Luận văn Lập kế hoạch kinh doanh công ty cổ phần in Bến Tre

PHẦN MỞ ĐẦU

 

Trang

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

 

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

I. KHÁI NIỆM KẾ HOẠCH KINH DOANH 3

II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA KẾ HOẠCH KINH DOANH 3

III. PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH 3

IV. TIẾN TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH 4

1. Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty 4

1.1. Mô tả chung về Công ty 4

1.2. Mô tả sản phẩm và tình hình hiện tại của Công ty 6

1.3. Xác lập mục tiêu 6

1.4. Phân tích thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh 7

1.4.1. Phân tích thị trường 7

1.4.2. Phân tích khách hàng 8

1.4.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh 8

1.4.4. Phân tích môi trường kinh doanh 9

2. Căn cứ lập kế hoạch 16

2.1. Phân tích ma trận SWOT 16

2.2. Lựa chọn chiến lược 16

3. Lập kế hoạch kinh doanh 18

2.1. Dự toán tiêu thụ 18

2.2. Kế hoạch sản xuất 18

2.3. Kế hoạch chi phí 19

2.4. Kế hoạch Marketing 19

2.5. Kế hoạch nhân sự 20

2.6. Kế hoạch tài chính 20

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 21

I. MÔ TẢ CHUNG VỀ CÔNG TY 21

1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 21

1.1. Lịch sử hình thành 21

1.2. Quá trình phát triển của Công ty 21

1.3. Giai đoạn phát triển của Công ty 22

1.4. Chức năng nhiệm vụ của Công ty 23

1.5. Mục đích hoạt động kinh doanh và phạm vi hoạt động của công ty 24

2. Đánh giá kết quả hoạt động của Công ty 24

2.1. Đánh giá kết quả kinh doanh của Công ty năm 2005 24

2.2. Phân tích các chỉ số tài chính của Công ty 25

2.2.1. Phân tích các chỉ số tài chính thanh khoản 25

2.2.2. Phân tích các chỉ tiêu sinh lời 27

2.2.3. Phân tích các tỷ số quản trị nợ 28

3. Mục tiêu của Công ty năm 2006 28

II. MÔ TẢ SẢN PHẨM VÀ TÌNH HÌNH HIỆN TẠI CỦA CÔNG TY 29

1. Mô tả sản phẩm của Công ty 29

2. Tình hình hiện tại của Công ty 30

2.1. Tình hình nhân sự của Công ty 30

2.1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 30

2.1.2. Tình hình nhân sự 33

2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 34

2.2. Quy trình sản xuất và trang thiết bị 34

2.2.1. Quy trình sản xuất 34

2.2.2. Trang thiết bị hiện có của Công ty 37

2.3. Nguồn vốn kinh doanh 38

III. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG, KHÁCH HÀNG, ĐỐI THỦ CẠNH TRANH 38

1. Phân tích thị trường 38

2. Phân tích khách hàng 39

3. Phân tích đối thủ cạnh tranh 40

3.1. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp 40

3.2. Đối thủ cạnh tranh gián tiếp 41

4. Phân tích môi trường kinh doanh 42

4.1. Môi trường vĩ mô 42

4.1.1. Yếu tố kinh tế 42

4.1.2. Yếu tố chính trị- pháp luật 43

4.1.3. Yếu tố dân số lao động 45

4.1.4. Yếu tố văn hoá - xã hội 45

4.1.5. Yếu tố tự nhiên 46

4.1.6. Yếu tố công nghệ 46

4.1.7. Yếu tố quốc tế 47

4.2. Môi trường tác nghiệp 49

4.2.1. Nhà cung cấp 49

4.2.2. Khách hàng 50

4.2.3. Đối thủ cạnh tranh 50

4.2.4. Sản phẩm thay thế 54

4.3. Môi trường nội tại 55

4.3.1. Các yếu tố liên quan đến nguồn lực 55

4.3.2. Yếu tố nghiên cứu phát triển 55

4.3.3. Các yếu tố sản xuất 56

4.3.4. Yếu tố tài chính kế toán 57

4.3.5. Yếu tố Marketing 58

4.3.6. Yếu tố văn hoá tổ chức 59

CHƯƠNG 3: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH NĂM 2006 61

I. CƠ SỞ LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH 61

1. Phân tích ma trận SWOT 61

5.1. Các phối hợp SO 62

5.2. Các phối hợp ST 63

5.2. Các phối hợp WO 63

5.4. Các phối hợp WT 63

2. Lựa chọn chiến lược 63

II. CƠ SỞ LỰA CHỌN KẾ HOẠCH KINH DOANH 66

1. Chiến lược kinh doanh của Công ty giai đoạn 2006 – 2010 66

1.1. Vấn đề quản trị 66

1.2. Vấn đề Marketing 67

1.2.1. Phân khúc thị trường 67

1.2.2. Chiến lược Marketing Mix 67

1.3. Vấn đề nhân sự 67

1.4. Vấn đề tài chính 67

1.5. Vấn đề nghiên cứu, phát triển 68

2. Điều kiện hiện tại và nhu cầu thị trường 68

III. DỰ TOÁN TIÊU THỤ 68

1. Căn cứ lập kế hoạch tiêu thụ 68

2. Qui trình lập kế hoạch tiêu thụ 68

3. Kế hoạch tiêu thụ 68

3.1. Dự báo sản lượng bán ra 68

3.2. Dự báo giá bán ra năm 2006 70

3.3. Dự toán doanh thu 70

3.4. Kế hoạch thu tiền bán hàng 71

IV. KẾ HOẠCH SẢN XUẤT 72

1. Căn cứ lập kế hoạch sản xuất 72

2. Quy trình lập kế hoạch sản xuất 72

3. Kế hoạch sản xuất 72

V. KẾ HOẠCH CHI PHÍ 74

1. Căn cứ lập kế hoạch chi phí 74

2. Quy trình lập kế hoạch chi phí 74

3. Kế hoạch chi phí 74

3.1. Kế hoạch chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 74

3.1.1 . Kế hoạch mua nguyên vật liệu 74

3.1.2. Kế hoạch trả tiền mua nguyên vật liệu 76

3.2. Kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp 76

3.3. Kế hoạch chi phí sản xuất chung 77

3.4. Kế hoạch chi phí quản lý và chi phí bán hàng 78

3.4.1. Kế hoạch chi phí bán hàng 78

3.4.2. Kế hoạch chi phí quản lý 79

VI. KẾ HOẠCH MARKETING 80

1. Cơ sở lập kế hoạch Marketing 80

2. Tiến trình lập kế hoạch Marketing 80

3. Kế hoạch Marketing 81

3.1. Về sản phẩm 81

3.2. Về giá bán 81

3.3. Kênh phân phối 82

3.4. Kế hoạch chiêu thị 82

VII. KẾ HOẠCH NHÂN SỰ 83

1. Cơ sở lập kế hoạch nhân sự 83

2. Tiến trình lập kế hoạch nhân sự 83

3. Kế hoạch nhân sự 83

VIII. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 83

1. Cơ sở lập kế hoạch tài chính 83

2. Quy trình lập kế hoạch tài chính 83

3. Kế hoạch tài chính 83

3.1. Kế hoạch tiền mặt 83

3.2. Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh 87

3.3. Các chỉ số tài chính sau khi thực hiện kế hoạch kinh doanh năm

2006 89

3.3.1. Bảng cân đối kế toán cuối năm 2006 89

3.3.2. Phân tích nợ ngắn hạn 89

3.3.3. Phân tích kết quả kinh doanh 90

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 92

I. KẾ HOẠCH TIÊU THỤ 92

II. KẾ HOẠCH SẢN XUẤT 92

III. KẾ HOẠCH MARKETING 92

1. Sản phẩm 92

2. Giá bán 92

3. Kênh phân phối 92

4. Chiêu thị 93

IV. KẾ HOẠCH NHÂN SỰ 93

1. Bố trí nhân sự 93

2. Đào tạo nhân viên 93

V. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 94

VI.CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ 94

 

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN 95

2. KIẾN NGHỊ 95

2.1. Đối với Công ty 95

2.2. Đối với chính quyền địa phương 95

 

 

doc96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5862 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lập kế hoạch kinh doanh công ty cổ phần in Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ty đang dẫn đầu thị trường. Tuy nhiên, sản phẩm thuộc nhóm này đang trong giai đoạn trưởng thành nên tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm lại. Công ty cần tập trung khai thác lợi nhuận của nhóm sản phẩm này. w Nhóm 2: nhóm sản phẩm này đóng góp nhiều nhất vào doanh thu của Công ty, đồng thời tốc độ tăng trưởng thị trường đang cao, và thị phần của Công ty rất lớn. Hiện nay, thị trường này vẫn đang phát triển, Công ty cần có biện pháp thu hút khách hàng để tận dụng năng lực sản xuất hiện có. w Nhóm 3: Trong lĩnh vực in bao bì, nhãn hiệu thì tốc độ tăng trưởng khá cao do nhu cầu xuất khẩu và thị hiếu thẩm mỹ của người tiêu dùng đang tăng. Nhưng ở nhóm hàng này thị phần của Công ty tương đối nhỏ vì có nhiều đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này. Thị trường này đang có tiềm năng phát triển rất lớn, vì vậy Công ty cần chú ý phát triển nhóm hàng này. Tốc độ tăng trưởng thị trường (%) Thị phần tương đối 20 10 0 10x 1x 0.1x 1 2 3 Ma trận 2: Ma trận BCG 2. Phân tích khách hàng Khách hàng của ngành in chủ yếu tập trung vào những đơn vị, tổ chức, công ty có nhu cầu tuyên truyền, cổ động, tiếp thị…Khách hàng của Công ty có một số đặc điểm: - Lòng trung thành của khách hàng đối với Công ty rất cao: lòng trung thành của khách hàng cao không phải do yếu tố khó khăn hay tốn kém khi di chuyển sang nhà cung cấp khác mà chính là do “uy tín” của doanh nghiệp tạo nên. Các khách hàng muốn tìm một nhà cung cấp các sản phẩm cho họ có chất lượng ổn định, giao hàng đúng thời gian, giá cả hợp lý. Do vậy, uy tín của doanh nghiệp có thể nói là yếu tố hàng đầu tạo nên sự thành công bền vững cho doanh nghiệp. Ngoài ra, nhờ được sự quan tâm của các cơ quan ban ngành nên khách hàng lớn của Công ty thường là những cơ quan ban ngành có quan hệ mật thiết với Công ty về lâu về dài. - Nhu cầu của khách hàng có tính chu kỳ, đặc biệt là các tổ chức, ban ngành đoàn thể nhu cầu của họ lập lại hàng năm và năm sau luôn cao hơn năm trước. Trên thị trường Bến Tre có một khách hàng lớn là Công ty xổ số kiến thiết Bến Tre, nhưng hiện tại Công ty này đang đặt in một số lượng sản phẩm khá lớn và ổn định tại Công ty in Số 2 (Thành phố Hồ Chí Minh). Công ty đang có kế hoạch thu hút khách hàng vì đây là một khách hàng lớn và có số lượng hàng ổn định. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu ra đời. Nhất là khi khu công nghiệp Giao Long đi vào hoạt động sẽ có nhiều nhu cầu về in bao bì, nhãn hiệu… Nhóm khách hàng tiềm năng này Công ty cần chú trọng. 3. Phân tích đối thủ cạnh tranh 3.1. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp Khi phân tích yếu tố cạnh tranh doanh nghiệp phải nắm bắt được các chiến lược kinh doanh chủ yếu của các đối thủ cạnh tranh. Trên thị trường Bến Tre hiện có 10 doanh nghiệp và cơ sở hoạt động trong lĩnh vực in ấn. Mỗi doanh nghiệp kinh doanh theo hướng chiến lược khác nhau. Nhóm chiến lược A gồm hai đối thủ cạnh tranh chủ yếu: DNTN in Quang Minh, In bao bì Phú Khương. Nhóm chiến lược B gồm hai đối thủ cạnh tranh chủ yếu: Rạng Đông, Bình Minh. Nhóm chiến lược C gồm một số đối thủ cạnh tranh chủ yếu: Quang Phục, Minh Tâm. Nhóm chiến lược D có Quốc Hùng Điều này cho thấy chiều cao của các rào cản nhập khác đối với từng nhóm chiến lược. Một công ty mới sẽ dễ nhập vào nhóm D hơn, bởi vì chỉ cần vốn đầu tư tối thiểu vào việc nhất thể hoá dọc cao và các thành phần chất lượng và danh tiếng. Ngược lại, công ty đó sẽ khó gia nhập vô nhóm A, B nhất. Công ty nào gia nhập một trong bốn nhóm sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh chủ chốt của công ty nhóm này. Hiện nay, Chính phủ đã có nghị định bãi bỏ việc cấp giấy phép cho các cơ sở in lụa nên ngày càng nhiều cơ sở in lụa ra đời, họ giành lấy thị phần của Công ty về in bao bì, nhãn hiệu, thiệp... Do Công ty ra đời trước các đối thủ cạnh tranh nên đã tạo được uy tính đối với khách hàng về chất lượng sản phẩm và nhà cung cấp về khả năng thanh toán. Tuy nhiên, các cơ sở này có chi phí bất biến ít nên giá thành sản phẩm của họ thấp. Vì vậy họ có thể thu hút các đối tượng khách hàng không thường xuyên của Công ty. Sơ đồ 7: Các hướng phát triển chiến lược chủ yếu Nhóm A Chủng loại hẹp Chi phí sản xuất thấp Dịch vụ rất cao Giá cao Nhóm C Chủng loại vừa phải Chi phí sản xuất trung bình Dịch vụ trung bình Giá trung bình Nhóm B Chủng loại đầy đủ Chi phí sản xuất thấp Dịch vụ tốt Giá trung bình Nhóm D Chủng loại rộng Chi phí sản xuất trung bình Dịch vụ ít Giá thấp Chất lượng cao Chât lượng thấp Nhất thể hoá dọc cao Tập hợp lại Mức độ nhất thể hoá dọc cao Nguồn: Quản trị Marketing – NXB Thống kê 3.2. Đối thủ cạnh tranh gián tiếp Đối thủ cạnh tranh gián tiếp của Công ty là các loại sản phẩm thay thế như các sản phẩm được thực hiện bằng máy photocopy, máy in cá nhân (do nhà nước chưa quản lý tốt về quyền tác giả nên nhiều sản phẩm sách được sao chép tuỳ tiện), mặc dù chất lượng của những sản phẩm này không đồng đều chỉ đáp ứng cho khách hàng in với số lượng ít, không đòi hỏi nhiều về chất lượng nhưng nó cũng ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty. Ngoài ra với sự phát triển của công nghệ thông tin, các sản phẩm báo điện tử, các đĩa tài liệu ra đời, thông tin thường xuyên được đưa lên mạng Internet. Sản phẩm này đáp ứng được yêu cầu là chứa đựng nội dung thông tin nhiều, dễ dàng sao chép, sử dụng được lâu... Thêm vào đó khả năng sử dụng máy vi tính và truy cập Internet của người dân ngày càng cao, do đó họ có khuynh hướng chuyển sang sử dụng những loại sản phẩm này ngày càng nhiều hơn. 4. Phân tích môi trường kinh doanh 4.1. Môi trường vĩ mô 4.1.1. Yếu tố kinh tế - Tỉnh Bến Tre có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm tăng cao, riêng năm 2005 tăng trưởng là 11,24%. Thu nhập bình quân đầu người tăng cao qua các năm, đặc biệt năm 2006 đạt 461 USD/ năm. - Tỷ lệ lạm phát: lạm phát năm 2005 tiếp tục tăng cao, ở mức 8,4 % so với 9,5 % năm 2004. Điều này nếu tiếp tục sẽ đưa đến những vấn đề sau: thay vì tiết kiệm dân sẽ mua hàng (đặc biệt là vàng) và đẩy giá hàng lên. Giá hàng hoá tăng làm đời sống công nhân giảm đưa đến đòi hỏi tăng lương. - Lãi suất ngân hàng: lạm phát cao tạo thành một cuộc chạy đua nâng lãi suất ngân hàng để thu hút tiền gửi. Tuy nhiên, lãi suất hiện nay ở mức 8,25 % vẫn còn thấp hơn lạm phát. Cuộc chạy đua nâng lãi suất sẽ tiếp tục vì người dân đã giảm số tiết kiệm trong ngân hàng khi lãi suất thực tế âm. Việc tăng lãi suất sẽ làm tăng chi phí doanh nghiệp bởi vì phần lớn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp chủ yếu là vốn vay. - Cơ sở hạ tầng, tốc độ đô thị hoá: nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế để đầu tư vào nền kinh tế tỉnh nhà đều được tăng nhanh trong thời gian qua, chiếm 39,34% trong GDP, nhiều công trình giao thông, thuỷ lợi lớn và quan trọng đã được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng, bước đầu đã phát huy tác dụng. Từ khi Cầu Rạch Miễu được khởi công xây dựng đã đem đến sự quan tâm và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Bến Tre - một vùng đất còn nhiều tiềm năng cần được khai thác. Những điều này, tạo ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp. Trong đó có Công ty cổ phần in Bến Tre. 4.1.2. Yếu tố chính trị- pháp luật a. Hệ thống pháp luật dần hoàn chỉnh Luật doanh nghiệp thống nhất (DNTN) có mục đích kết hợp và tiến tới thay thế các qui định hiện hành về thành lập, tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp trong các luật như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp Nhà nước. Luật DNTN sẽ tạo ra khung pháp lý áp dụng theo loại hình, đặc trưng của doanh nghiệp chứ không theo chủ thể sở hữu doanh nghiệp. Cụ thể là Luật DNTN sẽ qui định về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của bốn loại hình doanh nghiệp cơ bản: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH và công ty cổ phần. Bất cứ doanh nghiệp nào thuộc một trong bốn loại hình này đều được điều chỉnh bởi Luật DNTN mà không phụ thuộc vào tính chất sở hữu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thường phải chịu ràng buộc hay chi phối bởi sự can thiệp mang tính chất hành chính, chủ quan và thiếu phối hợp của không ít cơ quan nhà nước. Với Luật DNTN các DNNN sẽ được "cởi trói", quyền kinh doanh sẽ được mở rộng, tính tự chủ kinh doanh sẽ đươc nâng cao, việc quản trị sẽ được cải thiện và sẽ ít phải phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước hơn. Dự thảo Luật DNTN sẽ khắc phục một số hạn chế của Luật Doanh nghiệp năm 2000 như vấn đề về bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số và chủ nợ, cơ chế cung cấp và tiếp cận thông tin, vấn đề trách nhiệm của các bên góp vốn, sự tách bạch giữa chủ sở hữu và người quản lý, giải quyết mối quan hệ về quản trị, công ty cổ phần, công ty hợp danh... Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn chưa hài lòng với môi trường pháp lý và chính sách hiện tại, với điểm trung bình là 2,09 trên thang điểm tối đa là 4, thể hiện mức nói chung không hài lòng. Hệ thống pháp luật và chính sách về kinh doanh hiện nay còn nhiều mâu thuẫn và thiếu đồng bộ. Mâu thuẫn không chỉ tồn tại trong bản thân các luật và chính sách mà còn xuất hiện thêm khi các luật và chính sách mới ra đời tồn tại song song với các văn bản cũ. Việc thực thi pháp luật là một khâu yếu nhất trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Cũng trong điều tra nói trên của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt nam, các doanh nghiệp đã bày tỏ mức độ hài lòng với việc thực thi luật pháp chỉ ở mức điểm trung bình là 1,85 trên thang điểm 4. b. Hệ thống hành chính nặng nề, làm tăng chi phí cho doanh nghiệp - Thủ tục hành chính cho kinh doanh còn quá nhiều, có thủ tục không cần thiết. - Sự can thiệp hành chính thái quá và tuỳ tiện của các cơ quan nhà nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh. - Tình trạng cán bộ nhà nước sách nhiễu và gây khó khăn cho doanh nghiệp chưa giảm. - Sự thiếu minh bạch và thiếu trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính. c. Thủ tục còn nhiều phức tạp, cơ chế giải quyết tranh chấp còn kém hiệu quả Những nỗ lực của Việt Nam về cải thiện môi trường kinh doanh đã được báo cáo toàn cầu về Môi trường Kinh doanh 2006 của Ngân hàng Thế giới ghi nhận khi xếp Việt Nam là một trong số những nước cải cách hàng đầu trong năm qua. Đó là những cải cách liên quan đến thủ tục đăng ký kinh doanh (ĐKKD), ban hành Luật phá sản mới và áp dụng các biện pháp đẩy mạnh việc thực thi hợp đồng, giảm chi phí đăng ký và chuyển nhượng bất động sản cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, Việt Nam cần tiếp tục đơn giản hóa pháp luật và qui định kinh doanh để môi trường đầu tư trở nên hấp dẫn hơn. Việc Việt Nam vẫn xếp thứ 99 trên tổng số 155 quốc gia về mức độ dễ dàng của môi trường kinh doanh cho thấy vẫn còn một khoảng cách lớn giữa chủ trương và triển khai thực tế các cải cách. Thực thi hợp đồng: Cơ chế giải quyết tranh chấp và cưỡng chế thực thi hợp đồng kém hiệu quả đang hạn chế việc ký kết hợp đồng kinh doanh giữa các doanh nghiệp. Việt Nam đang có những nỗ lực cải cách thủ tục thực hiện hợp đồng. Thời gian để thực hiện một hợp đồng đã giảm hai tháng sau khi Bộ Luật Tố tụng dân sự (2004) được ban hành, theo đó tòa án cấp quận/huyện có thể xử các vụ án trên 50 triệu đồng. Tuy nhiên vẫn mất 343 ngày (giảm từ 403 ngày trong năm 2003), qua 37 thủ tục - là nước đòi hỏi nhiều thủ tục nhất trong khu vực Đông Á - để cưỡng chế thực hiện được một hợp đồng với chi phí bằng 30% giá trị đòi nợ. d. Việt Nam có một nền chính trị ổn định Việt Nam hiện nay được xếp vào những nước có nền chính trị ổn định cao. Điều này cho thấy sự bền vững của môi trường đầu tư. Từ đó tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, cũng như các doanh nghiệp muốn mở rộng qui mô sản xuất. 4.1.3. Yếu tố dân số lao động - Nguồn nhân lực: Đây là một vấn đề thách thức đối với sự phát triển của ngành. Với nhu cầu phát triển trong tương lai, vấn đề sống còn đối với cả ngành tìm được nguồn nhân lực đủ cả về lượng lẫn về chất. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 63%, hàng năm có khoảng 30.000 lao động được giải quyết việc làm, trong đó có khoảng 17% lao động được qua đào tạo. Lực lượng lao động tuy có nhiều nhưng lao động có tay nghề vẫn còn khan hiếm, vấn đề này lại là một thách thức lớn hơn vì đây là một khu vực có rất ít trường đào tạo các chuyên ngành đặc thù đáp ứng cho sự phát triển của ngành. 4.1.4. Yếu tố văn hoá - xã hội - Tính xu hướng: Hình thức tuyên truyền cổ động ngày càng có vai trò quan trọng, bởi vì các thông tin hay chính sách pháp luật mới ra đời đều cần phải được tuyên truyền phổ biến rộng rãi trong quần chúng. Cho nên, việc in ấn tài liệu, báo chí ngày càng trở nên quan trọng và dường như trở thành một xu hướng. Người dân ngày càng chấp nhận xu hướng này như một kênh thông . - Các chương trình về giáo dục của chính phủ: Chương trình của Chính phủ về phổ cập giáo dục, cải tiến chương trình giáo dục bậc trung, đại học làm cho mặt bằng giáo dục chung của xã hội nâng lên một bước. Cơ bản ta đã xoá mù chữ trên 95% dân số, trình độ học vấn ngày càng được nâng cao qua các chương trình giáo dục của Chính phủ làm cho sự nhận thức của người dân có nhiều sự thay đổi, họ muốn có nhiều thông tin, kiến thức đòi hỏi phải cập nhật thông tin thường xuyên. Đây là một thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển trong tương lai. - Mức độ quan tâm các sự kiện, các ngày lễ lớn của đất nước: Sau gần 20 năm chuyển đổi nền kinh tế, đất nước ta đạt được những thành tựu nhất định về kinh tế, mức sống của người dân được nâng lên một bước bên cạnh đó các hoạt động tinh thần cũng được quan tâm hơn. Các hoạt động tuyên truyền, cổ động diễn ra rầm rộ hơn và có xu hướng lớn hơn nữa trong tương lai. Đây thực sự là một cơ hội đối với ngành. - Mối lo ngại về chất thải và cảnh quan đô thị: Đây là một vấn đề đáng quan tâm đối với ngành. Hiện tại, áp lực từ vấn đề này chưa lớn nhưng với xu hướng phát triển trong tương lai thì đây là một vấn đề đáng quan tâm đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự đầu tư và nghiên cứu đúng mức về vấn đề này. 4.1.5. Yếu tố tự nhiên - Vấn đề tiết kiệm năng lượng và tài nguyên quốc gia: Việc khai thác rừng dùng để sản xuất giấy làm cho gỗ có nguy cơ bị cạn kiệt, hạn hán kéo dài dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nguồn nước làm thiếu năng lượng điện dùng cho sinh hoạt và sản xuất kinh doanh. Cho nên đối với ngành in việc sử dụng tiết kiệm nguyên liệu giấy đầu vào, tiết kiệm điện năng tiêu thụ là hết sức cần thiết. Đây là vấn đề chung của bất cứ quốc gia nào trong nổ lực phát triển đất nước. Điều này đặt ra thách thức cho tất cả các ngành kinh tế phải nổ lực tìm kiếm những giải pháp tiết kiệm cho riêng ngành mình. Chính điều này là một áp lực đối với các doanh nghiệp khi mà qui mô và tài lực không cho phép làm điều này. - Ô nhiễm môi trường, tiếng ồn: Ngành in gây ra tiếng ồn và một lượng chất thải khá lớn. Điều này đặt nhiều áp lực lên các doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm ra nguồn nguyên vật liệu mới có khả năng tự phân huỷ, tái tiêu thụ nhằm góp phần bảo vệ môi trường và giảm tiếng ồn trong khu vực thị xã. - Về vị trí địa lý: Mặc dù Bến Tre còn là ốc đảo; thế nhưng, nếu cầu Rạch Miễu và đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương hoàn thành, thì khoảng cách thời gian giữa Bến Tre và TP.HCM càng gần hơn và hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với các tỉnh nằm trong vùng duyên hải miền Đông và đồng bằng Nam bộ. Chính vì thế, Bến Tre được đánh giá là một trong 4 tỉnh trong khu vực nằm ở vị trí đầu trong bảng xếp loại năng lực cạnh tranh cấp tỉnh về kêu gọi và thu hút đầu tư từ bên ngoài. 4.1.6. Yếu tố công nghệ - Công nghệ ngày càng có vai trò quan trọng trong kinh doanh, nó góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hoá. Trong thời buổi cạnh tranh hiện nay, công nghệ là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ hiện nay, sự phát triển này đặt bất cứ doanh nghiệp nào vào nguy cơ tụt hậu về công nghệ. Đặc biệt trong ngành in, yếu tố về giá cả và chất lượng, màu sắc sản phẩm là hàng đầu cho nên việc thường xuyên cập nhật nâng cao khả năng về công nghệ trở nên luôn cấp thiết. Hơn nữa, vấn đề vi tính hoá hệ thống quản lý nhằm phát huy hiệu quả quản lý với quy mô lớn là cấp thiết đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình phát triển hiện nay. - Ưu tiên của Chính phủ về phát triển công nghệ và công nghệ thông tin: đang tạo điều kiện rất lớn cho doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất và ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống quản lý nhằm là cho doanh nghiệp ngày càng rút ngắn về tụt hậu công nghệ, mở ra cho doanh nghiệp cơ hội cạnh tranh với qui mô toàn khu vực. - Cùng với sự hội nhập quốc tế thì sự chuyển giao công nghệ cũng là một điều đáng quan tâm. Ở đây, nó vừa tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp đi đầu về ứng dụng công nghệ vừa tạo ra nguy cơ về tụt hậu công nghệ, đặt doanh nghiệp trước nhiều thách thức đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần có dự toán tài chính đối phó với các yếu tố này. 4.1.7. Yếu tố quốc tế - Việt Nam đang thực hiện chính sách mở cửa, việc Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế lớn trong khu vực và thế giới như WTO, AFTA… tạo điều kiện cho nền kinh tế trong nước hoà vào sự phát triển chung của khu vực và thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng có nhiều cơ hội mới hơn nhưng theo đó cũng tiềm tàng những mối đe doạ mà doanh nghiệp phải đối phó. Từ những phân tích trên ta lập được bản tổng hợp môi trường vĩ mô như sau: Bảng 13: Tổng hợp môi trường vĩ mô của Công ty cổ phần in Bến Tre Yếu tố môi trường Mức độ quan trọng của các yếu tố đối với ngành (a) Mức độ tác động đối với hãng (b) Tính chất tác động (c) Điểm cộng dồn (d) Chính trị - pháp luật Môi trường chính trị ổn định 3 3 + +9 Chính sách, thủ tục 3 2 + +6 Hệ thống pháp luật 3 2 + +6 Kinh tế Giá nguyên, nhiên liệu tăng 3 2 - -6 Kinh tế vùng 3 3 + +9 Đô thị hóa 3 2 + +6 Cải thiện cơ sở hạ tầng 2 2 + +4 Lãi suất ngân hàng tăng 3 2 - -6 Lạm phát 2 2 - -4 Yếu tố xã hội Xu hướng tuyên truyền, cổ động 3 2 + +6 Chương trình giáo dục 2 2 + +4 Mối lo ngại về chất thải 3 1 - -3 Nguồn lao động 2 1 - -2 Yếu tố tự nhiên Tiết kiệm năng lượng và tài nguyên quốc gia 2 2 - -2 Ô nhiễm môi trường 2 1 - -2 Vị trí địa lý 2 1 + +2 Tiếng ồn 2 1 - -2 Yếu tố công nghệ Ưu tiên của Chính phủ 3 2 + +6 Chuyển giao công nghệ 3 2 + +6 Yếu tố quốc tế Công nghệ mới 2 1 + +2 Nguyên vật liệu mới 3 2 + +6 4.2. Môi trường tác nghiệp Để đề ra một chiến lược thành công thì phải phân tích từng yếu tố này để doanh nghiệp thấy được mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, nguy cơ mà ngành kinh doanh đó gặp phải. 4.2.1. Nhà cung cấp a. Nguời cung ứng vật tư và thiết bị - Hiện nay, các nhà cung ứng nguyên liệu chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh, số lượng các nhà cung cấp rất nhiều và những mặt hàng nguyên liệu đầu vào không phải là nguyên liệu gì quý hiếm nên Công ty có thể dễ dàng chuyển qua nhà cung cấp khác khi công ty đối tác có vấn đề trong việc giao hàng.. Hiện nay, Công ty có mối quan hệ rất tốt đối với những nhà cung cấp trang thiết bị như các công ty thiết bị ngành in: Công ty cổ phần vật tư Sài Gòn, Công ty giấy Tân Mai, Công ty mực in Tân Bình... - Tuy nguyên vật liệu tại thị trường có nhiều nhưng biến động giá cả nguyên vật liệu lại ảnh hưởng không nhỏ đến ngành nói chung và Công ty nói riêng. Điều này đòi hỏi Công ty phải linh hoạt trong việc lựa chọn nhà cung ứng, cũng như linh hoạt trong việc đặt hàng. b. Nhà cung ứng vốn - Nhà cung ứng vốn thứ nhất là từ Ủy ban nhân dân tỉnh, các thành viên của Công ty. Trong thời gian qua, Công ty làm ăn có hiệu quả nên việc huy động thêm vốn vay là khá dễ dàng. - Nhà cung ứng vốn thứ hai là từ các ngân hàng: Do làm ăn có uy tín nên có quan hệ tốt với 3 ngân hàng lớn hiện nay là: Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Công Thương. Hơn nữa, tình hình hiện trạng tài chính của Công ty là khá tốt nên Công ty có ưu thế trong việc vay thêm nợ để tài trợ cho các khoản đầu tư mới và gia hạn nợ so với các dối thủ cùng ngành. c. Nhà cung ứng lao động Nguồn lao động ở đồng bằng sông Cửu Long là rất dồi dào, ở Bến Tre có cả trường đại học và cao đẳng nên Công ty rất dễ dàng trong việc đào tạo và tuyển chọn nhân viên. Bên cạnh đó, mức lương của Công ty thì cao hơn các cơ sở in lụa cũng như các doanh nghiệp tư nhân khác và nhân viên cũng hưởng được nhiều ưu đãi hơn. Do đó khả năng thu hút nguồn lao động của Công ty là rất cao. 4.2.2. Khách hàng - Như đã phân tích ở trên, khách hàng của Công ty chủ yếu là những cơ quan ban ngành đoàn thể có quan hệ mật thiết với Công ty. Vì vậy, Công ty có một lượng khách hàng trung thành. Đây là một cơ hội mà Công ty cần quan tâm khai thác. - Khách hàng bao giờ cũng mong muốn sản phẩm mình mua có chất lượng cao. Điều này cũng tạo một thách thức lớn đối với ngành in, nhưng đối với Công ty cổ phần in Bến Tre, chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo. Vì thế, đây là điều không đáng lo ngại. - Doanh thu của Công ty tăng qua các năm, điều này chứng tỏ thị trường của Công ty khá lớn. Theo như tình hình đầu tư của các doanh nghiệp khác ngành vào Bến Tre thì chính những doanh nghiệp này tương lai sẽ là những khách hàng tiềm năng của Công ty trong việc in ấn các sản phẩm như catalog, bảng hiệu quảng cáo, tờ rơi, ... 4.2.3. Đối thủ cạnh tranh a. Đối thủ cạnh tranh hiện tại Trên thị trường Bến tre có nhiều cơ sở in lụa và doanh nghiệp tư nhân in ấn. Tuy nhiên, nếu xét đối thủ cạnh tranh trực tiếp thì ta chỉ xét 3 đối thủ chủ yếu: Quang minh, Phú Khương và Rạng Đông. Các doanh nghiệp này có các mục tiêu hoạt động khác nhau và việc nhận ra các mục tiêu này có ý nghĩa rất quan trọng đối với Công ty. Bảng 14: Mục tiêu chiến lược của các đối thủ cạnh tranh chủ yếu Quang Minh Phú Khương Rạng Đông Chiến lược kinh doanh Tìm ưu thế lâu dài trên thị trường lớn với chi phí thấp Tìm ưu thế lâu dài trên thị trường nhỏ, sản phẩm độc đáo có giá trị cao Chủng loại đầy đủ với chi phí thấp, dịch vụ tuyệt vời Marketing Khối lượng lớn, tăng trưởng nhanh Giá trị cao, giá cao, tăng trưởng có kiểm soát Cạnh tranh nhờ giá Nghiên cứu và phát triển Theo những mẫu mã có sẳn Thiết kế tính năng và chất lượng theo công dụng Thiết kế theo chi phí Nguồn nhân lực Thi đua, khen thưởng cá nhân Khen thưởng nhóm, đội Khen thưởng toàn công ty để hợp tác Tài chính Tận dụng, năng động Thận trọng, không nợ Thận trọng, không nợ Nguồn: Báo cáo của Công ty cổ phần in Bến Tre năm 2005 Dựa vào tình hình hoạt động của các doanh nghiệp ta có thể đánh giá một số điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ: Bảng 15: Đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của các đối thủ cạnh tranh Điểm mạnh Điểm yếu Quang Minh + Uy tín lâu năm + Chất lượng cao, ổn định + Công nghệ hiện đại + Chưa có chính sách đào tạo nhân viên Phú Khương + Chi phí quản lý thấp + Phương thức bán hàng linh hoạt + Công nghệ hiện đại + Đội ngũ quản lý chưa có nhiều trình độ + Năng lực sản xuất còn hạn chế Rạng Đông + Có chiến lược tiếp thị và bán hàng + Mạnh về thiết kế mẫu mã +Công nghệ hiên đại + Hạn chế về tài chính + Nhà quản lý ít kinh nghiệm + Năng lực sản xuất hạn chế Nguồn: Báo cáo của Công ty cổ phần in Bến Tre năm 2005 Qua bảng đánh giá trên cho thấy các đối thủ cạnh tranh của Công ty đa số ứng dụng công nghệ hiện đại nên giá thành tương đối thấp, có nhiều phương thức bán hàng linh hoạt. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này còn hạn chế về năng lực sản xuất, trình độ quản lý, khả năng tài chính... Từ những phân tích trên ta lập được bảng phân tích cạnh tranh giữa Công ty và các đối thủ: Ma trận 3: Ma trận hình ảnh cạnh tranh Công ty cổ phần In Bến Tre Các yếu tố Hệ số Cổ phần in Bến Tre Quang Minh Phú Khương Rạng Đông Điểm Số điểm quan trọng Điểm Số điểm quan trọng Điểm Số điểm quan trọng Điểm Số điểm quan trọng Thị phần 0,09 3 0,27 2 0,18 1 0,09 2 0,18 Chất lượng sản phẩm 0,11 3 0,33 4 0,44 4 0,44 3 0,33 Dịch vụ khách hàng 0,08 4 0,32 2 0,16 3 0,24 3 0,24 Uy tín 0,09 3 0,27 4 0,36 2 0,18 3 0,27 Giá bán 0,12 4 0,48 3 0,36 1 0,12 4 0,48 Hoạt động chiêu thị 0,1 2 0,2 2 0,2 2 0,2 2 0,2 Khả năng tài chính 0,1 4 0,4 2 0,2 2 0,2 2 0,2 Thiết bị công nghệ 0,13 4 0,52 3 0,39 3 0,39 3 0,39 Tình trạng nhân sự - quản lý 0,09 3 0,27 2 0,18 2 0,18 2 0,18 Lòng trung thành của khách hàng 0,09 3 0,27 2 0,18 2 0,18 3 0,27 Tổng 3,33 2,65 2,22 2,74 Nhận xét: Qua phân tích ta thấy mức điểm của Công ty cổ phần in Bến Tre là 3,33 điểm, cho thấy mức độ phản ứng của Công ty cổ phần in Bến Tre với các yếu tố so với các đối thủ cạnh tranh là khá tốt. Điều này cho thấy vị trí cạnh tranh của Công ty cổ phần in Bến Tre trên thị trường là khá tốt. b. Yếu tố đối thủ tiềm ẩn - Trong xu thế hội nhập hiện nay, nguy cơ các đối thủ tiềm ẩn đến từ bên ngoài là rất lớn. Đây thực sự là một hiểm họa đối với ngành và với Công ty bởi vì các đối thủ đến từ bên ngoài và sự gia nhập ngành khá dễ dàng. - Với một tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ hiện đại có thể tạo ra sản phẩm thay thế sản phẩm hiện có trên thị trường hiện nay với giá cả hợp lý. - Hơn nữa, một đe dọa lớn đối với Công ty là nguy cơ các đối thủ tiềm ẩn đến từ Thành phố Hồ Chí Minh khi cầu Rạch Miễu được xây xong. 4.2.4. Sản phẩm thay thế - Bảng hiệu điện tử. - Sách báo, tài liệu điện tử. - Panô, áp phích,... Do thương mại điện tử và xu hướng quảng cáo tuyên tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnoi dung.doc
  • docbia.doc
  • docmuc luc.doc
  • docnhan xet.doc
  • doctom tat bao cao.doc
  • doctham khao.doc
Tài liệu liên quan