MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT VÀ GIẢM PHÁT
I. LẠM PHÁT 3
1. Khái niệm, phân loại và đo lường lạm phát 3
1.1. Khái niệm 3
1.2. Phân loại lạm phát 4
1.3. Đo lường lạm phát. Sự sai lệch của chỉ số CPI 8
2. Phân tích nguyên nhân gây ra lạm phát 11
2.1. Lạm phát do sai lầm của các chính sách kinh tế vĩ mô 12
2.2. Lạm phát do nền kinh tế phát triển quá nóng 12
2.3. Sự gia tăng chi phí 14
2.4. Nhập khẩu lạm phát 14
2.5. Yếu tố bất khả kháng 15
2.6. Nguyên nhân khác 15
3. Mối quan hệ giữa lạm phát và một số biến số kinh tế vĩ mô 15
3.1. Quan hệ giữa lạm phát và lãi suất 15
3.2. Quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp 16
4. Tác động của lạm phát 18
4.1. Phân phối lại thu nhập và của cải 19
4.2. Tác động đến hiệu quả kinh tế 20
4.3. Tác động về mặt kinh tế vĩ mô 22
4.4. Tác động về mặt xã hội - chính trị 27
5. Các giải pháp chung để đối phó với lạm phát 28
II. GIẢM PHÁT VÀ THIỂU PHÁT 32
1. Khái niệm 32
2. Nguyên nhân gây ra giảm phát 33
2.1. Giảm phát xảy ra như là kết quả của nỗ lực chống lạm phát 33
2.2. Giảm phát do hạ giá thành sản phẩm 33
2.3. Giảm phát có nguyên nhân là xu hướng tự do hóa kinh tế 33
2.4. Giảm phát do mức cầu giảm đột ngột 34
2.5. Năng lực sản xuất dư thừa gây ra giảm phát 34
3. Tác động của giảm phát đến nền kinh tế 35
3.1. Lợi ích của giảm phát 35
3.2. Tác hại của giảm phát 35
4. Các giải pháp chung để đối phó với giảm phát 35
4.1. Chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng nới lỏng 36
4.2. Các biện pháp khác 36
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT, GIẢM PHÁT Ở VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ
I. CÁC GIAI ĐOẠN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM 38
1. Giai đoạn trước tháng 5/1988 38
2. Giai đoạn lạm phát chính thức được thừa nhận ở Việt Nam (từ 5/1988 đến 1990)
42
3. Giai đoạn vấn đề chống lạm phát được đưa lên hàng đầu (từ cuối 1991 đến 1998)
44
3.1. Thực trạng và nguyên nhân của lạm phát 44
3.2. Tác động của lạm phát đến nền kinh tế vào giai đoạn 1991-1998 47
3.3 Chính sách của Chính phủ 50
4. Giai đoạn giảm phát (từ 1999 đến 2002) 54
4.1 Thực trạng 54
4.2.Tác động của giảm phát đến nền kinh tế 56
4.3. Nguyên nhân 57
4.4. Chính sách của chính phủ và kết quả áp dụng 61
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÁC GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN LẠM PHÁT, KHẮC PHỤC GIẢM PHÁT Ở NƯỚC TA
70
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI LẠM PHÁT VÀ GIẢM PHÁT Ở VIỆT NAM TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010
I. XU HƯỚNG LẠM PHÁT VÀ GIẢM PHÁT Ở VIỆT NAM TỪ NAY ĐÉN NĂM 2010
72
1. Lạm phát và giảm phát chịu ảnh hưởng theo hai chiều của quá trình hội nhập
72
2. Lạm phát vẫn có nguy cơ bùng phát trogn tương lai do thâm hụt ngân sách nhà nước
74
3. Biến động lạm phát tuỳ thuộc nhiều vào việc cải cách khu vực kinh tế nhà nước
75
4. Vấn đề kiềm chế lạm phát và vai trò cảu hệ thống tài chính tín dụng
75
II. CÁC GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT, KHẮC PHỤC GIẢM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI (TỪ NAY ĐÉN NĂM 2010)
77
1. Nhiệm vụ của các giải pháp ứng phó với lạm phát và giảm phát
77
2. Đề xuất các giải pháp 78
2.1. Chuyển dịch cơ cấu đầu tư và nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư 78
2.2. Giảm thâm hụt ngân sách nhà nước 79
2.3. Phát triển hệ thống ngân hàng 81
2.4. Cải cách khu vực kinh tế nhà nước 85
2.5. Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật và cải cách hành chính 86
2.6. Nâng cao trình độ nền sản xuất 92
3. Vấn đề phối hợp đồng bộ các chính sách 93
KẾT LUẬN 95
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
95 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2854 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lạm phát, giảm phát ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp ứng phó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả sử dụng vốn được nâng lên rõ rệt.
Chính sách lớn thứ hai được sử dụng để kiềm chế lạm phát là nhấn mạnh sản xuất nhập khẩu nhằm làm tăng cung hàng hóa cho xã hội. Để đạt mục tiêu đó, nhà nước đã khuyến khích sự phát triển của kinh tế tư nhân, giao quyền sử dụng vốn và gắn trách nhiệm bảo toàn, phát triển vốn cho các doanh nghiệp quốc doanh. Thế độc quyền của khu vực kinh tế nhà nước từng bước bị phá vỡ, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng hơn, thúc đẩy tất cả các thành phần kinh tế tham gia một cách hiệu quả vào sản xuất, kinh doanh, tạo ra nhiều hàng hoá, dịch vụ. Nhà nước còn đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, nhất là nhập khẩu các hàng tiêu dùng, máy móc, vật tư khan hiếm phục vụ cho sản xuất. Nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu trước đây là 200 - 300 triệu USD/năm thì đến 1990 cần phải có gấp 3-5 lần số đó [6].
Ngoài các “liệu pháp” trên, điểm tiến bộ rõ rệt trong chính sách giá cả là chuyển giá nhà nước quy định sang giá cả thị trường. Điều này phản ánh sự tuân thủ quy luật giá trị và một khi vẻ đẹp của quy luật giá trị được tôn trọng thì tự nó sẽ thúc đẩy sản xuất và lưu chuyển hàng hoá trong xã hội. Chính phủ chỉ điều tiết gián tiếp giá cả của một số mặt hàng thiết yếu như gạo, vàng bằng cách khi cần thiết thì mua vào và bán ra nhằm điều tiết cung cầu thị trường. Một động thái nữa thực hiện nhận thức đúng đắn hơn về vai trò của quy luật giá trị là việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái cho sát hơn với tỷ giá của thị trường tự do. Nhà nước đã chọn mức giá và tỷ giá giữa đồng Việt Nam và hai loại ngoại tệ tiêu biểu cho hai khu vực thị trường thế giới là đồng Rúp mậu dịch và đô-la Mỹ để xác định giá trị còn lại của tài sản cố định trong các doanh nghiệp quốc doanh. Chúng ta đã đưa được mức giá những nguyên - nhiên - vật liệu quan trọng nhất lên xấp xỉ giá thị trường khu vực II (các nước không thuộc cộng đồng tương trợ kinh tế SEV) giúp nước ta từng bước hoà nhập thị trường thế giới. Do đó, tình trạng lãi giả lỗ thật của các doanh nghiệp dần bị xoá bỏ, giúp cho việc điều hoà cung cầu, giảm lạm phát. Tuy nhiên, điểm mới trong cách điều chỉnh giá lần này là điều chỉnh từ từ để người tiêu dùng và các doanh nghiệp không bị “sốc”, tránh những phản ứng do tâm lý có thể tạo ra cầu giả tạo.
Những cải cách toàn diện nền kinh tế theo hướng thị trường, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, chính sách mở cửa nền kinh tế như chúng ta vừa xét cùng với chính sách khoán đến hộ nông dân đã làm giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều hàng hoá cho xã hội, khắc phục dần sự mất cân đối cung - cầu, tiền - hàng. Sau 18 tháng duy trì được tốc độ lạm phát tương đối thấp (trên 2%/tháng), đến cuối năm 1990, đầu năm 1991, lạm phát có xu hướng tăng trở lại: Mức giá vào tháng 1/1991 tăng thêm 14,3% so với tháng 12/1990 [6]. Từ đây, công cuộc chống lạm phát ở nước ta lại bước vào một giai đoạn mới.
3. Giai đoạn vấn đề chống lạm phát được đưa lên hàng đầu (từ 1991 đến 1998)
3.1. Thực trạng và nguyên nhân của lạm phát
Sau khi áp dụng những biện pháp đồng bộ, siêu lạm phát ở nước ta đã bị đẩy lùi mà mốc đánh dấu là tỷ lệ lạm phát năm 1989 giảm xuống còn 34,7%. Sau đó, tỷ lệ lạm phát bắt đầu tăng lên từ năm 1991. Chúng ta hãy xem xét tình hình lạm phát từ năm 1991 đến năm 1998 qua biểu đồ sau:
6.0%
8.6%
8.1%
8.8%
9.5%
9.3%
8.8%
4.5%
67.50%
17.50%
5.20%
9.30%
16.80%
5.60%
3.20%
9.20%
0.0%
10.0%
20.0%
30.0%
40.0%
50.0%
60.0%
70.0%
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
GDP
tỷ lê lạm phát
Hình 6: tình hình lạm phát từ năm 1991 đến năm 1998
(Nguồn: [37], [15].)
Nhìn vào biểu đồ trên, dễ dàng nhận thấy là lạm phát diễn biến không ổn định từ năm 1991 đến năm 1998. Vào năm 1991, lạm phát phi mã hoành hành với tỷ lệ tương ứng là 67,1% và 67,5 %. Vào năm 1993, 1996 và 1997, tỷ lệ lạm phát xuống thấp ở mức trên dưới 5%/ năm. Các năm khác trong giai đoạn này, lạm phát dao động ở mức trên dưới 10%/năm. Tuy nhiên, từ năm 1990 đến năm 1997, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá cao so với các năm trước, GDP tăng từ khoảng 6%/năm đến trên 9%/năm. Phải chăng lạm phát cao trở lại do nền kinh tế tăng trưởng nóng?
Đối chiếu với các tín hiệu về một nền kinh tế chuyển sang trạng thái nóng (xem chương I, mục 2.2) chúng ta thấy Việt Nam chưa đạt đến trạng thái toàn dụng nhân công. Tuy sản xuất tăng mạnh nhưng nguồn tài nguyên khá phong phú (nhất là các nguyên vật liệu thô) vẫn được đáp ứng đủ yêu cầu của sản xuất, nguồn lao động dồi dào vẫn được cung cấp thường xuyên cho các ngành. Tỷ lệ thất nghiệp còn ở mức cao (khoảng gần 10%/ năm) chứ chưa giảm xuống bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên của một nền kinh tế. Lương lao động (lao động giản đơn là chủ yếu) vẫn thấp; nếu trừ đi tỷ lệ lạm phát thì chi phí lao động cận biên không tăng nhiều lắm.
Một đặc điểm khác của một nền kinh tế nóng là lượng cầu có khả năng thanh toán của xã hội chưa được đáp ứng. 1990 - 1998 là giai đoạn đầu tư phát triển mạnh. Chủ trương phát triển kinh tế thị trường, thực hiện sản xuất phải “bung ra” đã kích thích cả nhà nước lẫn tư nhân đầu tư để đáp ứng nhu cầu lớn của thị trường sau thời kỳ bao cấp đầy khó khăn, thiếu thốn. Cầu đầu tư tăng mạnh cũng có nghĩa là cầu về các nguyên vật liệu, bán thành phẩm, các máy móc, trang thiết bị ở mức cao. Qua biểu đồ về đầu tư và tiết kiệm so với GDP (hình 7), ta thấy yêu cầu mở rộng đầu tư trong nước hàng năm đều vượt quá khả năng tích luỹ của nền kinh tế.
Hình 7: Đầu tư và tiết kiệm so với GDP vẫn thấp
(Nguồn: [15])
Đặc biệt, từ năm 1993 đến 1996, đầu tư tăng trưởng rất mạnh mẽ với tỷ lệ gần bằng 30% GDP. Đầu tư của ngân sách Nhà nước tập trung chủ yếu vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế lâu dài. Các nguồn vốn đầu tư khác (không phải từ ngân sách) chủ yếu được rót vào các ngành có khả năng thu hồi vốn nhanh, có lợi nhuận cao như kinh doanh bất động sản (cho thuê văn phòng, khách sạn), vật tư xây dựng (xi măng, sắt thép...), du lịch. Do đó, cầu về các loại hàng hoá, dịch vụ này tăng vọt, gây nên những cơn sốt trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX như sốt xi măng, sắt thép, đất đai. Sự tăng trưởng của đầu tư tạo ra thu nhập lớn hơn cho các tầng lớp trong xã hội khiến cho cầu các mặt hàng tiêu dùng như đường, mía, đồ điện, điện tử tăng mạnh. Hệ quả tiếp theo là các ngành sản xuất ra các sản phẩm này cũng phát triển mạnh. Yêu cầu mở rộng đầu tư đã thúc đẩy cung tín dụng tăng nhanh, buộc nhà nước phải phát hành thêm tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách. Trong năm 1990, 1991, tỷ trọng bù đắp từ nguồn phát hành so với thâm hụt Ngân sách chiếm tới 39,6% và 17,8 % [15]. Đây là nguyên nhân trực tiếp khiến tỷ lệ lạm phát khá cao vào hai năm đó. Điều tất yếu xảy ra là lãi suất tăng cao. Nhìn chung, từ năm 1991 đến 1998, lạm phát cao ở nước ta là do nền kinh tế có biểu hiện tăng trưởng nóng ở một số ngành như xây dựng, kinh doanh bất động sản, đường, phân bón, thuốc trừ sâu v.v... Nói như vậy không có nghĩa là hiện tượng này xảy ra vào mọi năm thuộc giai đoạn đó. Riêng các năm 1993, 1996 và 1997 lạm phát có diến biến tương đối khác. Tỷ lệ lạm phát trong các năm này lần lượt là 5,2%; 5,6% và 3,2% [37].
Tỷ lệ lạm phát năm 1993 thấp hơn hẳn so với các năm trước, đó là một thành công của Nhà nước ta trong đấu tranh chống lạm phát. Trong năm đó, kết quả của sự tăng trưởng đầu tư từ sau khi bắt đầu công cuộc đổi mới kinh tế (1986) đã được thể hiện. Lượng hàng hoá cung ứng ra khá lớn, đáp ứng được cầu của thị trường nên quan hệ cung cầu không còn căng thẳng như mấy năm trước. Ngoài ra, một nguyên nhân quan trọng nữa là vai trò điều hành vĩ mô nền kinh tế của Chính phủ (sẽ xét trong phần sau).
Trong hai năm 1996, 1997, giảm phát đã diễn ra. Giải thích cho điều này không chỉ căn cứ vào các chính sách của Nhà nước (sẽ xét sau) mà còn dựa trên đặc điểm phát triển của nền kinh tế ở thời kỳ đó. Đây là hai năm lương thực được mùa lớn nên giá gạo giảm liên tục: năm 1996 giảm 7 tháng liền [15], kéo theo chỉ số giá cả chung giảm xuống. Sau mấy năm nền kinh tế có biểu hiện tăng trưởng thì nay tốc độ tăng trưởng đã chững lại, cung có xu hướng vượt cầu. Vì thế, giá thành các sản phẩm hạ. Ngoài ra, còn phải kể đến tình trạng nhập khẩu lậu hàng nước ngoài (đồ điện tử, điện dân dụng, thực phẩm đóng hộp, bia, rượu, thuốc lá v.v...) xảy ra phổ biến càng làm tăng cung trong nền kinh tế. Hàng nhập lậu trốn thuế nên giá thấp hơn hẳn so với các sản phẩm sản xuất trong nước cũng kéo chỉ số giá chung xuống thấp.
3.2. Tác động của lạm phát đến nền kinh tế vào giai đoạn 1991-1998
a. Tác động đến sản lượng
Quay trở lại với hình 11, chúng ta sẽ thấy rõ tác động của lạm phát đến sản lượng. Trong giai đoạn 1991-1998, năm 1991 là năm có tỷ lệ lạm phát cao nhất (67,5%) và là năm tốc độ tăng trưởng (6%) ở mức thấp hơn các năm khác. Như đã đề cập ở trên, tốc độ lạm phát ở giai đoạn này nhìn chung là cao nhưng vẫn nhỏ hơn 25% nên nền kinh tế vẫn giữ được mức tăng trưởng tích cực (từ 6% đến 9%/ năm) (dựa trên lý thuyết đã phân tích ở mục 4.3, c., chương I). Mức giá tăng lên hàng năm nhưng không quá đột ngột đã thúc đẩy đầu tư (lượng vốn đầu tư chiếm khoảng 30% GDP mỗi năm) và sản xuất, làm tăng sản lượng của nền kinh tế. Sự gia tăng sản lượng quá mức ở một số ngành đã đẫn đến tình trạng dư cung các mặt hàng như xi-măng, đường.
b. Tác động đến lãi suất
Do tốc độ lạm phát ở thời kỳ này khá cao nên các ngân hàng không thể giảm lãi suất huy động đi nhiều trong khi vẫn phải giảm lãi suất cho vay để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Lạm phát giảm mạnh từ năm 1991 đến 1993 (từ 67,5% xuống còn 5,2%) tạo điều kiện cho Ngân hàng Nhà nước có thể giảm lãi suất với mức độ mạnh hơn. Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn giảm từ 25,2%/ năm vào tháng 7/1991 xuống còn 21,6%/ năm vào tháng 6/1992, rồi dần dần xuống mức 8,4%/ năm ở thời điểm tháng 10/1993 nhưng vẫn đảm bảo cao hơn tốc độ trượt giá. Sau đó, lạm phát lại tăng cao trở lại, tới mức 16,8% vào năm 1995 đã làm chậm quá trình cắt giảm lãi suất. Đến tháng 11/1995, lãi suất vẫn được giữ ở mức 8,4%/ năm. Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn cũng diễn biến tương tự. (Các mức lãi suất được tính toán từ số liệu ở phụ lục, bảng 5 và 6, bằng cách lấy lãi suất hàng tháng nhân với 12 tháng). Điều này phù hợp với lý thuyết về quan hệ giữa lạm phát và lãi suất được xét trong chương I. Tuy nhiên, cần phải nhận thức rõ rằng xu hướng biến động lãi suất thì tuân theo lý thuyết nhưng mức độ thay đổi cụ thể của lãi suất còn tuỳ thuộc vào mục tiêu của chính sách tiền tệ mà ngân hàng trung ương đưa ra. Lập luận này cùng với thực tế lạm phát chưa tới mức không kiểm soát được cho phép lý giải vì sao lãi suất cho vay nội tệ của các ngân hàng quốc doanh trong giai đoạn này lại giảm chứ không tăng để bù đắp tỷ lệ lạm phát. Hơn nữa, để đạt mục tiêu tăng trưởng đôi khi vẫn phải chấp nhận lạm phát cao trong tầm kiểm soát.
c. Tác động đến công ăn việc làm
Mức giá tăng trong giai đoạn 1991-1998 đã thúc đẩy đầu tư, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho xã hội. Bình quân mỗi năm, số người có việc làm tăng 2,2% [61]. Nhiều ngành công nghiệp tăng trưởng nóng (thực phẩm, đồ uống, đồ điện tử, điện dân dụng, sản phẩm lắp ráp) đã thu hút một lực lượng lao động tương đối lớn trong xã hội, kéo theo luồng di chuyển dân cư từ nông thôn ra thành thị để tìm kiếm việc làm. Vì thế, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị có xu hướng gia tăng: năm 1996 là 5,88% thì đến năm 1998 đã lên tới 6,85% [63], tức là tăng thêm gần 1%, dẫn đến vấn đề an ninh trật tự ngày càng thêm phức tạp, giá nhà đất mỗi lúc một leo thang ở các thành phố lớn.
d. Tác động đến cán cân thanh toán quốc tế
Tình hình lạm phát như trên làm cho đồng Việt Nam mất giá so với các ngoại tệ, nhất là USD. Tỷ giá giữa VND và USD tăng liên tục: năm 1990 chỉ dao động ở mức trên dưới 5000 VND/ USD thì đến năm 1998 đã lên tới gần 14000 VND/ USD. Đây là điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu và thực tế cũng cho thấy kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục từ năm 1991 đến năm 1998. Lạm phát lại bất lợi cho hoạt động nhập khẩu và nó làm tăng kim ngạch nhập khẩu, dẫn tới tình trạng thâm hụt cán cân thương mại ngày càng trầm trọng (xem phụ lục, bảng 2). Tuy nhiên, cần nhớ rằng những biến đổi về cán cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế hay một số yếu tố khác không phải do nguyên nhân duy nhất là biến động lạm phát mà là kết quả tổng hợp của nhiều nguyên nhân. Trong chương II này, chúng ta đã và đang phân tích các yếu tố đầu ra của nền kinh tế để thấy được tác động của lạm phát như là một trong nhiều yếu tố đầu vào.
ảnh hưởng tổng hợp của các thành phần trong cán cân thanh toán quốc tế (bao gồm: cán cân thương mại, chuyển nhượng ròng, cán cân tài khoản vốn, hạng mục tài trợ) dưới tác động của lạm phát đã làm giảm dần thâm hụt cán cân thanh toán của nước ta trong giai đoạn này. Tổng cán cân thanh toán đã chuyển biến tích cực: từ - 478 triệu USD (năm 1995) xuống - 288 triệu USD (năm 1996) và thặng dư 214 triệu USD vào năm 1997, tức là bằng khoảng 2% GDP. Mức thặng dư năm 1998 còn cao hơn, đạt 5% GDP [11].
3.3. Chính sách của Chính phủ
Những thành tựu lớn trong kiềm chế lạm phát giai đoạn 1991-1998 không chỉ đơn thuần nhờ sự vận động theo quy luật khách quan của chính nền kinh tế mà phần lớn là do bàn tay “chèo lái” tài tình của những người lãnh đạo đất nước với một loạt các chính sách tương đối linh hoạt và đồng bộ. Dưới đây, chúng ta sẽ đề cập đến những giải pháp cơ bản nhất về chống lạm phát trong giai đoạn này.
a. Tiếp tục cải cách giá và lương
Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1987, trang 221), Đảng đã chủ trương “từng bước lập lại cân đối giữa khối lượng hàng và khối lượng tiền tệ lưu thông để giải quyết khâu then chốt là giảm dần, đi tới chấm dứt lạm phát. Đó là cơ sở để giảm nhịp độ tăng giá, tiến tới ổn định giá cả và sức mua của đồng tiền...”. Nhờ đó, cùng với những kinh nghiệm rút ra qua cả chục năm tiến hành cải cách giá, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta kiên trì đổi mới, chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, ở đó giá cả được xác định trên cơ sở cung cầu, có sự điều tiết của Nhà nước. Ngày 24/7/1992, Quyết định 137/HĐBT về quản lý giá đã được ban hành, cho phép các doanh nghiệp tự quyết định giá các hàng hoá, dịch vụ kinh doanh trên thị trường. Giờ đây, các biện pháp hành chính không còn là công cụ để Nhà nước điều tiết nền kinh tế; thay vào đó là các đòn bẩy kinh tế, với công tác điều tiết giá cả các nhóm hàng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu sản xuất, tiêu dùng đóng vai trò quan trọng.
ở nước ta, nhóm hàng lương thực, thực phẩm là đối tượng để chính phủ điều tiết giá. Riêng thóc gạo, mặt hàng nông sản chính của một nước vốn dựa nhiều vào nông nghiệp như Việt Nam, được Nhà nước ưu tiên bình ổn giá bằng việc điều chỉnh lượng thóc dự trữ (mua vào hoặc bán ra). Hơn 70% dân số lao động trong nông nghiệp; khí hậu nhiệt đới gió mùa với diễn biến thiên tai bất thường dễ làm mùa màng thất bát- những thực tế như thế cho thấy sự ra đời của quỹ bình ổn giá là cần thiết.
Khác với nhóm hàng trên, giá cả của nhóm hàng không phải lương thực thực phẩm thường chịu ảnh hưởng của giá đầu vào là vật tư nhập khẩu, mà giá vật tư nhập khẩu lại chịu tác động mạnh mẽ của giá quốc tế và tỷ giá hối đoái. Chính phủ đã giữ cho tỷ giá hối đoái không biến động quá lớn, tích cực chống buôn lậu và cho phép nhập khẩu những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đáp ứng đủ nhu cầu có khả năng thanh toán nhằm ổn định giá cả nhóm hàng này. Đối với nhóm dịch vụ, Nhà nước chỉ định giá trực tiếp các hàng hoá, dịch vụ thiết yếu trong sự phát triển kinh tế (điện, xăng dầu, điện thoại v.v ...) còn các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân được định giá dịch vụ nhưng phải đăng ký mức giá để nhà nước có thể kiểm soát được. Giá của các hàng hoá, dịch vụ này thường được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Phù hợp với yêu cầu của đất nước trước nguy cơ lạm phát bùng nổ trở lại, tháng 4/1994, Nhà nước lập ra Quỹ bình ổn giá nhằm giữ cho thị trường tránh khỏi những cú sốc giá cả. Quỹ này đã nhanh chóng làm dịu các cơn sốt gạo, sắt thép, xi măng v.v... trong những năm 1990, góp phần giữ cho siêu lạm phát không bùng phát trở lại.
Không chỉ riêng chính sách giá, chính sách tiền lương cũng được đổi mới triệt để. Nếu như năm 1989, Nhà nước chỉ thực hiện bù giá lương thực vào lương thì đến năm 1992, lương đã bao gồm cả tiền điện, nước, trợ cấp đi lại, bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội. Điều này đánh dấu sự chấm dứt của chế độ trợ cấp bằng hiện vật. Từ năm 1993, chính sách tiền lương mới được thực hiện, trong đó có sự phân biệt về đối tượng nhận lương và nguồn quỹ chi trả. Ngân sách nhà nước chỉ trả lương cho những người làm việc trong khối hành chính sự nghiệp, các lực lượng vũ trang, người về hưu, các đối tượng chính sách. Nhà nước không hỗ trợ quỹ lương cho các doanh nghiệp nhà nước nữa mà để doanh nghiệp tự hạch toán, tự trả lương. Tiền lương bây giờ là phản ánh quan hệ cung cầu lao động trên thị trường. Đây là một bước tiến thể hiện tư duy kinh tế mới, thoát ly hẳn tư tưởng bao cấp, gắn kết được trách nhiệm của doanh nghiệp và của người lao động với quyền lợi họ được hưởng theo phương châm “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”. Nhờ đó, Nhà nước giảm được các khoản chi phí từ ngân sách, tránh tình trạng phát hành tiền giấy để tài trợ thâm hụt. Tuy nhiên, Nhà nước có quy định mức lương tối thiểu để đảm bảo quyền lợi của người lao động.
b. Chính sách tài khoá thắt chặt
Thuế là phương tiện đóng góp chủ yếu (hơn 10%) cho ngân sách quốc gia. Để tăng thu, giảm chi, giải quyết tình trạng căng thẳng trong ngân sách nhà nước, cải cách thuế đã được tiến hành theo hai thời kỳ: từ năm 1990 đến giữa 1995, và từ giữa 1995 đến cuối giai đoạn này (1991-1998).
Trong thời kỳ đầu (1990-1995), tăng thu cho ngân sách được thực hiện bằng cách tăng thuế nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ, chưa thật sự cần thiết với đời sống kinh tế đất nước lúc đó (như ô tô, xe máy). Đồng thời, đây còn là một cách thức bảo hộ những ngành sản xuất nội địa còn non trẻ, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển sau này. Diện thu thuế, phí được mở rộng với việc xoá bỏ bao cấp học phí cho các bậc học từ trung học cơ sở trở lên, tiến hành thu thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu phí cầu đường v.v... Không chỉ tăng thu, Chính phủ còn giành ưu đãi thuế cho khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, cho hoạt động nhập khẩu các trang thiết bị phục vụ sản xuất trong nước với phương châm để nuôi dưỡng nguồn thu trong tương lai, tranh thủ mọi điều kiện quốc tế thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế. Sau một thời gian tìm hiểu luật đầu tư nước ngoài (1987), đến giữa thập kỷ 90, ngày càng nhiều nhà đầu tư ngoại quốc bỏ vốn kinh doanh tại Việt Nam (xem phụ lục, bảng 3). Vì thế, thu ngân sách Nhà nước không ngừng tăng lên: năm 1991 là 2.646 tỷ đồng, đến năm 1994 đã lên tới 6.375 tỷ đồng, tức là tăng gấp đôi sau 3 năm; trong đó thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm từ 16-26% tổng thu [7]. Chính sách thuế như vậy là mềm dẻo hơn nhiều so với trước đây. Một minh chứng khác là thuế suất các loại thuế (thuế doanh thu, thuế lợi tức) đều được giảm xuống để thúc đẩy sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng cung hàng hoá; từ đó tránh áp lực giảm giá tiền tệ gây ra lạm phát cao.
ở thời kỳ tiếp theo (cuối 1995 -1998) , Chính phủ chủ trương khắc phục bất cập còn tồn tại trong hệ thống thuế khoá đầu thập kỷ 90, đồng thời cải tiến hệ thống này theo hướng hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế để nước ta có thể từng bước hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Thuế giá trị gia tăng (VAT) đã thay thế cho thuế doanh thu nên tránh được tình trạng thuế đánh chồng lên thuế; từ 18 mức thuế doanh thu giảm xuống 11 mức, đến khi có thuế VAT thì thuế suất chỉ còn 4 mức. Thuế lợi tức đã được thay bằng thuế thu nhập doanh nghiệp. Do vậy, tính phức tạp, rườm rà của hệ thống thuế được giảm bớt. Chúng ta cũng đã và đang thực hiện chương trình cắt giảm thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) tiến tới tham gia khu vực mậu dịch tự do AFTA, cùng các nước thúc đẩy hoạt động buôn bán.
Song song với những cải cách về thuế nhằm tăng thu cả trước mắt và lâu dài, những biện pháp quản lý ngân sách chặt chẽ đã làm giảm đáng kể tỷ lệ thâm hụt ngân sách so với GDP. Nước ta đã kiên quyết không bù đắp thâm hụt ngân sách bằng phát hành tiền kể từ năm 1992 mà đi vay trung và dài hạn ở trong nước (phát hành trái phiếu, tín phiếu) và vay nước ngoài. Như thế, lãi suất vay không quá cao, lại tránh được việc bơm tiền không cần thiết vào lưu thông. Các cơ quan chuyên trách cấp nhà nước (như kho bạc Nhà nước ra đời năm 1990, có chức năng quản lý ngân sách quốc gia, Tổng cục đầu tư chuyên quản lý hoạt động đầu tư từ Ngân sách) cùng với việc đưa luật Ngân sách nhà nước vào thực hiện từ năm 1997 góp phần đưa thân hụt ngân sách từ 8,8% GDP vào năm 1990 xuống còn 0,5% GDP năm 1998 [59].
c. Chính sách tiền tệ
Từ năm 1991 đến năm 1995, mục tiêu của chính sách tiền tệ là kiềm chế lạm phát và gắn liền với chính sách tín dụng - lãi suất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nếu như năm 1989 Nhà nước bắt đầu thực hiện chính sách lãi suất thực dương nhưng chưa đầy đủ vì lãi suất cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước vẫn thấp hơn lãi suất tiền gửi thì từ năm 1992, biện pháp lãi suất thực dương (lãi suất cho vay > lãi suất tiền gửi > tốc độ lạm phát) đã được áp dụng triệt để nhằm làm giảm cầu tín dụng, đặc biệt là việc các doanh nghiệp nhà nước đi vay tiền rồi cho vay lại để hưởng chênh lệch lãi suất. Nhờ đó, ngân sách nhà nước không phải bù lỗ những khoản tín dụng cấp cho các doanh nghiệp nhà nước, làm giảm áp lực phát hành tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách. Chính sách này buộc các doanh nghiệp khi đi vay phải tính toán sử dụng đồng vốn sao cho có hiệu quả và vì thế mà cung hàng hoá trong xã hội tăng lên, làm dịu mối quan hệ căng thẳng giữa cung và cầu. Các doanh nghiệp nhà nước, các ngân hàng làm ăn có lãi hơn cũng tạo thêm nguồn thu cho ngân sách quốc gia. Lãi suất trong khoảng thời gian này còn được điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với thị trường và tình hình lạm phát. Từ tháng 8/1992 đến tháng 8/1994, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh lãi suất tới 6 lần. Nhà nước đã cố gắng giảm lãi suất cho vay để tránh tình trạng lãi suất quá cao làm chậm quá trình tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn đảm bảo lãi suất thực dương. Một điều đáng nói về chính sách tiền tệ trong giai đoạn này nữa là hệ thống ngân hàng hai cấp đã được hình thành từ năm 1991: Ngân hàng Nhà nước có chức năng quản lý nhà nước về các hoạt động tiền tệ - tín dụng, còn kinh doanh là việc của hệ thống ngân hàng thương mại. Ngân hàng Nhà nước trở nên chủ động hơn trong việc điều hành chính sách tiền tệ sao cho phù hợp với tình hình kinh tế, đặc biệt là đảm bảo kiểm soát được tốc độ lạm phát. Các ngân hàng thương mại có điều kiện chú trọng hơn đến hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng phục vụ khách hàng.
Trong 3 năm 1996, 1997, 1998, chính sách tiền tệ được thắt chặt hơn vì lạm phát cao có nguy cơ xuất hiện trở lại vào năm 1995. Nhìn chung, lãi suất thực và lãi suất cho vay vẫn ở mức cao. Lãi suất danh nghĩa năm 1997 là 13,5%, mà CPI của năm này bằng 3,2% (xem hình 6) nên lãi suất thực là 10,3% hay là cao hơn so với năm 1994 (4,8%) và năm 1995 (7,7%). Do đó, mức tăng trưởng tiền gửi nội tệ cao, chẳng hạn vào tháng 12/1996 so với tháng 12/1995 là 29%, tức là cao hơn mức tăng nhu cầu tiền mặt (18%) [11]. Việc thực hiện chính sách tiền tệ như trên đã làm giảm cung tiền trong nền kinh tế, giúp kiềm chế tỷ lệ lạm phát trong hầu hết các năm của giai đoạn này ở mức một con số.
4. Giai đoạn giảm phát (từ 1999 đến 2002)
Đây là giai đoạn xu hướng lạm phát đổi chiều thành giảm phát. Nếu như tỷ lệ lạm phát năm 1998 còn khá cao 7,9% thì sang các năm sau, con số cứ giảm dần xuống còn 4,1% vào năm 1999; 3,6% vào năm 2000 và 0,8% vào năm 2001 [49][50]. Sang năm 2002, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, chỉ số giá chung cho 10 tháng đầu năm tăng 3,4% so với tháng 12/2001 [45]. Diễn biến lạm phát trong từng năm đều có đặc điểm riêng mà chúng ta sễ lần lượt nghiên cứu sau đây.
4.1. Thực trạng
Từ tháng 3 đến tháng 12/1999, tức là trong 8 tháng liên tục, chỉ số giá cả giảm. Tính riêng từng mặt hàng, có ảnh hưởng quan trọng đến chỉ số giá cả ở Việt Nam thì giá lương thực sụt giảm trong cả năm: chỉ số giá lương thực giảm 7,8% so với tháng 12 năm 1998, thậm chí giảm tới 10,5% ở thời điểm tháng 12/1999. Sự giảm sút giá lương thực là do được mùa lúa (sản lượng lương thực quy thóc đạt mức cao chưa từng có ở nước ta: 33,8 triệu tấn) và giá gạo xuất khẩu giảm 17,8% (so với năm 1998) dưới tác động của xu hướng đi xuống của giá gạo trên thị trường thế giới [56].
Sang năm 2000, chỉ số giá liên tục giảm và tình trạng này kéo dài trong nhiều tháng ở quý II và quý III; một số tháng CPI có nhích lên nhưng không đáng kể. So với tháng 12/1999, chỉ số giá giảm suốt từ tháng 3 cho đến tháng 12 và bình quân cả năm đã giảm 0,6%. Rõ ràng thiểu phát đã xảy ra với tốc độ 0,6% vào năm 2000.Giá hàng lương thực- thực phẩm (đặc biệt là lương thực) vẫn tiếp tục giảm. Trong cả năm này, giá lương thực giảm 9,5%, giá thực phẩm giảm 2,3% so với năm 1999. Tuy các hàng hoá khác đều có giá tăng từ 1% đến 3% nhưng do trọng số của nhóm lương thực - thực phẩm tr