Luận văn Kinh tế ngư nghiệp và văn hóa của cư dân ven biển huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định từ năm 1986 đến năm 2012

Trang bìa phụ

Lời cam đoan. i

Lời cảm ơn . ii

Mục lục . iii

Danh mục các từ viết tắt . iv

Danh mục các bảng. v

Danh mục biểu đồ. vi

MỞ ĐẦU . 1

1. Lí do chọn đề tài . 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 2

3. Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu . 5

4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu. 6

5. Đóng góp của đề tài . 8

6. Bố cục của luận văn. 8

Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN HẢI HẬU VÀ KINH TẾ, VĂN HÓA

TRƯỚC 1986 . 11

1.1. Khái quát về huyện Hải Hậu . 11

1.1.1. Vị trí địa lý. 11

1.1.2. Điều kiện tự nhiên. 11

1.2.3. Lịch sử hình thành . 16

1.2. Kinh tế - văn hóa huyện Hải Hậu trước 1986 . 19

1.2.1. Về kinh tế . 19

1.2.2. Về văn hóa. 29

Tiểu kết chương 1. 33

Chương 2. KINH TẾ NGƯ NGHIỆP CỦA NGƯ DÂN VEN BIỂN

HUYỆN HẢI HẬU TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2012. 34

2.1. Bối cảnh lịch sử . 34

pdf111 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kinh tế ngư nghiệp và văn hóa của cư dân ven biển huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định từ năm 1986 đến năm 2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuồng), đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản, tôm cua bể, rong câu hoặc chế biến 40 nước mắm, cá khô, thức ăn chăn nuôi. Từ năm 1986 nghề cá phát triển tốt nhờ chuyển từ lưới gai sang lưới ni lông, đồng thời chuyển dần phương tiện đánh bắt bằng thủ công sang cơ giới, mở rộng được phạm vi hoạt động. Đồng thời các HTX cũng mở rộng việc sửa chữa tàu thuyền phục vụ cho nghề cá. Từ khi có cơ chế mới, nghề cá càng phát triển hơn, nhiều hộ còn sắm thuyền thu gom hải sản đem xuất khẩu. Những năm này nguồn cá sẵn, nhiều mẻ rùng, mẻ lưới kéo được hàng tạ, hàng tấn tôm he, tôm vàng. Năm 1993, khai thác đánh bắt thuỷ hải sản ở xã Hải Triều đã vượt 12,5% sản lượng cùng kì năm trước và vượt chỉ tiêu đại hội Đảng bộ lần thừ 17 xã đã đề ra trước đó. Ở HTX Tân Hải (xã Hải Thịnh), chính quyền cùng với ngư dân đầu tư 7 đôi tàu mới trị giá lên tới 1 tỉ đồng, phát triển thêm 30 mảng rùng và hàng trăm xuồng lưới. HTX mua 2 đôi tàu đánh bắt cá xa bờ có công suất 200 mã lực, giá trị lên tới 1,5 tỉ đồng bằng vốn tự có. Bình quân sản lượng khai thác hàng năm là 659 tấn (riêng HTX Tân Hải là 380 tấn), tổng giá trị 2,5 tỉ đồng/năm, đạt 95% chỉ tiêu kế hoạch. HTX đã từng bước mở rộng diện tích nuôi trồng thủy hải sản với gần 50 ha đầm hồ, hàng năm thu hoạch: 3,5 tấn cua, 3 tấn tôm, tổng giá trị trên 400 triệu đồng. Năm 1995 toàn xã Hải Triều có 5 đôi rùng thưa và hàng trăm bè, mủng làm nghề đánh bắt cá thủ công. Thời kỳ này nghề lộng, đạt sản lượng khá, hai năm 1994 - 1995 sản lượng đánh bắt đạt 1000 tấn. Bình quân thu nhập một lao động nghề cá đạt 3 - 3,5 triệu đồng/năm. Giá trị tài sản có từ 2,5 - 2,8 tỉ đồng, trong đó 50% là vốn tự có của nhân dân. Nhờ đó người dân có thu nhập khá hơn, nhiều hộ thu được hàng chục triệu đồng. Những năm này, mỗi khi chiều về, ngoài bãi biển thường có hàng trăm chiếc thuyền, mủng, mảng đậu san sát. Người đổ ra mua bán vận chuyển đông vui tấp nập. Sự làm giàu từ khai thác và xuất khẩu hải sản đã thôi thúc việc tính toán làm ăn vươn ra biển làm cho không khí của làng xóm cũng sôi động. Thực hiện chủ trương của huyện, nhiều xã đã xây dựng đề án “phát triển kinh tế biển”. Đồng thời, tiến hành điều tra, khảo sát, xây dựng quy hoạch, kế 41 hoạch, tập trung nguồn lực, cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng. HTX tiến hành phổ cập kĩ thuật cho ngư dân, cử đi đào tạo thợ máy có trình độ sửa chữa vừa và nhỏ, tập trung vốn mua sắm các phương tiện phục vụ cho sản xuất. Từ sau năm 1986, kinh tế ngư nghiệp ở Hải Hậu đã ngày càng có nhiều đổi mới. Tình trạng khai thác đánh bắt cá và nuôi trồng thủy hải sản đang phát triển theo chiều hướng ngày càng gia tăng, nhiều cơ sở sản xuất đã từng bước tìm kiếm thị trường, định hướng sản xuất kinh doanh, xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, huy động vốn. Thực hiện theo chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, xóa bỏ bao cấp, nhân dân Hải Hậu nói chung và nhân dân các xã ven biển đã phát huy truyền thống tự lực tự cường, vượt khó khăn gian khổ, bám biển, bám đất, bám làng cùng nhau phát triển sản xuất kinh tế địa phương. Trải qua 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, năng suất lao động đã tăng dần lên, góp phần cải thiện phần nào đời sống nhân dân vùng biển. Bảng 2.1.Thống kê tình hình khai thác thủy sản ở 6 xã ven biển năm 1996 STT Tên xã Phương tiện tàu ven bờ/ cái Sản lượng/ tân 1 Hải Đông 10 170 2 Hải Lý 20 339 3 Hải Chính 20 339 4 Hải Triều 25 424 5 Hải Hòa 35 594 6 Thịnh Long 75 1730 [14,17,20,23,27] Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, như vậy những năm đầu của công cuộc đổi mới theo đường lối CNH - HĐH đất nước, mặc dù còn nhiều khó khăn, việc khai thác thủy sản mới chỉ là đánh bắt gần bờ chứ chưa có phương 42 tiện đánh bắt xa bờ, do thiếu vốn đầu tư, cơ sở vật chất còn nhiều lạc hậu, nhưng nghề cá nhân dân đã đầu tư 30 tỷ đồng để đổi mới trang thiết bị thuyền lưới, mở rộng ngư trường đánh bắt, đến năm 1996, riêng 6 xã ven biển đã có 180 tàu gắn máy với tổng công suất 10. 250 CV, tăng 341 % so với năm 1991. Sản lượng đánh bắt bình quân hàng năm đạt trên 3000 tấn đã góp phần cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao thu nhập quốc dân trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực, ngành khai thác thủy sản thời kì này vẫn còn nhiều hạn chế do kinh tế hộ khai thác thủy sản, chủ yếu là các hộ ngư dân nghèo, không có vốn để mua sắm phương tiện, ngư cụ lớn, nên chỉ làm các loại nghề khai thác giản đơn. Các hộ này vốn ít, phương tiện là xuồng, mủng, mảng gắn máy công suất nhỏ, cách đánh bắt chủ yếu là te, xúc, xiếc, ven bờ...Mỗi phương tiện có từ một đến ba lao động trong gia đình, năng suất hiệu quả thấp. Thời kì từ 1997 - 2012: Đây là thời kì bắt đầu thực hiện đường lối CNH - HĐH đất nước. Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương chính sách quan tâm đầu tư phát triển kinh tế ở các địa phương theo tinh thần của ĐH Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996), ĐH đại biểu Đảng bộ huyện Hải Hậu lần thứ XXII đã xác định phương hướng mục tiêu nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch 5 năm (1996 - 2000) là: “. Xây dựng cơ cấu kinh tế: Nông - công nghiệp - dịch vụ, đưa nhanh kinh tế biển, dịch vụ và du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo sự biến đổi căn bản về cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện với tốc độ tăng trưởng nhanh, để từng bước thực hiện CNH - HĐH, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, tăng cường công tác quốc phòng an ninh...” [77, tr 125 ] Chính quyền địa phương và nhân dân vùng ven biển Huyện Hải Hậu dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ các cấp đã nhanh chóng triển khai kế hoạch, biến “quyết tâm thành hành động”, ra sứa lao động sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo và đưa đất nước tiến lên con đường công nghiệp hóa. Ở thời kì này, sản lượng khai thác thủy sản của các xã ven biển Hải Hậu tăng nhanh so với các huyện ven biển khác của tỉnh Nam Định. 43 Bảng 2.2: Sản lượng khai thác cá biển phân theo địa phương(1997 - 2000) Đơn vị tính: tấn Năm Đơn vị 1997 1998 1999 2000 Quốc doanh Giao Thủy Nghĩa Hưng Hải Hậu 250 1.800 2.688 4.150 700 1.464 3.700 6.203 800 2.300 4.500 9.090 850 3.508 4.783 10.298 Tổng số 8.888 12. 067 16.740 19.439 [77, tr. 24] Theo dõi bảng thống kê về tình hình khai thác thủy sản trên của tỉnh Nam Định, ta có thể thấy huyện Hải Hậu là đơn vị có sản lượng khai thác thủy sản cao nhất của cả tỉnh là 10. 298 tấn, chiếm 52,9% sản lượng của cả tỉnh. Biểu đồ 2.1. Sản lượng khai thác thủy sản phân theo địa phương từ 1997 - 2000 (đơn vị : tấn) Căn cứ vào biểu đồ minh họa, nếu so sánh tỉ lệ sản lượng khai thác thủy sản giữa các huyện ven biển của tỉnh Nam Định là Nghĩa Hưng, Giao Thủy, 44 Hải Hậu với Nhà nước thì sản lượng khai thác thủy sản của huyện Hải Hậu luôn đạt tỉ lệ % cao nhất , chiếm tỉ lệ trên, dưới 50% trong tổng số sản lượng chung của các đơn vị trên. Trong những năm 1996 - 2000, nghề đánh cá biển có thuận lợi mới, nhất là việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nhà nước Việt Nam và Trung Quốc, ngày 25/12/2000 Việt Nam và Trung Quốc đã chính thức kí Hiệp định hợp tác nghề cá trong vịnh Bắc Bộ, đã mở ra khả năng mới cho ngành thủy sản. Quán triệt thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX (năm 2001) với mục tiêu: “Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển và hải đảo, phát huy thế mạnh đặc thù của hơn 1 triệu km2 thềm lục địa. Tăng cường điều tra cơ bản làm cơ sở cho các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển. Đẩy mạnh công tác nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản; thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí; phát triển đóng tàu thuyền và vận tải biển; mở mang du lịch;bảo vệ môi trường; tiến mạnh ra biển và làm chủ vùng biển. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và ven biển, khai thác lợi thế của các khu vực cửa biển, hải cảng để tạo thành vùng phát triển cao, thúc đẩy các vùng khác ” Đảng bộ huyện đã ra nghị quyết lần thứ 23 về chương trình phát triển thủy sản của huyện thời kì 2001 - 2005. Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện, xã, thị trấn và chính quyền địa phương, nhân dân 6 xã ven biển của huyện Hải Hậu quyết tâm thực hiện mục tiêu theo kế hoạch mà Đảng bộ huyện đã đề ra. Trải qua 5 năm thực hiện,tình hình khai thác thủy sản của nhân dân các xã ven biển huyện Hải Hậu có nhiều chuyển biến tích cực. Vai trò của ngành kinh tế biển được nâng cao, nhất là từ khi UBND huyện ban hành đề án số 85 - ĐA/UB, ngày 04 - 4 - 2001 về: đẩy mạnh khai thác nuôi trồng thuỷ hải sản. Điểm nhấn ở đây là chú trọng phát triển nghề cá, xây dựng mô hình quản lý sản xuất mang tính tập thể, duy trì đánh bắt hải sản bãi ngang, tìm tòi mở rộng ngư trường khai thác. Đồng thời huy động mọi nguồn vốn nhân dân cùng với nguồn vay vốn nhà nước để đổi mới trang thiết bị kỹ thuật và phát triển nghề mới. Ngoài ra các ngư dân còn đánh bắt sứa xuất khẩu sang Trung Quốc, cơ bản giải quyết đủ việc làm, tăng thu nhập cho toàn xã. Riêng thị trấn Thịnh 45 Long mỗi năm đánh bắt được hàng nghìn tấn sứa. Đặc biệt năm 2005 thu nhập từ sứa biển đạt gần 12,4 tỉ đồng. Năm 2002, tổng sản lượng khai thác cá biển đạt 95,8% kế hoạch năm. Năm 2003 tổng sản lượng khai thác cá đạt 12.200 tấn, bằng 101,7 % kế hoạch năm. Năm 2004 bằng năm sản lượng 2003. Năm 2005 đạt 14.300 tấn. Bình quân 5 năm là 12. 060 tấn/ năm, tăng 91,2 % so với nhiệm kì trước, sản phẩm xuất khẩu tăng 28%. Bình quân thu nhập một lao động từ 7,5 đến 9 triệu đồng/năm. Năm 2006 là năm quán triệt thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của văn kiện ĐH Đảng toàn quốc lần thứ X: “Phát triển kinh tế ven biển, biển và hải đảo theo định hướng Chiến lược biển đến năm 2020. Xây dựng hợp lý hệ thống cảng biển, các khu công nghiệp, khu kinh tế, đô thị ven biển gắn với phát triển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, khai thác, chế biến dầu khí, vận tải biển, du lịch biển. Phát triển mạnh kinh tế đảo, khai thác hải sản xa bờ gắn với tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và giữ vững chủ quyền vùng biển quốc gia. Đẩy mạnh việc điều tra cơ bản đối với một số loại tài nguyên biển quan trọng”[97, tr.1249], nhân dân Hải Hậu được Đảng bộ các cấp và chính quyền địa phương đã triển khai kế hoạch đẩy mạnh khai thác thủy sản địa phương, nhằm thực hiện tốt chủ trương kế hoạch mà Đảng bộ cấp trên đã đề ra. Bảng 2.3: Thống kê tình hình khai thác thủy sản ở 6 xã ven biển năm 2006 Phương tiện tàu đánh bắt/ cái STT Tên xã Ven bờ Xa bờ Sản lượng: tấn 1 Hải Đông 35 5 903 2 Hải Lý 105 8 2823 3 Hải Chính 50 10 1749 4 Hải Triều 135 12 3817 5 Hải Hòa 75 15 1551 6 Thịnh Long 130 20 3153 [77, tr. 36] 46 Nhìn vào bảng số liệu của nguồn phòng thủy sản cung cấp ta thấy, sau 10 năm thực hiện CNH - HĐH, dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo của Đảng bộ huyện, xã, nhân dân các xã ven biển đã phát huy tinh thần tự lực tự cường, vượt mọi khó khăn gian khổ, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã đề ra, ra sức thi đua lao động sản xuất nâng cao năng suất lao động, vừa góp phần ổn định đời sống nhân dân, vừa tăng cao thu nhập quốc dân và tăng cường bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo. Ở thời kì này, do được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng bộ các cấp và thực hiện theo chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, các tổ chức và cá nhân đã vay vốn của nhà nước để sửa chữa các tàu đã cũ, đóng mới nhiều tàu đánh bắt xa bờ. Từ năm 1997 đến năm 2000, trong khoảng thời gian này do có sự quan tâm đầu tư vốn của nhà nước cho ngành đánh bắt thủy sản xa bờ với số tiền lên tới 856 tỷ đồng Tính đến 2006, trên địa bàn 6 xã ven biển huyện Hải Hậu đã có 70 tàu đánh bắt xa bờ, làm cho năng suất sản lượng khai thác thủy sản tăng cao. So với các huyện Nghĩa Hưng, Giao Thủy, sản lượng khai thác cá biển của Hải Hậu đạt mức cao nhất, chiếm 52,9 % của cả tỉnh. Nhờ tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, về phương tiện khai thác như tàu đánh bắt xa bờ, lưới rê..., việc áp dụng khoa học kĩ thuật đã tăng năng suất khai thác 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 Hải Đông Hải Lý Hải Chính Hải Triều Hải Hòa Thịnh Long 1996 2006 (Tấn) Biểu đồ 2.2. Sản lượng khai thác thủy sản của 2 thời kì 1996 và 2006 (tấn) 47 So sánh sản lượng khai thác thủy sản của 2 thời kì 1996 và 2006 ta thấy sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành khai thác thủy sản ở vùng ven biển huyện Hải Hậu nhờ chủ trương đường lối CNH - HĐH về kinh tế đất nước mà Đảng đã đề ra. Tình hình khai thác thủy sản tăng vọt ở tất cả các xã vùng ven biển mà tăng cao nhất là ở xã Hải Triều, Hải Lý, thị trấn Thịnh Long do chính quyền địa phương nơi đây đã quan tâm khuyến khích nhân dân đầu tư vốn vào việc đóng tàu đánh bắt xa bờ . Tuy nhiên việc khai thác đánh bắt gần bờ vẫn còn chiếm tiền lệ khá lớn, có nguy cơ làm suy giảm nguồn lợi ven bờ và gây cạn kiệt nguồn tài nguyên. Do vậy nó đòi hỏi Đảng bộ huyện và Đảng bộ các xã, thị trấn ven biển phải có giải pháp đối phó, tăng số lượng tàu đánh bắt xa bờ hơn nữa và giảm số lượng tàu đánh bắt ven bờ. Năm 2011, ĐH Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề ra mục tiêu phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, trong đó đưa ra mục tiêu chiến lược cho ngành thủy sản giai đoạn 2011 - 2020 như sau: “Khai thác bền vững, có hiệu quả nguồn lợi thủy sản, phát triển đánh bắt xa bờ, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường biển. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo quy hoạch, tập trung vào những sản phẩm có thế mạnh, có giá trị cao; xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng vùng nuôi; đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và chế biến, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu vệ sinh, an toàn thực phẩm. Xây dựng ngành thuỷ sản Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.” [97, tr. 1293] Dưới ánh sáng của nghị quyết ĐH Đảng toàn quốc, Đảng bộ huyện Hải Hậu đã triển khai kế hoạch khai thác và nuôi trồng thủy sản trong giai đoạn mới 2011 - 2020 theo tinh thần chỉ đạo của TW Đảng. Chỉ sau một năm, kết quả của ngành khai thác thủy sản đã có những chuyển biến đáng kể. 48 Bảng 2.4: Thống kê tình hình khai thác thủy sản ở 6 xã ven biển năm 2012 Phương tiện tàu đánh bắt/ cái STT Tên xã Ven bờ Xa bờ Sản lượng/ tân 1 Hải Đông 65 15 1203 2 Hải Lý 130 26 3223 3 Hải Chính 70 18 2149 4 Hải Triều 165 20 4117 5 Hải Hòa 95 19 2051 6 Thịnh Long 150 23 3653 [77, tr.42] Căn cứ vào bảng số liệu trên ta thấy: So với năm 2006, sản lượng khai thác thủy sản 2012 của cư dân ven biển đã có sự phát triển cao hơn, trong đó chiếm số lượng cao nhất là xã Hải Triều và thị trấn Thịnh Long. Đến năm 2012 toàn huyện có 796 tàu khai thác thủy sản, trong đó có 675 phương tiện tàu khai thác ven bờ 121 tàu khai thác xa bờ (tăng 41 tàu xa bờ so với năm 2006). Việc tăng số lượng tàu đánh bắt xa bờ đã làm tăng thu nhập của nhân dân vùng biển, nó khuyến khích cho các chủ tàu nâng cấp hoặc đóng mới để có thể phục vụ cho việc khai thác dài ngày trên biển, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Biểu đồ 2.3. Sự gia tăng sản lượng khai thác thủy sản ở các xã ven biển năm 2006 và năm 2012 (tấn) 49 Đến năm 2012 toàn huyện có 796 tàu khai thác thủy sản, trong đó có 675 phương tiện tàu khai thác ven bờ 121 tàu khai thác xa bờ (tăng 41 tàu xa bờ so với năm 2006). Việc tăng số lượng tàu đánh bắt xa bờ đã làm tăng thu nhập của nhân dân vùng biển, nó khuyến khích cho các chủ tàu nâng cấp hoặc đóng mới để có thể phục vụ cho việc khai thác dài ngày trên biển, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên để đầu tư đóng mới một con tàu xa bờ đòi hỏi kinh phi rất lớn (ít nhất là 3 tỷ đồng 1 con tàu, có con tàu lớn phải cần hơn chục tỷ đồng) nên số lượng tàu đánh bắt xa bờ có tăng nhưng còn rất chậm chưa đáp ứng được tiềm năng kinh tế biển. Tàu khai thác ven bờ có tăng nhưng bị khống chế do chủ trương của Đảng bộ huyện trong việc hạn chế khai thác nguồn lợi ven bờ nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Mặc dù sản lượng khai thác thủy sản tăng lên, nhưng khâu tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là phục vụ các tỉnh xa gần nơi đánh bắt với giá rẻ chứ không phải là mang về tỉnh, huyện do phương tiện dịch vụ, bảo quản còn hạn chế. Trên địa bàn huyện Hải Hậu lại chưa có nhiều nhà máy chế biến lớn có thể tiêu thụ hết sản phẩm thu được. Vấn đề đặt ra cho các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương hiện nay là làm thế nào vừa thúc đấy việc đánh bắt xa bờ để vừa nâng cao sản lượng khai thác, giá trị thu nhập và tăng cường giữ vững an ninh chủ quyền biển đảo, vừa thúc đẩy được các ngành công nghiệp chế biến, và dịch vụ... 2.3.2 Nuôi trồng thủy sản Nghề nuôi trông thủy sản trên thế giới đã xuất hiện rất sớm, khoảng 3000 năm trước, sớm nhất từ Trung Quốc. Sau đó lan dần sang các nước khác như Nga, Nhật. Đầu thế kỉ XX nghề nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh trên toàn thế giới, đặc biệt như ở các nước Đức, Canađa, Mĩ, Nhật Bản, Đan Mạch, Na Uy... Ở Việt Nam, nghề thủy sản cũng phát triển tương đối sớm, có lịch sử khoảng hàng trăm năm nay, bởi nước ta có chiều dài bờ biển lớn, nhiều sông, suối, đầm, hồ... 50 Huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định có chiều dài 32 km bờ biển, có nguồn nhân lực dồi dào, và nhiều điều kiện cần thiết để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản. Căn cứ vào tình hình thực tế ngành nuôi trồng thủy sản ở vùng ven biển Hải Hậu hiện nay, tác giả thấy có những mặt thuận lợi đó là: Chính quyền địa phương quan tâm đúng mức, chỉ đạo sát sao, tạo điều kiện tốt nhất cho ngư dân, góp phần thúc đẩy phong trào sản xuất, NTTS phát triển nhanh và đạt hiệu quả cao Người dân Hải Hậu vốn có truyền thống cần cù nhẫn nại, “một nắng hai sương” chống trọi với thiên nhiên khắc nghiệt nên không quản ngại khó khăn gian khổ. Nhưng bên cạnh những mặt thuận lợi đó lại có nhiều khó khăn như: Điều kiện kinh tế của người nuôi còn khó khăn nên mức đầu tư vốn vào NTTS còn hạn chế. Lao động còn ở trình độ thấp gây cản trở cho quá trình CNH- HĐH ngành sản xuất NTTS. Cán bộ chuyên ngành thủy sản còn thiếu, mỗi xã chỉ có 1 cán bộ kiêm nhiệm, thiếu sự quản lí chặt chẽ, do đó hoạt động NTTS của các địa phương diễn ra tràn lan không tuân theo kế hoạch. Xuất phát từ tình hình thực tế đó Đảng ủy - UBND huyện và xã, cùng chính quyền địa phương nơi đây đã đề ra phương hướng và mục tiêu phát triển của ngành cụ thể theo từng năm thông qua các báo cáo về tình hình kinh tế, văn hóa huyện,cụ thể là: Phương hướng Phát triển NTTS trên cơ sở phát huy các tiềm năng, điều kiện tự nhiên, nguồn lao động dồi dào với truyền thống cần cù, năng động sáng tạo của nông - ngư dân phối hợp với xu thế, nhu cầu của thị trường tiêu thụ trong huyện, Tỉnh, toàn quốc và thế giới. Phát triển NTTS nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn các vùng ven biển góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm, đồng thời nâng cao thu nhập mức sống của cộng đồng dân cư sống bằng nghề thủy sản. Phát triển NTTS với việc hình thành các vùng nuôi tập 51 trung được đầu tư thỏa đáng cả nước ngọt, mặn, nợ. Áp dụng công nghệ kĩ thuật tiên tiến theo hình thức bán công nghiệp và công nghiệp đa dạng đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa bảo đảm tính ổn định, lâu dài, bền vững. NTTS phải đi từng bước có quy hoạch, sự đầu tư đồng bộ, có sự quản lí, chỉ đạo tập trung, không phát triển nuôi công nghiệp một cách ồ ạt dễ dẫn tới rủi ro làm sản xuất không hiệu quả và không bền vững. Có các chính sách và biện pháp khuyến khích những vùng chuyển đổi từ đất trồng lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Chính sách thuê, đấu thầu, quyền sử dụng đất, hỗ trợ vốn. Các mục tiêu Đảm bảo nhu cầu thực phẩm thủy sản cho nhân dân trong huyện và cho khách du lịch tại khu du lịch Thịnh Long. Phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trên thị trường ở các địa bàn lân cận trong và ngoài tỉnh Nam Định. Nâng cao thu nhập của nhân dân, đảm bảo ổn định cuộc sống của nhân dân Quán triệt theo tinh thần chỉ đạo của Đảng, đồng thời căn cứ vào điều kiện của địa phương, Đảng bộ huyện Hải Hậu đã có những chính sách nhằm đẩy mạnh kinh tế ngư nghiệp theo hướng hiện đại. Về diện tích nuôi trồng Thực hiện theo chương trình nuôi trồng thủy sản thời kì 1999 - 2010 theo quyết định số 24/1999/QĐ - TTg ngày 8/12/1999 của thủ tướng chinh phủ cùng nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ 16, nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Hải Hậu lần thứ 23 về phát triển thủy sản, đề án phát triển kinh tế của UBND huyện Hải Hậu. Năm 1999 phong trào NTTS phát triển mạnh mẽ trên toàn huyện, đặc biệt là 6 xã vùng ven biển. Hầu hết diện tịch hoang hóa, diện tích bãi triều ven biển đã được cải tạo thành đầm nuôi. 52 Chính quyền nhân dân vùng ven biển nhận thức được tầm quan trọng của NTTS nên năm 2004 đã có 1 phần lớn diện tích trồng lúa và làm muối kém hiệu quả được chuyển sang NTTS. Bảng 2.5: Diễn biến diện tích NTTS của 6 xã ven biển huyện Hải Hậu (Đơn vị: ha) Năm Địa phương 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Hải Đông 23,2 26,6 31,0 34,4 36,4 59,3 64 67 Hải Lý 8,2 8,6 9,3 9,7 10 20 20 30 Hải Chính 32 36 38,5 42 45,5 52 53,5 55 Hải Triều 42 45,5 48,7 49 50 62,5 65 67 Hải Hòa 46 49,5 52,5 55 57,4 64,7 70,3 74 TT Thịnh Long 17,3 18,5 19 19,8 20,6 46,6 72 42 [77,tr 46] Đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO (2007), thị trường trong nước và quốc tế ngày càng mở rộng, hàng thủy sản có nhu cầu xuất khẩu cao, việc NTTS lại được các cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo phát triển mạnh.Diện tích nuôi trồng thủy sản lại không ngừng được mở rộng hơn với sự đa dạng của các con giống: tôm he, tôm càng xanh,tôm sú, cá vược,cá diêu hồng, cá lóc bông, cua biển...Sau khi thị trường được mở rộng, nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng cao, giá trị của nguồn thủy sản mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với trồng lúa và làm muối, nhân dân 6 xã ven biển thực hiện theo chủ trương của Đảng bộ huyện, xã đã cải tạo đất đai, mở rộng hơn nữa diện tích nuôi trồng. Do vậy suốt từ 2007- 2012 diện tích nuôi trồng thủy sản tiếp tục tăng ở 6 xã ven biển. 53 Bảng 2.6: Diễn biến diện tích NTTS của 6 xã ven biển huyện Hải Hậu (Đơn vị :ha) Năm Địa phương 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Hải Đông 79 88 98 109 122 135 Hải Lý 74 82 91 101 112 125 Hải Chính 56 62 69 77 86 95 Hải Triều 70 71 73 81 90 100 Hải Hòa 114 127 141 157 175 194 TT Thịnh Long 66 73 82 91 102 112 [14],17], [20], [23], [27] Biểu đồ 2.4. Diễn biến diện tích NTTS của 6 xã ven biển huyện Hải Hậu qua các năm (1999 - 2012) 54 Từ 2 bảng số liệu trên ta có thể thấy được diễn biến về diện tích nuôi trồng thủy sản ở vùng ven biển huyện Hải Hậu qua các năm. Đặc biệt căn cứ vào biểu đồ minh họa, ta có thể nhìn thấy dễ dàng diễn biến diện tích nuôi trồng của từng xã, thị trấn vùng ven biển. Mặc dù có giai đoạn thăng trầm, có lúc lên, xuống do những lí do khác nhau nhưng nhìn chung những năm từ 2009 trở lại đây, diện tích nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Hải Hậu tương đối ổn định theo chiều hướng ngày càng gia tăng do những chủ trương chính sách quan tâm động viên, hỗ trợ của Đảng bộ các cấp và chính quyền địa phương cùng sự nhận thức đúng đắn của người dân vùng ven biển. Bên cạnh việc mở rộng diện tích nuôi trồng, công tác chọn giống cũng là yếu tố quan trọng. Giống nuôi trồng Trên cơ sở nghiên cứu về nguồn nước, khí hậu, địa bàn,nguồn giống cung cấp, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của nhân dân, ngư dân ven biển đã rất chú ý đến việc lựa chọn các con giống nuôi trồng cho phù hợp và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Trung bình mỗi năm trên địa bàn 6 xã ven biển từ 2006 đến 2012 đã thả 180 triệu con con giống, gồm khoảng: Tôm Sú 15 triệu con; tôm He chân trắng 90 triệu con; cua biển 3 triệu con; cá Lóc bông 35 vạn con; cá Diêu Hồng 130 vạn con; ếch Thái Lan 30 vạn con; các loại khác trên 70 triệu con trong đó chủ yếu là số lượng giống tôm. Tuy nhiên nguồn cung cấp giống này trên địa bàn huyện còn kém phát triển, chủ yếu phải lấy cung cấp từ các tỉnh phía Nam như Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang...chuyển ra nên giá cả còn đắt, phụ thuộc vào nơi cung cấp. Hiệu quả kinh tế Trước đây do kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản của nhân dân còn kém, diện tích nuôi trồng còn hạn hẹp, vốn đầu tư ít nên thu nhập cũng còn thấp. Tuy nhiên, từ sau đổi mới, đặc biệt sau khi thực hiện CNH - HĐH đất nước, nghề nuôi trồng thủy sản được đẩy mạnh, thu nhập của ngư dân tăng lên, hiệu quả sử 55 dụng diện tích, lao động, tiền vốn đầu tư đều tăng, giá trị ngành thủy sản của địa phương được nâng cao. Bảng 2.7: Giá trị NTTS của các xã ven biển năm 2006 (Đơn vị: tỉ đồng) Địa phương Hải Đông Hải Lý Hải Chính Hải Triều Hải Hòa TT Thịnh Long Tổng Giá trị 6 7 11,5 12,5 17 9,5 63,5 Tỉ lệ (%) 9,5 11,0 18,2 19,6 26,8 14,9 100 [16], [19], [22], [29],[32],[37] Bảng 2.8: Giá trị NTTS của các xã ven biển năm 2012 (Đơn vị: tỉ đồng) Địa phương Hải Đông H

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_kinh_te_ngu_nghiep_va_van_hoa_cua_cu_dan_ven_bien_h.pdf
Tài liệu liên quan