Luận văn Kinh tế, văn hóa huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang nửa đầu thế kỷ XIX

Lời cam đoan .i

Lời cảm ơn.ii

Mục lục.iii

Danh mục các từ viết tắt.iv

Danh mục các bảng.v

Danh mục các hình.vi

MỞ ĐẦU.1

1. Lý do chọn đề tài.1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .2

3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu .5

4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.6

5. Đóng góp của luận văn .7

6. Cấu trúc của luận văn .7

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN VỊ XUYÊN TỈNH HÀ GIANG.10

1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.10

1.2. Khái quát lịch sử hành chính .13

1.3. Các thành phần dân tộc .15

1.3.1. Dân tộc Tày.16

1.3.2. Dân tộc Dao .17

1.3.3. Dân tộc H’Mông .18

1.3.4. Dân tộc Nùng .19

1.3.5. Dân tộc Kinh.20

1.4. Tình hình chính trị - xã hội.21

1.4.1. Các tầng lớp xã hội.23

1.4.2. Bộ máy quản lý làng bản .25

Chương 2: KINH TẾ HUYỆN VỊ XUYÊN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX.30

2.1. Vài nét về tình hình ruộng đất ở Vị Xuyên trước thế kỷ XIX.30

2.2. Tình hình ruộng đất ở Vị Xuyên theo địa bạ Gia Long 4 (1805) .32

2.2.1. Tình hình các loại ruộng đất ở Vị Xuyên.33

pdf119 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kinh tế, văn hóa huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang nửa đầu thế kỷ XIX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Trong cuộc cải cách, vua Minh Mệnh đã cho sửa lại phép quân điền, chính sách này đã có tác dụng nhất định đối với một số địa phương trong cả nước như: huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang), theo địa bạ Gia Long 4 có 5,64% số ruộng đất bỏ hoang, nhưng đến thời Minh Mệnh 21 không còn ruộng đất bỏ hoang [14, tr.34]; tổng Côn Minh và tổng Nhu Viễn huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) thời Gia Long 4 có 6.6.03.5.0/595.9.04.8.0 diện tích hoang phế, nhưng đến thời Minh Mệnh diện tích này không còn [11, tr. 35-45]. Như vậy, với việc diện tích tư điền lưu hoang tăng ở thời Minh có thể lý giải là: Vị Xuyên là huyện miền núi, biên giới, khí khậu khắc nghiệt, một số tộc người 48 quen với cuộc sống du canh dư cư nay đây mai đó, đa số là ruộng bậc thang khan hiếm nước. Mặt khác có thể do chiến tranh loạn lạc, thổ phỉ dẫn đến ruộng đất bỏ hoang còn nhiều. Thứ tư, về tình hình sở hữu ruộng đất của các dòng họ ở Vị Xuyên, có thể thấy tình hình sử hữu không đồng đều giữa các dòng họ, chủ yếu tập trung ở họ Nguyễn, Ma, Hoàng. Đặc biệt là họ Nguyễn, ở cả hai thời điểm đều có số chủ và diện tích sở hữu lớn nhất (thời Gia Long 4 có số chủ là 55,73%, diện tích sở hữu là 57,59%; thời Minh Mệnh có số chủ là 42,57%, diện tích sở hữu là 52,87%). Như vậy, cũng như các huyện miền núi khác, các nhóm họ lớn trong làng, xã chiếm một vị trí rất quan trọng. Họ nắm trong tay về quyền lực chính trị và sở hữu lớn về ruộng đất chi phối đến tình hình kinh tế và xã hội của vùng đó. Thứ năm, các chức sắc trong huyện đa số là người khá giả, hầu hết những người có sở hữu ruộng đất lớn đều là các chức sắc của địa phương. Cũng có một vài người không có ruộng đất, Thứ sáu, cùng thời điểm Gia Long 4 huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang và tổng Côn Minh, tổng Nhu Viễn của huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn không có chủ nữ sở hữu ruộng đất, nhưng ở huyện Vị Xuyên có chủ nữ sở hữu ruộng đất (có 6/125 số chủ, chiếm 4,8% tổng số chủ). Nhưng số chủ nữ này đến thời Minh Mệnh 21 thì không còn. Điều này chứng tỏ dưới thời Gia Long, ở Vị Xuyên phụ nữ cũng có vai trò nhất định trong xã hội. 2.4. Kinh tế 2.4.1. Nông nghiệp - Trồng trọt Ở Vị Xuyên có hai loại hình canh tác chính là ruộng nước và nương rẫy. Ruộng nước Từ xa xưa, cư dân Vị Xuyên đã biết khai phá những đám ruộng ở lưu vực sông Lô, sông Miện, ven các con suối và những thung lũng để làm ruộng trồng lúa nước (tiếng Tày, Nùng gọi là nà nặm). Bên cạnh đó, do phần lớn đất là đồi núi, nên cư dân đã biết lợi dụng vào địa hình để khai phá thêm ruộng bậc thang. Công cụ lao động của đồng bào chủ yếu là cày, bừa, cuốc, liềm, dao Cày chìa vôi là cày phổ biến, thân cây được làm bằng loại gỗ tốt nhất, lưỡi cày được đồng bào tự đúc bằng gang to, khỏe, có khả năng cày sâu 15 đến 20 cm lật được đất cả hai 49 bên, phù hợp với cày đất ruộng ở miền núi. Do chủ yếu là ruộng bậc thang hoặc là những mảng ruộng nhỏ, nên chủ yếu người dân ở đây sử dụng bừa đơn rộng khoảng 100cm, cao khoảng 80cm, có khoảng 9 đến 11 răng bằng gỗ hoặc gốc tre già chắc khỏe, đảm bảo làm tơi đất dễ dàng. Họ dùng trâu hoặc bò làm sức kéo. Kỹ thuật làm đất, được đồng bào rất chú ý, nhất là đồng bào Tày, Nùng, Kinh. Ban đầu là cày ải (công việc này thường làm vào tháng 11, 12 âm lịch). Theo bà Mai Thị Liêu ở xã Trung Thành: “người Tày – Nùng thường có câu “Na thay bươn lạp, háp khảu tắc càn” (ruộng cày tháng chạp, thóc gánh gẫy đòn), hay “thay nà bươn lạp, háp nắc bá” (cày ruộng tháng chạp, gánh nặng vai)” [85]. Việc cày ải là để diệt cỏ dại, mầm sâu bệnh, phơi đất cho tơi. Đất cày ải, phơi đất vào thời điểm này khi gặp mưa ngấm đất nát ngay đỡ tốn công làm đất. Sau khi cày ải, đồng bào tiến hành bừa lần một (phưa cải) để thu dọn cỏ dại và cũng là để đảo đất. Sau một thời gian thì cày lần hai, gọi là “cày lật” và bón lót. Sau khi bón lót thì bừa lần hai (phưa làu) để trộn phân bón với đất bùn, để phân bố đều trên ruộng và cuối cùng là (loạt) bừa kỹ lần cuối để cấy. Hạt giống, thường được chọn từ vụ trước. Khi lúa chín, người ta chọn đám ruộng nào tốt nhất, bông đều, hạt chắc, già, dùng hái nhắt (hép) ngắt từng bông bó thành từng cum (va), mỗi cum nặng khoảng năm đến sáu cân, gánh về nhà phơi khô, để trên gác gần bếp. Gần đến ngày gieo, họ mang xuống vò bằng chân, rồi sàng sẩy cho sạch sẽ. Gieo mạ và cấy, để gieo mạ người ta đem thóc giống ngâm trong nước khoảng một ngày, rồi vớt ra ủ, khi gặp thời tiết lạnh phải ủ kỹ, để cạnh bếp củi, ngày hai lần dội nước ấm, khoảng hai đến ba ngày thóc nẩy mầm đều thì đem gieo. Đất để gieo mạ cũng được chuẩn bị kỹ càng như đất để cấy lúa, nhưng đất nhỏ và nhuyễn hơn. Sau khi bừa lần cuối, để đất lắng xuống, tháo cạn nước, đánh luống, rồi gieo đều trên mặt luống. Khi gieo mạ xong, để khoảng 3 – 4 ngày cho hạt thóc ổn định rồi cho nước vào. Trong trường hợp gặp mưa to, đồng bào cho nước đầy ruộng mạ để tránh mưa nặng hạt làm tung bùn đất lấp mất mầm hạt, hoặc nước trôi hạt giống. Sau khi gieo được khảng 20 ngày, người ta lấy phân chuồng đã qua hoai ủ trộn lẫn với tro bếp rắc đều lên trên đám mạ, cung cấp thức ăn cho mạ. Để xua đuổi chim, chuột khỏi ăn thóc giống, người ta dùng các con bù nhìn được làm bằng rơm dựng ở ruộng mạ. Từ khi gieo hạt đến khi cấy, thời gian khoảng một tháng (lúa nếp có thể hơn một tháng). Trước khi cấy, đồng 50 bào tháo hết nước trong ruộng mạ để khô dễ nhổ. Cuối cùng, người ta nhổ mạ rồi bó thành từng bó to bằng hai nắm tay người lớn, cắt bỏ ngọn để thân mạ cứng dễ cấy, cấy xuống cây lúa không bị đổ, nhanh bén rễ và phát triển lá non. Ngày nay, ở Vị Xuyên có nhiều giống lúa mới, tuổi mạ không đòi hỏi cao như vậy, quy trình gieo, nhổ đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, ở nhiều địa phương như Tùng Bá, Minh Tân, Thuận Hòa đồng bào vẫn duy trì cách canh tác này, nhất là khi cấy lúa nếp. Sau khi cấy khoảng gần một tháng, đồng bào tiến hành làm cỏ đợt một. Nước được tháo cạn, lấy chân đạp đất, tay nhổ cỏ (sau này đồng bào đã biết dùng cào làm bằng gỗ để cào cỏ). Đối với chân ruộng bình thường, đồng bào để vài ngày mới tháo nước trở lại. Làm như vậy để đất giữ chặt cây lúa và kích thích lúa phát triển. Đến khi lúa sắp làm đòng, đồng bào tiến hành phát cỏ bờ, bón thúc và làm cỏ lần hai. Đồng bào Vị Xuyên còn biết ủ phân chuồng (chủ yếu là phân trâu) để bón ruộng. Ngoài ra, đồng bào còn biết vào các hang động để hót phân con dơi mang về bón lúa rất tốt. Phương tiện vận chuyển chủ yếu là gánh, hoặc dùng trâu kéo Lừa (dùng thân cây to khoét rỗng) có thể chở hàng chục gánh phân cùng một lúc. Ngoài việc bón phân, đồng bào đặc biệt chú ý đến xây dựng hệ thống các công trình thủy lợi. Trong kỹ thuật canh tác ruộng nước, đồng bào Tày – Nùng đã biết dựa vào hoàn cảnh thiên nhiên tạo ra nhiều sáng kiến để giải quyết nước tưới cho đồng ruộng trên cao như: Đắp đập (phai) ngăn nước sông, suối chảy vào ruộng; đào mương dẫn nước từ đầu nguồn các khe suối, men theo các sườn đồi để tưới cho các thửa ruộng trên cao. Bên cạnh đó, đồng bào Vị Xuyên còn biết làm cọn nước (guồng nước) để đưa nước lên chân ruộng cao. Con nước được làm bằng gỗ, tre, bương, nứa, mây Đó là những chiếc bánh xe, có đường kính rộng hẹp khác nhau tùy thuộc vào độ cao thấp của mặt ruộng so với mặt nước của sông hay suối. Ở bánh xe có những cánh quạt cản nước để cọn nước quay, đồng thời cản nước vào các ống bương đựng nước buộc chếch ở ngoài vành bánh xe, nước chảy đầy, bánh quay đưa ống bương lên cao, tự đổ nước vào máng dẫn nước đặt ngang và nước theo các ống máng nối liền với ruộng. Về kinh nghiệm mùa vụ, có thể nói làm nông nghiệp nói chung và nghề nông trồng lúa nước nói riêng, việc nắm bắt thời vụ rất quan trọng, bởi lẽ khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa, nhất là ở vào giai 51 đoạn đầu thế kỷ XIX khi mà phương tiện khoa học kỹ thuật không có. Chính vì vậy, việc đúc kết kinh nghiệm về thời vụ là “chìa khóa vàng” đã đem lại kết quả tốt cho người nông dân. Tùy điều kiện thời tiết khí hậu mà họ quyết định gieo mạ, cấy lúa qua câu thành ngữ sau: “ Boóc coóng lung đeng tó leng lồng chả Boóc mạ phống đay coi đăm nà”. (Hoa dẻ nở đỏ tha hồ xuống mạ Hoa mạ nở đều sẽ cấy ruộng). Hay chọn ngày cấy lúa và cắt lúa vào các ngày sau: “Đăm na vằn mảu Cắt khảu vằn thi” (Cấy lúa vào ngày mão Cắt lúa vào ngày thìn) [10, tr. 122]. Theo Đồng Kháng địa dư chí, ruộng chỉ cấy một vụ thu. Bên cạnh đó, khí hậu ở Vị Xuyên khắc nghiệt, mùa đông đến sớm và kéo dài, nên thời vụ đặc biệt quan trọng. Vì vậy, khi có mưa sớm, người dân tranh thủ cấy những thửa ruộng hạn (nà lẹng) vào khoảng tháng 4, đến tháng 5 thì cấy đại trà; tháng 6, tháng 7 bón phân, làm cỏ, bắt sâu cho lúa mọc khỏe, đẻ nhánh; đến tháng 8 chuẩn bị để thu hoạch, lúa nếp được hái nhắt, bó thàng cum mang về làm cốm; đến tháng 9 thì thu hoạch. Khi thu hoạch, người Nùng do chủ yếu ở nhà đất, không có gầm sàn rộng để lúa, nên khi gặt thường dùng liềm cắt tận gốc, gom từng đống lớn ở giữa ruộng, dùng loỏng để đập. Loỏng là khúc gỗ to, khoét mảng sâu, khi đập ở hai đầu loỏng, hai bên có phên che. Sau khi đập xong, lúa được quạt sạch, gánh mang về nhà phơi khô rồi cất. Còn đối với người Tày, do sống trên nhà sàn, có gầm sàn rộng, cho nên khi gặt, người Tày thường dùng liềm cắt lúa ở bên dưới bông gạo khoảng 20 cm, dùng rạ để buộc thành nắm, phơi luôn trên các gốc rạ cho rơm và hạt thóc khô (khoảng hai đêm ba ngày), sau đó thu lại gánh về nhà cất vào “giảo khảu” (giảo khảu được quây một góc ở dưới gầm sàn, phên được đan bằng nứa tép, hoặc bưng ván, dưới sàn giảo được giải bằng gỗ cách mặt đất khoảng 20 đến 30 cm). Khi nào nhà hết gạo ăn thì người Tày bỏ lúa ra, xếp thành đống tròn, dắt ba đến bốn con trâu đi vòng quanh dẫm lên các bó lúa cho thóc rơi ra khỏi rơm. Cách làm này người Tày giọi là “nuột khảu”, 52 hoặc cũng có nơi gọi là “tang vài”. Thóc sau khi được quạt sạch cho vào cối giã tay hoặc cối giã bằng sức nước. Nương rẫy Có nhiều loại, như nương ở các bãi bồi bên sông, suối; nương núi đất; nương núi đá. Người Tày, Nùng, Kinh thường làm nương ở các bãi bồi bên sông, suối để trồng ngô, khoai, Người Dao thường làm nương ở núi đất, còn người H’Mông do sống trên núi cao, nên chủ yếu họ làm nương núi đá. Đối với người Dao, khâu chọn đất được coi là việc quan trọng hàng đầu, bởi có chọn được mảnh đất tốt thì mùa màng mới bội thu. Công việc này thường do người đàn ông lớn tuổi trong gia đình đảm nhiệm. Theo kinh nghiệm, nương tốt phải đảm bảo các tiêu chí: ở rừng già, có độ ẩm, độ dốc không quá lớn, tầng mùn trên bề mặt dày, có đá mẹ lộ thiên, đất đen, nếm thử đất có vị chát và nằm ở sườn đồi hoặc chân núi phía mặt trời mọc [10, tr, 71]. Sau khi chọn đất, họ tiến hành phát nương vào cuối năm trước. Khi phát nương họ kiêng các ngày 3, 7, 9 Âm lịch. Công cụ phát nương là dao và rìu. Đến khoảng tháng 3 hoặc tháng 4 Âm lịch, khi cây cối phát hạ đã khô, họ chọn một ngày trời nắng, ít gió để đốt nương. Trước khi đốt, người ta dọc sạch một vành đai rộng khoảng hai đến ba mét làm dải phân cách giữa đám nương với rừng để tránh cháy lan. Vài ba ngày sau khi nương đã nguội, họ tiến hành dọn nương, rồi mới gieo trồng. Ở đầu thế kỷ XIX, căn bản nương rẫy của đồng bào Dao là do đốt rừng mà thành, họ canh tác vài năm, đến khi đất bạc màu họ lại bỏ đi đốt rừng, làm nương rẫy ở vạt đồi khác, vài ba năm sau họ trở lại để tiếp tục canh tác. Trên nương, người Dao thường trồng các loại cây như lúa, ngô, sắn. Ngoài ra họ còn trồng xen canh, hoặc trồng xung quanh nương các loại bí xanh, bí đỏ, các loại đậu, dưa chuột, rau cải để cung cấp cho bữa ăn hàng ngày, nhất là những lúc lên nương. Trong các loại cây trồng trên, lúa là loại cây trồng chính trên nương của người Dao. Về hạt giống, được chọn từ vụ trước. Khi lúa nương chín, người ta chọn bông to, hạt đều, chắc dùng hái nhắt (hép) ngắt từng bông bó thành từng cum (va), gánh về nhà phơi khô, để trên gác gần bếp. Đối với ngô, chọn bắp to đều, để cả vỏ, phơi khô treo trên gác bếp để tránh mọt. Các loại giống đậu, chọn qủa to, chắc hạt, đã già phơi 53 khô, rồi cho vào quả bầu khô hoặc ống bương, đổ tro bếp lên trên, nút kín miệng bằng lá chuối khô. Về kỹ thuật gieo trồng, đối với lúa, ở các nhóm người Dao đều phổ biến hình thức chọc lỗ tra hạt. Từng cặp, nam giới đi trước dùng gậy đã được vót nhọn chọc lỗ, phụ nữ theo sau tra hạt vào lỗ rồi lấp lại. Còn đối với cây ngô và các cây khác, thường trồng theo lối bổ hốc. Đối với mỗi loài cây đều có cách chăm sóc thích hợp, nhưng hầu như trong suốt quá trình cây sinh trưởng và phát triển, họ không bón thêm một loại phân nào. Đối với lúa, ngô công việc làm cỏ quan trọng hơn cả. Công cụ làm cỏ là con dao, cuốc, cào bằng sắt giống như con dao nhọn được uốn cong. Thu hoạch là khâu cuối cùng của chu kỳ làm nương. Trước khi thu hoạch lúa, người Dao chọn ngày rất kỹ. Ngày thu hoạch đầu tiên, theo phong tục của người Dao Đỏ, ông chủ gia đình lấy một nắm đất đặt giữa nương, sau đó cắt hai bông lúa đặt lên và làm phù phép với hàm ý lúa mang về không bị chuột ăn; ở người Dao Áo Dài thì chủ nhà cắt năm bông lúa buộc vào đầu một cái que và cắm vào khóm lúa giữa nương với mục đích thu hồn lúa về. Với người Dao Áo Dài ở Vị Xuyên, khi lúa sắp chín, họ chọn một ngày tốt để cúng cơm mới. Vào ngày hôm trước, bà chủ nhà lên nương cắt vài cum lúa nếp mang về nhà rang lên, rồi giã bóc vỏ làm cốm, mổ gà để cúng thần linh và tổ tiên. Khi đã làm xong thủ tục này, đồng bào mới lên nương để thu hoạch. Lúa được cắt từng bông, bó thành cum, phơi khô, rồi gánh về treo trên gác bếp để dùng dần. Cũng có những nơi họ dựng lều ngay trên nương, lúa sau khi thu hoạch, phơi khô rồi đem cất vào lều đến khi cần mới gánh về. Đối với người H’Mông, do sống chủ yếu trên vùng núi cao, nên nguồn sống chính của họ là nương rẫy. Nương của người H’Mông là nương núi đá với loại hình canh tác là thổ canh hốc đá. Ngô là cây lương thực chính của đồng bào. Ngoài ra còn có các cây lương thực khác như: lúa, sắn, khoai, tam giác mạch, dong giềng Bên cạnh cây ngô, đồng bào còn trồng xen kẽ các loại cây như: đậu cô ve, đậu vàng, đậu đũa, rau cải, bí, dưa Trước đây, người H’Mông chỉ trồng một vụ ngô là chính, ngày nay với việc áp dụng khoa học kỹ thuật, đồng bào đã chuyển sang làm 2,3 vụ trong năm. Cũng như ruộng, nương được đồng bào phát cỏ và đốn dọn từ tháng 11, 12 Âm lịch, đợi đến khi nào có mưa, đất mềm thì cày vỡ. Đất được cày lên, dưới tác động 54 của mưa nắng, gió sương ẩm ướt, rồi lại phơi khô, nên sẽ ải và vỡ ra một cách tự nhiên. Vào khoảng tháng Giêng, tháng Hai bừa qua một lần sẽ tơi xốp, sau đó cày đảo và bừa qua một lần nữa là có thể tra ngô được. Trường hợp ở những hốc đá nhỏ hẹp trên các sườn núi có độ dốc cao không thể dùng cày, thì đồng bào dùng cuốc, mai, phỉnh để làm đất và tra hạt. Người H’Mông xưa đã có ý thức chọn giống ngô. Ngô giống được chọn từ vụ trước, là những bắp to, dài, mẩy đều, hạt thẳng hàng. Bắp ngô được bẻ ngoài nương không bóc vỏ, mang về treo cạnh gách bếp để tránh mọt ăn. Hạt giống trước khi đem tra phải được ngâm nước một ngày đêm, sau đó ủ trong chiếc sọt có lót là chuối khô. Hai, ba ngày sau khi ngô đã nẩy mầm đều thì đem tra. Cách thu hoạch, khi lá ngô đã chuyển sang màu vàng, hạt ngô chắc, đồng bào lên nương bẻ từng bắp ngô cho vào quẩy tấu gùi về, phơi khô treo lên gác bếp hoặc treo trên hiên nhà. Bên cạnh những mảnh nương trồng các loại cây lương thực, thực phẩm trên, phụ nữ còn dành những mảnh đất tốt nhất để trồng lanh. Sợi lang dùng để dệt vải, may váy, áo, khăn Dụng cụ làm nương, ngoài những chiếc cày, bừa, cuốc, con dao quắm cũng là một trong những dụng cụ lao động gắn bó thân thiết với cuộc sống hàng ngày của người H’Mông. Dao quắm được rèn rất công phu, trước khi rèn người ta lấy mảnh thép kẹp giữa các mảnh sắt rồi cho vào lò nung để rèn dao; rèn sao cho sắt ở hai bên và thép ở giữa dính liền với nhau như một để khi mài sắc đem chặt cây mới không bị mẻ. Chính vì vậy, các dân tộc thiểu số khác sinh sống ở Vị Xuyên cũng rất thích dùng con dao quắm do người H’Mông rèn. Nương rẫy canh tác rất vất vả, sản lượng thấp, không có vai trò lớn trong việc cung cấp lương thực, nhưng do thiếu đất trồng lúa nước nên nhiều gia đình ở Vị Xuyên vẫn duy trì việc canh tác nương rẫy. Họ trồng lúa, ngô, sắn, khoai, chè nhất là giống lúa nương thơm ngon. - Chăn nuôi Từ lâu đồng bào Vị Xuyên đã biết đến chăn nuôi. Gà, vịt, ngan, ngỗng là những vật nuôi được đồng bào nuôi nhiều nhất. Mỗi gia đình thường nuôi vài ba con lợn để mổ thịt những lúc gia đình có việc lớn như ma chay, cưới hỏi hoặc các dịp lễ tết, hội hè. Việc chăn nuôi gia súc như trâu, bò chủ yếu là lấy phân bón và sức kéo. 55 Trâu, bò ngày nông nhàn thường được bà con thả rông vào trong rừng, nơi có nhiều cỏ, sẵn nước, sẵn cây rừng, mái đá để che mưa nắng. Một số gia đình nuôi ngựa để cưỡi và chuyên chở hàng hóa nông phẩm. Việc nuôi dê cũng khá phổ biến, vì dê sinh sản nhanh, dễ nuôi, hợp với khí hậu và địa hình núi đá vôi. Ở lưu vực sông Lô, sông Gâm và các khe suối sẵn nước, đồng bào thường đắp đập, đào ao thả cá. Bên cạnh đó người Tày, Nùng còn có tập quán nuôi cá ruộng. Khi mạ cấy đã mọc xanh, đồng bào đem cá con (chủ yếu là cá chép) thả vào ruộng lúa để ăn màu. Đến khi lúa sắp chín, cá lớn lên bằng hai, ba đốt ngón tay, họ tháo ruộng, bắt cá đem về làm hém cá (pia bẳm) ăn dần. Ngoài ra, các gia đình Tày, Nùng còn chú trọng đến việc nuôi tằm lấy tơ để dệt vải may váy, áo, dệt thắt lưng Chăn nuôi là một ngành sản xuất rất quan trọng sau trồng trọt. Mặc dù vậy, họ vẫn coi đó là nghề phụ, chủ yếu là để cung cấp thực phẩm cho con người Do vậy, tình hình chăn nuôi ở Vị Xuyên chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình. - Khai thác lâm, thổ sản Lâm, thổ sản là nguồn lợi quan trọng của địa phương. Ở Vị Xuyên sẵn có nhiều nguồn lợi lâm, thổ sản như gỗ, mây, song, nứa, vầu; nhiều cây dược liệu như sa nhân, cam thảo, hương trầmViệc thu nhặt lâm, thổ sản trước tiên là để cung cấp thêm thức ăn cho gia đình như rau, nấm, măng, nhưng quan trọng hơn là để bán lấy tiền, đổi muối hoặc đổi những nhu yếu phẩm khác. Bên cạnh đó, các loại cây có bột như cây báng, cây đao, củ mài, củ nâu cũng được đồng bào khai thác vào những lúc giáp hạt, những năm mất mùa để ăn thay cơm. Săn bắn chỉ mang tính chất để tìm kiếm thêm thức ăn. Đặc biệt vào những lúc nông nhàn, hoặc những lúc giáp hạt, những năm mất mùa đàn ông trong các làng bản tổ chức thành đoàn vào rừng săn bắn. Chính những phương thức săn bắn này đã làm cho thú rừng ngày một khan hiếm. Tóm lại, nền kinh tế chủ yếu của cư dân ở Vị Xuyên nửa đầu thế kỷ XIX là nền kinh tế nông nghiệp. Trong nông nghiệp, cây lúa và cây ngô là cây lương thực chính. Song do điều kiện địa lý tự nhiên, cư dân nơi đây đã biết kết hợp việc trồng 56 lúa, ngô với các loại hoa màu và cây công nghiệp khác, đồng thời tận dụng những sản phẩm sẵn có trong tự nhiên để bổ sung thêm nguồn thức ăn cho con người và gia súc. 2.4.2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp - Thủ công nghiệp Đồng bào dân tộc huyện Vị Xuyên từ lâu đã có một số nghề thủ công truyền thống: đan lát, nghề dệt, làm hương đốt, nghề rèn Trước đây do xuất phát từ nền kinh tế tự cung tự cấp nên sản phẩm của nghề thủ công phần lớn để phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong gia đình, ít mang tính chất hàng hóa. Nghề đan lát: Hầu hết phụ nữ trong gia đình Tày, Nùng đều tự mình đan được các vật dụng trong nhà như rổ, rá, giần, sàng, nong, nia, sọt, tấm phên Những người khéo tay hơn sẽ đan được dậu, bồ, quẩy tấu, chiếu, “thép” (dùng để bắt cá), “níp” (giống như chiếc hòm, có cả nắp, dùng để đựng quần, áo, chăn, màn nhất là con gái đi lấy chồng sẽ được mẹ tự đan hoặc nhờ những người khéo tay trong làng đan cho một đôi để đựng đồ về nhà chồng). Công việc đan lát được tiến hành quanh năm, nhưng chủ yếu là vào những lúc nông nhàn. Sau tiết đông chí, người ta vào rừng chặt cây tre, nứa hoặc cây giang (những cây bánh tẻ) mang về làm nan sẵn gác lên gác bếp để khi nào rảnh việc mang xuống ngâm nước rồi đan. Nghề dệt: Cũng như nghề đan lát, nghề dệt phát triển và phổ biến ở các dân tộc thiểu số ở Vị Xuyên. Mặc dù vậy, giữa các dân tộc cũng có những nét riêng dặc trưng cho truyền thống văn hóa dân tộc. Nếu như người H’Mông chỉ biết trồng lanh, người Nùng, người Dao chỉ biết trồng bông, dệt vải, nhuộm vải, thì người Tày còn có thêm nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa. Trồng lanh, trồng bông, dệt, nhuộm vải: Đối với phụ nữ H’Mông, ngoài những đám nương trồng ngô, khoai, sắn, họ còn dành những đám nương tốt nhất để trồng lanh. Sợi lanh dùng để dệt vải may áo, váy, khăn, địu Người H’Mông quan niệm, người chết phải mặc quần áo bằng vải lanh thì tổ tiên mới nhận ra. Vì vậy, phụ nữ từ khi còn là thiếu nữ 14, 15 tuổi đến các cụ già đều có các đám lanh riêng của mình. Cây lanh được chặt vào tháng 6, sau khi được phơi khô, tước lấy vỏ lanh, sau đó bó vỏ lanh thành từng bó rồi cho vào cối giã đánh bong hết bột chỉ, còn trơ lại sợi dai, sợi lanh được luộc với nước tro bếp vài lần và lần cuối là luộc với sáp ong sẽ được những sợi lanh trắng và mềm hơn. Tiếp theo là công đoạn dệt và nhuộm vải. 57 Người Tày, Nùng, Dao thường gieo hạt bông vào tháng Giêng, tháng Hai, gieo vào thời điểm này cây bông sẽ nở hoa sớm, tránh được sương muối. Bông được thu hoạch vào tháng 6, 7, khi mang về bông được phơi nắng, rồi tách hạt để được bông nõn, sau đó “công phải” (bật bông) làm cho bông xốp lên, rồi vê thành từng con đưa vào “slỏa” (xa kéo sợi) kéo thành sợi. Con sợi được hồ cứng bằng nước cháo bột gạo để làm sợi dọc, sau đó người ta dùng “cọn lót” (guồng sợi) tạo sợi thành các con sợi đưa vào khung dệt. Để vải có màu đẹp và bền, đồng bào thường nhuộm vào tháng 7, 8 vì khi đó tiết trời khô ráo vải mau khô và bắt màu tốt. Vải thường được nhuộm củ nâu, chàm hoặc các loại lá cây rừng khác, nhưng chủ yếu là nhuộm chàm. Khi chàm được thu hoạch, đồng bào ngâm chàm vào thùng gỗ to, sau hai ngày đêm thì vớt xác cành lá, cho nước vôi trong và nước lọc tro bếp vào ngâm cùng. Khi nào chàm lắng xuống thì gạn bỏ nước, lọc lấy chàm ở đáy thùng. Công đoạn nhuộm chàm cũng rất công phu, mỗi xúc vải phải nhuộm đến hai, ba lần và phải mất dăm ba tháng mới hoàn thành. Trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải: Những gia đình người Tày ở Vị Xuyên trước đây, nhà nào cũng có vườn dâu. Người ta trồng dâu ở vườn hoặc các bãi bồi xen sông, suối, có gia đình trồng ở xung quanh nương ngô, sắn, vừa để lấy lá nuôi tằm, vừa để làm cọc rào vườn. Cây dâu cũng được chăm sóc, làm cỏ, bón phân rất cẩn thận. Tằm được nuôi ở những nơi rộng rãi, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh ruồi, muỗi, kiến đốt tằm. Khi cho ăn lá dâu phải khô ráo, lúc tằm còn nhỏ lá dâu phải được thái nhỏ khi cho ăn, nhưng đến khi tằm lớn thì không phải thái. Quá trình nuôi tằm của đồng bào phải kiêng nhiều thứ như: Phụ nữ ở cữ không được đến gần tằm, người chăn tằm không được xem người và các con vật đẻ, đi đám ma về phải qua vài ngày mới được cho tằm ăn, kiêng ăn các loại rau có mùi Nếu không kiêng được tằm sẽ bị chết hoặc chất lượng kén không tốt. Theo kinh nghiệm của đồng bào thì sau khi tằm làm kén được ba đến bốn ngày là thời điểm đẹp nhất để kéo tơ. Tơ sau khi được kéo, phơi khô, quấn thành con sợi và từ đó dệt thành vải. Nghề làm hương đốt: Nguyên liệu làm hương rất đơn giản, chủ yếu từ các loại cây có sẵn trên rừng như: gỗ mục, vỏ cây kháo, lá cây hắt, tre Khi làm người ta đem gỗ mục, cây kháo và lá cây hắt đã phơi khô cho vào cối giã mịn, trộn đều, pha chế; tăm hương được làm từ thân tre hoặc mai trên một năm tuổi, ngâm dưới ao bùn 58 khoảng từ 25 đến 30 ngày, vớt lên, phơi khô, chẻ nhỏ. Trong quá trình làm hương, điều quan trọng nhất là người làm hương cần có sự tinh tế, khéo léo trong cách pha chế, nếu sai lệch dù là nhỏ sẽ tạo ra mùi thơm không như ý muốn. Hương sau khi làm, phơi khô từ 2 - 3 ngày là có thể dùng. Nghề rèn: Ở Vị Xuyên hầu hết các bản của người Nùng, Dao, H’Mông mỗi bản đều có vài gia đình có lò rèn. Sản phẩm làm ra là những chiếc cuốc, dao, rìu, liềm, mai, phỉnh, súng kíp Ngoài các nghề kể trên, còn có các nghề như: nghề đúc, làm giấy, kéo mật mía... Nhìn chung, nghề thủ công của đồng bào các dân tộc ở Vị Xuyên nửa đầu thế kỷ XIX phát triển ở mức độ hộ gia đình, giữ vai trò là nghề phụ, sản xuất các dụng cụ thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày của đồng bào, còn nghề chính vẫn là sản xuất nông nghiệp. - Thương nghiệp Xuất phát từ vị trí địa lý của mình, cư dân Vị Xuyên đã có điều kiện giao lưu buôn bán với các huyện trong tỉnh, với miền xuôi bằng đường bộ, đường sông và đặc biệt là giao lưu buôn bán với nhân dân vùng biên của Trung Quốc. Giao thông đường bộ có các con đường sau: Một đường quan báo từ xã Bình Sa đến xã Bạch Sa, đi khoản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_kinh_te_van_hoa_huyen_vi_xuyen_tinh_ha_giang_nua_da.pdf
Tài liệu liên quan