LỜI CAM ĐOAN.i
LỜI CẢM ƠN.ii
MỤC LỤC .iii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN.iv
DANH MỤC CÁC BẢNG.v
MỞ ĐẦU.1
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 1
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu . 4
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu . 4
5. Đóng góp của luận văn . 5
6. Bố cục của luận văn. 5
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ VIÊNG CHĂN VÀ QUÁ
TRÌNH ĐỊNH Cư CỦA NGưỜI VIỆT .6
1.1. Lịch sử và cảnh quan tự nhiên của thành phố Viêng Chăn. 6
1.2. Người Việt đến Lào và định cư tại Viêng Chăn. 8
1.3. Chính sách của chính phủ Lào đối với cộng đồng người Việt ở Lào . 12
Tiểu kết chương 1. 16
Chương 2: KINH TẾ CỦA NGưỜI VIỆT Ở THÀNH PHỐ VIÊNG
CHĂN (1975- 2014) .18
2.1. Nông nghiệp . 18
2.1.1. Trồng trọt. 19
2.1.2. Chăn nuôi. 20
2.2. Nghề buôn bán. 21
2.3. Nghề dịch vụ. 24
Tiểu kết chương 2. 30
96 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kinh tế, văn hóa của người Việt ở thành phố Viêng Chăn (Lào) (1975 - 2014), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trung bình hàng tháng cho phép phân loại về mức sống hiện tại theo các mức độ:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
28
- Mức sống khá giả và giầu có: Loại hình này gồm các hộ gia đình có
mức thu nhập từ 5.000.000 kíp/tháng trở lên chiếm 15,3%. Nhóm này phần lớn
là các hộ kinh doanh, buôn bán, có nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn, có cửa hàng
buôn bán lớn hay có công ty cơ sở sản xuất...
- Mức sống trung bình: Loại hình này gồm các hộ gia đình có mức thu
nhập từ 1.000.000 đến 5.000.000 kíp/tháng, chiếm gần 67,3 %. Các hộ này có
nhà ở, có cửa hàng bán tại nhà hay có quầy hàng ở các chợ. Một số là các công
chức nghỉ hưu có kết hợp buôn bán nhỏ.
- Mức sống khó khăn (nghèo, cận nghèo): Loại mức sống này gồm các
hộ gia đình có thu nhập dưới 500.000 kíp/tháng và từ 500.000 đến
1.000.000kíp/tháng. Số hộ gia đình này chiếm khoảng 17,3%. Đó là những hộ
gia đình bán hàng dong,làm thuê.
Tuy bị ràng buộc bởi một số luật định chung của Chính phủ đối với người
nước ngoài định cư tại Lào. Hoạt động kinh tế của người Việt ở Viêng Chăn sau
năm 1975 đã phát triển và có giá trị quan trọng đối với Viêng Chăn. Nó góp
phần đem lại diện mạo mới về sự tăng trưởng kinh tế của thành phố, tạo đà thúc
đẩy phát triển kinh tế cả nước. Điều này thể hiện rõ qua một số khía cạnh sau:
Thứ nhất, Viêng Chăn vốn là một thành phố quan trọng của Lào. Với vị
trí địa lý thuận lợi và cảnh quan thiên nhiên ưu đãi hơn so với một số tỉnh khác
trong cả nước nên từ rất sớm Viêng Chăn là điểm đến của người Việt. Hoạt
động kinh tế phong phú của người Việt ở Viêng Chăn, nhất là trong lĩnh vực
buôn bán và dịch vụ đã tác động mạnh mẽ đến kết cấu kinh tế truyền thống của
người Lào. Đó là sự chuyển đổi từ nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc sang nền
kinh tế hàng hóa. Người Lào vốn không thích buôn bán nhưng từ sau năm 1975
đến nay, số doanh nhân thành đạt người Lào tăng nhanh chóng và họ chiếm vị
thế chủ chốt trong quá trình phát triển kinh tế của Viêng Chăn.
Thứ hai, Hoạt động kinh tế của người Việt thúc đẩy quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của Lào, nhất là từ sau năm 1986. Các nghề dịch vụ và buôn bán
phát đạt của người Việt ở Viêng Chăn cùng với gia tăng xuất nhập khẩu đặc biệt
qua hợp tác kinh tế với Việt Nam. Hàng hóa trao đổi từ Viêng Chăn đến thị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
29
trường Việt Nam và ngược lại chủ yếu bằng đường bộ. Nếu đi theo quốc lộ số 9,
hàng hóa được vận chuyển qua cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị); Nếu sử dụng con
đường số 12, hàng hóa sẽ được kiểm tra tại cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình);
Không chỉ buôn bán với bạn hàng Việt Nam, thương nhân người Việt từ Viêng
Chăn sang Thái Lan chỉ cần làm thủ tục hải quan và qua cầu Hữu nghị Thái-
Lào. Như vậy, hoạt động kinh tế của người Việt ở Viêng Chăn đã góp phần khơi
dậy và phát huy thế mạnh vốn có của Viêng Chăn, phát triển nội thương, sản
xuất hàng hóa theo hướng xuất khẩu, khai thông thị trường, đẩy mạnh hơn nữa
quá trình hội nhập kinh tế Lào đối với khu vực.
Thứ ba, Người Việt thực hiện trách nhiệm đóng góp ngân sách nhà nước
Lào và tạo công ăn việc làm không chỉ cho người Việt mà cả người Lào.
Kinh tế Lào hiện nay còn nhiều khó khăn. Thuế là một trong những
nguồn thu chính của Lào. Người Việt ở Viêng Chăn luôn thực hiện nghiêm túc
quá trình đóng thuế theo quy định của Chính phủ. Viêng Chăn có nhiều cơ sở
sản xuất, nhiều cửa hàng buôn bán, nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn nên
thuế thu nhập mà người Việt đóng góp là một khoản thu đáng kể của ngân sách
thành phố Viêng Chăn.
Ví như, trong chợ Sáng có khoảng 200 cửa hàng vàng, bạc, đá quý quy
mô lớn, nhỏ khác nhau. Riêng mức thuế kinh doanh mặt hàng này đóng cho
ngân sách nhà nước thể hiện qua số liệu đã công bố như sau:
Bảng 2.3. Thống kê thuế thu nhập của cửa hàng vàng
tại chợ Sáng (Viêng Chăn)
TT Loại cửa hàng Tỷ lệ Vốn USD
Thuế/tháng
(USD)
Ghi chú
1 Cửa hàng lớn 2% 2.000.000 2.000
2 Cửa hàng trung bình 35%
500.000-
600.000
500-600
3 Cửa hàng nhỏ 63%
150.000 -
200.000
150-200
Nguồn dẫn: [12,tr.150]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
30
Nguồn thuế đóng góp góp phần vào ngân sách thực hiện các chính sách
xã hội như giáo dục, y tế...nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng.
Tuy không làm chủ những nhà máy lớn nhưng những xưởng sản xuất và
công ty trách nhiệm hữu hạn của người Việt ở Viêng Chăn đã góp phần tạo
thêm công ăn việc làm cho người Lào và giúp cho bà con các bộ tộc Lào có
cuộc sống định canh, định cư, phát triển các nghề nông nghiệp, chuyển dịch cơ
cấu cây trồng vật nuôi.
Ví dụ, trong Công ty trách nhiệm hữu hạn nông nghiệp do ông Diễn
(Thong Philavông) làm Tổng giám đốc. Nhân công Lào lao động trong khu vực
trang trại của ông có đến 400 nhân khẩu. Cách thức quản lí của ông Diễn trong
quá trình sản xuất như sau: Ông cung cấp lương thực; Cây, con giống và đào
giếng tại mỗi gia đình để họ vừa có nước sinh hoạt, vừa có nước tưới tiêu. Bà
con người Lào nhận bảo vệ, chăm sóc rừng cho trang trại. Mô hình công ty của
ông rất thành công vì người Lào sở hữu đất đai song phần lớn bà con đều thiếu
vốn đầu tư kinh doanh.
Luôn đổi mới trong cách thức quản lí, trong sản xuất nên hoạt động kinh
tế của người Việt đã góp phần nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực người
Lào, làm thay đổi quan điểm và tâm lí của họ nhất là với sự chuyển đổi cách
thức làm ăn.
Mặc dù nhận thấy tác động tích cực trong hoạt động kinh tế của cộng
đồng người Việt ở Viêng Chăn nói riêng và toàn Lào nói chung đối với GDP
của Lào.Song, rõ ràng tỷ lệ người giàu có và khá giả của người Việt chiếm tỉ lệ
nhỏ, số còn lại chỉ ở mức sống trung bình, thậm chí một số không nhỏ còn gặp
khó khăn trong cuộc mưu sinh. Ngay trên địa bàn thành phố Viêng Chăn đã cho
thấy rất rõ tỉ lệ chênh lệch này.
Tiểu kết chƣơng 2.
Trong quá trình nghiên cứu về kinh tế của người Việt ở Viêng Chăn,
chúng tôi gặp không ít khó khăn trong quá trình đi thực tế. Kết quả nghiên cứu
trình bày trong chương 2, chúng tôi đã làm rõ:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
31
1.Mang điểm chung của người Việt di cư đến Lào, người Việt định cư tại
Viêng Chăn phần lớn là những nông dân nghèo khó, sau năm 1975 có một số ít
là công nhân sang lao động theo chương trình hợp tác giữa hai chính phủ khi
hết hạn hợp đồng đã xin ở lại. Vì cuộc sống mưu sinh cần thích nghi với điều
kiện mới, người Việt ở Viêng Chăn phát triển theo thiên hướng buôn bán và
dịch vụ.Đây là điểm mạnh kinh tế Việt ở Viêng Chăn6. Hệ thống nghề ở Viêng
Chăn đã chứng minh nghề nghiệp của người Việt rất phong phú, đa dạng.
2. Người Việt ở Viêng Chăn theo thống kê có 5.000 người trong tổng
dân số Viêng Chăn là 797.130 người. Với số liệu này thì tỉ lệ người Việt trong
thành phố Viêng Chăn hiện nay không lớn. Nhưng, một thực tế không thể phủ
nhận, đó là tác động tích cực kinh tế của người Việt đến kinh tế - xã hội Viêng
Chăn, Lào. Vấn đề này được tôi đề cập đến ở các khía cạnh: Sự thay đổi kết
cấu kinh tế truyền thống Lào; Tạo công việc làm ăn cho người Lào ít vốn và
góp phân nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động; Sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng hướng về xuất khẩu, khai thông thị trường, hòa nhập
kinh tế khu vực Đông Nam Á, vươn ra thị trường thế giới.
3. Quá trình hoạt động kinh tế của người Việt ở Viêng Chăn cũng như người
Việt ở các tỉnh khác của Lào được thúc đẩy phát triển bởi những yếu tố như:
- Chính phủ Lào không cấm đoán bất cứ nghề gì đốì với Việt kiều ở Lào.
Hai chính phủ Việt Nam và Lào dưới sự lãnh đạo của hai Đảng Cộng sản đã và
đang thực hiện “Quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện”, tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho nhau, cùng giúp nhau phát triển sản xuất bảo vệ an ninh chung, người
Việt ở Lào đã được hưởng hầu như trọn vẹn tình hữu nghị đặc biệt đó.
- Công cuộc đổi mới đang được tiến hành ở Lào từ năm 1986 đến nay đã
tạo nên một môi trường năng động, linh hoạt cho các hoạt động kinh tế rất phù
6
Hoạt động kinh tế của người Việt ở mỗi tỉnh có thế mạnh khác nhau. Ví dụ, Viêng Chăn địa thế thuận lợi nên
nghề buôn bán và dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất cấu trúc nghề của người Việt; Chămpasắc có nét kinh tế riêng
đó là sự bảo lưu nghề nghiệp và phương thức kiếm sống truyền thống của người Việt như làm ruộng và các
nghề phụ: Nấu rượu, làm bánh phở nổi tiếng ở làng Xiềng Vang; Tỉnh Luông Pha Băng không có hộ người
Việt làm ruộng chủ yếu dịch vụ, buôn bán nhỏ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
32
hợp với trình độ, phương cách làm việc của bà con người Việt đến làm ăn ở
thành phố Viêng Chăn, Lào.
- Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến cộng đồng người Việt Nam ở
nước ngoài với những chủ trương, chính sách ưu tiên cho Việt kiều. Nghị quyết
36 của Bộ Chính trị về công tác đối với cộng đồng người Việt ở nước ngoài đã
công bố một số lợi ích sở hữu của Việt kiểu đối với đất nước. Nhà nước có
những hỗ trợ nhất định cho các cá nhân cụ thể.
Bên cạnh thuận lợi,những thách thức không nhỏ được đặt ra:
- Nền kinh tế thành phố Viêng Chăn, Lào chưa phát triển, nhu cầu tiêu
dùng chưa cao, thị trường nhỏ, sức mua hạn chế. Do vậy không kích thích sự
gia tăng trong đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh của người Việt. Và cũng vì
thế, người Việt không thể làm ăn lớn nếu như không có ý tưởng về mở rộng
kinh doanh buôn bán ra nước láng giềng hoặc đầu tư về Việt Nam.
- Trong quá trình làm ăn sinh sống ở thành phố Viêng Chăn, Lào, một bộ
phận nhỏ người Việt đã tiếp nhận được những nét văn hoá của người Lào
“không thích cạnh tranh và không ưa mạo hiểm” trong thương trường. Đó là
khiếm khuyết lớn trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Tóm lại, trong xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa, bộ phận người Việt ở
Viêng Chăn, Lào cần nhận rõ điểm mạnh, yếu của mình và năng động trong quá
trình tự điều chỉnh hoạt động kinh tế. Có như vậy, mới có thể duy trì vị thế kinh
doanh của người Việt ở Viêng Chăn, Lào trong sự cạnh tranh quyết liệt của các
thương nhân Lào, đặc biệt là những người giàu có gốc Hoa (Trung Quốc).
4. Hoạt động kinh tế của người Việt ở Viêng Chăn, Lào là một nhịp quan
trọng của cầu nối góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của hai
dân tộc Việt Nam - Lào.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
33
Chƣơng 3
VĂN HÓA CỦA NGƢỜI VIỆT Ở THÀNH PHỐ VIÊNG CHĂN
(1975-2014)
Người Việt di cư và định cư ở Lào từ rất sớm. Quá trình cộng cư lâu dài
là tiền đề thuận lợi để hai nền văn hóa có cơ hội tiếp xúc, giao lưu và tác động
lẫn nhau. Giao thoa văn hóa Việt - Lào hình thành nên những giá trị văn hóa
mới, làm phong phú văn hóa Lào. Trong phạm vi nghiên cứu nhỏ, tôi đề cập
đến những biểu hiện sắc thái giao thoa văn hóa Việt - Lào trong cộng đồng
người Việt ở Viêng Chăn với cuộc sống hiện đại.
3.1. Văn hóa vật chất
3.1.1. Ẩm thực
Ẩm thực là cách ăn uống của con người. “Tính văn hóa” của ẩm thực nó
thể hiện cốt cách, phẩm hạnh của một dân tộc, một con người. Văn hóa ẩm
thực của người Việt ở Viêng Chăn, Lào là sự hòa quyện những nét tinh túy của
cả hai dân tộc.
Món ăn truyền thống của người Việt là cơm, cá, rau và trong các món ăn
của họ thường không cay, không vị đắng và chát.... Khi đến Lào, do cộng cư
cùng người Lào với thời gian khá lâu, nên sở thích về ăn uống của họ cũng biến
đổi theo người Lào. Theo tài liệu điều tra trên thực địa của tôi thì đa phần
người Lào gốc Việt thích ăn các món ăn của người Lào như:
- Món Lạp: Món ăn này được làm bằng các loại thịt khác nhau (thịt bò,
trâu, lợn, gà, vịt) hoặc cũng có thể làm bằng thịt của các loại cá. Cách chế biến
Lạp rất đơn giản.Trường hợp Lạp thịt, người ta sẽ băm nhỏ thịt rồi trộn với các
loại gia vị như: bột gạo rang thật kỹ, ớt, tỏi thái nhỏ, lá hành tươi, các loại rau
thơm, nước padẹc (mắm cá của người Lào) nấu chín . Nếu thích vị chua thì vắt
thêm chanh, nếu thích phèo (nấu chín) thì trộn thêm vào; Lạp cá cũng làm
tương tự như Lạp thịt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
34
- Canh măng Lào: Gồm có măng tươi thái nhỏ, lá nha nang vắt lấy nước
có màu xanh, ớt tươi, củ sả, phắc nâu, mộc nhĩ, rau bí, pa đẹc, rau ngổ rồi đem
nấu trộn với nhau. Rau cho vào sau khi măng đã chín.
- Món nướng: Cá nướng cả con, thịt nướng miếng to sau khi đã được ướp
với các gia vị.
- Món Chèo pa đẹc, thành phần có ớt, tỏi khô nướng giã với cá mắm của
Lào rồi trộn với gia vị.
- Nộm đu đủ Lào: Trước hết,băm đu đủ xanh trộn với ớt, tỏi đã giã nhỏ.
Thêm một chút chanh tươi, mỳ chính và các gia vị sau đó trộn đều. Món nộm đu
đủ ăn mát nên không thể thiếu đối với mâm cỗ của người Việt ở Viêng Chăn.
Theo truyền thống, người Việt có ba bữa ăn trong một ngày. Sáng, họ
thường ăn các món như như cháo, bún, phở; Bữa chính ăn vào buổi trưa và
buổi chiều. Ở Viêng Chăn, trên cơ sở phỏng vấn một số người Việt, tôi được
biết, họ thích ăn món xôi với thức ăn của Lào vào buổi sáng và bữa trưa. Chiều,
người Việt thường ăn cơm tẻ và các món ăn Việt. Đối với một số ít người già
vẫn thích các món ăn Việt trong cả ngày.
Tập quán ăn
- Tập quán ăn thường ngày: Có thể nói đây là dịp mà các thành viên gia
đình sum họp với nhau sau một ngày lao động mệt nhọc, theo truyền thống của
người Việt Nam, sự bố trí ngồi trong mâm cơm của một gia đình nào đó bao
giờ cũng theo một sự qui định rõ ràng. Thông thường người bố, người mẹ hoặc
người cao tuổi bao giờ cũng ngồi ở đầu mâm, hai bên là con cháu, người xới
cơm cho bố mẹ bao giờ cũng là con gái hoặc cháu gái, trước khi ăn con và các
cháu phải lần lượt mời bố mẹ hoặc người cao tuổi ăn cơm. Đối với người Việt
ở thành phố Viêng Chăn, tập quán ăn thường ngày vẫn tuân thủ theo tập quán
truyền thống của cha ông, nhưng cũng chút ít thay đổi. Tập quán mời người cao
tuổi hoặc bố mẹ trước khi ăn trong nhiều gia đình người Việt (thế hệ mới) ở
thành phố Viêng Chăn có phần phai nhạt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
35
- Tập quán ăn trong đám giỗ, đám cưới, đám ma: Theo tập quán truyền
thống của người Việt Nam, ăn trong đám giỗ, đám cưới, đám ma, sự bố trí ngồi
trong mâm là có sự qui định rõ rệt, nơi đầu mâm bao gỉờ cũng dành cho những
người cao tuổi có vai trò trong cộng đồng. Sau đó lần lượt đến người khác trong
cộng đồng. Đối với cộng đồng người Việt ở thành phố Viêng Chăn tuy sinh sống
ở thành phố Viêng Chăn với thời gian khá lâu nhưng họ vẫn theo tập quán ăn
trong đám giỗ, đám cưới, đám ma của cha ông để lại cho đến tận ngày nay.
Nhìn chung, người Việt thích ăn cơm tẻ, cơm ăn với canh, trong cách
thức tổ chức ăn uống có gia phong và lề thói riêng. Người Lào thích ăn xôi,
chấm chẹo, thích ăn khô...cách thức ăn uống đơn giản ít có các nghi thức kèm
theo. Ẩm thực của người Việt đã có sự thay đổi, hòa nhập với người Lào trong
sở thích và tập quán ăn uống.
3.1.2. Trang phục
Trang phục truyền thống của người Việt rất giản đơn. Phụ nữ thường
mặc áo bà ba dài tay với quần ống rộng sậm màu. Đàn ông mặc áo cổ tròn,
quần ống rộng màu đen hoặc nâu. Thích ứng với cuộc sống hiện đại, người
Việt thuộc các lứa tuổi khác nhau đều thích mặc quần tây. Nữ giới rất thích
mặc váy hiện đại hoặc cũng có lúc mặc áo phông kết hợp với quần Jean phong
cách. Phụ nữ Việt trung niên mặc kín đáo nhưng kiểu cách cũng rất đa dạng,
trang nhã và trẻ trung. Kết hợp với quần áo, phụ nữ Việt ở Viêng Chăn còn có
các phụ kiện kèm theo như đồ trang sức (khuyên tai, nhẫn, vòng) làm bằng
nhiều chất liệu khác nhau như vàng, bạc đá quýGiá trị của mỗi món đồ tùy
thuộc vào khả năng kinh tế của mỗi cá nhân. Mái tóc truyền thống của phụ nữ
Việt là tóc để dài thướt tha. Nhưng quan sát của tôi ở Viêng Chăn, tôi nhận
thấy hầu hết họ đều để tóc ngắn ngang vai hoặc cúp ngắn. Mái tóc như vậy tạo
nên sự trẻ trung, năng động, gọn gàng, phù hợp với công việc, tiện cho việc
chăm sóc bản thân và gia đình.
Trang phục nam giới,cũng tương tự trang phục nữ giới. Họ thích mặc
quần bò, áo phông, áo vải cắt may theo mốt thời trang. Đồ trang sức của nam
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
36
giới không nhiều thứ như nữ giới,nhưng những người có điều kiện thì họ hay
đeo đồng hồ, nhẫn, dây chuyền rất giá trị. Nam giới thường để tóc ngắn, trừ
một số thanh niên thì thích để tóc dài theo mốt Hàn Quốc, Nhật Bản.
Tập quán mặc
- Trang phục thường ngày trong lao động: Nam giới và nữ giới đều mặc
quần áo thường như: quần âu hoặc quần bò, áo vải hoặc áo phông dài, ngắn tay
tùy thuộc vào sự ưa chuộng và công việc lao động của mỗi người.
- Trang phục trong đám cưới: Trong lễ cưới, trường hợp cô dâu và chú rể
đều là người Việt ở Lào lâu năm thì cô dâu thường trang điểm, ăn mặc kiểu
Tây (váy trắng dài), chú rể cũng trang điểm, ăn mặc kiểu Tây (áo vét, cà ra vát,
quần âu, đi giày u xích). Nhưng cũng có trường hợp cô dâu, người phù dâu và
những người đến dự đám cưới vẫn trang điểm, ăn mặc áo dài truyền thống Việt
Nam. Đối với trường hợp, cô dâu Việt, rể Lào thì cô dâu việt trang điểm, ăn
mặc theo kiểu Lào khi làm lễ ở nhà chú rể và theo kiểu Việt khi ở nhà cô dâu.
- Trang phục trong đám tang: Ở Viêng Chăn, khi quan sát những đám
tang, người ta dễ nhận ra người đã mất là người Việt qua trang phục của người
thân tiễn đưa họ. Tại đây, trang phục truyền thống trong tang ma vẫn được gìn
giữ nguyên vẹn. Con cái, thân nhân người quá cố mặc quần áo may bằng vải xô
màu trắng, đầu quấn vải xô trắng, lưng thắt dây chuối khô; Còn những bà con
trong cộng đồng thì mặc quần áo màu đen. Có thể nói, trang phục trong đám
tang của cộng đồng người Việt ở thành phố Viêng Chăn giống như ở Việt Nam.
- Trang phục đi chùa: trang phục của người Việt ở thành phố Viêng
Chăn, khi đi chùa Việt đa phần người Việt mặc quần, mặc áo sơ mi hoặc áo
phông tùy theo sở thích của mỗi người. Tuy nhiên cũng có một số phụ nữ
người Lào gốc Việt họ hay mặc váy như phụ nữ Lào.
Có thể nhận thấy đa phần phụ nữ Việt Nam tại thành phố Viêng Chăn rất
thích mặc váy Lào. Thường ngày họ chỉ mặc váy Lào, chỉ có trong các dịp lễ
hội truyền thống của dân tộc họ mới mặc theo kiểu Việt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
37
Nhìn chung, người Việt ở Viêng Chăn, Lào sống hòa nhập với xã hội
Lào. Quan niệm và phong cách mặc của họ cũng đơn giản. Họ cũng rất thích
trang phục của người Lào và mặc nó trong cuộc sống thường nhật. Tuy nhiên,
trang phục truyền thống của dân tộc được trưng diện trong những ngày lễ, hội
nhất định trong năm. Điều này thể hiện sự gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống
và thể hiện tình cảm với cội nguồn của mình.
3.1.3. Nhà ở
Nếp nhà truyền thống của người Việt nơi thôn quê trước khi đến Lào là
nhà ba gian, hai trái, mái ngói hoặc nhà tranh lợp lá. Ở Lào, họ định cư chủ yếu
ở các đô thị. Tại Viêng Chăn, người Việt sống trong những ngôi nhà theo cấu
trúc hiện đại, chia lô xa rời với tập quán xưa kia ở quê nhà.
Bố trí trong ngôi nhà về vị trí sinh hoạt của các thành viên cũng giản
đơn. Chỗ ngủ của người cao tuổi, bố, mẹ làm sao cho tiện lợi trong sinh hoạt
hàng ngày, còn các thành viên khác (con cái, con dâu, con rể) cũng có nơi sinh
hoạt riêng.
Bàn thờ Tổ tiên của gia đình luôn được đặt ở vị trí trang trọng nhất trong
nhà. Nhưng, một điều lý thú ở đây là trong nhà của một số gia đình người Việt,
ngoài thờ cúng Tổ tiên còn thờ Phật (Quan Âm, Bồ Tát, Thích Ca), thậm chí
thờ cúng cả Nang Quắc (thần phù hộ trong việc làm ăn buôn bán - theo ý niệm
của người Lào).
Ở một số nơi xa trung tâm thành phố Viêng Chăn, người Việt vẫn giữ
cách bài trí truyền thống về ngôi nhà của mình. Nhìn từ ngoài vào chúng ta sẽ
thấy có sân phơi thóc lúa, đầu hồi bên phải thường đặt cối xay, cất các công cụ
nông nghiệp, còn đầu hồi bên trái là nhà bếp nấu ăn và cất giữ các đồ dùng sinh
hoạt gia đình. Phía trong được chia thành 3 gian chính như sau: Gian chính
giữa thường đặt bàn thờ tổ tiên và khu vực dưới bàn thờ tổ tiên là nơi tiếp
khách, thường đặt bàn ghế hoặc cái giường phản để khách ngồi uống nước.
Buồng, ở đầu hồi bên phải là buồng ngủ của chủ nhà và buồng ở đầu hồi bên
trái là buồng ngủ của con cái.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
38
Tóm lại, do sinh sống ở trên đất Lào với thời gian lâu dài, người Việt
cung đã thích ứng với nếp sống và văn hóa Lào. Sự giao thoa văn hóa Việt -
Lào luôn hiện diện mọi lúc,mọi nơi trong quá trình sinh sống và kiếm ăn quê
hương thứ hai đối với người Việt. Văn hóa của cộng đồng người Việt ở Viêng
Chăn, Lào cũng chuyển đổi theo luồng văn hóa của dân bản địa.
3.2. Văn hóa tinh thần
3.2.1.Tín ngưỡng và tôn giáo
- Tín ngưỡng
Tục lệ thờ cúng
Trong đời sống tâm linh, người Việt thờ phụng tổ tiên và thờ các vị
thần khác nhau. Hiện nay,các gia người Việt ở Viêng Chăn, Lào vẫn gìn giữ
truyền thống đó của mình. Khảo sát thực tế, tôi nhận thấy, thờ phụng trong
các gia đình người Việt có 3 loại bàn thờ chính: Bàn thờ thổ công, thờ gia
tiên và thờ Phật.
Bàn thờ thổ công (thờ thần tài). Bàn thờ thổ thần được lập ngoài sân, nơi
nhìn vào gian chính của ngôi nhà hoặc đặt ngay cửa ra vào của gian chính. Bàn
thờ thổ công nhằm cầu yên, cầu tài, cầu lộc. Trong tín ngưỡng của người Lào,
họ cũng thờ thổ công (Nang Quắc). Nếu bàn thờ thổ công của người Việt
thường để tiếp đất thì bàn thờ thổ công của người Lào thường để cao. Một số
gia đình buôn bán của người Việt lập cả hai bàn thờ thổ thần: Kiểu Việt và kiểu
Lào. Cách thức tổ chức thờ như thế này cho thấy ảnh hưởng yếu tố tâm linh của
người Lào đến người Việt trong quá trình họ sống ở đây.
Bàn thờ gia tiên thường được đặt này tại gian chính của ngôi nhà, đây là
nơi trang nghiêm nhất của ngôi nhà. Thờ Phật, tùy từng gia đình, có gia đình
đặt thờ Phật chung với bàn thờ gia tiên nhưng vị trí cao hơn. Nhưng, cũng có
gia đình lập bàn thờ Phật riêng vì cúng Phật là lễ chay; cúng gia tiên có lễ mặn.
Bàn thờ Phật của các gia đình người Việt ở Viêng Chăn, cách bài trí cũng cho
thấy rõ nét ảnh hưởng thờ Phật kiểu Lào.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
39
Có một điểm khác biệt giữa người Lào với người Việt trong tâm linh.
Đời sống tâm linh Lào chia làm hai hệ thống: “thứ phỉ” (thờ ma) và “thứ Phụt”.
“ Thứ phỉ” ở Lào phân theo ba cấp độ: Phỉ hươn (thần bảo hộ gia đình, vong
linh tổ tiên); phỉ bản (tương đương với Thành hoàng làng của người Việt); phỉ
mường (thần bảo hộ chung của nhiều mường). Ngày nay, do theo Phật đã lâu
đời nên các loại “ Phỉ” của Lào được các loại Phật thay thế. Người Lào không
có bàn thờ tổ tiên vì khi mất, người chết được thiêu xác và nhặt di cốt để trong
các Thạt (tháp) ở chùa. Hoạt động tâm linh của người Lào chủ yếu là ở chùa.
Ngày nay, trong các khu vực cư trú có đông người Việt sinh sống ở
Viêng Chăn vẫn có những miếu thờ thổ địa ở xóm, ngõ. Tục thờ cúng Thành
hoàng làng ở đây không có. Nhưng, theo nghiên cứu của GS. Nguyễn Duy
Thiệu, trên toàn Lào chỉ có làng Xiềng Vang tại huyện Nỏng Bok, tỉnh Khăm
Muộn có tập quán thờ Thành hoàng vì đây là nơi duy nhất trên đất Lào có làng
thuần Việt [12, tr.118].
Thờ Thánh (Thánh mẫu và Đức Thánh Trần) gắn với tục lên đồng là nét
sinh hoạt đặc trưng của văn hóa Việt ở Viêng Chăn, Lào. Tục lên đồng của
người Việt cũng bị “Lào hóa”. Ví như, kết thúc mỗi lớp hầu, thầy đồng phát lộc
cho người ngồi hầu và thắt chỉ cổ tay (thắt chỉ cổ tay là phong tục cầu may của
Lào).Trước đây, hình thức sinh hoạt văn hóa này bị hạn chế bởi nhiều lí do.
Song, những năm gần đây tục lên đồng có xu hướng quay trở lại, có lẽ nó đáp
ứng được nhu cầu bất ổn về tâm lý hiện tại của con người.
Qua thực tế quan sát và tìm hiểu đời sống tâm linh trong cộng đồng
người Việt ở Viêng Chăn, tôi nhận thấy, họ luôn có ý thức duy trì, gìn giữ nét
văn hóa truyền thống hướng về cội nguồn: Thờ tổ tiên. Nhưng, do sống xa quê
hương, trong môi trường của dân tộc Lào nên nghi lễ thờ cúng mang tính chất
cộng đồng, bản quán bị mờ nhạt hoặc không có điều kiện thực hiện. Trong tục
thờ cúng của người Việt cũng có yếu tố bị “Lào hóa”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
40
- Tôn giáo:
Tôn giáo là một bộ phận quan trọng cấu trúc nên nền văn hóa của các
nước phương Đông. Yêu kính Đức Phật, hướng thiện với những luân lý của đạo
Phật là một trong những điểm tương đồng của người Việt với người Lào ở
Viêng Chăn.Để khẳng định vấn đề này tôi đã tiến hành khảo sát về tôn giáo
trong cộng đồng người Việt ở Viêng Chăn vào tháng 11/2014.
Bảng 3.1: Thống kê đời sống tôn giáo của ngƣời Việt
ở thành phố Viêng Chăn
Đơn vị tính: Hộ / %
Loại hình Tôn giáo Hộ %
Phật giáo 119 79,3
Thiên chúa giáo 14 9,3
Hồi giáo 1 0,6
Ma 5 3,3
Không tôn giáo 11 7,3
Tổng số 150 100
Số liệu và tỉ số % thống kê trên cho thấy, cộng đồng người Việt ở thành
phố Viêng Chăn đa số đi theo Phật giáo, chiếm 79,3%; 14 hộ theo Thiên chúa
giáo chiếm 9,3%; Chỉ có 1 hộ theo Hồi giáo chiếm 0,6%; Một số hộ theo Ma
chiếm 3,3%; 11 hộ không theo tôn giáo nào 7,3%.
Phật giáo
Trong 150 phiếu điều tra có 119 hộ gia đình theo đạo Phật. Phật giáo
của người Lào theo nhánhT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_kinh_te_van_hoa_cua_nguoi_viet_o_thanh_pho_vieng_ch.pdf