Ngay từ những lớp nhỏ hơn, trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu giáo bé, trong chương trình học trẻ
đã được học những nội dung về môi trường xung quanh, trong đó có môi trường tự nhiên.
Do đó, trẻ tỏ ra khá hiểu biết về kỹ năng này. 100% trẻ đã có thể mô tả những đặc điểm đặc
trưng của những mùa trong năm. Tuy ở miền nam chỉ có 2 mùa nắng và mưa, nhưng trong
chương trình trẻ được cung cấp kiến thức về cả bốn mùa xuân, hạ, thu, đông và vì vậy trẻ tỏ
ra khá hiểu biết về những đặc điểm nổi trội của từng mùa. Cùng với đó là sự hiểu biết của trẻ
về một số hiện tượng tự nhiên đơn giản như mưa, nắng, gió. Thậm chí trẻ còn biết một số
câu ca dao thể hiện sự thay đổi của thời tiết như: chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì
nắng, bay vừa thì râm. Và tỏ ra hiểu biết hơn, nhiều trẻ còn trả lời rất thành thạo cho người
nghiên cứu nghe mưa có từ đâu.
140 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 18200 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kỹ năng sống của trẻ lớp mẫu giáo lớn trường mầm non thực hành thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u mà phải áp dụng các phương pháp giáo dục chủ động như thảo luận nhóm, sắm vai, hỏi
chuyên gia... Với các phương pháp giáo dục chủ động, người học được tham gia trao đổi,
thảo luận, thực hành, giải trí... để từ đó khám phá và thực hành kỹ năng trong cuộc sống.
Ngoài yếu tố phương pháp giáo dục kỹ năng sống thì theo Th.s Nguyễn Thị Kim
Ngân, Hiệu phó chuyên môn trường Mầm non Thực hành Tp.HCM cũng cho rằng “Những
người trực tiếp giảng dạy kỹ năng sống cho trẻ - giáo viên, cũng phải là những người có kỹ
năng sống” bởi theo Bà Ngân, giáo viên phải là tấm gương tốt về những kỹ năng sống của
mình để cho trẻ làm theo như kỹ năng giao tiếp, ứng xử của cô giáo với đồng nghiệp, với
trẻ…
Bà Ngân cũng cho biết, hiện nay nhiều giáo viên trong cách ứng xử của mình với trẻ
cũng còn nhiều vấn đề đáng quan tâm. Nhiều giáo viên chủ yếu dùng mệnh lệnh để giao tiếp
với trẻ. Bên cạnh đó nhiều giáo viên cũng chưa giao tiếp thật gần gũi, thân thiện với trẻ.
Chúng tôi thiết nghĩ ngoài việc được trang bị về những phương pháp giáo dục kỹ năng
sống, thì giáo viên cần có kỹ năng sống mới nên dạy về những kỹ năn này, đặc biệt là với trẻ
mầm non. Bởi lẽ, trẻ thường rất tin tưởng vào uy tín của cô giáo. Và vì vậy trước khi tính
đến được trang bị phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, giáo viên cần hoàn thiện kỹ
năng sống cho mình.
Về lâu dài, các trường có đào chuyên ngành Giáo dục Mầm non cần quan tâm dạy
KNS và phương pháp giáo dục KNS cho sinh viên để họ có thể thực hiện tốt việc giáo dục
KNS cho trẻ sau này.
2.4.2 Thống nhất về nội dung giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường
Đứng ở vị trí thứ 2 với M = 9.27 các giáo viên cho rằng, hiện nay việc lựa chọn nội
dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tuỳ thuộc hoàn toàn vào giáo viên. Với cách làm này các
giáo viên sẽ gặp khó khăn trong việc chia sẻ kinh nghiệm và điều đặc biệt là việc đánh giá sẽ
gặp rất nhiều khó khăn, vì chủ yếu giáo viên đánh giá theo cảm tính của mình và cũng chưa
thống nhất trong toàn trường.
Việc xây dựng nội dung giáo dục kỹ năng sống cho các em phải bắt đầu từ việc định
hướng và định hình cho các em những hành vi tốt đẹp và chỉ nên dạy cho trẻ những điều dễ
nhớ, dễ học, dễ hiểu, dễ làm.
2.4.3. Cần có chuẩn về giáo dục kỹ năng sống để định hướng chung chứ không nên
để mỗi giáo viên dạy mỗi kiểu.
Cùng ở vị trí thứ 2 với M= 9.27 Các trường cần thống nhất về những kỹ năng cần có
của trẻ mầm non. Bên cạnh đó Bộ GD&ĐT, các trường cần ban hành bộ chuẩn về đánh giá
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lớp mẫu giáo lớn để định hướng chung, tránh việc đánh giá theo
cảm tính. Và mỗi giáo viên dạy mỗi kiểu.
Để có thể thống nhất được bộ chuẩn này, các trường cần làm như sau:
- Thứ nhất, phải thống nhất những kỹ năng sống cần có của trẻ.
- Thứ hai, xác định những tiêu chí cụ thể mỗi kỹ năng.
- Cuối cùng cần xác định phương pháp đánh giá mức độ hình thành kỹ năng ở trẻ sau
mỗi bài dạy, sau một học kỳ hoặc một năm học như thế nào.
Hiện nay, tất cả các trường đều có chuẩn đánh giá về sự phát triển của trẻ cuối mỗi độ
tuổi. Người nghiên cứu nhận thấy có thể dựa vào những chuẩn này để xây dựng chuẩn về kỹ
năng sống cho trẻ. Bởi vì, nội dung giáo dục kỹ năng sống của trẻ thực chất cũng dựa trên năm
mặt giáo dục hiện nay đang thực hiện trong các trường mầm non đó là: Phát triển cho trẻ về
thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mỹ.
2.4.4. Bổ sung các tài liệu giáo trình giảng dạy về kỹ năng sống cho trẻ mầm non đến
giáo viên.
Hiện nay, những giáo trình chính thức để giảng dạy kỹ năng sống cho trẻ trong các
trường mầm non hầu như chưa có. Điều này sẽ là một khó khăn nữa cho giáo viên trong việc
hình thành kỹ năng sống cho trẻ. Vì vậy, nhu cầu về những tài liệu chính thống về môn học
này để giúp các giáo viên, phụ huynh hiểu thấu đáo và chính xác hơn về môn học là hoàn
toàn chính đáng. Khi có giáo trình thì giáo viên sẽ có nhận thức tốt hơn về nội dung, phương
pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
2.4.5. Hướng dẫn tích hợp nội dung hình thành kỹ năng sống vào những hoạt động
học và chơi hàng ngày của trẻ
Việc giáo dục kỹ năng sống chúng có thể tích hợp trong các mặt giáo dục trong những
hoạt động hàng ngày của trẻ. Tuỳ vào những chủ đề theo tuần, tháng, học kỳ mà giáo viên
lựa chọn những kỹ năng sống phù hợp đề hình thành cho trẻ.
Ví dụ trong chủ để về “Bản thân” chúng ta có thể hình thành kỹ năng: nhận thức về
bản thân, kỹ năng tự tin và tự trọng. Với chủ để “Trường, lớp mầm non” giáo viên có thể
tích hợp để hình thành kỹ năng: Hợp tác với người khác, kỹ năng thiết lập mối quan hệ tích cực
với bạn và người lớn. Nếu chủ để “Trường tiểu học” giáo viên cũng có thể hình thành cho trẻ
kỹ năng giao tiếp. Trong chủ đề “Nghề nghiệp” kỹ năng nhận thức về môi trường xã hội, kỹ
năng tôn trọng người khác cũng là một gợi ý tốt. Ngoài ra, chúng ta còn có chủ đề “Bác Hồ -
Quê hương- Đất nước”, “Tết và các lễ hội”, với những chủ đề này ta có thể tích hợp nhằm
hình thành kỹ năng nhận thức về nghệ thuật, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng cảm nhận và thể hiện
cảm xúc. Trong khi đó với chủ đề “Thế giới thực vật” “Thế giới động vật”, “Các hiện
tượng tự nhiên”, giáo viên củng có thể hình thành kỹ năng: nhận thức về môi trường tự
nhiên. Trong năm học chúng ta còn có chủ để: “Dinh dưỡng – Sức khoẻ” giáo viên có thể
hình thành cho trẻ về kỹ năng: hiểu biết và chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng hoặc kỹ năng chăm
sóc vệ sinh cá nhân. Những chủ đề này gần gũi với cuộc sống của trẻ và được mở rộng dần
trong mối quan hệ qua lại giữa trẻ với gia đình, với trường mầm non, với cộng đồng xã hội
và môi trường tự nhiên.
2.4.6. Cần có sự kết hợp với gia đình trong việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ
Giáo dục kỹ năng sống là việc hết sức quan trọng đòi hỏi sự tham gia của cả gia đình,
nhà trường và xã hội. bởi "Cây giáo dục chỉ đơm hoa thơm và kết trái ngọt khi có sự chăm
sóc và vun xới của nhà trường, gia đình và xã hội" như Dorothy Holte đã nói. Và ông bà, cha
mẹ, anh chị hãy là tấm gương sáng để các em noi theo và hãy gần gũi, chia sẻ, tâm sự, động
viên và cùng các em tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống và tuyệt nhiên không
được so sánh hay áp đặt ý nghĩ chủ quan của mình.
Việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ không chỉ được thực hiện tại trường mầm non, mà
việc rèn luyện kỹ năng cần thực hiện đều đặn ở nhà. Điều này chỉ có thể thực hiện được nếu có
sự hỗ trợ của phụ huynh.
2.4.7. Cần xây dựng lớp học theo mô hình: “Ít học sinh, nhiều giáo viên”
Với một lớp học quá đông theo giáo viên sẽ là một trở ngại lớn vì muốn hình thành kỹ
năng sống cho trẻ thì từng trẻ phải được thực hành, trải nghiệm, các trẻ phải có cơ hội tương
tác với nhau, vói giáo viên. Vì vậy, theo cô Loan – giáo viên lớp Lá 2 thì sĩ số lý tưởng để có
thể hình thành kỹ năng sống cho trẻ là dưới 30 trẻ.
2.4.8. Nhà trường cần được trang bị cơ sở vật chất tốt
Mặc dù đứng ở vị trí thứ 7 nhưng theo các giáo viên thì cơ sở vật chất của lớp học tốt sẽ
hỗ trợ tốt cho việc hình thành kỹ năng sống. Cả giáo viên và trẻ đều cần có không gian và các
phương tiện đủ để tổ chức các hoạt động.
2.4.9. Việc giáo dục kỹ năng sống cho các em cần phải khơi gợi và phát huy sự tham
gia của các em bên sự hướng dẫn của giáo viên, không nên áp đặt ý kiến hay suy nghĩ chủ
quan của người lớn
Giáo dục kỹ năng sống tuyệt đối không được áp đặt suy nghĩ chủ quan của người lớn.
Không ít thầy cô giáo, các bậc phụ huynh thẳng thắn phê bình khi các em làm điều chưa tốt
mà không tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân dẫn đến việc trẻ làm sai. Dorothy Holte chuyên gia
tâm lý học người Nga đã nói: "Nếu trẻ sống với sự phê bình, thì trẻ sẽ học cách chỉ trích". Vì
vậy, chương trình giáo dục kỹ năng sống phải làm sao xóa bỏ tư tưởng này.
Giáo viên phải tin tưởng trẻ có thể thay đổi, giúp trẻ nhận ra và xây dựng các kỹ năng
qua việc khơi dậy tiềm năng và giá trị bằng sự tôn trọng, kiên nhẫn, không gò ép hay áp đặt.
Trong cách giáo dục mới, trẻ phải được khơi gợi và phát huy sự tham gia của các em
bên cạnh sự hướng dẫn của cô giáo, chứ tuyệt đối không nên áp đặt ý kiến hay suy nghĩ chủ
quan của cô giáo cũng như người lớn. Tuyệt đối không được phê bình hay đánh giá khi các
em làm điều gì đó chưa tốt, bởi nếu vậy sẽ triệt tiêu sự chủ động, tự tin và hoà nhập cùng bạn
bè ở trẻ.
Kỹ năng sống sẽ được hình thành một cách tự nhiên và hiệu quả trong chính những
môi trường hoạt động cụ thể như vậy chứ không phải chỉ từ những bài học trên lớp.
Nói tóm lại trong khi giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để có thể khơi gợi và phát huy sự
tham gia của trẻ giáo viên hãy nhớ Không:
- Diễn thuyết, nói dài dòng
- Luôn đưa ra lời đáp án có sẵn mà hãy khuyến khích trẻ tìm tòi
- Tranh luận tay đôi với một học viên mà hãy đưa câu hỏi cho cả nhóm trẻ
- Vội vàng phê phán đúng – sai
- Mớm ý cho trẻ phát biểu những ý kiến mà người lớn trông đợi.
- Bắt trẻ hoạt động không ngừng và không có khoảng trống để suy nghĩ
2.4.10. Giáo viên phải có sự hiểu biết tốt về tâm sinh lý của trẻ
Có thể thấy giảng dạy kỹ năng sống cho trẻ không dễ dàng chút nào vì nó vượt ra khỏi
phạm vi giáo dục truyền thống để tạo ra sự thay đổi. Người dạy phải có sự hiểu biết tốt về
đặc điểm tâm lý của trẻ. Nền tảng của việc giáo dục kỹ năng sống là ý thức cao về giá trị bản
thân nơi trẻ.
Giáo viên ngoài cái tâm biết yêu trẻ, tôn trọng trẻ lại cần có kiến thức về tâm lý lứa
tuổi. Giáo viên cũng cần có khả năng sinh hoạt, hát, múa để tạo không khí sinh động, vui
tươi, hòa đồng làm nên sức hút thật mạnh mẽ.
Giáo viên phải tạo được không khí dân chủ, thoải mái, có những tác động kịp thời khi
trẻ chưa thể đưa ra ý kiến. Tạo không khí tranh luận sôi nổi để trẻ biết cách chấp nhận hoặc
không chấp nhận ý kiến khác biệt.
Cách phản hồi của giáo viên cũng rất quan trọng, giáo viên tuyệt đối không nên chê trẻ
hoặc phủ nhận câu trả lời của trẻ. Có thể câu trả lời chưa đúng trọng tâm, thậm chí là một câu
trả lời chưa đúng thì cũng hãy tìm ra yếu tố tích cực trong câu trả lời của trẻ để động viên trẻ cố
gắng tiếp tục suy nghĩ và đưa ra ý kiến.
2.4.11. Giáo viên, phụ huynh cần nhận thấy vai trò quan trọng của việc hình thành
kỹ năng sống
Bắt đầu từ năm học 2010-2011 bộ GD-ĐT chủ trương đưa nội dung giáo dục kỹ năng
sống vào chương trình học chính khóa trong các nhà trường phổ thông, từ bậc tiểu học đến
THPT. Lần đầu tiên Bộ GD-ĐT đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào chỉ thị
về nhiệm vụ năm học. Mặc dù kỹ năng sống chưa là một yêu cầu bắt buộc trong nội dung
giáo dục ở trường mầm non. Tuy nhiên, Ban giám hiệu các trường, giáo viên đều nhận thấy
việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ là rất cần thiết. và hoàn toàn có thể thực hiện được.
Hiện nay, nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, trong đó có trẻ mầm non rất được
phụ huynh quan tâm. Các chương trình giáo dục kỹ năng sống của nhiều trung tâm giáo dục
kỹ năng sống được phụ huynh lựa chọn.
Dấu hiệu tích cực trong nhận thức này của cả phụ huynh và giáo viên là một điều kiện
thuận lợi để chúng ta có thể giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP TÁC ĐỘNG
SƯ PHẠM LÊN VIỆC HÌNH THÀNH KỸ NĂNG SỐNG CHO
TRẺ LỚP MẪU GIÁO LỚN TRƯỜNG MẦM NON THỰC
HÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Mục đích thực nghiệm
Trong quá trình nghiên cứu thực trạng kỹ năng sống của trẻ lớp mẫu giáo lớn trường
Mầm non Thực hành tp.HCM người nghiên cứu nhận thấy trong những kỹ năng sống mà trẻ
chưa được hình thành như: Kỹ năng thể hiện văn hoá giao tiếp, kỹ năng chăm sóc bản thân,
kỹ năng tôn trọng người khác thì kỹ năng thể hiện văn hoá giao tiếp là một kỹ năng quan
trọng, nó là sự tổng hợp của nhiều kỹ năng như kỹ năng quan sát, lắng nghe, hiểu lời
nói...Nhận thấy mức độ cần thiết của việc hình thành kỹ năng thể hiện văn hóa giao tiếp
người nghiên cứu đề ra một số biện pháp và lựa chọn những hoạt động phù hợp nhằm hình
thành kỹ năng này ở trẻ.
Cũng trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy giáo viên còn lúng túng trong
việc xây dựng những biện pháp tác động sư phạm và những phương pháp cụ thể để hình
thành một kỹ năng sống nào đó cho trẻ.
Từ những lý do trên người nghiên cứu tiến hành xây dựng một số biện pháp tác động
sư phạm nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ. Tuy nhiên, vì một số điều kiện khách quan
cũng như chủ quan, người nghiên cứu chỉ tiến hành thực nghiệm hình với kỹ năng thể hiện
văn hoá giao tiếp của trẻ lớp mẫu giáo lớn.
3.2. Tiến trình thực nghiệm
3.2. 1. Chuẩn bị thực nghiệm
3.2.1.1. Xác định tiêu chí đánh giá: Kỹ năng thể hiện văn hóa giao tiếp
- Biết khởi đầu một cuộc trò chuyện bằng các cách khác nhau và chủ động nói chuyện
với mọi người
- Biết điều chỉnh giọng nói bình tĩnh và vui, hòa nhã phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
- Chủ động và chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt
phù hợp, tạo cơ hội cho người khác nói và lắng nghe những điều người đó nói. Thay đổi
hành vi của mình khi nhìn vẻ mặt không vui của người khác
- Biết chờ đến lượt trong giao tiếp, trò chuyện, thảo luận (không nói leo, không ngắt lời
người khác), biết im lặng khi lắng nghe.
- Biết hỏi lại hoặc có những biểu hiện qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi không hiểu người
khác nói. Nhìn vào mắt đối phương khi nói chuyện. Thể hiện sự hứng thú với câu chuyện
của đối phương thông qua hình thức đặt câu hỏi
- Biết sử dụng một số từ: chào, tạm biệt, cảm ơn, xin lỗi, xin phép, thưa, vâng ạ phù hợp
với hoàn cảnh giao tiếp. Dùng các từ thể hiện sự tán thành với đối phương như: hay quá, ồ,
đúng rồi đấy…
- Không nói tục, chửi bậy
3.2.1.2 Cách đánh giá
Đánh giá mức độ đạt được của mỗi tiêu chí
- Mỗi tiêu chí có điểm tối đa là 1 điểm
- Đạt yêu cầu: 1 điểm
- Không đạt yêu cầu: 0 điểm.
Đánh giá mức độ đạt được của kỹ năng
- Số điểm tối đa của kỹ năng là tổng điểm tối đa của các tiêu chí trong kỹ năng
- Số điểm đạt được của kỹ năng là tổng điểm đạt được của các tiêu chí trong kỹ năng
- Điểm đánh giá là đạt yêu cầu của kỹ năng nếu đạt được ít nhất 50% số điểm tối đa
của kỹ năng.
3.2.1.3 Chọn mẫu nghiên cứu.
Lớp lá 2
Nam nữ
N % N %
20 60.6 13 39.4
Tổng: 33
3.2.1.4 Xây dựng các biện pháp tác động sư phạm nhằm hình thành kỹ năng thể hiện
văn hoá giao tiếp [14]
Biện pháp tạo cho trẻ dùng ánh mắt khi nói chuyện:
- Khi nói chuyện bạn nên để trẻ nhìn mình
- Khi nói chuyện bạn nên nhắc nhở trẻ bằng những câu ngắn như: “con nhìn này”, “mắt”.
Những nhắc nhở này sẽ giúp trẻ chú ý hơn tới cuộc nói chuyện.
- Khi trẻ biết dùng ánh mắt để nói chuyện hãy khen ngợi trẻ như: Cô cảm thấy rất thoải
mái, rất vui khi các con nhìn cô khi cô nói chuyện.
Hoạt động: Cô kể cho trẻ nghe 1 câu chuyện bất kỳ và trong khi kể cô hướng dẫn trẻ
những biện pháp kể trên.
Biện pháp tạo cho trẻ chủ động lắng nghe khi nói chuyện:
- Khi cùng trẻ nói chuyện bạn nên chủ động lắng nghe. Khi trẻ nói chuyện với bạn, bạn
nên dùng những ngữ điệu thể hiện sự hứng thú và đặt ra những câu hỏi liên quan. Trẻ có thể
học được kỹ năng chủ động lắng nghe khi giao tiếp với bạn.
- Lập bảng theo dõi, trong bảng đánh dấu bằng những ngôi sao nhỏ. Mỗi lần trẻ lắng
nghe, bạn lại thêm vào bảng theo dõi đó một ngôi sao.
- Cùng trẻ đóng vai các nhân vật. Trẻ thường rất thích đóng vai người khác. Hãy xem trẻ
có thể duy trì được trong bao lâu.
Hoạt động: Yêu cầu trẻ kể chuyện về những chủ đề khác nhau như: ngày nghỉ cuối tuần,
những nơi bé được đi trong dịp tết, những câu truyện mà bé thích nhất… và cô áp dụng
những biện pháp kể trên.
Biện pháp tạo cho trẻ nói rõ ràng, thái độ vui vẻ khi nói chuyện:
- Ghi lại tiếng nói và hình ảnh của trẻ, sau đó để trẻ nghe lại giọng nói của mình. Có thể
trẻ rất ngạc nhiên, không nghĩ giọng nói của mình lại như thế.
- Khi trẻ ở trong phòng, nhẹ nhàng nhắc nhở trẻ điều chỉnh giọng nói phù hợp, không nên
nói to như ở nơi công cộng
- Khi trẻ điều chỉnh giọng nói cho phù hợp, nhỏ nhẹ, hãy khen ngợi trẻ.
- Mỗi lần trẻ nói quá to, hãy đánh dấu trên tay hoặc trên tường, hãy tước đi một số quyền
lợi nào đó.
Hoạt động: Cô ghi âm giọng nói của một vài trẻ khi các em nói chuyện hoặc trả lời câu
hỏi. Sau đó mở lại cho cả lớp cùng nghe và nhận xét. Giọng của bé có đủ to hay không, rõ
ràng hay không. Từ đó rút ra kinh nghiệm khi ở trong phòng thì giọng nói như thế nào là
vừa.
Biện pháp tạo cho trẻ biết tôn trọng không gian riêng của người khác:
- Cho bé đứng giữa một vòng tròn có bán kính 1m. hãy để trẻ thử xem khi nói chuyện,
khoảng cách giữa hai người bao nhiêu là vừa.
- Không nên khuyến khích trẻ tiếp cận với người lạ, kể cả những bạn nhỏ mà trẻ chưa
quen.
- Giúp trẻ nhận thức được khoảng cách thích hợp giữa mọi người với nhau
- Cùng trẻ luyện tập về những điều nên và không nên
Nên Không nên
- Chờ đến khi thích hợp mới nói
- Hỏi những câu hỏi phù hợp
- Ngữ điệu rõ ràng, vui vẻ
- Nhìn thẳng vào mắt người đối diện
- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể để thể hiện
sự lắng nghe
- Giành hết quyền nói chuyện
trong khi đối thoại
- Nhanh chóng thay đổi chủ đề
- Ngắt lời người khác
Hoạt động: 2 bé hoặc cô và bé cùng đứng trong 1 vòng tròn bán kính 1m
- Chơi cùng trẻ trò chơi “kể chuyện” Bạn và trẻ cùng kể một câu chuyện, bạn kể trước, trẻ
kể sau. Khi bạn dừng lại trẻ phải kể được câu chuyện. Trong thời gian chờ đợi đến lượt kể
của mình yêu cầu trẻ nhắc lại những tình tiết chính của nội dung câu chuyện bạn đã kể
- Chơi cùng trẻ trò chơi “nói chuyện” Đặt một hộp nhỏ giữa bàn để những con thú làm
phần thưởng. (số lượng phải từ 15 con thú trở lên). Sau đó một thành viên trong nhóm kể
chuyện. Khi câu chuyện kết thúc, mỗi lần có một người đặt câu hỏi thì sẽ được 2 con thú.
Nếu ai chen ngang câu chuyện hoặc lúc người khác trả lời sẽ bị trừ 1 con thú.
- Chơi cùng trẻ trò chơi “Bé làm phóng viên truyền hình”: Hãy để trẻ đóng vai là phóng
viên truyền hình phỏng vấn bạn. Sau đó bạn có thể thay đổi vị trí cho trẻ. Hãy ghi hình lại
buổi phỏng vấn đó. Sau đó cho trẻ coi lại và nhận xét theo các tiêu chí:
Phóng viên phỏng vấn Người được phỏng vấn
- Chủ động lắng nghe, giúp người được
phỏng vấn tự nhiên hơn
- Đặt ra các câu hỏi liên quan, thể hiện hứng
thú của mình với buổi trò chuyện
- Chia sẻ những thông tin trong cuộc nói
chuyện
- Trả lời các câu hỏi một cách lịch sự
- Chú ý tới cuộc nói chuyện
- Biết chủ động lắng nghe
- Cùng trẻ tham gia trò chơi: “Lắng nghe và thuật lại” Thành viên thứ nhất trong nhóm
nói 1 câu ví dụ: “Hôm nay bạn học có vui không”. Thành viên thứ 2 phải nhắc lại câu hỏi
của thành viên thứ nhất trước khi trả lời. Cứ như thế cho đến khi tất cả các thành viên trong
nhóm đều được tham gia ví dụ. Thành viên thứ 2 trả lời: “Bạn hỏi mình hôm nay mình học
có vui không? Cảm cơn bạn đã quan tâm. Hôm nay mình học rất vui. Khi nào đến sinh nhật
bạn…
- Cùng trẻ tham gia trò chơi: “Tiếp theo là gì”. Một người đưa ra chủ đề của một câu
chuyện. Các thành viên lần lượt đặt câu hỏi hoặc nói một câu liên quan đến chủ đề đó. Trò
chơi kết thúc khi không ai có thể đặt ra câu hỏi nưa. Hãy chuẩn bị phần thưởng cho những
câu hỏi thú vị.
Biện pháp tạo cho trẻ dùng biết đồng cảm với người khác trong giao tiếp:
Bước 1. Chú ý đến kỹ năng giao tiếp của trẻ: hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu môi trường
giao tiếp xung quanh trẻ. Tiếp đó là hãy hỏi trẻ một số vấn đề liên quan đến những người
thân xung quanh trẻ. Những câu hỏi này có thể giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của giao
tiếp, cần duy trì và phát triển mối quan hệ với mọi người.
Bước 2. Nhắc nhở trẻ chú ý đến cảm nhận và phản ứng của người khác. Yêu cầu trẻ chú ý
đến nhu cầu của mọi người. Giáo viên có thể nhắc nhở trẻ dưới hình thức đặt câu hỏi như:
con nghĩ bạn Minh khi bị giật đồ chơi thì cảm giác của bạn ấy sẽ như thế nào.
Bước 3. Giúp trẻ học các từ ngữ biểu cảm phong phú.
Hãy thể hiện những cảm nhận của bạn với trẻ một cách rõ ràng, cởi mở, như thế trẻ sẽ học
được nhiều thông qua việc quan sát và bắt chước. Những biểu hiện của bạn sẽ giúp trẻ hiểu
hơn về tâm trạng và tình cảm của chính mình như: Cô rất yêu con. Cô rất vui khi con nghe
lời. Cô thấy thất vọng khi con đã nói dối cô. Cô thấy buồn khi con bị bệnh và không thể tới
lớp.
Bước 4. Hướng dẫn trẻ biểu hiện tình cảm của mình bằng nét mặt và cử chỉ.
Thông qua việc quan sát trên nét mặt của người nói, chúng ta có thể hiểu được thái độ và
tình cảm của người đó. Giáo viên nên hướng dẫn trẻ cách nhận biết những cảm nhận của
người khác thông qua các tín hiệu nói trên. Ví dụ, khi ai đó nói to bất thường, mặt đỏ lên,
hành động mạnh bạo, có thể họ đang tức giận. Khi ai đó mở to mắt, miệng há hốc thường thể
hiện sự ngạc nhiên. Cũng có khi đang nói chuyện họ nhíu mày thì rất có thể họ chưa kịp hiểu
điều mà bạn nói. Giáo viên nên cùng trẻ thảo luận và liệt kê các thể hiện tình cảm và thái độ
qua nét mặt.
Bước 5. Hướng dẫn trẻ nhận biết tín hiệu giao tiếp thông qua giọng nói.
Những trẻ gặp khó khăn trong việc nhận biết các tín hiệu thường không biết cách phân
biệt tình cảm và thái độ của nguời nói qua giọng nói. Khi ai đó nói với giọng cao hơn bình
thường điều này thể hiện sự tò mò, sự ngạc nhiên, sự nhiệt tình của người nói. Cũng có khi
đó là sự nhấn mạnh của họ.
Khi ai đó muốn diễn tả một điều gì đó buồn, thường ta sẽ thấy giọng nói của họ sẽ thấp,
trầm hơn bình thường.
Bước 6. Khuyến khích trẻ hài hước.
Bạn có thể kể chuyện cười, cho trẻ xem phim hài. Ngoài ra, bạn cũng có thể châm biếm
những nhược điểm của chính mình giúp trẻ nhận ra những nhược điểm đó. Sau khi nhận thức
được điều đó, có thể trẻ sẽ giúp bạn chỉ ra nhược điểm, từ đó mà có thêm niềm vui.
Bước 7. Hướng dẫn trẻ thể hiện sự đồng cảm với đối tượng giao tiếp
Cùng với những kỹ năng kể trên, giáo viên cũng nên hướng dẫn trẻ thể hiện thái độ của
mình bằng lời nói, có thể hướng dẫn trẻ thể hiện bằng những câu nói: “thế sao”… hay những
câu tương tự. Bạn cùng có thể hướng dẫn trẻ thể hiện sự quan tâm của mình bằng giọng nói
hoặc động tác cụ thể. Bạn có thể cùng trẻ luyện tập những động tác này trước bạn bè của
mình. Và hướng dẫn trẻ nhìn mình trong gương. Dành một khoảng thời gian nhất định để
luyện cách thể hiện bằng cách thể hiện bằng những cử chỉ và lời nói. Bạn nên hướng dẫn trẻ
những câu nói phù hợp với các tình huống như: ‘Điều gì làm bạn buồn thế, bạn có muốn
chúng ta cùng nhau nói chuyện không”
Và khi trẻ có những biểu hiện thể hiện sự đồng cảm với người khác, bạn nên khích lệ
động viên trẻ ngay.
Bạn có thể lập ra một biểu mẫu ở nhà hoặc ở trường để trẻ tiện theo dõi những kỹ năng
giao tiếp của mình. Hãy khuyến khích trẻ thể hiện thái độ, tình cảm bằng những cử chỉ, nét
mặt, ánh mắt cụ thể. Những câu nói như “con có biết rằng những cử chỉ và hành động của
con lúc này cho thấy con đang rất lo lắng không”.
Bước 8. Khuyến khích trẻ điều chỉnh thái độ của mình, hiểu được những cảm nhận của
người khác.
Bên cạnh việc khuyến khích trẻ có những hành vi giao tiếp lịch sự, bạn cũng nên hướng
dẫn trẻ học cách nhận biết cảm nhận của người khác. Hãy để bạn bè của trẻ được tự chọn
những thứ mà chúng thích. Khuyến khích trẻ hòa đồng cùng bạn bè.
Hoạt động:
- Cùng trẻ đọc sách. Hãy cùng trẻ thảo luận về tình cảm và thái độ của những nhân vật
trong sách.
- Xem những hình vẽ về nét mặt và các động tác thể hiện tình cảm và thái độ trong các
tạp chí.
- Vẽ lại những vẻ mặt khác nhau như vui, buồn, khó hiểu và cùng bàn luận với trẻ về
những vẻ mặt đó.
- Khi xem ti vi hoặc xem phim, bạn có thể dừng lại để cùng thảo luận về thái độ và tình
cảm của những nhân vật trong phim.
- Trò chơi soi gương: Để trẻ đứng trước gương thể hiện các tâm trạng khác nhau, yêu cầu
bé nhận xét cách thể hiện đó có rõ ràng không. Bạn cũng có thể dùng máy ảnh chụp lại
những hành động của trẻ rồi tiến hành luyện tập theo cách tương tự.
- Trò chơi với chiếc mũ: Đặt những mẩu giấy có viết các tâm trạng khác nhau vào một
chiếc mũ. (Chiếc mũ số 1 có những mẩu giấy viết các từ chỉ tâm trạng: vui, buồn, giận, sợ…,
chiếc mũ số 2 có những mẩu giấy viết các từ chỉ hành động: chào, cởi áo khoác, mời bạn…)
Sau đó yêu cầu trẻ lấy lần lượt 1 mẩu giấy ở chiếc nón 1 và 2 và làm theo những điều đã
được viết trên giấy. Những bạn khác có thể nhìn vào hành động của bạn mà đoán xem bạn đã
làm theo những yêu cầu gì.
- Trò chơi làm điệu bộ; Cho trẻ đứng trước gương và thể hiện các tâm trạng khác nhau,
sau đó để trẻ đánh giá xem mình biết cách thể hiện tâm trạng một cách rõ ràng chưa. Bạn
cũng có thể chụp ảnh và tiến hành luyện tập theo cách tương tự.
- Quan sát: cùng trẻ ngồi ở nơi dễ dàng quan sát như ghế đá trong trường, cùng trẻ nhận
biết về tâm trạng của mọi người trong sân trường thông qua nét mặt và cử chỉ của họ. Căn cứ
vào cử chỉ và điệu bộ của họ mà đoán xem điều gì đang xảy ra với họ.
- Bảng theo dõi. Hãy cùng trẻ lập bảng để trẻ tự theo dõi ở nhà và ở trường. Hãy dùng các
ký hiệu dễ nhận biết, ví dụ gương mặt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVTLH021.pdf