Luận văn Kinh tế tập thể trong nông nghiệp ở tỉnh Quảng Trị

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG TRỊ HIỆN NAY 7

1.1. Hợp tác xã nông nghiệp và sự cần thiết phát triển Hợp tác xã nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường 7

1.2. Thực trạng hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Quảng Trị 20

1.3. Đánh giá chung về sự phát triển của hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Quảng Trị từ năm 1997 đến nay 35

Chương 2: QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TRONG NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG TRỊ 46

2.1. Quan điểm phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Quảng Trị 46

2.2. Phương hướng phát triển hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Quảng Trị 51

2.3. Các giải pháp cơ bản phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Quảng Trị 58

KẾT LUẬN 72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

PHỤ LỤC 77

 

 

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1921 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kinh tế tập thể trong nông nghiệp ở tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hương thức cổ phần hóa, HTX chiếm 50% vốn cổ phần, 50% vốn còn lại bán cho xã viên và những người có nhu cầu tham gia, một cổ phần được định giá 5 triệu đồng, một xã viên có thể mua nhiều cổ phần nhưng không vượt quá 30% số vốn cổ phần của một dự án. HTX chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện dự án và quản lý về mặt tài chính, bổ nhiệm cán bộ điều hành, cán bộ điều hành tổ sản xuất được chọn từ các cổ đông có năng lực và trách nhiệm trong việc quản lý và điều hành trang trại. Trang trại HTX cổ phần là mô hình sản xuất kinh doanh mới ở Quảng trị, theo chúng tôi đánh giá có hiệu quả thiết thực, nguồn vốn kinh doanh lớn, xã viên đích thực, ý thức trách nhiệm cao, quản lý chặt chẽ, không có hiện tượng nợ nần dây dưa khê đọng, thực hiện có hiệu quả những chương trình dự án hỗ trợ của Nhà nước. Mô hình trang trại HTX cổ phần đang có xu hướng gia tăng về số lượng, quy mô trên các lĩnh vực trong thời gian tới. 1.2.3. Hai mô hình hợp tác xã thành lập mới Bênh cạnh mô hình HTXNN chuyển đổi trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã xuất hiện nhữnng mô hình HTX thành lập mới và bước đầu đã thể hiện những kết quả tích cực nhất định. Tiêu biểu trong số các HTXNN thành lập mới là: Thứ nhất, Hợp tác xã sản xuất kinh doanh - dịch vụ Đoàn kết (Tân hợp, Hướng Hóa, Quảng Trị). Hợp tác xã SXKD DV Đoàn kết được thành lập năm 2002 với tổng số xã viên 12 người, trong đó cá nhân người lao động 9 người, đại diện hộ gia đình là 3 hộ. Vốn điều lệ HTX 200 triệu đồng, trong đó vốn góp tối thiểu 5 triệu, vốn góp nhiều nhất 35 triệu đồng. Diện tích đất nông nghiệp mà HTX quản lý là 15 ha, trong đó 13 ha đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hợp tác xã SXKDDV Đoàn kết là loại hình HTX được thành lập mới hoàn toàn trên nguyên tắc HTX kiểu mới. Lĩnh vực hoạt động HTX rất đa dạng phong phú. Về sản xuất, HTX tổ chức theo mô hình trang trại nuôi cá - lợn khép kín theo hướng chăn nuôi công nghiệp. Trong lĩnh vực dịch vụ, HTX tập trung cung ứng các loại dịch vụ như: thức ăn chăn nuôi, giống, vật tư phân bón, xăng dầu, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đời sống. Đáng chú ý là HTX đã liên kết với các doanh nghiệp như: Công ty cà phê Đường 9, Công ty Thái Hòa, Công ty hồ tiêu Tân Lâm để tiêu bao sản phẩm cà phê, hồ tiêu cho kinh tế hộ gia đình nhằm phục vụ cho nhà máy chế biến thông qua ký kết hợp đồng giữa nhà máy với HTX và giữa HTX với hộ gia đình. Nhờ đó, tình trạng tư thương ép giá, tranh giành lũng đoạn đã giảm hẳn so với trước đây. HTX cung cấp vật tư và tiêu thụ sản phẩm trên 500 ha đất trồng hồ tiêu, cà phê với 400 hộ gia đình tham gia dịch vụ của HTX. Nguồn vốn kinh doanh của HTX là 300 triệu đồng, tổng doanh thu hàng năm là 1.700 triệu đồng, lãi bình quân hàng năm 60 - 80 triệu đồng, lương chủ nghiệm 900.000 đ/tháng [11]. Hợp tác xã sản xuất kinh doanh - dịch vụ Đoàn kết được thành lập mới hoàn toàn, xuất phát từ nhu cầu thực sự của hộ nông dân, có tác dụng thiết thực, xã viên hoàn toàn tự nguyện, ý thức trách nhiệm cao, vốn xã viên tự nguyện đóng góp, bộ máy quản lý HTX gọn nhẹ năng động thích nghi với cơ chế thị trường mạnh dạn liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, vì vậy đã thể hiện được vai trò thực sự tích cực đối với kinh tế hộ nông dân. Thứ hai, Hợp tác xã sản xuất dịch vụ Tiến Đạt (Tân thành, Hướng Hóa, Quảng Trị). HTX sản xuất dịch vụ Tiến Đạt thành lập vào năm 2004, trên cơ sở liên kết tự nguyện của 9 hộ nông dân. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của HTX sản xuất dịch vụ Tiến Đạt là chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại. Hàng năm HTX nuôi 500 - 600 con lợn thịt theo hướng chăn nuôi công nghiệp. Ngoài chăn nuôi lợn tập trung, HTX còn đảm nhận các khâu dịch vụ, không chỉ phục vụ trong HTX mà còn làm dịch vụ chăn nuôi cho hàng trăm hộ trong vùng như: cung cấp giống, chế biến thức ăn gia súc, thú y, giết mổ đảm bảo an toàn thực phẩm. Nguồn vốn của HTX 3.500 triệu đồng, trong đó vốn cố dịnh là 1.600 triệu, vốn lưu động 1.900 triệu, trong đó vốn góp xã viên là 85 triệu. Doanh thu hàng năm là 832 triệu, lợi nhuận bình quân hàng năm là 170 triệu, lương chủ nhiệm 1 triệuđ/tháng [15]. ở Quảng Trị, mô hình HTX kiểu mới SXKDDV tổng hợp như HTX Tiến Đạt, Đoàn Kết phát triển rất nhanh, nhưng đang tồn tại dưới dạng các tổ hợp tác, trang trại liên gia trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, nuôi trồng thủy hải sản, ngành nghề, liên kết vay vốn... đang hoạt động có hiệu quả góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho các hộ thành viên. Tuy nhiên loại hình này mang tính tự phát không đăng ký kinh doanh. Do đó chính quyền cần có giải pháp quản lý, tạo điều kiện giúp đỡ phát triển thành HTX kiểu mới khi đủ điều kiện. 1.3. Đánh giá chung về sự phát triển của hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Quảng Trị từ năm 1997 đến nay Trên cơ sở phân tích số liệu tổng hợp qua điều tra khảo sát và một số mô hình HTXNN điển hình tiên tiến, có thể đánh giá khái quát về thực trạng HTXNN ở tỉnh Quảng Trị như sau: 1.3.1. Những thành công - Hầu hết các HTX chuyển đổi từ HTX kiểu cũ sang HTX kiểu mới và HTX mới thành lập hoàn toàn đã thể hiện được các nguyên tắc cơ bản của HTX theo Luật. Những thay đổi về về tổ chức và phương thức hoạt động của HTX không gây ra xáo trộn lớn về kinh tế-xã hội ở nông thôn, bước đầu đã tạo ra những thuận lợi mới cho kinh tế hộ phát triển. - Trong những năm qua, các vấn đề tài chính trong các HTX đã dần được minh bạch hóa, các nguồn vốn, qũy của HTX được tăng cường về số lượng dựa vào sự hình thành từ nhiều nguồn như vốn góp của xã viên, vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn HTX cũ chuyển sang. Nguồn vốn có tính chất quyết định đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX là vốn lưu động không ngừng tăng, năm sau cao hơn năm trước nhờ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và uy tín đối với các chủ thể có vốn nhàn rỗi, đối với tổ chức tín dụng, đặc biệt là ngân hàng. Nếu như vào năm 2002 bình quân 1 HTX vay được từ ngân hàng là 60,4 triệu đồng, vay từ xã viên là 66,3 triệu đồng, vay khác 82 triệu đồng, thì đến năm 2004 các chỉ số tương ứng là 104,6 triệu đồng; 85,9 triệu đồng; 81,5 triệu đồng [28]. Sự gia tăng nguồn vốn tín dụng một phần đã thể hiện rằng hoạt động SXKD của HTX đã và đang biến đổi theo hướng tích cực. - Sau chuyển đổi các HTX nông nghiệp đã tổ chức lại bộ máy gọn nhẹ hơn, giảm số lượng các ban gián tiếp. Chức năng, nhiệm vụ, quyền lợi, nghĩa vụ của Ban Quản trị, chủ nhiệm, Ban Kiểm soát, cán bộ chuyên môn, các tổ đội được quy định cụ thể. Thực tiễn cho thấy những HTX khá, bộ máy quản lý gọn nhẹ, đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn, nhanh nhạy trong điều hành, chặt chẽ trong quản lý có tâm huyết với sự nghiệp xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu của nông dân. Đặc biệt HTX kiểu mới đã phân định rõ chức năng, quyền hạn và mối quan hệ giữa HTX với chính quyền cơ sở, tránh tình trạng HTX làm thay, bao cấp công việc của chính quyền như trước đây. Những thay đổi đó đã góp phần đáng kể và thậm chí có ý nghĩa quyết định đối với hiệu quả hoạt động của các HTXNN ở Quảng Trị thời gian qua. - Các HTX đã chuyển từ điều hành sản xuất tập trung sang chủ yếu hoạt động cung cấp dịch vụ cho kinh tế hộ nông dân tự chủ. Những cơ sở sản xuất của HTX trước đây được chuyển sang hộ sản xuất trực tiếp bằng các hình thức như khóan, đấu thầu, cho thuê... như HTX SXKDDV tổng hợp Long Hưng, Câu Nhi, HTX Đại An Khê (Hải Lăng), Đông Thanh (Đông Hà), Bích La (Triệu Phong). Trong hoạt động dịch vụ nông nghiệp của HTX, giá các dịch vụ nói chung đều giảm so với trước và so với thị trường ngoài HTX. Hoạt động dịch vụ được phục vụ kịp thời, thuận tiện, chất lượng dịch vụ ngày càng tăng, nhất là các dịch vụ bắt buộc đã phát huy vai trò thực sự của HTX với tư cách là hình thức có hiệu quả của kinh tế tập thể trong nông nghiệp ở Quảng Trị. Những HTX được đánh giá khá giỏi thường xuyên đảm bảo trên 7 khâu dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ, trong đó không thể thiếu dịch vụ tín dụng nội bộ và dịch vụ tiêu thụ sản phẩm. - Nhiều HTX không chỉ chuyên cung ứng các dịch vụ mà đã mở rộng phạm vi hoạt động, kinh doanh tổng hợp. Trong đó các hoạt động sản xuất như chăn nuôi gia súc gia cầm, chế biến thuỷ sản, trồng rừng, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, kinh tế trang trại gia đình, trang trại HTX cổ phần. - Thực hiện nguyên tắc tự chủ về tài chính, lấy thu bù chi kinh doanh có lãi. Trong những năm qua ở tỉnh Quảng Trị số lượng HTXNN kinh doanh có lãi đã tăng lên. Cụ thể năm 2000 số HTXNN kinh doanh có lãi chỉ chiếm 60% tổng số HTXNN trong toàn tỉnh đến năm 2005 tăng lưên 91,67%. Trong đó số HTX có lãi trên 50 triệu đồng/1 HTX cũng tăng lên tương ứng. Năm 2000 chỉ đạt 5% tổng số HTX trong toàn tỉnh đến năm 2005 tăng lên 17,3% HTXNN [28]. - Cùng với tổ chức hoạt động dịch vụ, nhiều HTX đã linh hoạt vận dụng, lồng ghép các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và quỹ phát triển sản xuất của HTX, đã khuyến khích tạo điều kiện cho hộ gia đình mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, như chính sách hỗ trợ xã viên trồng cỏ nuôi bò nhốt, nuôi hươu, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển trang trại gia đình mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần làm giàu cho kinh tế hộ xã viên. Nhiều HTX tích cực tham gia, vận động xã viên thực hiện các chương trình, dư án phát triển ngành nghề ở nông thôn như: tổ chức sản xuất mây tre đan xuất khẩu, sản xuất chổi đót, kết cườm trên vải, thêu ren, sản xuất cá giống, chế biến, cưa xẻ gỗ, gia công, cơ khí, sản xuất nấm… Nhiều HTX kiểu mới đã được thành lập ở huyện Hướng Hoá (huyện miền núi) có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, đã năng động thích nghi với cơ chế thị trường, mạnh dạn huy động vốn xã viên đầu tư SXKD DV, tổ chức liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng. Điển hình như HTX sản xuất dịch vụ chăn nuôi Tiến Đạt hàng năm tổ chức chăn nuôi 500- 600 con lợn thịt, HTX sản xuất kinh doanh tổng hợp Đoàn Kết tổ chức mô hình trang trại nuôi cá, lợn khép kín theo hướng công nghiệp. - HTXNN kiểu mới đã góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH,HĐH, HTX đã có kế hoạch sản xuất - kinh doanh, tổ chức cho hộ xã viên theo hướng sản xuất hàng hóa, thích ứng với nhu cầu thị trường, thông qua chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí nên giá thành sản phẩm giảm, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Sản xuất nông - lâm - thủy sản ở tỉnh Quảng Trị phát triển khá toàn diện và liên tục đạt được những kết quả quan trọng. Nổi bật sản xuất lương thực tăng bình quân hàng năm 1,7%, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn. Cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển dịch mạnh, nhiều giống cây trồng vật nuôi mới được đưa vào sản xuất cho năng suất và giá trị cao. Từng bước hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp (cao su, tiêu, cà phê) cây công nghiệp phục vụ cho công nghiệp chế biến (cà phê, mía, cây ăn quả, trồng rừng...). Mô hình phát triển kinh tế trang trại phát triển khá, đến năm 2005 có trên 1.600 trang trại hoạt động trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, cây ăn quả... [3]. - Mở rộng liên kết kinh tế trong nông nghiệp. Nhiều HTXNN đã và đang hình thành những mối liên kết kinh tế mới mà HTXNN là "cầu nối" liên kết giữa các hộ nông dân với các DNNN (Công ty thuỷ nông, Trạm bảo vệ thực vật, Công ty giống cây trồng, Công ty phân bón, thuốc trừ sâu, Trung tâm khuyên nông - lâm- ngư nghiệp, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế thông qua các hợp đồng kinh tế trong việc cung ứng vật tư, chuyển giao khoa học công nghệ, chế biến tiêu thụ sản phẩm, sản xuất hàng xuất khẩu; liên kết với các tổ chức tín dụng và liên kết với các trang trại với HTX để mở rộng, nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ). Đặc biệt HTXNN là người đại diện cho kinh tế hộ, tiếp nhận sự hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước thông qua các dự án của chính phủ, chính sách khuyến nông - lâm - ngư; chính sách xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm... - Hợp tác xã nông nghiệp góp phần tích cực trong vịêc quản lý các vấn đề xã hội ở nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng khoa học - công nghệ, HTX đã tạo thêm nhiều việc làm mới, mở nhiều lớp tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn cho bà con nông dân, xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn như điện, đường, trường trạm, nước sinh hoạt, xây dựng nhà văn hóa, thực hiện các chương trình xoá đói giảm nghèo, xây dựng và phát triển các dịch vụ sinh hoạt cộng đồng, phòng chống các tệ nạn xã hội, xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Hàng năm, bình quân 1 HTXNN chi cho hoạt động phúc lợi 6,9 triệu đồng với nhiều nội dung như hỗ trợ hoạt động các đoàn thể, làng văn hóa, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, gia đình gặp hoạn nạn, khó khăn.. những HTX khá khoản chi cho hoạt động phúc lợi lớn hơn khoảng 10-15 triệu đồng/năm. Tuy số lượng không lớn nhưng mang ý nghĩa chính trị - xã hội,văn hoá sâu sắc, thắm đượm tình làng nghĩa xóm. Bộ mặt nông thôn ngày một đổi thay, đời sống vật chất, tinh thần của bà con nông hộ không ngừng được nâng lên. ở Quảng Trị GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 5,16 triệu đồng, bằng 1,77 lần so với năm 2000. Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 10%, bình quân hàng năm tạo vịêc làm mới cho thêm 6.000 lao động, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm từ 5,8% xuống còn 4%, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn từ 73% tăng lên 79,65% [4]. Tóm lại, những kết quả HTXNN sau 8 năm thực hiện Luật HTX và một số mô hình HTX điển hình tiên tiến đã khẳng định được vai trò và vị trí tất yếu của nó trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nông thôn nước ta. Đến nay HTXNN trở thành những đơn vị kinh doanh dịch vụ độc lập thích ứng với thị trường và làm ăn có lãi. Nhiều mô hình mới, tiến bộ đã và đang xuất hiện là những nhân tố tích cực góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nguyên nhân chủ yếu của những kết quả tích cực mà HTXNN ở Quảng Trị đã đạt được kể trên là đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng về kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội của nghĩa cùng với những chính sách ngày càng phù hợp đối với nông nghiệp, nông thôn của Nhà nước và sự nỗ lực trong chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền địa phương, sự cố gắng không mệt mỏi của tập thể xã viên và hoạt động sáng tạo vì lợi ích xã viên của các ban quản trị, điều hành các HTX. 1.3.2. Những mặt yếu kém, hạn chế Bên cạnh những thành tựu kết quả đạt được, nhiều HTX kiểu mới còn bộc lộ những khó khăn và hạn chế trong hoạt động. Thứ nhất: Việc thành lập mới HTX theo Luật trong thời gian qua còn ít chưa tương xứng với yêu cầu phát triển của sản xuất, tỷ lệ HTX yếu kém còn lớn (54 HTX chiếm 17,9% tổng số HTX trong toàn tỉnh). Điều đáng quan tâm ở tỉnh Quảng Trị hiện nay có 2 huyện miền núi, huyện Hướng Hóa gồm 21 xã tổng dân số 63.614 người, lao động trong độ tuổi 34.079 người, số hộ 12.684 hộ chỉ có 9 HTX. Còn huyện Đakrông gồm 13 xã với 32.361 nhân khẩu, 14.760 lao động, 5.818 hộ nhưng chưa thành lập được HTX nào. Mọi hoạt động dịch vụ trên địa bàn chủ yếu do hộ gia đình tự lo liệu hoặc do tư thương cung cấp. Đây là 2 huyện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến 80% tổng số hộ nghèo trong toàn tỉnh, trong khi đó tiềm năng lợi thế để phát triển kinh tế rất lớn, nhất là lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, đồng thời địa bàn nhạy cảm về dân tộc, tôn giáo, bảo vệ biên giới quốc gia [3]. Nguyên nhân là mặt bằng dân trí tại những địa phương này còn thấp, trình độ phát triển kinh tế chưa cao, trong khi đó công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng về kinh tế tập thể chưa sâu, rộng, sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền đối với phong trào HTX còn yếu. Thứ hai: Cơ cấu hoạt động dịch vụ của hầu hết các HTX chưa hợp lý, phạm vi còn hẹp, chủ yếu là cung cấp những dịch vụ bắt buộc vì hộ nông dân không có khả năng làm hoặc làm không có hiệu quả như dịch vụ thủy nông, điện, bảo vệ thực vật, cung ứng vật tư, thú y, dịch vụ thủy nông... Trong khi đó một số khâu dịch vụ rất cần thiết để tạo thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế hộ thì nhiều HTX chưa làm được hoặc nếu làm thì hiệu quả chưa cao như dịch vụ tín dụng nội bộ, dịch vụ chế biến, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ tư vấn tiếp thị thị trường. Nguyên nhân của tình trạng này là nhiều HTX đang tồn tại chủ yếu về hình thức, phương thức hoạt động chưa thực sự gắn với lợi ích của xã viên, chưa lấy lợi ích của xã viên làm mục tiêu hoạt động. Thứ ba: Nguồn lực tài chính của nhiều HTXNN còn yếu và thiếu, cơ sở vật chất - kỹ thuật nghèo nàn. Hầu hết các HTXNN kiểu mới đều thiếu vốn để hoạt động dịch vụ. Qua điều tra khảo sát cho thấy vốn bình quân 1 HTX 584 triệu đồng, trong đó tài sản cố định và đầu tư tài chính 400 triệu đồng, vốn lưu động chỉ đạt ở mứu 184 triệu đồng lại thường bị chiếm dụng quá lớn (khoảng 59,3% so với tổng tài sản lưu động). Tài sản cố định của HTX hiện nay đang tồn tại dưới dạng vật chất như trụ sở làm việc, các tài sản có tính chất công cộng như cầu cống, đường, kênh mương, trạm bơm, đang xuống cấp trầm trọng, khả năng sinh lợi rất hạn chế, không thể dùng được vào mục đích thế chấp, cầm cố vay vốn tín dụng. Nguồn vốn đã ít, nhưng nguồn vốn hình thành không ổn định trong đó vốn góp của xã viên mới rất ít về số lượng, chủ yếu giá trị tài sản của họ khi chuyển sang HTX kiểu mới, Hầu hết xã viên chưa muốn đóng góp thêm vì chưa thực sự tin tưởng vào HTX, nếu có cũng chỉ mang tính tượng trưng.” Tổng nguồn vốn kinh doanh 130 tỷ đồng, trong đó vốn góp của xã viên chỉ 19 tỷ đồng, chiến tỷ lệ 23%" [18, tr.57]. Do đó, nhiều HTX kiểu mới không có vốn đề hoạt động, chỉ làm nhiệm vụ trung gian giữa tư thương hoặc các DNNN với hộ nông dân hoặc hoạt động hình thức. Nhiều HTX đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng để làm dịch vụ, nhưng gặp không ít khó khăn, vì lợi nhuận thấp không đủ trang trải cho bộ máy quản lý HTX và trả lãi suất vốn vay ngân hàng. Thứ tư: Thiếu cán bộ có năng lực quản lý và điều hành các hoạt động dịch vụ, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ của hầu hết cán bộ HTX đều ở mức thấp, trên 70% cán bộ HTX chưa qua đào tạo một cách hệ thống, bài bản và chưa có nhiều kinh nghiệm khi tiếp cận với thương trường theo cơ chế thị trường. Kết quả là việc xây dựng chiến lược SXKDDV còn nhiều lúng túng, nhất là trong các HTX sản xuất thuần nông. Số lao động được đào tạo có tay nghề kỹ thuật còn quá ít. Cán bộ, xã viên phần lớn thiếu thông tin về pháp luật, thị trường, khoa học - công nghệ. Qua thực tế cho thấy những HTXNN loại khá, hoạt động có hiệu quả là những HTX có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, tâm huyết với HTX và ngược lại. Nguyên nhân tình trạng trên là do việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX chưa được quan tâm. Mặt khác, vịêc lựa chọn bố trí cán bộ HTX còn mang tính áp đặt từ chính quyền địa phương, cấp uỷ Đảng, nên chưa thực sự lựa chọn những người có năng lực vào Ban quản trị HTX. Một yếu tố khác không kém phần quan trọng là chế độ phụ cấp cho cán bộ HTX quá thấp, không đủ để tái sản xuất sức lao động, (cụ thể ở Quảng Trị lương bình quân chủ nhiệm chỉ 260.000 đ/tháng những HTX yếu kém lương chủ nhiệm chỉ 200.000 đ/tháng), vì vậy nhiều cán bộ HTXNN tìm cách xin chuyển sang công việc chính quyền hay mở DN tư nhân. Nếu có làm thì mang hình thức chiếu lệ "được chăng hay chớ". Thứ năm: Hiệu quả kinh tế, sức hấp dẫn của HTXNN kiểu mới chưa nhiều, yếu tố tác động tích cực của HTX đối với kinh tế hộ chưa cao. Không ít nơi vẫn tồn tại HTX nông nghiệp thuần tuý, chưa phát triển HTX theo hướng không giới hạn bởi quy mô, lĩnh vực và địa bàn, thậm chí có nơi còn chia nhỏ theo cảm tính, các HTXNN phát triển chậm "cầm chừng” nhất là HTX ngành nghề, chế biến, dịch vụ, thương mại. Nhiều HTX sau chuyển đổi có chuyển biến, nhưng về chất lượng không chuyển được bao nhiêu, còn tình trạng hình thức "bình mới rượu cũ”, HTX “xã viên cả làng”, vốn góp ít, lợi nhuận thấp, thu nhập chính không phải từ SXKD của HTX. Thứ sáu: Sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự tuyên truyền vận động của mặt trận và các đoàn thể nhân dân về phong trào kinh tế tập thể, kinh tế HTX còn rất hạn chế. Nhiều địa phương không nắm được NQ TW5 -khóa IX, Luật HTX và các Nghị định của Chính phủ, các văn bản của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh. Thực sự buông lỏng quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực kinh tế tập thể, thiếu sự phối hợp giữa liên minh HTX với Sở nông nghiệp, trung tâm khuyến nông - lâm - ngư, ngân hàng trong quản lý HTXNN. Tóm lại: Bên cạnh những kết quả đạt được, các HTX nông nghiệp ở tỉnh còn bộc lộ nhiều yếu kém, hạn chế, trong đó khó khăn lớn nhất về vốn, ngành nghề dịch vụ, cán bộ quản lý. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn còn chậm. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV nhiệm kỳ 2005 - 2010 đánh giá: Kinh tế hợp tác, hợp tác xã từng bước chuyển đổi theo luật và thích ứng dần với cơ chế thị trường. Tuy nhiên, Kinh tế hợp tác và phong trào xây dựng HTX kiểu mới, nhất là đối với HTX trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp chưa được đầu tư đúng mức, chất lượng chuyển đổi trong hoạt động của các HTX còn nặng hình thức, hiệu quả chưa cao [4, tr.25]. Vấn đề đặt ra là phải tìm tòi những mô hình thích hợp, những giải pháp có tính khả thi để phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp mà nòng cốt là HTX kiểu mới tương xứng với vị trí, vai trò trong tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân của những yếu kém: Một là: Quảng Trị là một tỉnh nghèo, thuần nông, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, thiên tai bão lụt thường xuyên xảy ra, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Quá trình lập lại tỉnh, Quảng Trị đi lên từ một mặt bằng kinh tế - xã hội rất thấp so với cả nước, cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế hầu như chưa có gì, kinh tế nhỏ bé về quy mô, nội lực, Quảng Trị chưa hội đủ các điều kiện cần thiết để phấn đấu phát triển theo yêu cầu chung đặt ra. Hai là: Nhận thức tư tưởng của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục đích, yêu cầu, nội dung chuyển đổi và phát triển kinh tế tập thể trong thời gian qua chưa thực sự đầy đủ, trở thành lực cản không nhỏ quá trình phát triển kinh tế tập thể tại địa phương. Ba là: Quá trình thực hiện chuyển đổi HTX trước đây lãnh đạo các cấp từ TW đến địa phương do có tư tưởng nóng vội, chủ quan, lãnh đạo các HTX chuyển đổi đồng loạt trong một thời gian ngắn, từ đó chất lượng hoạt động của HTX sau chuyển đổi chưa đạt yêu cầu của Luật HTX đặt ra. Bốn là: Thiếu sự quan tâm, lãnh đạo của cấp uỷ chính quyền địa phương, có nơi còn áp đặt, còn can thiệp quá sâu vào hoạt động SXKD của HTX. Năm là: Sự phối kết hợp giữa Ban, ngành trong việc hỗ trợ cho kinh tế tập thể phát triển còn hạn chế, vai trò quản lý nhà nước đối với hợp tác, HTX chưa rõ ràng, còn lúng túng. Việc ban hành các chính sách và hướng dẫn thực hiện những chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể chưa cao, phần lớn còn nằm trên các văn bản chưa đi vào cuộc sống. Kết luận chương 1 Hợp tác xã nông nghiệp là một trong những hình thức kinh tế tập thể tất yếu trong phát triển kinh tế- xã hội nông thôn nước ta nói chung và ở tỉnh Quảng Trị nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Ngoài những đặc điểm của HTX kiểu mới, HTXNN còn có những đặc điểm đặc thù thể hiện tính chất của ngành sản xuất luôn gắn với cây trồng vật nuôi nên trong quá trình sản xuất thường bị chi phối bởi các quy luật kinh tế, vừa bị chi phối bởi các quy luật tự nhiên, phải chịu rủi ro lớn, hiệu quả kinh tế thấp. HTXNN hoạt động theo những nguyên tắc nhất định: Tự nguyện, dân chủ bình đẳng và công khai, tự chủ chịu trách nhiệm và cùng có lợi, hợp tác và phát triển cộng đồng. Hiện tại và trong tương lai HTXNN phát triển theo hướng đa dạng hoá loại hình, từ hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ, từng bước vươn lên sản xuất kinh doanh dịch vụ tổng hợp. Kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Quảng Trị đang có bước phát triển mới, thể hiện qua các mô hình HTXNN có hiệu quả. Hoạt động của HTXNN không chỉ làm dịch vụ tổng hợp hỗ trợ cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại gia đình và đã hình thành những mô hình kinh tế mới: HTX liên doanh, trang trại HTX cổ phần trên cơ sở liên kết giữa kinh tế hộ gia đình với HTXNN và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhất là kinh tế nhà nước, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, giải quyết việc làm tăng thu nhập, phát triển cộng đồng, xây dựng nông thôn mới. Sự phát triển của các HTXNN với tư cách là hình thức có hiệu quả của kinh tế tập thể trong nông nghiệp ở Quảng Trị thời gian qua cho thấy không có mô hình duy nhất cho tất cả các HTX, các địa phương. Những vướng mắc, lúng túng làm giảm hiệu quả hoạt động của các HTXNN thời gian qua đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu tìm giải pháp tạo thuận lợi cho các HTX có thể phát huy được vai trò thực sự của mình với tư cách là hình thức kinh tế tập thể, góp phần cùng kinh tế nhà nước trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Chương 2 Quan điểm, phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục phát triển kinh tế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDE TAIss.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan