MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU . . . 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 1
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu . 1
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn . 2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 2
1.2.1. Mục tiêu chung . 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể . 2
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU . 3
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 3
1.4.1. Không gian . 3
1.4.2. Thời gian. 3
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu . 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU . 4
2.1. KHÁI QUÁT VỀ KẾ HOẠCH . 4
2.1.1. Khái niệm kế hoạch kinh doanh . 4
2.1.2. Phân loại kế hoạch kinh doanh . 4
2.1.3. Lợi ích của việc lập kế hoạch kinh doanh . 5
2.2. NỘI DUNG KẾ HOẠCH KINH DOANH . 6
2.2.1. Mô tả doanh nghiệp . 7
2.2.2. Mô tả sản phẩm . 7
2.2.3. Phân tích thị trường . 7
2.2.4. Phân tích cạnh tranh . 13
2.3. CÔNG CỤ SWOT . 14
2.4. DỰ BÁO . 14
2.4.1. Khái niệm dự báo . 14
2.4.2. Phương pháp dự báo . 15
2.5. KẾ HOẠCH SẢN XUẤT . 15
2.6. KẾ HOẠCH NHÂN SỰ . 16
2.7. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH . 17
2.7.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến . 17
2.7.2. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự kiến . 17
2.7.3. Bảng cân đối kế toán dự kiến . 18
2.8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 18
2.8.1. Phương pháp thu thập số liệu . 18
2.8.2. Phương pháp phân tích số liệu . 18
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH XÍ NGHIỆP 3 . . 20
3.1. MÔ TẢ XÍ NGHIỆP . 20
3.1.1. Lịch sử hình thành . 20
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động . 20
3.1.3. Phương hướng hoạt động . 21
3.3. SẢN PHẨM KINH DOANH . 21
3.4. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA XÍ NGHIỆP . 22
3.4.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp . 22
3.4.2. Tình hình cung ứng gạo thành phẩm . 30
3.4.3. Tình hình thu mua gạo nguyên liệu . 33
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH . 36
4.1. THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ GẠO XÍ NGHIỆP . 36
4.1.1. Thị trường xuất khẩu . 36
4.1.2. Thị trường nội địa . 37
4.2. CHÍNH SÁCH HẠN NGẠCH XUẤT KHẨU GẠO . 38
4.3. DÂN SỐ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN . 40
4.4. ẢNH HƯỞNG TẬP QUÁN, KỸ THUẬT CANH TÁC,
GIỐNG LÚA, CÔNG NGHỆ XAY XÁT ĐẾN CHẤT LƯỢNG GẠO . 40
4.5. KHÁCH HÀNG . 41
4.6. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH . 42
4.7. NHÀ CUNG ỨNG GẠO NGUYÊN LIỆU . 44
4.8. CÔNG CỤ SWOT . 46
4.8.1. Điểm mạnh . 46
4.8.2. Điểm yếu . 47
4.8.3. Cơ hội . 48
4.8.4. Thách thức . 48
CHƯƠNG 5: LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH . 50
5.1. DỰ BÁO BÁN HÀNG NĂM 2009 . 50
5.2. DOANH THU DỰ KIẾN . 52
5.3. KẾ HOẠCH TIẾP THỊ . 53
5.4. KẾ HOẠCH SẢN XUẤT . 55
5.4.1. Kế hoạch sản xuất sản phẩm . 55
5.4.2. Kế hoạch chi phí gạo nguyên liệu . 55
5.4.3. Kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp . 57
5.4.4. Kế hoạch chi phí sản xuất chung . 58
5.4.5. Kế hoạch chi phí bán hàng . 58
5.4.6. Kế hoạch chi phí quản lý doanh nghiệp . 59
5.4.7. Kế hoạch giá vốn hàng bán . 60
5.5. KẾ HOẠCH NHÂN SỰ . 61
5.5.1. Các bộ phận chức năng trong xí nghiệp . 61
5.5.2. Xây dựng và phát triển nguồn lực . 63
5.6. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH . 66
5.6.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến . 66
5.6.2. Bảng thu chi tiền mặt dự kiến . 67
5.6.3. Bảng cân đối kế toán dự kiến năm 2009 . 69
5.6.4. Đánh giá kết quả lập kế hoạch so với năm 2008 . 70
5.6.5. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 . 72
5.7. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP . 73
5.4.1. Biện pháp thu mua . 73
5.4.2. Biện pháp tăng lượng tiêu thụ sản phẩm . 73
5.4.3. Biện pháp quản lý sản xuất . 73
5.4.4. Biện pháp tài chính . 74
5.4.5. Biện pháp đầu tư . 74
5.4.6. Biện pháp nguồn nhân lực . 75
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . . 76
6.1. KẾT LUẬN . 76
6.2. KIẾN NGHỊ . 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 78
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5347 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh Năm 2009 tại xí nghiệp 3 lương thực - Thực phẩm Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thức cổ phần quy
mô hoạt động được mở rộng nên tăng cường nguồn nhân lực để đảm bảo hoạt
động có hiệu quả, hình thức tính lương cho nhân viên công ty cổ phần cũng có
nhiều thay đổi hơn so với trước. Các khoản chi phí khác có tăng nhưng không
đáng kể, chi tiết cho các khoản mục chi phí quản lý ở xí nghiệp như sau:
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh
GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 28
Bảng 4: BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
QUA 3 NĂM
ĐVT: 1.000 đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
2007/2006 2008/2007
Ch. Lệch % Ch. Lệch %
Chi phí điện nước 8.077 9.349 12.486 1.272 15,75 3.137 33,55
Chi phí điện thoại 16.776 12.366 14.479 - 4.410 (26,29) 2.113 17,09
Chi phí hành chánh 5.331 9.783 12.994 4.452 83,51 3.211 32,82
Chi phí sửa chữa
nhỏ
2.726 3.378 4.845 653 23,95 1.466 43,39
Chi phí lương cán
bộ nhân viên
342.340 357.350 724.660 15.010 4,38 367.310 102,79
Chi phí khác 2.156 3.868 15.357 1.712 79,41 11.489 297,03
Chi phép năm 5.035 - 42.540 - - - -
Chi phí trừ dần
công cụ
- - 11.932 - - - -
( Nguồn: Bộ phận tài chính kế toán xí nghiệp 3)
Chi phí điện nước tăng qua các năm, năm 2007 tăng 15,75% so với năm
2006, năm 2008 tăng 33,55% so với năm 2007. Nguyên nhân chính là do việc
tăng giá điện nước, tuy nhiên do việc sử dụng cho việc quản lý không nhiều nên
giá trị tăng không đáng kể.
Chi lương cán bộ công nhân viên năm 2007 tăng 4,38% so với năm 2006,
năm 2008 tăng 102,79% so với năm 2007. Từ năm 2007 trở đi xí nghiệp hoạt
động theo hình thức cổ phần khoản lương chi trả cho cán bộ được tính theo bảng
lương chức danh công việc, bậc lương và căn cứ vào kết quả xếp hạng cuối năm.
Ngoài ra còn được nhận các khoản tiền thưởng nếu kinh doanh có lợi nhuận đã
làm khoản chi phí này tăng lên đáng kể trong năm 2008.
Các khoản chi phí khác đều tăng, trừ khoản chi phí điện thoại, tuy tăng có
tăng nhưng tỉ trọng không lớn.
Nhìn chung chi phí hoạt động của xí nghiệp qua các năm đều tăng lên do các
yếu tố đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất của xí nghiệp tăng.
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh
GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 29
3.4.1.3. Tình hình lợi nhuận
Qua bảng phân tích kết quả hoạt động của xí nghiệp lợi nhuận tăng giảm
qua các năm, năm 2007 lợi nhuận giảm đáng kể giảm 101,73% so với năm
2006. Nguyên nhân làm cho lợi nhuận năm 2007 giảm là do sự tăng lên của chi
phí bán hàng đặc biệt là khoản tăng của chi phi vận chuyển, bốc vác và bao bì
cho sản phẩm. Năm 2008 lợi nhuận tăng rất cao so với năm 2007 tăng hơn
523.106 ngàn đồng. Nguyên nhân chính làm cho khoản lợi nhuận tăng lên là do
phát sinh khoản thu nhập khác từ tiền phạt do vi phạm hợp đồng của các nhà
cung ứng gạo cho xí nghiệp.
Lợi nhuận từ việc bán hàng lương thực đều tăng qua các năm, năm
2007 tăng 216.977 ngàn đồng tương ứng 13,75% so với năm 2006. Năm 2007
doanh thu có giảm nhưng tốc độ giảm ít hơn giá vốn hàng bán, năm 2008 lợi
nhuận tăng 1.446.065 ngàn đồng tương ứng 80,55% so với năm 2007 do giá cả
tăng mạnh còn khối lượng tiêu thụ có tăng nhưng không lớn.
Lợi nhuận tài chính tăng giảm qua các năm nhưng không đáng kể,
khoản lợi nhuận này có được là do chênh lệch của việc luân chuyển nguồn vốn
kinh doanh từ công ty xuống xí nghiệp và từ xí nghiệp chuyển trả lại cho công ty.
Do nguồn vốn này luân chuyển liên tục trong từng ngày nên lợi nhuận này không
đáng kể, năm 2007 giảm 754 ngàn đồng so với năm 2006 do nguồn vốn từ công
ty tạm ứng cho xí nghiệp mua hàng ít hơn và việc chuyển trả vốn từ xí nghiệp về
công ty nhiều làm phát sinh khoản chi phí năm 2007 cao hơn trong khi doanh thu
cho tài chính lại giảm. Năm 2008, do biến động giá cả hàng hóa cần nhiều vốn
cho việc mua hàng nên công ty tạm ứng nhiều vốn cho xí nghiệp. Không giống
như những năm trước do yêu cầu vốn mua hàng phải nhanh chóng và kịp thời
nên khi thu được tiền bán hàng xí nghiệp không chuyển trả ngay cho công ty mà
gởi ngân hàng để tiện việc rút tiền mua hàng nên thu được khoản lợi nhuận cao
hơn, năm 2008 tăng 11.854 ngàn đồng so với năm 2007.
Qua việc phân tích tình hình chung của xí nghiệp về doanh thu, chi phí, lợi
nhuận cho thấy các khoản mục này tăng giảm qua các năm. Nguyên nhân chính
của việc tăng giảm này là do sự tăng giảm của khối lượng sản phẩm tiêu thụ qua
các năm, sự tăng giá cả sản phẩm đầu vào, đầu ra. Để thấy việc tăng giảm sản
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh
GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 30
lượng tiêu thụ qua các năm ta đi xem xét tình hình tiêu thụ gạo của xí nghiệp qua
3 năm.
3.4.2. Tình hình cung ứng gạo thành phẩm
Trong 3 năm trước, hoạt động kinh doanh chính của xí nghiệp chủ yếu là
cung ứng hàng cho nội bộ công ty xuất khẩu, việc bán hàng cho các doanh
nghiệp bên ngoài, các cửa hàng, đại lý nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ nhỏ trên tổng sản lượng
tiêu thụ của cả năm. Theo chỉ tiêu của công ty đưa ra mỗi năm xí nghiệp sẽ cung
ứng ra bên ngoài đạt mức là 5.000 tấn gạo thành phẩm các loại. Trên thực tế số
lượng sản phẩm bán ra bên ngoài của xí nghiệp qua các năm không ổn định, còn
lượng cung ứng cho công ty mỗi năm đạt khoảng 20.000 tấn.
3.4.2.1. Bán nội bộ, xuất khẩu, ủy thác xuất khẩu
Tỷ lệ xuất khẩu, bán nội bộ của xí nghiệp chiếm trên 80% lượng sản phẩm
tiêu thụ mỗi năm, còn lại bán tại chỗ cho thương lái, cửa hàng nhỏ, lẻ. Trên thực
tế khi xí nghiệp bán hàng cho nội bộ hay xuất khẩu có thể nói là một, vì khi cung
ứng hàng cho công ty cũng dùng để xuất khẩu. Xét trên phạm vi toàn công ty thì
không có ảnh hưởng về mặt lợi nhuận vì sự bù trừ hiệu quả hoạt động, nhưng
đứng trên khía cạnh của xí nghiệp 3 thì sẽ làm giảm một khoản doanh thu, giảm
lợi nhuận do giá bán hàng cho nội bộ sẽ thấp hơn giá bán ra bên ngoài tại cùng
một thời điểm. Năm 2006 lượng sản phẩm xí nghiệp cung ứng cho nội bộ và xuất
khẩu cao. Cụ thể theo bảng số liệu sau:
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh
GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 31
Bảng 5: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CUNG ỨNG
CHO CÔNG TY SO VỚI KẾ HOẠCH
ĐVT: kg
2006 2007 2008
2007/2006 2008/2007
Ch. Lệch % Ch. Lệch %
Cung ứng
công ty
20.826.129 12.924.382 13.778.325 7.901.747 (37,94) 853.943 6,6
Kế hoạch
mỗi năm
20.000.000 20.000.000 20.000.000 - - - -
Tỷ lệ hoàn
thành kế
hoạch (%)
104 65 69 - - - -
( Nguồn: bộ phận tài chính kế toán xí nghiệp 3)
Lượng sản phẩm cung ứng cho công ty tăng giảm qua các năm, năm 2007
giảm 7.902 tấn tương đương 37,94%, năm 2008 tăng 854 tấn tương đương 6,6%.
So với kế hoạch năm 2006 xí nghiệp đã hoàn thành vượt mức kế hoạch 4% về
sản lượng, năm 2007 hoàn thành được 65% kế hoạch, năm 2008 hoàn thành 69%
kế hoạch mà công ty đưa ra. Năm 2006 xí nghiệp vẫn còn là thành viên của tổng
công ty lương thực miền Nam, nên được phân bổ chỉ tiêu xuất khẩu theo hợp
đồng do chính phủ ký kết, và có nhiều hợp đồng thương mại với số lượng nhiều,
tình hình lương thực ổn định, kinh doanh lương thực thuận lợi. Sang năm 2007
khi xí nghiệp chuyển đổi sang hình thức cổ phần hoạt động còn gặp nhiều khó
khăn. Trong 2 năm này tình hình kinh tế thế giới diễn biến theo hướng phức tạp
và mất ổn định, kinh tế thế giới lâm vào cuộc suy thoái và lạm phát toàn cầu, giá
cả hàng lương thực có nhiều biến động, an ninh lương thực quốc gia bị đe dọa.
Nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia chính phủ đã có nhiều chính sách về
hạn chế xuất khẩu như lệnh ngừng xuất khẩu, chính sách thuế xuất khẩu tuyệt để
ổn định giá cả gạo trong nước đã làm hạn chế việc xuất khẩu gạo của xí nghiệp.
Mặt khác, khi chuyển đổi sang công ty cổ phần không còn là thành viên của tổng
công ty miền Nam, xí nghiệp gặp khó khăn trong việc ký các hợp đồng xuất khẩu
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh
GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 32
bởi chính sách giá cả và các điều kiện để ký kết hợp đồng. Những nguyên nhân
trên đã làm cho đầu ra của sản phẩm giảm.
3.4.2.2. Bán cung ứng và bán tiền ngay
Nhiệm vụ kinh doanh chính của xí nghiệp trước đây xuất khẩu gạo theo
hợp đồng, ít chú trọng thị trường nội địa, nên lượng sản phẩm bán cho thị trường
trong nước chiếm tỷ lệ rất nhỏ từ 10% đến 20%. Sự dao động về sản lượng của
các năm rất cao biến đổi theo tình hình của thị trường. Tình hình cụ thể ở bảng
sau:
Bảng 6: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CUNG ỨNG
NGOÀI CÔNG TY VÀ KẾ HOẠCH
ĐVT: kg
2006 2007 2008
2007/2006 2008/2007
Ch. Lệch % Ch. Lệch %
Bán cung ứng
và tiền ngay
1.044.878 2.589.957 247.211 1.545.079 148 -2.342.746 (90)
Kế hoạch mỗi
năm
5.000.000 5.000.000 5.000.000 - - - -
Tỷ lệ hoàn
thành kế
hoạch (%)
20,9 51,8 4,9 - - - -
( Nguồn: bộ phận kế toán tài chính xí nghiệp 3)
Năm 2007 lượng sản phẩm bán ra bên ngoài tăng lên đến 148% so với năm
2006 nhưng đến năm 2008 lại giảm xuống đến 90%. Đa phần sản phẩm bán cung
ứng được bán tại chỗ cho các thương lái mua đi bán lại, cửa hàng nhỏ lẻ, các
doanh nghiệp mua hàng xuất khẩu. Một số khách hàng là bạn hàng mua bán lâu
năm với xí nghiệp, số được giới thiệu, một số khác tìm mua hàng vì giá cả tương
đối rẻ hơn so với các xí nghiệp khác, hay vì sự thuận tiện trong việc vận chuyển.
Nhận xét chung trên sản lượng kinh doanh của xí nghiệp thì lượng bán
cung ứng chiếm tỷ lệ còn thấp. Sản lượng bình quân 1 tháng của xí nghiệp bán ra
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh
GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 33
đạt 87 tấn năm 2006, 215 tấn năm 2007. Năm 2008 chỉ đạt mức 26 tấn giảm gần
3,5 lần so với năm 2006 và 8,3 lần so với năm 2007.
Thực tế, tình hình cung ứng ngoài công ty của xí nghiệp trong ba năm về
cơ bản vẫn chưa đạt mức chỉ tiêu của công ty đề ra, năm 2006 xí nghiệp chỉ hoàn
thành được 20,9% so với kế hoạch, năm 2007 hoàn thành được 51,8% và năm
2008 chỉ đạt 4,9% so với kế hoạch. Nguyên nhân của việc cung ứng ở thị trường
trong nước không đạt mức kế hoạch đưa ra là do sản phẩm kinh doanh của xí
nghiệp chưa phù hợp với nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng. Mặt khác, từ
năm 2008 trở về trước thị trường và trọng tâm kinh doanh của xí nghiệp là lĩnh
vực xuất khẩu nên chưa chú trọng nhiều ở thị trường nội địa. Đối với thị trường
xuất khẩu nhóm mặt hàng kinh doanh của xí nghiệp rất phù hợp và đạt yêu cầu
khách hàng nhập khẩu, còn ở thị trường trong nước thì việc kinh doanh mặt hàng
này vẫn chưa xuất từ nhu cầu của người tiêu dùng. Mặt hàng gạo tiêu dùng trong
nước đa phần phải là loại gạo đồng nhất về giống, có tên gọi cho từng loại còn
gạo xuất khẩu đã bị pha tạp của nhiều loại giống khác nhau, không có t ên gọi cho
từng mặt hàng mà chỉ phân loại theo phần trăm tấm.
Nhìn chung, tình hình tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp qua 3 năm có xu
hướng giảm. Sản lượng tiêu thụ hằng năm của xí nghiệp giảm và không hoàn
thành được kế hoạch ngoài nguyên nhân do các yếu tố nêu trên còn do công tác
thu mua nguyên liệu đầu vào còn nhiều khó khăn.
3.4.3. Tình hình thu mua gạo nguyên liệu
Đầu năm xí nghiệp căn cứ vào chỉ tiêu phân bổ kế hoạch của công ty về
lượng gạo cung ứng trong năm làm định hướng sơ bộ cho thu mua. Trong quá
trình hoạt động dựa vào tình hình giá cả thị trường và nhu cầu của khách hàng,
lượng hàng tồn kho, mức xuất hàng cho công ty và mùa vụ thu hoạch để làm cơ
sở chính cho việc thu mua trong năm. Vào các mùa vụ chính xí nghiệp sẽ tăng
cường công tác thu mua bởi thường chất lượng gạo trong mùa vụ chính có chất
lượng và giá cả đầu vào cũng thấp hơn. Căn cứ vào khung giá của công ty, xí
nghiệp định giá mua theo từng mặt hàng và đảm bảo sao cho xí nghiệp có lãi.
Hằng năm theo chỉ tiêu của công ty phân bổ xí nghiệp thu mua khoảng 15.000
tấn đến 30.000 tấn gạo nguyên liệu và gạo đã phân loại % tấm phục vụ xuất khẩu
và bán nội địa. Nguồn gạo nguyên liệu chủ yếu được thu mua từ các thương lái
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh
GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 34
trong tỉnh và các tỉnh lân cận như: Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, Tiền Giang,
An Giang…Gạo được mua theo hợp đồng cơ sở hoặc trả tiền ngay, một số ít mua
từ nội bộ. Tình hình thực hiện thu mua hàng năm của xí nghiệp:
Bảng 7: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ THU MUA
GẠO VỚI KẾ HOẠCH
ĐVT: kg
2006
Kế hoạch Thực hiện Ch. Lệch
% hoàn thành
kế hoạch
Tình hình mua gạo nguyên
liệu
30.000.000 26.909.965 -3.095.035 89,7
2007
Kế hoạch Thực hiện Ch. Lệch
% hoàn thành
kế hoạch
Tình hình mua gạo thành
phẩm
25.000.000 17.447.508 -7.552.492 70
2008
Kế hoạch Thực hiện Ch. Lệch
% hoàn thành
kế hoạch
Tình hình mua gạo nguyên
liệu
35.500.000 20.852.307 -14.647.693 59
( Nguồn: bộ phận tài chính kế toán xí nghiệp3 )
Qua số liệu bảng 5 về tình hình thu mua gạo nguyên liệu trong 3 năm về cơ
bản vẫn chưa hoàn thành kế hoạch, năm 2006 hoàn thành được 89,7%, năm 2007
hoàn thành được 70%, năm 2008 hoàn thành 59% kế hoạch. Trong 2 năm 2006
và 2007 do tình hình dịch bệnh trên cây lúa như vàng lùn và lùn xoắn lá làm
giảm sản lượng lúa ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, khả năng cung cấp gạo
của các nhà cung ứng cho sản xuất của xí nghiệp giảm. Còn trong năm 2008 do
sự biến động mạnh của thị trường gạo thế giới khiến giá cả lương thực trong
nước tăng cao, các nhà cung cấp yêu cầu tăng giá nguyên liệu không phù hợp,
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh
GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 35
khả năng cung cấp hàng của các nhà cung ứng không kịp thời cho xí nghiệp. Mặt
khác do tình hình khủng hoảng tài chính tín dụng buộc các ngân hàng thắt chặt
tín dụng và tăng lãi suất cho vay làm cho xí nghiệp gặp khó khăn trong việc huy
động nguồn vốn kinh doanh để đẩy mạnh hoạt động thu mua bởi nguồn vốn hoạt
động của xí nghiệp chủ yếu được tạm ứng từ nguồn vốn đi vay của công ty.
Từ việc phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận và thực trạng mua
bán ở xí nghiệp qua 3 năm cho thấy việc kinh doanh của xí nghiệp tuy có giảm
về mặt khối lượng sản phẩm tiêu thụ nhưng tình hình hoạt động kinh doanh đang
từng bước đi vào ổn định và có hiệu quả, điều đó được thể hiện ở mức lợi nhuận
trong năm 2008. Xét các chỉ tiêu:
+ Về chỉ tiêu lợi nhuận: trong năm 2006 và năm 2008 xí nghiệp hoàn
thành vượt mức kế hoạch lợi nhuận do công ty đề ra, năm 2006 vượt 120.362
ngàn đồng tương đương vượt 40%, năm 2008 vượt 3,1% so với kế hoạch, riêng
năm 2007 vẫn chưa đạt kế hoạch thậm chí còn lỗ.
+ Về chỉ tiêu cung ứng cho công ty: chỉ có năm 2006 vượt so với kế
hoạch 4%, còn các năm 2007, 2008 việc cung ứng cho công ty và bán ra bên
ngoài về cơ bản vẫn chưa hoàn thành kế hoạch.
+ Về chỉ tiêu mua vào phục vụ cho sản xuất về cơ bản vẫn chưa hoàn
thành kế hoạch.
Từ chỉ tiêu mua vào và bán ra cho thấy từ năm 2007 quy mô kinh doanh
của xí nghiệp đang có xu hướng thu hẹp dần và chưa tương xứng với năng lực
sản xuất hiện có. Trong năm 2009, xí nghiệp cần có những biện pháp nâng cao
hoạt động thu mua và đẩy mạnh lượng tiêu thụ sản phẩm gạo.
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh
GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 36
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
Phân tích môi trường kinh doanh nhằm giúp xí nghiệp thấy được doanh
nghiệp mình đang trực diện với những gì để từ đó xác định kế hoạch kinh doanh
cụ thể cho phù hợp. Những biến đổi của môi trường có thể gây những bất ngờ và
những hậu quả nặng nề, có thể đem lại những cơ hội và những mối đe dọa cho
hoạt động. Vì vậy, cần phải nghiên cứu phân tích môi trường để có thể dự đoán
những khả năng có thể xảy ra để có các biện pháp ứng phó kịp thời.
4.1. THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ GẠO XÍ NGHIỆP
4.1.1. Thị trường xuất khẩu
Thị trường truyền thống xuất khẩu gạo của công ty cổ phần lương thực thực
phẩm Vĩnh Long nói chung và xí nghiệp 3 nói riêng lâu nay chủ yếu là thị trường
Châu Á: Malaysia, Philipin, Indonesia và Châu Phi trong đó thị trường Châu Á
chiếm 46%, Châu Phi chiếm 54%. Loại gạo xuất khẩu của xí nghiệp có tỷ lệ %
tấm cao 15% - 25%, gạo 25% thường xuất sang thị trường cấp thấp và cấp trung
chiếm gần 70% lượng gạo xuất khẩu của xí nghiệp. Năm 2006 tổng sản lượng
xuất sang các thị trường này 17.546 tấn chiếm 71,01% tổng sản lượng bán ra của
xí nghiệp, năm 2007 xuất gần 13.000 tấn chiếm tỉ lệ 87% sản lượng và 2008 xuất
13.778 tấn chiếm tỉ lệ 98% sản lượng của năm. Xí nghiệp không trực tiếp thực
hiện xuất khẩu mà thông qua công ty. Trong 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn
nhất của Việt Nam năm 2008 thì Phillippines vẫn là thị trường đứng tại vị trí số
một, chiếm gần 40% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, tăng 9,3% thị phần
so với năm 2007. Trong 10 thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất này thì có
3 thị trường bao gồm Philippin, Malaysia, Cu Ba là thị trường truyền thống,
chiếm 63,8% về giá trị và 54,8% về lượng. 7 thị trường còn lại là các thị trường
thương mại (chiếm 18,4% về giá trị và 23,3% về lượng), trong đó thị trường châu
Phi chiếm tới 11,7% về giá trị và 14,5% về lượng. Châu Phi là thị trường dễ tính
không đòi hỏi quá khắt khe về chất lượng sản phẩm. Vì vậy, thị trường Châu Phi
là thị trường được đánh giá là tiềm năng lớn trong hoạt động xuất khẩu gạo của
xí nghiệp năm 2009.
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh
GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 37
Trong năm 2009, sản lượng gạo xuất khẩu Việt Nam sang Philipin đã ký
hợp đồng là 1,5 triệu tấn, ở thị trường Châu Phi sẽ ký kết xong hợp đồng vào
tháng 6 .Trong dự kiến Châu Phi sẽ nhập khẩu 50% sản lượng gạo từ việt Nam
thay vì nhập của Thái Lan và Ấn Độ. Việc xuất khẩu sang hai thị trường này là
điều kiện tốt cho xí nghiệp trong năm 2009 bởi đây l à hai thị trường truyền thống
quen thuộc. Yêu cầu về loại hàng của hai thị trường này phù hợp với sản phẩm
kinh doanh của xí nghiệp.
4.1.2. Thị trường nội địa
Thị trường gạo trong nước lâu nay của xí nghiệp vẫn tập trung ở các tỉnh
thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trong năm 2006 sản lượng tiêu thụ
nội địa đạt 1.657,5 tấn chiếm 7,41% trong tổng sản lượng cả năm, năm 2007 đạt
2.590 tấn chiếm tỉ lệ 13% lượng tiêu thụ trong năm, năm 2008 đạt 247 tấn chiếm
tỉ lệ 2% sản lượng của năm. Năm 2006 lượng tiêu thụ trung bình hàng tháng đạt
138 tấn/tháng, năm 2007 đạt 216 tấn/tháng, 2008 đạt 21 tấn/tháng.
Khó khăn cho xí nghiệp khi tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nội địa là rào cản
về thuế giá trị gia tăng 5% cho mặt hàng gạo. Trong khi đó các đại lí nhỏ lẻ, các
bạn hàng ở chợ đầu mối chỉ chịu khoản thuế khoán hàng tháng, do đó giá bán ra
có tính cạnh tranh hơn của xí nghiệp. Ở thị trường nội địa tuy xí nghiệp có quan
tâm nhưng chưa chú trọng khai thác nhiều, trong thời gian qua xí nghiệp đã bỏ
quên tiềm năng của thị trường nội địa. Khi nguồn cung lúa gạo không đủ đáp ứng
được nhu cầu lương thực trong nước, tất yếu giá lương thực sẽ tăng cao, các
doanh nghiệp, thương lái tranh nhau mua hàng. An ninh lương thực quốc gia bị
đe dọa sẽ có sự can thiệp của chính phủ bằng các chính sách hạn chế xuất khẩu
để bình ổn thị trường trong nước. Đến lúc đó hoạt động xuất khẩu của xí nghiệp
sẽ bị đình truệ và gặp trở ngại cho khâu tiêu thụ sản phẩm điển hình là diễn biến
thị trường năm 2007 và 2008.
Cơn sốt gạo năm 2008 do bị ảnh hưởng của thị trường thế giới một phần do
sự đầu cơ gạo trong nước. Khi giá gạo tăng cao vào những tháng đầu năm, các tổ
chức, cá nhân kinh doanh hàng lương thực ghìm hàng chờ giá tăng lên cao hơn
để bán lúc đó đầu vào cho sản xuất của xí nghiệp trở nên khó khăn hơn bởi
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh
GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 38
nguồn thu mua chính của xí nghiệp thông qua các thương lái, không chủ động
được nguồn nguyên liệu buộc xí nghiệp phải mua giá cao sẽ làm tăng giá thành
sản phẩm giảm lợi nhuận.
4.2. CHÍNH SÁCH HẠN NGẠCH XUẤT KHẨU GẠO
Gạo là mặt hàng nằm trong rổ hàng hoá để tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
của Việt Nam. Hơn hai năm qua, chỉ số giá tiêu dùng nhóm hàng lương thực,
trong đó có gạo, luôn tăng mạnh hơn so với tốc độ tăng chung của CPI. Chính vì
vậy, hơn 2 năm qua, Chính phủ đã áp dụng biện pháp chỉ tiêu sản lượng xuất
khẩu gạo mà bản chất là hạn ngạch để điều tiết sản lượng gạo xuất khẩu, với
mong muốn vừa kiểm soát được giá gạo trong nước không quá leo thang, vừa
đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Chính sách hạn ngạch xuất khẩu gạo hiện nay trên lý thuyết có vẻ đơn giản,
chỉ cần đầu năm Chính phủ công bố hạn ngạch là xong, nhưng thực tế thì khá
phiền phức. Bởi đi kèm với hạn ngạch sản lượng gạo là việc xác nhận hợp đồng
của hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), thủ tục công nhận lượng gạo còn trong
kho của doanh nghiệp, rồi thời hạn giao hàng và nhiều thủ tục hành chính. Thông
thường sau khi ký xong hợp đồng xuất khẩu xí nghiệp mới triển khai kế hoạch
mua hàng dự trữ để sản xuất do sự hạn chế về nguồn vốn, kho bãi và nhằm tiết
kiệm các khoản chi phí bảo quản. Các thủ tục hành chính sẽ mất nhiều thời gian
gây khó khăn cho xí nghiệp sẽ ảnh hưởng đến thời hạn giao hàng, có khi phải
hoãn giao hàng làm mất uy tín với nhà nhập khẩu. Việc áp dụng hạn ngạch sẽ
làm triệt tiêu phần nào động lực kinh doanh của xí nghiệp. Bởi nếu ký hợp đồng
xuất khẩu gạo có giá thấp hơn giá định hướng của hiệp hội là không được xác
nhận để xuất khẩu. Hợp đồng xuất khẩu của xí nghiệp bao gồm hai loại: xuất
theo hợp đồng được chính phủ ký kết theo chỉ tiêu phân bổ của công ty và xuất
theo hợp đồng thương mại. Đối với hợp đồng thương mại điều vướng mắc của xí
nghiệp là chính sách mức giá tối thiểu.
Theo kế hoạch đề ra hạn ngạch xuất khẩu năm 2009 khoảng 4,5 – 5 triệu tấn
gạo. Trong 6 tháng đầu năm đã ký hợp đồng khoảng 3,7 triệu tấn, như vậy 6
tháng cuối năm còn lại khoảng 1,3 triệu tấn. Hiệp hội cho rằng khả năng giao
hàng trong 6 tháng đầu năm khó mà thực hiện đúng hợp đồng nên đề nghị giãn
hợp đồng cho những tháng cuối năm. Hiện tại, các doanh nghiệp chỉ được ký hợp
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh
GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 39
đồng cho thời hạn giao từ tháng 7 trở lên, đây được xem như là thông báo tạm
ngưng ký hợp đồng xuất khẩu mới. Việc giãn hợp đồng xuất khẩu và tạm ngưng
ký hợp đồng mới đã gây nhiều thiệt thòi cho xí nghiệp. Hiện nay, thị trường thế
giới có nhu cầu lớn về lúa gạo, giá lúa gạo tăng thì lại giãn tiến độ giao hàng,
ngưng ký hợp đồng xuất khẩu đã ảnh hưởng trực tiếp đến xí nghiệp, làm cho xí
nghiệp bỏ qua cơ hội kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận bởi ít có nhà nhập khẩu nào
chấp nhận đặt bút ký hợp đồng trong thời điểm này nhưng sau tháng 7 mới giao
hàng vì sợ rủi ro. Rất có thể khi nhu cầu về lúa, gạo thế giới giảm xuống hoặc giá
gạo tụt trong những tháng cuối năm như xu hướng năm 2008. Vì trên thực tế,
ngay cả Hiệp hội Lương thực Việt Nam hiện cũng chưa nắm rõ tình hình xuất
khẩu 6 tháng cuối năm 2009 sẽ ra sao mà chỉ nhận định nếu Trung Quốc tăng
mua vào do hạn hán trên diện rộng thì giá lúa gạo thế giới sẽ tăng, ngược lại nếu
Ấn Độ bán lúa ra, không dự trữ thì giá lúa gạo thế giới sẽ giảm. Với những quyết
định này công ty và xí nghiệp cần phải tập trung hơn nữa để tìm kiếm khách hàng
những tháng cuối năm, tìm kênh tiêu thụ cho sản phẩm.
Tại cuộc họp gần đây với các bộ Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài
chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để bàn giải pháp kích cầu lúa gạo, tháo gỡ
khó khăn cho cả nông dân lẫn doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn đã đề nghị các bộ cùng kiến nghị Chính phủ sửa đổi quy chế điều
hành xuất khẩu gạo theo hướng Nhà nước chỉ quy định tổng lượng lúa gạo xuất
khẩu tối đa cho từng thời điểm trong năm và bãi bỏ cơ chế Hiệp hội Lương thực
Việt Nam phân phối chỉ tiêu, hạn ngạch cho từng doanh nghiệp xuất khẩu lúa
gạo. Bởi cơ chế, chính sách điều hành trong nước là hạn ngạch xuất khẩu được
giao quá ít so với thực lực, khả năng cung cấp của doanh nghiệp. Với kiến nghị
này trong tương lai xí nghiệp có thể ký thêm nhiều hợp đồng để tăng lượng tiêu
thụ.
Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu l ương thực Chính phủ
đã ban hành chính sách hỗ trợ 4% lãi suất vay ưu đãi cho các tổ chức và cá nhân
vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh lúa gạo và việc xem xét giải quyết vay
vượt 15% vốn tự có. Đây là điều kiện thuận lợi giúp xí nghiệp có thêm nguồn
vốn để đẩy mạnh thu mua, dự trữ đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất cung
cấp gạo theo đúng số lượng và thời hạn hợp đồng
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh
GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh Năm 2009 tại xí nghiệp 3 lương thực - thực phẩm Vĩnh Long.pdf