Luận văn Kỹ năng tự đánh giá của thiếu niên đang sống tại các trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Nhận thức có vai trò quan trọng, là nền tảng đểcon người có thểhành động. Trước khi

thực hiện một hành động nào đó, con người cần phải ý thức được các thao tác và cảbiểu tượng

vềsản phẩm đạt được. Nhận thức càng đúng đắn, sâu sắc thì kết quảhành động càng cao và

ngược lại. Tương tựnhưvậy, đểcóthểTĐG tốt, trước hết, TN phải hiểu được vai trò, tầm quan

trọng của việc TĐG.

pdf117 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1982 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kỹ năng tự đánh giá của thiếu niên đang sống tại các trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề năng lực Bảng 2.6. TĐG của TN về năng lực STT Nội dung ĐTB ĐLC 1 Học tốt 3,30 0,96 2 Có năng khiếu đặc biệt 3,22 1,09 3 Sáng tạo 3,20 0,93 4 Giao tiếp khéo léo 3,07 1,04 5 Thông minh 2,84 0,92 Điểm trung bình chung 3,13 0,48 1 = hoàn toàn sai, 2 = sai, 3 = phân vân, 4 = đúng, 5 = hoàn toàn đúng TN TĐG chung về năng lực của mình ở mức trung bình (ĐTB = 3,13). Trong năm biểu hiện cụ thể về năng lực thì TN đánh giá cao nhất là năng lực học tập (ĐTB = 3,30), đứng thứ hai là năng khiếu đặc biệt (ĐTB = 3,22), thứ ba là sáng tạo (ĐTB = 3,20), thứ tư là khả năng giao tiếp (ĐTB = 07) và cuối cùng là thông minh (ĐTB = 2,84). Năng lực học tập được TN đánh giá cao nhất so với các biểu hiện khác (ĐTB = 3,30). Xem xét số liệu thống kê cụ thể cho thấy, có 45,8% TN cho rằng mình học tốt, 35,3% TN phân vân và 18,9% không cho rằng mình học tốt. So sánh với kết quả học tập thực tế của các em cho thấy có sự không đồng nhất. Trong khi tỷ lệ TN có học lực xuất sắc và giỏi chỉ chiếm có 18,9% nhưng có tới 45,8% TN cho rằng mình học tốt. Có thể, các em đánh giá chủ quan mà không dựa vào căn cứ thực tiễn đó là kết quả học tập ở nhà trường hoặc cũng có thể là theo các em, kết quả khá cũng được coi là “học tốt” rồi. Tiến hành kiểm nghiệm T - Test để so sánh TĐG của TN về năng lực học tập giữa các biến: nam - nữ, TN trình độ văn hóa cấp 1 - cấp 2, TN độ tuổi đầu - cuối tuổi TN đều không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê. Tuy nhiên, khi thực hiện kiểm nghiệm ANOVA để so sánh sự hài lòng về năng lực học tập của TN giữa các trung tâm cho kết quả Sig = 0,005 < 0,05, chứng tỏ có sự khác biệt. Thực hiện tiếp hậu kiểm Tukey cho kết quả cụ thể như sau: Bảng 2.7. TĐG của TN về năng lực học tập theo Trung tâm TĐG Trung tâm ĐTB khác biệt Sig So sánh ĐTB qua các Trung tâm TN Thủ Đức SOS 0,603(*) 0,04Năng lực học tập TN Thủ Đức GDDNTN 0,603(*) 0,04 SOS < TN Thủ Đức < GDDNTN Ghi chú: Trung bình khác biệt có ý nghĩa (*) khi Sig < 0,05 Khi so sánh điểm trung bình TĐG về năng lực học tập cho thấy, TN tại Làng SOS đánh giá năng lực học tập thấp hơn TN tại Làng thiếu niên Thủ Đức và trung tâm GDDNTN thành phố (ĐTB = 3,03 < 3,24 < 3,64). Điều này cũng phù hợp với kết quả học tập thực tế của TN, các em ở Trung tâm GDDNTN thành phố có kết quả học tập cao hơn so với TN ở hai trung tâm còn lại. Năng khiếu đặc biệt được TN đánh giá cao thứ hai (ĐTB = 3,22). Trong thực tế, một số TN có khả năng hết sức độc đáo như: diễn xuất, ca nhạc, nhảy hiện đại, xiếc, thể thao, vẽ tranh, văn chương… và đã đạt được giải thưởng cao ở cấp thành phố. Năng lực sáng tạo được TN đánh giá cao thứ ba (ĐTB = 3,20). Đây là một điều đáng mừng bởi trong thời đại ngày nay, khi con người cạnh tranh lẫn nhau bằng chất xám, bằng ý tưởng thì sáng tạo có vai trò rất quan trọng. Với khả năng sáng tạo của mình, nếu biết nuôi dưỡng và phát huy, sẽ là một yếu tố thuận lợi giúp cho các em học tập tốt và sống tốt hơn. Năng lực giao tiếp được TN đánh giá cao thứ tư (ĐTB = 3,07). Số liệu thống kê cụ thể cho thấy, trong khi giao tiếp có vai trò rất quan trọng, thực hiện chức năng thiết lập và vận hành các mối quan hệ xã hội nhưng lại có đến 67,9% TN phân vân về năng lực giao tiếp của mình và tự nhận thấy rằng mình giao tiếp không tốt. Qua quan sát thực tế, chúng tôi cũng có những nhận định tương tự. Khi tiếp xúc với người lạ hay khách đến thăm, đa phần TN thường e dè, không tự tin và không chủ động trong giao tiếp. c. TĐG của TN về đạo đức TN TĐG chung về đạo đức ở mức trung bình (ĐTB = 3,30). Trong chín biểu hiện cụ thể về đạo đức, có hai biểu hiện được TN đánh giá ở mức cao đó là chấp hành nghiêm túc nội quy (3,75) và làm được nhiều việc tốt (3,52), các biểu hiện còn lại đều ở mức trung bình, biểu hiện ngang bướng được đánh giá thấp nhất (2,67). Ý thức chấp hành nghiêm túc nội quy của trung tâm được TN đánh giá cao nhất (ĐTB = 3,75). Điều này có vẻ mâu thuẫn với mức độ quan tâm của TN đối với các giá trị nội dung (ý thức kỷ luật chỉ được quan tâm thứ tư). Tuy nhiên, xét một cách tổng thể thì kết quả này là phù hợp với thực tế bởi ngoại trừ một bộ phận nhỏ TN đôi khi vi phạm nội quy trung tâm thì đa phần TN đều có ý thức tốt, ngoan ngoãn, nghe lời thầy, cô. Bảng 2.8. TĐG của TN về đạo đức STT Nội dung ĐTB ĐLC 1 Chấp hành nghiêm nội quy 3,75 0,89 2 Làm được nhiều việc tốt 3,52 0,90 3 Tự giác học tập 3,49 0,91 4 Là người tốt 3,38 0,90 5 Siêng năng 3,30 0,87 6 Thẳng thắn, trung thực 3,24 0,92 7 Kiên nhẫn 3,20 0,92 8 Tế nhị 3,17 0,84 9 Ngang bướng 2,67 1,24 Trung bình chung 3,30 0,50 1 = hoàn toàn sai, 2 = sai, 3 = phân vân, 4 = đúng, 5 = hoàn toàn đúng Biểu hiện “là người tốt” chỉ được TN đánh giá ở vị trí thứ tư (ĐTB = 3,38). Tìm hiểu sâu thêm về điều này chúng tôi thu được những kết quả rất đáng quan tâm. Em N.V.T ở trung tâm GDDNTN thành phố chia sẻ: “lúc trước, khi ở nhà cùng với gia đình em thường trốn học đi chơi điện tử, đến khi cha mẹ biết được, la mắng em rất nhiều nên em buồn, bỏ nhà đi lang thang và được đưa vào trung tâm. Em đã không nghe lời cha mẹ nên bây giờ mới thế này” [phụ lục 1]. Một bạn nữ T.T.T đang sống tại Làng trẻ em SOS kể “Sống ở trong Làng, chúng em được ăn uống đầy đủ, được đi học nhưng có khi em và một số bạn khác vẫn hay trốn học đi chơi” [phụ lục 1]. Như vậy, TN có xu hướng đồng nhất một số biểu hiện không tốt với toàn bộ giá trị con người. Chính vì vậy, các em thường căn cứ vào một vài hành động sai lầm của mình và cho rằng mình là người không tốt. Đức tính “thẳng thắn, trung thực” rất quan trọng trong cuộc sống nhưng chỉ được TN đánh giá ở vị trí thứ sáu (ĐTB = 3,24). Có thể, trong thời gian sống lang thang ngoài đường phố, có những khi không kiếm đủ tiền, các em đã làm những việc không trung thực. Em T.N.T ở Làng thiếu niên Thủ Đức cho biết “khi còn sống lang thang ngoài đường phố, em sống bằng tiền bán vé số dạo, có những khi em đói quá, vé số không bán được, đi ngang qua nhà người dân, em đã lấy trộm đồ để đi bán lấy tiền mua đồ ăn” [phụ lục 1]. Do đó, các em đánh giá về đức tính thẳng thắn, trung thực của mình ở vị trí thấp so với những yếu tố khác. d. Ước mơ của TN Ước mơ cũng là một dạng của TĐG, nó không phản ánh những giá trị trong hiện tại mà hướng tới những giá trị trong tương lai. Ước mơ của TN ở mức khá cao (ĐTB = 3,36). Trong năm ước mơ cụ thể, có ba ước mơ ở mức cao đó là: sẽ có một gia đình hạnh phúc (3,68), sẽ là người có ích (3,64) và sẽ thành đạt (3,52). Ước mơ về sự giàu có (3,0) và sự nổi tiếng (2,96) được TN đánh giá ở mức trung bình. Bảng 2.9. Ước mơ của TN STT Nội dung ĐTB ĐLC 1 Sẽ có một gia đình hạnh phúc 3,68 0,92 2 Sẽ là người có ích 3,64 0,83 3 Sẽ thành đạt 3,52 0,90 4 Sẽ giàu có 3,0 0,88 5 Sẽ nổi tiếng 2,96 0,90 Trung bình chung 3,36 0,63 Đa phần TN ước mơ sẽ có một gia đình hạnh phúc. Đây là mong ước hết sức bình dị nhưng cũng thật “xa xôi” đối với các em trong quá khứ và hiện tại. Ngay từ nhỏ, nhiều TN đã phải sống trong một gia đình không hạnh phúc, thiếu vắng cha hoặc mẹ, thậm chí là không biết cha mẹ mình là ai. Có lẽ vì thế nên các em thường khao khát sau này sẽ có một gia đình hạnh phúc để có thể bù đắp cho tuổi thơ kém may mắn của mình. Khi trò chuyện cùng các em, chúng tôi đã nhận được những chia sẻ hết sức chân tình “em chỉ ao ước sau này khi học xong sẽ lấy vợ và xây dựng một gia đình hạnh phúc” [phụ lục 1] (em N.H.T tại Làng thiếu niên Thủ Đức chia sẻ). Tiếp cận với những TN khác, khi hỏi về ước mơ của mình, hầu hết đều bày tỏ mong ước có một gia đình hạnh phúc. Đứng ở vị trí thứ hai là ước mơ sẽ là người có ích (ĐTB = 3,64). Đây là một nét rất đáng quý trong suy nghĩ của các em. Có thể, với hoàn cảnh đã phải chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống nên các em mong muốn khi lớn lên, sẽ làm người có ích đối với gia đình, xã hội để cho con cái của mình không phải chịu cảnh khó khăn như mình đã từng trải qua. Em L.V.H tâm sự với chúng tôi “em sẽ cố gắng để sau này là một người có ích cho gia đình, làm một người mẹ tốt để nuôi dạy con cái được ăn học đầy đủ và nên người không phải chịu cảnh thiệt thòi như em” [phụ lục 1]. Ước mơ về sự thành đạt cũng ở mức cao (ĐTB = 3,52) . Như vậy, sau mong ước về một gia đình hạnh phúc, mong ước sẽ trở thành một người tốt, TN mong muốn sau này mình sẽ thành đạt. Khi tìm hiểu về TĐG của TN sau 5, 10, 15 năm cho thấy một số em có những dự định hết sức to lớn như: làm giám đốc ngân hàng, làm chủ mạng toàn cầu, làm huấn luyện viên bóng đá… Có một điều đáng quý là những ước mơ của các em thường gắn với các giá trị xã hội như: giúp đỡ người nghèo, làm từ thiện, trở lại trung tâm phục vụ… Trong thực tế, đã có rất nhiều em thiếu niên sau khi trưởng thành, đi học, đã tình nguyện trở lại trung tâm để làm việc và có những em đã phát huy tốt năng lực của mình, được bổ nhiệm vào vị trí quản lý của các trung tâm. Ước mơ về sự giàu có (ĐTB = 3,0) và nổi tiếng (ĐTB = 2,96) xếp ở vị trí cuối cùng. Như vậy, qua ước mơ của TN có thể thấy rằng: các em thiên về các giá trị tinh thần hơn là những giá trị vật chất và có quan tâm đến các giá trị xã hội. Nhìn vào TĐG của TN đối với bốn nhóm giá trị: hình thức, năng lực, đạo đức, ước mơ cho thấy rằng, ước mơ được các em đánh giá cao nhất (ĐTB = 3,42), thứ hai là đạo đức (ĐTB = 3,30), thứ ba là năng lực (ĐTB = 3,13) và thứ tư là hình thức (ĐTB = 2,94). ĐTB TĐG chung của TN là 3,20 – tương ứng với mức trung bình. 2.94 3.3 3.13 3.36 3.19 2.7 2.8 2.9 3 3.1 3.2 3.3 3.4 Hình thức Đạo đức Năng lực Ước mơ TĐG chung Biểu đồ 2.3. Điểm trung bình TĐG của TN Xem xét từng nhóm giá trị cho thấy, dù có sự khác nhau về điểm số nhưng tất cả đều nằm trong mức trung bình. So sánh với TĐG của học sinh Trung học cơ sở ở Hà Nội cho thấy có những điểm tương đồng nhất định, khi giá trị về đạo đức đều được hai nhóm khách thể đánh giá cao. Tuy nhiên, TĐG chung của TN tại các trung tâm bảo trợ xã hội thấp hơn so với học sinh trung học cơ sở ở Hà Nội (TN tại các trung tâm bảo trợ xã hội TĐG bản thân ở mức trung bình trong khi học sinh Trung học cơ sở ở Hà Nội TĐG bản thân ở mức khá) [17]. Điều này có thể là do điều kiện, hoàn cảnh kém may mắn đã ảnh hưởng, tác động đến tâm lý cũng như kết quả TĐG của các em. 2.2.3. Thực trạng KN TĐG của TN 2.2.3.1. Về mặt nhận thức Nhận thức có vai trò quan trọng, là nền tảng để con người có thể hành động. Trước khi thực hiện một hành động nào đó, con người cần phải ý thức được các thao tác và cả biểu tượng về sản phẩm đạt được. Nhận thức càng đúng đắn, sâu sắc thì kết quả hành động càng cao và ngược lại. Tương tự như vậy, để có thể TĐG tốt, trước hết, TN phải hiểu được vai trò, tầm quan trọng của việc TĐG. a. Nhận thức của TN về vai trò của TĐG rất quan trọng, 5.23% hoàn toàn không quan trọng, 4.57% không quan trọng, 41.84%bình thường 37.90% quan trọng 10.46% Biểu đồ 2.4. Nhận thức của TN về vai trò của TĐG Trong khi TĐG có ý nghĩa hết sức to lớn đối với cuộc sống của cá nhân, giúp con người không ngừng tự hoàn thiện mình thì chỉ có 5,23% TN hiểu được rằng TĐG có vai trò rất quan trọng, 10,46% TN cho rằng quan trọng, 37,9% TN cho rằng bình thường, 41,8% cho rằng không quan trọng và 4,57% cho rằng hoàn toàn không quan trọng. Điểm trung bình nhận thức của TN về vai trò TĐG là 2,69 - tương ứng với mức trung bình thấp. Như vậy, có thể nói, TN chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của việc TĐG. Với nhận thức này, sẽ dễ dẫn các em đến tình trạng sống “phó mặc”, không quan tâm tới việc điều chỉnh và cố gắng để ngày càng hoàn thiện bản thân. Điều này cũng phù hợp với nhận định của lãnh đạo các trung tâm “một bộ phận TN có lối sống thụ động, chỉ trông chờ vào nguồn trợ cấp của Nhà nước, của Trung tâm mà không có ý thức chủ động trong học tập, học nghề để chuẩn bị cho tương lai” [phụ lục 6]. b. Mức độ hiểu biết của TN về KN TĐG Tương đồng với nhận thức của TN về vai trò của TĐG, khi tìm hiểu về sự am hiểu của các em đối với KN TĐG cho kết quả điểm trung bình là 3,34 - tương ứng với mức “biết một chút”. TĐG tưởng chừng là một việc đơn giản nhưng nó thật sự rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi con người phải có sự hiểu biết sâu sắc và đúng đắn thì mới có thể TĐG bản thân một cách chính xác, toàn diện và khách quan. Do vậy, với sự hiểu biết còn có phần hạn chế về KN TĐG, các em sẽ gặp nhiều khó khăn khi TĐG bản thân, kết quả TĐG có thể không chính xác bởi các em chưa nắm chắc, chưa hiểu hết các bước trong quy trình TĐG. Khi tìm hiểu ai là người trang bị cho TN về KN TĐG cho kết quả thể hiện qua bảng 2.10: Bảng 2.10. Nguồn trang bị KN TĐG cho TN Tt Nguồn trang bị Số lượng Tỷ lệ % 1 Internet 90 58,8 2 Sách, báo 85 55,5 3 Thầy, cô ở trường học 76 49,7 4 Thầy, cô ở trung tâm 64 41,8 5 Gia đình 56 36,6 6 Tự bản thân 54 35,3 TN được trang bị về KN TĐG qua 6 “kênh” khác nhau, trong đó internet là nguồn chính, sau đó là sách – báo, thầy – cô ở trường học, thầy – cô ở trung tâm, gia đình và tự bản thân. Internet chiếm vị trí quan trọng nhất trong việc trang bị KN TĐG cho TN. Điều này phản ánh xu hướng “hiện đại” trong cuộc sống của các em khi đa phần TN đã biết sử dụng internet, biết tiếp cận với những phương tiện kỹ thuật tiên tiến để truy cập thông tin, tìm hiểu những kiến thức hữu ích có liên quan đến cuộc sống, trong đó có KN TĐG. Khi gõ từ khóa “tự đánh giá” vào từ điểm tìm kiếm online www.google.com.vn, thu được 22.600.000 kết quả. Tìm hiểu một số tài liệu về TĐG thu được từ internet, chúng tôi nhận thấy các bài viết chủ yếu đề cập đến vai trò, ý nghĩa của việc TĐG hoặc giới thiệu một vài bài trắc nghiệm đánh giá bản thân chứ không đi sâu phân tích TĐG dưới góc độ KN. Sau internet, sách - báo là nguồn quan trọng thứ hai để TN tìm hiểu về KN TĐG. Đây là phương tiện rất phổ biến, dễ tiếp cận nên TN có thể dễ dàng tìm được. Điều này cho thấy, TN có quan tâm đến việc đọc sách – báo nên các em đã tiếp cận được những thông tin về KN TĐG. Yếu tố thầy cô ở trường học và thầy cô ở trung tâm đứng vị trí thứ 3 và thứ 4 trong số các nguồn trang bị KN TĐG cho TN. Khi được hỏi về vấn đề này, cô V.T.T – Trưởng phòng Giáo dục Làng thiếu niên Thủ Đức cho biết “Khi ở Làng, trong các buổi sinh hoạt tập thể, các mẹ thường căn dặn các con về những vấn đề liên quan đến cuộc sống, sức khỏe sinh sản và cũng có đề cập đến việc TĐG. Việc tổ chức giáo dục chuyên đề về KN TĐG cho các con thì Làng chưa làm được dù rất muốn” [phụ lục 6]. Điểm qua chương trình giáo dục bậc tiểu học và trung học cơ sở, chúng tôi nhận thấy không có một bài học nào chuyên về KN TĐG. Việc tổ chức một chuyên đề giáo dục về KN TĐG chưa từng được thực hiện tại các Trung tâm cũng như ở trường. Do đó, các em tiếp nhận những kiến thức về KN TĐG từ các thầy cô chủ yếu là thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề hay được lồng ghép vào các buổi dạy trên lớp. Như vậy, ngay trong chương trình giáo dục chính khóa ở trường học cũng như chương trình giáo dục tại trung tâm, TN đã không được dạy về KN TĐG thì các em khó có thể hiểu biết một các rõ ràng và sâu sắc về vấn đề này. Tiến hành kiểm nghiệm T – Test, ANOVA để so sánh mức độ am hiểu về KN TĐG giữa các biến: nam - nữ (Sig = 0,42), TN có trình độ văn hóa cấp 1 - cấp 2 (Sig = 0,61), TN ở độ tuổi đầu - cuối tuổi TN (Sig = 0,12), TN ở các trung tâm khác nhau (Sig = 0,42) cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê. Như vậy, có thể kết luận rằng mức độ hiểu biết về KN TĐG của TN không phụ thuộc vào đặc điểm giới tính, lứa tuổi, trình độ văn hóa và điều kiện sống. Tất cả TN đều có mức độ am hiểu về KN TĐG tương đương nhau và ở mức trung bình. Hoàn toàn có thể hiểu được điều này bởi vì, tất cả các em đều chưa từng được dạy về KN TĐG dù ở trường tiểu học cũng như trung học cơ sở hay ở tại trung tâm nên mức độ am hiểu của các em về KN này là không có sự khác nhau. 2.2.3.2. Về mặt thao tác a. Cách tiếp nhận thông tin nhận xét về bản thân và căn cứ để TĐG Những thông tin, nhận xét của người khác đối với bản thân có thể đúng hoặc không đúng, có thể tốt hoặc chưa tốt, có thể mang tính tích cực hoặc tiêu cực nhưng luôn có giá trị để chúng ta tham khảo. Một người có tinh thần cầu thị sẽ luôn chú ý lắng nghe tất cả những nhận xét của người khác để soi rọi, kiểm điểm bản thân và điều chỉnh mình cho ngày càng tốt hơn. Bảng 2.11. Cách tiếp nhận thông tin nhận xét về bản thân Tt Cách tiếp nhận thông tin Số lượng Tỷ lệ % 1 Không quan tâm 18 11,8 2 Tiếp thu có chọn lọc 33 21,5 3 Tiếp thu tất cả 102 66,7 Điểm trung bình 2,38 Khi được nghe những nhận xét, đánh giá của người khác đối với mình, có 11,8% TN không quan tâm, 21,5% TN có quan tâm, tiếp thu nhưng có sự chọn lọc và 66,7% TN chú ý lắng nghe, tiếp thu tất cả. Như vậy, đa phần TN đã biết lắng nghe những nhận xét của người khác về mình dù nhận xét đó tốt hay xấu, đúng hay chưa đúng. Điều này thể hiện thái độ cầu thị của các em. Khi được hỏi về vấn đề này, em V.V.D ở Trung tâm GDDNTN thành phố cho biết “em thường rất quan tâm đến những nhận xét, đánh giá, suy nghĩ của thầy cô, bạn bè đối với mình. Điều đó giúp em biết được em như thế nào trong mắt họ” [phụ lục 1]. Em L.T.B.N ở Làng thiếu niên Thủ Đức quan niệm “những lời nhận xét của người khác sẽ giúp em nhìn lại bản thân mình để điều chỉnh mình cho ngày càng tốt hơn” [phụ lục 1]. Tuy nhiên, có một số những quan điểm đối lập với những suy nghĩ trên. Em L.M.T ở Làng trẻ em SOS cho rằng “người khác không thể hiểu được mình nên không cần phải quan tâm đến những đánh giá của họ” [phụ lục 1]. Để đánh giá đúng bản thân, phải biết kết hợp sự đánh giá của người khác và suy nghĩ chủ quan của mình. Đánh giá của người khác hay của bên ngoài giống như chiếc gương, khi ta đứng trước gương, thấy hình ảnh mình trong gương, bằng suy nghĩ chủ quan của cá nhân để đánh giá hình thức của mình là đẹp hay chưa đẹp. Bảng 2.12. Căn cứ TĐG bản thân Tt Căn cứ Số lượng Tỷ lệ % 1 Theo suy nghĩ chủ quan của mình 43 28,1 2 Theo sự đánh giá của người khác 62 40,5 3 Kết hợp cả hai yếu tố trên 48 31,4 Điểm trung bình 2,03 Kết quả khảo sát cho thấy, khi TĐG bản thân, có 40,5% TN căn cứ vào sự đánh giá của người khác, 28,1% TN căn cứ vào suy nghĩ chủ quan của mình và 31,4% TN kết hợp cả hai yếu tố: chủ quan và khách quan. Điều này cho thấy, TN chịu ảnh hưởng khá lớn từ bên ngoài như thầy cô, bạn bè. Kết quả này cũng đáng để cho những cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý, giáo dục TN lưu ý nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thầy cô tôn trọng, biết khích lệ, động viên các em và tin tưởng, đánh giá cao khả năng của các em. Để làm rõ hơn những căn cứ TĐG của TN, chúng tôi tìm hiểu thêm về cơ sở so sánh khi các em TĐG. Kết quả cho thấy, khi TĐG, TN thường so sánh mình với người cùng tuổi (52,3%), sau đó là với nhận xét của thầy, cô ở trung tâm (49,7%), với người giỏi hơn (46,4%), bằng cách sử dụng một trắc nghiệm (39,2%), với người nhỏ tuổi hơn (17,6%), với người kém hơn (7,8%) và với người lớn tuổi hơn (5,9%). TN có xu hướng “đồng nhất” trong việc TĐG bởi các em chủ yếu so sánh mình với người cùng tuổi. Có thể, TN nghĩ rằng người cùng tuổi có nhiều điểm tương đồng với mình nên sẽ dễ dàng so sánh. Sau người cùng tuổi, TN thường so sánh mình với những nhận xét của thầy, cô ở Trung tâm. Điều này chứng tỏ vai trò của thầy, cô đối với các em nói chung và ảnh hưởng của những lời nhận xét, đánh giá của họ đối với kết quả TĐG của TN nói riêng là rất lớn. Bảng 2.13. Những cơ sở so sánh đến TN TĐG bản thân Tt So sánh Số lượng Tỷ lệ % 1 Với người cùng tuổi 80 52,3 2 Với nhận xét của thầy, cô ở trung tâm 76 49,7 3 Với người giỏi hơn 71 46,4 4 Với một trắc nghiệm 60 39,2 5 Với người nhỏ tuổi hơn 27 17,6 6 Với người dở hơn 12 7,8 7 Với người lớn tuổi hơn 9 5,9 Các yếu tố: so sánh với người nhỏ tuổi hơn, người dở hơn và người lớn tuổi hơn được TN lựa chọn ít nhất. Tuy vậy, đây cũng có thể là một trong những yếu tố quan trọng để TN so sánh khi TĐG. Khi so với người nhỏ tuổi hơn, TN có thể nhận định được những giá trị trong quá khứ của mình; so sánh với người lớn tuổi, TN có thể định hướng cho mình những dự định trong tương lai; so sánh với người dở hơn để nhận thức được và trân trọng hơn những giá trị mà bản thân đang có. b. Thực hiện các bước trong KN TĐG KN TĐG bao gồm bốn bước theo thứ tự như sau: tiếp nhận thông tin; xử lý thông tin; xác định giá trị bản thân; so sánh với thang giá trị của bản thân để đưa ra nhận xét, đánh giá. Khi được hỏi về thứ tự các bước mà TN đã thực hiện trong quá trình TĐG chỉ có rất ít các em trả lời đúng. Đa phần TN trả lời sai và có một bộ phận TN trả lời đúng một phần (đúng trình tự từ 2 – 3 bước). Bảng 2.14. Thực hiện các bước trong KN TĐG Tt Thực hiện các bước TĐG Số lượng Tỷ lệ % 1 Sai 84 54,9 2 Đúng một phần 59 38,6 3 Đúng 10 6,5 Điểm trung bình 1,51 Các em thường dễ nhầm lẫn giữa bước đầu tiên và bước cuối cùng trong KN TĐG. Đa số TN cho rằng bước đưa ra nhận định, đánh giá về bản thân là bước đầu tiên trong quy trình TĐG, tiếp theo mới là bước tiếp nhận, xử lý thông tin, xác định giá trị bản thân và so sánh với thang giá trị của mình. Với cách làm này, các em đã thực hiện ngược quy trình TĐG – thay vì đi từ việc thu thập dữ kiện, phân tích dữ kiện và tiến hành so sánh, đối chiếu để đưa ra đánh giá thì các em lại đưa ra nhận xét, đánh giá về bản thân trước. Lúc này, TĐG bản thân không phải là kết quả của một quá trình mà nó trở thành một phát biểu rồi mới tiến hành kiểm chứng. Có thể thấy, các em chưa hiểu về bản chất của KN TĐG nên khi thực hiện các bước trong quy trình TĐG các em có sự nhầm lẫn. Chỉ có 6,5% TN thực hiện đúng thao tác TĐG, 38,6% TN thực hiện đúng một phần và có tới 54,9% TN thực hiện không đúng. Điểm trung bình của tiểu thang đo này là 1,51 – tương ứng với mức trung bình thấp. Quy trình TĐG không quá phức tạp nhưng đòi hỏi TN phải có sự hiểu biết nhất định thì các em mới có thể thực hiện đúng được. Kết quả này phù hợp với nhận thức của TN về vai trò của TĐG. Khi TN chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc TĐG và cũng chỉ “biết một chút” về KN TĐG, các em sẽ rất dễ bị sai khi thực hiện các thao tác TĐG. Khi đó, kết quả TĐG thường thiếu chính xác, thiếu khách quan và thiếu toàn diện hay nói cách khác, TN không có được một “hình ảnh” trọn vẹn, hoàn chỉnh, không xác định được giá trị thật sự của bản thân. Tiến hành kiểm nghiệm T – Test để so sánh sự khác nhau về kết quả thực hiện KN TĐG giữa các nhóm: nam – nữ, nhóm TN có trình độ học vấn cấp 1 – cấp 2, nhóm TN độ tuổi đầu – cuối TN đều không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Kiểm nghiệm ANOVA về sự khác nhau trong việc thực hiện KN TĐG của TN ở các trung tâm cũng không có sự khác biệt. Có thể giải thích điều này là do, tất cả TN đều chưa từng được tập huấn về KN TĐG, đặc biệt là thực hành các thao tác TĐG, các em chỉ được tiếp cận với vấn đề này một cách chung chung, mơ hồ nên khi thực hiện thao tác dễ bị sai. Thực trạng này đặt ra cho những người làm công tác giáo dục TN phải quan tâm, lưu ý để có những biện pháp, hình thức thích hợp nhằm cung cấp cho các em những kiến thức về TĐG và quan trọng là hướng dẫn cho các em các bước trong KN TĐG. c. Mức độ thực hành KN TĐG Đối với những việc không bắt buộc, con người thường chỉ thực hiện những gì mà mình thích hoặc cho là quan trọng. Để làm được điều đó, con người phải có nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của nó đối với cuộc sống cá nhân. Điểm trung bình mức độ thực hành KN TĐG của TN là 3,42 chứng tỏ, TN chỉ thỉnh thoảng TĐG bản thân mình. Có lẽ, đây là kết quả tất yếu của việc nhận thức chưa đúng về vai trò của TĐG. Khi các em không hiểu được tầm quan trọng của việc TĐG thì các em cũng không thường xuyên TĐG bản thân. Trong khi đó, xã hội biến đổi không ngừng, yêu cầu của xã hội đối với cá nhân ngày càng tăng cao và cũng liên tục thay đổi, nếu TN không thường xuyên TĐG mình thì các em rất dễ bị “tụt hậu” trong cuộc sống. Hơn nữa, không giống như những TN có hoàn cảnh bình thường, đến năm 18 tuổi, các em đã phải “ra đời” và sống tự lập. Nếu không thường xuyên TĐG bản thân để có thể học hỏi, trang bị thêm những điều còn hạn chế, thiếu sót thì các em sẽ khó tránh khỏi những bỡ ngỡ, thậm chí là vấp ngã khi bước vào cuộc sống. Tiến hành kiểm nghiệm T – Test và ANOVA để so sánh sự khác nhau về mức độ thực hành giữa các biến: nam – nữ (Sig = 0,06), TN có trình độ học vấn cấp 1 – cấp 2 (Sig = 0,16), TN ở độ tuổi 12 – 15 (Sig = 0,34), TN ở các trung tâm khác nhau (Sig = 0,26) cho thấy không có sự biệt ý nghĩa. Có thể giải thích được kết quả này bởi cho dù là nam hay nữ, học tiếu học hay trung học cơ sở, ở độ tuổi đầu hay cuối tuổi TN và sống tại các trung tâm khác nhau, cơ chế quản lý và phương pháp giáo dục không đồng bộ với nhau nhưng các em đều không được tập huấn chuyên sâu về

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVTLH017.pdf
Tài liệu liên quan