MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: VAI TRÒ CỦA KINH TẾ DỊCH VỤ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 5
1.1. Khái niệm dịch vụ và kinh tế dịch vụ 5
1.2. Sự cần thiết khách quan của việc phát triển kinh tế dịch vụ trong nền kinh tế nước ta 19
Chương 2: NHỮNG TIỀM NĂNG, LỢI THẾ VÀ THỰC TRẠNG KINH TẾ DỊCH VỤ Ở TỈNH BÀRỊA – VŨNG TÀU TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 31
2.1. Những tiềm năng và lợi thế chủ yếu của Bà Rịa – Vũng Tàu trong phát triển kinh tế dịch vụ 31
2.2. Thực trạng của kinh tế dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 38
2.3. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu trong phát triển kinh tế dịch vụ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 57
Chương 3: MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNGTÀU 64
3.1. Những định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế dịch vụ của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ nay đến năm 2010 64
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế dịch vụ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 70
KẾT LUẬN 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
94 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1948 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kinh tế dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tỷ USD mà các công ty dầu khí nước ngoài đã đầu tư vào Việt Nam còn lại khoảng 90% (2,85 tỷ USD) hoạt động dịch vụ đều rơi vào tay các nhà thầu phụ nước ngoài. Hiện nay Tổng công ty dầu khí Việt Nam đang cố gắng đưa tỷ lệ này lên khoảng 20 - 25 %. Như vậy với doanh thu trong dịch vụ dầu khí mới chỉ đạt khoảng 10% mà tập trung vào các doanh nghiệp của trung ương, còn lại các doanh nghiệp của địa phương thì hầu như chưa tham gia được bao nhiêu vào lĩnh vực này. Tính đến năm cuối 2001 ước tính doanh thu từ dịch vụ dầu khí của địa phương chỉ đạt 2.050 tỷ đồng (năm 1986 đạt 183,8 tỷ đồng). Đây cũng chính là lý do khi tham gia vào cơ cấu kinh tế của tỉnh (kể cả dầu khí) thì tỷ trọng kinh tế dịch vụ giảm xuống quá lớn từ 41,17% xuôựng còn 14,36% là một mất mát đáng kể cho ngân sách của đất nước nói chung và của địa phương nói riêng. Cũng theo các chuyên gia dầu khí thì do Việt Nam mới tham gia vào làng dầu khí thế giới 20 năm, trong khi công nghiệp dầu khí quốc tế đã phát triển hàng trăm năm nên có nhiều kinh nghiệm, trình độ công nghệ, kỹ thuật cao, nên khi tham gia đấu thầu các hợp đồng dịch vụ thì chúng ta ít giành được hợp đồng; hơn thế nữa ngành dịch vụ của địa phương lại chưa được phát triển nhất là trong lĩnh vực dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp với quy mô lớn đòi hỏi phải có những đầu tư lớn các thiệt bị phục vụ, trình độ quản lýự khả năng phục vụ, chất lượng phục vụ v.v... Cho đến nay Bà Rịa - Vũng Tàu có 9 đơn vị quốc doanh đang tham gia hoạt động dịch vụ dầu khí song mới chỉ có khả năng tham gia khiêm tốn một số dịch vụ như: sửa chữa tàu thuyền (loại nhỏ) sửa chữa giàn khoan, bảo dưỡng cạo gỉ giàn khoan, may mặc các trang thiết bị bảo hộ lao động, tham gia pha chế các loại hóa phẩm phục vụ công tác khoan và xử lý dầu, dịch vụ vận tải, đại lý dầu v.v... Năng lực hoạt động còn nhiều hạn chế, đặc biệt là vốn, công nghệ, cán bộ quản lý có chuyên môn về dịch vụ dầu khí còn yếu. Tính đến năm 1996 các hoạt động dịch vụ của các đơn vị kinh tế của Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bao gồm:
Công ty đầu tư – Xây dựng- Thương mại: 2,8 tỷ đồng
Công ty Thương mại – Tổng hợp: 10,8 tỷ đồng
Công ty Thương mại - Dịch vụ: 6,5 tỷ đồng
Công ty Xuất nhập khẩu dầu khí: 3 tỷ đồng
Công ty Công nghiệp hóa chất: 32 tỷ đồng
Công ty đóng tàu và dịch vụ dầu khí: 13 tỷ đồng
Công ty Thương mại và đại lý dầu: 80,5 tỷ đồng
Công ty Vật tư thiết bị và sơn: 29 tỷ đồng
Công ty vận tải biển: 6,2 tỷ đồng
Tổng cộng khoảng trên 183 tỷ đồng, đây là một kết quả còn thấp của các công ty tham gia hoạt động dịch vụ dầu khí của địa phương.
Tóm lại, là một tỉnh có nhiều lợi thế về điều kiện địa lý, tự nhiên, tài nguyên, khoáng sản, đặc biệt có nguồn nhân lực tại chỗ. Song có thể nói hoạt động dịch vụ dầu khí còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được các yêu cầu, và chưa tương xứng với các lợi thế vốn có.
b) Các dịch vụ phục vụ ngành thủy sản
Tính đến năm 2000 giá trị sản xuất ngành thủy sản của Bà Rịa - Vũng Tàu đạt các chỉ số sau (theo giá trị hiện hành)
Bảng 2.1: Giá trị sản xuất ngành thủy sản của Bà Rịa - Vũng Tàu
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Ngành
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng số
883.457
813.549
856.082
931.703
1026.427
Nuôi trồng thủy sản
13.070
13.902
15.545
15.584
16.785
Đánh bắt
896.938
799.046
840.232
915.754
1.009.163
Các hoạt động dịch vụ, phục vụ nuôi trồng và đánh bắt thủy sản
449
601
305
374
479
Nguồn: Niên giám thống kê 2000.
Căn cứ vào bảng 2.1 ta thấy rõ ràng dịch vụ phục vụ cho các họat động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản còn quá thấp, chỉ đạt khoảng 0,025% giá trị sản xuất của toàn ngành. Đây là một thực trạng của dịch vụ thủy sản trong nền kinh tế mũi nhọn này. Nguyên nhân có rất nhiều, theo đánh giá của Sở Thủy sản thì có một số nguyên nhân chính sau:
- Đối với các hoạt động dịch vụ đánh bắt hải sản bao gồm cung cấp vật tư thiết bị, ngư lưới, nhiên liệu, nước đá v.v... tuy nhiên các hoạt động này còn nhiều hạn chế như: dịch vụ cung cấp xăng dầu, nước đá, các loại phương tiện đánh bắt hải sản cho ngư dân còn quá cao, qua nhiều khâu trung gian; chất lượng thấp, số lượng còn thiếu nên gây khó khăn, đặc biệt là khâu bảo quản các loại hải sản khi đánh bắt xa bờ. Các đơn vị quốc danh chưa làm nổi vai trò chủ đạo trong việc hướng dẫn, chuyển giao công nghệ trong đánh bắt hải sản cho bà con ngư dân, số lượng tàu đánh bắt có tăng về số lượng, nhất là số lượng tàu đánh bắt xa bờ có công xuất lớn, có trang thiết bị hiện đại nhưng chưa đồng bộ. Các kỹ thuật về bảo quản sản phẩm sau khi đánh bắt chưa được tư vấn, trang bị đầy đủ, ngư dân vẫn sử dụng phương pháp thủ công là chủ yếu nên tỷ lệ sản phẩm hư hỏng, thất thoát còn cao, các hoạt động dịch vụ cung cấp các phương tiện, các loại nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu còn kém nên tỷ lệ xuất khẩu còn thấp.
Nuôi trồng thủy sản chưa phát triển mạnh và đều khắp, hình thức nuôi đa phần vẫn ở dạng quảng canh, các dịch vụ cho vay vốn, cung cấp các loại giống vẫn mang hình thức bán thâm canh do đó năng xuất, chất lượng và hiệu quả nuôi trồng còn thấp, chưa kích thích ngư dân và các nhà đầu tư bỏ vốn để phát triển; các trại sản xuất con giống phát triển ồ ạt không theo quy hoạch, không đúng kỹ thuật, không đạt tiêu chuẩn của ngành, do đó dẫn đến tình trạng dịch bệnh, chết, môi trường khu vực sản xuất bị ô nhiễm; các dịch vụ cung cấp thiết bị và kiểm dịch giống còn thiếu, các nhà máy sản xuất thức ăn, thuốc thú y v.v... chưa có hầu hết đều phải sử dụng hàng ngoại nhập thông qua nhiều khâu trung gian nên giá cả dịch vụ lên quá cao v.v... Các loại dịch vụ phụ trợ như: cung cấp các loại cá, tôm giống, thuê máy bơm, tàu thuyền; cũng chỉ ở quy mô nhỏ giữa các hộ gia đình với nhau chứ chưa trở thành một nghề kinh doanh chuyên nghiệp, chưa có chiến lược phát triển cụ thể hoạch định lâu dài, còn mang tính tự phát, thời vụ là chính.
Trong khâu chế biến và tiêu thụ: hiện nay số lượng nhà máy chế biến hải sản của Bà Rịa - Vũng Tàu có khoảng 18 nhà máy, công suất bình quân đạt 100 tấn/ngày tương đương trên 30.000 tấn/ năm. Nhưng trên thực tế sản lượng sản xuất các năm qua mới chỉ đạt 50% công xuất, mặt hàng chủ yếu là sơ chế chưa đủ khả năng xâm nhập thị trường châu Âu, Mỹ, Nhật. Hoạt động dịch vụ cho tiêu thụ còn nhiều hạn chế như cán bộ am hiểu dịch vụ quốc tế còn thiếu, non kém về chuyên môn. Việc phân phối các sản phẩm đánh bắt theo một mạng lưới chưa được đồng bộ, dẫn đến thừa, thiếu, tranh mua, tranh bán v.v... Mặt khác, các chính sách ưu đãi của nhà nước về khuyến khích khai thác, nuôi trồng và chế biến, tiêu thụ thủy sản chưa được rõ nét, còn chung chung. Đặc biệt việc đầu tư phát triển cơ sở dịch vụ hậu cần như: cảng cá, bến cá, trung tâm dịch vụ còn chậm, nhiều dự án đang nằm trên giấy tờ, luồng lạch, của sông, cửa biển nơi tàu cá ra vào chưa được thướng xuyên nạo vét. Đối với các tàu đánh bắt xa bờ đòi hỏi rất cần thiết là các dịch vụ thu mua, cung ứng vật tư, nhiên liệu, thực phẩm bằng tàu dịch vụ trên biển.
Hàng loạt nguyên nhân kể trên đã ảnh hưởng lớn đến tổng giá trị sản xuất trong ngành thủy sản nói chung và các hoạt động dịch vụ phục vụ trong các hoạt động của ngành thủy sản nói riêng.
c) Các hoạt động dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp
Là một tỉnh có nhiều tiềm năng về nông nghiệp, các hoạt động sản xuất nông nghiệp rất đa dạng, trồng trọt các loại cây cong nghiệp như: cao su, cà phê, tiêu, điều v.v... các loại cây lương thực như: ngô, sắn … và các loại cây rau màu; đồng thời với điều kiện phát triển ngành chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm như trâu, bò, lợn, gà, vịt ... Do đó ngành dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp rất cần phải phát triển. Song trong thực tế các hoạt động dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế - không chỉ trong nông nghiệp mà còn cả trong lâm nghiệp (xem bảng 2.2).
Bảng 2.2: Thực trạng dịch vụ nông nghiệp
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Ngành
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng số
915.657
972.450
1.001.106
1.092.495
1.197.202
Trồng trọt
684.155
696.211
753.879
813.898
893.335
Chăn nuôi
267.164
275.850
276.614
276.888
303.408
Các hoạt động dịch vụ, phục vụ trồng trọt, chăn nuôi
338
389
402
390
459
Nguồn: Niên giám thống kê 2000.
Căn cứ vào bảng 2.2 thì hoạt động dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là rất yếu kém, so sánh 459 triệu đồng của dịch vụ nông nghiệp với 1.197.200 triệu đồng của giá trị sản xuất nông nghiệp thì dịch vụ chỉ chiếm khoảng 0,024% giá trị sản xuất nông nghiệp. Dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp là một lĩnh vực rộng lớn gồm nhiều ngành, đa tuyến, nhiều địa phương, khu vực và luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và khoa học công nghệ, trình độ phân công lao động, chuyên môn hóa, hợp tác hóa sản xuất thì dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp ngày càng phong phú về số lượng, chất lượng, đáp ứng kịp thời và đầy đủ hơn cho nhu cầu sản xuất: ở giai đoạn đầu trước khi thu hoạch (đầu vào) chúng ta có thể kể đến một số dịch vụ cần thiết như: thủy lợi, làm đất, vật tư phân bón, giống cây trồng và vật nuôi, bảo vệ, chăm sóc các loại cây trồng; dịch vụ chăn nuôi thú y, kiểm dịch v.v... ở giai đoạn sau khi thu hoạch (đầu ra) có những dịch vụ như: thu mua, kiểm tra chất lượng, bảo quản, chế biến, quảng cáo, đại lý, tiêu thụ v.v...
Theo các nhà kinh tế thì hiện nay trên thế giới các loại dịch vụ này đã phát triển tới mức độ cao về chuyên môn hóa về trình độ, khoa học kỹ thuật số lượng lao động sử dụng cũng như thu nhập từ các dịch vụ này ngày càng cao. ở một số nước người ta đã phát triển các dịch vụ nhằm khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra góp phần vào việc chủ động sản xuất. Như vậy các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp là rất đa dạng phong phú và khả năng thu nhập cao từ lĩnh vực này. Song trong thực tế Bà Rịa - Vũng Tàu đã chưa khai thác được các lợi thế của lĩnh vực này, các hoạt động dich vụ còn đơn điệu, mang tính tự phát, các tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp thường bị động trong các khâu dịch vụ về phân bón, thuốc trừ sâu, cây giống, thủy lợi v.v... và đặc biệt là bế tắc trong khâu thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Cả tỉnh có hàng trăm tấn cà phê, sắn bị ứ đọng, bị mốc, không có khả năng tiêu thụ, nông dân hầu như hoàn toàn bị động và phụ thuộc vào thị trường. Một số cá nhân tham gia hoạt động dịch vụ nông nghiệp thì non kém về trình độ, hoạt động kinh doanh dich vụ mang tính tự phát, thời vụ nên giá cả dịch vụ vô thưởng, vô phạt, chất lượng không thể kiểm tra như thuốc trừ sâu, phân bón, con, cây giống v.v... Do đó dẫn đến thực trạng chất lượng giống kém, không có khả năng cho năng xuất cây trồng vật nuôi, các loại thuốc thú y, thuốc trừ sâu không đúng chuẩn, quy cách cũng được đưa vào sử dụng tràn lan, gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất ảnh hưởng nặng nề đến môi trường sinh thái v.v... Tất cả những nhược điểm trên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị sản xuất nông nghiệp nói chung và nguồn thu nhập từ hoạt động dịch vụ nói riêng, đặc biệt là những năm gần đây điều này càng được bộc lộ rõ nét.
Đối với lâm nghiệp cũng không nằm ngoài tình trạng này. Thể hiện ở bảng giá trị sản xuất lâm nghiệp từ 1996 đến năm 2000.
Bảng 2.3: Thực trạng của ngành dịch vụ lâm nghiệp
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Ngành
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng số
48.680
48.240
40.996
33.595
31.403
Trồng và nuôi rừng
30.541
28.420
21.684
1.703
9.655
Khai thác gỗ và lâm sản
10.544
2.954
1.306
1.281
10.298
Lâm nghiệp khác, thu nhặt khác
7.095
16.306
17.526
14.712
10.979
Các hoạt động dịch vu cho lâm nghiệp
500
560
480
499
480
Nguồn: Niên giám thống kê 2000.
Căn cứ vào bảng 2.3 ta thấy, một thực tế là ngành lâm nghiệp từ năm 1996 đến năm 2000 giá trị sản xuất không những không tăng mà còn giảm đáng kể; từ 48686 triệu đồng năm 1996 xuống còn 31.403 triệu đồng giam trên 1/3 giá trị sản xuất; do đó các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất nuôi trồng, khai thác các loại lâm sản cũng giảm từ 500 triệu đồng năm 1996 xuống còn 480 triệu đồng năm 2000, nếu so sánh các hoạt động dịch vụ với tổng giá trị sản xuất năm 2000 thì giá trị dịch vụ mang lại chỉ đạt khoảng 0,007% giá trị sản xuất lâm nghiệp. Nếu tính tổng cả các hoạt động dịch vụ của nông nghiệp và lâm nghiệp đến năm 2000 của cả tỉnh thì chỉ mới đạt 976 triệu đồng chiếm tỷ lệ khoảng 0,01% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp và khoảng 0,03% tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp. Và chiếm tỷ lệ khoảng 0,007% tổng giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp.
Nhìn chung cho đến nay trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu các loại hình dịch vụ nông - lâm nghiệp chủ yếu còn ở quy mô nhỏ, mang tính thời vụ, chưa trở thành một nghề kinh doanh ổn định và chưa có chiến lược phát triển, chưa có quy hoạch lâu dài, chưa có sự giúp đỡ tích cực của nhà nước và của nước ngoài. Các dịch vụ phụ trợ làm đất, trồng trọt, chăn nuôi bằng thủ công được thực hiện bởi các cá thể hoặc hộ gia đình bị mất đất hoặc không có đất canh tác. Còn các dịch vụ cung cấp các loại trang thiết bị, vật tư, thuốc trừ sâu, phân bón, đại lý thu mua sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là các hộ gia đình khá giả bỏ vốn ra thực hiện kinh doanh, dẫn đến tình trạng độc quyền giá cả (ép giá) gây khó khăn cho người nông dân trong việc thực hiện giá trị sản xuất, mà hiện tại ít có các tổ chức dịch vụ của nhà nước tham gia.
2.2.2 Thực trạng của các hoạt động dịch vụ phục vụ tiêu dùng
Cho đến năm 2001 Bà Rịa - Vũng Tàu có gần 80 vạn dân với mức thu nhập trung bình (GDP) là 3.514 USD/người/ năm kể cả dầu khí và 876USD /người/ năm không kể dầu khí đây là mức thu nhập vào hàng cao so với các địa phương khác trong cả nước. Hiện tại trên địa bàn có khoảng gần 10.000 cán bộ, công nhân viên, kỹ sư chuyên gia trong đó có khoảng 650 người nước ngoài đang sinh sống và làm việc trong ngành dầu khí, ngoài ra còn có cán bộ, công nhân viên làm việc trong các ngành du lịch, khu công nghiệp, các nhà hàng, khách sạn lớn có thu nhập cao do đó nhu cầu về các dịch vụ rất lớn như dịch vụ bảo hiểm, sức khỏe, ăn uống, ở, đi lại, vui chơi giải trí, và đòi hỏi chất lượng phục vụ cao. Bà Rịa - Vũng Tàu là một điểm du lịch biển hấp dẫn hàng đầu ở khu vực Nam Bộ lại gần hai trung tâm kinh tế lớn hàng đầu của miền Nam là thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai, và một số trung tâm kinh tế khác như: Bình Dương, Bình Phước v.v... Với số dân trên 10 triệu người và có tới hàng triệu cán bộ, công nhân viên chức nhà nước, công nhân làm việc ở các xí nghiệp, sinh viên của hàng chục trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp v.v... nên các nhu cầu về vui chơi giải trí cuối tuần, các ngày lễ, hôùi là rất lớn, nhất là nghỉ dưỡng ở biển, chữa bệnh... Do đó phát triển các dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, chữa bệnh là hết sức thuận lợi về thị trường. Một nét nổi bật nữa là Bà Rịa - Vũng Tàu tuy dân số không đông nhưng là một địa phương mà hội tụ cư dân trên mọi miền đất nước. Do đó các nhu cầu thăm viếng người thân, kết hợp tham quan du lịch, chữa bệnh cũng không nhỏ, đây là lợi thế để phát triển các hình thức dịch vụ như: Tham quan du lịch, giao thông vận tải. Song thực tế các hoạt động dịch vụ phục vụ cho đời sống còn rất nhiều hạn chế, chưa phát huy được các lợi thế vốn có.
Để thấy được thực trạng của hoạt động dịch vụ phục vụ cho đời sống xã hội cần phân tích vấn đề này dưới hai khía cạnh: Dịch vụ phục vụ đời sống thiết yếu của nhân dân và dịch vụ phục vụ cho các nhu cầu của khách du lịch, nghỉ dưỡng.
a) Dịch vụ phục vụ đời sống cho nhân dân
Các nhà kinh tế cho rằng: Hoạt động dịch vụ có liên quan tới việc phục vụ đời sống con người là rất rộng như: dịch vụ về giáo dục - đào tạo nghề, văn hóa nghệ thuật, y tế, thể dục thể thao, du lịch và giải trí, dịch vụ nhà ở và phục vụ công cộng cho dân cư ở thành phố, thị xã, thị trấn, các loại dich vụ ăn uống, công việc nội trợ; dịch vụ may mặc, giặt là, cắt tóc. Gần đây các nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ của các tầng lớp dân cư có nhiều thay đổi, họ yêu cầu những mặt hàng có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hiện đại, gắn với các tiêu chuẩn quốc tế, yêu cầu các dịch vụ phải nhanh chóng hơn, thuận tiện hơn, đầy đủ hơn v.v...
Là một tỉnh mới được thành lập, do đó các nhu cầu cho xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như các nhu cầu về tiêu dùng xã hội rất cao, do đó các hoạt động dịch vụ vật liệu xây dựng, dịch vụ phục vụ các hoạt động xã hội phải phát triển. Hơn nữa với mức thu nhập bình quân đầu người như đã kể trên là khá cao. Theo các nhà kinh tế thì khi mức thu nhập được cải thiện, đời sống nhân dân được nâng lên thì các nhu cầu về phục vụ đời sống cũng cao hơn, như vậy các nhu cầu đời sống của dân cư ngày càng đa dạng, phong phú hơn, đòi hỏi chất lượng phục vụ cao hơn như: nhu cầu nhà ở phải được tiện nghi hơn, hiện đại hơn; nhu cầu ăn uống phải ngon hơn, chất lượng hơn, vệ sinh hơn, bữa ăn phải phong phú hơn, hấp dẫn hơn và phải luôn được thay đổi các món ăn, đồng thời không ngừng tìm kiếm các loại thức ăn mới lạ, có chất lượng cao; nhu cầu về mặc cũng ngày càng phong phú hơn, nhiều kiểu hơn, hình thức đẹp hơn, lạ hơn, các loại giày, dép, nón, mũ, cũng đa dạng hơn, ngày càng hợp thị hiếu hơn, phù hợp với từng mùa, từng thời điểm, từng môi trường hoạt động, môi trường vui chơi, học tập v.v... Các nhu cầu về đi lại (phương tiện giao thông) xe đạp, xe máy, ô tô... cũng ngày càng cao; các nhu cầu về đời sống tinh thần như các phương tiện nghe nhìn: tivi, radio, băng hình, đĩa hình, nhạc, đầu máy... các nhu cầu về vật dụng sinh hoạt như: giường, tủ, bàn, ghế, chăn màn v.v...; các vật dụng phục vụ ăn uống, tiệp khách; các nhu cầu về đồ chơi trẻ em; giả trí, chữa bệnh người già v.v... Đây là điều kiện để các dịch vụ phục vụ đời sống phát triển nhanh như các trung tâm thương mại, các thị trường địa phương, các tổ chức cung cấp vật dụng tiêu dùng, sinh hoạt, các dịch vụ phục vụ sinh hoạt cá nhân v.v... Song trên thực tế các hoạt động dịch vụ này còn nhiều hạn chế. Theo số liệu của Cục thống kê Bà Rịa - Vũng Tàu thì tính đến năm 2000 tổng doanh thu của
các hộ kinh doanh thương nghiệp, nhà hàng, và dịch vụ tư nhân của tỉnh đạt 2.583.606 triệu đồng, trong đó: thương nghiệp sửa chữa các loại động cơ, mô tô xe máy, đồ dùng cá nhân gia đình là 2.051.690 triệu đồng bao gồm bán, bảo dưỡng, sửa chữa các loại có động cơ xe máy, các loại nhiên liệu động cơ v.v... Dịch vụ sửa chữa vật phẩm tiêu dùng, dịch vụ phục vụ cá nhân và gia đình là 171.879 triệu đồng; hoạt động khách sạn, nhà hàng, nhà trọ, quán bar, căntin… là 360.000 triệu đồng. Theo đánh giá của Sở Thương mại Bà Rịa - Vũng Tàu thì đây là những con số hết sức khiêm tốn, chưa tương xứng với những lợi thế phục vụ tiêu dùng đời sống của dân cư trong tỉnh. Các hoạt động dịch vụ phục vụ đời sống phát triển chủ yếu ở thành phố Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa, còn lại các đơn vị hành chính các huyện thì chất lượng, số lượng dịch vụ còn quá ít, chất lượng phục vụ kém, các dịch vụ giao thông vận tải phục vụ đi lại của nhân dân chủ yếu hoạt động ở các tuyến đường lớn, gây khó khăn cho dân cư ở các vùng sâu, vùng xa; các dịch vụ điện còn chưa đồng bộ, nhất là dịch vụ cung cấp nước sạch cho nhân dân còn ở mức quá thấp mới chỉ dừng lại ở thành phố, thị xã và một số thị trấn; các khu vui chơi, văn hóa, bưu điện, thư viện ở các xã, huyện còn thưa; chất lượng phục vụ kém, hình thức, số lượng còn nghèo nàn v.v... đặc biệt nhiều xã trong huyện, nhiều loại vật dụng sinh hoạt, cung cấp các loại lương thực thực phẩm còn yếu kém, mang tính tự phát, không có khả năng kiểm tra chất lượng, vệ sinh các loại thực phẩm… nhiều dịch vụ ăn uống chưa đảm bảo an toàn thực phẩm gây lo ngại cho người tiêu dùng... Các dịch vụ cho vay tiền, cho thuê các loại vật dụng còn chưa phát triển, chủ yếu là do các hộ gia đình khá giả thực hiện nên tình trạng độc quyền, ép giá... còn tràn lan. Các dịch vụ y tế như phòng khám, chữa bệnh, quầy bán thuốc ở nhiều vùng nông thôn còn kém chất lượng, mà các sở ban ngành không quản lý nổi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe của nhân dân. Các hoạt động dịch vụ giáo dục cũng đã xuất hiện, mục đích "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" tuy nhiên nhiều hoạt động dịch vụ giáo dục còn mang tính tự phát, nạn học thêm, dạy thêm tràn lan, tình trạng học thêm bắt buộc khá phổ biến... gây ảnh hường nghiêm trọng đến chất lượng và uy tín của ngành giáo dục - đào tạo. Các nhu cầu về nguyên, nhiên liệu cho sinh hoạt của cư dân cũng thay đổi từ việc sử dụng các nhiên liệu như than, củi đang chuyển dần sang nhu cầu sử dụng điện, gas v.v... Nhìn chung các dịch vụ phục vụ cung cấp cho các loại thiết bị, nhiên liệu này còn ít chỉ tập trung ở các thành phố, thị xã còn ở vùng nông thôn còn quá ít; Các dịch vụ tư vấn pháp luật, tư vấn tâm lý hầu như chưa có đặc biệt ở các thị xã, huyện, đây cũng là một htị trường khá nhạy bén, hấp dẫn, hiện tại vẫn đang bỏ không, các dịch vụ cưới xin, ma chay, dịch vụ làm đẹp, dịch vụ vui chơi giải trí cũng chủ yếu phát triển ở thành phố Vũng Tàu, đối tượng tham gia dịch vụ này hầu hết là tư nhân, cá thể v.v... Còn ở các huyện, thị xã, ở vùng nông thôn còn quá ít, do đó nhân dân thường phải đi về thành phố, thị xã để thực hiện dịch vụ khi có nhu cầu; những cá nhân, hộ gia đình, đơn vị sản xuất không có điều kiện thì không thể thực hiện các nhu cầu của mình được.
b) Các hoạt động dịch vụ phục vụ khách tham quan du lịch, nghỉ dưỡng
Như đã nêu ở trên, Bà Rịa - Vũng Tàu năm ở vùng trọng điểm kinh tế phía Nam. giáp với các trung tâm kinh tế lớn của miền Nam và cả nước: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận... có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như: Khu di tích lịch sử Côn Đảo, địa đạo Long Phước, Suối nước nóng Bình Châu - Xuyên Mộc có khả năng chữa bệnh, nghỉ dưỡng rất tốt, đặc biệt là du lịch biển. Kể từ năm 1995 đến năm 2001 trung bình mỗi năm Bà Rịa - Vũng Tàu đón khoảng 3 - 3,5 triệu lượt du khách, khoảng 100.000 du khách quốc tế và con số này sẽ tiếp tục tăng cao trong những năm tiếp theo với điều kiện ngành du lịch và các cơ quan hữu quan biết khắc phục những hạn chế, tìm ra những biện pháp để thúc đẩy hơn nữa cac loại hình dịch vụ phục vụ du khách. Ước tính năm 2000 số lượng khách nội địa đến Bà Rịa - Vũng Tàu bằng 1/4 lượt khách nội địa của cả nước (cả nước có khoảng hơn 11 triệu người). Theo số liệu của Sở Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu thì hiện tại ngành du lịch nói chung và hoạt động dịch vụ du lịch nói riêng trên địa bàn tỉnh còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục, đó là: kết cấu hạ tầng, môi trường văn hóa du lịch trên địa bàn còn kém; các hoạt động dịch vụ phục vụ khách du lịch, tham quan còn nghèo nàn, chủ yếu du khách đi du lịch tắm biển; các cơ sở và hoạt động văn hóa - thể thao, các khu vui chơi giải trí thiếu chưa hề có khu vực vui chơi cao cấp, chương trình du lịch còn trùng lắp, ít được cải tiến. Các dịch vụ còn mang tính tự phát nên thường không theo quy hoạch, do các cá thể, gia đình hoặc một tập thể nào đó đứng ra kinh doanh, các hoạt động dịch vụ tăng đột biến vào các ngày lễ hội, những ngày nghỉ cuối tuần, giá cả các loại dịch vụ tương đối cao so với nhiều điểm trong cả nước trung bình từ 1-2 lần, ở Côn Đảo từ 4-5 lần. Hệ thống nhà hàng, khách sạn tương đối sang trọng nên giá thuê phòng cao, chỉ đáp ứng nhu cầu của du khách có thu nhập cao, công suất sử dụng phòng mới chỉ đạt khoảng trên 50%, thiếu các khách sạn và nhà nghỉ giá bình dân, phục vụ đa số khách có thu nhập trung bình, hệ thống nhà trọ hiện nay có khoảng 1.000 hộ gia đình kinh doanh phòng trọ với khoảng 4.000 phòng tuy nhiên việc đảm bảo an toàn về thân thể và tài sản cho du khách trong nhà trọ là không đảm bảo v.v... do đó dẫn đến tình trạng du khách chỉ lưu lại trong một ngày hoặc hai ngày ít khi kéo dài thời gian du lịch tại địa phương. Các dịch vụ phục vụ ăn uống giá cả khá cao, nên du khách đi du lịch, tắm biển thường có thói quen mang theo các loại thực phẩm ăn uống, đây cũng là một thiệt hại đáng kể cho các hoạt động dịch vụ của địa phương. Những địa danh nổi tiếng như rừng cấm quốc gia và di tích lịch sử cách mạng Côn Đảo còn chưa được khai thác. Theo phòng du lịch Côn Đảo thì trung bình mỗi năm Côn Đảo đón khoảng 12.000 lượt khách đây là con số hết sức khiêm tốn chỉ chiếm khoảng 3% tổng số lượt khách đến Bà Rịa - Vũng Tàu, nguyên nhân là do phương tiệnn giao thông vận tải ra Côn Đảo còn thiếu, hiện tại tuyến giao thông vận tải du lịch ra Côn Đảo chỉ có đường biển (tàu thủy) là duy nhất, có khoảng 2 tàu khách trong đó một tàu 100 chỗ và chỉ có một tàu hiện đại có khoảng 250 chỗ; du lịch đường thủy cũng gây nhiều khó khăn cho du khách như say sóng, say gió và tâm lý không an toàn khi thời tiết thay đổi; đây cũng là trở ngại cho du khách khi ra thăm Côn Đảo. Hơn nữa giá cả nhà hàng, khách sạn, lương thực, thực phẩm ở Côn Đảo quá cao nên hầu như khách du lịch đến Côn Đảo một lần thì ít có cơ hội quay lại. Khu rừng nguyên sinh Bình Châu - Phước Bửa, suối nước nóng Bình Châu đây là những nơi danh lam thắng cảnh đẹp, có thể du lịch sinh thái và chữa bệnh rất tốt, nhưng hiện tại ở đây lượng du khách còn ít, các hoạt động dịch vụ còn đơn giản, giá cả cao; đặc biệt là các công ty dịch vụ chưa khai thác được dịch vụ chữa bệnh bằng nước khoáng nóng, mà mới chỉ dừng lại ở hoạt động cho thuê buồng tắm, phục v