Người Việt di cư vào đây cũng mang theo cách làm nhà ở như tại những vùng quê cũ của họ nhưng đã có sự biến đổi để thích nghi với môi trường mới. Họ phải chọn một kiểu dáng, nột giải pháp khả thi trong kết cấu bộ khung nhà làm nơi trú ngụ, thuận lợi sinh hoạt trong việc nông tang hàng ngày mà khung nhà phải đề cao các công năng như: chống mưa to, bão lớn, lũ lụt.[22.377].
Vật liệu cổ truyền để xây dựng nhà cửa ở đây là tre, gỗ vì vậy qua thời gian, ảnh hưởng của khí hậu, môi trường, chiến tranh, mối mọt. mà đa số đã bị hư hỏng. Theo khảo sát về nhà dân dụng cổ truyền ở huyện Duy Xuyên của Viện nghiên cứu Kiến trúc thì ở Mã Châu còn lại một căn nhà có niên đại từ thế kỷ XVIII [41]. Ở Mã Châu cũng có nhiều ngôi nhà khung gỗ, tre mới được dựng trong vài chục năm gần đây. Những ngôi nhà này về cơ bản vẫn bảo lưu những kỹ thuật và mang hình ảnh của những ngôi nhà cổ truyền ngày trước.
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2158 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Làng dệt Mã Châu - Xưa và nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát triển nghề nuôi tằm, ươm tơ. Nay làng chuyển sang chuyên làm nghề dệt vải thì thì những bãi bồi đó người ta chuyên trồng ngô, đậu với những loại giống cho năng suất và sản lượng cao như: giống ngô Bioxit 8,9; ngô VN 10; đậu Côve... Tuy nhiên việc trồng hoa màu ở các bãi bồi ven sông phải phụ thuộc vào thời tiết vì hệ thống thuỷ lợi hiện nay mới chỉ đủ cung cấp nước tưới cho các thửa ruộng và một phần cho các đồng màu.
Phân bón dùng trong nông nghiệp, trước đây người ta bón ruộng bằng phân chuồng, phân xanh và sau là những loại phân "công nghiệp" như: đạm, lân, kali... Ở đây người ta không dùng phân Bắc để bón ruộng như ở đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Điều này có lẽ liên quan đến vấn đề tâm linh, tín ngưỡng của những người dân từ thời mới đi khai hoang lập nghiệp.
Về chăn nuôi, ở đây gà vịt được nuôi nhiều. Trâu được nuôi chủ yếu để lấy sức kéo. Hiện nay người dân sử dụng máy cày, việc nuôi trâu vì thế cũng dần dần ít hơn. Bò được nuôi để lấy thịt và trong những năm gần đây đang có xu hướng phát triển ở các hộ nông dân.
Thủ công nghiệp, trước đây vùng Duy Xuyên có nghề trồng dâu nuôi tằm và trồng mía đường nổi tiếng. Từ Gò Nổi đến tận Hà Mật, Thi Lai có nhiều chợ búa và thị trấn nhỏ, hàng tơ lụa, tuýt xo đến những chợ vải, chợ hàng, lò đường san sát. Đời sống của người dân ở đây do vậy cũng tương đối sung túc. Khắp vùng Điện Bàn, Duy Xuyên trước kia khắp nơi chỉ thấy cây lúa, cây dâu. Vào thập niên 40, ông Võ Diễn ở Duy Xuyên chế tạo được khung cửi khổ rộng, tạo nên sản phẩm vải đẹp với những hoa văn mới lạ và năng suất cao hơn trước kia. Thực ra từ những năm 70 của thế kỷ XIX, tơ lụa Quảng Nam đã được Nguyễn Thành Ý mang sang Pháp dự đấu xảo, mà kỹ thuật dệt từ thời đó đến nay đã có sự khác nhau xa. Ngược lại, nghề đường mía, do thiếu một bộ óc tiên phong như Võ Diễn để làm đường cát trắng mịn hơn nên nghề mía đường ở đây đã dần dần tàn lụi [22.281].
Cơ cấu bữa ăn của cư dân Mã Châu cũng giống như cơ cấu bữa ăn của người Việt là: Cơm - Rau - Cá. Khác với miền Bắc, ở Mã Châu và miền Trung nói chung, món rau không luộc lấy nước mà họ chế biến theo nhiều cách khác nhau như xào, nấu... và nếu có luộc rau thì họ cũng không ăn nước luộc. Nếu như ở miền Bắc, rau muống là loại rau phổ biến thì rau lang là loại rau thường dùng của người dân vùng này và ngoài rau lang còn có các loại rau diếp cá, khổ qua (mướp đắng)... Có sự khác biệt này là do rau muống là loại cây ưa nước, thích hợp với khí hậu đất đai ở vùng châu thổ Bắc Bộ; còn ở miền Trung khí hậu khô nóng, lại có nhiều diện tích đất bãi bồi pha nhiều cát sông, cát biển thuận lợi cho sự phát triển của cây khoai lang.
Cây khoai lang ở đây một năm được trồng lại hai lần theo mùa vụ. Vào mùa mưa, bắt đầu từ tháng 9, người ta làm đất thành luống trồng khoai để tạo những rãnh thoát nước, chống ngập úng. Khoảng đầu tháng 3, người ta dỡ khoai ở luống và san bằng đất trồng vụ khoai thứ hai để chống mất nước trong mùa khô.
Người Việt khi tới đây đã tiếp nhận cái nhìn hướng biển cùng những yếu tố biển trong nền văn hoá của người Chăm nên trên bàn ăn của họ thường có những món ăn chế biến từ hải sản như: tôm, cua, cá... và đặc biệt là món mắm.
"Mắm có tảng nền là thuỷ sản, để nguyên con hay giã nhỏ, muối mặn (salé) và để một quá trình lên men (fermenté) bằng gạo thính có khi cho thêm ít rượu - để "thơm" và thúc đẩy quá trình lên men, rồi khi ăn chắt thành nước (nước mắm cá, nước mắm cáy, nước mắm sò), hay ăn nguyên con (mắm cá cơm) hay đánh nhuyễn thịt (mắm tôm - tép - moi - mắm cá thu). Mắm và nước mắm... chỉ phát triển ở miền ven biển mà chủ yếu là ở miền Trung - Nam, thuỷ sản nước ngọt không nhiều nhưng hải sản vô cùng phong phú. Vậy cái nôi của mắm là miền Trung - Nam nhưng thịnh nhất là miền Trung - xứ sở của người Chăm cổ và ngôn ngữ melayu"[36.416].
Vùng Mã Châu trước đây có trồng mía đường, sản phẩm làm ra là đường mật rỉ, đường muống. Ngoài ra đường còn được chế biến làm các món ăn như: Đường non kẹp bánh tráng nướng, rải thêm ít hột đậu phộng rang hoặc khoai lang tươi xắt lát, sâu lại đem nhúng vào nồi đường non nóng chín ăn vừa ngọt, vừa bùi lại rất thơm ngon.
Sông ngòi ở đây "cá trôi (Hoàn ngư) sống ở các khe, hàng năm nước lũ mùa Thu; nước xuống đến đâu cá theo đến đấy, người ta chài lưới được hàng ngàn... Cá gáy (Lý ngư), sông ngòi các nơi đều có; nước lũ mùa Thu, người ta chài lưới được nhiều"[19.399]. Sông ngòi lắm cá, nên ở Mã Châu có nhiều hộ gia đình làm nghề đánh cá, đặc biệt ở làng có họ Trần Văn ở bến đò Tơ nhiều đời sống bằng nghề này. Vì vậy mà ông Hiền Tâm đã có bài thơ nói về ngư nghiệp:
Sông dài
Sông rộng
Sông sâu
Cha chài
Chú rỡ
Chị nhủi
Em câu.
Người Việt di cư vào đây cũng mang theo cách làm nhà ở như tại những vùng quê cũ của họ nhưng đã có sự biến đổi để thích nghi với môi trường mới. Họ phải chọn một kiểu dáng, nột giải pháp khả thi trong kết cấu bộ khung nhà làm nơi trú ngụ, thuận lợi sinh hoạt trong việc nông tang hàng ngày mà khung nhà phải đề cao các công năng như: chống mưa to, bão lớn, lũ lụt...[22.377].
Vật liệu cổ truyền để xây dựng nhà cửa ở đây là tre, gỗ vì vậy qua thời gian, ảnh hưởng của khí hậu, môi trường, chiến tranh, mối mọt... mà đa số đã bị hư hỏng. Theo khảo sát về nhà dân dụng cổ truyền ở huyện Duy Xuyên của Viện nghiên cứu Kiến trúc thì ở Mã Châu còn lại một căn nhà có niên đại từ thế kỷ XVIII [41]. Ở Mã Châu cũng có nhiều ngôi nhà khung gỗ, tre mới được dựng trong vài chục năm gần đây. Những ngôi nhà này về cơ bản vẫn bảo lưu những kỹ thuật và mang hình ảnh của những ngôi nhà cổ truyền ngày trước.
Đa số các ngôi nhà này đều có mặt bằng sinh hoạt giống nhau. Ngôi nhà thường làm ba gian hai trái hoặc ba gian chính và hai gian hồi. Gian giữa dùng để thờ cúng (phần trong) và để tiếp khách (phần ngoài), hai gian bên để nghỉ ngơi hoặc dùng để học tập, làm việc. Hai gian đầu hồi dùng để chứa đồ (lúa gạo và những đồ dùng gia đình). Nhà bếp và công trình phụ làm bên cạnh, vuông góc với nhà chính và cách nhau vách ngăn, thường được gọi là nhà ngang [22.377-378]. Khuôn viên nhà được đặt trong một không gian rộng, phía mặt tiền ngôi nhà là một khoảnh sân, ba phía còn lại là vườn, bao quanh là một hàng rào sơ sài bằng một hàng cây hay chỉ dấp một vài cành tre. Nhà xí thường được đặt riêng ở một góc vườn, cách khá xa nhà ở và nhà bếp. Những nhà làm nghề nông thì đằng sau bếp có làm một "khu chăn nuôi" gồm chuồng trâu, chuồng bò, chuồng lợn, gà... Còn với những nhà làm nghề dệt thì thường làm một căn nhà ngang rộng rãi hoặc là làm một xưởng riêng ở cạnh nhà để đặt khung dệt.
Cổng vào nhà thường được đặt lệch với cửa nhà. Người xưa thường tránh không bao giờ làm cổng ngõ lại để con đường soi thẳng vào nhà. Nếu vị trí ngôi nhà bắt buộc phải trông thẳng ra con đường, chủ nhà sẽ dùng bình phong để ngăn những con mắt tò mò không thể nhìn thẳng vào căn nhà được. Bình phong là đồ vật để che gió, nhưng ở đây được sử dụng để ngăn cách nhà với bên ngoài [31.106].
Hiện nay đời sống của cư dân Mã Châu khá hơn, nhà ở thường làm nhà xây lợp ngói hoặc nhà mái bằng được xây dựng theo nhiều kiểu thức kiến trúc khác nhau, tuy nhiên cách sử dụng nhìn chung là ít thay đổi. Với nhà một tầng, gian giữa vẫn để bàn thờ tổ tiên và tiếp khách. Với nhà hai, ba tầng thì bàn thờ được đặt trên gác và có riêng một gian ngoài để tiếp khách, có buồng riêng để sinh hoạt. Nhà ngang ở bên dưới được xây dựng làm bếp hoặc xưởng dệt. Công trình phụ được quy hoạch, hố xí tự hoại được làm ngay ở sau bếp.
Nhà cửa ở đây được xây dựng với quy mô vừa phải, không gian sinh hoạt trong nhà đủ dùng chứ không làm nhiều gian rồi bỏ không (tâm lý đói không gian) như ở các làng xã ở đồng bằng châu thổ Bắc Bộ.
Mã Châu nằm trong vùng đất phù sa mới được bồi đắp của hai con sông Thu Bồn và Bà Rén, địa hình khá lầy lội nhiều sông hồ nên "đi ghe thuyền tiện hơn đi chân"[8], giao thông đường thuỷ phát triển với hệ thống ghe bàu đi sông, đi biển "HÖ ghe bµu lµ mét ®Æc trng v¨n ho¸ cña xø Qu¶ng. Tõ B¾c ®Ìo H¶i V©n trë ra B¾c kh«ng cã ghe bµu ®i biÓn mµ chØ cã thuyÒn cËn duyªn thon dµi (trõ SÇm S¬n cã hÖ thèng m¶ng ®Æc trng). Tõ nguån gèc tªn gäi (bµu - Prau perahu), cã thÓ dÔ dµng thÊy ghe bÇu cã nguån gèc Ch¨m.Melayu" [22.36].
, mà hiện nay vẫn có thể thấy ở ven sông Thu Bồn.
Thương nghiệp ở đây rất phát triển do đường sông thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán với Chiêm cảng Hội An và cử Hàn (Touran - Đà Nẵng). Đồng thời Mã Châu nằm trong vùng có nghề thủ công nghiệp trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa nổi tiếng ở ven hai bờ sông Thu Bồn và Bà Rén từ Thi Lai - Duy Trinh đến Long Châu - Duy Vinh. Nhờ những điều kiện đó mà vùng này có sự giao thương buôn bán rất nhộn nhịp với nhiều chợ và bến sông như: Chợ Dõ, Bến đò Tơ ở Mã Châu; Chợ và bến đò Thi Lai - Duy Trinh; Chợ Trà Kiệu... đã được nhắc đến từ lâu trong lịch sử [5].[19].
Từ Hội An có thể đi theo hai đường để đến vùng này buôn bán là đi ngược sông Thu Bồn lên; hoặc là đi vào sông Trường Giang rồi theo sông Bà Rén đi ngược lên đến Trà Kiệu. Những thế kỷ trước, khi sông Bà Rén chưa bị phù sa bồi lấp làm cạn như ngày nay thì khi mùa lũ đến, ngưòi ta thường đi theo sông Bà Rén. Vì vào mùa lũ, sông này chảy "hiền" hơn sông Thu Bồn; còn mùa cạn thì đi theo sông Thu Bồn ngược lên buôn bán.
Trước đây, nối liền sông Hàn và sông Thu Bồn là sông Vĩnh Điện (GS Trần Quốc Vượng đã tìm ra vết tích cũ của nó). Đó là "một dòng sông chạy vòng vèo dọc bờ biển, nối cửa Hàn với Hội An, dân gian xứ Quảng đến nay vẫn gọi là sông Cổ Cò, nay đã bị lấp nhiều, chỉ còn từng đoạn mà trên từng đoạn ấy (nhất là phía gần Hội An) vẫn có thể đi thuyền được"[24.16]. Sông Câu Nhí - Vĩnh Điện vốn là một dòng sông tự nhiên nối sông Thu Bồn với sông Cẩm Lệ để mở ra cửa Hàn. Theo Quảng Nam nhất thống chí (tỉnh Quảng Nam) thì: "sông ấy khuất khúc, lâu ngày bị bồi lấp, năm Minh Mạng thứ ba (1824)... khai nhân sông cũ mà đào từ xã Câu Nhi đến xã Cẩm Sa (thôn Cu Đê)". Phần sông Cổ Cò nối với sông Thu Bồn ở ngay gần cầu Câu Lâu (nơi sông Thu Bồn cắt ngang đường Quốc lộ 1, phía dưới thị trấn Nam Phước khoảng 2 km) và đây cũng chính là "cửa vào" của dòng sông Cổ Cò [24.18].
Như vậy ngoài việc giao thương buôn bán với Hội An, những làng nghề ở ven hai bờ sông Thu Bồn và Bà Rén còn có thể giao thương buôn bán với Đà Nẵng thông qua sông Cổ Cò. Điều đó lý giải tại sao khi cảng thị Hội An đã mất đi vai trò của nó nhưng việc giao thương buôn bán và nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa ở đây vẫn tiếp tục phát triển.
Mã Châu từ khoảng thế kỷ XVII đã hình thành nên một vùng buôn bán nhộn nhịp, hưng thịnh với cảnh trên bến dưới thuyền rất náo nhiệt ít nơi sánh kịp. Đó là Bến đò Tơ và chợ Dõ [20].
Bến đò Tơ nằm ở phía Đông Nam của làng Mã Châu, bên bờ Bắc sông Bà Rén. Nhìn sang bên kia sông là những cồn cát cổ thuộc thôn Mậu Hoà xã Duy Trung, nơi chứa các di tích văn hoá Sa Huỳnh như: gò Miếu Ông, gò Mả Vôi... Về tên gọi Bến đò Tơ là do tại bến đò này, trước kia thuyền buôn các nơi về Mã Châu buôn bán tơ lụa đỗ ở đây, nên gọi như vậy.
Thế kỷ XVII nhờ sự thông thương của các cảng Đàng Trong (cảng Hội An và sau là cửa Hàn - Đà Nẵng) thuyền bè đi lại dập dìu xuôi ngược về Bến đò Tơ thuộc làng Mã Châu. Bến đò Tơ xưa kia được xem là thương cảng của Duy Xuyên, từ đây tàu thuyền, ghe bàu, thúng chai trong nước và nước ngoài thường xuyền lui tới mua bán và trao đổi hàng hoá, phẩm vật dần dần biến nơi đây trở thành trù phú [1.6].
Do sự đổi dòng của thượng lưu sông Bà Rén nên bến đò Tơ đã bị phù sa bồi lấp, hiện nay bến đò Tơ trở thành vùng bãi bồi trồng ngô, khoai (Trước có trồng dâu nhưng do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, nghề dâu tằm không đủ sống nên mới bị phá bỏ gần đây).
Chợ Dõ (chợ Dọ): từ bến đò Tơ đi vào làng khoảng 100m thì đến chợ Dõ. Chợ họp ở trước cửa Đình Mã Châu Thượng trước kia (Đình này đã bị phá trong chiến tranh). Mặc dù bến đò Tơ bị bồi lấp từ lâu nhưng chợ này cho đến trước kháng chiến chống Pháp vẫn còn họp chợ, tuy nhiên các mặt hàng buôn bán ở đây chủ yếu là nông sản phẩm như chợ làng ở những nơi khác. Trong chiến tranh chợ này không họp và đến khi hoà bình lập lại, người ta chuyển sang họp chợ ở phía đầu làng, gần đường 610 hiện nay.
Tên chợ Dõ là do trước đây chợ sinh hoạt đông đúc, trộm cắp ở các nơi về nhiều. Lý trưởng và Hương Kiểm phải ra đình làng ngồi bảo vệ an ninh trật tự. khi bắt được kẻ trộm thì thường nhốt vào cái dọ để sẵn ở sân đình. Từ đó có tên chợ Dõ (tiếng miền Trung).
Theo như hồi cố của các cụ già, khi chợ phồn thịnh thì các món ăn ngon vật lạ, nhộng trộn trong làng, mỳ bún Phú Chiêm, cá tươi, rau sống cửa Đại - Hội An xuôi về bến giá, chất đốt (củi) Duy Trung gánh qua, trên nguồn đổ xuống ... đều phần lớn đổ về chợ quận, đường làng, tiêu thụ rất mạnh mà chủ yếu là sức mua của dân làng dệt Mã Châu [1.8].
Nhìn chung dòng sông Thu Bồn và Bà Rén có ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống của cư dân làng Mã Châu, bồi đắp phù sa, cung cấp nước tưới cho đồng ruộng, là con đường giao lưu kinh tế văn hoá với các vùng khác.
2.2. Nghề dệt: Nguồn gốc và sự phát triển.
2.2.1. Nguồn gốc nghề dệt.
Đồng bằng Duy Xuyên là vùng có nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa từ lâu đời. Các nhà Khảo cổ học đã chứng minh chủ nhân văn hoá Sa Huỳnh là cư dân trồng lúa, trồng màu. Các dọi xe sợi trong các di chỉ Sa Huỳnh đã nói nên sự phát triển của nghề dệt trong văn hoá Sa Huỳnh. Cư dân Sa Huỳnh đã biết trồng các loại cây như bông, đay, gai... để lấy sợi dệt vải.
Đất Quảng không có mùa Đông nên việc trồng dâu nuôi tằm, một loại sâu nhiệt đới có thể tiến hành quanh năm. Đến đầu công nguyên sử cũ đã chép đất Nhật Nam (Trung và Bắc Trung bộ) tằm tơ một năm tám nứa kén chín. Truyền thống "dâu tằm" là truyền thống lâu đời của đất Quảng, do biết vận dụng thời tiết và khí hậu. Bên cạnh đó là việc "trồng bông", dệt vải lụa, nhuộm vải lụa nhiều màu (cư dân cổ Sa Huỳnh là những chuyên gia về chất liệu màu, đã tìm thấy ở nhiều di tích Sa Huỳnh những "con lăn" bằng đất nung) [37.429].
Tiếp thu cơ cấu sẵn có tuy chưa hoàn chỉnh của hệ thống văn hoá Sa Huỳnh trước đó, người Chăm đã có một nền kinh tế đa thành phần mà trước hết là nghề nông trồng lúa nước, dâu tằm - hoa màu, nghề rừng, nghề biển, nghề thủ công (rèn sắt, dệt vải lụa, làm gốm, chế tạo đồ thuỷ tinh...), phát triển nghề buôn bán đường biển, đường sông và đường núi [35.155].
Trong Luận án Phó Tiến sĩ Dân tộc học của tác giả Lâm Bá Nam khảo về nghề dệt ở đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, thì ông tổ nghề dệt ở các làng làm nghề dệt ở đồng bằng châu thổ Bắc Bộ có ba nguồn gốc như sau:
1- Tổ nghề dệt có nguồn gốc từ phương Bắc như mười làng La ở Hà Tây.
2 - Tổ nghề dệt có nguồn gốc từ người Chăm như Công chúa Thụ La ở phường Nhược Công, bà chúa lĩnh Phan Thị Ngọc Đô ở Trích Sài.
3 - Tổ nghề dệt là cư dân người Việt [7.131].
Trong số những vị tổ nghề người Chăm đó thì Bà chúa lĩnh Phan Thị Ngọc Đô đến truyền nghề dệt cho cư dân ở Trích Sài vào thời Lê Thánh Tông.
Và theo Maspero, người Chàm xưa trồng dâu để nuôi tằm và trồng bông... người ta lấy bông rồi kéo sợi để dệt vải thô, vải thô đan chuội đi trông giống như vải nhỏ. Nhuộm đi dệt thành vải ngũ sắc và vải có màu lốm đốm... phụ nữ dệt lụa và vải, những vải tàng trữ trong các kho vua xưa chứng tỏ họ dệt rất khéo"[23.295].
Như vậy, trước khi người Việt đến "khai hoang lập nghiệp" thì ở vùng này đã có nghề trồng dâu nuôi tằm, trồng bông dệt vải, dệt lụa phát triển khá cao.
Người Việt từ xưa vốn đã biết trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa (ở các di chỉ thuộc văn hoá Phùng Nguyên cách nay 4000 - 3500 năm đã tìm được rất nhiều dọi xe sợi, đồng thời các dấu vải rất mịn ở đồ gốm Phùng Nguyên cũng chứng tỏ nghề xe soẹi dệt vải đã phát triển khá cao), khi vào tới vùng đất mới, bên những bãi dâu ngút ngàn ven đôi bờ sông Thu Bồn, họ đã tiếp thu (cũng góp phần cải tiến, hoàn thiện kỹ thuật dệt) và tiếp tục phát triển nghề dệt từ người Chăm và của người Chăm, tạo nên những làng nghề dệt truyền thống của người Việt ở đây.
Ở Mã Châu, theo hồi cố của các cụ già trong làng thì có nhiều dòng họ, từ trước đến nay chỉ chuyên sống bằng nghề dệt. Văn tế của họ Nguyễn (theo tộc phả thì người gốc Thanh Hoá, đến làng mã Châu lập nghiệp được 15 đời), khi thờ cúng tổ tiên ở nhà thờ họ có câu: "Đem nghề tơ lụa vẻ vang cho con cháu nối truyền hậu thế". Cũng phần nào cho thấy sự giao thoa, kết hợp và phát triển kỹ thuật dệt Việt - Chăm ở đây.
Nghề dệt từ xưa, không chỉ có riêng ở Mã Châu mà mở rộng khắp vùng Duy Xuyên, Điện Bàn. Lê Quý đôn từ thế kỷ XVIII đã nhận xét: "Dân ở phủ Thăng Hoa và phủ Điện Bàn thuộc tỉnh hạt Quảng Nam thì có nhiều người biết dệt vải lụa, thái đoạn, lăng la, các hàng hoa khác vừa tinh xảo, vừa đẹp mắt, không thua kém gì các thứ hàng bên tỉnh Quảng Đông"[8]. Nghề dệt chạy dọc theo hai bên bờ sông Thu Bồn và Bà Rén từ đỉnh tam giác đồng bằng Duy Xuyên là Thi Lai (Tam Thi), Đông Yên - Duy Trinh qua Mã Châu, Trung Lương của thị trấn Nam Phước đến Long Châu - Duy Vinh, điều này được thể hiện qua các câu ca làng nghề:
Mã Châu tơ lụa mỹ miều
Ban mai cửi mắc, chiều chiều lụa giăng.
với nhiều biến thể:
Thi Lai tơ lụa mỹ miều...
Đông Yên tơ lụa mỹ miều...
và trở thành câu ca cho toàn vùng:
Duy Xuyên tơ lụa mỹ miều...
Theo sách Ô Châu cận lục của Dương Văn An thì ở phủ Điện Bàn: "Long Châu sản xuất nhiều lụa trắng"[22.43].
Đại Nam nhất thống chí, mục thổ sản cũng chép: "Lụa - sản ở xã Thăng Bình huyện Diên Phước thì chất dày, sản ở Mã Châu huyện Duy Xuyên thì chất mỏng". Vải các huyện đều có. Lời nhận xét dân ở đây "tục ưa xa xỉ, ít kiến thức, ăn mặc tất lượt là, thêu dệt tinh khoé, sa trừu không kém gì Quảng Đông" [19.336-339] cũng cho thấy nghề dệt ở đây rất tinh xảo.
2.2.2. Trồng dâu nuôi tằm
Mã Châu nằm trong vùng trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa dọc theo hai bên bờ sông Bà Rén, hàng năm sông Bà Rén bồi đắp phù sa cho làng sau mùa lũ lụt, đất được bồi tụ thường xuyên, thuận lợi cho việc trồng dâu nuôi tằm phát triển.
Trước đây diện tích đất bãi được chia đều cho các thành viên trong làng. đất được dùng để trồng lúa, trồng dâu (chủ yếu là trồng dâu). làng Mã Châu đã sớm phân chia thành những hộ chuyên làm nghề trồng dâu nuôi tằm và những hộ chuyên làm nghề dệt. Ít có hộ gia đình đảm nhận từ khâu đầu đến khâu cuối.
Cây dâu ở đây được trồng vào tháng 10, trên bãi đất bồi bằng những cành nhỏ (miền Bắc gọi là hom dâu). Cây dâu sau khi trồng thì 10 đến15 năm sau mới phải trồng lại. Mỗi năm vào tháng 11, người ta chặt hết cành dâu và chờ nảy ra vụ mới. Đó cũng là mùa nước lũ, nước sông Bà Rén dâng cao đem lại một nguồn dinh dưỡng lớn để nuôi cây dâu. Cây dâu ở đây có khả năng chịu hạn cao.
Tháng 3, lá dâu lên tốt cũng là lúc bước vào vụ tằm. Một năm ở đây nuôi được tám lứa tằm, trong đó có một lứa tằm xuân vào tháng 3. Từ tháng 4, tháng 5 bắt đầu vào vụ, kết thúc vào tháng 11 và tháng 7, tháng 8 là thời điểm thích hợp nhất để nuôi tằm.
Tằm ở đây là giống tằm đa hệ, tức là một năm có thể đẻ nhiều lượt trứng liên tục (Khác với giống tằm đơn hệ - đẻ một lứa trứng một năm và giống tằm lưỡng hệ - đẻ hai lứa trứng một năm mới được nhập từ nước ngoài vào). Mỗi lứa tằm từ 20 - 22 ngày. Bệnh tằm trước đây thường gặp là bệnh gai: Con tằm bình thường toàn thân trơn láng, màu xanh lơ, khi bị bệnh thì nổi gai trên các khoang, tằm từ màu xanh lơ chuyển sang màu bạc. Bệnh này do vi rút gây bệnh có từ trong trứng. Vì vậy người nuôi tằm trước kia rất sợ, bởi nếu lứa tằm nào gặp bệnh này thì coi như bỏ đi. Hiện nay công nghệ hiện đại đã sử lý được trứng tằm do vậy bệnh này hầu như đã bị loại bỏ.
Nhìn chung, cứ 20kg lá dâu/1kg kén. Khi tằm làm kén chuyển sang ngày thứ ba thì phải bán cho người ươm tơ (người nuôi tằm không sản xuất đến khâu cuối). Tơ tốt hoặc lứa kén tốt phải được "9 kén, 1 tơ" (9kg kén được 1kg tơ). Người ta đánh giá chất kượng tơ tốt hay không ngay từ khi cầm con kén trên tay, tức là phải hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm mà họ đã tích luỹ được trong quá trình nuôi tằm.
Do cơ chế thị trường, người dân Mã Châu đi chuyên vào nghề dệt vải, lụa mà không phát triển nghề nuôi tằm. Nghề trồng dâu nuôi tằm của Mã Châu, hiện nay đã di chuyển sang làng Trung Lương.
Mã Châu hiện nay có khoảng 3/4 dân số sống bằng nghề dệt và 1/4 dân số sống bằng nghề nông và các nghề khác.
2.2.3. Ươm tơ dệt lụa
Sau khi kén chín thì bắt đầu công việc kéo tơ. người ta nhúng kén vào nồi nước sôi, quấy đều sau đó bóc vỏ ngoài của kén và kéo sợi. Theo kinh nghiệm dân gian, kén chín vừa thì kéo sợi trơn và nhẹ tay, kén sống thì kéo nặng tay, kén chín quá thì sợi tơ nẫu ra không kéo được.
Kéo sợi xong, trước khi đưa vào dệt người ta tiến hành hồ sợi. Hồ để hồ sợi phải nấu không đặc và cũng không được loãng quá, hồ nấu đặc thì sẽ bị gai sợi và hồ nấu không kỹ thì sợi sẽ bị mốc. Nguyên liệu để nấu hồ là gạo tẻ, bột dong... được xay thành bột, sau đó rây lọc bã và nấu.
Sợi sau khi hồ, được đem phơi và quàng lên xa, cuộn vào các ống gọi là đánh ống. Tuy nhiên khâu hồ chủ yếu được tiến hành đối với sợi dọc. Sợi ngang sau khi phân loại, cho vào suốt là tiến hành dệt được.
Trước đây người ta dệt bằng khung dệt khổ hẹp độ 0,4m có một lá go, người thợ dệt cuốn chỉ vào con suốt, bỏ vào thoi làm bằng sừng trâu, ném qua lại bằng tay. Sau mỗi làn ném thoi thì đập lá go vào, giống như đan phên tre lóng mốt. Cứ vậy đến khoảng quá tầm tay thì dừng lại để cuộn vải vào, người thợ giỏi nhất cũng chỉ dệt được từ 3,5 -4m vải một ngày [15].
Sản phẩm dệt ra được phân loại theo nguyên liệu tơ. Người làm nghề dệt ở Mã Châu thường phân chia sản phẩm theo hai loại tơ tốt hay xấu. Nếu dùng nguyên liệu tơ tốt thì dệt ra vải lanh giá trị cao, phần lớn bán cho các nơi. Còn dùng tơ thô thì dệt ra loại vải tít xo với giá rẻ hơn. Thực ra hàng tơ lụa ở đây được phân ra làm nhiều loại sản phẩm tuỳ theo chất lượng tơ và cách dệt như bài ca công nghệ đã mô tả:
Làm ra đủ thứ mặt hàng
Hàng đơn, hàng kép dọc ngang tinh tường
Lượt, là, lĩnh, lụa, xuyến, lương
Ấy là những thứ mặc thường của ta
Thứ trơn rồi lại thứ hoa
Quế, vân, gấm, vóc, băng, sa, kỳ cầu
Lụa hoa mỗi thứ một màu
Đọ vào nào kém hàng Tàu, hàng Tây.
Hiện nay loại khung cửi trên không còn ở Mã Châu và những làng dệt xung quanh nhưng dựa vào bức tranh vẽ về nghề dệt ở trước cửa Đình Tiền hiền Mã Châu hiện nay (Bản ảnh 6) thì khung dệt cổ truyền ở Mã Châu khá giống loại khung dệt cổ truyền của các làng dệt ở châu thổ Bắc Bộ.
Làng Mã Châu trước còn có nghề nhuộm. Hiện nay người ta dùng thuốc nhuộm hoá học. Nhưng trước kia, khi chưa có thuốc nhuộm hoá học thì có thể họ sử dụng cách nhuộm như người Cơ Tu ở miền núi Quảng Nam hiện nay vẫn còn bảo lưu. Người Cơ Tu dùng những bộ phận của cây rừng làm thuốc nhuộm. Muốn có màu đỏ họ dùng củ cây ahứ giã nát, nấu lấy nước làm thuốc; màu vàng thì lấy rễ cây vàng đắng, một loại cây dây leo (angoăn mrớt); màu đen thì dùng lá cây tarâm giã nát, ngâm lâu ngày. Riêng màu trắng thì có khi để nguyên màu trắng của bông nhưng tông màu này bị chói, nên họ lấy vỏ ốc dưới suối nướng chín giã thành bột và nhuộm để chúng không còn màu trắng loá nưã [28.20].
Đầu thế kỷ XX, ông Cửu Diễn (tên thật là Võ Diễn - ở thôn Thi Lai Tây - làng Thi Lai - Duy Trinh hiện nay) đã phát minh ra phương pháp cải tiến khung cửi do học được công nghệ từ những xưởng máy dệt của Pháp đầu tư.
Máy dệt được cải tiến tương đối giống máy dệt hiện nay ở Mã Châu và khung dệt khổ vải được mở rộng từ 0,8 - 1m. Với loại máy này người dệt vải không phải đưa con suốt qua lại và mỗi lần đưa qua phải đập lá go xuống mà chỉ phải đạp chân để chạy các bánh nhông chuyền làm cho các con suốt và lá go tự chạy qua lại.
Lúc bấy giờ điều kiện vật tư thiếu thốn, nhất là các bánh nhông chuyền bằng gang như hiện nay không có. Ông Cửu Diễn đã chế ra các bánh nhông răng cưa bằng những lát gỗ mít cưa tròn. Con thoi thì dùng hai đầu nhọn của sừng trâu hoặc sừng bò ghép lại, mài nhẵn để khỏi cưa đứt canh dọc [15].
Máy dệt lúc đầu dệt với một lá go sau cải tiến thành hai rồi bốn lá go nhằm tạo dáng mặt hàng đẹp hơn. Loại khung dệt này có năng xuất gấp ba, bốn lần so với khung dệt ném tay và đã nhanh chóng phát triển ra toàn vùng Duy Xuyên. Khi vùng này có điện thì người ta chuyển sang dùng khung dệt chạy bằng mô tơ. Khung dệt được cải tiến, mở rộng đến 1,2 - 1,5m. Từ đây mở ra cho ngành dệt Quảng Nam nói chung, Thi Lai, Mã Châu nói riêng một bước phát triển mới về mẫu mã, chất lượng sản phẩm như: tuyết, satin, nhung, crêpe... nhất là kaki, cita, vải tám thời kỳ kháng chiến và phục vụ tiêu dùng. Thịnh hành nhất là thời kỳ 1956 - 1960 sợi tơ bóng của Nhật, sợi bông của Ấn Độ, thuốc nhuộm hoá chất được nhập vào cảng Sài Gòn, tràn về Duy Xuyên.
Trong chiến tranh vùng này bị tàn phá, dân cư ly tán (chủ yếu là đi Sài Gòn và đem theo nghề dệt vào đây). Sau khi chiến tranh kết thúc, nhà nước với cơ chế kinh tế bao cấp đã lập ra ở đây 4 hợp tác xã (HTX), trong đó có 3 HTX dệt và 1 HTX ươm dệt để sản xuất đồ Katê (đồ vải bông sợi nhập từ nước ngoài) và vải lụa do nhà nước bao thầu thu mua. Sau 1986, khi chuyển sang cơ chế thị trường thì 3 HTX dệt bị giải thể, những người dân làm nghề dệt ở đây cũng chuyển sang sinh sống bằng nghề khác.
Từ năm 1995 người dân Mã Châu quay lại với nghề dệt. Khung dệt gỗ thì mua lại những khung dệt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đôi nét về tín ngưỡng, tôn giáo và phong tục tập quán của cư dân Mã Châu.docx