Lời cam đoan.i
Lời cảm ơn .ii
Mục lục .iii
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt .iv
Danh mục bảng biểu .v
MỞ ĐẦU .1
Chương 1: TIỀM NĂNG DU LỊCH CỦA KHU VỰC MIỀN TÂYTỈNH
YÊN BÁI .13
1.1. Địa lí tự nhiên.13
1.2. Con người và tài nguyên nhân văn.17
1.3. Điều kiện kinh tế.24
Chương 2: HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở KHU VỰC MIỀN TÂY TỈNH
YÊN BÁI (1986 -2013).27
2.1 Cơ sở phát triển du lịch khu vực miền Tây.27
2.1.1.Chủ trương đường lối của Đảng, các cấp chính quyền .27
2.1.2 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch .29
2.1.3.Nguồn nhân lực.32
2.1.4.Lượng khách du lịch .32
2.2. Các loại hình du lịch ở khu vực miền Tây.37
2.2.1 Du lịch văn hóa.38
2.2.2.Du lịch sinh thái.43
2.2.3. Du lịch cộng đồng.51
Chương 3: TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ DU LỊCH ĐỐI VỚI KINH TẾ -
XÃ HỘI KHU VỰC MIỀN TÂY TỈNH YÊN BÁI.55
3.1. Tác động về kinh tế.55
3.1.1.Đóng góp cho ngân sách của địa phương và của tỉnh .55
93 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kinh tế du lịch khu vực miền tây tỉnh Yên Bái (1986 – 2013), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g chân trong hành
trình khám phá Tây Bắc của du khách
Bảng 2.2. Lượng khách du lịch đến miền Tây từ 2000 đến năm 2013
Năm Lượng khách quốc tế Khách nội địa
2000 - 2006 2300 3100
2007 5.409 3456
2008 1.234 4390
2009 2.222 4432
2010 3332 4000
2013 3600 5500
(Nguồn tổng hợp từ báo cáo thống kê của Sở VHTT&DL)
Trong giai đoạn từ 2000 – 2006 khách du lịch quốc tế đến nước ta tăng
và kinh tế du lịch nước ta tăng nhanh, du lịch Yên Bái cùng du lịch miền Tây
đã được đón tiếp hơn 3000 lượt khách nội địa, doanh thu đạt 2,7 tỷ, đến năm
36
2010 lượt khách đến khu vực là 4000 lượt khách tăng 1000 lượt doanh thu đạt
4,6 tỷ tăng 2,3 tỷ (gấp 2 lần)
Sự phát triển và gia tăng lượng khách du lịch ở Yên Bái nói chung và
khu vực miền Tây nói riêng xuất phat từ Đảng và nhà nước ta đã và đang quan
tâm phát triển du lịch thông qua các biểu hiện như: xây dựng phát triển cơ sở
hạ tầng kĩ thuật, các ngành liên quan phục vụ du lịch, và đặc biệt Đảng và Nhà
nước ta rất chú trọng các hoạt động du lịch nhằm quảng bá cho du lịch Việt
Nam đến với thế giới. Và đây là một hoạt động rất có ý nghĩa đem lại hiệu quả
rất lớn cho du lịch Việt Nam .
Ngay từ đầu thế kỉ XXI Đảng đã tổ chức năm “Du lịch Việt Nam 2000”.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của du lịch những những năm qua, nhất là từ năm
2004 trở lại đây, tỉnh Yên Bái đã xác định du lịch là lĩnh vực ưu tiên đầu tư,
phat triển sau công nghiệp, nên hoạt động du lịch đã mạng lại kết quả đáng
khích lệ. Chương trình liên kết phát triển du lịch giữa ba tỉnh Yên Bái - Phú
Thọ - Lào Cai đã để lại nhiều ấn tượng với du khách trong nước và quốc tế.
Cùng với chương trình du lịch về nguồn, các hoạt động quảng bá văn hóa khu
vực đã diễn ra song song tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch. Năm 2012 để kỷ
niệm 60 năm thành lập thị xã Nghĩa Lộ “Tuần văn hóa du lịch Nghĩa Lộ” đã để
lại ấn tượng với du khách thập phương; Năm 2013 lễ hội xòe lớn nhất Việt
Nam cũng được tổ chức tại vùng văn hóa du lịch Mường Lò.Đây cũng chính
là những cơ hội, vận hội tạo bước chuyển biến mới cho ngành du lịch miền Tây
trong quá trình phát triển.
Trong giai đoạn từ 2000 – 2006 khách du lịch quốc tế đến nước ta tăng
và kinh tế du lịch nước ta tăng nhanh, du lịch Yên Bái cùng du lịch miền Tây
đã được đón tiếp hơn 3000 lượt khách nội địa, doanh thu đạt 2,7 tỷ đến năm
2010 lượt khách đến khu vực là 4000 lượt khách tăng 1000 lượt doanh thu đạt
4,6 tỷ tăng 2,3 tỷ (gấp 2 lần)
37
2.2. Các loại hình du lịch ở khu vực miền Tây
Ngay từ khi ngành du lịch Việt Nam được hình thành 1960 thì đã xuất
hiện các loại hình du lịch. Tuy nhiên các loại hình du lịch hình thành trước
1986 chỉ mang tính chất tổng hợp, chưa có gì nổi trội, và khái niệm du lịch chỉ
mang nghĩa đơn thuần. Đó là các chuyến đi nghỉ do các tổ chức, các ban ngành
đứng ra tổ chức cho nhân viên đi. Việc đi du lịch lúc này mang tính nghỉ ngơi
thuần nhất mà chưa thực sự xuất phát tù nhu cầu của con người. Từ 1986 đến
nay, các loại hình du lịch ở Việt Nam rất phong phú hơn rất nhiều giai đoạn
trước. Điều này có thể thấy rằng, tiềm năng du lịch của chúng ta đã và đang
được khai thác một cách có hiệu quả phù hợp với từng nhu cầu du lịch của
khách du lịch.
Hiện nay có rất nhiều loại hình du lịch như: Du lịch văn hoá (thăm thú
các di tích, thăm lại các chiến trường xưa ), Du lịch nghỉ ngơi – giải trí, Du
lịch chữa bệnh, Du lịch công vụ, Du lịch thăm hỏi, Du lịch quê hương (du lịch
thăm thân nhân, thăm bạn bè). Những loại hình du lịch này vừa đáp ứng
được nhu cầu du lịch của khách du lịch, vừa tạo điều kiện cho người phục vụ
du lịch đảm bảo việc bảo tồn và tôn tạo các tiềm năng du lịch.
Bên cạnh đó còn có các loại hình du lịch rất phù hợp với xu hướng du
lịch của thế giới, đều là những loại hình du lịch trên thế giới đang rất ưa chuộng
như: Du lịch dã ngoại (cắm trại, đi chơi,), Du lịch khám phá (tìm hiểu đến
những vùng dân tộc ít người, những cánh rừng nguyên sinh...), Du lịch mạo
hiểm (leo núi, lượt sóng, vượt thác ghềnh), Du lịch sinh thái.
Với đặc điểm về tự nhiên, dân cư, xã hội của khu vực miền Tây và
theo quy hoạch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, hiện nay ở khu
vực miền Tây loại hình du lịch sinh thái là loại hình chủ đạo khi du khách
được đến với khu rừng nguyên sinh Mù Cang Chải, thăm danh thắng Ruộng
Bậc thang Mù Cang Chải, khu sinh thái Suối Giàng.Ngoài ra còn có du
lịch cộng đồng khi tham gia tìm hiểu về các làng nghề thủ công của người
38
Mông - Mù Cang Chải, làng nghề dệt thổ cẩm ở Nghĩa An của Người Thái
và hoạt động du lịch văn hóa.
2.2.1 Du lịch văn hóa
Theo Luật du lịch Việt Nam “ Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa
vào bản sắc dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn các giá trị văn
hóa”. Du lịch văn hóa dựa trên các tài nguyên du lịch là các giá trị văn hóa của
một quốc gia, đó là các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Du lịch văn hóa
dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc kể cả
phong tục tín ngưỡngđể tạo ra sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ
khắp mọi nơi trên thế giới.
Trên cơ sở nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái và Quy
hoạch phát triển văn hóa, thể thao và Du lịch Yên Bái cùng với đề án xây dựng
Nghĩa Lộ thị xã văn hóa- du lịch, hoạt động du lịch văn hóa cùng với các sản
phẩm của hoạt động du lịch này chính là bước xuất phát đầu tiên cho du lịch
miền Tây tỉnh Yên Bái. Điều kiện cho sự tồn tại của hoạt động du lịch này là:
Nguồn tài nguyên thiên đa dạng và đặc trưng của vùng miền núi Tây
Bắc, ngoài việc tạo nên những thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ cho sự khám phá
trải nghiệm, thiên nhiên nơi đây còn giúp con người vượt khó sáng tạo nên các
phương thức canh tác, sáng tạo công cụ lao động để lại những giá trị văn hóa
vật chất mang đậm sắc thái của cư dân vùng non cao.
Nguồn tại nguyên nhân văn phong phú và độc đáo được hình thành trên
cơ sở điều kiện sống, lao động và đấu tranh của các dân tộc vùng miền Tây tỉnh
Yên Bái như di tích lịch sử văn hóa, tập quán sinh hoạt của cư dân..
Sự chuyển biến của kinh tế - xã hội các huyện thị khu vực miền Tây tạo điều
kiện cho việc nâng cao đời sống ,cải thiện chất lượng cuộc sống. Trong đó phải
nói đến việc nâng cấp cơ sở hạ tầng: Điện – Đường – Trường- Trạm, thúc đẩy
việc giao lưu văn hóa, thương mại dịch vụ giữa các địa phương, các vùng và
các tỉnh.
39
Du lịch tham quan các danh lam thắng cảnh thiên nhiên, các di tích lịch sử văn
hóa, giao lưu văn hóa văn nghệ thể thao kết hợp nghỉ ngơi. Hoạt động du lịch
này diễn ra dưới nhiều phương thức tổ chức, có thể do cơ quan đơn vi trường
họ tổ chức, có thể do các cá nhân tự tiến hành. Mục đích của hoạt động du lịch
này là ban đầu thường chỉ là thỏa mãn nhu cầu “nghe thấy đến nhìn để biết”.
Sau ngày đặc biệt là khi tham quan kết hợp học tập lúc bấy giờ vai trò của du
lịch văn hóa đã mang tính giáo dục từ đó kết hợp được việc hình thành ý thức
tự giác bảo vệ tôn tạo và giữ gìn các giá trị văn hóa.
Di tích lịch sử văn hóa đầu tiên đặt dấu ấn cho du lịch miền Tây và qua
đó tạo ra sản phẩm kinh tế của du lịch đó là việc mở cửa cho việc tham quan tại
khu tưởng niệm Hồ Chí Minh tại Nghĩa Lộ. Lợi ích kinh tế mà hoạt động tham
quan này mang lại đó là hiệu quả quảng bá cho một điểm đến trong các dịp
nghỉ cuối tuần của du khách ngay tại địa phương và các vùng lân cận.Hiệu ứng
cho sự quảng bá này là hàng năm khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại
Nghĩa Lộ đã đón tiếp trên 1000 lượt khách tham quan. Các di tích lịch sử khác
tại địa phương cũng đã được bảo tồn tu tạo như di tích Căng đồn Nghĩa Lộ,
Đèo Lũng Lô, nơi thành lập đội du kích Khau Phạ.
Hoạt động du lịch này bên cạnh ý nghĩa nhân văn giáo dục truyền thống
thì đây còn là điểm đến của khách du lịch – sự lưu trú hay dừng chân chỉ có
tính chất tạm thời của du khách đã đem đến nhiều cơ hội cho ngành dịch vụ và
thương mại phục vụ nhu cầu ăn, nghỉ tạm thời của du khách. Cơ sở hạ tầng
từng bước được quan tâm nâng cấp, qua đó thu hút nhiều nguồn vốn cho xây
dựng cơ sở hạ tầng phụ vụ du lịch. Ở tầm vĩ mô cũng đặt vấn đề là đưa du
khách lưu lại lâu hơi và trở lại với địa phương vậy nên phải đa dạng hóa các
sản phẩm du lịch văn hóa.
Mô hình du lịch lễ hội, đây là sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng miền
Tây Yên Bái. Điểm khác của lễ hội ở đó là các lễ hội gắn với văn hóa tộc
người, yếu tố tâm linh gắn với tôn giáo ít mà chủ yếu là lễ hội gắn với tín
40
ngưỡng của cư dân sản xuất nông nghiệp vùng núi. Điểm nhấn của hoạt động
du lịch lễ hội của vùng là diễn vào mùa xuân, mùa của gieo trồng sản xuất như
Lễ hội “tăm khẩu mẩu”, hội “Lồng tồng” của người Tày; hội “Gầu tào”của
người H’Mông; hội “Hạn khuống” của người Thái. Bên cạnh các lễ hội gắn
với tín ngưỡng nông nghiệp cho mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, đến với
tộc người Dao du khách còn được gặp lễ cấp sắc – lễ cho người đàn ông Dao
trưởng thành và khi chết mới được cúng ma.
Lễ hội của các tộc người thường được diễn ra trong khuôn khổ của một
làng, tại nơi trung tâm của làng sau nghi thức của phần lễ đó là các hoạt động
hội. Hội làng trên các bản vùng miền núi thường diễn ra các hoạt động trình
diễn nghệ thuật truyền thống như múa xòe của người Thái, hát then, hát lượn
của người Tày, hát giao duyên, múa khèn của người H’Mông.
“ Du lịch lễ hội” đang phát triển ở miền Tây trong những năm gần đây
được phát triển dựa trên những lễ hội rất độc đáo và phong phú của đồng bào
các dân tộc thiểu số nơi đây. Bên cạnh rất nhiều những nét văn hóa độc đáo
khác thì những lễ hội truyền thống của các dân tộc chính là điểm nhấn quan
trọng đã và đang thu hút một lượng lớn khách du lịch yêu thích tìm hiểu văn
hóa đến với miền Tây Yên Bái. Với mục đích gắn việc bảo tồn văn hóa với phát
triển du lịch bền vững góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhân dân, từ trước
năm 2005, ngành Văn hóa - Thông tin (nay là Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
Yên Bái đã tổ chức khảo sát, lập hồ sơ khoa học cho 2 làng và toàn bộ 17 dân
tộc, thống kê các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể để lập danh sách các di
sản văn hóa đặc biệt có giá trị cần bảo tồn và khai thác. Đến nay, theo Sở Khoa
học và Công nghệ tỉnh Yên Bái đã sưu tầm 100 mẫu hoa văn cổ của người
Mông, 264 hiện vật dân tộc học của 3 nhóm, ngành dân tộc ở miền Tây cùng
92 phong tục tập quán của các nhóm, ngành dân tộc, 20 lễ-tết-hội; 80 bài dân
ca, 10 bản nhạc khí, 15 điệu múa, 8 cuốn sách cổ của các dân tộc Dao, Thái,
Mông, Tày, Dáy, Khơmú. Đến nay, tỉnh đã bảo tồn và xây dựng được một số
41
làng văn hóa du lịch và chợ văn hóa vùng cao phục vụ phát triển du lịch và bảo
tồn văn hóa.
Mô hình “ Du lịch lễ hội” của ba tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ là hoạt
động du lịch lễ hội văn hóa đang ngày càng trở nên hấp dẫn với tên gọi
“Chương trình du lịch về cội nguồn” (CTDLVCN). Trong nhiều năm thực hiện
CTDLVCN đã tạo chuyển biến trong nhận thức của lãnh đạo cả ba tỉnh cũng
như các doanh nghiệp, người dân tự nguyện tham gia, góp phần thúc đẩy phát
triển du lịch. Chương trình được tổ chức với nhiều hoạt động sôi động, phong
phú, nhận thức về giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống phục vụ
phát triển du lịch được nâng lên. Chương trình đã kết nối được nhiều tour,
tuyến du lịch trên địa bàn ba tỉnh như “ Cội nguồn đất Tổ” “ Cội nguồn Tây
Bắc”, “Sắc màu vùng cao”, “ Vùng đất ngọc”.
Du lịch làng nghề, với hoạt động tham quan tìm hiểu hay nghỉ dưỡng du
khách cũng có nhu cầu tìm hiểu về các hoạt động sản xuất của cư dân bản địa.
Ngoài các sản vật địa phương thì đồ lưu niệm trở thành một sản phẩm du lịch
mang lại giá trị kinh tế cho dân cư và góp phần duy trì bảo tồn các nghề thủ
công truyền thống.Với công đồng cư dân miền Tây của Yên Bái, các sản phẩm
thủ công cũng như các sản vật thiên nhiên thường gắn với đời sống vật chất của
họ.Cùng với sự phát triển của các nghề thủ công đó là việc khôi phục các phiên
chợ làng văn hóa, chợ văn hóa vùng cao, hỗ trợ cho du lịch lễ hội mà nên đặc
trưng riêng của du lịch văn hóa miền núi Tây Bắc. Các nghề thủ công đã và
đang được phục hồi phát triển đó là các nghề: dệt vải, dệt thổ cẩm, nghề rèn,
chạm khắc bạc, đan lát của dân tộc Mông, Thái, MườngNổi bật lên trong số
những bản làng văn hóa đã được bảo tồn và xây dựng hiện nay ở miền Tây là
làng thổ cẩm Pakét của người Thái đen Nghĩa Lộ và làng nghề thủ công của
người Mông ở Mù Cang Chải. Với những nét độc đáo về con người, cảnh vật,
những sản phẩm truyền thống và những lễ hội độc đáo, nơi đây đang hứa hẹn là
42
chốn dừng chân yêu thích của phần lớn du khách khi đến với mô hình du lịch
văn hóa tại miền Tây.
Làng thổ cẩm Pakét thuộc phường Trung Tâm thị xã Nghĩa Lộ, sản
phẩm của làng dệt thổ cẩm Paket đủ kiểu dáng và sắc màu trông bắt mắt.
Một vài sản phẩm chính có thể kể đến là: túi khoác du lịch, những chiếc
khăn, túi xách tay, ví đựng tiền, các tấm áo choàng thổ cẩm... với đủ sắc màu
rực rỡ. Những sản phẩm này hoàn toàn do bàn tay khéo léo tài hoa của các
chị em người Thái tạo nên với những đường nét hoa văn được thể hiện qua
các họa tiết cây cỏ hoa lá, chim muông thật tinh tế luôn gây được sự tò mò
hiếu kỳ và đặc biệt hấp dẫn các khách du lịch đến với cánh đồng Mường Lò.
Ðối với người dân tộc vùng cao, thổ cẩm không chỉ để dùng trang trí, tô
điểm thêm cho sắc đẹp mà còn là vật kỷ niệm của tình yêu hay trong ngày
cưới của các đôi trai gái. Những đường nét hoa văn thể hiện trên tấm thổ
cẩm là những tinh hoa của nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc làm cho thổ
cẩm Mường Lò không thể hoà lẫn được với bất cứ sản phẩm thổ cẩm của
vùng nào. Các sản phẩm hàng hoá làm ra ở đây được "xuất khẩu tại chỗ"
bằng cách bán trực tiếp cho khách hoặc có thể bán gián tiếp cho du khách
thông qua việc cung cấp các mặt hàng này cho các quầy thổ cẩm ở chợ
Mường Lò, các cửa hàng bán đồ lưu niệm của thị xã Nghĩa Lộ.
Dế Xu Phình, La Pán Tẩn, Phình Hồ là một trong số các bản làng có
nghề rèn, chạm bạc của người Mông. Ngoài nghề rèn, chạm bạc còn lưu giữ
nhiều nghề thủ công truyền thống như trồng bông, lanh, dệt vảiQua những
khung dệt, người Mông tạo nên những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc và hoa văn
mô phỏng cây, lá, hoa, muông thú... Gắn liền với công đoạn dệt vải bông, vải
lanh là khâu nhuộm và in thêu hoa văn, phổ biến là kỹ thuật nhuộm chàm,
nhuộm nước tro thảo mộc và cây lá rừng.Vải nhuộm xong được đánh bóng
bằng cách lăn vải với khúc gỗ tròn trên phiến đá phẳng có bôi sáp ong. Nghề
chế tác đồ trang sức bằng bạc đã có từ lâu đời và tạo ra những sản phẩm tinh
43
xảo. Quy trình chế tác bạc gồm nhiều công đoạn.Trước hết, họ cho bạc vào nồi
trên bễ lò đun đến khi nóng chảy thì rót vào máng. Chờ khi bạc nguội lấy ra
dùng búa đập, rèn sao cho thanh bạc có kích cỡ to, nhỏ, dài, ngắn, vuông, tam
giác, tròn, dẹt hay kéo thành sợi. Tiếp đó, họ giũa cho thật nhẵn và nếu cần
trang trí thì dùng đinh để chạm khắc, tạo hoa văn nổi hoặc chìm rồi mới uốn
hình sản phẩm. Cuối cùng là bước đánh nhẵn, làm trắng và bóng. Sản phẩm
chạm bạc rất phong phú, tinh xảo nhất là đồ trang sức của phụ nữ như: vòng
cổ, vòng tay, dây xà tích, nhẫn...
Du lịch văn hóa hiện nay là sự lựa chọn của các nước đang phát triển.
Bên cạnh những loại hình như du lịch sinh thái, du lịch khám chữa bệnh, du
lịch mạo hiểm, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dụcgần đây du lịch văn hóa
được xem là loại sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều
khách du lịch quốc tế. Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn
hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng...để
tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới. Đối với
khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán
bản địa, thì du lịch văn hóa gắn liền với địa phương – nơi lưu giữ nhiều lễ hội
văn hóa và cũng là nơi tồn tại đói nghèo. Khách du lịch ở các nước phát triển
thường lựa chọn những lễ hội của các nước để tổ chức những chuyến du lịch
nước ngoài. Bởi thế, thu hút khách du lịch tham gia du lịch văn hóa tức là tạo ra
dòng chảy mới và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương. Ở những
nước kém phát triển hoặc đang phát triển, nền tảng phát triển phần lớn không
dựa vào những đầu tư lớn để tạo ra những điểm du lịch đắt tiền, mà thường dựa
vào nguồn du lịch tự nhiên và sự đa dạng trong bản sắc dân tộc. Những nguồn
lợi này không tạo ra giá trị lớn cho ngành du lịch, nhưng lại đóng góp đáng kể
cho sự phát triển của cộng đồng và xã hội.
2.2.2.Du lịch sinh thái
Thuật ngữ về “ du lịch sinh thái” có ý nghĩa là du lịch ý thức hay du lịch
có trách nhiệm với môi trường. Hiện nay trên thế giới có 11 loại hình du lịch
44
dựa vào thiên nhiên và có trách nhiệm với môi trường.Vì đều có trách nhiệm
với môi trường nên mỗi nhà điều hành du lịch trong mỗi loại hình du lịch đều
nhận mình là du lịch sinh thái duy nhất. Như vậy, cho đến gần định nghĩa về du
lịch sinh tháivẫn chưa được thống nhất.
Để có được sự thống nhất về khái niệm làm cơ sở cho công tác nghiên
cứu và hoạt động thực tiễn của DLST, Tổng cục du lịch Việt Nam đã phối hợp
với nhiều tổ chức quốc tế như ESCAP, WWFcó sự tham gia của các chuyên
gia, các nhà khoa học quốc tế Việt Nam về DLST và các lĩnh vực liên quan, tổ
chức hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở
Việt Nam” từ ngày 7 đến 9/9/1999. Một trong những kết quả quan trọng của
hội thảo lần đầu tiên đã đưa ra định nghĩa về DLST ở Việt Nam, theo đó:
“DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với
giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững,
với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”[50]. Du lịch sinh thái là
loại hình du lịch kết hợp hài hòa cả ba mục tiêu: Kinh tế, xã hội và sinh thái.
Do đó du lịch sinh thái là một loại hình du lịch bền vững, nó đảm bảo cho môi
trường tự nhiên và xã hội không những không bị suy thoái mà còn được củng
cố và phát triển lâu dài.
Với đặc trưng tự nhiên của vùng rừng núi Tây Bắc mà cụ thể là vùng núi
cao thuộc huyện Mù Cang Chải đã được quy hoạch thành khu bảo tồn thiên
nhiên – cụ thể là bảo tồn loại và sinh cảnh. Ngoài ra trên cơ sở tiềm năng về tài
nguyên nhân văn Suối Giàng một xã vùng cao của huyện Văn Chấn, xã bao
gồm có 4 thành phần tộc người cư trú là người Mông, Dao, Kinh, Tày, trong đó
người Mông chiếm 98,5% còn lại các dân tộc khác chiếm gần 2%. Do vậy các
giá trị văn hóa dân gian truyền thống của đồng bào Mông nơi đây còn lưu trữ
nhiều yếu tố cổ truyền độc đáoNhư vậy, cùng với du lịch văn hóa khu vực
miền Tây tỉnh Yên Bái du lịch sinh thái cũng được coi là hoạt động du lịch đem
lại nguồn thu mà lại bền vững thân thiện với môi trường và có tính giáo dục ý
thức cao.
45
Tại khu sinh thái Pú Luông và bảo tồn sinh cảnh Chế Tạo Mù Cang
Chải, đây là khu sinh phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học là chính do đó
khai thác phục vụ du lịch tham quan cần có sự định hướng để bảo vệ nguyên
trạng không để du khách và lợi ích du lịch không phá hoại môi trường sinh
cảnh và môi trường sống của các loài. Hướng khai thác du lịch của tỉnh và địa
phương đối với việc bảo tồn vùng sinh thái này là phát huy tiềm năng của các
khu vực phụ cận để quảng bá du lịch mà vẫn giữ chân du khách đến với Mù
Cang Chải trên con đường du lịch Tây Bắc. Cụ thể:
“ Với Danh thắng ruộng bậc thang Mù Cang Chải, công trình khai phá đồi núi
thành ruộng trồng lúa nước từ hàng trăm năm trước của đồng bào H’Mông tại
xã La Pán Tẩn, Zế Xu Phình, Chế Cu Nha của huyện Mù Cang Chải. Hướng
quy hoạch là đầu tư bảo tồn phong cảnh thiên nhiên hiện có của các khu ruộng,
xây dựng hệ thống cung cấp, tiêu thoát nước cho toàn bộ danh thắng ruộng bậc
thang, trồng rừng giữ đất, bảo vệ rừng nguyên sinh tại các vành đai. Bảo tồn
một số bản người H’Mông sở tại, bảo tồn một số nghề tiêu biểu như làm dụng
cụ khai khẩn trên đất hoang, canh tác trên ruộng bậc thang, nghề chế biến sản
phẩm nông nghiệp”[ 86, tr 48-49].
Để khai thác tối đa hiệu quả của hoạt động du lịch sinh thái tại Mù Cang
Chải và tạo ra sản phẩm du lịch có chất lượng cho khu vực. Sở VHTTDL tỉnh
Bái đã thu hút các thành phần kinh tế khác ngoài Nhà nước để xây dựng điểm
dừng chân ở đỉnh đèo Khau Phạ với tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng và chia thành
ba giai đoạn từ năm 2011 đến 2025 “ Điểm dừng chân ở đỉnh đèo Khau Phạ -
đây là đỉnh núi cao thứ hai sau Phanxipăng có thời tiết mát mẻ quanh năm, tại
nơi đây còn giữu được nhiều cánh rừng nguyên sinh và là nơi có hệ sinh quyển,
hệ thực vật phong phú. Tại lưng chừng đèo có hệ thống nước suối đá phù hợp
cho việc nuôi trồng thủy sản cao cấp cá hồi và cá tầm. Tại đây đã hình thành hệ
thống nhà nghỉ đón du khách tham quan cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và
thưởng thức món cá hồi trên núi. Hướng quy hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ
46
tầng du lịch gồm trạm dừng chân cho du khách, bến đỗ xe, nhà hàng, khách sạn
đạt tiêu chuẩn 3 sao.”[ 86, tr 48-49]
Huyện Mù Cang Chải là nơi có khu bảo tồn loài và sinh cảnh rộng trên
20.000ha, cánh rừng nguyên sinh đẹp bậc nhất vùng Tây Bắc. Khu bảo tồn nằm
trên địa bàn các xã Chế Tạo, Nậm Khắt, Pú Luông, Lao Chải, Zế Xu Phình tạo
thành một vòng cung nhờ một hệ thống núi cao từ 1.700 – 2.500m bao quanh
xã Chế Tạo và vùng đầu nguồn của sông Nậm Chải, rừng phòng hộ lưu vực hệ
thống sông Đà. Nơi đây có tính đa dạng cao về thực vật và một số loại động vật
thuộc diện quí hiếm được ghi vào sách Đỏ Việt Nam và thế giới, trong đó đặc
biệt có loại vượn đen tuyền. Bên cạnh đó rừng ở đây còn là nơi lưu giữ nguồn
gen các loài cây dược liệu quý như đẳng sâm, hà thủ ô, sa nhânkhí hậu ở đây
khá đặc biệt mùa hè rất mát còn mùa đông thì rất lạnh. Đây cũng là một trong
những yếu tố hấp dẫn đối với du khách. Đồng bào người Mông ở đây còn giữ
được nhiều giá trị văn hóa truyền thống, đó là các phong tục cưới hỏi, ma chay
và lễ hội mang nét đặc sắc riêng của đồng bào như lễ hội cơm mới, Tết truyền
thống của người Mông (trước tết Nguyên đán 1 tháng). Trong những ngày tết,
đồng bào người Mông thường tổ chức đua ngựa, đánh quay, đẩy gậy, bắn nỏ,
hội Gầu tào, ném paoThanh niên nam nữ ăn mặc đẹp, rủ nhau đi chơi, thổi
kèn lá, kèn môi, ném pao, hát đúm. Ngày tết còn có ý nghĩa là ngày hội giao
duyên của các đôi trai gái. Đi vào sâu trong các bản làng du khách có thể tham
quan khung cảnh làng bản người Mông nằm ở những sườn núi cao từ 800 đến
1.700m.
Trải qua hàng đời gắn bó với vùng núi cao Mù Cang Chải, người Mông
đã đúc kết được những phương thức sinh sống khá độc đáo, thích ứng với điều
kiện nơi đây như kinh nghiệm làm ruộng bậc thang và một số nghề thủ công
như: Nghề rèn đúc, dệt vải bằng sợi lanh, làm đồ trang sức
Điểm hấp dẫn nhất đối với du khách khi đến với Mù Cang Chải đó là
được thỏa thích ngắm nhìn ruộng bậc thang và chụp ảnh. Hệ thống ruộng bậc
thang ở Mù Cang Chải với diện tích khoảng 700ha tập trung chủ yếu ở 3 xã La
Pán Tẩn, Chế Cu Nha. Dế Xu Phình. Năm 2007, ruộng bậc thang ở 3 xã này đã
47
được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích danh thắng cấp quốc
gia. Tháng 10 dương lịch hàng năm là tháng lúa chín rộ, đây cũng là mùa đẹp
nhất trong năm ở Mù Cang Chải nên thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham
quan.
Tuy nhiên du lịch ở đây mới mang tính sơ khai, tự phát chưa có quy
hoạch và chiến lược cụ thể của các cấp chính quyền địa phương cũng như sự
quan tâm của các nhà đầu tư. Để tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch sinh thái
dựa cộng đồng phát triển và mang lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế xã hội cho
người dân địa phương, thiết nghĩ đã đến lúc chính quyền địa phương, các cơ
quan chức năng có liên quan đến ngành du lịch cần quan tâm tiến hành một số
hoạt động cụ thể như:
Khảo sát, kiểm kê tài nguyên du lịch, xâu dựng quy hoạch phát triển du
lịch tập trung chủ yếu vào các nguồn tài nguyên du lịch có sẵn như: ruộng bậc
thang tại các xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Su Phình, các làng bản,văn hóa
truyền thống của người Mông (các lễ hội, trang phục, tập quán, làng nghề..);
Quy hoạch không gian du lịch cho phép nhằm phục vụ nhu cầu tham quan tìm
hiểu, nghiên cứu về đa dạng sinh học và tổ chức các hoạt động giáo dục môi
trường cho học sinh sinh viên trong khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang
Chải.
Xây dựng trung tâm quảng bá và xúc tiến du lịch để tăng cường phát
triển và quảng bá các tour, tuyến và sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng của
Mù Cang Chải.
Đầu tư xây dựng mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng, giao thông điện nước,
các công trình nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí ẩm thực miền núi và các hoạt động
bảo vệ cảnh quan, môi trường thiên nhiên.
Hướng dẫn cho người dân phát triển du lịch sinh thái thông qua việc liên
kết tạo ra các sản phẩm du lịch và dịch vụ tại địa phương: mô hình homestay,
dịch vụ thuê xe đạp hoặc xe máy, hướng dẫn viên bản địa, sản phẩm làng nghề
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_kinh_te_du_lich_khu_vuc_mien_tay_tinh_yen_bai_1986.pdf