Luận văn Lập, kiểm tra và phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu trên báo cáo tài chính với việc tăng cường quản lý doanh nghiệp tại Công Ty TNHH xuất nhập khẩu Nam Kỳ

Công ty TNHH XNK Nam Kỳ là một công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu.

Công ty được thành lập vào ngày 30 tháng10 năm 1998. theo quyết định số 0102006802/Sở kế hoạch và Đầu tư.

Trụ sở của công ty đóng tại 221B Phố Trần đăng Ninh Quận Cầu Giấy TP Hà Nội

Trong những năm đầu mới thành lập Công ty TNHH XNK Nam Kỳ tổ chức hoạt động với một số ngành kinh doanh chủ yếu là các sản phẩm về giấy. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng và phát triển công ty đã không ngừng tìm tòi và mở rộng hoạt động kinh doanh với nhiều đôi tác mới. Công ty tuy mới thành lập so với nhiều Công ty khác cơ sở vật chất chưa thật sự đầi đủ,bên cạnh đó còn gặp phải sự cạnh tranh của các Công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực và có bề dầy thành tích hơn . Song Công ty vẫn vượt qua những khó khăn khách quan cũng như chủ quan do sự chỉ đạo sát sao của Giám Đốc và sự nhiệt tình của tập thể công nhân viên Công ty TNHH Nam Kỳ đã không ngừng phấn đấu lao động cận lực để đưa Công ty từng bước khắc phục những khó khăn và phát triển, hoàn thành kế hoạch kinh doanh. Bên cạnh đó Công ty thường xuyên kiện toàn bộ máy tổ chức kinh doanh để đáp ứng những yêu cầu về tiến bộ ngày một cao,tích luỹ và đầu tư vào những mặt hàng có chất lượng cao để cạnh tranh với một số nhà máy và các công ty giấy khác.

 

doc83 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1922 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lập, kiểm tra và phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu trên báo cáo tài chính với việc tăng cường quản lý doanh nghiệp tại Công Ty TNHH xuất nhập khẩu Nam Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ doanh nghiệp mà còn cả đối tượng liên quan đến doanh nghiệp. Nội dung của phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp có rất nhiều. Song, trong sự hạn hẹp về dung lượng và thời gian của luận văn nên em chỉ chọn một số nội dung chủ yếu, có tính chất đại diện sau đây để phân tích a.Phân tích khái quát tình hình tài chính b.Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn c. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán d. Phân tích hiệu quả sản xuất và khả năng sinh lời của vốn kinh doanh a. Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp * Đánh giá khái quát quy mô và cơ cấu vốn của doanh nghiệp (1) Tiến hành so sánh tổng tài sản (Ts) hoặc tổng số nguồn vốn (Nv) giữa cuối kỳ với đầu năm để chỉ ra một số chênh lệch DTs (hoặc DNv). DTs = tổng Ts cuối kỳ - tổng Ts đầu năm Nếu DTs > 0 có thể kết luận quy mô sử dụng vốn tăng nên Nếu DTs < 0 ta biết ngay quy mô sử dụng vốn giảm đi * Để xem việc bố chí cơ cấu vốn của doanh nghiệp là hợp lý hay chưa ta xét các chỉ tiêu “ tỷ trọng tài sản cố định”, “ tỷ trọng TSLĐ” trong đó :Tỷ trọng TSCĐ (hoặc TSLĐ) tính bằng cách lấy giá trị TSCĐ (hoặc TSLĐ) chia cho tổng tài sản rồi nhân với 100%. Với doanh nghiệp sản xuất thì TSCĐ tăng cao là hợp lý còn với các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ thì đây là điều không hợp lý ( trừ những doanh nghiệp mới bước vào hoạt động hoặc những doanh nghiệp cần đôỉ mới toàn bộ trang thiết bị hoặc những doanh nghiệp cần đổi mới toàn bộ trang thiết bị , xây dựng lại trang thiết bị vật chất...) * Đánh giá mức độ độc lập và khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính (2) Ta cần tính toán và so sánh các chỉ tiêu “Tỷ xuất tự tài trợ” (Tt) giữa cuối kỳ với đầu năm để chỉ ra chênh lệch tỷ xuất tự tài trợ. “ = Tỷ xuất tự tài trợ Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn Xét chênh lệch D Tt : - nếu DTt > 0 tức là mức độ độc lập về mặt tài chính tăng lên và như vậy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính cũng khả quan hơn. - Nếu D Tt < 0 thì mức độ độc lập hay khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính cũng giảm xuống, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi vay vốn hay khi trang trải các khoản nợ đến hạn trả * Đánh giá tỷ xuất lợi nhuận (3) Lợi nhuận thực hiện sau một quá trình sản xuất kinh doanh là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Lợi nhuận tuyệt đối thường không phản ánh đúng mức độ hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh vì chỉ tiêu này không chỉ chịu sự tác động của bản thân chất lượng công tác của doanh nghiệp mà còn chịu qui mô sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy, để đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ta cần phân tích “ Tỷ suất lợi nhuận”. Để đánh giá khái quát tỷ suất lợi nhuận ta sử dụng chỉ tiêu “ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu” và chỉ tiêu “Tỷ suất lợi nhuận trên vốn” Chỉ tiêu nay càng lớn hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao. = x 100 Tỷ xuất lợi nhuận trên doanh thu Lợi nhuận thuần Doanh thu thuần Tỷ suất lợi nhuận trên vốn được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chia cho vốn chủ sở hữu rồi nhân với 100. Chỉ tiêu này cho biết nếu doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu thì thu được bao nhiêu tiền lãi từ hoạt động kinh doanh. Tương tự như chỉ tiêu trên,tỷ suất này càng cao thì tình hình tài chính của doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. b. Phân tích cơ cấu của tài sản và nguồn vốn * Phân tích cơ cấu tài sản (4) Mục đích của việc phân tích này là xem xét sự biến động của tài sản về mặt cơ cấu và trên cơ sở đó,đánh giá về sự hợp lý hay không hợp lý của cơ cấu tài sản. Đối với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thì cơ cấu tài sản hợp lý được thể hiện ở sự tăng tỷ trọng của TSCĐ và sự giảm tỷ trọng của TSCĐ theo một tỷ lệ nhất định tùy thuộc vào ngành nghề doanh nghiệp hoạt động. Thông thường ,tỷ trọng tài sản cố định tăng lên chứng tỏ năng lực sản xuất của doanh nghiệp cũng tăng lên theo. Để phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp ,ta tiến hành so sanh giữa số thực hiện kỳ này với số thục hiện kỳ trước để xem xét sự biến động của tài sản đồng thời đánh giá tỷ trọng các khoản mục của phần tài sản đã được bố trí hợp lý chưa.Ngoài ra, “tỷ xuất đầu tư” cũng là một chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, đó là thương số giữa TSCĐ với tổng tài sản. * Phân tích cơ cấu nguồn vốn (5) Mục đích của việc phân tích cơ cấu nguồn vốn là nhằm đánh giá sự biến động của cơ cấu nguồn vốn và trên cơ sở đó ,đánh giá tính hợp lý hay chưa hợp lý về cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Để tiến hành phân tích ,tương tự như phân tích cơ cấu tài sản ta tiến hành đánh giá sự biến động cơ cấu nguồn vốn bằng cách so sánh tỷ trọng các yếu tố hợp thành nguồn vốn giữa kỳ và đầu năm .Nếu nguồn vốn chủ sở hữu (CSH) chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập cuả doanh nghiệp với chủ nợ (Ngân hàng ,nhà cung cấp ,...)là cao.Ngoài ra ,sự tăng lên của các khoản mục trong phần vốn chủ sở hữu và giảm đi của các khoản nợ phải trả cũng là một biểu hiện tốt ,cho biết rằng tình hình tài chính của các nhà máy là lành mạnh và khả quan. Ngược lại, nếu công nợ chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn (cả về tuyệt đối lẫn số tương đối)thì khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp và như vậy ,tình hình tài chính của doanh nghiệp là có vấn đề. c. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán ( bao gồm nhiều chỉ tiêu) : Phân tích chỉ tiêu này là phân tích tình hình công nợ, tổng số nợ ra sao; bị chiếm dụng hay đi chiếm dụng? Bị ai chiếm dụng vốn và chiếm dụng vốn của những ai? Mức độ chiếm dụng và bị chiếm dụng có hợp lý hay không ? Đã đến hạn thanh toán chưa ? Khả năng giải quyết như thế nào ? Khả năng thanh toán ngắn hạn thanh toán nhanh ra sao? Cân đối gữa nhu cầu và khả năng thanh toán. * Cơ sở để phân tích Để phân tích chỉ tiêu này chúng ta nấy số liệu các khoản nợ phải thu các khoản nợ phải trả .... trên bảng cân đối kế toán để lập Bảng phân tích tình hình thanh toán như sau Bảng phân tích tình hình thanh toán Khoản thu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Các khoản phải trả Đầu năm Cuối năm Chênh lệch 1. Phải thu khách hàng 1. Nợ ngắn hạn 2. Phải thu nội bộ - Phải trả người bán 3. Phải thu khác - Phải nộp nhà nước .... - Phải trả CBCNV -Phải trả nội bộ - Phải trả khác 2. Nợ dài hạn ............ Cộng Cộng * Nội dung phân tích Trên cơ sở số liệu từ bảng phân tích tình hình thanh toán (các khoản phải thu, các khoản phải trả) chúng ta phân tích đánh giá tính hợp lý về sự biến động các khoản phải thu, phải trả (chênh lệch tăng hay giảm) *Phân tích khả năng thanh toán. Phân tích các khoản phải thu trên tổng nguồn vốn :(6) Để phân tích chỉ tiêu này chúng ta phải tính tỷ trọng giữa tổng phải thu với tổng nguồn vốn: = x100 Tỷ lệ các khoản phải thu so với tổng nguồn vốn Tổng giá trị các khoản phải thu Tổng nguồn vốn ý nghĩa của chỉ tiêu : Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số vốn lưu động thì có bao nhiêu phần trăm (%) vốn thực chất không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh,phản ánh mức độ vốn bị chiếm dụng. Tỷ lệ này cao là biểu hiện không tốt. Phân tích tỷ số nợ: (7) = x100 Tỷ số nợ Tổng số nợ phải trả Tổng tài sản Chúng ta tiếp tục phân tích nợ phải trả bằng tỷ số nợ : ý nghĩa của chỉ tiêu : Chỉ tiêu này cho ta biết tổng giá trị tài sản, thực chất doanh nghệp sở hữu được bao nhiêu.Chỉ tiêu này càng lớn thì lượng vốn đi chiếm dụng càng cao thể hiện uy tín và khả năng huy động vốn tốt nhưng cũng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Phân tích tỷ xuất thanh toán ngắn hạn : (8) = Tỷ xuất thanh toán ngắn hạn Tổng tài sản lưu động Tổng nợ ngắn hạn ý nghĩa của chỉ tiêu: Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nếu >= 1 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp là khả quan và ngược lại. Nếu < 1 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp gặp khó khăn. = Tỷ xuất thanh toán nhanh Tổng số vốn bằng tiền Tổng số nợ ngắn hạn Phân tích tỷ xuất thanh toán nhanh: (9) ý nghĩa của chỉ tiêu: Nếu chỉ tiêu này >= 0,5 thì tình hình thanh toán nhanh và các khoản nợ ngắn hạn là khả quan, còn tỷ xuất này nhỏ hơn 0,5 thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp có thể sẽ gặp khó khăn vì lượng tiền hiện có của doanh nghiệp không đủ để thanh toán. tuy nhiên nếu tỷ xuất này quá cao thì tình hình tài chính của doanh nghiệp là khôngtốt vì vốn bằng tiền quá nhiều vòng quay của tiền sẽ chậm, hiệu quả sử dụng vốn sẽ giảm. Phân tích tỷ xuất thanh toán của vốn lưu động : (10) = Tỷ xuất thanhtoán vốnlưu động Tổng số vốn bằng tiền Tổng số tài sản lưu động ý nghĩa của chỉ tiêu: Tỷ xuất này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản lưu động thành tiền để thanh toán. Nếu tỷ xuất này <0,1 thì khả năng chuyển đổi tài sảnlưu động thành tiền rất khó khăn. Nó sẽ ảnh hưởng lớn đến tình hình thanh toán doanh nghiệp. Nếu tỷ xuất này >0,5 thì khả năng chuyển đổi tài sảnlưu động thành tiền quá dễ dàng dẫn đến lượng tiền bị ứ đọng lớn. Nếu tỷ xuất này nằm trong khoảng 0,1 - 0,5 thì khả năng chuyển đổi tài sản lưu động thành tiền là phù hợp nhất, đồng thời đảm bảo vốn lưu động không bị ứ đọng và khả năng thanh toán nợ nói chung của doanh nghiệp là tốt. * Phân tích khả năng thanh toán (11) Ngoài việc tính toán phân tích các chỉ tiêu trên để xem xét doanh nghiệp chuẩn bị cho các khoản nợ như thế nào, dùng những khoản nào để trả nợ , những nguồn này có đảm bảo không ...ta phải đồng thời xem xét nhu cầu phải thanh toán của doanh nghiệp để thấy được sự tương quan giữa nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Trước khi xem xét sự tương quan giữa nhu cầu và khả năng thanh toán chúng ta phải sắp xếp mức độ của chỉ tiêu theo nhu cầu là : Thanh toán khẩn trương Thanh toán ngay Chưa cần thanh toán Đồng thời sắp xếp các chỉ tiêu khả năng theo mức độ là : Khả năng huy động ngay Khả năng huy động trong thời gian tới Dựa trên bảng cân đối và trình tự sắp xếp trên ta lập bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán như sau: bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán Nhu cầu thanh toán Khả năng thanh toán Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ A.Các khoản cần thanh toán ngay A.Các khoản dùng thanh toán ngay I. Nợ quá hạn 1. Tiền mặt 1. Phải trả ngân sách 2. Tiền gửi ngân hàng 2. Phải trả ngân hàng 3. Tiền đang chuyển 3. Phải trả CBCNV B. Các khoản dùng thanh toán trong thời gian tới 4. Phải trả khác 1. Chứng khoán ngắn hạn II. Nợ đến hạn 2. Các khoản phải thu 1. Phải trả ngân sách 3. Hàng gửi bán 2. Phải trả ngân hàng 4. Thành phẩm 3. ...... 5. TSLĐ khác III. Thanh toán trong thời gian tới ...... Cộng Cộng Dựa trên bảng phân tích trên ta tính ra tỷ suất và khả năng thanh toán “ HK” theo công thức sau: Khả năng thanh toán = HK Nhu cầu thanh toán ý nghĩa của chỉ tiêu : Nếu HK >=1 thì doanh nghiệp có khả năng thanh toán, tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan. Nếu HK < 1 thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp có khó khăn HK càng nhỏ thì doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán. Khi HK = 0 thì doanh ngiệp phải đóng cửa hoặc phá sản vì không có khả năng thanh toán. d. Phân tích hiệu quả sản xuất và khả năng sinh lời của vốn kinh doanh Hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời chẳng những là thước đo phản ánh chất lượng tổ chức quản lý của doanh nghiệp mà còn là vấn đề sống còn đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn luôn quan tâm giải quyết. Hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp về lao động, vật tư, tiền vốn để đạt hiệu quả cao nhất với chi phí ít nhất, thước đo hiệu quả là sự tiết kiệm hao phí lao động xã hội và tiêu chuẩn đánh giá tối đa hoá kết quả đạt được hoặc tốt thiểu chi phí trên cơ sở nguồn lực sẵn có. Và khi phân tích cũng phải đề cập một cách toàn diện cả về không gian và thời gian, đồng thời đặt nó trong mối quan hệ với hiệu quả chung của toàn xã hội. Người ta phân tích thông qua các chỉ tiêu: Phân tích sức sinh lời của tài sản cố định : (12) = Sức sinh lời của TSCĐ (Tỷ xuất lợi nhuận của TSCĐ) Nguyên giá TSCĐ bình quân Lợi nhuận trước thuế Phân tích sức sinh lời của TSCĐ theo công thức : ý nghĩa của chỉ tiêu: Qua chỉ tiêu này xem một đồng TSCĐ làm được ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng TSCĐ càng tốt và ngược lại Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng TSCĐ càng xấu . Ta có thể so sánh tỷ xuất lợi nhuận trên TSCĐ năm nay so với năm trước tốt hay xấu, tìm ra nguyên nhân làm tăng giảm hiêu quả sử dụng TSCĐ và biện pháp khắc phục trong thời gian tới. Phân tích tỷ xuất lợi nhuận trên vốn :(13) Trên cơ sở Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán ta tính tỷ xuất lợi nhuận trên vốn theo công thức. = Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh Tỷ xuất lợi nhuận/vốn Nguồn vốn chủ sở hữu ý nghĩa của chỉ tiêu : Qua chỉ tiêu này ta xem sét một đồng vốn chủ sở hữu tại thời điểm đó làm ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần trong sản xuất kinh doanh. Tỷ xuất này càng cao càng tốt. Phân tích tỷ xuất lợi nhuận trên doanh thu: (14) Trên cơ sở Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và ta tính tỷ xuất lợi nhuận trên doanh thu theo công thức: = Tỷ xuất lợi nhuận/ doanh thu Doanh thu thuần Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh ý nghĩa của chỉ tiêu : Qua chỉ tiêu này ta xem xét một đồng doanh thu thuần làm được ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này chủ yếu xem xét khi có doanh thu rồi trừ đi chi phí (giá vốn hàng bán và mọi chi phí ) cao hay thấp, mức độ tích kiệm chi phí ra sao để có được lợi tức thuần. Tỷ xuất này càng cao càng tốt. Phân tích khả năng sinh lời của vốn kinh doanh: (15) Để phân tích chỉ tiêu này ta tính toán Hệ số doanh lợi vốn kinh doanh theo công thức = Khả năng sinh lời của vốn kinh doanh (Hdv) Vốn kinh doanh bình quân Tổng lợi nhuận trước thuế Trong đó tổng lợi nhuận trước thuế bao gồm cả lợi nhuận từ tình hình tài chính và hoạt động bất thưòng. Vốn kinh doanh bình quân là số trung bình cộng của vốn kinh doanh đầu kỳ và cuối kỳ. ý nghĩa của chỉ tiêu : Qua phân tích chỉ tiêu này ta xem xét một đồng vốn kinh doanh bình quân làm ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận Nếu Hdv càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lời của vốn kinh doanh càng cao và ngược lại, nếu Hdv càng nhỏ chứng tỏ khả năng sinh lời của vốn kinh doanh càng thấp. Ta có thể so sánh Hdv năm nay so với năm trước xem khả năng sinh lời của vốn kinh doanh tăng hay giảm, tốt hay xấu. Ta có thể so sánh sức sinh lời của vốn kinh doanh với lãi xuất tiền gửi ngân hàng xem cao hơn hay thấp hơn để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Phân tích hiệu quả sinh lời của vốn chủ sở hữu: (16) = Hcsh Tổng lợi nhuận trước thuế Vốn chủ sở hữu bình quân Để phân tích chỉ tiêu này chúng ta sử dụng công thức Trong đó lợi nhuận trước thuế gồmcả lợi nhuận từ tình hình tài chính và hoạt động bất thường. Vốn chủ sở hữu bình quân là số trung bình cộng của vốn chủ sở hữu cả đầu kỳ và cuối kỳ. ý nghĩa của chỉ tiêu: Qua phân tích chỉ tiêu này ta xem xét một đồng vốn chủ sở hữu bình quân làm ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận Nếu Hcsh càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu càng cao và ngược lại, nếu Hcsh càng nhỏ chứng tỏ khả năng sinh lời của vốnchủ sở hữu càng thấp. Ngoài ra ta có thể so sánh Hdv và Hcsh năm nay so với năm trước để xem khả năng sinh lời của vốn kinh doanh và vốn chủ sở hữu năm sau có cao hơn năm trước không , tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục . Hơn thế nữa chúng ta có thể so sánh sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (Hcsh) với lãi xuất tiền gửi ngân hàng để thấy được hiệu quả đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh: (17) = Dvkd Doanh thu thuần Vốn kinh doanh bình quân Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn chúng ta có thể phân tích xem một đồng vốn kinh doanh có thể làm ra được bao nhiêu đồng doanh thu theo công thức. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu: (18) = Dvcsh Doanh thu thuần Vốn CSH bình quân Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn chúng ta có thể phân tích xem một đồng vốn chủ sở hữu có thể làm ra được bao nhiêu đồng doanh thu theo công thức. Trong đó vốn kinh doanh bình quân và vốn chủ sở hữu bình quân là trung bình cộng của vốn kinh doanh,vốn chủ sở hữu đầu kỳ và cuối kỳ. *ý nghĩa của chỉ tiêu : Qua 2 phân tích trên nếu Dvkd và Dvcsh càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh vốn chủ sở hữu càng tốt và ngược lại, Dvkd và Dvcsh càng thấp thì hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh và vốn chủ sở hữu là không có hiệuquả Chương Hai Thực trạng tổ chức lập, kiểm tra và phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH XNK Nam Kỳ A.Giới thiệu về Công ty TNHH XNK Nam Kỳ. Công ty TNHH XNK Nam Kỳ là một công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu. Công ty được thành lập vào ngày 30 tháng10 năm 1998. theo quyết định số 0102006802/Sở kế hoạch và Đầu tư. Trụ sở của công ty đóng tại 221B Phố Trần đăng Ninh Quận Cầu Giấy TP Hà Nội Trong những năm đầu mới thành lập Công ty TNHH XNK Nam Kỳ tổ chức hoạt động với một số ngành kinh doanh chủ yếu là các sản phẩm về giấy. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng và phát triển công ty đã không ngừng tìm tòi và mở rộng hoạt động kinh doanh với nhiều đôi tác mới. Công ty tuy mới thành lập so với nhiều Công ty khác cơ sở vật chất chưa thật sự đầi đủ,bên cạnh đó còn gặp phải sự cạnh tranh của các Công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực và có bề dầy thành tích hơn . Song Công ty vẫn vượt qua những khó khăn khách quan cũng như chủ quan do sự chỉ đạo sát sao của Giám Đốc và sự nhiệt tình của tập thể công nhân viên Công ty TNHH Nam Kỳ đã không ngừng phấn đấu lao động cận lực để đưa Công ty từng bước khắc phục những khó khăn và phát triển, hoàn thành kế hoạch kinh doanh. Bên cạnh đó Công ty thường xuyên kiện toàn bộ máy tổ chức kinh doanh để đáp ứng những yêu cầu về tiến bộ ngày một cao,tích luỹ và đầu tư vào những mặt hàng có chất lượng cao để cạnh tranh với một số nhà máy và các công ty giấy khác. Trong những năm qua địa bàn hoạt động của Công ty từng bước được mở rộng vươn tới tận miền Trung, miền Nam xa xôi. Đặc biệt là cung cấp cho các cơ quan có nhu cầu về giấy lớn như nhà xuất bản Giáo Dục, nhà máy in Bản đồ 1, báo Hà nội mới, báo Lao động và một số nhà máy in của các tỉnh … với số lượng cả ngàn tấn giấy các loại. Có những loại giấy mà các nhà máy sản xuất trong nước chưa sản xuất được. 1.Đặc diểm tổ chức bộ máy kinh doanh ở Công ty TNHH XNK Nam Kỳ 1.1.Chức năng, nhiêm vụ quyền hạn của Công ty TNHH XNK Nam Kỳ a. Công ty TNHH XNK Nam Kỳ có những chức năng được quy định cụ thể trong điều lệ của Công ty như sau: + Chuyên kinh doanh các mặt hàng về giấy các loại. + Liên doanh với các công ty trong và ngoài nước phù hợp với quy định của pháp luật. + Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi cho phép và phù hợp với pháp luật. + Sản xuất và kinh doanh các đồ dùng dạy và học b Nhiệm vụ của Công ty trong nền kinh tế thị trường gồm: + Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng danh mục nghành nghề đã đăng ký , chịu trách nhiệm trước khách hàng và pháp luật về các loại sản phẩm do công ty nhập. + Thực hiện trách nhiêm trước Nhà nước về các khoản phải nộp Ngân sách như thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. + Xây dựng kế hoạch kinh doanh dài hạn, ngắn hạn phù hợp với quy luật của thị trường. + Thực hiện đầy đủ quyền hạn đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, tạo điều kiện cho người lao động tham gia quản lý công ty. + Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ theo chế độ kế toán quy định của Nhà nước, chịu trách nhiêm về tính xác thực của báo cáo. + Có quyền tuyển chọn, thuê mướn, bố trí sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh của công ty. Qua một thời gian đổi mới, cải tiến phương thức quản lý Công ty TNHH XNK Nam Kỳ đang dần dần thể hiện rõ chức năng và vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường và ngày càng hoàn thành xuất sắc các mục tiêu đã đề ra. 1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty a. Bộ máy quản lý: Bộ máy quản lý của Công ty TNHH XNK Nam Kỳ được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Đây là mô hình lý tưởng cho đơn vị kinh doanh trong nền kinh tế thị trường và đặc biệt phù hợp với đặc điểm của công ty. Mô hình này đã giải quyết được vấn đề chuyên môn hơn trong các phòng ban, đồng thời chúng vẫn phối hợp với nhau một cách hài hoà và nhất quán, tạo tiền đề cho việc nâng cao chất lượng kinh doanh và năng suất lao động. Mô hình khối phòng ban chức năng của Công ty TNHH XNK Nam Kỳ giám đốc Phòng tổ chức LĐ-TL Phó giám đốc KD Phòng kế toán, thống kê Phòng kinh doanh Phòng xuất nhập khẩu b.Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban: Giám đốc: Là người có tư cách pháp nhân đại diện cho công ty thực hiện các hoạt động kinh tế. Giám đốc có nhiệm vụ quản lý mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về toàn bộ kết quả kinh doanh của DN. Phó giám đốc: chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo công tác kinh doanh của các phòng ban chức năng đồng thời giám sát hoạt động của các phòng ban này. Phòng tổ chức lao động và tiền lương: Có nhiệm vụ tuyển dụng và phân công lao động cho phù hợp với yêu cầu của công ty. Tính và chi trả lương cho lực lượng lao động của Công ty trong tháng. Phòng kế toán thống kê: Có trách nhiệm ghi chép, phản ánh trung thực mọi hoạt động kinh doanh của công ty dưới hình thái tiền tệ thông qua việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày ở Công ty. Như nhập kho, xuất kho sản phẩm, thu, chi.Kế toán ghi chép chi tiết vào các sổ sách kế toán dựa vào các chứng từ có liên quan. Cuối mỗi kỳ kế toán, kế toán có nhiệm vụ tổng hợp các số liệu đưa ra những thông tin tổng quát về tình hình tài chính của Công ty và những kiến nghị cần thiết. Phòng kinh doanh: có trách nhiệm tổ chức việc xuất nhập khẩu và bán hàng khi cần thiết và thấy hợp lý. Phòng XNK chuyên có nhiệm vụ soạn thảo và ký kết các hợp đồng kinh tế. 1.3.Tổ chức bộ máy kế toán và các phần hành kế toán của Công ty TNHH XNK Nam Kỳ a.Bộ máy kế toán Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có bộ máy kế toán, đó là bộ phận theo dõi, ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các sổ sách kế toán liên quan. Đồng thời tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình tài chính của công ty lập ra báo cáo tài chính và nguồn thông tin quan trọng giúp cấp trên ra quyết định đúng đắn. Bộ phận kế toán của Công ty được tổ chức theo kiểu tập trung, đây là hình thức phù hợp với đặc điểm của công ty. Hình thức này giúp cung cấp được những thông tin tổng hợp, đầy đủ giúp cho ban lãnh đạo nắm được tình hình tài chính của công ty một cách thường xuyên. Với một đội ngũ nhân viên trẻ , trình độ chuyên môn cao được trang bị đầy đủ các phương tiện hiện đại thực sự là một điểm mạnh của Công ty TNHH XNK Nam Kỳ . Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty TNHH XNK Nam Kỳ Thủ quỹ Kế toán vật tư Kế toán thanh toán và ngân hàng Kế toán công nợ Chú thích Quan hệ mệnh lệnh Quan hệ cung Kế toán trưởng (Kiêm trưởng phòng) Kế toán tổng hợp (kiêm phó phòng) b.Các phần hành */.Kế toán trưởng( kiêm trưởng phòng): Là người trực tiếp tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác kế toán ở Công ty TNHH XNK Nam Kỳ . Phân công công việc, thiết lập mối quan hệ giữa các nhân viên trong phòng cũng như quan hệ giữa phòng kế toán và các phòng khác trong công ty + Hướng dẫn thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. + Theo dõi những biến động về tài sản, nguồn vốn của Công ty và chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc cung cấp các thông tin cho các đối tượng theo quy định của Nhà nước. */.Kế toán tổng hợp ( kiêm phó phòng): Là người trực tiếp tổng hợp các thông tin kế toán do kế toán viên cung cấp để lập ra các báo cáo tài chính về hoạt động kinh doanh của toàn công ty. Giúp trưởng phòng quản lý, sử dụng các khoản tiền vay, tiền gửi…Thay mặt trưởng phòng điều hành công việc chung khi trưởng phòng vắng mặt. */.Kế toán vật tư: Là người chuyên theo dõi, hạch toán các nghiệp vụ nhập, xuất, tồn kho NVL. Mở các thẻ kho chi tiết cho từng loại NVL, thường xuyên đối chiếu sổ chi tiết với thẻ kho và cuối mỗi kỳ kế toán có trách nhiệm lập bảng kê nhập, xuất, tồn. */. Thủ quỹ: Là người trực tiếp thu, chi tiền mặt, viết phiếu thu, chi. */. Kế toán ngân hàng và thanh toán: Là người xem xét việc thu chi qua ngân hàng để cập nhật số tiền của công ty tại ngân hàng. Thực hiện việc cấp phát và thu các phiếu chi, phiếu thu đã được kế toán trưởng phê duyệt, kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ khi cấp phát. */. Kế toán công nợ: Là người theo dõi tình hình công nợ của các khách hàng, có trách nhiệm bao cáo công nợ định kỳ cho Kế toán trưởng. 1.4. Hình thức tổ chức sổ kế toán Công ty TNHH XNK Nam Kỳ đang áp dụng hình thức kế toán Nhật kí chung. Đây là phương pháp đơn giản và phù hợp. Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật kí chung Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại Sổ kế toán chi tiết Báo cáo quỹ hàng ngà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24316.Doc
Tài liệu liên quan