MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Sự cần thiết của đề tài. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu. 1
3. Phương pháp nghiên cứu. 2
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu. 2
PHẦN NỘI DUNG 3
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN. 3
I.Khái niệm kế hoạch kinh doanh. 3
1. Kế hoạch kinh doanh. 3
2. Lập kế hoạch kinh doanh. 3
3. Tầm quan trọng của kế hoạch kinh doanh. 3
4. Phân loại kế hoạch kinh doanh. 4
5. Khi nào doanh nghiệp cần lập kế hoạch kinh doanh. 6
II.Quá trình lập bảng kế hoạch kinh doanh. 6
1. Chuẩn bị. 6
2. Thu thập thông tin. 7
3. Tổng hợp và phân tích thông tin. 7
4. Hình thành chiến lược và kế hoạch hoạt động. 7
5. Lượng hóa và tổng hợp yêu cầu về nguồn lực. 8
6. Phân tích và đánh giá kết quả. 8
7. Giai đoạn hoàn tất. 8
III. Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh. 9
1. Tiến trình lập kế hoạch kinh doanh. 9
2. Tóm tắt tổng quát nội dung bảng kế hoạch kinh doanh. 10
IV. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính. 12
1. Tỷ số thanh khoản. 12
1.1. Vốn luân chuyển ròng (NWC). 12
1.2. Tỷ số luân chuyển tài sản lưu động (C/R). 12
1.3. Tỷ số thanh toán nhanh (tỷ số tài sản quay vòng nhanh). 12
2. Các tỷ số hoạt động. 12
2.1. Tỷ số luân chuyển hàng tồn kho (I/R). 12
2.2. Thời gian thu tiền bán hàng bình quân (kỳ thu tiền bình quân). 13
2.3. Tỷ số luân chuyển tài sản cố định. 13
2.4. Tỷ số luân chuyển tài sản có. 13
3. Các tỷ số quản trị nợ. 13
3.1. Tỷ số nợ trên vốn tự có. 13
3.2. Tỷ số nợ trên tài sản có. (D/A) 13
4. Các tỷ số khả năng sinh lời. 13
4.1. Mức lợi nhuận trên doanh thu. 13
4.2. Lợi nhuận trên tài sản có (ROA). 14
4.3. Lợi nhuận ròng trên vốn tự có (ROE). 14
Chương 2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT KHẨU THỦY SẢN AN GIANG (AGIFISH) 15
I. Khái quát chung. 15
1. Lịch sử hình thành. 16
2. Quá trình phát triển. 16
3. Định hướng phát triển trong những năm tới. 19
II. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. 20
1. Sơ lược về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005. 20
1.1. Đặc điểm tình hình. 20
1.1.1.Thuận lợi: 20
1.1.2.Khó khăn: 21
1.2. Một số hoạt động chính của Công ty trong năm 2005. 21
2. Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 23
2.1. Tổ chức và nhân sự. 23
2.1.1. Tình hình nhân sự. 23
2.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty. 25
2.1.3. Chính sách đối với người lao động. 30
2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật. 31
2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh. 31
2.3.1. Sản phẩm. 31
2.3.2. Sản xuất. 33
2.3.3. Hoạt động marketing. 39
2.4. Tình hình tài chính. 41
Chương 3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH DOANH NĂM 2003-2005 VÀ DỰ BÁO NĂM 2006. 47
I. Phân tích môi trường kinh doanh. 47
1. Xác định khách hàng. 47
1.1. Khách hàng trong nước: 47
1.2. Khách hàng ngoài nước: 47
2. Phân tích thị trường. 48
2.1. Thị trường đầu ra. 48
2.1.1. Thị trường xuất khẩu. 48
2.1.2.Thị trường trong nước. 50
2.2. Thị trường đầu vào. 51
3. Phân tích cạnh tranh. 52
3.1. Đối thủ trong nước. 52
3.2. Các đối thủ nước ngoài. 54
4. Phân tích môi trường kinh doanh. 54
4.1. Kinh tế toàn quốc. 54
4.2. Lạm phát. 54
4.3. Tỷ giá hối đoái. 55
4.4. Lãi suất ngân hàng. 55
4.5. Chính trị, pháp luật. 55
4.6. Điều kiện thời tiết, khí hậu. 56
4.7. Vấn đề nguồn nguyên liệu. 56
4.8. Sự đa dạng của các sản phẩm mới. 56
5. Phân tích SWOT. 58
II. Phân tích kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh. 59
1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2005. 59
2. Phân tích tình hình thực hiện các định mức sản xuất. 60
2.1. Định mức chi phí sản xuất. 60
2.2. Định mức chi phí quản lý và chi phí bán hàng. 61
3. Dự báo kinh doanh. 62
3.1.Tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp thủy sản cả nước năm 2006 62
3.2. Dự báo Sản lượng. 64
3.2.1. Đối với sản phẩm cá Tra fillet xuất khẩu. 64
3.2.2. Đối với sản phẩm cá Basa fillet xuất khẩu. 65
Chương 4. KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY. 66
I. Mục tiêu kế hoạch của năm 2006. 66
1. Mục tiêu về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. 66
2. Mục tiêu tài chính. 66
II. Kế hoạch kinh doanh. 66
1. Kế hoạch bán hàng. 66
2. Kế hoạch sản xuất. 67
3. Kế hoạch sử dụng chi phí. 68
3.1. Kế hoạch sử dụng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 68
3.2. Kế hoạch sử dụng chi phí nhân công trực tiếp. 70
3.3. Kế hoạch sử dụng chi phí sản xuất chung. 72
3.4. Kế hoạch sử dụng chi phí bán hàng. 73
3.5. Kế hoạch sử dụng chi phí quản lý doanh nghiệp. 74
4. Kế hoạch Marketing. 76
4.1. Kế hoạch xúc tiến bán hàng. 76
4.1.1. Kế hoạch quảng cáo. 76
4.1.2. Kế hoạch khuyến mãi. 76
4.1.3. Ngân sách Marketing. 77
4.2. Kế hoạch phân phối. 78
4.3. Kế hoạch giá cả. 78
4.3.1. Xác định chi phí sản xuất sản phẩm. 78
4.3.2. Xác định giá cả. 79
5. Kế hoạch nhân sự. 80
5.1. Xác định nhu cầu nhân sự. 80
5.1.1. Xác định số lượng công nhân sản xuất. 80
5.1.2. Xác định nhân viên quản lý. 80
5.2. Yêu cầu tuyển dụng và đào tạo. 81
6. Kế hoạch đầu tư năm 2006 82
6.1. Các dự án thực hiện chuyển tiếp năm 2005. 82
6.2. Các hạng mục đầu tư mới trong năm 2006. 82
7. Kế hoạch tài chính. 83
7.1. Kế hoạch tiền mặt. 83
7.2. Kế hoạch lợi nhuận. 84
7.3. Bản cân đối kế toán kế hoạch. 85
8. Đánh giá kế hoạch sản xuất kinh doanh. 86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88
1. Kết luận. 88
2. Kiến nghị. 88
Phụ lục 1 90
Phụ lục 2 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
100 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6413 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lập kế hoạch kinh doanh tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tính chất của lĩnh vực kinh doanh, hoạt động Marketing hiện nay chủ yếu do Ban giám đốc đảm nhiệm.
Phương thức Marketing mà Công ty đang áp dụng là kết hợp với hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) tham dự các Hội chợ thủy sản quốc tế hàng năm Vietfish – Việt Nam, Boston, San Francisco – Mỹ, Brussel – Bỉ,…để giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm các cơ hội mua bán. Ngoài ra, Công ty còn thực hiện tìm kiếm khách hàng qua báo, đài, mạng Internet và sự giới thiệu của các doanh nghiệp trong ngành, của bạn hàng. Đối với thị trường mới, Công ty sử dụng những kênh phân phối có sẵn.
Để quảng bá sản phẩm tốt hơn đến khách hàng, Agifish đang kết hợp với Vasep thực hiện trang wed để đưa sản phẩm của Công ty lên mạng internet.
Công ty luôn duy trì và phát triển mối quan hệ mua bán với các khách hàng truyền thống, tìm kiếm mở rộng các khách hàng mới. Có kế hoạch phân công theo dõi chặt chẽ tiến độ, khối lượng và doanh số mua bán từng khách hàng để có những điều chỉnh thích hợp. Bên cạnh đó Công ty cũng đang mở rộng thêm các mặt hàng giá trị gia tăng khác như: tôm, cá xiên que, tẩm bột… cung cấp cho các siêu thị, nhà hàng và đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cá fillet tươi sống bằng máy bay nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Tiếp nhận (cá nguyên con)
Xí nghiệp đông lạnh
Hình 4: Quy trình sản xuất của Công ty cổ phần
Rửa
xuất nhập khẩu thủy sản An Giang
Chặt đầu + Moi ruột
Xí nghiệp chế biên thực phẩm
Đầu xương, thịt vụng, mỡ
Lạng thịt (fillet)
Phân loại sơ chế
Lột da
Xay thô
Rửa cá, loại bỏ ký sinh trùng
Kiểm tra ký sinh trùng
Phơi, sấy khô
Nấu thành mỡ cá
Rửa bán thành phẩm, phân loại
Nghiền thành bột cá
Xếp khuôn + cấp đông
Bao gói + Bảo quản kho lạnh
Đóng gói
2.4. Tình hình tài chính.
Bảng 6: Bảng cân đối kế toán qua 3 năm 2003-2005.
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
TÀI SẢN
A. TSLĐ và Đầu tư ngắn hạn
156.372,359
237.927,972
150.771,452
I. Tiền
1.505,320
919,043
1.789,379
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
1.000
3.096,300
III. Các khoản phải thu
91.017,284
163.818,875
88.603,727
IV. Hàng tồn kho
58.138,313
66.629,686
54.364,261
V. Tài sản lưu động khác
4.708,001
6.556,926
2.917,783
VI. Chi sự nghiệp
3,440
3,440
B. TSCĐ VÀ đầu tư dài hạn
53.162,250
87.272,678
100.861,797
I. Tài sản cố định
48.832,256
82.651,446
95.558,437
II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
165
100
100,
III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
4.164,994
771,231
IV. Các khoản kí quỹ kí cược dài hạn
3.750,000
V. Tài sản dài hạn khác
5.203,359
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
209.534,610
325.200,651
251.633,250
NGUỒN VỐN
A. Nợ phải trả
135.474,379
237.199,983
149.864,904
I. Nợ ngắn hạn
123.765,239
217.684,773
138.928,788,
II. Nợ dài hạn
9.128,593
19.515,209
10.936,116
III. Nợ khác
2.580,546
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
74.060,230
87.997,227
101.768,345
I. Nguồn vốn-quỹ
72.954,003
86.548,639
100.249,169
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác
1.448,587
1.519,175
TỔNG NGUỒN VỐN
209.534,610
325.197,211
251.633,250
(nguồn: phòng kế toán của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang)
Bảng 7: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2003-2005. Đvt: triệu đồng
CHỈ TIÊU
2003
2004
2005
Chênh lệch 04/03
Chênh lệch 05/04
mức
%
mức
%
1. Doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ
494.580,352
891.534,499
830.979,006
396.954,147
80,26
(60.555,493)
(6,79)
2. Các khoản giảm trừ
3.718,762
8.133,745
44.797,121
4.414,982
118,72
36.663,376
450,76
3. Doanh thu thuần của bán hàng và cung cấp dịch vụ
490.861,589
883.400,754
786.181,885
392.539,164
79,97
(97.218,869)
(11,01)
4. Giá vốn hàng bán
417.977,807
794.109,444
680.791,075
376.131,636
89,99
(113.318,369)
(14,27)
5. Lợi nhuận gộp
72.883,781
89.291,310
105.390,809
16.407,528
22,51
16.099,499
18,03
6. Doanh thu hoạt động tài chính
1.575,631
3.414,020
2.905,582
1.838,388
116,68
(508,437)
(14,89)
7. Chi phí tài chính
4.834,339
11.946,316
7.424,830
7.111,976
147,11
(4.521,485)
(37,85)
8. Chi phí bán hàng
32.542,425
49.553,309
55.889,465
17.010,883
52,27
6.336,156
12,79
9. Chi phí quản lí doanh nghiệp
15.474,948
11.568,175
19.017,793
(3.906,772)
(25,25)
7.449,618
64,40
10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD
21.607,699
19.637,529
25.964,302
(1.970,170)
(9,12)
6.326,772
32,22
11. Thu nhập khác
740,896
1.310
1.878,804
569,104
76,81
568,803
43,42
12. Chi phí khác
115,582
265,640
2.294,160
150,057
129,83
2.028,520
763,63
13. Lợi nhuận khác
625,313
1.044,360
(415,356)
419,046
67,01
(1.459,717)
(139,77)
14. Tổng lợi nhuận kế trước thuế
22.233,013
20.681,890
25.548,945
(1.551,123)
(6,98)
4.867,055
23,53
15. Thuế thu nhập doanh nghiệp
0
2.584,348
3.193,618
2.584,348
-
609,269
23,58
16. Lợi nhuận sau thuế của DN
22.233,013
18.097,541
22.355,327
(4.135,472)
(18,60)
4.257,785
23,53
(nguồn:phòng kế toán của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang)
Qua bảng kết quả tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty, ta rút ra được một số nhận xét như sau:
Doanh thu của Công ty tăng nhanh trong năm 2004, cụ thể từ 494.580,352 triệu đồng năm 2003 tăng lên 891.534,499 triệu đồng, tức tăng 396.954,147 triệu đồng (tương đương 80,26%) nguyên nhân tăng là do: ngay từ đầu năm 2004 do lo ngại ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm diễn ra ở nhiều quốc gia Châu Á (trong đó có Việt Nam) đã làm thay đổi thói quen sử dụng thực phẩm hàng ngày và người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang sử dụng các sản phẩm thủy sản nhiều hơn. Vì vậy mà doanh thu của Công ty trong năm 2004 tăng lên rất nhanh. Nhưng đến năm 2005 thì doanh thu có giảm so với năm 2004, cụ thể: doanh thu năm 2005 là 830.979,006 triệu đồng, giảm 60.555,493 triệu đồng tương 6,79% so với năm 2004 chủ yếu là do: thứ nhất, giá các loại vật tư, bao bì, vật liệu, nhiên liệu,… phục vụ sản xuất tăng khá cao trong khi đó giá xuất khẩu cá tra, cá basa giảm bình quân khoảng 20%, làm giảm năng lực cạnh tranh của các đơn vị xuất khẩu; thứ hai, bên cạnh đó còn có các rào cản về thương mại, kỹ thuật của các nước nhập khẩu thủy sản làm trở ngại không nhỏ cho các hoạt động của các doanh nghiệp; thứ ba, tốc độ phát triển của nghề sản xuất cá tra, cá basa tăng quá nhanh, tạo áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất kinh doanh cùng loại sản phẩm này trên mọi phương diện: giá cả, thị trường, nguyên liệu, lao động.
Do doanh thu tăng kéo theo giá vốn hàng bán cũng tăng từ 417.977,807 triệu đồng năm 2003 lên 794.109,444 triệu đồng năm 2004 và 680.791,075 triệu đồng năm 2005. Tuy nhiên tốc độ tăng của chi phí năm 2004 cao hơn tốc độ tăng của doanh thu là 9,73% do tình hình nguyên liệu ngay từ đầu năm có sự biến động đáng kể, nguồn nguyên liệu khang hiếm, giá cả tăng đột biến, mức giá tăng bình quân từ 40-50% so với giá bình quân năm 2003. Đến năm 2005, tốc độ giảm của doanh thu thấp hơn tốc độ giảm của chi phí điều này chứng tỏ trong năm 2005 này Công ty đã sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu của mình.
Tuy trong năm 2004, doanh thu tăng với tốc độ rất nhanh nhưng lợi nhuận sau thuế của Công ty lại giảm cụ thể: lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2003 là 22.233,013 triệu đồng, năm 2004 là 18.097,541 triệu đồng tức về mức giảm 4.135,472 triệu đồng tương đương 18,6% so với năm 2003, năm 2005 lợi nhuận sau thuế là 22.355,327 triệu đồng tăng 4.257,785 triệu đồng tương đương 23,53% so với năm 2004. Nguyên nhân lợi nhuận năm 2004 giảm là do: thứ nhất, giá cả nguyên liệu tăng đột biến như phân tích ở trên; thứ hai, một số chi phí như chi phí bán hàng tăng 52,27%, chi phí tài chính, chi phí khác; thứ ba, qua năm 2004 này Công ty phải nộp thêm một khoản thuế thu nhập doanh nghiệp mà trước đây do Công ty được miễn thuế bởi một số chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước.
Bảng 8: Các tỷ số tài chính của Công ty qua 3 năm.
Tỷ số
Đơn vị
2003
2004
2005
04-03
05-04
1. Tỷ số thanh khoản
Vốn luân chuyển ròng (NWC)
TriệuĐồng
32.607,12
20.243,19
11.842,66
12.363,92
8.400,53
Tỷ số luân chuyển TSLĐ (C/R)
Lần
1,26
1,09
1,09
(0,17)
(0,01)
Tỷ số thanh toán nhanh
Lần
0,79
0,79
0,69
(0,01)
(0,09)
2. Các tỷ số hoạt động
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho
Lần
7,19
11,92
12,52
4,73
0,60
Kỳ thu tiền bình quân
Ngày
66,75
66,76
40,57
0,01
(26,19)
Tỉ số luân chuyển tài sản cố định
Lần
9,23
10,12
7,79
0,89
(2,33)
Tỷ số luân chuyển tài sản có
Lần
2,34
2,72
3,12
0,37
0,41
3. Tỷ số nợ
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
%
1,83
2,70
1,47
0,87
(1,22)
Tỷ số nợ trên tổng tài sản có
%
64,65
72,94
59,56
8,28
(13,38)
4. Các tỷ số sinh lời
Tỷ số lợi nhuận trước thuế/doanh thu
%
4,53
2,34
3,25
(2,19)
0,91
Tỷ số lợi nhuận sau thuế/doanh thu
%
4,53
2,05
2,84
(2,48)
0,79
Tỷ số lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản
%
10,61
6,36
10,15
(4,25)
3,79
Tỷ số lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản
%
10,61
5,57
8,88
(5,05)
3,32
Tỷ số lợi nhuận ròng/vốn chủ sở hữu
%
30,02
20,57
21,97
(9,45)
1,40
(nguồn: tính toán dựa trên số liệu thu thập từ phòng kế toán của Công ty )
- NWC > 0 chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, NWC liên tục giảm xuống trong 3 năm qua là do: Trong năm 2004 Công ty đã đầu tư nâng cấp nhà xưởng và trang bị máy móc thiết bị với tổng số vố đầu tư là 40.261,9 triệu đồng. Năm 2005 Công ty đầu tư các thiết bị nâng cao năng lực sản xuất, để tăng năng suất lao động với tổng số vốn đầu tư của năm 2005 là 25.354 triệu đồng.
- Năm 2005, C/R là 1.09 lần nghĩa là 1 đồng nợ Công ty sử dụng được đảm bảo bằng 1.09 đồng tài sản có lưu động.
- Tỉ số thanh toán nhanh của năm 2005 là Q/R= 0,69 tức là khả năng của Công ty có 0,69 đồng để sẵn sàng đáp ứng cho 1 đồng nợ ngắn hạn.Q/R của công ty qua 3 năm đều < 1, hàng tồn kho của Công ty còn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tài sản có lưu động, khả năng trả nợ của công ty kém, nó cần phải bán thêm nhiều hàng tồn kho thì mới đảm bảo thanh toán nợ. Do đó, Công ty cần phải có các chính sách tồn kho thành phẩm cho thích hợp.
- Năm 2005 tỷ số kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp là 40,57 ngày, đã giảm đi rất nhiều so với năm 2004. Như vậy, trung bình sau 40 ngày thì doanh nghiệp mới thu hồi được hết nợ.
- Tỷ số hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2005 là 7,79 % đã giảm 2,33% so với năm 2004. Chứng tỏ việc sử dụng tài sản cố định của Công ty trong năm 2005 này chưa đạt hiệu quả cao.
- Hiệu suất sử dụng tài sản có của Công ty ngày càng tốt hơn. Năm 2005, tỉ số này là 3,12 lần tăng 0,41 lần so với năm 2004.
- Tuy năm 2005 tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu có giảm xuống so với năm 2004, mặt dù vậy tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của Công ty còn tương đối cao, D/E năm 2005 là 1,47 lần cho thấy 1 đồng vốn chủ sở hữu Công ty sử dụng tới 1,47 đồng nợ.
- Tỉ lệ nợ trên tổng tài sản của công ty còn cao, điều này sẽ gây khó khăn trong việc vay thêm vốn; tuy nhiên đến năm 2005, tinh hình có cải thiện. D/A của năm 2005 là 59,56% nghĩa là nợ chiếm 59,56% trên tổng tài sản.
- Năm 2004, tỉ số lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thấp là do chi phí kinh doanh cao. Sang năm 2005, do đã được trang bị thêm những trang thiết bị mới, sử dụng công nghệ mới làm sản lượng tăng lên, chi phí hạ giúp lợi nhuận tăng lên (100 đồng doanh thu tạo ra 3,25 đồng lợi nhuận).
- Mức lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu từ 20,57% năm 2004 tăng lên 21,97% năm 2005 tức là tăng 1,4%. Có nghĩa là cứ mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu lại sinh ra 21,97 đồng lời.
- Năm 2004 hiệu quả sử dụng tài sản không cao, 100 đồng tài sản có mới tạo ra 5,57 đồng lợi nhuận do việc công ty sử dụng nhiều nợ làm ảnh hưởng đến tỉ số này. Năm 2005, hiệu quả sử dụng tài sản đã được nâng lên 8,88%.
Chương 3.
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH DOANH NĂM 2003-2005 VÀ DỰ BÁO NĂM 2006.
I. Phân tích môi trường kinh doanh.
1. Xác định khách hàng.
1.1. Khách hàng trong nước:
Khách hàng trong nước chủ yếu của Công ty Agifish là: nhà hàng, siêu thị, cửa hàng kinh doanh thực phẩm, các quán ăn tập thể, trường học, bếp ăn gia đình,.. Hiện tại Công ty có hơn 100 sản phẩm chế biến từ cá Tra, cá Basa được tiêu thụ rộng khắp 50 tỉnh thành trong cả nước.
Để đáp ứng nhu cầu của các khách hàng này Agifish đã hình thành 3 tổng đại lý phân phối các sản phẩm chế biến của Công ty:
1. Tổng đại lý khu vực TP. HCM
CTy TNHH TM Hữu Tín
85 An Dương Vương, Q 1, Tp. HCM
2. Tổng Đại lý khu vực cao nguyên
Cty TNHH TM Phú Cường
4/7 Đinh Bộ Lĩnh, P. Phú cường, Thủ dầu một, Bình dương
3. Tổng đại lý khu vực phía Bắc
Cty TNHH Thái Bình
345 Phố Vọng, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Đặc biệt thương hiệu Agifish đã được người tiêu dùng bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao.
1.2. Khách hàng ngoài nước:
Agifish đã có nhiều khách hàng từ hầu hết các quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Châu Âu, Úc, Hong Kong, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản... Agifish ngày càng có uy tín cao trên thị trường và một trong những thương hiệu mạnh trên thị trường thế giới.
Bên cạnh sản phẩm chính là cá Tra và cá Basa, Công ty còn chế biến các loại cá nước ngọt phong phú trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và các sản phẩm có giá trị khác như Tôm càng, chả thác lác, cá rô phi, sản phẩm cá tẩm bột, mực...
2. Phân tích thị trường.
2.1. Thị trường đầu ra.
2.1.1. Thị trường xuất khẩu.
Sản phẩm cá Basa – cá Tra fillet đông lạnh của Agifish được xuất khẩu đi các thị trường nước ngoài. Những thị trường xuất khẩu chính của Công ty là: Châu Âu (EU), Châu Á, Mỹ - Canada – Mexico, Châu Úc và các thị trường khác.
Ngay từ những ngày đầu của vụ kiện bán phá giá cá basa, tra vào thị trường Mỹ, Công ty đã chủ động từng bước giảm tốc độ phát triển của thị trường này và tích cực tìm kiếm, mở rộng sang các thị trường mới, đồng thời có chính sách phù hợp để ổn định phát triển những thị trường truyền thống thông qua việc phối hợp cùng Vasep, Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam tham gia các đợt xúc tiến thương mại ở các nước và các kỳ hội chợ quốc tế: Vietfish, Los Angeles, Brussel, Nga, Trung Quốc, Anh, Tây Ban Nha, Mê hi cô, Thụy Điển, Nhật… làm thay đổi cơ bản cơ cấu thị trường vốn có, nhằm bù đắp sự thiếu hụt của thị trường Mỹ.
Thị trường EU là thị trường quan trọng tiêu thụ các sản phẩm cá đông lạnh của Agifish. Sản phẩm của Công ty với những tính chất dinh dưỡng và hình thức tương tự như sản phẩm cá Catfish (cùng thuộc loại cá da trơn) của thị trường EU, đã được người tiêu dùng EU ưa chuộng.
Về cơ cấu thị trường năm 2004:
Biểu đồ 1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2004.
Về cơ cấu thị trường năm 2005:
Biểu đồ 2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2005.
- Do khó khăn tại thị trường Mỹ vì bị áp thuế chống bán phá giá nên trong năm Công ty đã thực hiện chuyển đổi thị trường thành công. Cụ thể: năm 2004 thị trường Mỹ + Canada + Mexico là 15,32%, Châu Âu 42,08%, Châu Á + thị trường khác 37,77%, Châu Úc 4,83%. Đến năm 2005 thị trường Mỹ + Canada + Mexico giảm mạnh chỉ còn 2,19%, Châu Âu tăng nhanh chiếm 54,66% (nhiều nhất vẫn là Tây Ban Nha và Đức), Châu Á + thị trường khác vẫn ổn định 32,22%, Châu Úc phát triển mạnh 10,93%.
- Thị trường Châu Âu: là thị trường yêu cầu cao về vệ sinh an toàn thực phẩm và là thị trường chủ lực của Công ty, tiếp tục tăng trưởng về sản lượng bù vào thiếu hụt của thị trường Mỹ.
- Thị trường Châu Á: thị trường tương đối dể tính và có sức tiêu thụ đều qua các tháng, so với năm 2004 thị trường Châu Á giảm nhẹ.
- Thị trường Mỹ hiện chỉ chiếm khoảng 2,2% do những khó khăn về thuế bán chống phá giá, nhưng Công ty vẫn xác định đây là thị trường tiềm năng, nếu có cơ hội vẫn trở lại phát triển thị trường này. Công ty đã đón tiếp các tập đoàn phân phối lớn (doanh số hàng tỷ USD/năm) của Hoa Kỳ nhân Hội Nghị Tôm toàn cầu tại Thành Phố Hồ Chí Minh vào cuối tháng 10 năm 2005 như: US FOOD SERVICE, MAZZETTA. Hai bên thảo luận các giải pháp thực hiện chương trình quảng bá tiếp thị sản phẩm cá tra, cá basa gắn với chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm vào thị trường Mỹ trong những năm sắp tới.
2.1.2.Thị trường trong nước.
Hơn 100 sản phẩm được chế biến từ cá Tra và cá Basa của Công ty Agifish đã và đang tiêu thụ rộng khắp cả nước, hệ thống phân phối chính của Công ty là: đại lý, nhà hàng, siêu thị… Các sản phẩm của Công ty hiện có mặt ở hầu hết các siêu thị lớn như: hệ thống phân phối Metro, Coop-Mart, Big C…
Quý 4 doanh thu đạt trên 10 tỷ đồng, nâng tổng doanh thu hàng nội địa năm 2005 ước đạt 50 tỷ đồng tăng12% so với cùng kỳ năm 2004. Sức mua chủ yếu tập trung mạnh vào những tháng đầu năm và cuối năm, trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là hàng đông lạnh (chế biến) chiếm 45%, mặt hàng tươi cũng chiếm tỷ lệ khá lớn trong cơ cấu tiêu thụ 35%, hàng sơ chế cấp đông chiếm 20%.Thị trường tiêu thụ Thành Phố Hồ Chí Minh có sức tiêu thụ mạnh nhất chiếm tỷ lệ 49%, kế đến là thị trường tiêu thụ Phía bắc chiếm 32%, thị trường có sức tiêu thụ tương đối đó là thị trường khu vực Miền Tây với 15%, còn lại là thị trường Miền Trung và Cao Nguyên 4%. Chi tiết về cơ cấu thị trường nội địa trong hai năm qua được thể hiện chi tiết trong hai biểu đồ sau:
Biểu đồ 3: Cơ cấu thị trường nội địa năm 2004.
Biểu đồ 4: Cơ cấu thị trường nội địa năm 2005.
Đặc biệt sản phẩm mang thương hiệu Agifish được người tiêu dùng bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao do Báo Sài Gòn tiếp thị tổ chức.
2.2. Thị trường đầu vào.
Nguồn cung cấp nguyên liệu cho các xí nghiệp chế biến của Công ty là các bè nuôi cá ở đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu và bao bì (PE), các loại thùng, hộp caton dùng để đóng gói được Công ty mua từ các nhà cung cấp bên ngoài. (chi tiết về nguyên liệu và nhà cung cấp được trình bày trong phần nguyên liệu ở trang 30).
3. Phân tích cạnh tranh.
3.1. Đối thủ trong nước.
Trong xu thế hội nhập như hiện nay, để có thể giúp Công ty đứng vững và chiến thắng trên thị trường thì cần phải có khả năng cạnh tranh cao. Muốn được như vậy, thì chúng ta phải biết được đối thủ cạnh tranh trong ngành của Công ty là ai, những đối thủ cạnh tranh trực tiếp nào ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty.
Trong lĩnh vực chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu, Công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, cả trong nước lẫn ngoài nước. Trên thế giới, nếu xét về mặt hàng đông lạnh xuất khẩu thì cá da trơn đông lạnh là mặt hàng khá phổ biến và quan trọng, nhất là trong giai đoạn gần đây dịch cúm gia cầm bùng phát tại nhiều nước trên thế giới cộng thêm vào đó là nạn “lỡ mồm long móng” ở gia súc. Nên người dân có xu hướng chuyển sang dùng thủy sản nhiều hơn. Hiện nay có rất nhiều nước có khả năng sản xuất thủy sản đông lạnh đạt chất lượng cao, có thị trường lớn và cạnh tranh mạnh mẽ.
Do nước ta có tiềm năng về nuôi trồng và khai thác thủy sản rất mạnh, và xuất khẩu thủy sản là ngành mang lại ngoại tệ rất lớn cho đất nước. Trong lĩnh vực này, nước ta hiện nay có trên 400 doanh nghiệp chế biến thủy sản nhưng trong số đó chỉ có một số ít công ty có khả năng trang bị máy móc thiết bị hiện đại, tạo ra sản phẩm giá trị giá tăng. Các doanh nghiệp còn lại ít nhiều đều gặp phải khó khăn trong công tác huy động vốn để đổi mới thiết bị máy móc. Sau đây là 10 Công ty xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam trong năm 2005.
Bảng 9: Các Công ty xuất khẩu hàng đầu Việt Nam năm 2005.
STT
Doanh nghiệp năm 2005
KL (Tấn)
Giá trị (USD)
1
NAVICO
29.179
59.976.144
2
KISIMEX
16.410
33.980.892
3
AGIFISH CO
14.783
37.698.026
4
MINH PHU SEAFOOD CORP (số liệu DN)
11.528
127.511.172
5
CATACO
10.715
33.399.896
6
HAVUCO
10.253
39.742.994
7
KIM ANH CO., LTD
9.252
78.462.594
8
CAMIMEX
8.505
86.776.536
9
CAFATEX CORP
7.920
51.715.044
10
AMANDA FOODS (VIETNAM) LTD
6.566
56.006.654
(Hải quan VN)
Để đánh giá chi tiết hơn nữa về đối thủ cạnh tranh ta tiến hành lập bảng so sánh thế mạnh của một số công ty dẫn đầu thị trường hiện nay thể hiện ở một số chỉ tiêu cụ thể như sau:
Bảng 10: So sánh với các đối thủ cạnh tranh
Các chỉ tiêu đánh giá
Hệ số
Navico
Agifish
Kisimex
Minh Phú
Cataco
Thị phần
1
10
9
9
8
7
Tài chính
0.9
10
9
9
10
8
Máy móc
0.9
10
9
10
9
7
Uy tín
1
9
8
8
8
7
Kinh nghiệm sản xuất
0.5
9
10
9
8
8
Đa dạng hoá sản phẩm
0.8
10
8
9
9
8
Tiêu chuẩn chất lượng
0.8
8
10
8
7
7
Tổng
55.9
53.4
51.4
48.3
43.5
(theo số liệu của cục thống kê An Giang)
Từ bảng mô tả trên cho thấy đối thủ chủ yếu của Agifish hiện nay là Navico, Kisimex, Minh Phú với tiềm lực tài chính mạnh, có công nghệ máy móc tiên tiến, nhiều sản phẩm đa dạng đang chiếm thị phần lớn so với Agifish trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Tuy nhiên, trong tương lai rất có thể Việt Nam sẽ mất lợi thế cạnh tranh một khi các nước trong khu vực như Campuchia hoặc Thái Lan phát triển nuôi cá tra, basa. Vì vậy, các doanh nghiệp phải biết kết hợp nhau nhằm cạnh tranh cùng có lợi. Nhưng trong thực tế, hiện tượng các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh hiện vẫn xảy ra thường xuyên.
3.2. Các đối thủ nước ngoài.
Nếu so về chất lượng sản phẩm thì thủy sản Việt Nam tỏ ra không hề thua kém sản phẩm của các nước vì cùng điều kiện nuôi trồng. Tuy nhiên, trong công tác quản lý của chúng ta vẫn còn nhiều bất cập, thiếu sót. Vì vậy, nhìn chung tổng kim ngạch xuất khẩu của ta so với các nước còn rất thấp so với các nước đặc biệt là Thái Lan (chỉ bằng 1/5 Thái Lan). Mặc khác mối đe dọa cho thủy sản Việt Nam là các nước như Thái Lan, Ấn Độ lại sắp được miễn thuế bán phá giá do thiên tai đầu năm 2005 vì thế các doanh nghiệp trong nước cần phải có tầm nhìn xa hơn kịp thời đề ra đường lối cạnh tranh sao cho cùng có lợi.
4. Phân tích môi trường kinh doanh.
4.1. Kinh tế toàn quốc.
Nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua đã có một đà tăng trưởng đáng khích lệ. Cùng với xu thế tăng trưởng chung của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta cũng đang trong thời kỳ tăng trưởng nhanh. Kinh tế toàn quốc tăng trưởng sẽ thúc đẩy quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư, … tạo tiền đề cho sự phát triển của ngành.
Bảng 11: Tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam qua các năm.
Chỉ tiêu
Đơn vị
2001
2002
2003
2004
2005
Tốc độ phát triển kinh tế
%
6,8
7,0
7,3
7,6
8,5
Tốc độ lạm phát
%
0,8
1,5
3,0
8,5
6,5
(Nguồn : Niên Giám Tổng Cục Thống Kê)
4.2. Lạm phát.
Khi lạm phát xảy ra dẫn đến tình trạng doanh nghiệp phải liên tục tăng vốn lưu động, do đó làm giảm khả năng sinh lời có thể đem lại. Nhìn chung tình hình lạm phát trong những năm trước đây có sự biến động phức tạp.Tuy nhiên nhờ sự điều tiết của Nhà Nước tình hình lạm phát đã dần ổn định. Dự báo năm 2006 là 6%
4.3. Tỷ giá hối đoái.
Là một doanh nghiệp lấy xuất khẩu làm chủ đạo, doanh thu của Agifish hầu hết là bằng ngoại tệ (chiếm gần 80%). Do đó chính sách quản lý tỷ giá hối đoái của nhà nước cũng sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Chẳng hạn, khi tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng USD tăng dẫn đến doanh thu tính theo đồng Việt Nam tăng và ngược lại. Hiện nay, tỷ giá có xu hướng ổn định nên chưa có ảnh hưởng xấu đến hoạt động của Công ty.
4.4. Lãi suất ngân hàng.
Đây là yếu tố tác động đến các quyết định trong đầu tư sản xuất của các doanh nghiệp. Khi lãi xuất ngân hàng tăng đòi hỏi các doanh nghiệp phải đánh giá lại tính hiệu quả trong sản xuất cũng như các dự án mở rộng và phát triển doanh nghiệp. Bởi vì lúc này lãi suất ngân hàng sẽ tác động trực tiếp đến doanh thu của các hoạt đọng kinh tế của doanh nghiệp. Ngược lại khi lãi suất ngân hàng giảm sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mạnh dạn hơn trong việc mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư đổi mới công nghệ…Hiện nay lãi suất ngân hàng của nước ta đang ở mức tương đối thấp điều này tạo điều kiện thuận lợi và ưu đãi cho các doanh nghiệp trong vấn đề huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Điều này thuận lợi cho Công ty vì trong những năm gần đây Công ty đang huy động một nguồn vốn lớn để đầu tư đổi công nghệ thiết bị.
4.5. Chính trị, pháp luật.
Nước ta được đánh giá là nước có nền chính trị ổn định nhất Châu Á Thái Bình Dương. Điều này là một trong những thuận lợi tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài, tăng trưởng kinh tế.
Hiện nay do yêu cầu đổi mới hệ thống các quy chế pháp luật của nước ta cho phù hợp với môi trường kinh doanh mới, các quy chế định pháp của nước ta không ngừng được sửa đổi và hoàn thiện tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thu hút vốn đầu tư… Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều quy định, thủ tục hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực hải quan đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra việc thực thi và sự ổn định của hệ thống văn bản pháp lý chưa cao cũng là những yếu tố không dự đoán trước được tác động lên hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
4.6. Điều kiện thời tiết, khí hậu.
Là một yếu tố rủi ro trong hoạt động nuôi cá bè. Khi thời tiết thay đổi cũng làm ảnh hưởng đáng kể đến số lượng và chất lượng nguồn nước mà cá sinh sống. Chẳng hạn như vào đầu mùa lũ (tháng 5, 6) nước từ đầu nguồn đổ về cuốn theo phù sa và ký sinh trùng làm thay đổi đột ngột nguồn nước ảnh hưởng đến sinh lý cá và gây nên các hiện tượng