Ngày 30/4/1975, ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, trong hệ thống các trường Sư phạm -
trường Cao đẳng Sư phạm Cần Thơ được thành lập theo quyết định số 07/ QĐ ký ngày 24/12/1976 của UBND tỉnh Hậu Giang, căn cứ trên thông báo số 650 – TC của ban tổ chức Chính phủ ngày
16/03/1976 cho phép Bộ Giáo dục mở trường Cao đẳng Hậu Giang. Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã đạt được nhiều thành tích trong việc đào tạo, chuẩn hoá giáo viên ở các bậc Trung học cơ sở, Tiểu học, Mầm non Tuy nhiên, trong thời gian qua, nhu cầu đào tạo giáo viên giảm, trong khi nhu cầu đào tạo các ngành kỹ thuật công nghiệp, kỹ thuật nông nghiệp, nghệ thuật, thương mại, du lịch, dịch vụ, kinh tế, tài chính, ngày một tăng lên. Do đó cần phải chuyển từ Cao đẳng Sư phạm sang Cao đẳng đào tạo đa ngành. Trường Cao đẳng Sư phạm Cần Thơ đổi tên theo quyết định số 4100/QĐ – BGD – ĐT ký ngày 11/08/2006 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thành trường Cao đẳng Cần Thơ.
86 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 19971 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kỹ năng giao tiếp của sinh viên sư phạm trường cao đẳng Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác cho
nhanh và hiệu
quả hơn.
5b. Độc lập,
sáng tạo giải
quyết những
KN tương tự
hoặc trong tình
huống và điều
kiện mới.
6a. Tìm ra chỗ
tốt, chỗ yếu,
chỗ chưa hoàn
thiện của Kn đã
thực hiện.
6b. Điều chỉnh
và luyện tập
thêm cho đạt
mức thành thạo
và hiệu quả cao.
Tình huống giao tiếp trong cuộc sống vô cùng phong phú và đa dạng. Vì vậy, trong quá trình
rèn luyện KNGT SV phải linh hoạt, mềm dẻo khi thực hiện nội dung các bước trên.
1.3.4. Yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển KNGT cho SV
Sự hình thành và phát triển KNGT cho SV chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố sau:
* Yếu tố khách quan
- Cách thức tổ chức, quản lý của nhà trường
Hiện nay nhà nước ta đang khuyến khích xã hội hoá rất nhiều lĩnh vực, trong đó có Giáo
dục. Số lượng trường Đại học, Cao đẳng tăng lên nhanh, nhưng có nhiều thực trạng đang tồn tại, trong
đó có vấn đề văn hoá học đường ngày càng xuống cấp trầm trọng. Do hiện nay nề nếp nhiều trường
chưa quy cũ, chưa quan tâm đúng mức đến việc tạo ra môi trường giao tiếp thật sự văn minh cho SV.
Để có môi trường giúp SV rèn luyện KNGT tốt nhà trường cần đưa ra những quy định, nội quy, cách
thức giao tiếp cho SV của trường. Tất cả những quy định, quy tắc… của nhà trường có những vấn đề
ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc rèn luyện KNGT cho người học. Nhà trường nên tạo ra một
môi trường mà ở đó các em thấy mình được tôn trọng, thấy bản thân có giá trị và có một niềm tự hào
khi là SV của trường. Đây là những điều sẽ ảnh hưởng trực tiếp vào vô thức của SV giúp SV giao tiếp
tốt. Bởi lẽ, các em thấy bản thân được tôn trọng, có giá trị thì tự khắc sẽ cố gắng sống sao cho xứng
đáng với điều đó, trong đó có việc giao tiếp đúng và giao tiếp tốt.
- Phương pháp dạy học
Những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của nguời học có tác dụng rất lớn
giúp SV rèn luyện KNGT. Trong quá trình học, SV chủ động tìm kiếm tri thức, trao đổi với bạn bè,
thầy cô, trình bày sản phẩm của cá nhân hoặc nhóm. Từ đó các em có nhiều cơ hội tương tác với người
khác, cơ hội rèn luyện KNGT cho bản thân.
- Năng lực giao tiếp của GV toàn trường
Năng lực giao tiếp của GV là bài học sinh động, quý báu để cho SV học tập. Người GV
có KN giao tiếp tốt sẽ làm cho mình đẹp hơn và được tôn trọng trong mắt SV. Được học một người
thầy vừa có chuyên môn giỏi, vừa có năng lực giao tiếp tốt sẽ là tác nhân kích thích lớn lao để SV rèn
luyện và phấn đấu.
- Năng lực chuyên môn của GV giảng dạy các môn về giao tiếp
GV giảng dạy các môn về giao tiếp vừa là người cung cấp tri thức, hướng dẫn hình thành
KN; vừa là người làm nên ngọn lửa hứng thú, say mê rèn luyện KNGT cho SV. Một người GV dạy về
giao tiếp có năng lực thật sự là người GV biết đào sâu, mở rộng tri thức về giao tiếp cho SV, bài học
phải gắn liền với thực tế cuộc sống. Nếu bài giảng của GV sáo rỗng, lý thuyết sẽ làm cho SV nhàm
chán, mất hứng thú trong học tập và không nhận thấy tầm quan trọng của việc rèn luyện KNGT.
* Yếu tố chủ quan
Yếu tố chủ quan là yếu tố từ bản thân SV. Theo tình hình chung hiện nay thì SV khi ra
trường, bước vào môi trường hoạt động nghề nghiệp yếu về KN tương tác với người khác, đó là
KNGT. Có những chuyên ngành các em được học rất nhiều về KNGT, tuy nhiên do ý thức trong quá
trình học làm cho KNGT của các em không đủ sử dụng khi ra trường. Khi được trang bị tri thức về
giao tiếp trong nhà trường, các em chưa chú trọng vấn đề rèn luyện nó vì nghĩ chưa cần thiết, sau này
ra trường đi làm việc sẽ rèn luyện.
Trong nhiều yếu tố chủ quan phải kể đến động cơ chọn nghề, hứng thú nghề nghiệp và
nhận thức của SV.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1:
Vấn đề giao tiếp đã được Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng nghiên cứu rất nhiều cả
về lý luận lẫn thực tiễn.Vấn đề đã được nghiên cứu nhiều nhưng không cũ và lạc hậu mà càng ngày
chúng ta càng thấy tầm quan trọng hết sức lớn lao khi nghiên cứu vấn đề này. Trong xã hội nào cũng
vậy, muốn sống tốt, sống thành công cần có những kỹ năng giao tiếp với người khác. Tuy nhiên, trong
xã hội hiện đại, thời buổi của kinh tế thị trường thì việc đào tạo ra lớp người có KNGT, kỹ năng sống là
hết sức cần thiết.
Con người có thể học được rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm về GT từ cuộc sống hằng ngày.
Thông qua GT với người khác mỗi người rút ra được bài học về GT cho mình. Đây là con đường trang
bị tri thức và KN rất hiệu quả. Tuy nhiên, với con đường này con người sẽ mất nhiều thời gian và đánh
đổi bằng nhiều sai lầm cho đi trong cuộc sống. Nói như vậy để thấy rằng vai trò của nhà trường đối với
việc rèn luyện KNGT cho SV vô cùng to lớn. Nhà trường đảm đương khâu đào tạo và hướng dẫn thực
hành KN cho SV. Từ những kiến thức được trang bị khi còn học ở Cao đẳng, Đại học sẽ giúp SV ít bở
ngỡ khi va chạm thực tế cuộc sống. Môi trường nhà trường và môi trường cuộc sống có tầm quan trọng
ngang nhau đối với việc hình thành và rèn luyện KNGT cho SV. Hai môi trường này bổ sung và hoàn
thiện cho nhau. Tình huống cuộc sống rất đa dạng và phong phú nên đòi hỏi trong giao tiếp con người
phải linh động, mềm dẻo để ứng xử phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH
VIÊN SƯ PHẠM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẦN THƠ
2.1. VÀI NÉT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Ngày 30/4/1975, ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, trong hệ thống các trường Sư phạm -
trường Cao đẳng Sư phạm Cần Thơ được thành lập theo quyết định số 07/ QĐ ký ngày 24/12/1976 của
UBND tỉnh Hậu Giang, căn cứ trên thông báo số 650 – TC của ban tổ chức Chính phủ ngày
16/03/1976 cho phép Bộ Giáo dục mở trường Cao đẳng Hậu Giang. Trải qua 30 năm xây dựng và phát
triển, nhà trường đã đạt được nhiều thành tích trong việc đào tạo, chuẩn hoá giáo viên ở các bậc Trung
học cơ sở, Tiểu học, Mầm non…
Tuy nhiên, trong thời gian qua, nhu cầu đào tạo giáo viên giảm, trong khi nhu cầu đào tạo các
ngành kỹ thuật công nghiệp, kỹ thuật nông nghiệp, nghệ thuật, thương mại, du lịch, dịch vụ, kinh tế, tài
chính,…ngày một tăng lên. Do đó cần phải chuyển từ Cao đẳng Sư phạm sang Cao đẳng đào tạo đa
ngành. Trường Cao đẳng Sư phạm Cần Thơ đổi tên theo quyết định số 4100/QĐ – BGD – ĐT ký ngày
11/08/2006 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thành trường Cao đẳng Cần Thơ.
* Chức năng
Đào tạo và liên kết đào tạo đa ngành, đa hệ với nhiều trình độ khác nhau nhằm phát triển đa dạng
nguồn nhân lực cho thành phố Cần Thơ.
Nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ yêu cầu phát
triển kinh tế - văn hoá – xã hội cho thành phố Cần Thơ và góp phần phục vụ cho khu vực Đồng bằng
Sông Cửu Long.
Hợp tác quốc tế trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học – công nghệ.
* Nhiệm vụ
- Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cho giáo dục Mầm non, giáo dục phổ thông đạt
trình độ Cao đẳng.
- Đào tạo cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ có trình độ Cao đẳng các ngành kỹ thuật, công nghệ, văn hoá,
nghệ thuật.
- Đào tạo kỹ thuật viên Trung cấp.
- Liên kết với các trường Đại học đào tạo trình độ Đại học theo hình thức đào tạo chính quy và
không chính quy mở tại địa phương.
- Thực hiện quy trình đào tạo liên thông Trung học chuyên nghiệp – Cao đẳng - Đại học khi có đủ
điều kiện.
- Nghiên cứu triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuậtphù hợp với điều kiện phát triển
kinh tế ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
- Thực hiện các hoạt động sản xuất, dịch vụ theo quy định của pháp luật với các ngành nghề đào
tạo của nhà trường.
* Cơ cấu tổ chức và đội ngũ
- Ban giám hiệu gồm 1 Hiệu trưởng và 1 Hiệu phó.
- Trường gồm có các khoa: Sư phạm, Khoa học xã hội và Nhân văn, Kỹ thuật - Công nghệ, Ngoại
ngữ, Kinh tế - Luật.
- Phòng: Đào tạo - Bồi dưỡng, Tổ chức – Hành chính – Tuyển sinh, Công tác Học sinh – Sinh
viên, Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, Thanh tra và Kiểm định chất lượng đào tạo, Quản trị và
Ký túc xá.
- Trung tâm: Ngoại ngữ - Tin học
- Đoàn thể: Đảng bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên.
- Tổng số biên chế: 176, trong đó:
+ Cán bộ hành chính, nghiệp vụ và phục vụ đào tạo: 44 người, chiếm tỷ lệ 25%.
+ Đội ngũ cán bộ giảng dạy: 132 người, chiếm tỷ lệ 75% so với tổng biên chế. Về trình độ chuyên
môn của đội ngũ giảng viên: 22 thạc sĩ, 3 tiến sĩ, đang học cao học 17 người, 100% số còn lại đạt trình
độ Đại học.
Hằng năm, tùy theo nhu cầu, trường vẫn tiến hành hợp đồng thường xuyên với khoảng 20 giảng
viên thỉnh giảng để cùng đội ngũ cơ hữu tham gia giảng dạy tại trường.
+ Sinh viên hiện nay có trên 3800 em, trong đó Cao đẳng có 3000 em, hệ Trung cấp trên 800 em.
* Ngành nghề đào tạo
Trường có 5 khoa – 6 phòng, thực hiện đào tạo các ngành sau:
- Cao đẳng Sư phạm Tiểu học, Cao đẳng Sư phạm Mầm non
- Kỹ thuật máy tính
- Việt Nam học – Văn hoá du lịch
- May công nghiệp.
- Sư phạm Mỹ thuật, Sư phạm Giáo dục thể chất.
- Quản trị kinh doanh, Quản trị văn phòng, Kế toán, Luật.
Mỗi năm trường thực hiện công tác tuyển sinh theo kế hoạch Đại học và Cao đẳng của cả nước.
Chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm từ khoảng 1000 đến 1200 sinh viên cho tất cả các ngành học, thời gian
đào tạo là 3 năm cho sinh viên hệ Cao đẳng, 2 năm cho học sinh Trung học.
* Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
Được sự giúp đỡ của UBND thành phố Cần Thơ, dự án giáo dục THCS (ADB) của Bộ Giáo dục
và Đào tạo với ngân sách tiết kiệm, nhà trường đã mua sắm, sữa chữa, đến nay cơ sở vật chất của nhà
trường khang trang, sạch đẹp, có đầy đủ phòng học, sân chơi, bãi tập, các phòng chức năng phục vụ
cho việc dạy và học.
Diện tích toàn trường hiện trên 6 ha, với hệ thống giảng đường và các phòng chức năng gồm
phòng máy tính, phòng lab, phòng bộ môn, khu thí nghiệm, thực hành lý – hoá – sinh, phòng bộ môn
giảng dạy công nghệ thông tin, thiết bị dạy học giá gần 25 tỉ đồng, thư viện có trên 200.000 đầu sách
các loại, nhà tập đa năng, sân tập bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, bóng đá, khu hiệu bộ gồm nhà làm
việc các phòng, khoa, khu nhà ở cán bộ giảng viên, khu ký túc xá cho gần 1000 sinh viên.
* Vài nét về đặc điểm SV trường CĐCT
311 SV khoa Sư phạm trường CĐCT được chọn làm mẫu nghiên cứu đều có hộ khẩu thường
trú ở vùng Đồng bằng Sông Cửu long. Đa số SV sư phạm của trường được ưu tiên chế độ ở Ký túc xá.
Vì vậy, phần nào các em đã có kinh nghiệm về cuộc sống tập thể . Qua tìm hiểu thông tin từ Ban quản
lý Ký túc xá thì khi sống cùng nhau các em có ý thức tôn trọng lợi ích, nội quy chung. Qua tiếp xúc
trong quá trình giảng dạy và tìm hiểu ở nhiều GV tôi thấy rằng: trong giao tiếp, đối với bạn bè các em
rất cởi mở, nhã nhặn; với thầy cô các em hết mực kính trọng và lễ phép. SV khoa Sư phạm rất ý thức
về nghề nghiệp của mình trong tương lai. Điều này được biểu hiện qua thái độ chuyên cần học tập
trong các môn chuyên ngành và các môn về giao tiếp sư phạm. Trong cách ăn mặc, đi đứng, lời ăn
tiếng nói các em có đặc điểm rất riêng so với SV các khoa khác. SV Sư phạm ý thức chấp hành việc
mặc đồng phục của khoa rất cao, hướng ăn mặc kín đáo hơn SV các khoa khác. Trong cuộc sống, đa số
các em là người biết cảm thông.
Tuy nhiên về nghệ thuật giao tiếp, KNGT các em còn rất hạn chế. Một phần do hạn chế về tuổi
đời và môi trường giao tiếp. SV là lứa tuổi mới bước vào đời, kinh nghiệm sống còn ít ỏi. Vì vậy, kỹ
năng đối nhân xử thế, quan hệ giữa người và người các em còn gặp nhiều khó khăn và bỡ ngỡ. Bên
cạnh đó, môi trường nhà trường chưa thật sự đề cao tầm quan trọng của việc rèn luyện KNGT cho SV.
2.2. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SV SƯ PHẠM TRƯỜNG CĐCT
2.2.1. Thực trạng KNGT của SV sư phạm trường CĐCT nói chung
Để đánh giá thực trạng KNGT của SV trường CĐCT, chúng tôi đã sử dụng trắc nghiệm của
V.P.Dakharop. Kết quả nghiên cứu về mức độ KNGT của SV Sư phạm trường CĐCT được thể hiện ở
bảng 2.1.
Bảng 2.1: KNGT của SV Sư phạm trường CĐCT nói chung
TT KN TĐ ĐTB TB
01 KN thiết lập các mối quan hệ 2671,00 8,58 7
02 KN cân bằng nhu cầu cá nhân và đối tượng 2842,00 9,13 4
03 KN nghe đối tượng giao tiếp 2843,00 9,14 3
04 KN tự chủ cảm xúc, hành vi 2461,00 7,91 8
05 KN tự kiềm chế, kiểm tra người khác 2394,00 7,69 9
06 KN diễn đạt cụ thể, dễ hiểu 2974,00 9,56 2
07 KN linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp 3427,00 11,01 1
08 KN thuyết phục đối tượng giao tiếp 2672,00 8,59 6
09 KNchủ động điều khiển quá trình giao tiếp 2709,00 8,71 5
10 Sự nhạy cảm trong giao tiếp 2024,00 6,50 10
Chúng tôi dùng biểu đồ để trình bày kết quả nghiên cứu cụ thể của từng KN ở bảng 2.1.
- KN linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp
Biểu đồ 2.1:
KỸ NĂNG LINH HOẠT, MỀM DẺO TRONG
GIAO TIẾP
7.7
3.2 6.1 5.5
10
55.9
28.6
31.8
19.3
28.9
10.6
38.6
45.7
31.8
50.8
60.5
77.5
65
86.2
55.9
20.6
3.2
44.4
12.2
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
a b c d e f g h
%
Thấp
Tbình
Cao
a. NL tiếp thu ý kiến, quan điểm của người khác
b. NL chú ý tới lý lẽ mới của đối tượng giao tiếp
c. NL nhận ra nhiều vấn đề không giải quyết được vì mọi người không nhường nhịn nhau trong khi tranh luận
d. NL không bảo thủ giữ khư khư ý kiến trong tranh luận nếu biết nó sai lầm
e. NL nhận ra đa số người giữ nguyên ý kiến của mình đến cùng khi tranh luận
f. NL biết được “gió chiều nào che chiều đó là không tốt
g. NL biết được thái độ, phản ứng của đối tượng giao tiếp là những thông tin rất quan trọng cần để ý tới
h. NL phải thay đổi quan điểm trong tình thế câu chuyện đã theo hướng khác
Biểu đồ 2.1 thể hiện KN linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp. Đây là KN có ĐTB cao nhất trong
10 KNGT; ĐTB là 11,01 và là KN duy nhất xếp loại khá. KN này được xếp thứ bậc 1.
Người linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp là người không bảo thủ suy nghĩ, ý kiến của mình đối
với người khác. Mỗi người có một sự hiểu biết nhất định nên qua giao tiếp mỗi người có thể nhận ra
được sự sai lầm và hạn chế trong suy nghĩ, quan điểm của mình từ đó rút kinh nghiệm sữa chữa. Trong
giao tiếp, nếu một người nào đó quá bảo thủ cũng có nghĩa người đó đánh mất đi nhiều cơ hội hoàn
thiện mình.
Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng có đến 60,5% SV Sư phạm của trường Cao đẳng Cần Thơ
không bảo thủ trong giao tiếp; các em cởi mở, sẵn sàng tiếp thu ý kiến của người khác. Bên cạnh đó
còn đến 31,8% SV cho biết mình đôi khi còn hơi khó khăn và 7,7% SV thật sự khó khăn khi tiếp thu ý
kiến của người khác.
Để có thể không bảo thủ, dễ dàng tiếp nhận ý kiến, ý tưởng hay trong giao tiếp thì ta phải quan
tâm đến người đang giao tiếp với ta nói gì, lý do vì sao họ lại suy nghĩ như thế. Thực tế có những người
bảo thủ đến mức không cần quan tâm đến những gì người khác nói, định kiến ban đầu mặc định là
những gì người khác nói đều dỡ hơn mình. Đối với vấn đề này thì có đến 77,5% SV cho biết trong giao
tiếp các em rất quan tâm đến lý lẽ, quan điểm mới của người trò chuyện với mình. Chỉ có 3.5% SV còn
lại không chú ý đến lý lẽ, quan điểm mới của đối tượng giao tiếp.
Vì vậy, khi đưa ra quan điểm giữa khư khư ý kiến của mình trong tranh luận thì có đến 86,2%
SV không đồng tình.
Từ kết quả trên cho thấy hầu hết các em đều ý thức được tầm quan trọng phải lắng nghe trong
giao tiếp và không bảo thủ trong giao tiếp. 65% số SV đồng tình cao với quan điểm “Nhiều vấn đề
không giải quyết được vì mọi người không nhường nhịn nhau trong khi tranh luận”. Nhưng qua kết quả
thu được các em cho biết mình không dễ dàng lắm khi thực hiện điều này. Khi tình tiết câu chuyện thay
đổi, để thay đổi quan điểm của mình các em cảm thấy không dễ dàng lắm. Chỉ 20,6% SV cho rằng dễ
dàng trong vấn đề này.
55,9 % các em cũng có quan sát người chung quanh khi họ giao tiếp và nhận ra rằng “đa số
người ta giữ nguyên ý kiến của mình đến cùng khi tranh luận.”. Đây là một nhược điểm trong giao tiếp
mà qua phần phân tích trên cho thấy rằng các em có cố gắng tránh. Đại đa số các em đồng tình rằng
thay đổi quan điểm sai của mình trong tranh luận là cần thiết nhưng tránh trường hợp “gió chiều nào
che chiều đó.”
Các em không ngạc nhiên khi thấy nhiều người trong giao tiếp không quan tâm đến thái độ,
phản ứng của người cùng giao tiếp mặc dù biết đây là một hạn chế. Điều này chứng tỏ, các em có cái
nhìn khách quan, công nhận sự tồn tại khách quan trong cuộc sống có người nọ người kia.
- KN diễn đạt cụ thể, dễ hiêủ:
Biểu đồ 2.2:
KỸ NĂNG DIỄN ĐẠT CỤ THỂ, DỄ HIÊỦ
38.6
8 7.1
19
23.5
74.6
57.2
20.3
42.4 40.2
48.2 48.2
20.3
76.2
52.7
32.8
28.3
3.5
28.9
5.1
45
46.9
28.6
4.2
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
a b c d e f g h
Thấp
Tbình
Cao
a. NL nói chuyện hấp dẫn, có duyên
b. NL diễn đạt ngắn gọn ý kiến của mình
c. NL biết nhiều lời trong giao tiếp là không tốt
d. NL ý thức sẵn sàn học cách nói ngắn gọn, dể hiểu
e. NL diễn đạt nguyện vọng của mình một cách ngắn gọn
f. NL diễn đạt ý nghĩ của mình dể hiểu, ngắn gọn
g. NL nhận ra người khác nói chuyện rời rạc
h. NL ý thức việc nói nhiều của bản thân là không tốt
KN diễn đạt ngôn ngữ được xếp TB thứ 2; có ĐTB là 9,5. KN này chỉ đạt mức trung bình. Kết
quả khảo sát KN diễn đạt ngôn ngữ của SV thể hiện ở biểu đồ trên, trong đó:
42,4% SV tự đánh giá mình không thường xuyên diễn đạt nguyện vọng của mình một cách
ngắn gọn. Có đến 28,9% các em cho rằng mình hoàn toàn không có khả năng này.Chỉ có 28,65% SV
có khả năng bày tỏ nguyện vọng ngắn gọn, đây là con số thấp. Từ kết quả này cho thấy tự bày tỏ một
vấn đề gì đó đối với các em là không dễ dàng. Thực trạng này phần lớn do nguyên nhân các em thiếu tự
tin, luôn e sợ mong muốn của mình bị đối tượng giao tiếp không chấp nhận. Trong giao tiếp, đây là một
nhược điểm làm cho chúng ta mất đi không ít cơ hội được giúp đỡ và hỗ trợ.Tuy nhiên, đối với khả
năng diễn đạt ý nghĩ của mình đối với đối tượng giao tiếp các em có những biểu hiện tốt hơn. 52,7%
SV cho rằng mình có khả năng. Song, còn đến 40,2% SV cho rằng mình cũng thường không diễn đạt
ngắn gọn, dễ hiểu ý nghĩ của mình.
Qua kết quả thu được ở trên, ta thấy rằng khả năng diễn đạt ngôn ngữ của SV Sư phạm trường
Cao đẳng Cần Thơ còn thấp, nhưng các em luôn tự ý thức và cố gắng trau dồi khả năng này. 76,2% câu
trả lời cho biết rằng rất sẵn sàng học cách nói chuyện ngắn gọn, dễ hiểu.
Về khả năng nói chuyện hấp dẫn có duyên, chỉ 20,3% SV tự đánh giá mình có khả năng; 74,6%
còn lại không thường xuyên nói chuyện có duyên. Hạn chế này có thể do ngôn ngữ của các em chưa
được hỗ trợ nhiều bởi nét mặt, cử chỉ, điệu bộ và do thiếu tự tin trong giao tiếp.
Nói nhiều là một vấn đề rất được quan tâm trong những cuộc trò chuyện. Thường thì người nói
nhiều sẽ không được đối tượng giao tiếp đánh giá cao. Người nói nhiều là người ít chịu lắng nghe, học
hỏi từ người khác. Họ thường cho rằng mình hiểu biết hơn người.
Nhưng qua điều tra cho thấy chỉ có 28,35% SV Sư phạm tự đánh giá mình không nói quá nhiều,
số còn lại là nói nhiều và đôi khi nói nhiều. Tuy nhiên, các em cũng nhận thức được nói nhiều là một
nhược điểm. Có 46,9% các em cho biết không đánh giá cao việc nhiều lời. Số còn lại là 45% SV có
quan điểm cho rằng không cần thiết nhưng cũng có khi cần thiết nhiều lời.
Giao tiếp là trao đổi thông tin, trong đó con người sử dụng ngôn ngữ nói là chủ yếu. Nếu khả
năng diễn đạt ngôn ngữ của ta yếu sẽ làm cho đối tượng giao tiếp khó hiểu hoặc hiểu không đúng như
những gì ta muốn truyền tải. Bên cạnh đó, nếu khả năng nói của một người yếu sẽ làm cho đối tượng
giao tiếp đánh giá không cao về người đó. Khả năng nói cũng thể hiện một phần nào đó sự lịch thiệp và
trình độ nhận thức của con người.
- KN nghe đối tượng giao tiếp:
Biểu đồ 2.3:
KN nghe đối tượng giao tiếp của SV trường Cao đẳng Cần Thơ được xếp loại trung bình.
KN này có ĐTB là 9,14; xếp thứ bậc 3 trong 10 KN được khảo sát.
Nghe là một KN quan trọng trong giao tiếp. Nghe có hiệu quả sẽ nắm bắt tốt thông tin từ đối
tượng. Thường thì khi đề cập đến KN nghe trong giao tiếp có nhiều quan điểm cho rằng phải lắng nghe
cả ngôn ngữ có lời và ngôn ngữ không lời vì hai loại ngôn ngữ này bổ sung cho nhau.
KỸ NĂNG NGHE ĐỐI TƯỢNG GIAO TIẾP
2.3
40.2
19
69.1
36
47.9
68.8
33.8
51.8
37
61.7
12.2
58.5
35.4
51.4 49.5
5.5
11.612.9
7.7
45
29.3
1.6
11.9
0
10
20
30
40
50
60
70
80
a b c d e f g h
%
Thấp
Tbình
Cao
a. NL không suy nghĩ việc riêng và chú ý lắng nghe khi đối tượng giao tiếp nói chuyện
b. NL nhắc lại bằng lời những gì người tiếp xúc đã nói
c. NL diễn đạt chính xác ý đồ của người khác khi tiếp xúc với mình
d. NL đánh giá đúng về giá trị của việc ngập ngừng khó nói trong câu nói của đối tượng giao tiếp
e. NL nhận ra ngụ ý trong lời nói của đối tượng giao tiếp
f. NL biết quan tâm đến bạn bè
g. NL tập trung theo dõi lời người khác nói chuyện
h. NL nhận ra đối tượng giao tiếp bị lạc đề
Nghe có KN là nghe, hiểu được ý đồ của người khác, biết kết hợp giải mã tốt cử chỉ, điệu bộ đi
kèm với lời nói của đối phương từ đó cho ra những tín hiệu phản hồi thích hợp. Một trong những lý do
làm hạn chế khả năng này của chúng ta đó là trong quá trình trò chuyện chúng ta không tập trung. Sự
không tập trung có thể do chúng ta cố ý hay vô ý suy nghĩ sang một vấn đề khác hoặc do khả năng nắm
bắt vấn đề của chúng ta chậm.
Kết quả điều tra thấy rằng SV Sư phạm trường CĐCT cũng gặp phải khó khăn. 49,5% SV cho là
mình có năng lực tập trung lắng nghe, có đến 61,7% cho rằng các em có cố gắng không suy nghĩ sang
việc khác và cố gắng lắng nghe đối tượng giao tiếp nói. Nhưng trong quá trình lắng nghe, khả năng
nhận biết nhanh đối tượng giao tiếp đang bị lạc đề còn yếu; 69,1% SV cho rằng mình không có sự nhạy
bén trong chuyện này. Đa phần SV cho rằng mình có quan tâm đến bạn bè (51,4%), điều này là
một trong những động cơ để các em tập trung chú ý lắng nghe đối tượng giao tiếp (trong đó có đối
tượng giao tiếp là bạn bè), môi trường SV là môi trường mà đối tượng bạn bè chiếm số lượng nhiều
nhất trong giao tiếp. Bên cạnh đó, ngoài ngôn ngữ có lời, các em còn chú ý lắng nghe cả ngôn ngữ
không lời của đối tượng giao tiếp. Các em nhận thức được giá trị của phương tiện giao tiếp phi ngôn
ngữ. 58,5% các em cho rằng mình quan tâm đến vấn đề này ở mức độ trung bình.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các em có cố gắng tập trung lắng nghe. Lắng nghe cả ngôn ngữ có
lời và ngôn ngữ không lời của đối tượng đang giao tiếp với mình. Tuy nhiên khả năng nhắc lại, diễn đạt
chính xác lời người giao tiếp vừa nói với mình còn thấp. Hạn chế này có thể do năng lực diễn đạt; sự
nhận thức, nắm bắt vấn đề kém nhạy bén; có thể các em thiếu KN nắm bắt ý chính trong lời nói, câu
chuyện của người khác. Vì vậy, làm cho các em khó phát hiện ngụ ý trong lời nói của đối tượng giao
tiếp. Chỉ có 35,4% SV cho rằng mình có khả năng hiểu được ngụ ý của người khác đằng sau lời nói.
Đây là khả năng giải mã tín hiệu trong quá trình lắng nghe.
Qua những số liệu thu được từ bảng trắc nghiệm tâm lý và phân tích trên cho thấy các em có cố
gắng để việc giao tiếp của mình có hiệu quả, mặc dù kết quả đạt được còn thấp.
Một trong những lý do nữa làm nên sự hạn chế trên là do trong quá trình giao tiếp đa số các em
không cố tình tìm hiểu ý đồ của người khác. Điều này làm cho các em không nhận ra ngụ ý của người
khác. Đây là một điểm hạn chế. Có thể các em cố tình tránh đi sự căng thẳng trong giao tiếp hay sự
giao tiếp của các em còn mang màu sắc hồn nhiên.
- KN cân bằng nhu cầu cá nhân và đối tượng
Biểu đồ 2.4: Kỹ năng cân bằng nhu cầu cá nhân và đối tượng giao tiếp
KN cân bằng nhu cầu cá nhân và đối tượng giao tiếp là một trong những KN giúp giữ gìn và
cũng cố mối quan hệ, góp phần quyết định thành công trong giao tiếp.
Trong 10 KN thì KN này được xếp TB thứ 4, có ĐTB 9,13; KN này các em đạt ở mức trung
bình.
Có 74% SV nói rằng trong quá trình giao tiếp các em có ý thức quan tâm tới nhu cầu và sở thích
của bạn bè và 50% SV luôn cố gắng tìm hiểu nhu cầu, sở thích của người khác. Tuy nhiên, tỷ lệ này
KỸ NĂNG CÂN BẰNG NHU CẦU CÁ NHÂN VÀ ĐỐI
TƯỢNG GIAO TIẾP
2.3
5.8 6.8
20.9
46.3
10.6
56.6
20.3
35
58.2
49.8
41.2
74
58.2
29.6
5.8
20.9
3.9
45.7
26.7
44.1
48.6
43.7
45.3
0
10
20
30
40
50
60
70
80
a b c d e f g h
%
Thấp
Tbình
Cao
a. NL biết kết hợp hài hòa nhu cầu, sở thích của mình với mọi người khi giao tiếp
b. NL biết quan tâm tới nhu cầu, sở thích của họ
c. NL biết tò mò về chuyện người khác là không tốt
d. NL có ý định tìm hiểu ý đồ của người tiếp xúc
e. NL để ý đến nhiều việc mà người khác quan tâm
f. Nếu quan tâm chú ý đến tất cả những gì người khác làm thì chỉ tốn thời giờ vô ích mà thôi
g. Khi không hiểu người khác nói gì thì không thể giao tiếp có kết quả được
h. Tôi thường cố gắng tìm hiểu nhu cầu của người khác
chưa cao. Mặc dù các em có quan tâm tới nhu cầu của đối tượng giao tiếp, nhưng để kết hợp nhu cầu
của mình và đối tượng giao tiếp còn gặp khó khăn. Trên 50% SV cho rằng không hoàn toàn biết kết
hợp nhu cầu của bản thân mình với người khác. Trong cuộc sống thì hầu hết các mối quan hệ mà
chúng ta đang vận hành nó
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVTLH030.pdf