* Lạm phát và thâm hụt tài khóa ở Brazil
Nhìn vào quá khứ có thể thấy Brazil đã phải đối mặt thường xuyên với tình trạng lạm phát cao. Cũng tương tự nguyên nhân của nhiều nước khác, lạm phát của Brazil bắt nguồn từ thâm hụt tài khoá dẫn đến phải in thêm tiền để bù đắp cho bội chi ngân sách. Sau nhiều kế hoạch nhằm ổn định tài chính được bắt đầu thực hiện từ năm 1986 bị thất bại, quốc gia này rơi vào tình trạng lạm phát phi mã vào năm 1989. Mức lạm phát đạt đỉnh là 84%/tháng năm 1990.
186 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2665 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lạm phát ở Việt Nam hiện nay: Nguyên nhân và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mốc đánh dấu sự phục hồi kinh tế của Việt Nam sau tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á (1997). Điều đó thể hiện ở tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, năm 2002 đã đạt gần mức năm 1993 (7% so với mức 8%). Cũng trong năm này, nền kinh tế Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng thiểu phát. Để thoát khỏi tình trạng suy giảm kinh tế, đã có hàng ngàn tỷ đồng được chi ra cho các chương trình kích cầu của Chính phủ. Đồng thời, một khối lượng tiền lớn được bơm ra để kích thích tổng cầu trong nền kinh tế. Tổng phương tiện thanh toán (M2) của nền kinh tế cùng tín dụng cho nền kinh tế đã có sự tăng trưởng cao liên tục từ năm 1999 (Xem bảng 2.7).
Bảng 2.7. Tổng phương tiện thanh toán, tín dụng nền kinh tế và chỉ số lạm phát của Việt Nam từ 1999 - 2009
Năm
M2 (%)
Tín dụng (%)
Lạm phát
GDP
1999
39,28
19,2
0,1
4,74
2000
39,00
36,14
-0,6
6,79
2001
25,53
21,44
0,8
6,84
2002
17,7
-
4,0
7,08
2003
24,94
28,41
3,0
7,34
2004
30,39
41,65
9,5
7,79
2005
23,34
31,1
8,4
8,44
2006
33,59
25,44
6,6
8,23
2007
46,12
53,89
12,63
8,48
2008
20,31
25,43
19,89
7,63
2009
28,25
37,7
6,52
5,32
Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước, NHNN
Tăng tổng phương tiện toán và tín dụng đã làm cho tổng cầu tăng mạnh, giúp nền kinh tế thoát khỏi giảm phát và suy thoái (2002) nhưng cũng tạo áp lực gia tăng lạm phát vào năm 2004 (do tác động của độ trễ chính sách tiền tệ lỏng). Hơn nữa, ngay trong năm 2004, tổng phương tiện thanh toán M2 và tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế cũng tăng cao đột ngột so với năm 2003. Điều đó đã khiến cho lạm phát của Việt Nam tăng vọt lên 9,5% so với mức 3% của năm 2003. Trong những năm tiếp theo, M2 và tín dụng nền kinh tế tăng ở mức thấp hơn, theo đó, tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế cũng dịu đi. Tuy nhiên, tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán M2 và tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế tăng vọt lên 46,12% và 53,89%. Theo đó, tỷ lệ lạm phát năm 2007 cũng tăng vọt lên 12,63%, một con số cao bất ngờ kể từ năm 1992.
Từ năm 1996 đến năm 2007, tổng phương tiện thanh toán tăng thêm bình quân mỗi năm là 26,25, riêng năm 2007, con số này là 46,12%. Trong khi đó, bình quân mỗi năm GDP chỉ tăng lên khoảng 7,2% trong khoảng thời gian từ 1997 đến hết năm 2007. Như vậy, có thể thấy rằng, trong cả một thời kỳ dài, chênh lệch giữa tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tốc độ tăng GDP luôn ở mức trên dưới 20%. Trong đó, tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán luôn ở biên độ cao hơn so với GDP. Do vậy, có thể thấy rằng đã có một lượng rất nhiều tiền được đưa vào lưu thông song lượng hàng hóa dịch vụ được tạo ra không được tăng lên với mức độ tương xứng.
Thống đốc Nguyễn Văn Giàu, khi trả lời phỏng vấn phóng viên báo Vietstock, đầu tết Kỷ Sửu, 23/2/2009, đã cho biết: "Trong giai đoạn 2003 - 2007, ở một số nước, tăng trưởng tín dụng mỗi năm chỉ gấp 0,66 lần so với tăng trưởng GDP. Một số nước như Thái Lan, Singapore chỉ số này là 1- 1 (GDP tăng 7% thì tín dụng tăng 7%). Thế nhưng ở Việt Nam chỉ trong 4 năm (2003 - 2006), chỉ số này là 3,85 lần. Riêng năm 2007, chỉ số này tăng đột biến lên 6,3 lần".
Trong Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XII, ngày 06 tháng 5 năm 2008, khi đề cập tới nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam cuối năm 2007, đầu năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ rõ: "... tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng tăng cao gây áp lực trực tiếp đến lạm phát".
Thật vậy, năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO. Lượng vốn ngoại tệ nước ngoài (cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp) đổ vào Việt Nam khá nhiều. Ước tính đã có khoảng 22 tỷ USD đổ vào Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước đã tung tiền đồng Việt Nam để mua ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối quốc gia. Theo tác giả Hải Lý, (Thời báo Kinh tế Sài gòn, 10/2007), nửa đầu năm 2007, lượng tiền mà Ngân hàng Nhà nước đã tung ra để mua 9 tỷ USD là 145.000 tỷ đồng. Ngân hàng Nhà nước đã hút về 90.000 tỷ đồng. Như vậy, trên thị trường còn lại là 55.000 tỷ đồng. So với tiền mặt có trên thị trường cuối năm 2006, tổng số tiền mặt đã tăng thêm 159.000 tỷ đồng, tăng 34,5% Tienphong.vn, thứ 2, 3/3/2008
. Điều đó gây áp lực gia tăng lạm phát vào cuối năm 2007 đầu năm 2008.
Đồng thời, chính tác động của độ trễ chính sách tiền tệ trong những năm trước và đặc biệt trong năm 2007 đã khiến cho lạm phát cả năm 2008 tăng lên tới 19,89%, cao hơn nhiều so với mức 12,63% của năm 2007, mặc dù tổng phương tiện thanh toán năm 2008 chỉ tăng 20,31% và tín dụng kinh tế tăng trưởng ở mức 25,43% so với năm 2007 sau những biện pháp mạnh tay của Ngân hàng Nhà nước đầu năm 2008 để hút tiền về (đã có khoảng 40.000 - 60.000 tỷ đồng đã được rút ra khỏi lưu thông sau những biện pháp của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện đầu năm 2008).
Năm 2009, tốc độ tăng trưởng của tổng phương tiện thanh toán đạt ở mức cao hơn so với năm 2008 (28,25% so với 20,31%). Tín dụng nền kinh tế tăng trưởng với mức rất cao (37,7%). Song lạm phát năm 2009 đã giảm rất nhiều so với năm 2008 và ở mức 6,52%. Có thể thấy rằng, nguyên nhân của tình hình này là do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam cũng suy giảm theo. Tốc độ tăng M2 và tín dụng nền kinh tế tăng cao như vậy nhưng lạm phát năm 2009 cũng ở mức vừa phải. Tuy nhiên, mặt bằng giá năm 2009 vẫn là rất cao bởi mức giá năm 2008 đã bị đội lên tới gần 20% so với năm 2006. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước nguy cơ lạm phát cao hơn trong năm 2010 do tác động của độ trễ chính sách tiền tệ trong năm 2009.
Ở đây cần phải nói thêm rằng, tình trạng tăng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng cho nền kinh tế không chỉ do Ngân hàng Nhà nước bơm tiền ra mà còn do khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại tăng lên. Điều đó thể hiện ở một số điểm dưới đây.
Một là, hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng. Năm 2003, số các ngân hàng thương mại tại Việt Nam là 74 ngân hàng. Con số này đã tăng vọt lên 93 ngân hàng vào năm 2008.
Các ngân hàng thương mại đẩy mạnh mở rộng mạng lưới các chi nhánh của mình. Tốc độ phát triển của nhiều ngân hàng rất nhanh. (xem biểu đồ 2.6).
Hai là, hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại cũng tăng trưởng mạnh mẽ, tập trung vào hai mảng truyền thống là huy động và cho vay. Tốc độ tăng huy động vốn bình quân năm giai đoạn 2002 - 2008 là 27,5% (tính theo CAGR), trong đó tăng mạnh nhất ở mức 50% vào năm 2007 cho sự phát triển mạnh của thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán. Tác động tăng nhanh còn do sự mở rộng hoạt động của các ngân hàng thương mại nhỏ hơn. Tốc độ này đã chậm lại trong năm 2008. Vào cuối năm 2008, tổng tiền gửi tăng 20%, chỉ bằng 50% so với tốc độ tăng của năm trước, đạt 1.380.000 tỷ VND (khoảng 81 tỷ USD).
Biểu đồ 2.6: Số lượng chi nhánh của một số ngân hàng năm 2007
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước năm 2008
Tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức rất cao, đạt trung bình 26,5%/ năm trong giai đoạn 2002 - 2008 đạt mức kỷ lục 53,89% vào năm 2007.
Chính tăng trưởng huy động và tín dụng của các ngân hàng thương mại với tốc độ cao là một nguyên nhân khiến mức cung tiền tăng trong khoảng thời gian từ 2004 đến nửa đầu năm 2008, như đã phân tích ở trên.
Một lý do khác nữa khiến mức cung tiền cho nền kinh tế tăng nhanh là do tốc độ quay vòng tiền tệ tăng do yếu tố công nghệ, do các hoạt động kinh doanh chứng khoán, kinh doanh vàng và tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế.
Đáp ứng yêu cầu kinh doanh ngày càng mở rộng, hệ thống các ngân hàng thương mại luôn đẩy mạnh hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Theo đó tốc độ thanh toán qua ngân hàng nhanh hơn và vòng quay tiền tệ cũng tăng lên. Việc đưa vào sử dụng hệ thống các thẻ tín dụng rút tiền tự động Việt Nam cũng góp phần làm cho vòng quay tiền tệ tăng nhanh.
Hoạt động kinh doanh lướt sóng chứng khoán, kinh doanh trên các sàn vàng và tình trạng đô là hoá trong nền kinh tế cũng làm cho tốc độ quay vòng tiền tệ tăng lên, làm cho mức cung tiền tăng, gây nên lạm phát ở Việt Nam trong thời gian vừa qua, đặc biệt từ cuối 2006 đến 2008.
Một số yếu tố tiền tệ nữa có thể gây nên lạm phát ở Việt Nam đó là tỷ giá đồng Việt Nam và các ngoại tệ khác.
Về tỷ giá, theo đánh giá của nhóm nghiên cứu Trường Harvard Kennedy và chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright trong bản thảo luận chính sách số 4, tỷ giá hiệu dụng thực (REER) - là tỷ giá của VND so với tiền của các đối tác thương mại chủ yếu sau khi điều chỉnh lạm phát, từ tháng 1/2000 đến tháng 9/2008 đã giảm trong giai đoạn 2000 - 2003, nhưng sau đó tăng gần như liên tục (trừ một giai đoạn giảm giá ngắn trong nửa đầu 2006) khi lạm phát trong nước bắt đầu tăng nhanh. Kết quả là tỷ giá thực của VND vào tháng 9/2008 đã cao hơn 20% so với mức của tháng 1/2000 và cao hơn mức của tháng 1/2004 tới 33%.
Tỷ giá thực tăng từ một nguyên nhân khiến nhập khẩu của Việt Nam tăng nhanh và gây nên tình trạng nhập siêu cao trong nhiều năm. Trong bối cảnh giá thế giới tăng liên tục từ năm 2003, nhập siêu tăng cũng có nghĩa "nhập khẩu cả lạm phát của thế giới", kéo giá trong nước tăng như đã nêu trên. Những phân tích này cho thấy, tỷ giá thực tăng là một yếu tố gián tiếp làm gia tăng lạm phát thông qua gây ra nhập siêu liên tục ở Việt Nam.
Như vậy có thể thấy rằng, yếu tố tiền tệ được coi là nguyên nhân chủ yếu gây ra lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua.
2.2.5. Nguyên nhân gây ra lạm phát do mất cân đối ở một số lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế
2.2.5.1. Nguyên nhân gây ra lạm phát của Việt Nam do mất cân đối tổng cung - tổng cầu trong trung và dài hạn.
Tổng cầu trong trung và dài hạn của Việt Nam từ những năm đổi mới đến nay và đặc biệt từ năm 2004 đến nay tăng với tốc độ rất nhanh như đã phân tích ở 2.2.2, nhưng năng lực sản xuất (tổng cung) của nền kinh tế tăng với tốc độ chậm hơn đáng kể so với tốc độ tăng của tổng cầu. Đây là một trong những nhân tố cơ bản đẩy mức gía chung tăng cao. Có thể kể đến những nguyên nhân sau đây đã dẫn đến thực trang đó:
Trước hết, là do hiệu quả sản xuất thấp và có xu hướng giảm
- Hiệu quả đầu tư thấp và ngày càng có xu hướng giảm sút. Thể hiện hệ số ICOR của nền kinh tế ngày càng cao: Giai đoạn từ 2001 - 2005 là 5,21 lần, 2006 - 2008 tăng lên 5,96 lần.Năm 2009, tổng mức đầu tư toàn xã hội là 42,2% trong khi tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 6,32% chỉ số ICOR trên 8, cao hơn đáng kể so với những năm trước
Điểm cần phải quan tâm nhất ở đây là do hiệu quả đầu tư từ ngân sách nhà nước thấp làm cho năng lực sản xuất và sản lượng không tăng lên tương xứng với mức vốn đầu tư . Hiệu quả của nền kinh tế thấp do lãng phí xẩy ra phổ biến trong các dự án đầu tư công. Theo báo cáo của cơ quan cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế của Bộ Công an từ 2005 – 2007 phát hiện 149 vụ cố ý làm trái, tham nhũng, làm thất thoát 671 tỷ đồng VietNamNet 26/8/2008
. Sự lãng phí không chỉ thể hiện ở thất thoát vốn lớn mà còn cả do đầu tư quá dàn trải, thời hạn thi công phải kéo dài. Dẫn đến các công trình quan trọng của nền kinh tế chậm được đưa vào vận hành. Theo lời TS. Nguyễn Đức Kiên, ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội, thì hiện tượng kéo dài các dự án đầu tư từ ngân sách là do đầu tư quá dàn trải nên khi thực hiện, ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng 50 – 60%. Vì vậy thời gian dự án bị kéo dài gấp đôi là chuyện bình thường VietNamNet 6/11/2008
. Sự lãng phí của vốn đầu tư từ ngân sách là nguyên nhân chính dẫn đến hệ số ICOR của khu vực kinh tế nhà nước rất cao. Năm 2007, ICOR của khu vực này là 8,28 lần, của khu vực ngoài nhà nước 3,74 lần của khu vực FDI 5,0 lần. Trong khi ở Việt Nam, đầu tư của khu vực nhà nước chiếm một tỷ trọng rất lớn (trên 50% tổng đầu tư xã hội) do đó tất yếu làm cho hệ số ICOR của toàn bộ nền kinh tế rất cao, cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu khu vực. Bình quân thời kỳ 1991- 2008, ICOR của nước ta cao hơn 1,9 lần so với Đài Loan và gấp 1,7 lần so với Hàn Quốc thời kỳ 1961- 1980, gấp 1,4 lần Inđônêxia thời kỳ 1981- 1985 và gấp 1,3 lần của Trung Quốc thời kỳ 2001- 2006. VietNamNet 26/8/2008
Hệ số ICOR cao là thước đo mức tăng trưởng thấp so với mức vốn đầu tư là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra lạm phát cao.
- Năng suất lao động tuy có tăng lên nhưng ở mức rất thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.
Năm 2005 năng suất lao động của Việt Nam đạt 1237 USD trong khi của Trung Quốc là 2272 USD, Thái Lan 4305 USD, Malaixia 11.300 USD( Tăng Văn Khiêm, Tạp chí Cộng sản số 18 (198) năm2008
). Năm 2007 năng suất lao động của Việt Nam đạt xấp xỉ 160 USD, năm 2008 đạt 1700 USD trong khi con số này của Malaixia trên 14.000 USD.
Năng suất lao động thấp chủ yếu là do chất lượng nguồn lực lao động thấp và chậm được nâng lên. Tuy tỷ lệ lao động được đào tạo được tăng liên tục (năm1996 mới có 12,31% lao động được đào tạo ở Việt Nam, năm 2005 con số này đạt 24,0% và năm 2008 là 31%) nhưng hầu hết trình đô, tay nghề của lao động thấp hoặc là ngành được đào tạo không phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động.
- Đóng góp của năng suất tổng hợp các nhân tố (TFP) vào tăng trưởng kinh tế rất thấp. Nếu tính chung cả đóng góp của khoa học và công nghệ thì hệ số TFP của nền kinh tế đạt khoảng 22,5% còn nếu tính riêng đóng góp của công nghệ thì chỉ đạt 14,8% vào tốc độ tăng trưởng GDP.
Hệ số TFP thấp do trình độ công nghệ của Việt Nam rất lạc hậu và tốc độ đổi mới rất thấp.
Bảng 2.8. Trình độ công nghệ của Việt Nam và một số nước
trong khu vực năm 2005. Đơn vị: %
Tiêu chuẩn
công nghệ
Việt Nam
Philippin
Thái Lan
Inđônêxia
Malaixia
Singapore
Nhóm công nghệ cao
20,6
29,1
29,7
30,8
51,1
73,0
Nhóm công nghệ trung bình
20,7
25,5
22,6
26,5
54,6
16,5
Nhóm công nghệ thấp
58,7
45,5
47,5
42,2
24,3
10,5
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy, trình độ công nghệ cao ở Việt Nam chỉ mới chiếm tỷ trọng 20,6%, hầu hết các doanh nghiệp vẫn sản xuất với công nghệ có trình độ trung bình và thấp. Điều đáng nói hơn, đó là tốc độ mới công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam chỉ đạt khoảng 5-10%, trong khi của các nước trong khu vực từ 10-20%. Do đó, chênh lệch trình độ công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp các nước khác ngày càng tăng.
Thứ hai là, do cơ cấu kinh tế chậm chuyển dịch theo hướng hợp lý và có hiệu quả.
Cơ cấu kinh tế ngành, lĩnh vực của Việt Nam hiện nay vẫn ở tình trạng lạc hậu. Do đó, năng lực sản xuất của nền kinh tế tăng chậm làm cho tốc độ tăng của tổng cung (sản lượng) không tương xứng với tốc tăng của các nguồn lực phát triển.
Biểu đồ 2.7.
So sánh cơ cấu kinh tế của Việt Nam đối với khu vực và thế giới trong bảng trên cho thấy, năm 2005 là năm nền kinh tế Việt Nam chưa chịu tác động của những biến đổi xấu do của khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2008 thì cơ cấu kinh tế của nước ta vẫn lạc hậu xa so với các nước. Sự tụt hậu trong cơ cấu ngành lĩnh vực của Việt Nam thể hiện rõ nét ở 2 khía cạnh: Một là, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP còn rất lớn, chiếm tới trên 20% GDP trong khi mức của thế giới là 3,17% GDP của khối có thu nhập thấp và trung bình 13,55% GDP, Trung quốc 12,55% GDP và Thái Lan 10,17% GDP. Như vậy, so với Thái Lan là nước có lĩnh vực nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế, khả năng xuất khẩu gạo của nước này gần gấp 2 lần Việt Nam thì tỷ trọng nông nghiệp của họ cũng chỉ xấp xỉ bằng 1/2 so với nước ta; Hai là, tỷ trọng của dịch vụ/GDP quá nhỏ và hầu như không thay đổi trong GDP ở Việt Nam suốt 10 năm gần đây. Tỷ trọng dịch vụ của Việt Nam trong GDP nằm ở mức 38% trong khi của thế giới 68%, các nước có thu nhập thấp và trung bình 45,87 và của Thái Lan là 45,78%.
Biểu đồ 2.8
Bảng 2.9. Cơ cấu kinh tế của Việt Nam từ 1990 – 2009
Năm
1990
1995
1997
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
GDP
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
N-L-TS
37,74
27,18
25,77
24,53
23,24
23,03
22,54
21,8
20,9
20,4
20,23
21,99
20,66
CN và XD
23,63
28,76
32,08
36,73
38,13
38,49
39,47
40,2
41,2
41,56
41,61
39,91
40,24
Dịch vụ
38,59
44,06
42,15
36,63
38,63
38,48
37,99
38,2
38,1
38,1
38,14
38,10
39,10
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Với cơ cấu kinh tế như trên, thì sản lượng (tổng cung) của nền kinh tế không thể tăng lên tương xứng với mức sử dụng các nguồn lực của đất nước và được thể hiện rõ nhất ở hệ số gia tăng vốn – sản lượng đầu ra như đã phân tích ở trên.
Mặt khác, cơ cấu kinh tế của nước ta chưa tạo ra được mối liên kết thúc đẩy lẫn nhau giữa các ngành, lĩnh vực mà trái lại còn gây ra những lực cản đối với mỗi ngành làm cho hiệu quả, năng suất và sức cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế đều ở mức độ thấp đáng kể so với khu vực và thế giới. Hiệu quả, năng suất thấp dẫn đến chi phí cao làm cho mặt bằng giá cả tăng cao. Ví dụ, trong giá thành 1 tấn đường của Việt Nam, chi phí của công nghiệp là 220USD trong khi chỉ tiêu này của Ấn Độ là 118 USD, của Thái Lan 72 USD, dịch vụ vận tải của Việt Nam cũng cao hơn nhiều so với nhiều nước trong khu vực, do đó hàng hóa đến người tiêu dùng phải chịu phải chịu một mức giá rất cao.
Bên cạnh đó, với vai trò là khu vực động lực của nền kinh tế, cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp tồn tại rất nhiều, hạn chế, không những không tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu quả của sản xuất nông nghiệp và dịch vụ mà còn làm tăng chi phí sản xuất công nghiệp và của các lĩnh vực này, làm gia tăng mặt bằng giá cả của nền kinh tế. Có thể kể đến những hạn chế sau đây trong cơ cấu công nghiệp của Việt Nam hiện nay:
Ở nước ta cho đến nay vẫn thiếu vắng các ngành công nghiệp trung gian, đặc biệt là các ngành công nghiệp phụ trợ, nên hầu hết các ngành công nghiệp của Việt Nam đều phải nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào, vừa làm tăng chi phí sản xuất vừa gây mất ổn định sản xuất do phụ thuộc quá lớn vào biến động giá cả trên thị trường thế giới. Thực trạng nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành thay thế nhập khẩu mà sản phẩm của nó chiếm một tỷ trọng đáng kể trong rổ hàng hóa để tính chỉ số CPI của Việt Nam như xi măng thì thiếu clinker, ngành giấy thiếu bột, thép cán thiếu phôi… đã tồn tại trong nhiều năm nay.
Xét về quy mô, cơ cấu quy mô ngành công nghiệp quá nhỏ dẫn đến chi phí sản xuất cao, vừa trực tiếp làm tăng giá cả sản phẩm công nghiệp vừa làm tăng chi phí của nông nghiệp và dịch vụ. Chẳng hạn, các mặt hàng phân bón, thép, đường, xi măng có giá thành cao hơn các nước trong khu vực từ 20 – 40%. Trong khi đó, đây là những đầu vào hết sức quan trọng của sản xuất nông nghiệp, nên đã góp phần không nhỏ làm tăng chi phí của sản xuất nông nghiệp. Quy mô công nghiệp quá nhỏ cũng làm tăng chi phí vận tải, cảng biển… cũng trực tiếp làm tăng chip dịch vụ.
Cơ cấu trình độ công nghệ của các ngành công nghiệp lạc hậu vừa làm cho năng lực sản xuất của công nghiệp chậm được tăng lên, vừa tác động tiêu cực đến hiệu quả và sức cạnh tranh của chính ngành công nghiệp và cả của ngành nông nghiệp và dịch vụ. Một điều đáng nói là, trong khi hệ số ICOR của công nghiệp tăng lên liên tục theo thời gian năm 2000: 3,73 lần năm 2007: 5,12 nhưng trình độ công nghệ của công nghiệp hầu như không thay đổi. Điều đó cho thấy năng lực sản xuất của công nghiệp theo chiều sâu không hề tăng lên trong khi chi phí đầu tư ngày càng cao. Trình độ công nghệ của công nghiệp thấp làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Hiện nay tỷ lệ chế biến của các sản phẩm nông nghiệp rất thấp, đặc biệt là các sản phẩm có trình độ chế biến sẵn hầu như không đáng kể. Sản xuất nông nghiệp vì thế thiếu ổn định, người nông dân không thể kiên định chuyển hẳn sang sản xuất hàng hóa lớn để giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất.
Mặt khác, nhu cầu đổi mới công nghệ không cao và không thường xuyên, các dịch vụ có giá trị gia tăng cao như tư vấn chuyển giao công nghệ, thông tin công nghệ, bảo hiểm… cũng không thể có điều kiện để phát triển ổn định. Do dịch vụ khan hiếm nên giá cả thường cao và các doanh nghiệp gặp khó khăn khi tìm kiếm những dịch vụ này.
Xét về cơ cấu thành phần, trong sản xuất công nghiệp, khu vực công nghiệp tư nhân còn chiếm tỷ trọng nhỏ, trong khi đó khu vực này nhiều năm qua hoạt động có hiệu quả là khu vực có khả năng giảm chi phí sản xuất và giảm mặt bằng giá cả của nhiều mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong rổ hàng hóa để tính CPI ở Việt Nam. Do đó, khu vực kinh tế tư nhân chưa có đóng góp tương xứng với tiềm năng của nó đối với công cuộc chống lạm phát của nền kinh tế.
Thứ ba, là do kết cấu hạ tầng kỹ thuật yếu kém.
Có thể nói đây là một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở đến nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế. Các tổ chức và cá nhân nghiên cứu kinh tế trong và ngoài nước xem là một trong ba "thắt nút chai" đối với nền kinh tế. Thể hiện rõ nhất là tình trạng thiếu điện xẩy ra phổ biến ở khắp mọi nơi, ách tắc giao thông xẩy ra thường xuyên ở các vùng kinh tế trọng điểm. Cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có các cảng biển nước sâu đáp yêu cầu vào, ra của các tàu có trọng tải lớn. Điều đó trực tiếp làm tăng chi phí vận tải, chi phí thời gian và cản trở đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
2.2.5.2. Nguyên nhân gây ra lạm phát do mất cân đối trong thu chi ngân sách và hiêu quả đầu từ ngân sách thấp
Trước hết, mức bội chi ngân sách được tích lũy (lũy kế) trong nhiều năm đã tác động trực tiếp làm tăng tổng đầu tư xã hội, tổng phương tiện thanh toán và tín dụng ở Việt Nam, gây ra lạm phát cầu kéo.
Tuy mức thâm hụt ngân sách trong mỗi năm vẫn được duy trì ở mức cho phép 5% (trừ năm 2009), nhưng tỷ lệ bội chi cộng dồn từ năm 2002 đến 2009 đạt con số rất cao và chiếm 32,90% GDP.
Bảng 2.10. Bội chi ngân sách và lạm phát từ 2002 – 2009 Nguyễn Hång Th¾ng(2008), Chèng l¹m ph¸t tõ chÝnh s¸ch tµi kho¸, T¹p chÝ ph¸t triÓn kinh tÕ th¸ng 9 n¨m 2008 , sè liÖu 2008 vµ 2009 t¸c gi¶ tÝnh to¸n theo sè liÖu Tæng Côc thèng kª
Năm
Năm 2001 (%)
Năm 2002 (%)
Năm 2003 (%)
Năm 2004 (%)
Năm 2005 (%)
Năm 2006 (%)
Năm 2007 (%)
Năm 2008 (%)
Năm 2009 (%)
Tỷ lệ bội chi cộng dồn so với GDP
4,7
8,73
10,92
13,66
16,54
19,26
21,40
26,10
32,90
Tỷ lệ lạm phát
0,8
4,0
3,0
9,5
8,40
6,60
12,63
19,89
6,52
Nguồn: Tổng cục Thống Kê
Số liệu thống kê trên cho thấy, mức mức bội ngân sách của Việt Nam tăng lên đáng kể từ năm 2004 đến nay và rõ ràng có mối tương quan giữa mức bội chi ngân sách lũy kế và tỷ lệ lạm phát Việt Nam. Trừ năm 2009, năm 2007, 2008 mức bội chi lũy kế cao nhất thì tỷ lệ lạm phát cũng có con số cao nhất so với những năm trước đó .
Thứ hai, do hiệu quả đầu tư từ ngân sách nhà nước thấp như đã phân tích ở tiểu mục 2.2.5.1. đã làm tăng thêm mất cân đối trong quan hệ tổng cung - tổng cầu trong trung và dài hạn.
Thứ ba, thâm hụt ngân sách đồng thời với thâm hụt trong cán cân thương mại lớn đã tồn tại trong nền kinh tế Việt Nam trong nhiều năm (xem bảng 2.9 và 2.11) vừa làm mất giá VNĐ vừa kích thích lạm phát kỳ vọng trong dân chúng.
Nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng thâm hụt ngân sách và hiệu quả đầu tư thấp trong những năm gần đây.
- Do chất lượng quản lý các dự án đầu tư công và của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thấp dẫn đến hiêu quả đầu tư thấp đã tồn tai trong nhiều năm quan. Thiếu cơ sở khách quan trong cơ chế đánh giá và thẩm định các dự án đầu tư công dẫn đến đầu tư tràn lan ở các địa phương.
Hiện nay ở Việt Nam chưa có một tiêu chí, cơ chế đánh giá và thẩm định các dự án đầu tư công một cách khách quan. Vì vậy, hoạt động này nhiều khi chỉ mang tính hình thức, tạo nhiều kẽ hở cho các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng lợi dụng chức quyền trong việc ra quyết định và phê duyệt các dự án đầu tư công. Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, các nhà kinh tế quốc tế thì Việt Nam là một trong những nước có phân cấp, phân quyền cho các địa phương với tốc độ rất nhanh. Trong khi đó năng lực của đội ngũ cán bộ ở của các cơ quan quản lý nhà nước ở các địa phương không được tăng lên tương ứng, dẫn đến chất lượng quy hoạch rất thấp. Thêm vào đó, là các lợi ích cục bộ địa phương và của các nhóm lợi ích đã thôi thúc các địa phương tìm mọi cách tăng các dự án đầu tư, làm cho tình trạng quy hoạch tràn lan đã xẩy ra ở Việt Nam trong những năm qua. Đây cũng chính là xuất phát điểm dẫn đến vay nợ của các địa phương tăng cao như đã phân tích ở trên.
Bên cạnh đó, ở nước ta vẫn còn thiếu một quy trình giám sát chặt chẽ từ tiến độ giải ngân, thi công cho đến việc đưa công trình đầu tư công vào khai thác và sử dụng vừa gây thất thoát một lượng vốn đầu tư không nhỏ và vừa làm cho năng lực sản xuất của nền kinh tế không tăng tăng lên kịp với thời gian.
- Do quy mô chi ngân sách của Việt Nam quá lớn so với quy mô của GDP
Quy mô chi ngân sách của Việt Nam so với GDP là quá cao khi so sánh với các nước trong khu vực. Thực trạng đó không chỉ với các nước có nền kinh tế thị trường từ lâu đời như Thái Lan, Singapore, Hồng Công mà ngay cả so với Trung Quốc là nước có mô hình chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường như Việt Nam thì tỉ lệ đó cũng cao hơn đáng kể.
Bảng 2.11. So sánh quy mô chi ngân sách của Việt Nam
và các nước trong khu vực (%GDP)
1990
1995
2000
2006
2007
2008
Trung Quốc
18,5
12,2
16,3
19,2
19,3
20,8
Hồng Công
14,3
16,4
17,7
15,5
14,5
18,9
Hàn Quốc
15,5
15,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tong quan 3.doc
- bia de tai.doc