Luận văn Lao động nữu ở nông thôn Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Kết quả hồi quy nhìn chung đồng nhất với những kết quả phân tích mô tả ở trên. Nếu giữ nguyên các biến khác thì nam giới có xu hướng làm nhiều công việc hơn phụ nữ. Tỷ lệ lao động làm hai việc trở lên ở vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long tương đối cao chứng tỏ người nông dân ở hai vùng này đã làm những việc khác trong thời gian rảnh rỗi giữa hai kỳ gieo cấy và thu hoạch. Năm 1998 lao động làm hai việc trở lên phổ biến như nhau ở các nhóm thu nhập, trừ nhóm giàu nhất.

Sự khác biệt về giới tính vẫn còn lớn. Năm 1993, một lao động nữ có xác suất làm hai công việc là 35% nhưng là đàn ông thì xác suất sẽ là 45%. Đến năm 1998 xác suất này đã tăng lên 46%. Yếu tố khu vực cũng có ảnh hưởng lớn. Giả sử khu vực nông thôn có 35% lao động trong độ tuổi làm việc trở lên, nhưng nếu đổi thành khu vực thành thị (giữ nguyên các yếu tố khác) thì xác suất sẽ là 21% năm 1993, và 16% năm 1998. Tóm lại, làm nhiều công việc là hiện tượng đặc biệt phổ biến đối với lao động nam nông thôn và ở hai vựa lúa của Việt Nam.

Trong một nền kinh tế tăng trưởng nhanh như ở Việt Nam, thường có khuynh hướng thay đổi nghề nhanh chóng vì các công ty và thậm chí cả ngành có thể phát triển hoặc sa sút. Các tác động vùng cho thấy, nói chung xác suất đổi nghề cao hơn ở phía Bắc so với phía Nam Việt Nam. Một lao động ở đồng bằng sông Hồng có xác suất chuyển nghề 42% trong khi một lao động tương đương ở đồng bằng sông Cửu Long có xác suất chuyển nghề chỉ 22%. Ở thị trường lao động nông thôn, nam giới trung bình làm 1,5 nghề, phụ nữ điển hình là 1,3 nghề. Khoảng 38% số lao động có nghề phụ và 22% lao động đã đổi nghề trong năm trước khi được phỏng vấn.

Trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, xu thế chuyển dịch lao động từ nông thôn ra đô thị, từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ đã tạo ra những biến đổi rất đáng quan tâm trong phân công lại lao động ở nông thôn. Từ đây, vai trò của lao động nữ ở nông thôn trở thành chủ yếu. Phát huy được vai trò của phụ nữ trong các hoạt động kinh tế và quản lý xã hội trong vùng là một vấn đề mang ý nghĩa to lớn để làm bật dậy tiềm năng, thế mạnh nội sinh của vùng.

Ở nước ta lao động nữ chiếm 49,4% lực lượng lao động bao gồm 52% trong nông nghiệp, 49% trong các ngành dịch vụ, 48% trong các ngành công nghiệp và xây dựng. Những thay đổi trong thị trường lao động từ khi thực hiện chính sách “Đổi mới” đã ảnh hưởng lớn đến việc tuyển dụng lao động nữ. Mặt khác, việc dư thừa lao động do cổ phần hoá và giải thể một số doanh nghiệp nhà nước đã ảnh hưởng nhiều đến lao động nữ hơn là lao động nam, ước tính lực lượng lao động nữ dư thừa khoảng 60% đến 75%. Các lao động nữ đã tận dụng được các cơ hội việc làm mới nhờ sự phát triển của các khu công nghiệp và của khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là các hộ kinh doanh cá thể. Trong các doanh nghiệp công nghiệp có hơn 10 lao động thì tỷ lệ lao động phân chia theo giới tính là 43% nữ và 57% nam và chỉ có 4/10 lao động có tay nghề kỹ thuật là nữ. Khu vực kinh tế tư nhân trong công nghiệp đã tạo ra nhiều việc làm cho phụ nữ hơn, tại các hộ kinh doanh cá thể có tới 40,7% lao động là phụ nữ, những doanh nghiệp loại này có đặc điểm là chủ doanh nghiệp cũng đồng thời là người lao động. Vì vậy, có khoảng 27% doanh nghiệp cực nhỏ hoặc hộ kinh doanh cá thể do phụ nữ điều hành

 

doc117 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2096 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lao động nữu ở nông thôn Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLao động nữ ở nông thôn Việt Nam - Thực trạng và giải pháp.DOC
Tài liệu liên quan