Luận văn Kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập của sinh viên trường đại học Sài Gòn

Một trong những mục tiêu đào tạo của trường đại học là dạy KN cho SV. Với sựthay đổi

hình thức đào tạo theo học chếtín chỉtrong các trường đại học, nhà trường đổi mới nội dung,

giáo trình, tổchức dạy và học, thời gian đào tạo linh hoạt, vận dụng linh hoạt phương pháp dạy

và học thểhiện sựtương tác giữa thầy và trò đã giúp SV hình thành những KN cần thiết để

nhanh chóng hòa nhập và thích nghi với môi trường hoàn toàn mới, trong đó có KN HĐN.

SV học theo nhóm là hoạt động không thểthiếu trong nhà trường hiện nay. Tuy nhiên, để

học nhóm mang lại hiệu quà cao, ngoài việc tổchức chương trình học phù hợp, nhà trường phải

có cơsởvật chất kỹthuật đảm bảo cho hoạt động dạy và học của GV và SV, xây dựng hệthống

thưviện cung cấp đầy đủthông tin cần thiết đểSV có thểtựhọc và học theo nhóm.

Ngoài ra, các hoạt động ngoại khóa phong phú đa dạng góp phần đểSV rèn luyện và nâng

cao KN HĐN.

pdf85 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 21134 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập của sinh viên trường đại học Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KN và KN HĐN trong học tập. 2. KN HĐN trong học tập của SV là một hệ thống gồm nhiều KN bộ phận cụ thể là KN lắng nghe, KN thuyết trình, KN thảo luận, KN giải quyết vấn đề và KN hợp tác – chia sẻ. 3. KN HĐN trong học tập của SV chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan bên ngoài là nhà trường, GV và một số yếu tố chủ quan thuộc về bản thân SV. Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Tổ chức nghiên cứu 2.1.1 Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng nhận thức và biểu hiện các KN HĐN trong học tập của SV trường ĐHSG. Qua đó, biết được mức độ hiểu biết, thái độ và biểu hiện của SV về các KN HĐN trong học tập. 2.1.2 Mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên bao gồm 287 SV năm I và SV năm III khối Sư phạm thuộc khoa Tự nhiên và khoa Xã hội. Bảng 2.1 Phân bố mẫu nghiên cứu theo khoa, năm học và giới tính Tiêu chí phân loại SV Số lượng Tỷ lệ (%) Tổng Tự nhiên 162 56.4 Khoa Xã hội 125 43.6 287 Năm I 134 46.7 Năm học Năm III 153 53.3 287 Nam 137 47.7 Giới tính Nữ 150 52.3 287 2.1.3 Tổ chức quá trình nghiên cứu - Từ tháng 5/2009 đến tháng 9/2009: xây dựng và bảo vệ đề cương. - Từ tháng 10/2009 đến tháng 12/2009: viết lý luận của đề tài và xây dựng phiếu điều tra. - Từ tháng 1/2010 đến tháng 3/2010: điều tra trên khách thể nghiên cứu và xử lý số liệu. - Từ tháng 4/2010 đến tháng 5/2010: phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu. - Từ tháng 6/2010 đến tháng 7/2010: hoàn thành luận văn. 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 2.2.1.1 Mục đích: Xác lập cơ sở phương pháp luận cho qui trình và phương pháp nghiên cứu của đề tài. 2.2.1.2 Nội dung: + Khái quát, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về KN HĐN, làm sáng tỏ các khái niệm công cụ trong việc nghiên cứu thực trạng KN HĐN trong học tập của SV. + Phân tích, tổng hợp và đánh giá các công trình nghiên cứu trước, từ đó chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. + Xác lập cơ sở lý luận cho việc chọn lựa và thiết lập công cụ nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của đề tài. 2.2.1.3 Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp này được thực hiện thông qua các quá trình như phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa các tài liệu nhằm sắp xếp những tri thức về nhóm, hoạt động nhóm, KN, KN HĐN…để xác định những cơ sở lý luận cần thiết cho đề tài. 2.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 2.2.2.1 Mục đích nghiên cứu: + Tìm hiểu KN HĐN trong học tập của SV biểu hiện ở các mặt nhận thức, thái độ và mức độ thực hiện. + Những yếu tố ảnh hưởng đến KN HĐN trong học tập của SV. 2.2.2.2 Nội dung nghiên cứu: Xây dựng hệ thống câu hỏi để thu thập vấn đề nghiên cứu: + Khảo sát mức độ nhận thức của SV về KN HĐN. + Khảo sát mức độ biểu hiện của SV về các KN bộ phận của KN HĐN. + Các yếu tố ảnh hưởng đến KN HĐN trong học tập của SV 2.2.2.3 Các phương pháp nghiên cứu Sử dụng phối hợp nhiều phương pháp khác nghiên cứu khác nhau, trong đó phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp quan trọng nhất. Các phương pháp còn lại là phương pháp hỗ trợ. + Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi * Mục đích: - Thu thập một số thông tin về bản thân khách thể nghiên cứu. - Điều tra nhận thức, thái độ, ý thức rèn luyện và mức độ biểu hiện của SV đối với KN HĐN trong học tập. - Thu thập thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển KN HĐN của SV. * Cách tiến hành: - Quá trình điều tra được tổ chức chặt chẽ có trình tự, đảm bảo sự chuẩn bị chu đáo về phương tiện, điều kiện không gian và thời gian. - Trước khi lấy ý kiến, chúng tôi thông báo đầy đủ rõ ràng mục đích, yêu cầu của việc điều tra, hướng dẫn cụ thể chi tiết, đồng thời đảm bảo sự khéo léo, tế nhị tạo cảm giác thoải mái cho SV để có thể thu được số liệu khách quan nhất. Qui trình phát phiếu điều tra gồm 3 giai đoạn sau: Giai đoạn 1: - Bảng hỏi số 1: Dựa trên những biểu hiện của thực trạng HĐN trong học tập, cơ sở lý luận của đề tài, người nghiên cứu đưa ra bảng thăm dò mở nhằm trưng cầu ý kiến của khách thể về KN HĐN trong học tập. Nội dung phiếu là những câu hỏi nhằm trưng cầu ý kiến của SV về KN HĐN, sau đó phân tích và xử lý phiếu câu hỏi mở. (Phụ lục 1) * Cách tiến hành: Chúng tôi điều tra trên mẫu gồm 70 SV trường ĐHSG. Sau đó, phân tích và xử lý phiếu câu hỏi mở. Trên cơ sở kết quả của phiếu điều tra câu hỏi mở, kết hợp với những vấn đề lý luận về KN HĐN trong học tập, chúng tôi xây dựng phiếu điều tra chính thức, nội dung nhằm đánh giá thực trạng KN HĐN trong học tập của SV. Giai đoạn 2: - Bảng hỏi số 2: trên cơ sở kết quả của phiếu điều tra bằng câu hỏi mở, kết hợp với những vấn đề lý luận về KN HĐN trong học tập, chúng tôi xây dựng phiếu điều tra, nội dung nhằm đánh giá mức độ biểu hiện KN HĐN của SV trong học tập. (Phụ lục 2) Hệ thống các câu hỏi trong phiếu điều tra gồm 2 phần: + Phần I: phần thông tin cá nhân của người trả lời: giới tính, khoa và năm học của khách thể nghiên cứu. + Phần II: phần nội dung chính, gồm 2 phần Phần A: tìm hiểu về mức độ nhận thức, thái độ và ý thức rèn luyện KN HĐN trong học tập của SV nói chung. Mỗi câu có 5 mức độ lựa chọn và cách cho điểm như sau: - Câu 1 và 4: khảo sát nhận thức của SV về KN HĐN được chia thành 5 mức độ: hoàn toàn không biết (1 điểm), không biết (2 điểm), biết một chút (3 điểm), biết nhiều (4 điểm) và biết rất nhiều (5 điểm). - Câu 2: đánh giá thái độ của SV đối với KN HĐN được chia thành 5 mức độ: hoàn toàn không quan trọng (1 điểm), không quan trọng (2 điểm), bình thường (3 điểm), quan trọng (4 điểm) và rất quan trọng (5 điểm). - Câu 3: khảo sát mức độ rèn luyện KN HĐN của SV trong học tập được chia thành 5 mức độ: hoàn toàn không quan tâm (1 điểm), không quan tâm (2 điểm), đôi khi (3 điểm), quan tâm (4 điểm) và rất quan tâm (5 điểm). Phần B: tìm hiểu về mức độ biểu hiện của SV về các KN bộ phận của KN HĐN trong học tập gồm 94 câu chia thành 5 KN. Trong đó: + KN lắng nghe: gồm 15 câu (B1 đến B15) + KN thuyết trình: 20 câu (B16 đến B35) + KN thảo luận: 20 câu (B36 đến B55) + KN giải quyết vấn đề: 14 câu (B56 đến B69) + KN hợp tác, chia sẻ: 25 câu (B70 đến B94 ) *Cách cho điểm Mỗi câu có 5 mức độ lựa chọn: rất thường xuyên (5 điểm), thường xuyên (4 điểm), đôi khi (3 điểm), không bao giờ (2 điểm) và hoàn toàn không bao giờ (1 điểm). Riêng đối với các câu có ý nghĩa tiêu cực: 12, 24, 27, 45, 49, 50, 51, 52, 63, 76, 81, 84, 86, 91 số điểm cho ngược lại để phù hợp với thang đo. *Thang đánh giá: - Mức rất cao (4.51đ - 5đ) : thực hiện đầy đủ, chính xác, thành thạo một cách ổn định và thường xuyên các thao tác hành động trong quá trình tham gia HĐN. - Mức cao (3.51đ - 4.5đ) : thực hiện khá đầy đủ, chính xác và ổn định các thao tác hành động trong quá trình tham gia HĐN, còn thiếu sót nhưng không đáng kể. - Mức trung bình (2.51đ - 3.5đ) : thực hiện tương đối đầy đủ, chính xác và ổn định các thao tác hành động trong quá trình tham gia HĐN. - Mức thấp (1.51đ - 2.5đ) : chưa thực hiện đầy đủ chính xác phần lớn các thao tác, hành động trong quá trình tham gia HĐN. - Mức rất thấp (1đ - 1.5đ) : hầu như không thực hiện các thao tác, hành động cần có khi tham gia HĐN. Giai đoạn 3: - Bảng hỏi số 3: khảo sát mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến việc hình thành KN HĐN trong học tập của sinh viên gồm 25 câu (Phụ lục 3) + Nhà trường: các câu 1, 2, 3, 4 + Giáo viên: các câu 5 đến 16 + Sinh viên: các câu 17 đến 24 * Cách cho điểm: Mỗi câu có 3 mức độ lựa chọn: ảnh hưởng “nhiều” (3 điểm), ảnh hưởng “vừa” (2 điểm) và ảnh hưởng “ít” (1 điểm). * Thang đánh giá: - 2.51đ - 3đ : mức độ ảnh hưởng nhiều - 1.51đ - 2.5đ : mức độ ảnh hưởng vừa - 1đ - 1.5đ : mức độ ảnh hưởng ít * Cách tiến hành: đối với bảng câu hỏi số 2 và 3, chúng tôi tiến hành điều tra qua 2 bước: - Khách thể điều tra thử: chúng tôi tiến hành điều tra trên 60 SV trường ĐHSG để đảm bảo độ tin cậy của phiếu điều tra. Trên cơ sở kết quả điều tra thử, chúng tôi hoàn chỉnh và bổ sung lại phiếu điều tra để tiến hành điều tra chính thức. - Khách thể điều tra chính thức: chúng tôi tiến hành điều tra chính thức trên 287 SV của khối Sư phạm thuộc khoa Tự nhiên và khoa Xã hội trường ĐHSG. + Phương pháp phỏng vấn * Mục đích: Nhằm thu thập thêm thông tin, giải thích và đánh giá về sự hiểu biết cũng như thái độ của SV về KN HĐN, nhận xét của GV về biểu hiện của KN HĐN trong học tập và rèn luyện của SV hiện nay. * Cách tiến hành: Trò chuyện, trao đổi trực tiếp với SV, GV đang giảng dạy tại các lớp được chọn làm khách thể nghiên cứu, nhằm làm rõ thêm những thông tin thu được từ những phương pháp khác. + Phương pháp quan sát * Mục đích: Nhằm làm rõ, phát hiện thêm thái độ, ý thức rèn luyện và mức độ biểu hiện các KN HĐN của SV khi tham gia học theo nhóm. Trên cơ sở đó, đánh giá một cách khách quan đầy đủ mức độ biểu hiện của SV về các KN HĐN. * Cách tiến hành: Trực tiếp giảng dạy, dự giờ một số tiết của GV khác trong những buổi học có sử dụng hình thức học theo nhóm để quan sát mức độ biểu hiện của SV đối với các KN HĐN. Ngoài ra, chúng tôi cũng quan sát thái độ, hành vi của SV trong và ngoài giờ học để tìm hiểu một số mức độ biểu hiện và rèn luyện KN HĐN của SV. + Phương pháp thống kê Sử dụng phương pháp xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS for window 11.5 để tính: - Tỷ tỷ lệ phần trăm, thống kê tần số - Điểm trung bình Mean, xếp thứ hạng - Kiểm nghiệm T – test, kiểm nghiệm ANOVA, hệ số tương quan Pearson… Mức ý nghĩa thống kê: khoảng tin cậy 95%, α = 0.05 Chương 3: KẾT QUẢ THỰC TRẠNG KỸ NĂNG HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN 3.1 Mức độ nhận thức của SV về KN HĐN trong học tập 3.1.1 Mức độ hiểu biết chung của SV về KN HĐN trong học tập Nhận thức rõ ràng đầy đủ về KN HĐN sẽ giúp SV chủ động tích cực tham gia và học nhóm hiệu quả. Bảng 3.1 Mức độ hiểu biết của SV về KN HĐN Stt Mứ c độ Tần số Tỷ lệ (%) 1 Hoàn toàn không biết 1 0.3 2 Không biết 5 1.7 3 Biết một chút 160 55.7 4 Biết nhiều 109 38.0 5 Biết rất nhiều 12 4.2 ĐTB = 3.44 0.3 1.7 55.7 38 4.2 0 10 20 30 40 50 60Tỷ lệ % Hoàn toàn không biết không biết biết một chút Biết nhiều Biết rất nhiều Biểu đồ 3.1 Mức độ hiểu biết của SV về KN HĐN Kết quả khảo sát ở bảng 3.1 cho thấy có 42.2 % SV chọn mức biết nhiều và biết rất nhiều về KN HĐN. Mức độ biết một chút được 160 SV lựa chọn, chiếm 55.7%. Số SV không biết hoặc hoàn toàn không biết chiếm rất ít 2%. Như vậy, đa số SV đã có hiểu biết về KN HĐN trong học tập nhưng chỉ ở mức trung bình. Với môi trường học tập khác hẳn bậc phổ thông, môi trường học tập ở đại học phát huy tối đa năng lực tự học, tự nghiên cứu, khả năng ứng xử giao tiếp của người học, SV bắt đầu làm quen với cách làm việc theo nhóm, một trong những cách thức dạy và học đặc trưng ở đại học. Học nhóm khhông đơn thuần là ngồi cạnh nhau rồi tự mỗi người giải quyết nhiệm vụ học tập của riêng mình, mà SV phải tự trang bị cho mình một số KN cần thiết như KN làm việc chung với người khác, KN trình bày, KN lắng nghe, KN tìm kiếm và xử lý thông tin... Khi mỗi thành viên đã có KN, học nhóm trở thành môi trường học tập hợp tác, năng động, tích cực và hiệu quả. Việc tổ chức dạy học trên lớp trong đào tạo tín chỉ buộc SV phải làm việc nhóm, vì vậy SV phải có sự hiểu biết nhất định về KN này. Nhưng với mức độ hiểu biết về KN HĐN chỉ đạt mức trung bình, điều này sẽ ảnh hưởng đến tính tự giác, tích cực và độc lập của SV trong quá trình tham gia HĐN, do đó KN HĐN sẽ không được rèn luyện thường xuyên và kết quả học tập của SV cũng hạn chế. 3.1.2 Mức độ hiểu biết của SV đối với các KN bộ phận của KN HĐN trong học tập Nhẳm tìm hiểu sâu hơn về mức độ hiểu biết của SV về từng KN HĐN trong học tập, chúng tôi đưa ra hệ thống gồm 5 KN cơ bản và đề nghị SV tự đánh giá theo 5 mức độ biểu hiện. Dưới đây là kết quả tự đánh về mức độ hiểu biết của SV đối với các KN bộ phận của KN HĐN. Bảng 3.2 Mức độ hiểu biết của SV đối với các KN bộ phận của KN HĐN Stt Kỹ năng Hoạt động nhóm ĐTB ĐLTC Thứ hạng 1 KN Lắng nghe 3.68 0.682 1 2 KN Thuyết trình 3.34 0.725 4 3 KN Thảo luận 3.48 0.694 3 4 KN Giải quyết vấn đề 3.23 0.659 5 5 KN Hợp tác, chia sẻ 3.50 0.743 2 ĐTB = 3.44 3.68 3.34 3.48 3.23 3.5 3 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 Đ iểm trung bình KN Lắng nghe KN Thuyết trình KN Thảo luận KN Giải quyết vấn đề KN Hợp tác, chia sẻ Biểu đồ 3.2 Mức độ hiểu biết của SV đối với các KN bộ phận của KN HĐN Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy ĐTB của từng KN HĐN do SV tự đánh giá từ 3.23 đến 3.68, ĐTB chung của 5 KN là 3.44. Kết quả này tương đương với kết quả điều tra ở trên về mức độ nhận thức chung về KN HĐN là 3.44. Như vậy, nhận thức các KN bộ phận của KN HĐN của SV cũng chỉ ở mức trung bình. Đối với các KN bộ phận của HĐN, KN lắng nghe được SV chọn có ĐTB cao nhất là 3.68, nghĩa là SV biết tương đối nhiều về KN lắng nghe. Lắng nghe không chỉ là KN cần có khi HĐN mà lắng nghe còn là KN cơ bản trong quá trình giao tiếp, vì vậy SV đã có hiểu biết và tích lũy kinh nghiệm về cách lắng nghe từ cuộc sống. Kế đến là KN hợp tác chia sẻ ĐTB = 3.50 và KN thảo luận ĐTB = 3.48, KN thuyết trình có ĐTB = 3.34 và KN có ĐTB thấp nhất là KN giải quyết vấn đề 3.23. Mức độ lựa chọn của SV đối với các KN này chỉ ở mức trung bình, SV có hiểu biết về các KN này nhưng chưa sâu sắc, hoàn thiện. Điều này cho thấy, tuy môi trường giáo dục đã thay đổi nhưng SV chưa được “dạy cách học – học cách học” nhứ thế nào để môi trường đại học thật sự là nơi hình thành cho SV phong cách năng động, độc lập, sáng tạo, linh hoạt trong nhận thức và hành động; biết mềm hóa tư duy để giải quyết các tình huống đa chiều. Khi được hỏi về các KN HĐN này, SV cho rằng có nghe nói, có biết về các KN này nhưng không được trang bị một cách “bài bản” mà chủ yếu các em tự học hỏi trong quá trình học tập của mình. SV cũng cho rằng, GV ít tổ chức cho SV làm việc nhóm, nội dung chương trình học nặng nề... không đủ thời gian để thầy và trò cùng chia sẻ, để SV tự rút ra kết luận, tự mình phân tích và giải quyết vấn đề, SV ít có cơ hội được trình bày quan điểm, ý kiến của mình trước lớp. Phải chăng phương pháp dạy học theo lối áp đặt “ thầy đọc trò chép, thầy cô nói hết…”, SV chỉ nghe, ghi nhớ và tái hiện nên họ không có nhiều cơ hội tự mình tìm hiểu, trình bày vấn đề theo quan điểm riêng, khám phá và giải quyết nhiệm vụ học tập theo cách của mình. 3.1.3 Mức độ đánh giá của SV về vai trò KN HĐN trong học tập Kết quả cho thấy ở bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ SV đánh giá cao tầm quan trọng của KN HĐN trong học tập, cụ thể như sau: Bảng 3.3. Mức độ đánh giá của SV về vai trò KN HĐN Stt Vai trò của KN HĐN Tần số Tỷ lệ (%) 1 Hoàn toàn không quan trọng 1 0.3 2 Không quan trọng 1 0.3 3 Bình thường 22 7.7 4 Quan trọng 146 50.9 5 Rất quan trọng 117 40.8 ĐTB = 4.38 0.3 0.3 7.7 50.9 40.8 0 10 20 30 40 50 60Tỷ lệ % Hoàn toàn không quan trọng Không quan trọng Bình thường Quan trọng Rất quan trọng Biểu đồ 3.3. Mức độ đánh giá của SV về vai trò KN HĐN Có 263 SV chọn mức rất quan trọng và quan trọng chiếm 91.7 %. Khi tham gia học theo nhóm, SV đã nhận thức rõ nếu không có KN, mọi người khó có thể làm việc chung với nhau. Vì để giải quyết nhiệm vụ học tập của nhóm, mỗi người phải ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình là gì? Nếu không, học nhóm chỉ là “hình thức”, kết quả là không hoàn thành được nhiệm vụ học tập và nhóm cũng có nguy cơ “ tan rã ”. Có ít SV chọn mức độ bình thường chiếm 7.7% và rất ít SV cho rằng KN HĐN không quan trọng chiếm 1%, có nghĩa hầu như SV đã khẳng định muốn HĐN hiệu quả thì bản thân họ cần phải có KN HĐN. Qua phỏng vấn, SV cũng cho rằng ngày nay khi phương pháp dạy học thay đổi nhằm nâng cao tính chủ động, sáng tạo, nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu...thì học nhóm đối với SV là điều tất yếu. Nhưng nếu học theo nhóm, mà bản thân SV lại không biết cách hòa nhập với mọi người, không biết cách trình bày ý tưởng hay không biết chấp nhận và lắng nghe người khác…thì cũng không thể phát huy tối đa vai trò chủ động tích cực của mình. SV cần được dạy về các KN HĐN trong học tập. 3.1.4 Ý thức của SV đối với việc rèn luyện KN HĐN Chúng tôi tìm hiểu mức độ quan tâm của SV đến việ rèn luyện KN HĐN trong học tập, các lựa chọn được thiết lập trên thang đo 5 mức độ. Kết quả được biểu hiện ở bảng 3.4 Bảng 3.4 Mức độ quan tâm rèn luyện của SV đối với KN HĐN Stt Mức độ Số lượng Tỷ lệ % 1 Rất quan tâm 45 15.7 2 Quan tâm 183 63.8 3 Đôi khi 53 18.5 4 Không quan tâm 6 2.1 5 Hoàn toàn không quan tâm 0 0 ĐTB = 3.93 Kết quả khảo sát ở bảng 3.4 chứng tỏ SV rất tích cực trong việc rèn luyện KN cần thiết để tham gia học nhóm hiệu quả. Có 79.5% SV được hỏi đã rất quan tâm và quan tâm đến việc rèn luyện KN, chỉ có 28.5% đôi khi quan tâm và 2.1% SV cho rằng mình không quan tâm đến việc rèn luyện KN HĐN. ĐTB của thang đo là 3.93, điều này khẳng định SV quan tâm đến việc rèn luyện KN HĐN ở mức cao. Qua trò chuyện, một số SV cho biết rất lúng túng và khó khăn khi lần đầu tham gia học theo nhóm, do không biết phải bắt đầu như thế nào, tiến hành ra sao? làm gì và làm như thế nào? Trong quá trình làm việc chung, có không ít trường hợp mang tiếng “học theo nhóm” nhưng chỉ có duy nhất một thành viên làm việc, hay không ai chịu nghe ai, các thành viên đùn đẩy trách nhiệm…khiến cho HĐN trở nên phản tác dụng. Vì vậy, SV quan tâm đến việc rèn luyện KN HĐN là điều tất yếu, bởi chính KN là yếu tố cần thiết để HĐN trong học tập trở nên chất lượng và hiệu quả. Ngoài ra, SV cũng cho rằng rèn luyện KN HĐN còn giúp họ phát triển các KN mềm, nâng cao tinh thần tự giác và trách nhiệm bản thân, phát triển quan hệ bạn bè…Có được các KN này sẽ giúp SV khẳng định vị trí của mình trong giao tiếp với mọi người, đồng thời giúp SV tự tin vào bản thân, duy trì tính tích cực nhận thức trong học tập. 3.1.5 Mức độ hiểu biết của SV đối với KN HĐN trong học tập giữa các khoa, năm và giới tính 3.1.5.1 Mức độ hiểu biết của SV đối với KN HĐN nói chung theo khoa, năm và giới tính Bảng 3.5 Mức độ hiểu biết của SV đối với KN HĐN nói chung Khoa Năm Giới tính Nhóm SV Tự nhiên Xã hội I III Nam Nữ ĐTB 3.44 3.43 3.38 3.49 3.42 3.46 T-test -1.492 0.168 -0.597 P. 0.09 0.420 0.478 Kết quả kiểm nghiệm T-test ở bảng 3.5 cho thấy không có sự khác biệt giữa SV khoa Tự nhiên và khoa Xã hội, giữa SV năm I và SV năm III, giữa SV nam và SV nữ về mức độ hiểu biết đối với KN HĐN nói chung. Không có sự khác biệt về mức độ hiểu biết về KN HĐN giữa SV năm I và SV năm III là điều đáng quan tâm. Qua tìm hiểu, SV năm III cho rằng họ chưa được tiếp cận nhiều với hình thức dạy và học theo nhóm, SV chưa được tham gia các lớp bồi dưỡng về KN này. SV chia sẻ thêm, nếu GV tổ chức cho các em học nhóm, hầu như thầy cô không hướng dẫn học nhóm như thế nào, phân công nhiệm vụ cụ thể ra sao? tìm kiếm tài liệu tham khảo, xử lý thông tin sao cho hiệu quả ? Vì vậy, khi HĐN, SV chủ yếu dựa vào nhận thức và kinh nghiệm của bản thân, nên không phải học theo nhóm lúc nào cũng chất lượng và hiệu quả. Ngoài ra, nhà trường cũng chưa có nhiều hoạt động ngoại khóa thật sự bổ ích nhằm giúp SV có cơ hội trau dồi và rèn luyện KN HĐN. 3.1.5.2 Mức độ hiểu biết của SV đối với các KN bộ phận của KN HĐN trong học tập theo khoa, năm và giới tính a. So sánh theo khoa Bảng 3.6 Mức độ hiểu biết của SV đối với các KN bộ phận của HĐN theo khoa Khoa Tự nhiên Khoa Xã hội Stt Các Kỹ năng HĐN ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC T P. 1 Lắng nghe 3.63 0.686 3.74 0.674 -1.313 0.562 2 Thuyết trình 3.36 0.744 3.31 0.700 0.533 0.429 3 Thảo luận 3.46 0.706 3.51 0.679 -0.596 0.944 4 Giải quyết vấn đề 3.28 0.698 3.16 0.614 1.504 0.014* 5 Hợp tác, chia sẻ 3.51 0.758 3.49 0.725 0.275 0.533 (*: có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê với mức α = 0.05) Kết quả kiểm nghiệm T - test: có sự khác biệt giữa SV khoa Tự nhiên và khoa Xã hội về mức độ hiểu biết của KN giải quyết vấn đề. ĐTB của KN giải quyết vấn đề cho thấy mức độ hiểu biết về KN giải quyết vấn đề của SV khoa TN cao hơn SV khoa XH. b. So sánh theo năm học Bảng 3.7 Mức độ hiểu biết của SV đối với các KN bộ phận của KN HĐN theo năm học Năm I Năm III Stt Các Kỹ năng HĐN ĐTB ĐLTC ĐTB ĐLTC T P. 1 Lắng nghe 3.63 0.679 3.72 0.683 -1.143 0.398 2 Thuyết trình 3.20 0.691 3.46 0.734 -3.028 0.007* 3 Thảo luận 3.51 0.691 3.46 0.698 0.528 0.954 4 Giải quyết vấn đề 3.18 0.647 3.27 0.669 -1.140 0.338 5 Hợp tác, chia sẻ 3.43 0.699 3.56 0.777 -1.474 0.143 (* : có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê với mức α = 0.05) Kiểm nghiệm T – test cho thấy có sự khác biệt về mức độ hiểu biết giữa SV năm I và SV năm III đối với KN thuyết trình. Dựa vào ĐTB của SV năm III (ĐTB=3.46) cao hơn SV năm I (ĐTB=3.20), có nghĩa SV năm III biết nhiều về KN thuyết trình. Đối với SV năm III, các em có khoảng thời gian tương đối dài học tập ở môi trường đại học, điều đó giúp các em có hiểu biết nhất định về KN thuyết trình. Hơn nữa, các em phải chuẩn bị cho đợt thực tập sư phạm đầu tiên để trở thành giáo viên thực sư, vì thế SV năm III ý thức cần phải trang bị kiến thức và rèn luyện KN giảng bài làm sao cho học sinh dễ hiểu, chủ động và tự tin khi đứng trước tập thể... Điều này phù hợp với kết quả khảo sát ý thức rèn luyện KN HĐN trong học tập của SV. c. So sánh theo giới tính Bảng 3.8 Mức độ hiểu biết của SV đối với các KN bộ phận của KN HĐN theo giới tính Nam Nữ Stt Các Kỹ năng HĐN ĐTB ĐLTC ĐTB ĐLTC T P. 1 Lắng nghe 3.72 0.675 3.64 0.688 0.935 0.316 2 Thuyết trình 3.39 0.780 3.29 0.669 1.256 0.050 3 Thảo luận 3.55 0.717 3.42 0.668 1.648 0.279 4 Giải quyết vấn đề 3.29 0.719 3.17 0.595 1.613 0.001* 5 Hợp tác, chia sẻ 3.53 0.805 3.48 0.683 0.518 0.077 (*: có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê với mức α = 0.05) Kiểm nghiệm T – test ở bảng 3.8 cho thấy có sự khác biệt giữa SV nam và SV nữ về mức độ nhận thức của KN giải quyết vấn đề. ĐTB của KN giải quyết vấn đề của nam (3.29) cao hơn nữ (3.17), nói lên mức độ hiểu biết của SV nam về KN giải quyết vấn đề cao hơn nữ. Qua trò chuyện với các SV nữ, các em có phần thận trọng hơn, hay e dè ngại ngùng, vẫn còn tâm lý cả nể, sợ người khác không hài lòng nếu phải đưa ra quyết định cuối cùng để giải quyết nhiệm vụ chung của nhóm nên hay tìm cách tránh né. Khác với SV nữ, các bạn nam luôn nhìn nhận vấn đề đơn giản và mạnh dạn đưa ra quyết định của mình khi cần giải quyết nhiệm vụ học tập của nhóm. Như vậy: - Nhìn chung, mức độ hiểu biết của SV về KN HĐN nói chung và mức độ hiểu biết các KN bộ phận của KN HĐN ở mức trung bình. - Có sự khác biệt về mức độ hiểu biết giữa SV khoa Tự nhiên và SV khoa Xã hội, giữa SV nam và SV nữ đối với KN giải quyết vấn đề. - Đối với KN thuyết trình, có sự khác biệt mức độ hiểu biết giữa SV năm I và SV năm III. 3.2 Thực trạng mức độ biểu hiện của SV đối với các KN bộ phận của KN HĐN trong học tập 3.2.1 Mức độ biểu hiện của SV đối với các KN bộ phận của KN HĐN trong học tập Để tìm hiểu mức độ biểu hiện của SV đối các KN bộ phận của KN HĐN trong học tập, chúng tôi yêu cầu SV tự đánh giá mức độ biểu hiện thích hợp của mình khi tham gia HĐN. Kết quả khảo sát ở bảng 3.9 cho thấy: Đối với các KN bộ phận của KN HĐN trong học tập, SV có khuynh hướng biểu hiện ở mức cao, tuy còn một vài hạn chế nhất định. KN hợp tác chia sẻ được SV biểu hiện tốt nhất trong các KN bộ phận của KNHĐN, xếp thứ hai là KN giải quyết vấn đề, mức độ biểu hiện KN lắng nghe của SV xếp thứ ba, xếp thứ tư là KN thảo luận. KN thuyết trình của SV có mức độ biểu hiện thấp nhất trong các KN HĐN. Bảng 3.9 Mức độ biểu hiện của SV đối với các KN bộ phận của KN HĐN Stt Các KN HĐN ĐTB Thứ hạng 1 Lắng nghe 3.71 3 2 Thuyết trình 3.57 5 3 Thảo luận 3.60 4 4 Giải quyết vấn đề 3.75 2 5 Hợp tác chia sẻ 3.79 1 ĐTB ĐH = 3.68 3.71 3.57 3.6 3.75 3.79 3.45 3.5 3.55 3.6 3.65 3.7 3.75 3.8Đ iểm trung bình Lắng nghe Thuyết trình Thảo luận Giải quyết vấn đề Hợp tác chia sẻ Biểu đồ 3.9 Mức độ biểu hiện của SV đối với các KN bộ phận của KN HĐN Nhằm làm rõ và giải thích nguyên nhân mức độ biểu hiện của các KN HĐN của SV, chúng ta phân tích kết quả cụ thể biểu hiện từng KN bộ phận của KN HĐN trong học tập dưới đây: a. Kỹ năng lắng nghe Bảng 3.10 Mức độ biểu hiện KN Lắng nghe của SV Biểu hiện ĐTB ĐLTC Thứ hạng 1. Tôi nhìn người nói 4.16 0.727 1 2. Tôi hướng về phía người nói 4.11 0.772 2 3. Tôi nghe với tư thế thoải mái, không gò bó hay bắt buộc 4.11 0.801 3 4. Tôi ngừng nói 4.06 0.690 4 5. Tôi suy nghĩ về những điều đã nghe được 3.78 0.699 5 6. Tôi chú ý đến ngôn ngữ không lời (cảm xúc, cử chỉ, điệu bộ…) của người nói 3.71 0.858 6 7. Tôi làm việc riêng (đọc báo, nói chuyện…)* 3.70 0.795 7 8. Tôi nhớ những thông tin cơ bản, cần thiết 3.67 0.727 8 Biểu hiện ĐTB ĐLTC Thứ hạng 9. Tôi thể h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVTLH019.pdf