên khoảng 142.000 người; đến năm 2004 khoảng 200.000 người lao động trong khu vực này. + Sự phát triển nghề và làng nghề đã góp phần đáng kể thay đổi tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế chung của toàn tỉnh. Giá trị sản xuất khu vực nghề và làng nghề năm 2004 đạt 1.371,53 triệu đồng, tăng 19,8% so với năm 2003, chiếm khoảng 80% tổng giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của tỉnh [36, tr.5]. Có thể nói sự phát triển của làng nghề cũng là một con đường làm giàu ở nông thôn Thái Bình, được nhân dân hưởng ứng và gặt hái được rất nhiều thành công, nó đã góp phần tích cực đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Huy động được các nguồn lực tại chỗ về lao động, vốn, nguyên liệu, đất đai, nhà xưởng vào sản xuất kinh doanh. Giải quyết nhiều việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động, góp phần đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Thái Bình theo hướng CNH, HĐH. - Trong lĩnh vực xây dựng: Kinh tế CT, TC trong lĩnh vực xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất xây dựng toàn tỉnh. So với năm 1995, giá trị sản xuất của ngành xây dựng có giảm về tỷ trọng, từ 71,07% năm 1995 xuống 52,46% năm 2000, song trong giai đoạn 2000 – 2005 có xu hướng tăng lên. Cụ thể, theo thứ tự 52,46%; 52,09%; 49,35%; 63,07%; 63,7%. Tốc độ tăng bình quân của ngành xây dựng tăng nhanh (15,7%). Như vậy so với tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp, trong ngành xây dựng kinh tế CT, TC có tốc độ tăng nhanh hơn và đóng góp vào tổng giá trị sản xuất của ngành xây dựng cũng nhiều hơn ngành công nghiệp. Tình hình đó cho thấy, cùng với kinh tế nhà nước, KTTN, sự có mặt của kinh tế CT, TC đầu tư vào lĩnh vực xây dựng đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu xây dựng của tỉnh, góp phần tạo nên bộ mặt đô thị, khu dân cư, hạ tầng cơ sở ở thành phố cũng như nông thôn trong những năm qua ngày càng đổi mới [10, tr.110, 117]. * Sự phát triển kinh tế CT, TC trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ: Hoạt động thương mại dịch vụ của kinh tế CT, TC trong những năm vừa qua có bước phát triển khá. Mạng lưới thương nghiệp được mở rộng đến từng thôn, xóm; hàng hoá đa dạng phong phú, đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu về sức mua ngày càng tăng của dân cư trên địa bàn tỉnh. Nếu như trước kia thương nghiệp quốc doanh cùng với các HTX mua bán chiếm gần hết tổng mức lưu chuyển hàng hoá của xã hội, thì nay vị trí đó lại thuộc về khu vực kinh tế CT, TC và KTTN. Có được vị trí đó trước hết là nhờ có chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần với tư tưởng “cho sản xuất bung ra”, đã tạo điều kiện cho thương mại dịch vụ của kinh tế nhiều thành phần phát triển mạnh mẽ và ngày càng lấn át khu vực kinh tế quốc doanh. Nói đến sự phát triển của kinh tế CT, TC trong khu vực thương mại dịch vụ trước hết phải kể đến sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các hộ kinh doanh CT, TC. Có thể nói các hộ CT, TC trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có xu hướng ngày càng tăng trong những năm gần đây. Cụ thể giai đoạn 2000 – 2005, thứ tự là : 31.214 hộ (năm 2001); 31.443 hộ (2002); 31.513 hộ (2003); 40.225 hộ (2004) và 43.280 hộ (năm 2005) [10, tr. 136]. Trong tổng số các cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ toàn tỉnh, khu vực kinh tế CT, TC chiếm gần 100% (99,3%), chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế CT, TC trong lĩnh vực thương mại ở Thái Bình. Kinh tế CT, TC trong lĩnh vực thương mại dịch vụ cũng là nơi thu hút và giải quyết nhiều việc làm cho lao động trong tỉnh. Số lao động tham gia vào khu vực này hàng năm chiếm 88,8% lực lượng lao động của toàn ngành thương mại. Cụ thể các tỷ lệ đó qua giai đoạn 2000 – 2005 thứ tự là: 83,92%; 88,2%; 90,36%; 88,7%; 90,5%; 91,4%. Trong khi đó, khu vực kinh tế nhà nước và khu vực KTTN chỉ thu hút được một lượng rất ít lao động (1,3% và 9,8%) [10, tr. 138]. Hoạt động thương mại của kinh tế CT, TC đã tập trung vào các dịch vụ sản xuất nông nghiệp như cung cấp giống, phân bón, thuốc trừ sâu. Cung cấp xi măng, sắt thép, gạch ngói phục vụ xây dựng dân dụng và các hàng hoá tiêu dùng thiết yếu phục vụ sinh hoạt của dân như vải vóc, quần áo, giầy dép, dầu, muối, sách vở học sinh... được các cơ sở đảm nhiệm và phục vụ nhanh chóng, kịp thời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong tỉnh. Trong những năm gần đây, tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trên địa bàn của kinh tế CT, TC ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ toàn ngành dịch vụ tới hơn 70%. Bảng 2.6: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ qua các năm trên địa bàn tỉnh [10] Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số Tỷ đồng 2.090 2.318 2.542 2.730 3.273 4.160 Tỷ trọng % 100 100 100 100 100 100 Kinh tế nhà nước Tỷ đồng 400 445 533 371 294 279 Tỷ trọng % 19,1 19,3 21,0 13,6 9,0 6,7 KTTN Tỷ đồng 370 323 341 476 493 814 Tỷ trọng % 17,7 12,8 13,4 17,4 15,0 19,6 Kinh tế cá thể Tỷ đồng 1.320 1.550 1.668 1.883 1.486 3.067 Tỷ trọng % 63,2 66,9 65,6 69,0 76,0 73,7 Hiện nay tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trên địa bàn tỉnh của kinh tế cá thể hàng năm tăng trên 30%, giai đoạn 2000 – 2005. - Tốc độ tăng trưởng ngành thương mại, dịch vụ của kinh tế CT, TC thời kỳ 2000 – 2005 đạt 18,7%, cao hơn ngành công nghiệp, xây dựng. 2.2.4. Hiệu quả sản xuất kinh doanh, đóng góp vào GDP của tỉnh 2.2.4.1. Hiệu quả sản xuất kinh doanh Đặc điểm của kinh tế CT, TC ở Thái Bình là quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, manh mún, do đó khó có thể thống kê một cách chính xác các chỉ tiêu cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của bộ phận kinh tế này (nhất là đối với các hộ CT, TC trong nông nghiệp). Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực này mang tính định tính hơn là định lượng. Chính vì vậy, xét hiệu quả kinh tế chúng ta chỉ có thể xem xét hiệu quả kinh tế ở khu vực kinh tế CT, TC có đăng ký chính thức theo Luật doanh nghiệp, còn đối với loại hình hộ gia đình hay các loại hình kinh doanh không đăng ký chính thức chỉ có thể xem xét hiệu quả ở phạm vi hiệu quả kinh tế, xã hội. Hiện nay ở Thái Bình chưa có một cơ quan, ban ngành nào tiến hành điều tra thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ CT, TC trong nông nghiệp. Một mặt do số lượng các hộ sản xuất nông nghiệp cá thể rất lớn, quy mô lại nhỏ lẻ, phân tán. Hơn nữa lại chưa đến thời điểm thực hiện cuộc tổng điều tra nông nghiệp nông thôn (5 năm 1 lần). Do đó, về cơ bản luận văn chỉ có thể đánh giá hiệu quả của sản xuất kinh doanh của kinh tế CT, TC thuộc lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp gồm các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ. Mặc dù các cơ sở sản xuất kinh doanh CT, TC có quy mô nhỏ, vốn đầu tư thấp, năng lực sản xuất hạn chế so với các loại hình KTTN và các doanh nghiệp khác, song do có số lượng lớn, trải rộng trên nhiều vùng, hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nên trong có cấu doanh thu của khu vực kinh tế CT, TC lại chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể chúng ta hãy xem xét hiệu quả sản xuất kinh doanh của kinh tế CT, TC qua một số chỉ tiêu cơ bản sau: Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu cơ bản của kinh tế cá thể, tiểu chủ phi nông nghiệp [8] Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số cơ sở cơ sở - Công nghiệp " 46.453 52.949 53.642 - Thương mại, dịch vụ " 31.153 40.225 43.280 Số lao động người - Công nghiệp " 104.566 108.771 125.787 - Thương mại, dịch vụ " 42.341 52.671 65.025 Vốn sản xuất triệu đồng - Công nghiệp " 770.706 606.085 802.941 - Thương mại, dịch vụ " 1.538.000 1.524.272 1.825.263 Doanh thu triệu đồng - Công nghiệp " 1.498.696 2.100.391 2.579.741 - Thương mại, dịch vụ " 3.002.000 3.588.440 4.849.627 Nộp ngân sách triệu đồng 12.480 13.966 - Công nghiệp " 2.538 2.76 - Thương mại, dịch vụ " 9.942 11.190 Thu nhập bình quân 1 lao động/ tháng Nghìn đồng - Công nghiệp " 500 580 620 - Thương mại, dịch vụ " 600 650 700 Qua bảng trên cho thấy: năm 2003, bình quân một cơ sở sản xuất kinh doanh CT, TC công nghiệp có số vốn thực tế sử dụng là 16,6 triệu đồng, tạo doanh thu 32,3 triệu đồng, tức là 1 đồng vốn sử dụng mang lại 1,94 đồng doanh thu. Con số tương ứng của năm 2004 là 39,7 triệu đồng doanh thu/11,4 triệu đồng vốn = 3,46 đồng doanh thu cho một đồng vốn; năm 2005: 48,1 triệu đồng doanh thu/15 triệu đồng vốn = 3,21 đồng doanh thu cho một đồng vốn. Đối với ngành thương mại, dịch vụ: Bình quân một cơ sở sản xuất kinh doanh CT, TC sử dụng vốn thực tế năm 2003 là 48,8 triệu đồng, tạo ra doanh thu 95,3 triệu đồng, tức là 1 đồng vốn sử dụng mang lại 1,95 đồng doanh thu. Năm 2004 con số đó là 89,2 triệu đồng doanh thu/37,9 triệu đồng vốn = 2,35 đồng doanh thu cho một đồng vốn. Năm 2005 (112 triệu đồng doanh thu/42,4 triệu đồng vốn = 2,65 đồng doanh thu). Căn cứ vào các chỉ tiêu trên có thể thấy rằng: Hiêu quả sản xuất kinh doanh của công nghiệp cao hơn kết quả ngành thương mại, dịch vụ CT, TC. Công nghiệp: 2,87 đồng doanh thu/1 đồng vốn so với 2,32 đồng doanh thu/1 đồng vốn. bình quân 3 năm 2003, 2004 và 2005. Sự phát triển về mức đầu tư vốn của các loại hình kinh tế phi nông nghiệp qua các năm cũng cho thấy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất kinh doanh CT, TC trong lĩnh vực phi nông nghiệp ngày càng cao. Tổng mức đầu tư vốn qua các năm tăng, do đó doanh thu cũng tăng theo. Thu nhập của người lao động nhờ đó cũng tăng từ 500.000đ/người/tháng (năm 2003) lên 620.000đ/người/tháng (năm 2004) và 650.000đ/người/tháng (năm 2005) đối với công nghiệp cá thể. Tương tự ngành thương mạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan