Luận văn Làng hoa kiểng Tân Quy Đông, thị xã Sa Đéc (Đồng Tháp)

Phường Tân Quy Đông là nơi có truyền thống trồng hoa kiểng nên diện tích đất trồng lúa rất ít, không đủ một lượng phân lớn để cung cấp cho làng hoa. Có chăng chỉ một số hộ gia đình tận dụng phân trong gia đình để trồng hoa với diện tích nhỏ. Vì vậy, lượng phân cung cấp cho làng hoa chủ yếu từ các nhà vườn, thương lái ở những nơi khác mang đến để bán như: Lai Vung, Hòa Long, Châu Đốc, gần nhất là huyện Lai Vung, mà nhiều nhất là ở xã Phong Hòa. Sở dĩ người ta phát hiện loại phân này là do trước đây rơm không đươc tiêu thụ mà chỉ phục vụ cho việc đốt đồng trồng lúa hoặc trồng hoa màu hoặc dùng để trồng nấm rơm, nếu không làm gì bà con nông dân bỏ rơm trôi sông. Có những gia đình khi trồng thấy phân oai mục không biết làm gì nên họ lấy bón cho những loại cây thông thường như rau hoặc bón cho những loại cây xung quanh nhà thấy cây cối phát triển tốt, vì vậy mà từ đó người ta nghĩ đến việc bón cho cây hoa.

doc95 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8878 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Làng hoa kiểng Tân Quy Đông, thị xã Sa Đéc (Đồng Tháp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n người tu dưỡng tâm tánh. Từ bàn tay nghệ nhân, người chơi kiểng dần dần tạo được tính kiên nhẫn trong quá trình tạo dáng cây, tính điềm đạm trầm lắng trong cuộc sống. Trong những giờ làm việc mệt nhọc, được thư giãn và ngắm nhìn những cây từ chính bàn tay mình chăm sóc thì thật là thích thú. Uốn nắn cây kiểng giống như uốn nắn một đứa trẻ loại bỏ những thói hư tật xấu, trên thân cây kiểng không để hết tất cả các tàn nhánh mà phải loại bỏ những tàn nhánh không đúng thể uốn để nó đẹp hơn. Cái hay trong thú chơi kiểng cổ hoặc bonsai là trong quá trình chăm sóc, trau chuốt, nghệ nhân không ngừng thổi hồn vào cho cây kiểng. Chính vì vậy lúc nào cây kiểng cũng hiện diện triết lý và cái đẹp tinh tế trước cuộc đời. Lâm Ngữ Đường, một học giả nổi tiếng của Trung Quốc là tác giả quyển sách về quan niệm sống đẹp đã cho rằng “nhà ở không có hoa kiểng như con người không có quần áo” [14], nói về ý nghĩa thẫm mỹ, đồng thời cũng muốn nhắc lại thời kỳ mà con người chưa có nhà ở, chưa có quần áo mặc cũng như chưa toàn diện về nhận thức thẫm mỹ. Dần dần cuộc sống ngày càng phát triển con người ngày càng có ý thức về thẫm mỹ về cái đẹp của thiên nhiên hùng vĩ, ngay cả những thế uốn cây cảnh cũng thể hiện tính người như những người uốn tàn co cụm là những người khó tính kỹ lưỡng, những người uốn tàn kiểng rộng rãi là những con người tâm hồn bao dung hòa đồng dễ gần gũi. Bên cạnh đó, những người nóng tính vẫn có thể chơi kiểng, nhưng chơi không đạt kết quả cao vì chơi kiểng là một việc làm công phu. Để có được một cây kiểng ra cành theo đúng ý của nghệ nhân thì phài mất một khoảng thời gian từ một đến hai năm hoặc có thể lâu hơn nữa mới cho được một cây có dáng đẹp đúng theo ý nghĩ của mình. Tuy nhiên việc uốn nắn kiểng đã khó khăn, việc chăm sóc kiểng lại càng khó khăn hơn. Người sành kiểng cho rằng kiểng là tác phẩm nghệ thuật có sự sống ở nó, gợi lên một cái gì đó như một hồi ức một triết lý sống và giáo dục làm người. Chơi kiểng làm cho con người gần gũi với thiên nhiên hơn, dễ hòa đồng với mọi người hơn. (phụ lục 17) 2.3. Sự phát triển của làng hoa kiểng Tân Quy Đông 2.3.1. Những yếu tố để làng hoa kiểng Tân Quy Đông phát triển 2.3.1.1. Về kinh tế - cơ sở hạ tầng Làng hoa kiểng Tân Quy Đông có truyền thống từ lâu đời cùng với nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ khác nên kinh tế của phường Tân Quy Đông ngày càng phát triển đó là đòn bẩy thúc đẩy nghề trồng và kinh doanh hoa kiểng phát triển. Các cơ sở hạ tầng góp phần vào việc phát triển nghề trồng hoa kiểng như: hệ thống cung cấp nước, các tuyến giao thông đường bộ, đường thủy, hệ thống lưới điện, nhà kho, bến xe, bến tàu…luôn được sửa chữa nâng cấp, góp phần làm cho nghề sản xuất hoa kiểng thêm phong phú và đa dạng. 2.3.1.2. Yếu tố nhân văn – xã hội Từ năm 1986 trở lại đây, đất nước đổi mới, đời sống người dân ngày càng nâng cao, nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu thưởng thức cái đẹp cũng ngày càng tăng lên, từ đó làng hoa Tân Quy Đông cũng đã nhanh chóng hồi phục và không ngừng vươn lên. Ngày nay, mức sống của người dân ngày càng được tăng lên. Bên cạnh những lo toan thường ngày, người dân cũng nghĩ đến nhu cầu cao hơn về vật chất lẫn tinh thần. Vì vậy trong muôn vàn những nhu cầu tinh thần ấy, thú chơi hoa kiểng đã trở thành một nhu cầu phổ biến của người dân. Người dân trong làng hoa kiểng có nhiều nghệ nhân có kinh nghiệm về trồng và chăm sóc hoa kiểng có khả năng cảm nhận nhất định với cái đẹp, cách bố trí mỹ thuật các cây hoa, cây cảnh trông rất thanh tao, mỹ miều. 2.3.1.3. Chính sách của nhà nước Trước đây do thiếu sự quan tâm, làng hoa kiểng Tân Quy Đông trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Nhưng trong thời điểm hiện nay hoa kiểng Tân Quy Đông đang khởi sắc bước vào thời kỳ hoàng kim, làng hoa luôn được bổ sung nhiều chủng loại quý hiếm, mới lạ…được nhà nước đầu tư hạ tầng kỹ thuật, các chính sách khuyến khích nghề trồng hoa kiểng như: vay vốn sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng như giao thông thủy lợi, mở rộng diện tích đất trồng. Xây dựng định hướng quy mô bổ sung quy hoạch làng hoa và xây dựng chợ đầu mối hoa kiểng. Xây dựng trung tâm lai tạo nhân giống, góp thêm hương sắc và làm đẹp cho mọi miền đất nước. 2.3.1.4. Về kỹ thuật Ngày nay hoa kiểng đựợc áp dụng nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất như sử dụng hệ thống tưới tiêu tự động, sử dụng màng phủ Pôlimer…Nghề trồng hoa kiểng vốn gần gũi với nghề nông, có thể xem nó là “hệ phái” của nghề nông. Ngoài việc cần có: nước, phân, cần, giống, nó còn cần một tâm hồn nghệ sĩ, trí tuệ. * Nước: nước rất cần cho mọi sinh vật. Người trồng hoa kiểng biết khi nào cây hoa, cây kiểng cần nước, cần bao nhiêu, lúc nào, thời diểm nào để đáp ứng cho cây hoa, kiểng. Rồi nó sẽ chìu theo suy nghĩ và ý muốn của người chăm sóc nó. * Phân: phân là thức ăn của thực vật nói chung. Phân cho hoa, kiểng chẳng những đúng loại, đúng yêu cầu của cây mà còn cần cả sự điều tiết, tiết kiệm theo đúng quy tắc của sự sinh tồn thẩm mỹ. * Cần: đối với những người làm nghề trồng hoa kiểng thì chuyên cần là điều vô cùng quan trọng. Chẳng những cần chuyên cần, siêng năng mà còn phải tự nguyện say mê, dành cho nó mọi sự nâng niu, chìu chuộng nữa. * Giống: đối với những người trồng hoa kiểng, giống là yếu tố đi kèm với lòng yêu thích, trình độ tay nghề chuyên hay không chuyên về một giống đặc biệt nào đó. Nhà vườn phải luôn sưu tập được nhiều giống mới lạ, đáp ứng yêu cầu của thị trường như những ngày lễ hội: 20/ 11, Valentin, 8/3,…và cả phong tục tạp quán. Theo điều tra hầu hết bà con nông dân trồng hoa kiểng lúc đầu còn mua giống để trồng nhưng sau 1-2 vụ thì bà con có thể tự nhân giống để trồng bằng nhiều cách như: chiết hoặc ươm… Tuy nhiên, chỉ có giống cây vạn thọ Pháp là bà con phải mua giống từ nước ngoài. Vì đây là loại cây khó trồng nếu giống ta tự ươm sẽ có hoa không to và đẹp bằng giống nhập về từ nước Pháp. * Cái giỏ trồng hoa: Cái giỏ trồng hoa được xem là một sáng kiến lớn của người dân trồng hoa. Trồng hoa dưới liếp đất, sẽ tùy thuộc vào mùa mưa, mùa nước, lại choáng nhiều diện tích, cố định một chỗ, chỉ có thể bưng hoặc nhổ khi muốn mang đi nơi khác. Trồng trong chậu sành thì quá tốn kém lại nặng nề, dễ bị bể. Trồng trên giàn, kiểu giàn hành, thì tốn nhiều phân, khi mang đi bán thì cũng gặp khó như trồng dưới đất. Cái giỏ tre là phương án giải quyết ưu việt. Từ nguyên liệu tre đã có sẵn ở địa phương hay các vùng lân cận. Tre được đoạn ra từng lóng dài từ 6 tấc đến 1 thước hoặc 1 thước 2 tùy theo muốn đan giỏ loại lớn hay nhỏ, dùng để trồng cho loại cây, hoa nào. Những lóng tre được chẻ ra thành từng cọng nan mỏng từ 2 đến 3 mm. Mọi người dù già hay trẻ, trai hay gái cũng đều có thể đan giỏ mọi lúc mọi nơi khi có thời gian rỗi như trẻ em vừa học bài vừa đan giỏ. Người lớn tuổi nằm võng cũng có thể đan giỏ hay ngay cả ban đêm, cả nhà vừa xem ti vi vừa đan giỏ. Giỏ được đan xong, ngày xưa người ta dùng lá lợp nhà thứ thường, ngắn cũng được chặt tấm lá cho vừa với chiều sâu của giỏ, bẻ gấp lại từ 3 đến 5 phân, đưa vào trong giỏ, bưng ra lót kín bên trong. Ngày nay hoa được trồng với số lượng gấp nhiều lần so với trước nên người ta dùng bọc ny lon để lót giỏ, cách làm này vừa mau lại vừa có giá thành rẻ, đồng thời trong quá trình làm cũng không tốn nhiều thời gian. Lót giỏ xong, ta cho phân vào vừa phải, trước khi trồng cây hoa cần tưới cho phân trong giỏ ướt đều. Có khi buột một miếng tre ngang trên miệng giỏ để buộc cho cây mới trồng vào chưa bắt phân bén rễ được dễ dàng. Cái giỏ trồng hoa rất nhiều tiện lợi, lại đảm bảo được kĩ thuật cao. Hoa trồng trong giỏ tiết kiệm, chủ động được lượng phân, kiểm soát được độ ẩm, khi tưới không bị oi nước, mang từ nơi này đến nơi khác dễ dàng, chủ động về ánh sáng,mát, nắng. Tùy theo loại cây, hoa mà thay giỏ khi bị giỏ mục, khi chở đi xa. Trồng giỏ lại tiết kiệm, tận dụng được diện tích đất. Giỏ hoa thường để từng hàng trên giàn ngoài ruộng, cạnh bờ mương, mỗi hàng cách nhau từ 1 đến 1,5 mét, cao từ 7 đến 9 tất. Giỏ đan không cầu kỳ, cách dùng lại thuận tiện nên nghề đan giỏ tre trở thành nghề phụ gắn với nghề trồng hoa kiểng. Hiện nay một số gia đình ở phường Tân Quy Đông vẫn còn duy trì việc đan giỏ vừa cung cấp cho gia đình mình, ngoài ra còn cung cấp cho những nhà trồng hoa trong địa phương. Tuy nhiên để đáp ứng số lượng lớn giỏ trồng hoa cho nông dân trong vùng, địa phương còn sử dụng nguồn giỏ từ những địa phương lân cận khác đem đến tiêu thụ tại đây hoặc họ có thể cung cấp cây tre thô cho bà con ở Tân Quy Đông mua về tự đan. Nhiều hộ sống được nhờ nghề đan giỏ này, lợi nhuận không nhỏ. Tre hiện nay giá khoảng 15.000 đến 20.000 đồng/ cây, mỗi cây đan từ 100 đến 150 cái giỏ tùy theo kích cỡ lớn hoặc nhỏ, thu lời từ 20.000 đồng đến 25.000 đồng/cây [39, 37]. * Cái chậu trồng kiểng: chậu trồng kiểng chủ yếu được cung cấp từ các cơ sở làm gốm ở thị xã Sa Đéc. Người trồng kiểng chỉ việc lựa chọn theo mẫu mình thích rồi đặt mua, nơi bán chậu sẽ chở tới nhà cho bà con nông dân. Đó là một điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân trong việc trồng kiểng mà không cần phải làm ra chậu. * Nguyên liệu để trồng hoa Phường Tân Quy Đông là nơi có truyền thống trồng hoa kiểng nên diện tích đất trồng lúa rất ít, không đủ một lượng phân lớn để cung cấp cho làng hoa. Có chăng chỉ một số hộ gia đình tận dụng phân trong gia đình để trồng hoa với diện tích nhỏ. Vì vậy, lượng phân cung cấp cho làng hoa chủ yếu từ các nhà vườn, thương lái ở những nơi khác mang đến để bán như: Lai Vung, Hòa Long, Châu Đốc, gần nhất là huyện Lai Vung, mà nhiều nhất là ở xã Phong Hòa. Sở dĩ người ta phát hiện loại phân này là do trước đây rơm không đươc tiêu thụ mà chỉ phục vụ cho việc đốt đồng trồng lúa hoặc trồng hoa màu hoặc dùng để trồng nấm rơm, nếu không làm gì bà con nông dân bỏ rơm trôi sông. Có những gia đình khi trồng thấy phân oai mục không biết làm gì nên họ lấy bón cho những loại cây thông thường như rau hoặc bón cho những loại cây xung quanh nhà thấy cây cối phát triển tốt, vì vậy mà từ đó người ta nghĩ đến việc bón cho cây hoa. Phân rơm có nhiều loại: rơm vớt, rơm hầm, rơm để nấm, trong đó rơm để nấm là loại rơm có chất lượng thấp vì phân đã có xử lý hóa chất để trồng nấm rơm, rơm này có nhiều nấm có thể gây mầm bệnh cho cây, loại phân này người ta có thể mua theo thúng (thúng nhỏ: 10.000 đồng; thúng lớn: 20.000 đồng) hoặc mua theo ghe (giá chênh lệch cao hơn tùy vào loại phân và số tấn của ghe trung bìmh từ 3,5 đến 4,5/ghe). Ngoài phân rơm còn có một số loại phân nữa mà làng hoa Tân Quy Đông cũng phải nhập từ nơi khác đó là vỏ dừa khô xay nhuyễn (chủ yếu ở Bến Tre), vỏ trấu… Trước đây người dân còn dùng phân cá bón cho cây đó là loại phân có chất lượng cao, giúp cây hoa lâu tàn, xanh tốt. Hiện nay số lượng cá không còn nhiều như trước nên việc bón phân cá trở nên rất hiếm. Tuy nhiên nguyên liệu chính chủ lực để trồng hoa vẫn là phân rơm. (phụ lục 18) * Nguyên liệu trồng kiểng: + Mùn hay phân chuồng: đó là những mảnh lá rụng có thành phần dinh dưỡng cho cây rất cao. Mùn thường chứa một lượng lớn phù sa và những hạt sét, khi pha trộn với đất sẽ cải thiện độ thoáng khí. + Rêu than bùn: thu từ những cây bãi lầy a-xít từ rêu than bùn chứa đựng những chất kháng nấm. Hệ thống thoát và sự thông khí được cải thiện trong những đất nặng hơn, tạo độ ẩm cao và duy trì chất dinh dưỡng + Mùn cưa: cây tạo ra mùn cưa phần lớn xác định chất dinh dưỡng của nó sử dụng trong môi trường trồng. + Vỏ cây: chủ yếu là một sản phẩm vỏ cây, giấy và gỗ công nghiệp. + Bã mía: là một sản phẩm thải từ mía đường. Chúng có trữ lượng lớn, dễ sản xuất và dễ thoát nước trong môi trường trồng trong chậu rất tốt. Nhanh chóng phân hủy, bã mía có chi phí thấp. + Vỏ trấu: rất có hiệu quả trong việc cải thiện hệ thống thoát nước. Vài nguyên liệu hữu cơ khác thích hợp tạo môi trường trồng: rơm, thân cây đậu được sử dụng rất tốt. + Cát: cát là thành phần cơ bản của đất. Những hạt cát mịn thoát nước rất tốt. Hầu hết các loại nguyên liệu trồng cây kiểng ở địa phương có sẵn vì ngoài những nguyên liệu chính nhà vườn có thể sử dụng lại phân trồng hoa đã qua sử dụng bón lại cho cây kiểng cũng rất tốt. Tuy nhiên việc bón phân cho cây hoa, kiểng không mấy rạch ròi, tùy vào từng loại hoa, cây kiểng mà ta có thể hoán đổi hoặc trộn lẫn với nhau để bón cho cây. 2.3.1.5. Những nghệ nhân, du khách mang lại danh tiếng cho làng hoa Nói đến làng hoa Tân Quy Đông thì không thể không nhắc đến bác Dương Hữu Tài (bác Tư Tôn), sinh năm 1926 (Bính Dần) tại làng Tân Quy Đông, thị xã Sa Đéc [4, 309]. Bác đã trở thành “Nghệ nhân Tư Tôn”, người sáng lập “Vườn hồng Tư Tôn”, Bác là một trong những người tiếp nối các thế hệ làm nghề trồng hoa kiểng, góp phần làm nên làng hoa kiểng Tân Quy Đông. Trước đó, ở địa phương Tân Quy Đông chỉ có đôi ba giống bông hồng. Tháng 10 năm 1958, từ Pháp du nhập về Sa Đéc 100 giống hồng. Bác là người đã dốc sức trồng, chăm sóc, lai tạo và giữ gìn được khoảng 50 giống hồng thích nghi với môi trường, khí hậu địa phương. Kết quả, các cây hồng do Bác chăm sóc cho bông đẹp không thua kém gì các bông trong ảnh chụp catalogue của phương Tây. Dịp Tết Nguyên Đán năm 1958, các giỏ hồng của bác Tư Tôn đã có mặt ở Sai Gòn tại các vựa hoa ở đường Nguyễn Trãi, chợ An Đông, bến xe Pe1trus Ký. Từ đây, những người sành điệu ngạc nhiên trước các giống hoa hồng đẹp, lạ; họ lần dò tìm hiểu xuất xứ nơi trồng và người trồng. “Vườn hồng Tư Tôn” là một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Nơi đây được xem như một vườn sinh vật cảnh tiêu biểu cho làng hoa kiểng Tân Quy Đông, còn là nơi mà từ nhà lãnh đạo, nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nghệ sĩ, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà tu hành, nhà giáo dục, thầy thuốc… cho đến học sinh, sinh viên và nhiều giới khác đều đến để có những phút thư giãn, được người chủ nhân – nghệ nhân hiếu khách chuyện trò… Ngày 15/7/2005, khi Bác đã đi xa ở tuổi 80, những cuốn sổ lưu niệm ghi cảm nhận của du khách gần xa khi đến Vườn hồng của Bác vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay. Bút tích của những chính khách, phóng viên, nhiếp ảnh, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, Bộ giáo dục, Bộ ngoại giao và đặc biệt là có cả du khách nước ngoài như: Pháp, Nhật Bản, Cuba, Cộng hòa dân chủ Đức, Tây Đức, Philippin, Mỹ… tác giả đã ghi nhận được ở tại nhà bác Tư Tôn do con gái thứ sáu của Bác là chị Dương Thị Hạnh, sinh năm 1959 còn lưu giữ. G.S. LÊ TRÍ VIỄN Vào đây nắng hóa dịu Vào đây gió sinh hiền Vào đây màu huyền dịu Vào đây trần hóa tiên Đây Vườn Hồng Sa Đéc Tưởng vào cảnh đào nguyên Sình lầy đất Đồng Tháp Sức người sức vô biên. [ 40, tr. 19-20] XUÂN DIỆU Đây chùm thương nhớ khóm yêu thương Đây nụ mơ màng đợi ánh sương Đây lá bâng khuâng run trước gió Đây em cành thẹn lẫn cành thương Tất cả vườn anh rất đợi chờ Bởi vì em có ngón tay thơ Đến đây em hái giùm đôi lộc Kẻo tội lòng anh tủi ước mơ Bước đẹp em vừa ngự tới đây Chim vui ríu rít liễu vui vầy Hãy làm dáng điệu xuân ôm ấp Ánh sáng ban từ một nét tay. [ 40, tr. 30-31] Hồ Anh Tuấn đại diện Bộ ngoại giao Chủ nhật ngày 11/ 8/ 1991 “ Niềm vui bất ngời cho tôi và em Tuấn của tôi được tới thăm vườn hồng của bác Tư - kỳ công của một cuộc đời lao động nghệ thuật từ vườn hồng Bác Tư đã đưa vào cuộc đời vào thế giới những sản phẩm nghệ thuật kỳ diệu của biết bao loại cây hoa lá. Rất biết ơn bác Tư đã tô điểm cho cuộc đời bằng những sản phẩm lao động kỳ diệu của mình.” Ngoài ra còn có khá nhiếu bút tích của du khách nước ngoài (đã được dịch lại tiếng Việt Nam): SUDUKIKATSUHIKO Phóng viên báo AKAHATA Nhật Bản ngày 26/ 9/ 1987 “Tôi đến thăm vườn hoa thật đẹp của tỉnh Đồng Tháp, cảm thấy rất thoải mái, sự nổ lực và kỹ thuật dồi dào của các Bác sẽ đóng góp làm đẹp quê nhà, làm đẹp và làm giàu nước Việt Nam. Tôi mong rằng sự trao đổi về việc làm vườn giữa hai nước Viêt Nam và Nhật Bản sẽ phát triển để quan hệ hai nước trở nên tốt đẹp!” TRICEL JHERNANDEZ Tổng lãnh sự Cuba ngày 29/01/ 1987 “ Tôi khâm phục một cách sâu sắc khi đến thăm vườn hồng Sa Đéc mà ông Tư Tôn đã chăm sóc với muôn vàn tình yêu và cống hiến từ rất nhiều năm. Sự cố gắng của ông Tư Tôn sẽ đem lại niềm vui cho mọi nhà bằng những bông hồng đẹp và những bông hoa tươi. Tôi rất cảm ơn vì đã giới thiệu với chúng tôi bảo tàng phong phú này”. CHIRSTINE và ROLAN BETTGE Tỉnh Magdebrurg/ CHDC Đức. “Hôm nay ngày 17/ 8/ 1989, chúng tôi là Chirstine và Rolan Bettge được viếng thăm vườn hoa lộng lẫy này. Sự đa dạng của các cây nhiệt đới môi trường tự nhiên đã gây ấn tượng mạnh cho chúng tôi. Chúng tôi xin chúc nhà vườn nhiều niềm vui, nhiều sức sang tạo và hạnh phúc”. XIĐENBICỐP Phân viện Puskin – Nga “Đôi tay trồng nên những bông hoa là đôi tay vàng ngọc. Bông hoa đua nở như cuộc đời đơm bông vinh quang thay cho lao động và con người thật vui, hạnh phúc vì con người đó đã làm cho con người nở hoa”. PETER JANSEH (Tây Đức) Ngày 11/08/ 1991 “Tôi rất hài lòng với vườn hoa bởi ở đây tôi có thể biết thêm nhiều loài hoa. Tôi chúc tất cả những người làm vườn ở đây đạt nhiều kết quả trong tương lai.” I. GAS PARD (Pháp) Ngày 26/02/ 1992 “Người ta gọi tôi, bảo phải đi thôi…Tôi bảo! Không! Hãy để tôi ở nơi nầy một chút vì ở đây tôi có thể sống với cảnh thoải mái, tuyệt diệu và tự do vô cùng”. ĐẶNG XUÂN NHỰT Đại diện tập đoàn Khoa học kỹ thuật BOCCARD Pháp Ngày 13/3/1993. “Thưa chú Tư! Nghe và tận mắt thấy, chúng cháu trân trọng tài nghệ và lòng kiên trì chăm sóc những kỳ hoa dị thảo để làm đẹp cuộc đời thế hệ hôm nay và ngày sau. Chân thành kính chúc Chú sống khỏe và truyền nghề lại cho con cháu thế hệ nối tiếp sự nghiệp tài hoa tuyệt vời này”. Qua những tư liệu trên cho thấy vườn hồng Bác Tư Tôn là kiệt tác của thiên nhiên rất nổi tiếng được du khách trong và ngoài nước biết đến, họ hết lòng khen ngợi và hài lòng. Đây là thế hệ thứ ba có công nhất trong việc hình thành làng hoa kiểng Tân Quy Đông. Chính nó đã làm cơ sở, nền tảng cho làng hoa kiểng Tân Quy Đông phát triển như ngày hôm nay. Ngày nay vườn hồng đã trở thành tên của một con đường và mảnh vườn với diện tích khoảng hơn 5000m2 này của bác Tư để lại chỉ trồng những loại kiểng và hoa công trình, còn hoa hồng chỉ trồng vào dịp tết Nguyên đán, có lẽ đó là một điều đáng tiếc. Khi đến thăm vườn hồng bác Tư, bản thân tác giả cảm thấy ngậm ngùi khó tả và càng ngậm ngùi hơn khi đọc được những dòng chữ trong quyển nhật ký của du khách gần xa. (phụ lục 19) Ngoài nghệ nhân Tư Tôn, Tân Quy Đông còn có nhiều nghệ nhân nổi tiếng khác, có từ lâu đời với những khu vườn đất rộng, hoa kiểng sum suê, rực rỡ trăm hoa đua sắc tranh hương, đó là vườn của của ông: Hai Hương, Văn Phép, Tống Văn Hệ, Mười Cấn, Năm Sắm, Phạm Văn Nhạn (Bảy Nhạn), Võ Văn Phu, Trần Văn Dậu, Phạm Văn Xoài…Đó là những thế hệ đi trước khai phá, mở đường cho thế hệ sau. Hiện nay cũng có nhiều tên tuổi mang lại danh tiếng cho làng nghề như: Tống Văn Nghiệp, Trần Văn Hòa, Nguyễn Văn Nhàn, Lê Thanh Minh, Nguyễn Hoàng Võ Mộng Kha, Diệp Bình Trọng, Huỳnh Thanh Tú, Trần Văn Bình, Nguyễn Văn Bình An, Mai Hữu Tài, Trần Tấn Phương…Tất cả những nghệ nhân trên đã và đang từng ngày góp sức làm cho làng hoa Tân Quy Đông ngày càng phát triển vang tiếng gần xa và chắc hẳn trong tương lai sẽ còn nhiều nghệ nhân nổi tiếng để tô điểm cho làng hoa kiểng Tân Quy Đông thêm một nét son thắm sắc. 2.3.2. Hiện trạng sản xuất hoa kiểng 2.3.2.1. Diện tích Hiện nay, tổng diện tích sản xuất hoa và cây kiểng trên địa bàn tỉnh ước tính khoảng 271,86 ha phân bố chủ yếu tại thị xã Sa Đéc và thành phố Cao Lãnh. [50, 7] Phường Tân Quy Đông: gồm 4 khóm với diện tích trồng hoa kiếng là 190,3 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 387 ha chiếm 49,2% diện tích đất nông nghiệp. Tốc độ phát triển hoa kiểng phường Tân Quy Đông không ngừng tăng lên qua các năm: Năm 2005 là 105 ha; năm 2006 là 140,7 ha; năm 2007 là 150,1 ha; năm 2008 là 170,1 ha và đến năm 2009 là 190,3 ha. Như vậy chỉ trong vòng 5 năm diện tích hoa kiểng đã tăng 1,7 lần (phụ lục 10). Theo quy hoạch mở rộng diện tích hoa kiểng thị xã Sa Đéc giai đoạn 2009 - 2020 thì đến năm 2020 phường Tân Quy Đông sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng hoa kiểng là 240 ha. [68, 20] 2.3.2.2. Quy mô sản xuất Quy mô < 1000 m2 : 350 hộ, chiếm 29,167% Từ 1000 m2 - 2000 m2 : 600 hộ chiếm 50% Từ 2000 m2 - 5000 m2 : 250 hộ chiếm 20,75% Từ 5000 m2 -10000 m2 : 01 hộ chiếm 0,083% Bình quân mỗi hộ có 1.500 m2 hoa kiểng, chủ yếu từ 500 - 700m2/ hộ.[50, 7] Qua số liệu trên, cũng như số liệu điều tra 5 hộ trồng hoa kiểng (tháng 12/ 2009): Võ Minh Thông (sinh năm 1966, số nhà 456, Khóm Sa Nhiên phường Tân Quy Đông), Trần Văn Hòa (sinh năm 1945 số nhà 45, khóm Tân Mỹ, phường Tân Quy Đông), Nguyễn Thanh Hùng (sinh năm 1961, số nhà 186, khóm Tân Mỹ, phường Tân Quy Đông), Tống Tấn Nghiệp (sinh năm 1939, khóm Tân Mỹ, phường Tân Quy Đông). Nguyễn Khoa Nam (sinh năm 1981, số nhà 299, khóm Tân Huề, phường Tân Quy Đông). Kết quả chỉ có một hộ có diện tích trên 5.000m2 là gia đình bác Tống Tấn Nghiệp cho thấy hầu hết các hộ điều có qui mô sản xuất nhỏ, dưới 1 ha, chủ yếu dưới 5000 m2. [Ủy ban nhân dân phường Tân Quy Đông]. Điều đó cho thấy số hộ sản xuất hoa kiểng khá đông nhưng diện tích dành để sản xuất hoa kiểng thì chưa tương xứng với tiềm năng lao động và tay nghề của cư dân địa phương. Hiện nay, sản xuất hoa kiểng là một loại hình canh tác cho giá trị kinh tế cao. Qua khảo sát cho thấy thu nhập bình quân trên 1 ha hoa kiểng tại phường Tân Quy Đông cho giá trị 1 - 1,2 tỷ đồng/ha. Do nhu cầu của thị trường ngày càng lớn và giá trị thu nhập từ hoa kiểng cao đã kích thích sản xuất phát triển. Vì thế, diện tích ngày càng đang mở rộng và số hộ tham gia sản xuất ngày càng tăng. Hoa kiểng ở phường Tân Quy Đông sản xuất ở hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân. Nhưng chủ yếu là sản xuất trong hộ gia đình với tổng số hộ sản xuất hoa kiểng toàn phường (năm 2009) là 1238 hộ, chiếm 72,8% số hộ sản xuất nông nghiệp (1700 hộ) riêng ở từng khóm như sau: (phụ lục 8) - Khóm Tân Mỹ, làng hoa có 457 hộ sản xuất hoa kiểng, với 1217 lao động tham gia vào làng nghề/2410 người trong khóm. - Khóm Sa Nhiên, làng hoa có 291 hộ sản xuất hoa kiểng, với 954 số lao động tham gia vào làng nghề/2032 người trong khóm. - Khóm Tân Hiệp, làng hoa có 193 hộ sản xuất hoa kiểng, với 767 lao động tham gia làng nghề /2483 người trong khóm. - Khóm Tân Huề, làng hoa có 297 hộ sản xuất hoa kiểng, với 1298 số hộ lao động tham gia vào làng nghề /2467 người trong khóm. Ở Tân Quy Đông có hai khóm là Tân Mỹ và Sa Nhiên là sản xuất hoa kiểng với qui mô lớn nhất. Hiện nay, toàn phường có 11 doanh nghiệp tư nhân: Hùng Thy (Sa Nhiên), Út Thành (Sa Nhiên), Hồng Lan (Sa Nhiên), Cơ sở Trọng Tín (Sa Nhiên), Hoa kiểng số 1 (Tân Mỹ), Ngọc Phát (Tân Mỹ), Lạc Viên (Tân Mỹ), Phạm Thị Nhờ (Tân Mỹ)…và có 4 câu lạc bộ hoa kiểng trên địa bàn của phường. (phụ lục 20) Sản lượng trồng hoa kiểng của làng hoa Tân Quy Đông cũng ngày càng tăng lên qua mỗi năm. Năm 2005, sản lượng hoa kiểng đạt 3.700.000 giỏ; năm 2006, sản lượng hoa kiểng đạt 5.100.000 giỏ; năm 2007, sản lượng hoa kiểng đạt 5.700.000 giỏ; năm 2007, sản lượng hoa kiểng đạt 6.111.000 giỏ; năm 2008, sản lượng hoa kiểng đạt 7.600.000 giỏ. (phụ lục 11) 2.3.2.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm Nhiều nhà vườn đã liên kết với nhau trong quá trình sản xuất hoặc liên kết với các nhà vườn ở các địa phương khác như Bến tre, Thành phố Hồ Chí Minh để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nhờ vậy sản phẩm được tiêu thụ ngày càng nhiều. Do chuyển dịch để tạo sản phẩm đa dạng không những phục vụ thị trường Tết mà đến nay tại địa bàn phường đã chuyển dần sang sản xuất, tạo sản phẩm quanh năm phục vụ nhu cầu trang trí cho các trung tâm, cư dân tại chỗ và các địa phương khác. Quá trình đô thị hóa của các địa phương trong khu vực cũng như việc hình thành các khu công nghiệp, du lịch sinh thái đã tạo thị trường khá lớn thúc đẩy sản xuất hoa kiểng tại địa phương phát triển mạnh. Mặt khác, do sự du nhập nhiều chủng loại hoa và cây kiểng có giá trị nên thị trường của sản phẩm hoa và cây kiểng ở Tân Quy Đông ngày càng được mở rộng không những ở đồng bằng Sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh mà còn có mặt ở các tỉnh miền Trung, miền Bắc nước ta…Và bước đầu đã xuất khẩu tiểu ngạch qua các nước như Trung Quốc, Campuchia, Lào, Đài Loan… Với kinh nghiệm tay nghề của người dân địa phương kết hợp với sự đa dạng của sản phẩm, đã tạo nên những vùng sản xuất tập trung có cảnh quan đẹp. Nhờ vậy, quá trình thu hút du khách cũng là điều kiện tốt nhất để trưng bày, giới thiệu quảng bá sản phẩm hoa, cây kiểng của địa phương, góp phần hỗ trợ tích cực vào việc giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm hoa kiểng. Ở phường Tân Quy Đông hiện nay thị trường hoa kiểng đã có sức sống lan tỏa mạnh, người dân không chỉ bán sản phẩm cho các thương lái ở địa phương, hoặc đến thời vụ Tết Nguyên đán của dân tộc họ đã tự mình đem hoa kiểng tới các tỉnh lân cận để bán mà các nhà vườn còn đóng những vựa hoa kiểng ngay trên đất khách. Điển hình là bà Nguyễn Kim Chi, ở Tân Quy Đông, thị xã Sa Đéc. Gia đình bà Chi đã lên Sài Gòn từ năm 1998, ngụ tại đường Phan Huy Ích để mở vựa hoa. Bà Chi tâm sự "Hồi đó mới lên Sài Gòn, tôi buồn lắm, cứ muốn về", "khoảng năm 1998 c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docẢnh hưởng của nghề hoa kiểng đối với kinh tế, văn hóa - xã hội phường Tân Quy đông Cơ hội, thách thức và các giải pháp cho làng hoa kiểng Tân Quy Đông.doc
Tài liệu liên quan