Luận văn Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính do công ty Cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2

I. KHÁI QUÁT LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2

1.Lập kế hoạch kiểm toán trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính 2

1.1.Khái niệm kiểm toán Báo cáo tài chính 2

1.2. Quy trình tổ chức công tác kiểm toán Báo cáo tài chính 3

2. Vai trò của lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính 6

II. LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 7

1. Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán 7

1.1.Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán 8

1.2.Nhận diện lý do kiểm toán của công ty khách hàng 11

1.3. Lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán 12

1.4. Lập hợp đồng kiểm toán 12

2. Lập kế hoạch chiến lược 14

3.Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát 15

3.1. Thu thập thông tin cơ sở 15

3.2. Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng 17

3.3.Thực hiện các thủ tục phân tích 19

3.4. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro 20

3.5.Nghiên cứu Hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát 26

4.Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết 30

4.1.Chương trình kiểm toán 30

4.2.Qui trình thiết kế chương trình kiểm toán 30

PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN DO CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM (VAE) THỰC HIỆN 37

I. MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY VAE 37

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 37

2. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của Công ty VAE 38

Dịch vụ kiểm toán dự án 39

3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam 40

3.Kiểm soát chất lượng dịch vụ của công ty VAE 41

II. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHUNG TẠI CÔNG TY VAE 42

III. LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY VAE THỰC HIỆN 45

1.Các công việc thực hiện trước kiểm toán 46

1.1.Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán 48

1.2.Lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên 48

1.3.Ký kết hợp đồng kiểm toán 49

2.1.Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng 51

2.3. Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính. 58

2.4. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro. 60

3.Thiết kế các chương trình kiểm toán 66

4.Tổng hợp và phổ biến kế hoạch kiểm toán 69

PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GÍA VIỆT NAM 70

I.MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY VAE 70

1.Ưu điểm 70

2. Một số tồn tại cần khắc phục trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại công ty VAE 75

II. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY VAE 76

KẾT LUẬN 79

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

 

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5797 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính do công ty Cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác tài liệu yêu cầu khách hàng cần chuẩn bị kiểm toán viên khi được phân công kiểm toán một khoản mục cụ thể sẽ xem xét đến quy trình hạch toán và các chứng từ có liên có liên quan đến khoản mục và lập ra danh mục các tài liệu cần cho việc kiểm toán khoản mục đó và yêu cầu khách hàng cung cấp. Các tài liệu này đã được thông báo cho khách hàng chuẩn bị thông qua kế hoạch kiểm toán tổng thể gửi đến khách hàng Các tài liệu mà kiểm toán viên yêu cầu chuẩn bị cho kiểm toán một khoản mục thường bao gồm: Bảng cân đối số phát sinh số cuối cùng; Các Báo cáo tài chính; Các chính sách kế toán liên quan đến khoản mục; Bản xác nhận của ngân hàng, khách hàng, nhà cung cấp; Các sổ chi tiết; … 4.2.2.Xác định các mục tiêu kiểm toán đặc thù Các mục tiêu kiểm toán đặc thù được xác định trên cơ sở cụ thể hóa các mục tiêu kiểm toán chung phù hợp với đặc điểm của từng quy trình, từng khoản mục kiểm toán. Các mục tiêu kiểm toán này tương ứng với cam kết của ban quản lý công ty khách hàng về tính hiệu lực, tính trọn vẹn, quyền và nghĩa vụ, tính chính xác cơ học, phân loại và trình bày. Trên cơ sở đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục được chọn và đánh giá rủi ro kiểm soát, kiểm toán viên sẽ thiết kế các thủ tục kiểm toán để đạt được các mục tiêu đặc thù đối với khoản mục này. 4.2.3.Thiết kế các thủ tục kiểm toán Công việc quan trọng nhất trong quy trình thiết kế các chương trình kiểm toán đó là thiết kế các thủ tục kiểm toán. Các thủ tục kiểm toán cần sử dụng là những hướng dẫn chi tiết về quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán cá biệt ở một thời điểm nào đó khi tiến hành kiểm toán. Việc thiết kế các thủ kiểm toán được tiến hành trên cơ sở vận dụng các nguyên tắc của quy trình thiết kế các trắc nghiệm: trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích và trắc nghiệm trực tiếp số dư. Cùng với việc vận dụng các nguyên tắc của thiết kế các trắc nghiệm, kiểm toán viên còn kết hợp sử dụng các phương pháp chọn mẫu để có được những mẫu chọn mang tính đại diện cao cho tổng thể được kiểm toán. Việc thiết kế các loại hình trắc nghiệm trên đều gồm bốn nội dung: Xác định thủ tục kiểm toán, quy mô mẫu chọn, khoản mục được chọn và thời gian thực hiện. Thiết kế các trắc nghiệm công việc: Trắc nghiệm công việc là cách thức và trình tự rà soát các nghiệp vụ hay hoạt động cụ thể trong quan hệ với sự tồn tại và hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ trước hết là hệ thống kế toán. Trắc nghiệm công việc hướng vào hai mặt cơ bản của tổ chức kế toán là thủ tục kế toán và độ tin cậy của các thông tin kế toán. Các thủ tục kiểm toán: Việc thiết kế các thủ tục kiểm toán của trắc nghiệm công việc thường tuân theo bốn bước sau: Cụ thể hoá các mục tiêu kiểm soát nội bộ cho các khoản mục đang được khảo sát . Nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù mà có tác dụng làm giảm rủi ro kiểm soát của từng mục tiêu kiểm soát nội bộ. Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát đối với từng quá trình kiểm soát đặc thù nói trên. Thiết kế các trắc nghiệm công việc theo từng mục tiêu kiểm soát nội bộ có xét đến nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ và kết quả ước tính của thử nghiệm kiểm soát. Quy mô chọn mẫu:Trong trắc nghiệm công việc, để xác minh quy mô mẫu chọn người ta thường dùng phương pháp chọn mẫu thuộc tính được sử dụng để ước tính tỷ lệ của một phần tử trong một tổng thể có chứa một đặc điểm hoặc một thuộc tính được quan tâm. Khoản mục được chọn: Sau khi xác định quy mô mẫu chọn, kiểm toán viên phải xác định các phần tử cá biệt mang tính đại diện cao cho tổng thể. Thời gian thực hiện: Căn cứ theo hợp đồng kiểm toán dài hạn hay ngắn hạn mà các trắc nghiệm công việc được lên kế hoạch tiến hành vào thời điểm giữa năm hoặc kết thúc năm. Các trắc nghiệm giữa năm được thực hiện để giúp kết thục cuộc kiểm toán ngay sau ngày lập Bảng cân đối kế toán vì đó cũng là mong muốn của khách hàng và để giúp công ty kiểm toán dàn đều công việc trong suốt một năm. Với các trắc nghiệm thực hiện vào giữa năm, các khảo sát bổ sung sẽ được thực hiện ngay sau đó đối với các nghiệp vụ từ ngày giữa năm đến ngày kết thúc năm. Thiết kế các trắc nghiệm phân tích Trắc nghiệm phân tích là cách thức xem xét mối quan hệ kinh tế và xu hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế thông qua việc kết hợp giữa chiếu trực tiếp, đối chiếu logic…giữa các trị số (bằng tiền) của các chỉ tiêu hoặc các bộ phận cấu thành chỉ tiêu. Các trắc nghiệm phân tích được thiết kế để đánh giá tính hợp lý chung của các số dư tài khoản đang được kiểm toán. Trên cơ sở kết quả của việc thực hiện các trắc nghiệm phân tích đó, kiểm toán viên sẽ quyết định mở rộng hay thu hẹp các trắc nghiệm trực tiếp số dư. Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán, quy trình phân tích còn bao hàm những thủ tục phân tích chi tiết đối với số dư các tài khoản và được thực hiện qua các bước sau: Xác định số dư các tài khoản và sai sót tiềm tàng cần được kiểm tra. Tính toán giá trị ước tính của tài khoản cần được kiểm tra. Xác định giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được. Xác định số chênh lệch trọng yếu cần được kiểm tra. Kiểm tra số chênh lệch trọng yếu. Đánh giá kết quả kiểm tra. Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp các số dư Trắc nghiệm trực tiếp số dư là cách thức kết hợp các phương pháp cân đối, phân tích, đối chiếu trực tiếp với kiểm kê và điều tra thực tế để xác định độ tin cậy của số dư cuối kỳ (hoặc tổng số phát sinh) ở sổ cái ghi vào bảng cân đối tài sản hoặc vào báo cáo kết quả kinh doanh. Việc thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính được tiến hành theo phương pháp luận trên sơ đồ 4 Sơ đồ 4: Phương pháp luận thiết kế các khảo sát chi tiết số Đánh giá tính trọng yếu, rủi ro đối với khoản mục kiểm toán Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với chu kỳ kiểm toán được thực hiện Thiết kế và dự đoán kết quả các trắc nghiệm công việc và trắc nghiệm phân tích Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư của khoản mục được xét để thoả mãn các mục tiêu kiểm toán đặc thù: Các thủ tục kiểm toán Quy mô chọn mẫu Khoản mục được chọn Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro đối với khoản mục đang kiểm toán Thông qua việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu và phân bổ mức ước lượng này cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính, kiểm toán viên sẽ xác định mức sai số chấp nhận được cho từng khoản mục. Sai số chấp nhận được của mỗi khoản mục càng thấp thì đòi hỏi số lượng bằng chứng kiểm toán thu thập càng nhiều và do đó các trắc nghiệm trực tiếp số dư và nghiệp vụ sẽ được mở rộng và ngược lại. Rủi ro cố hữu cho từng khoản mục càng cao thì số lượng bằng chứng kiểm toán phải thu thập càng nhiều và do đó các trắc nghiệm số dư sẽ được mở rộng và ngược lại. Đánh giá rủi ro kiểm soát với chu trình kiểm soát được thực hiện: Quá trình kiểm soát hiệu quả sẽ làm giảm rủi ro kiểm soát đối với chu trình, do đó số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập trong các trắc nghiệm trực tiếp số dư và nghiệp vụ sẽ giảm xuống, theo đó chi phí kiểm toán giảm xuống và ngược lại. Thiết kế và dự đoán kết quả trắc nghiệm công việc và trắc nghiệm phân tích Các hình thức trắc nghiệm này được thiết kế với dự kiến là sẽ đạt được một số kết quả nhất định. Các kết quả này theo dự kiến của kiểm toán viên sẽ ảnh hưởng đến việc thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư tiếp theo. Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư để thoả mãn các mục tiêu kiểm toán đặc thù của khoản mục đang xem xét: Các trắc nghiệm trực tiếp số dư được thiết kế dựa trên kết quả ước tính của trắc nghiệm kiểm toán trước đó và chúng được thiết kế làm các phần: Thủ tục kiểm toán, quy mô chọn mẫu và thời gian thực hiện. Các thủ tục kiểm toán: Đây là phần khó nhất của toàn bộ quá trình lập kế hoạch, việc thiết kế các thủ tục này đòi hỏi những phán xét nghề nghiệp quan trọng. Các thủ tục kiểm toán được thiết dựa trên các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán. Quy mô mẫu chọn: Quy mô mẫu chọn dùng cho các trắc nghiệm chi tiết số dư được xác định theo các phương pháp chọn mẫu thông dụng để ước tính sai số bằng tiền trong tổng thể đang được kiểm toán từ đó chọn ra quy mô mẫu thích hợp. Khoản mục được chọn: Sau khi đã xác định được dung lượng mẫu, các kiểm toán viên thường chọn mẫu ngẫu nhiên bằng bảng số ngẫu nhiên, chương trình máy tính hoặc dùng phương pháp chọn mẫu hệ thống để xác định các phần tử đại diện. Trong những trường hợp cụ thể, kiểm toán viên có thể sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất để xác định các phần tử đại diện với chi phí thấp hơn cho cuộc kiểm toán. Thời gian thực hiện: Phần lớn các trắc nghiệm trực tiếp số dư được thực hiện vào thời điểm cuối kỳ (kết thúc niên độ kế toán). Tuy nhiên, đối với khách hàng muốn công bố các Báo cáo tài chính sớm ngay lập Bảng cân đối tài, thì những trắc nghiệm trực tiếp số dư mất nhiếu thời gian sẽ được làm từ giữa kỳ và kiểm toán viên sẽ thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung vào cuối năm để cập nhật các số dư đã kiểm toán giữa kỳ thành số dư cuối kỳ. Trên thực tế, các thủ tục kiểm toán ở các hình thức trắc nghiệm trên sẽ được kết hợp và sắp xếp lại theo một chương trình kiểm toán. Chương trình kiểm toán thường được thiết kế cho từng chu trình hoặc từng tài khoản nhằm đáp ứng mục tiêu kiểm toán của từng khoản mục dựa trên cơ sở dẫn liệu đối với khoản mục này tuỳ theo việc phân chia Báo cáo tài chính theo cách nào. 4.2.4.Các vấn đề về kết luận và kiến nghị kiểm toán viên khi kết thúc giai đoạn kiểm toán một khoản mục cần phải đưa ra kết luận về mục tiêu kiểm toán, những kiến nghị của mình dựa trên kết quả kiểm toán đạt được và các vấn đề cần theo dõi trong những đợt kiểm toán sau. Chương trình kiểm toán được thiết kế ngay trong giai đoạn đầu của cuộc kiểm toán và có thể cần phải sửa đổi do hoàn cảnh thay đổi. Việc thay đổi chương trình kiểm toán không phải là điều bất thường vì kiểm toán viên sẽ không thể dự kiến tất cả các tình huống xảy ra. Kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán sẽ được sửa đổi, bổ sung nếu trong quá trình kiểm toán kiểm toán viên thấy có những thay đổi về tình huống hoặc do những kết quả ngoài dự đoán của các thủ tục kiểm toán. Chương trình kiểm toán có thể được soạn thảo trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Tuy nhiên, do hạn chế về chi phí, thời gian và nhân lực mà các công ty kiểm toán thường sử dụng chương trình kiểm toán mẫu và thay đổi cho phù hợp với điều kiện kiểm toán thực tế. Trong trong kiểm toán năm đầu tiên cho khách hàng mới, những thông tin và hiểu biết của kiểm toán viên về công ty khách hàng còn hạn chế. Vì vậy, kiểm toán viên phải mở rộng quy trình lập kế hoạch kiểm toán dựa trên những nội dung được nêu trên. Trên đây là những vấn đề lý luận chung về giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính, trên cơ sở đó, em đã tìm thực tế công tác lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty Cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam (công ty VAE) thực hiện. Vấn đề này em xin được trình bày cụ thể ở phần II. Phần II Thực trạng công tác lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính do công ty cổ phần kiểm toán và định giá Việt Nam (VAE) thực hiện I. Một số nét khái quát chung về công ty VAE 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty Cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam (VAE) là một doanh nghiệp cổ phần thuộc quyền sở hữu của các cổ đông được thành lập trên cơ sở giấy phép số 0103000692 ngày 21 tháng 12 năm 2001 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hà Nội cấp, hoạt động theo luật doanh nghiệp số 13/1999/QH ngày 12 tháng 6 năm 1999 của Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tên đầy đủ của công ty là: Công ty Cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam Tên giao dịch đối ngoại: Vietnam Auditing and Evaluation Joint Stock Company. Điện thoại: 04.7223197/98 Fax: 04.7223196 Hiện nay công ty có trụ sở chính đóng tại: 54Giang Văn Minh-BaĐình-Hà Nội và có các tài khoản tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình. Ngoài ra công ty còn mở hai văn phòng đại diện tại Thị xã Sơn La và Hà Giang ngay sau khi công ty thành lập được vài tháng. Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính về kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của mình. Qua hơn 10 năm phát triển của hoạt động kiểm toán tại Việt Nam, khi mà thuật ngữ kiểm toán Việt Nam đã dần trở nên quen thuộc và trở thành một nhân tố của nền kinh tế thị trường thì nhu cầu kiểm toán ngày một tăng. Sự ra đời của công ty đã góp phần đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong việc cung cấp các dịch vụ chuyên ngành thuộc lĩnh vực kiểm toán, kế toán, định giá tài sản, tư vấn tài chính…tại Việt Nam. Khi thành lập, Công ty có vốn điều lệ là 1 tỷ đồng chia thành 10.000 cổ phần và phát hành dưới hình thức cổ phiếu. Sau hơn 2 năm đi vào hoạt động tổng nguồn vốn của công ty đã tăng thêm hơn 1 tỷ đồng. Để đạt được điều đó Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên công ty đã phấn đấu hết mình vượt qua những khó khăn ban đầu của một công ty non trẻ, tìm được chỗ đứng cho mình trong thị trường cạnh tranh đầy phức tạp. Phải nhìn vào những con số thì mới thấy hết được những nỗ lực đi lên của công ty: Nếu năm 2002 công ty đã thực hiện được 150 hợp đồng cung cấp dịch vụ thì đến năm 2003 con số này đã tăng lên là hơn 250 hợp đồng. Hiện nay công ty đã có hơn 51 cán bộ nhân viên chính thức trong đó 01 người có trình độ tiến sỹ, 01 người có trình độ thạc sỹ, 10 người đã được cấp chứng chỉ CPA Việt Nam. Cán bộ nhân viên của công ty là những chuyên gia có trình độ đại học và trên đại học đã qua đào tạo thực tế, có khả năng đáp ứng tốt những yêu cầu khắt khe của công việc này. Bên cạnh đó, công ty còn một đội ngũ các cộng tác viên là các giáo sư, tiến sỹ, các giảng viên giàu kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực đã giúp đỡ, cố vấn cho công ty trong quá trình hoạt động của mình Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường về các dịch vụ kiểm toán, công ty dự định sẽ mở thêm văn phòng đại diện tại Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty sẽ tăng số lượng nhân viên chính thức lên 60 người, nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên bằng những chính sách khuyến khích học tập tích cực hơn. Tăng cường cả về số lượng và chất lượng dịch vụ cung cấp trên cơ sở tuân thủ pháp luật của Nhà nước, phù hợp với chuẩn mực quốc tế về kiểm toán, phù hợp với chuẩn mực Việt Nam. Phát huy nội lực của công ty trong việc mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ. Bên cạnh việc giữ vững những lĩnh vực là thế mạnh của mình, công ty sẽ phát triển mạnh hơn nữa những loại hình dịch vụ chưa phải là thế mạnh của công ty. 2. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của Công ty VAE Theo giấy phép hành nghề, giấy phép thành lập do Bộ tài chính Việt Nam, Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp, Công ty Cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam được phép cung cấp các dịch vụ chuyên ngành trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán, định giá tài sản, tư vấn tài chính, thuế, đầu tư, báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành… tại Việt Nam. Đặc biệt công ty là cơ quan đầu tiên thông qua công tác kiểm toán sẽ giúp khách hàng thiết lập được một quy trình kiểm soát nội bộ hợp lý, trên cơ sở này công ty sẽ thường xuyên cập nhật thông tin giúp khách hàng thực hiện kịp thời chính xác các văn bản pháp quy của Nhà nước. Công ty có một ban lãnh đạo dạn dầy kinh nghiệm đã từng làm việc nhiều năm trong các công ty kiểm toán quốc tế và Việt Nam, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp năng động, nhiệt tình, được đào tạo cơ bản và có hệ thống tại Việt Nam và nước ngoài, giỏi về chuyên môn trong các lĩnh vực tư vấn, kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kiểm toán định giá tài sản, góp vốn liên doanh, cổ phần hoá… Công ty Cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam chuyên cung cấp các dịch vụ sau: Dịch vụ kiểm toán, kế toán và thuế Dịch vụ kiểm toán xây dựng cơ bản gồm Dịch vụ kiểm toán dự án Dịch vụ tư vấn kinh doanh Dịch vụ tư vấn đầu tư Dịch vụ chuyển đổi báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế Tỷ trọng của từng lĩnh vực cung cấp dịch vụ trong tổng doanh thu của công ty thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu 1: Tỷ trọng doanh thu của từng loại dịch vụ Tuy đa dạng hoá các loại hình dịch vụ cung cấp nhưng kiểm toán Báo cáo tài chính và kiểm toán Xây dựng cơ bản được coi là những thế mạnh hàng đầu của công ty. Công ty đã thực hiện nhiều hợp đồng kiểm toán Báo cáo tài chính có giá trị lớn tại các Tổng công ty trong nước, các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài…Nhằm đáp ứng yêu cầu chủ trương của Đảng và Nhà nước về thực hành tiết kiệm trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, bộ phận chuyên trách Đầu tư-Xây dựng đã thực hiện kiểm toán nhiều hợp đồng xây dựng cơ bản hoàn thành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng công ty Xây dựng công nghiệp Việt Nam… Đối với dịch vụ tư vấn công ty đã thực hiện được các hợp đồng tư vấn về xây dựng mô hình kế toán, tư vấn lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư, tư vấn về thuế…Đặc biệt thông qua công tác kiểm toán, công ty đã tư vấn cho nhiều doanh nghiệp khắc phục những sai sót trong công tác quản lý kinh tế tài chính, từng bước hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán. Khách hàng của công ty rất đa dạng, gồm các liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, các dự án vay, tài trợ không hoàn lại của các ngân hàng, các tổ chức phi Chính phủ, các ban quản lý dự án lớn thuộc các Bộ, ngành. Biểu đồ 2 thể hiện tỷ trọng doanh thu của từng loại khách hàng. Biểu đồ 2: Tỷ trọng doanh thu của từng loại khách hàng 3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam Do những đặc thù riêng của ngành kiểm toán và loại hình doanh nghiệp cổ phần nên cơ cấu tổ chức của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng đứng đầu là Hội đồng quản trị ra các quyết định quan trọng liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty. Theo đặc điểm trên, cơ cấu tổ chức của công ty được chia thành các phòng ban sau: Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty cổ phần, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty giữa hai nhiệm kỳ đại hội trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị được quy định rõ trong điều lệ của công ty và luật doanh nghiệp Việt Nam. Hội đồng khoa học: là đội ngũ cộng tác viên của công ty gồm các tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân kinh tế… giúp đỡ công ty về chuyên môn trong các vấn đề kiểm toán, định giá… Tổng giám đốc: do hội đồng quản trị tuyển chọn, bổ nhiệm và bãi nhiệm, là người trực tiếp điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về kết quả sản xuất kinh doanh và triệt để thực hiện các quyết định của đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị. Các giám đốc chuyên môn: làm nhiệm vụ tham mưu, giúp đỡ cho Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về lĩnh vực mà mình phụ trách. Các phòng ban chuyên môn: các phòng ban chuyên môn của công ty gồm phòng Tư vấn- Đầu tư; phòng Định giá doanh nghiệp-Tài sản; phòng Tư vấn tài chính kế toán- thuế; phòng Kiểm toán tài chính 1;phòng Kiểm toán tài chính 2; phòng Kiểm toán đầu tư xây dựng 1; phòng Kiểm toán đầu tư xây dựng 2. Mỗi phòng ban có chức năng có chức năng nhiệm vụ riêng của mình, chịu sự phụ trách của Giám đốc chuyên môn và Tổng giám đốc. Các văn phòng đại diện của công ty cũng có các bộ phận chức năng để thực nhiệm vụ mà công ty giao cho với mục đích chung là nâng cao chất lượng các dịch vụ cung cấp phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn. Có thể khái quát mô hình tổ chức bộ máy công ty theo sơ đồ 5. 4.Kiểm soát chất lượng dịch vụ của công ty VAE Các cuộc kiểm toán của công ty đều được lên kế hoạch chu đáo đảm bảo thời gian, giá cả hợp lý và phải được Ban giám đốc phê duyệt. Công việc kiểm toán luôn có sự hướng dẫn chu đáo, chỉ đạo và giám sát chặt chẽ ở mọi cấp để đảm bảo rằng công việc do công ty tiến hành đảm bảo được những chuẩn mực chất lượng. Phụ trách chung và soát xét chất lượng các cuộc kiểm toán đều do Tổng giám đốc và các Giám đốc chuyên môn đảm nhiệm. Trực tiếp điều hành và trực tiếp thực hiện là các trưởng phòng nghiệp vụ và các kiểm toán viên có nhiều kinh nghiệm. Những người sử dùng Báo cáo kiểm toán luôn tin rằng độ tin cậy của báo cáo tài chính xoay quanh độ tin cậy của người kiểm tra, soát xét các thông tin đó.Vì thế công ty luôn bảo đảm các nhân viên tham gia tư vấn, kiểm toán đều đã được đào tạo ở một trình độ tương xứng, có khả năng đáp ứng và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Định kỳ công ty tổ chức kiểm tra trình độ, đạo đức nghề nghiệp của nhân viên để đảm bảo nguyên tắc chính trực, khách quan, độc lập và bí mật như đã quy định trong chuẩn mực quốc tế và Việt Nam Mọi công việc kiểm toán đều được tài liệu hoá chuẩn để thuận tiện khi làm việc, kiểm tra, giám sát, tổng hợp và nhận biết thông tin một cách nhanh nhất, hạn chế sai lầm và rủi ro xảy ra cũng chính là nâng cao chất lượng của các dịch vụ kiểm toán. Đồng thời, công ty luôn phải đánh giá khách hàng trong tương lai, đặc biệt là những khách hàng trước khi chấp nhận kiểm toán cũng như rà soát lại mối quan hệ với khách hàng hiện tại nhằm ngăn chặn các hiện tiêu cực, thông đồng giữa kiểm toán viên của công với khách hàng. Báo cáo kiểm toán của công ty chỉ được phát hành chính thức sau khi được soát xét bởi Ban giám đốc và được lưu trữ một cách khoa học theo đúng quy định về thời gian lưu trữ, đảm bảo bí mật, thuận tiện để kiểm tra, kiểm soát, tra cứu khi cần thiết. Với phương thức kiểm soát chất lượng dịch vụ chặt chẽ của mình, công ty đã hoàn thiện hơn các phương pháp làm việc của mình, điều chỉnh khắc phục những bất hợp lý bằng việc tăng cường đào tạo nhân viên, nâng cao chất lượng dịch vụ. II. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty VAE thực hiện Để có thể cung cấp cho khách hàng các dịch vụ hoàn hảo nhất, có độ tin cậy cao nhất, công ty VAE đã xây dựng riêng cho mình quy trình cung cấp các dịch vụ chặt chẽ trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế và Việt Nam. Quy trình này khi áp dụng vào thực tế sẽ thay đổi tuỳ vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi khách hàng, song nhìn chung quy trình cung cấp dịch vụ kiểm toán tại VAE được thực hiện theo quy trình với 3 bước cơ bản là: Chuẩn bị kiểm toán, Thực hành kiểm toán và cuối cùng là lập báo cáo kiểm toán. ở bước chuẩn bị kiểm toán, công ty sẽ tiến hành gặp gỡ khách hàng với mục đích hình thành hợp đồng cho cuộc kiểm toán, xác định mục tiêu, phạm vi và phương thức tiến hành. Tiếp sau đó kiểm toán viên sẽ thu thập thông tin chung về khách hàng, thảo luận sơ bộ với khách hàng, soát xét sơ bộ các hồ sơ tài liệu. Từ đó lập kế hoạch kiểm toán chung, phân công nhiệm vụ trong nhóm kiểm toán, xây dựng chương trình kiểm toán. Công ty sẽ thông qua kế hoạch kiểm toán và giới thiệu với nhóm kiểm toán với khách hàng. Cũng trong giai đoạn này, kiểm toán viên sẽ thu thập tất cả các hồ sơ tài liệu cần thiết cho cuộc kiểm toán, thu thập thông tin thực tế tại văn phòng của khách hàng và soát xét hồ sơ tài liệu. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên soát xét các liệu, hợp đồng, các văn bản liên quan đến quá trình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Trong quá trình này kiểm toán viên sử dụng các trắc nghiệm vào việc xác minh các thông tin hình thành và phản ánh trên bảng khai tài chính. Để thu thập và củng cố căn cứ của mình, kiểm toán viên làm việc với các bên có liên quan. Cuối cùng để hoàn tất công việc kiểm toán, kiểm toán phải lập và phát hành báo cáo kiểm toán: ở giai đoạn này, kiểm toán viên phải tổng hợp các kết quả kiểm toán, xử lý các phát hiện trong quá trình kiểm toán, lập dự thảo báo cáo kiểm toán và gửi cho khách hàng. Sau khi các bên trao đổi với nhau về số liệu kiểm toán thì báo cáo kiểm toán được hoàn thiện và phát hành chính thức. Mỗi cuộc kiểm toán được thực hiện hai lần một năm (kiểm toán sơ bộ giữa năm và kiểm toán kết thúc năm) theo sự thoả thuận giữa khách hàng và công ty thể hiện trên hợp đồng. Kết thúc cuộc kiểm toán sơ bộ, công ty sẽ phát hành thư quản lý. Thư quản lý đề cập đến những vấn đề trọng yếu liên quan đến hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ cùng với ý kiến gợi ý để hoàn thiện để hoàn thiện công tác quản lý của khách hàng. Kết thúc cuộc kiểm toán năm công ty sẽ phát hành báo cáo kiểm toán chính thức. Quy trình của một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty VAE thực hiện bao gồm các bước công việc sau: Sơ đồ 6 : Quy trình kiểm toán BCTC do Công ty VAE thực hiện Theo dõi các sự kiện phát sinh sau ngày phát hành Báo cáo kiểm toán Thu thập bằng chứng kiểm toán Công việc thực hiện sau kiểm toán Phát hành Báo cáo kiểm toán chính thức Gửi dự thảo Báo cáo đã được kiểm toán Soát xét Báo cáo và hồ sơ kiểm toán của Ban giám đốc Tổng hợp kết quả và lập dự thảo Báo cáo kiểm toán Kết thúc kiểm toán Trao đổi và hướng dẫn nhân viên kế toán các bút toán bổ sung và điều chỉnh Soát xét các tài liệu, hợp đồng, các văn bản liên quan đến quá trình hoạt động kinh doanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1574.doc
Tài liệu liên quan