MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG PHỤC VỤ DU LỊCH 6
1.1. Khái niệm làng nghề truyền thống phục vụ du lịch 6
1.2. Mối quan hệ giữa làng nghề truyền thống và hoạt động du lịch 10
1.3. Kinh nghiệm trong việc khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở một số địa phương và một số nước 35
Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG PHỤC VỤ DU LỊCH Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 44
2.1. Khái quát về du lịch và nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ của các làng nghề truyền thống của du khách ở tỉnh Thừa Thiên Huế 44
2.2. Tình hình hoạt động của các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế 49
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG PHỤC VỤ DU LỊCH Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 70
3.1. Phương hướng khôi phục phát triển các làng nghề truyền thống nói chung và các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch nói riêng ở tỉnh Thừa Thiên Huế 70
3.2. Các giải pháp cơ bản để khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống nhằm phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế 86
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 103
KẾT LUẬN 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
PHỤ LỤC 111
109 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5772 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hống ở nông thôn ở tỉnh nói riêng [26].
2.1.2.2. Hệ thống các trường đại học và trường đào tạo nghề
Tỉnh Thừa Thiên Huế có hệ thống đào tạo đại học và trên đại học với quy mô lớn gồm 7 trường đại học và 5 trung tâm nghiên cứu khoa học tự nhiên và xã hội. Đến năm 2007, toàn tỉnh có 42 cơ sở đào tạo nghề, trong đó có 4 trường cao đẳng, 4 trường trung học chuyên nghiệp, 1 trường dạy nghề và 33 trung tâm đào tạo nghề có quy mô khá. Ngoài ra, còn có trên 70 cơ sở đào tạo nghề nhỏ lẻ thuộc các doanh nghiệp tư nhân và hàng trăm hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề truyền thống đang kèm cặp và truyền nghề tại chỗ cho hàng trăm lao động đang học việc. Hàng năm có khoảng 15.000 lao động qua đào tạo nghề trong đó có khoảng 3.000 lao động học nghề dài hạn và 12.000 học nghề ngắn hạn.
So với các địa phương khác trong khu vực miền Trung nói riêng và cả nước nói riêng, Thừa Thiên Huế là tỉnh có nhiều cơ sở đào tạo nguồn nhân lực với chất lượng cao. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và nhất là đối với quá trình khôi phục, phát triển ngành nghề và làng nghề truyền thống ở nông thôn trong giai đoạn 2007 - 2015 [26].
2.1.2.3. Tiềm năng du lịch
Tiềm năng du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế rất phong phú và đa dạng bao gồm cả sông, núi, hồ, đầm phá, rừng, núi, biển … và các di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng như quần thể di tích cố đô Huế và nhã nhạc cung đình là những di sản văn hóa vật thê và phi vật thể của thế giới đã được UNESCO công nhận. Ngoài ra còn có hàng trăm đình, chùa với kiến trúc dân tộc độc đáo cùng với một kho tàng văn hóa phi vật thể đồ sộ là các loại hình lễ hội tôn giáo, dân gian, cung đình… tài nguyên du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phân bố khá tập trung ở một số địa bàn như thành phố Huế và vùng phụ cận, Cảnh Dương - Lăng Cô - Bạch Mã - Hải Vân, A Lưới - Đường Hồ Chí Minh … đây là một trong những tiềm năng thế mạnh để xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với đủ các loại hình du lịch thích hợp như sinh thái, du lịch biển, du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng, nghiên cứu… đồng thời đây cũng là một trong những tiền đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng thúc đẩy các làng nghề truyền thống phát triển trong đó các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch là có khả năng phát triển mạnh hơn cả.
2.1.2.4. Cơ sở hạ tầng
- Hệ thống giao thông: thuận tiện cho phát triển du lịch và mở rộng lưu thông hàng hóa, từ đó tạo điều kiện cho các làng nghề truyền thống phát triển theo hướng chuyên phục vụ du lịch.
Về đường bộ:
Các tuyến đường bộ trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây thường xuyên được đầu tư, nâng cấp, mở rộng. Hầm đèo Hải Vân đưa vào sử dụng từ năm 2005 đã giảm bớt thời gian, rủi ro cho vận chuyển hàng hóa và du lịch cũng như đi lại của nhân dân trong nước. Ngoài quốc lộ 1A chạy xuyên suốt từ Bắc đến Nam, còn có quốc lộ 49 đi sang Lào, các quốc lộ 49B, 14, đường Hồ Chí Minh, các tỉnh lộ 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8A, 8B… cùng nhiều tuyến đường ngang khác đã đầu tư xây dựng cùng với các cầu lớn như Trường Hà, Tư Hiền, Chợ Dinh, Cầu Tùng… đã tạo điều kiện giao lưu thuận lợi giữa các vùng trong tỉnh với các tỉnh phụ cận.
Về đường thủy:
Sông ngòi Thừa Thiên Huế có đặc điểm ngắn và dốc về mùa khô thường cạn mùa mưa nước chảy xiết nên ít thuận lợi cho vận tải đường thủy. Có hệ thống cảng gồm cảng Thuận An, cảng Chân Mây đã được xây dựng và sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng để trở thành cảng nước sâu phục vụ mục đích thương mại, du lịch và xuất nhập khẩu hàng hóa của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và các nước trên trục hành lang kinh tế Đông Tây thông qua quốc lộ 9 và quốc lộ 49.
Về đường sắt:
Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua tỉnh với chiều dài khoảng 101 km có 5 ga đỗ, trong đó ga Huế giữ vai trò quan trọng trong việc vận tải hành khách và hàng hóa.
Về đường hàng không:
Cảng hàng không quốc tế Phú Bài là một trong những cảng hàng không lớn của cả nước, cách thành phố Huế 15km thuận lợi cho việc đi lại của hành khách.
- Hệ thống cấp điện: ngoài hệ thống lưới điện quốc gia với khoảng 315 km đường dây trung thế và trên 1000 km đường dây hạ thế với trên 450 trạm biến áp phân phối thì một số nhà máy thủy điện đang được đầu tư như Hương Điền, Bình Điền và A Lưới sẽ đưa vào vận hành trong những năm từ 2008 - 2012, có hệ thống phát điện dự phòng Diesel cùng với công suất 7200 KVA để đảm bảo cấp điện cho những công trình quan trọng khi có sự cố điện lưới.
- Hệ thống cấp nước sạch: hệ thống cấp nước sạch cho thành phố Huế và các vùng phụ cận thì nguồn nước được lấy từ nước mặt sông Hương; cho các huyện Hương Trà và Quảng Điền thì lấy từ sông Bồ; ở Chân Mây thì lấy từ khe nước Bôghe và khe Mệ; cho Nam Đông thì lấy từ sông Tả Trạch; cho Phú Bài lấy từ nguồn nước ngầm.
- Hệ thống thông tin liên lạc: tương đối phát triển, về bưu chính đã có các dịch vụ chất lượng cao, hiện tại cáp quang đã về đến các trung tâm huyện các dịch vụ Internet, ADSL,… ngày càng phát triển, đáp ứng tốt như cầu của nhân dân và sản xuất ở các trung tâm, các khu công nghiệp trong tỉnh.
2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG PHỤC VỤ DU LỊCH Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.2.1. Các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch
2.2.1.1. Các loại làng nghề truyền thống
Qua kết quả điều tra khảo sát thực tế tại các địa phương để thu thập số lượng các làng nghề cũng như đặc điểm của các làng nghề trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay có tất cả 88 làng nghề trong đó có 69 làng nghề truyền thống và 8 làng nghề, 8 làng nghề tiểu thủ công nghiệp và 11 làng nghề mới du nhập (xem bảng 2.1).
Bảng 2.1: Danh mục các địa phương có làng nghề và đặc điểm của các làng nghề
Tên huyện/xã có làng nghề
Ngành nghề chủ yếu
Đặc điểm của làng nghề
Truyền thống
Tiểu thủ công nghiệp
Mới du nhập
A
B
C
D
E
1. Thành phố Huế
1.1. Xã Thủy An
Sản xuất bún tươi và bột lọc
Phố nghề sản xuất bún tươi và bột lọc
X
1.2. Xã Thủy Xuân
Đúc đồng
Đúc đồng hoặc kim loại
X
1.3. Phường Đúc
Đúc đồng
Đúc đồng hoặc kim loại
X
2. Huyện Phong Điền
2.1. Xã Phong Bình
- Đệm bàng Phò Trạch
- Đệm bàng Triều Quý
- Đệm bàng Đông Mỹ
- Dệt lưới ngư cụ Đông Phú
- Dệt lưới Vân Trình
- Dệt lưới Trung Thành
- Mây tre đan Vĩnh An
Đệm bàng & sx nông nghiệp
Đệm bàng & sx nông nghiệp
Đệm bàng & sx nông nghiệp
Đan lưới ngư cụ
Đan lưới ngư cụ
Đan lưới ngư cụ
Sản xuất nông nghiệp
X
X
X
X
X
X
X
2.2. Xã Phong Hòa
- Mộc Mỹ Xuyên
- Mộc Đông Thương
- Gốm Phước Tích
- Mây tre đan Trạch Phổ
Mộc mỹ nghệ, điêu khắc
Mộc mỹ nghệ, điêu khắc
Sản xuất gốm nung
Sản xuất nông nghiệp
X
X
X
X
2.3. Xã Phong Hiền
- Rèn Hiền Lương
- Đan lùng Cao Ban
Rèn công cụ, dụng cụ
Sản xuất nông nghiệp
X
X
2.4. Xã Phong Sơn
- Mây tre đan Từ Chánh
- Nón lá Thanh Tân
Sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp
X
X
2.5. Xã Phong Hải
- Chế biến nước mắm Hải Thế
Chế biến nước mắm và thủy hải sản khác
X
2.6. Xã Phong Mỹ
- Chế biến tương măng Lưu Hiền Hòa
Sản xuất nông lâm nghiệp
X
2.7. Xã Phong Xuân
- Mây tre đan Phong Xuân
Sản xuất nông lâm nghiệp
X
2.8. Xã Điền Hương
- Mây tre đan Thanh Hương Lâm
Sản xuất nông nghiệp
X
2.9. Xã Phong Chương
- Làng rượu Mỹ Phú
- Mây tre đan Lương Mai
Sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp
X
X
3. Huyện Quảng Điền
3.1. Xã Quảng Công
- Làng nước mắm Tân Thành
- Làng nước mắm An Lộc
Chế biến nước mắm và thủy hải sản khác
X
X
3.2. Xã Quảng Phú
- Làng tre đan Bao La
- Làng nón Phú Lễ
- Làng vành nón Hạ Lang
Sx nông nghiệp và đan lát
Sx nông nghiệp và làm nón lá
Sx nông nghiệp và làm vành nón
X
X
X
3.3. Xã Quảng Vinh
- Mộc dân dụng Phổ Lai
- Sản xuất bún Ô Sa
Sx nông nghiệp và làm mộc
Sản xuất nông nghiệp
X
X
3.4. Xã Quảng Lợi
Làng tre đan Thủy Lập
Sx nông nghiệp và đan lát
X
3.5. Xã Quảng An
- Thêu An Xuân
- Thêu Phú Lương B
Sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp
X
X
4. Huyện Hương Trà
4.1. Xã Hương Vinh
- Gạch ngói Thủy Phú
- Rèn Bao Vinh
- Chạm cẩn Địa Linh
Sản xuất gạch ngói
Rèn và sx hàng ngũ kim
Chạm cẩn và sx nông nghiệp
X
X
X
4.2. Xã Hương Toàn
- Sản xuất bún Vân Cù
- Gạch ngói Nam Thanh
- Sản xuất nón lá Hương Cần
- Sản xuất rượu thủ công Dương Sơn
Sx nông nghiệp và làm bún
Sản xuất gạch ngói
Sx nông nghiệp và nón lá
Sản xuất nông nghiệp và nấu rượu
X
X
X
X
4.3. Xã Hương Hồ
- Làng mộc An Bình
- Sản xuất bánh đa, bánh tráng Lựu Bảo
Sản xuất mộc dân dụng
Sản xuất nông nghiệp và bánh đa
X
X
4.4. Xã Hương Văn
- Ép dầu lạc Văn Xá
Sản xuất nông nghiệp và ép dầu
X
4.5. Xã Hương Vân
- Đan lát Lai Thành
Sản xuất nông nghiệp và đan lát
X
5. Huyện Phú Vang
5.1. Xã Phú Hồ
- Làng nón Đông Đỗ
Sx nông nghiệp và làm nón
X
5.2. Xã Phú Mỹ
- Làng nón lá An Lưu
- Làng nón lá Mỹ Lam
Sx nông nghiệp và làm nón
Sx nông nghiệp và làm nón
X
X
5.3. Xã Phú An
- Làng nón lá Truyền Nam
- Làng rượu An Truyền
Sx nông nghiệp và làm nón
Sản xuất nông nghiệp
X
X
5.4. Xã Phú Hải
- Chế biến nước mắm Cự lại
Chế biến thủy hải sản
X
5.5. Xã Phú Thuận
- Chế biến nước mắm An Dương
Chế biến thủy hải sản
X
5.6. Xã Phú Mậu
- Làng tranh giấy Sình
- Làng hoa giấy Thanh Tiên
Sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp
X
X
5.7. Xã Phú Dương
- Mộc mỹ nghệ Dương Nỗ
Sản xuất nông nghiệp
X
5.8. Xã Phú Thượng
- Mộc mỹ nghệ Lại Thế
Sản xuất nông nghiệp
X
5.9 Xã Vinh Thanh
- Làng tre đan Hà Thanh
- Làng sx rượu Hà Thanh
Sx nông nghiệp và tre đan
Sản xuất nông nghiệp
X
X
6. Huyện Hương Thủy
6.1. Xã Dương Hòa
- Sx tăm hương Buồng Tằm
- Sx tăm hương Thôn Hạ
- Sx tăm hương Dương Hòa
Sản xuất tăm hương
Sản xuất tăm hương
Sản xuất tăm hương
X
X
X
6.2. Xã Thủy Bằng
- Sản xuất tăm tre Võ Xá
- Sản xuất tăm tre Dạ Khê
- Sản xuất tăm tre Vỹ Dạ
Sản xuất tăm tre
Sản xuất tăm tre
Sản xuất tăm tre
X
X
X
6.3. Xã Thủy Châu
- Làng rèn Cầu Vực
Rèn công cụ và dụng cụ
X
6.4. Xã Thủy Phương
- Sản xuất chổi đót Thanh Lam
Sản xuất chổi đót và sản xuất nông nghiệp
X
6.5. Xã Thủy Thanh
- Làng nón Thanh Thủy Chánh
- Làng nón Lang Xá Cần
- Làng nón Vân Thê Đập
- Làng nón Vân Thê
- Làng nón Xá Bần
Sx nông nghiệp và làm nón
Sx nông nghiệp và làm nón
Sx nông nghiệp và làm nón
Sx nông nghiệp và làm nón
Sx nông nghiệp và làm nón
X
X
X
X
X
7. Huyện Phú Lộc
7.1. Xã Lộc Vĩnh
- Chế biến nước mắm Bình An
Chế biến thủy hải sản
X
7.2 Xã Vinh Hiền
- Chế biến nước mắm Hiền An
Chế biến thủy hải sản
X
7.3. Xã Lộc Điền
- Làng sản xuất đá chẻ Bạch Thạch
Sản xuất đá chẻ
X
7.4. Xã Lộc Tiến
- Làng sx đá chẻ Trung Kiên
- Làng sx đá chẻ Thổ Sơn
- Làng sx đá chẻ Song Thủy
Sản xuất đá chẻ
Sản xuất đá chẻ
Sản xuất đá chẻ
X
X
X
7.5. Xã Lộc An
- Làng sản xuất tinh bột lọc Xuân Lai
Sản xuất nông nghiệp và chế biến bột sắn
X
7.6. Xã Lộc Thủy
- Làng sản xuất tinh dầu tràm Phước Hưng
Sản xuất nông lâm nghiệp
X
8. Huyện Nam Đông
8.1. Xã Hương Phú
- Sản xuất chổi đót
Sản xuất chổi đót
X
8.2. Thị trấn Khe Tre
- Sản xuất chổi đót
- Chế biến cau khô
Sản xuất chổi đót
Chế biến cau quả khô
X
X
8.3. Xã Hương Hòa
- Rèn
- Chế biến cau khô
Rèn công cụ phục vụ sx nn
Chế biến cau quả khô
X
X
8.4. Xã Thượng Long
- Thêu
Thêu gia công xuất khẩu
X
8.5. Xã Hương Hữu
- Dệt dèn
Dệt vải dèn
X
9. Huyện A Lưới
9.1. Xã A Đớt
- Dệt dèn Aroh
- Dệt dèn Chi Lanh
Dệt dèn
Dệt dèn
X
X
9.2. Xã A Roàng
- Dệt dèn Aka-Achi
- Dệt dèn A Roàng
- Dệt dèn Amin
Dệt dèn
Dệt dèn
Dệt dèn
X
X
X
9.3. Xã Nhâm
- Dệt dèn Nhâm
- Dệt dèn A Hứa
- Dệt dèn PAE
- Tre đan Nhâm
Dệt dèn
Dệt dèn
Dệt dèn
Tre đan
X
X
X
X
TỔNG CỘNG TOÀN TỈNH
88 LÀNG NGHỀ
69
8
11
Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế (tháng 1 năm 2009).
Trên đây là toàn bộ số làng nghề hiện có với những đặc điểm cụ thể trong địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngoài ra ở các huyện còn khoảng trên 20 làng nghề khác do tình hình sản xuất không ổn định, số hộ hoạt động nghề trong làng so với tổng số hộ hiện có quá thấp nên không đưa vào diện nghiên cứu, điều tra kỹ để phục vụ luận văn này. Đặc biệt ở thành phố Huế ngoài các làng nghề hoặc phường nghề đã liệt kê ở bảng 2.1, đến nay có một số phường hoặc xã có một số nghề nổi tiếng của Huế đang hoạt động phân tán ở các địa bàn nhưng chưa đạt được tiêu chí làng nghề do mức độ sản xuất còn thiếu ổn định, nặng tính thời vụ, số hộ tập trung theo địa bàn còn nhỏ…
2.2.1.2. Tình hình hoạt động ở các làng nghề truyền thống
Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế tính từ năm 2000 đến đầu năm 2009, có đến 88 làng nghề đang hoạt động với các mức độ khác nhau, thể hiện qua các bẳng số liệu dưới đây.
Bảng 2.2: Mức độ hoạt động sản xuất của các làng nghề từ năm 2000 đến nay
Năm
Tổng số làng nghề
Mức độ hoạt động sản xuất của các làng nghề
Tốt
Trung bình
Yếu hoặc ngưng hoạt động
Số làng nghề
Tỷ trọng (%)
Số làng nghề
Tỷ trọng (%)
Số làng nghề
Tỷ trọng (%)
2000
77
5
6,49
52
67,53
20
25,97
2001
82
6
7,32
59
71,95
17
20,73
2002
82
8
9,76
59
71,95
15
18,29
2003
84
8
9,52
61
72,62
15
17,86
2004
85
7
8,24
65
76,47
13
15,29
2005
86
8
9,3
65
75,58
13
15,12
2006
87
9
10,34
66
75,86
12
13,79
2007
88
10
11,36
67
76,14
11
12,5
2008
88
11
12,5
68
77,27
9
10,23
2009
88
12
13,64
68
77,27
8
9,09
Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế (đến tháng 1 năm 2009)
Theo bảng 2.2, từ năm 2000 đến nay, tổng số làng nghề trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có sự thay đổi từ chỗ có 77 làng nghề tăng lên 88 làng nghề, nguyên nhân là do những năm gần đây có xuất hiện một số làng nghề mới du nhập.
Để thấy được tình hình, mức độ hoạt động của các làng nghề qua các năm, dựa vào số liệu ở bảng 2.2 ta có biểu đồ 2.1 dưới đây:
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng hoạt động sản xuất của các làng nghề từ năm 2000 đến nay
Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế (đến tháng 1 năm 2009)
Theo biểu đồ 2.1, mức độ hoạt động của các làng nghề có sự thay đổi qua các năm nhưng không đáng kể cụ thể là số làng nghề hoạt động ở mức tốt năm 2000 chiếm 6,49% lên 13,64% năm 2009, nguyên nhân là do vừa có sự tăng lên về số làng nghề vừa có sự đầu tư khôi phục và phát triển các làng nghề có tiềm năng du lịch. Các làng nghề hoạt động ở mức trung bình chiếm tỷ trọng tương đối lớn, khá ổn định qua các năm cụ thể là năm 2000 chiếm 67,53% và đến năm 2009 là 77,27%, nguyên nhân chủ yếu là do các làng nghề trên địa bàn tỉnh chưa thực sự được đầu tư tương xứng với tiềm năng của nó và các cấp chính quyền chưa thực sự có các chính sách quan tâm đến sự phát triển của các làng nghề trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. Còn lại là các làng nghề hoạt động ở mức yếu hoặc ngừng sản xuất, số này chiếm tỷ trọng năm 2000 là 25,97% nhưng đến năm 2009 chỉ 9,09 %, cho ta thấy xu hướng các làng nghề hoạt động yếu hoặc ngừng sản xuất càng ngày có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân chủ yếu là do các hộ, cơ sở sản xuất ở các làng nghề bước đầu đã có sự quan tâm đúng mức đến việc khôi phục, phát triển các làng nghề [26].
Nhìn một cách tổng quát biểu đồ 1 ta thấy gần 10 năm khôi phục và phát triển các làng nghề trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thì tỷ trọng các làng nghề hoạt động ở mức trung bình là chủ yếu, chiếm tỷ trọng khá lớn. Đây là thực trạng mà Nhà nước và chính quyền của tỉnh Thừa Thiên Huế đặc biệt chú ý để có các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hoạt động sản xuất của các làng nghề này lên mức tốt hơn tương xứng với tiềm năng của nó.
Qua đó, ta thấy rằng có 69 làng nghề truyền thống đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó có một số làng nghề bước đầu được xây dựng và phát triển theo hướng nhằm phục vụ du lịch là chính.
Tính đến tháng 1 năm 2009, tỉnh Thừa Thiên Huế có 7 làng nghề truyền thống phục vụ du lịch gồm: làng đúc đồng ở phường Đúc, làng mộc Mỹ Xuyên, làng mộc mỹ nghệ Dương Nỗ, làng tranh giấy Sình, làng gốm Phước Tích, làng nón Đông Đỗ, làng thêu An Xuân.
Tuy nhiên, từ năm 2000 đến nay, mặc dù biết được tiềm năng là rất lớn nhưng việc thực hiện theo mục đích đã đề ra là rất thấp, được thể hiện qua bảng 2.3 như sau:
Bảng 2.3: Số lượng các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch
Năm
Tổng số làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống phục vụ du lịch
Số làng nghề
Tỷ trọng (%)
2000
69
1
1,44
2001
69
2
2,88
2002
69
2
2,88
2003
69
4
5,76
2004
69
5
7,2
2005
69
6
8,64
2006
69
6
8,64
2007
69
7
10,08
2008
69
7
10,08
2009
69
7
10,08
Nguồn Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế (đến tháng 1 năm 2009)
Dựa vào số liệu ở bảng 2.3, ta có biểu đồ 2.2 như sau:
Biểu đồ 2.2: Mức tăng làng nghề từ 2000-2009
Nguồn Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế (đến tháng 1 năm 2009).
Như vậy, qua bảng 2.3 và biểu đồ 2.2 ta thấy số lượng các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch là rất thấp, từ năm 2000 đến 2009 chỉ có 7 làng nghề, tốc độ tăng về số lượng làng nghề là chậm, trung bình hàng năm chỉ phát triển thêm được 1 đến 2 làng nghề mà thôi; chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng số làng nghề truyền thống đang hoạt động trên địa bàn tỉnh cụ thể là năm 2000 chỉ chiếm 1.44% và đến năm 2009 chiếm 10,08% [26].
Trên đây mới phản ánh về mặt số lượng của các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch, còn về tình hình hoạt động của chúng thì được biểu hiện ở bảng 2.4.
Bảng 2.4: Mức độ hoạt động phục vụ du lịch của các làng nghề truyền thống từ năm 2000 đến tháng 1 năm 2009
Năm
Số lượng làng nghề truyền thống phục vụ du lịch
Mức độ hoạt động phục vụ du lịch
Hiệu quả
Không hiệu quả
Số làng nghề
Tỷ trọng (%)
Số làng nghề
Tỷ trọng (%)
2000
1
0
0
1
100
2001
2
0
0
2
100
2002
2
1
50
1
50
2003
4
1
25
3
75
2004
5
2
40
3
60
2005
6
3
50
3
50
2006
6
3
50
3
50
2007
7
3
42,9
4
57,1
2008
7
2
28,6
5
71,4
2009
7
3
42,9
4
57,1
Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế đến tháng 1 năm 2009.
Qua bảng 2.4, ta thấy số lượng làng nghề truyền thống phục vụ du lịch có tăng nhưng không đáng kể qua giai đoạn 2000-2009, tuy nhiên mức độ hoạt động của nó nhìn chung là không hiệu quả, số lượng làng nghề hoạt động không hiệu quả có xu hướng tăng nhẹ.
Như vậy, từ năm 2000 Huế đã được chọn là thành phố Festival của Việt Nam thì việc xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch như trên là chưa tương xứng. Đây là thực trạng mà các cấp chính quyền của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và của Nhà nước nói chung phải thực sự quan tâm, đầu tư để đẩy mạnh quá trình xây dựng các làng nghề truyền thống thành các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch, có vậy mới vừa khôi phục và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt nam vừa có thể quảng bá nước Việt Nam tới các nước trong khu vục và trên thế giới.
Với số lượng làng nghề truyền thống phục vụ là rất ít như đã phân tích ở trên nhưng mức độ hoạt động của nó trong việc phục vụ du lịch cũng rất kém. Qua bảng 2.4 ta có biểu đồ 2.3 như sau:
Biểu đồ 2.3: Tình hình hoạt động của các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch từ năm 2000 đến tháng 1 năm 2009
Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế (đến tháng 1 năm 2009)
Qua biểu đồ 2.3, ta thấy các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch hoạt động không hiệu quả qua các năm chiếm tỷ trọng là khác nhau ở mức khá lớn, cụ thể là năm 2000 là 100% các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch không hiệu quả và đến năm 2009 giảm xuống 57,1 %. Nguyên nhân chủ yếu là do có sự thay đổi về số lượng làng nghề truyền thống phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh, do các cấp chính quyền đã có sự quan tâm bước đầu đúng mức trong việc xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống thành các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch phù hợp với tiềm năng vốn có của tỉnh Thừa Thiên Huế [26].
Còn lại là các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch hoạt động hiệu quả có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể là năm 2000 không có làng nghề truyền thống phục vụ du lịch nào hoạt động hiệu quả thì đến năm 2009 có đến 42,9 % số làng nghề truyền thống phục vụ du lịch hoạt động hiệu quả.
2.2.1.3. Thực trạng hoạt động sản xuất và dịch vụ ở các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch trên địa bàn toàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- Về sản phẩm của các làng nghề
Hầu hết sản phẩm của các làng nghề là sản phẩm thủ công nghiệp vừa có giá trị kinh tế vừa có giá trị văn hóa truyền thống riêng. Các làng nghề trên địa bàn tỉnh hiện tập trung vào 11 nhóm sản phẩm chủ yếu, vừa phục vụ cho nhu cầu tại chỗ, vừa phục vụ cho nhu cầu của du khách.
Nhóm sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tại chỗ
Thứ nhất, nhóm sản phẩm đúc đồng: phát triển ở thành phố Huế với khoảng trên 40 hộ lao động thường xuyên và trên 20 hộ làm theo thời vụ kết hợp kinh doanh dịch vụ du lịch tập trung ở xã Thủy Xuân và Phường Đúc. Sản phẩm đúc đồng khá đa dạng như hàng thủ công mỹ nghệ, đồ thờ tự, sản phẩm đúc công nghiệp… Đặc biệt có một số sản phẩm đúc phục vụ tôn tạo, phục vụ các di tích văn hóa như tượng danh nhân, đại hồng chung…, các sản phẩm đặc thù này thể hiện nét độc đáo về trình độ tay nghề của các người thợ đúc ở Huế và kỹ thuật đúc những sản phẩm có khối lượng lớn. Nhìn chung sản phẩm của nghề đúc chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước, đối với sản phẩm thủ công mỹ nghệ thì khả năng cạnh tranh còn thấp bởi mẫu mã chậm đổi mới chưa áp dụng các kỹ thuật mới nên sản phẩm còn tiêu tốn nhiều nguyên liệu làm cho giá thành cao…
Thứ hai, nhóm sản phẩm gạch ngói và gốm nung: các sản phẩm gạch ngói ở 2 làng nghề Nam Thanh và Thủy Phú có nhu cầu khá lớn, đặc biệt là thị trường nông thôn trong tỉnh và Quảng Trị phục vụ xây dựng các công trình dân dụng thấp tầng. Tuy nhiên, do điều kiện sản xuất đang xen lẫn trong khu dân cư nên không thể phát triển được. Đây là ngành có nhiều triển vọng phát triển tốt trong tương lai vì vậy phải di dời đến nơi sản xuất tập trung. Riêng sản phẩm gốm của làng nghề Phước Tích còn nhiều hạn chế về mẫu mã, chất lượng sản phẩm… nên thị trường tiêu thụ còn khó khăn, khó kết hợp phục vụ du lịch làng cổ Phước Tích.
Thứ ba, nhóm sản phẩm tre đan, nón lá, đệm bàng, chổi đót: đây là nhóm sản phẩm khá đa dạng với nhiều chủng loại với nhiều quy cách khác nhau tùy theo đặc thù của nghề. Tuy nhiên mẫu mã, chất lượng sản phẩm còn nhiều hạn chế chỉ chủ yếu phục vụ nhu cầu nội địa và trong tỉnh, một số sản phẩm tre đan bước đầu đang làm gia công xuất khẩu cho các công ty lớn nhưng chất lượng sản phẩm không ổn định. Tuy vậy nhóm nghề này đã góp phần đáng kể trong giải quyết lao động nông nhàn và tăng thu nhập cho các hộ gia đình như sản xuất nón lá, chổi đót, tre đan. Đây là nhóm sản phẩm thuộc các làng nghề có nhiều tiềm năng phát triển để phục vụ du lịch và xuất khẩu nhất là những sản phẩm đan lát từ tre, mây, lát… đang có thị trường khá lớn cả trong và ngoài nước.
Thứ tư, nhóm sản phẩm rèn và hàng ngũ kim đồ gia dụng: sản phẩm truyền thống của các làng nghề là các loại công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất và gia dụng không còn phù hợp với xã hội hiện tại do vậy nhiều hộ rèn đã chuyển đổi nghề vừa kết hợp hàng ngũ kim phục vụ gia dụng vừa kết hợp sữa chữa máy móc phục vụ nông ngư nghiệp. Hiện chỉ có một số ít hộ còn duy trì sản xuất các loại nông cụ sản xuất nông nghiệp theo đơn đặt hàng của khách hàng.
Thứ năm, nhóm sản phẩm đá chẻ: đây là sản phẩm đặc thù của các làng nghề thủ công ở Phú Lộc chủ yếu phục vụ xây dựng các công trình dân dụng, công cộng và đang có nhu cầu lớn cả trong và ngoài nước.
Thứ sáu, nhóm sản phẩm chế biến lương thực và thực phẩm: các mặt hàng của nhóm sản phẩm này chủ yếu là sản xuất bún, bánh đa, nước mắm, tôm chua… phát triển khá mạnh chủ yếu phục vụ nhu cầu trong tỉnh và khách du lịch, không bị cạnh tranh bởi nhiều sản phẩm cùng loại.
Thứ bảy, nhóm sản phẩm dệt dèn và dệt lưới ngư cụ: sản phẩm còn nhiều hạn chế về mẫu mã và tính đa dạng, chủ yếu tự sản tự tiêu trên địa bàn và phụ cận. Tuy nhiên nếu biết đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng thì sẽ mở được thị trường tiêu thụ lớn; sản phẩm dệt dèn của đồng bào dân tộc A Lưới muốn khôi phục, phát triển cần phải đổi mới phương thức dệt, nên sản xuất thêm những sản phẩm là hàng thủ công mỹ nghệ hàng lưu niệm phục vụ du lịch và xuất khẩu.
Thứ tám, nhóm sản phẩm dầu lạc và dầu tràm hầu như không phát triển vì nhu cầu của thị trường quá thấp hoặc không có do có nhiều sản phẩm công nghiệp thay thế do chất lượng và mẫu mã tốt hơn
Thứ chín, nhóm sản phẩm hoa giấy và tranh giấy: sản phẩm thuộc nhóm này mang tính thời vụ chủ yếu phục vụ tín ngưỡng và các ngày lễ hội dan gian trong địa bàn tỉnh vì vậy mẫu mã và chất lượng chậm thay đổi nhưng vì nhu cầu tín ngưỡng là không phải để trang trí nên người mua ít chú ý đến thẩm mỹ. Đây là nhóm sản phẩm có tiềm năng đưa vào phục vụ du lịch rất lớn như cho du khách trực tiếp làm các sản phẩm hoa giấy, tranh giấy... Cho nên cần phải có hướng cụ thể để phát triển thành các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch.
Nhóm sản phẩm phục vụ nhu cầu của du khách
Thứ nhất, nhóm sản phẩm mộc mỹ nghệ và mộc cao cấp: sản phẩm của các làng nghề này tuy đã được nhiểu thị trường trong và ngoài nước biết đến nhưng do khả năng sản xuất còn nhỏ nên chỉ phục vụ nội địa hoặc tham gia xuất khẩu tại chỗ thông qua việc mua bán với khách du lịch nước ngoài hoặc xuất khẩu gián tiếp thông qua một số công