Luận văn Kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở tỉnh Bến Tre

MỤC LỤC

 

TRANG

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: VAI TRÒ KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NGÀNH THỦY SẢN Ở BẾN TRE 6

1.1. KINH TẾ TƯ NHÂN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NGÀNH THỦY SẢN 6

1.2. VAI TRÒ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NGÀNH THUỶ SẢN Ở BẾN TRE 28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN NGÀNH THỦY SẢN Ở BẾN TRE TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 37

2.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG, NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN NGÀNH THỦY SẢN Ở BẾN TRE TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 37

2.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NGÀNH THỦY SẢN Ở BẾN TRE 57

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NGÀNH THỦY SẢN Ở BẾN TRE 64

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN NGÀNH THỦY SẢN Ở BẾN TRE 64

3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NGÀNH THỦY SẢN Ở BẾN TRE 66

KẾT LUẬN 90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

 

doc95 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1885 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
26 cơ sở đóng mới sửa chữa tàu thuyền đánh bắt hải sản, các doanh nghiệp tư nhân có khả năng sửa chữa cả vỏ và máy tàu, cả đóng mới các tàu lớn có khả năng đánh bắt xa bờ. Toàn tỉnh chưa có phân xưởng chế tạo, lắp ráp lưới, chỉ có một xí nghiệp vá lưới. Việc lắp ráp và thiết kế đan lưới do các hộ gia đình đảm nhận, ngoài việc tận dụng lao động tại hộ còn có sự thuê mướn lao động của các hộ khác quanh khu vực theo ngày công thoả thuận. Đối với cảng cá, bến cá phục vụ nghề khai thác thủy hải sản tập trung ở các huyện ven biển. Hiện có hai cảng cá hoạt động (2 đang xây dựng) và 34 cơ sở dịch vụ đầu tư tại cảng. Riêng tại cảng cá Ba Tri, năm 2005 lượng hàng thủy sản qua cảng 7.500 tấn, doanh thu 390 triệu đồng, năm 2006 là 38.760 tấn doanh thu 533 triệu đồng. Trong những năm gần đây, giá trị sản xuất của ngành thủy sản trên các lĩnh vực điều tăng, thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.3: Giá trị sản xuất ngành thủy sản (theo giá hiện hành) Đơn vị tính: triệu đồng 2001 2002 2003 2004 2005 Khai thác thủy sản 917.292 885.993 854.537 924.736 993.735 Nuôi thủy sản 824.043 1.043.234 1.229.748 1.890.394 2.135.182 Dịch vụ thủy sản 183 279 12.022 13.189 33.827 Cơ cấu(%) 100 100 100 100 100 Khai thác thủy sản 52,67 45,92 40,76 32,70 31,42 Nuôi thủy sản 47,32 54,07 58,66 66,84 67,51 Dịch vụ thủy sản 0,01 0,01 0,57 0,47 1,07 (Nguồn: Niên giám Thống kê Bến Tre năm 2005) Qua bảng trên cho ta thấy, giá trị sản xuất của ngành thủy sản trên các lĩnh vực khai thác, nuôi thủy sản và dịch vụ thủy sản điều tăng lên hàng năm. Trong đó lĩnh vực nuôi thủy sản chiếm tỉ lệ cao nhất, năm 2001 là 824 tỉ đồng, chiếm 47,32% trong tổng giá trị sản xuất ngành thủy sản thì đến năm 2005 chiếm 67,51%. Những kết quả của ngành thủy sản trong các năm qua đã khẳng định đúng đắn chủ trương của tỉnh uỷ, sự đồng thuận tham gia của các ngành, địa phương và sự hưởng ứng tích cực của đông đảo người làm thủy sản. Qua đó đã tạo sự phát triển rõ nét về kinh tế thủy sản trên các lĩnh vực: nuôi thủy sản, khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần, khẳng định kinh tế thủy sản có vị trí quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế của địa phương, góp phần xoá đói giảm nghèo, ổn định đời sống của người dân. 2.1.1.2. Tình hình nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản của kinh tế tư nhân ở Bến Tre KTTN bao gồm nhiều loại hình hoạt động rất phong phú, đa dạng trong mọi lĩnh vực của ngành thủy sản. Loại hình kinh tế này có xu hướng phát triển mạnh về số lượng lẫn quy mô được biểu hiện trên các mặt sau: - Lĩnh vực nuôi thủy sản: Nuôi thủy sản là một trong những lĩnh vực phát triển mạnh, luôn được các ngành, các cấp ở địa phương quan tâm đầu tư phát triển. Trong những năm gần đây, lĩnh vực nuôi thủy sản ở Bến Tre phát triển không chỉ mở rộng quy mô diện tích mà còn phát triển theo chiều sâu, trình độ tổ chức quản lý ngày càng nâng lên, các loại hình kinh tế thuộc doanh nghiệp tư nhân ngày càng phát triển nhanh về số lượng và nâng dần hiệu quả. Đối tượng nuôi thủy sản ngày càng phong phú đa dạng với nhiều chủng loại, nhiều đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, tạo ra sản lượng hàng hoá lớn. Ngoài ra, lĩnh vực nuôi thủy sản còn giải quyết được một số lượng lớn lao động, phát triển dịch vụ thương mại liên quan đến lĩnh vực nuôi thủy sản trên địa bàn, góp phần phát triển kinh tế- xã hội ở nông thôn. Bến Tre là tỉnh có lợi thế về nuôi thủy sản nhưng đa số là do hộ gia đình tham gia nuôi thủy sản. Năm 2003, có 89.593 hộ nuôi thủy sản, năm 2004 là 90.455 hộ, đến năm 2006 là 91.660 hộ. Số hộ nuôi thủy sản tăng lên hàng năm nên diện tích nuôi thủy sản của khu vực KTTN đều tăng. Bảng 2.4: Diện tích nuôi thủy sản của khu vực KTTN Đơn vị tính: ha Năm Diện tích 2004 2005 2006 - Diện tích nuôi tôm 33.730,6 34.275,1 33.512,4 + Kinh tế nhà nước 657,6 657,6 631 + KTTN 31.713,9 32.282,1 31.884,4 - Diện tích nuôi cá 2.535,2 3.239 3149,2 + Kinh tế nhà nước 1 7 7,6 + KTTN 2.474,2 3.149,3 3091,2 - Nuôi thủy sản khác 4.724,4 4.788 4.312,1 + Kinh tế nhà nước 300 300 + KTTN 949,4 1.412 697,7 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bến Tre- kết quả điều tra thủy sản các năm 2004, 2005, 2006) Nuôi thủy sản là một nghề rất phổ biến trong các hộ gia đình ở Bến Tre, diện tích nuôi thủy sản của khu vực KTTN đều tăng hơn so với khu vực kinh tế nhà nước. Năm 2004, diện tích nuôi tôm của KTTN là 31.713,9 ha, khu vực kinh tế nhà nước là 657,6 ha đến năm 2006 KTTN là 31.884 ha (tăng 130,5 ha), trong khi đó khu vực kinh tế nhà nước lại giảm xuống còn 631ha. Ngoài ra, diện tích nuôi cá và nuôi thủy sản khác của khu vực KTTN điều có diện tích nuôi lớn hơn nhiều so với kinh tế nhà nước. Những năm qua sản lượng nuôi thủy sản của khu vực KTTN ngày càng tăng hơn khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể Bảng 2.5: Sản lượng nuôi thủy sản của KTTN Đơn vị tính: tấn Cá Tôm Thuỷ sản khác Năm 2004 12.00,5 15.099,7 8.470,7 Năm 2005 18.974,8 19.549 15.410.7 Năm 2006 27.412 18.805 10.020,8 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bến Tre - kết quả điều tra thủy sản qua các năm 2004, 2005, 2006) So với các thành phần kinh tế khác, KTTN có sản lượng nuôi thủy sản tăng lên hàng năm. Năm 2004, sản lượng nuôi thủy sản của KTTN là 35.570,9 tấn (chiếm 58,7% trong tổng sản lượng nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh), năm 2006 là 56.237 tấn (chiếm 81,19%). Trong khi đó, kinh tế nhà nước: năm 2004 là 1.983,3 tấn (chiếm 3,27% trong tổng sản lượng nuôi thủy sản), năm 2006 là 4.374 tấn (chiếm 6,3%), sản lượng nuôi thủy sản của khu vực kinh tế tập thể lại giảm từ 22.966 tấn năm 2004 xuống còn 8.652,4 tấn vào năm 2006. Như vậy, khu vực KTTN sản lượng nuôi thủy sản chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng sản lượng nuôi thủy sản cả tỉnh. - Lĩnh vực khai thác thủy sản: Những năm qua số lượng tàu thuyền khai thác thủy sản không ngừng tăng lên, cụ thể: + Năm 2004: Tàu đánh bắt xa bờ là 354 chiếc với tổng công suất 94.580 CV (chiếm 10,57% trong tổng số năng lực tàu thuyền hiện có của toàn tỉnh). Tàu đánh bắt ven bờ có 60 chiếc với tổng công suất 3.647 CV. + Năm 2005: tàu đánh bắt xa bờ là 398 chiếc với tổng công suất 113.264 CV (Chiếm 48,2% trong tổng số tàu thuyền khai thác thủy sản của tỉnh). Tàu đánh bắt ven bờ có 44 chiếc với tổng công suất 2.449 CV. + Đến năm 2006 số lượng tàu thuyền tăng lên cụ thể như: tàu đánh bắt xa bờ có 423 chiếc với tổng công suất 127.058 CV (chiếm 11,9% trong tổng số tàu thuyền của cả tỉnh, 48,5% trong tổng số tàu đánh bắt xa bờ của tỉnh). Tàu đánh bắt ven bờ có 27 chiếc với tổng công suất 1.577 CV. Số lượng tàu thuyền tăng nhanh qua các năm nên sản lượng khai thác cũng tăng. Chẳng hạn, năm 2004 68.175,2 tấn chiếm 95,01% tổng số sản lượng khai thác của toàn tỉnh (trong đó: khai thác cá là 51.940,3 tấn, tôm là 5.621,4 tấn, thủy sản khác là 10.613,5 tấn), đến năm 2006 là 73.979,1 tấn chiếm 97,7% tổng số sản lượng thủy sản khai thác toàn tỉnh (trong đó: khai thác cá 52.676,9 tấn, tôm 4562 tấn, thủy sản khác 16.739,9 tấn). Đầu tư trong lĩnh vực này của KTTN ngày càng gia tăng vì ngoài nguồn vốn tự có còn có nguồn vốn vay ưu đãi theo chủ trương khuyến khích đóng tàu đánh bắt xa bờ của Chính phủ. Do đó, trong năm 2006, tàu thuyền đóng mới là 34 chiếc, công suất bình quân 106 CV/ tàu, tăng 46,7 CV so với năm 2002 (năm 2002 đóng mới 17 tàu, công suất bình quân 60,7CV/tàu), nghĩa là không chỉ tăng về số lượng mà cả về công suất và qua đó chứng minh một điều là chủ trương đánh bắt xa bờ được ngư dân hưởng ứng. - Về lĩnh vực chế biến thủy sản: Kinh tế tư nhân hoạt động trong lĩnh vực này chủ yếu là chế biến tôm, cá, nghêu, mực đông lạnh, mực khô, cá khô, tôm khô, bột cá… với phương pháp chế biến thủ công và dựa vào kinh nghiệm gia truyền là chính. Qua các năm, các doanh nghiệp tư nhân, cá nhân và nhóm kinh doanh theo Nghị định 66/HĐBT điều phát triển. Sản lượng chế biến thủy sản đều tăng, cụ thể ở một số công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân như sau: Bảng 2.6: Sản lượng chế biến thủy sản của KTTN Đơn vị tính: tấn 2002 2003 2004 2005 2006 CTCP thủy sản. 623,11 904,7 2056,6 CTCP thủy sản Bình Đại 365,82 110,46 3,97 Các DNTN 1.146 1.151,5 1322,98 3.645,3 2.269,8 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của Sở Thuỷ sản Bến Tre qua các năm) Ngoài ra, năm 2005 khu vực KTTN sản xuất 3.625 tấn bột cá, đến năm 2006 tăng lên 4.030 tấn. Trong lĩnh vực chế biến và tiêu thụ thủy sản nội địa các cơ sở tư nhân và cá thể chiếm ưu thế, tuy nhiên phần lớn chỉ sản xuất dạng gia đình, quy mô nhỏ. - Dịch vụ hậu cần: Kinh tế tư nhân phát triển chủ yếu trong dịch vụ đóng tàu, sửa chữa tàu thuyền, cung cấp nước đá cho lực lượng tàu thuyền khai thác hải sản, xu thế này ngày càng phát triển do nhu cầu đánh bắt xa bờ tăng.Trong lĩnh vực dịch vụ hậu cần, so với KTTN, kinh tế nhà nước đầu tư rất mạnh, nhất là đầu tư vào xây dựng cảng cá. Với hơn 26 cơ sở đóng tàu và sửa chữa phục vụ cho khai thác thủy sản, trong đó có một xí nghiệp quốc doanh. Các cơ sở của KTTN có khả năng đóng mới và phục vụ sửa chữa tàu thuyền các loại. Vận chuyển hàng thủy sản trên bộ chiếm ưu thế thuộc về KTTN, đáp ứng được yêu cầu vận chuyển hàng hải sản ngày càng cao. KTTN cũng nắm phần lớn cơ khí sản xuất, vật tư thiết bị cho khai thác thủy sản. - Về thương mại thủy sản: Trong lĩnh vực này KTTN phát triển với tốc độ nhanh, hầu như chiếm lĩnh thị trường nội địa, tiêu thụ khối lượng lớn hải sản khai thác được. Những năm gần đây, KTTN chiếm ưu thế trong lĩnh vực thu mua nguồn nguyên liệu. Giống như các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, mạng lưới dịch vụ lưu thông phân phối nguồn nguyên liệu thủy sản chủ yếu do nậu - vựa nắm. Nậu - vựa có nhiều tầng cấp: nhỏ, trung bình và lớn. Các hộ có vốn thường là nậu - vựa mua bán nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến thủy sản xuất khẩu, trong đó chủ yếu tôm, cá, mực, nghêu, sò, cua… Thường số vựa nhỏ và trung bình ở gần các cơ sở khai thác và nuôi thủy sản, vừa thu mua vừa ứng vốn cho các tàu thuyền khai thác hải sản và hộ nuôi thủy sản nên họ độc quyền thu mua sản phẩm của người sản xuất. Vựa lớn gom nguyên liệu từ các vựa nhỏ để giao cho các nhà máy chế biến hoặc tiêu thụ trong và ngoài tỉnh. Các vựa thu mua thường chỉ thu mua một số sản phẩm nhất định nhằm dễ bảo quản, vận chuyển, tiêu thụ và tiện quan hệ với các hộ sản xuất. Bao gồm: vựa thu mua tôm xuất khẩu, mua cá, mực, cua, ghẹ, nghêu, sò cho chế biến xuất khẩu và thị trường trong nước; vựa mua thủy sản bán lại cho các bạn hàng trong và ngoài tỉnh; vựa thu mua cá tạp để chế biến cá khô, bột cá thủ công và cá phân… Hoạt động của nậu - vựa thu mua nguyên liệu thủy sản xuất khẩu khá rộng, không giới hạn ranh giới tỉnh, nhờ thế huy động được nhanh nguồn nguyên liệu ở nơi thừa đến nơi thiếu. Nậu-vựa có thể bán nguyên liệu cũng có thể bán sản phẩm sơ chế cho doanh nghiệp, tức là sau khâu (chọn, bóc vỏ ngay tại nhà máy), nhờ thế tránh được gian lận, tiêu cực trong việc cho thêm tạp chất vào nguyên liệu thủy sản và quản lý tốt chất lượng nguyên liệu. Lượng thủy sản dùng làm thực phẩm tươi, khô vẫn do tư nhân nắm phần chủ động điều phối thị trường trong tỉnh. Có thể nói trong những năm qua, chủ nậu vựa và tư thương đã đóng vai trò rất lớn trong việc giúp các cơ sở chế biến thu gom, bảo quản, vận chuyển nguyên liệu thủy sản. Nhờ có hệ thống này, nguyên liệu thủy sản được bảo quản tốt hơn trước, sử dụng các phương tiện vận tải chuyên dùng thay cho phương tiện vận tải thô sơ trước đây. Tại một số nơi tư thương còn điều phối lịch thu hoạch của nông dân để bảo đảm chất lượng và giá cả, cung ứng ổn định nguồn nguyên liệu. Về phương diện kinh tế, tư thương nậu vựa đã góp phần rút ngắn vòng quay vốn và giảm quy mô vốn lưu động cần thiết cho các doanh nghiệp chế biến, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tập trung vốn vào chế biến sản phẩm xuất khẩu. Như vậy, KTTN đã đóng vai trò quan trọng trong phát triển ngành thủy sản. Mặc dù khả năng huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn còn hạn chế, song đây lại là nơi thu hút số lượng lao động lớn nhất. Là khu vực kinh tế có đóng góp quan trọng trong việc giảm tỉ lệ thất nghiệp, tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh, đóng góp vào GDP, ngân sách nhà nước và làm tăng thêm tiềm lực kinh tế của tỉnh trong những năm vừa qua. 2.1.2. Sự đóng góp thành công của kinh tế tư nhân trong ngành thủy đối với tỉnh Bến Tre Trong những năm gần đây, KTTN trong ngành thủy sản ở Bến Tre có bước phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, KTTN đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển chung về kinh tế- xã hội của tỉnh: - Về khai thác thủy sản: Khai thác biển là thế mạnh của ngành thủy sản tỉnh nhà. Năm 2004, toàn tỉnh có 11.153 hộ khai thác thủy sản với 22.154 lao động, sản lượng thủy sản khai thác của KTTN là 10.767 tấn (trong khi đó kinh tế nhà nước chỉ khai thác 3.576 tấn). Đến năm 2006, có 10.767 hộ khai thác thủy sản với 23.475 lao động tham gia, sản lượng khai thác đạt 73.979,1 tấn (khu vực kinh tế nhà nước khai thác 1.720 tấn) chiếm 97,7% tổng sản lượng thủy sản khai thác toàn tỉnh (sản lượng thủy sản khai thác toàn tỉnh là 75.699,1 tấn). So với kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, sản lượng thủy sản khai thác của KTTN chiếm tỉ lệ cao trong tổng sản lượng thủy sản khai thác của toàn tỉnh đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. - Về nuôi thủy sản: năm 2004 tổng sản lượng thủy sản nuôi của KTTN là 35.570,9 tấn và năm 2006 là 56.237 tấn, trong đó kinh tế cá thể chiếm ưu thế gần như tuyệt đối (năm 2004: sản lượng thủy sản nuôi của kinh tế cá thể là 35.570,9 tấn, năm 2006 là 53.737, 8 tấn). - Về chế biến thủy sản: tổng sản lượng chế biến của toàn ngành thủy sản năm 2002 là 5.462 tấn bao gồm các mặt hàng: cá đông lạnh, mực đông, tôm, nghêu, sò đông, bột cá, cá khô và tôm khô các loại, nước mắm… trong đó KTTN đạt 5205 tấn chiếm 95,2% và năm 2006 chiếm 63,9%. Trong năm 2006, Bến Tre có 2 doanh nghiệp tư nhân chế biến thủy sản đủ điều kiện và được Hàn Quốc cho phép xuất khẩu vào thị trường này. Tuy tỉ lệ chế biến của KTTN cao hơn khu vực kinh tế nhà nước, nhưng xét về giá trị sản lượng chế biến thủy sản kinh tế nhà nước đạt cao hơn nhiều vì doanh nghiệp nhà nước chủ yếu chế biến các mặt hàng cho xuất khẩu như: tôm đông; cá, mực, nghêu, sò đông còn KTTN chế bến chủ yếu là sản phẩm cho tiêu thụ nội địa như: cá khô các loại, mực khô, tôm khô, nước mắm… - Kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản đã huy động được nguồn vốn lớn cho phát triển sản xuất. Kinh tế tư nhân ngành thủy sản thời gian qua phát triển khá mạnh, ngoài việc phát huy được nội lực về tiềm năng đất đai (diện tích nuôi thủy sản khu vực KTTN năm 2004 là 35.258,8 ha, đến năm 2006 là 35.684 ha chiếm 87,05% tổng diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh), đã huy động được nguồn vốn rất lớn trong dân cư vào sản xuất nguyên liệu hàng hoá thủy sản. Với hình thức nuôi tôm sú theo phương thức thâm canh và bán thâm canh, bình quân mỗi ha nuôi tôm đầu tư 131,2 triệu đồng năm 2004, năm 2006 tăng lên 150,4 triệu/ha. Vốn đầu tư trên mỗi ha nuôi tôm tăng nên lợi nhuận thu được trên diện tích nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh tăng (năm 2004 đạt 27,3 triệu đồng/ha, năm 2006 đạt 51,7 triệu đồng/ ha, tỉ lệ lợi nhuận so với tổng thu cũng tăng từ 17,2% năm 2004 lên 25,6% trong năm 2006. Kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản những năm gần đây hoạt động có hiệu quả, ngành ngân hàng cũng đã mạnh dạn đầu tư cho vay vốn để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống của nhân dân góp phần xoá đói giảm nghèo với số vốn là 181,3 tỉ đồng. - Kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Kinh tế tư nhân ngành thủy sản ở Bến Tre trong những năm qua đã góp phần rất lớn vào giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn. Bảng 2.7: Số hộ và lao động làm việc trong lĩnh vực nuôi và khai thác thủy sản 2004 2005 2006 - Số hộ (hộ) + Nuôi thủy sản + Khai thác thủy sản - Số lao động (người) + Nuôi thủy sản + Khai thác thủy sản 90.455 11.153 123.694 22.154 92.694 10.612 125.671 22.603 91.660 10.767 124.999 23.475 (Nguồn: Cục Thống kê Bến Tre- kết quả điều tra thủy sản qua các năm 2004, 2005, 2006) Nhìn vào bảng trên ta thấy lao động trong lĩnh vực nuôi thủy sản và khai thác thủy sản chiếm 21,7% trong tổng số lao động của toàn tỉnh. Ngoài ra, KTTN phát triển cũng đã tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động theo mùa vụ như thu hoạch tôm, cá, nghêu, sò… nâng cao thu nhập cho lao động ngành thủy sản. Nếu như thu nhập bình quân của người dân trong tỉnh năm 2000 là 5 triệu đồng/người/năm, đến năm 2005 nâng lên là 7 triệu đồng/người/năm, thì riêng trong ngành thủy sản thu nhập bình quân của lao động làm việc ở khu vực KTTN là 9,6 triệu đồng/người/năm. Điểm nổi bật trong ngành thủy sản những năm qua là phát triển các hình thức nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp tập trung, cần phải có sự tham gia trực tiếp của các cán bộ kỹ thuật nên đã đào tạo được một đội ngũ công nhân lành nghề về nuôi công nghiệp: thu hút 1 thạc sĩ và 81 kỹ sư chuyên ngành thủy sản ở các tỉnh khác về công tác, đào tạo 230 kỷ sư chuyên ngành nuôi và chế biến thủy sản, 134 công nhân kỹ thuật nuôi và chế biến thủy sản, 96 bằng thuyền trưởng… đây là lực lượng lao động có kiến thức chuyên môn, có thực tế, đóng góp quan trọng cho phát triển KTTN ngành thủy sản ở Bến Tre. - Kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản phát triển đã đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kinh tế tư nhân phát triển cả về số lượng và chất lượng nên mức đóng góp vào ngân sách của tỉnh tăng lên hàng năm. Năm 2001, KTTN ngành thủy sản ở Bến Tre nộp ngân sách 7,69 tỉ đồng, năm 2002 là 8,4 tỉ đồng, đến năm 2006 là 13,9 tỉ đồng [8, tr.3]. Tóm lại: Qua phân tích số liệu trên cho chúng ta thấy KTTN trong ngành thủy sản ở Bến Tre đã có sự đóng góp quan trọng cho sự phát triển ngành thủy sản, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách của tỉnh và khẳng định sự tồn tại và phát triển KTTN trong ngành thủy sản ở Bến Tre là cần thiết. 2.1.3. Những hạn chế của kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Bến Tre Trong thời gian vừa qua, KTTN ngành thủy sản ở Bến Tre đã đạt được những kết quả tích cực và đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, những kết quả đạt được là chưa tương xứng với tiềm năng, nguồn lực và vị trí vai trò của nó. Sở dĩ như vậy là vì KTTN còn bộc lộ những hạn chế. KTTN hoạt động trong các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần ở Bến Tre thời gian qua nổi lên những hạn chế sau: - Trong lĩnh vực nuôi thủy sản: Nuôi thủy sản ở Bến Tre chủ yếu là do hộ gia đình dựa trên cơ sở lợi thế của điều kiện tự nhiên vùng ven biển, sông ngòi, mương vườn để phát triển nghề nuôi thủy sản nên việc tổ chức nuôi thủy sản còn phân tán, quy mô nhỏ. Đối với mô hình nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp đòi hỏi vốn đầu tư lớn, quy trình kỹ thuật cao, trong khi đó các yếu tố phục vụ cho điều kiện nuôi của người dân còn hạn chế, trình độ nuôi trong dân còn thấp, phần lớn các hộ nuôi thường không sử dụng kỹ thuật xử lý nước thải, xả thẳng ra bên ngoài gây ô nhiễm nguồn nước, dễ xảy ra dịch bệnh nên năng suất không cao. Nhà nước đầu tư vào lĩnh vực này còn quá thấp, do đó không đủ nguồn lực để khai thác thế mạnh và hiệu quả nuôi thủy sản không cao, từ đó hạn chế việc tích luỹ vốn để tái đầu tư. - Trong lĩnh vực khai thác thủy sản: Sản lượng khai thác thủy sản hàng năm đều tăng làm cho nguồn lợi thủy sản ven bờ ngày càng cạn kiệt. Số lượng tàu thuyền có công suất nhỏ còn quá nhiều so với tổng số tàu thuyền khai thác thủy sản của toàn tỉnh, loại này chủ yếu khai thác ven bờ. Khai thác thủy sản trong vùng nước ngọt, lợ làm cho tài nguyên ngày càng cạn kiệt, hiệu quả khai thác không cao. Đây là vùng khai thác, đánh bắt trên sông rạch và các cửa sông lớn. Mặc dù hệ thống sông rạch của tỉnh tuy nhiều, nhưng hầu hết các phương tiện khai thác thủ công, thô sơ hoặc phương tiện cơ giới có công suất thấp (công suất bình quân 12,5 CV/phương tiện khai thác), vì vậy sản lượng khai thác không nhiều. Hơn nữa, các ngư dân trong vùng khai thác tự phát, một số ngư dân chưa thấy được lợi ích chung, vẫn còn sử dụng ngư cụ và phương tiện khai thác mang tính huỷ diệt, do vậy nguồn lợi thủy sản trong hệ thống sông rạch nội địa ngày một cạn kiệt, không kịp tái tạo. - Trong lĩnh vực chế biến thủy sản: Kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản phát triển mạnh về số lượng nhưng quy mô nhỏ, vốn đầu tư thấp, sơ chế những mặt hàng tươi cung cấp cho các cơ sở chế biến xuất khẩu của Nhà nước. Các cơ sở chế biến hàng tươi của KTTN đã gây ra ô nhiễm môi trường do chất thải không được xử lý tốt. Các cơ sở chế biến thủy sản tiêu thụ nội địa của KTTN dưới dạng tươi sống như: nước mắm, thủy sản khô các loại…được chế biến theo kỹ thuật thủ công lạc hậu. - Về dịch vụ hậu cần: mặc dù các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu đủ khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác thủy sản trong tỉnh nhưng kỹ thuật chủ yếu là thủ công phần lớn dựa vào kinh nghiệm của gia đình. Việc vận chuyển hàng hoá tuy đã đáp ứng nhu cầu nhưng kỹ thuật bảo quản hàng thủy sản trong vận chuyển còn hạn chế, chủ yếu là dùng phương tiện ướp đá nên làm giảm chất lượng sản phẩm. - Trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp còn non kém, thiếu kiến thức về quản lý, về nghiệp vụ kinh doanh, nghiệp vụ chuyên ngành. Đa phần các chủ hộ nuôi thủy sản chưa qua đào tạo chuyên môn về quản lý, chủ yếu họ quản lý theo kinh nghiệm bản thân và gia đình, do đó chất lượng quản lý thấp. Một số người chủ các cơ sở sản xuất chế biến thủy sản do thiếu hiểu biết pháp luật, quản lý điều hành tuỳ tiện nên dễ dẫn đến tình vi phạm pháp luật trong sản xuất kinh doanh. Trong thời gian qua, hoạt động của KTTN ngành thủy sản ở Bến Tre gặp phải những khó khăn nhất định như: - Thứ nhất: KTTN điều hoạt động trong tình trạng thiếu vốn và gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng. Những năm qua, Bến Tre đã phát triển mạnh mạng lưới ngân hàng phục vụ nhu cầu vay vốn của nhân dân phục vụ cho nuôi thủy sản, khai thác, chế biến thủy sản và dịch vụ hậu cần trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, các cơ sở của KTTN (hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân…) vẫn không có đủ vốn để đầu tư phát triển các lĩnh vực của ngành thủy sản do: các hộ nuôi thủy sản phân tán chưa tập trung nên khả năng tích luỹ vốn thấp; các hộ nuôi thủy sản, khai thác thủy sản không chỉ thiếu vốn mà cả kinh nghiệm phát huy hiệu quả đồng vốn. Thêm vào đó, trình độ của lao động thấp chủ yếu là lao động giản đơn, nên ảnh hưởng đến năng suất chất lượng nuôi thủy sản, khai thác và chế biến thủy sản; ngoài ra KTTN rất khó tiếp cận được với các nguồn vốn tín dụng của ngân hàng bởi vì: muốn được vay vốn họ phải thế chấp, nhưng do năng lực tài chính còn quá nhỏ, lại bị các ngân hàng định giá tài sản rất thấp khi cho họ vay. Chính từ các lý do trên, các hộ tham gia trong ngành thủy sản đều khởi nghiệp từ nguồn vốn tự tích luỹ được của gia đình hoặc vay bạn bè người thân. Những khó khăn về nguồn vốn đã khiến cho các hộ hầu như không thể thực hiện được các mục tiêu như: đầu tư mở rộng diện tích nuôi, đầu tư đóng mới tàu thuyền để khai thác đánh bắt xa bờ, đổi mới và hiện đại hoá máy móc, thiết bị, công nghệ trong chế biến thủy sản. - Thứ hai: thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản của KTTN rất khó khăn. Việc tiêu thụ sản phẩm, thu mua nguyên liệu chế biến thủy sản hiện nay thường được thông qua nậu vựa nên không những người sản xuất nhỏ, thiếu vốn thường bị thiệt thòi do phải bán qua mấy tầng trung gian vừa bị ép giá, vừa phải chịu lãi suất cao, không tiếp cận được với thị trường lớn. Mặt khác, thị trường địa phương lại quá nhỏ bé và tăng trưởng chậm do thu nhập của dân cư còn thấp, nhu cầu tiêu thụ hạn hẹp dẫn tới khó khăn tiêu thụ sản phẩm trên thị trường này. Có thể nói, vấn đề tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm thủy sản của KTTN ở Bến Tre hiện nay vẫn là vấn đề nan giải mà bản thân các hộ kinh doanh sản phẩm thủy sản không tự mình giải quyết được và rất cần sự hỗ trợ của nhà nước và chính quyền địa phương. - Thứ ba: môi trường pháp lý chưa hoàn thiện cũng là một trong những trở ngại cho sự phát triển của KTTN ngành thủy sản ở Bến Tre Nhiều văn bản quy định của Nhà nước chưa đầy đủ, chưa rõ ràng thiếu nhất quán, hay thay đổi phức tạp và chồng chéo dẫn tới các cơ sở sản xuất kinh doanh của tư nhân lúng túng trong việc chấp hành pháp luật và gặp nhiều khó khăn cho việc đăng ký và hoạt động kinh doanh của họ. Sự thiên lệch đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân là một yếu tố tác động tiêu cực đến môi trường kinh doanh của bộ phận kinh tế này. Sự phân biệt đối xử biểu hiện cả trong chính sách và trong thực thi chính sách (như trong lĩnh vực vay vốn ở ngân hàng, tiếp cận chế độ ưu đãi của chính phủ, tiếp nhận thông tin về thị trường xuất khẩu, trong việc đào tạo, bồi dưỡng lao động…). - Thứ tư: về môi trường tâm lý xã hội. Môi trường tâm lý xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của KTTN do: trong xã hội còn có phần định kiến đối với khu vự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van.doc
  • docBia_lvan.doc
Tài liệu liên quan