Luận văn Lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk

LỜI CAM ĐOAN . 0

DANH MỤC BẢNG BIỂU, . 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ - HÌNH VẼ . 7

LỜI NÓI ĐẦU . 8

1.1. Tính cấp thiết của đề tài: . 8

1.2. Mục tiêu nghiên cứu. 10

1.3. Câu hỏi nghiên cứu . 10

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 11

1.5. Phương pháp nghiên cứu. 11

1.5.1. Phương pháp chuyên khảo . 11

1.5.2. Phương pháp điều tra, khảo sát. 11

1.5.3. Phương pháp thống kê, so sánh và phân tích. 12

1.5.4. Phương pháp xử lý số liệu sử dụng phần mềm vi tính . 12

1.5.5. Phương pháp bản đồ. 12

1.6. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu. 13

1.7. Kết cấu luận văn. 13

CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP VÀ THỰC HIỆN QUY HOẠCH

SỬ DỤNG ĐẤT. 14

1.1. Tổng quan về quy hoạch sử dụng đất . 14

1.1.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất. 14

1.1.2. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất . 16

1.2. Cơ sở lý luận về lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất . 19

1.2.1. Cơ sở lý luận về lập quy hoạch sử dụng đất . 19

pdf101 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p sông Krông Pắc (khu vực ngã ba giáp xã Ea Uy và Vụ Bổn). Sông Krông Búk chảy qua địa bàn các xã Ea Phê, Krông Búk, Ea Kuang, Ea Kly, Ea Uy. Hiện nay, trên sông Krông Búk (đoạn thuộc địa phận huyện) đã xây dựng công trình thủy lợi Krông Búk Hạ, tƣới cho gần 12.000 ha đất nông nghiệp, đồng thời tạo ra 800 ha diện tích mặt nƣớc khu vực lòng hồ; đây là tiềm năng rất lớn cho phát triển nuôi trồng thủy sản vùng lòng hồ. Sông Krông Búk có 2 nhánh suối lớn là suối Ea Kuăng và suối Ea Uy. - Sông Krông Pắc: sông Krông Pắc bắt nguồn từ núi cao phía Tây của tỉnh Khánh Hòa và huyện M’Drắk, chảy qua huyện Ea Kar, Krông Pắc gặp sông Krông Búk tại nga 3 sông (xã Ea Uy); sông Krông Pắc có tổng chiều dài 74 km, diện tích lƣu vực 692 km2, trên sông Krông Pắc hiện đã xây dựng một số công trình thủy lợi nhƣ: hồ Vụ Bổn, hồ Ea Nông... hiện nay đang triển khai xây dựng hồ Krông Pắc Thƣợng (huyện Ea Kar), các hồ thủy lợi trên đều có khả năng khai thác để nuôi trồng thủy sản. * Tài nguyên đất Theo số liệu điều tra của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, trên địa bàn huyện Krông Pắc có các loại đất sau: - Nhóm đất đỏ vàng: Tổng diện tích 39.754 ha, chiếm 63,85% tổng diện tích của huyện, đây là nhóm đất tốt, phân bố ở hầu hết các xã trong huyện. - Nhóm đất phù sa:Tổng diện tích của nhóm đất phù sa là 9.513,8 ha, phân bổ chủ yếu ven các sông suối có hầu hết ở tất cả các xã trong huyện. 41 - Nhóm đất đen: Diện tích 7411ha, chiếm 11,8% diện tích đất tự nhiên. - Nhóm đất xám: Diện tích 2.903,0 ha, chiếm 4,68% tổng diện tích đất tự nhiên. - Nhóm đất lầy và than bùn: Diện tích 181 ha, phân bố tại xã Ea Yiêng. - Nhóm đất dốc tụ thung lũng: Diện tích 1.546,0 ha, chiếm 2,48% diện tích đất tự nhiên. - Đất xói mòn trơ sỏi đá: diện tích 18 ha. - Sông suối ao hồ và vùng không điều tra: có diện tích 929,2 chiếm 1,48% diện tích tự nhiên. * Tài nguyên nước - Nguồn nƣớc mặt: Nguồn nƣớc mặt đƣợc cung cấp chính bởi sông Krông Búk và sông Krông Pắc. Ngoài nguồn nƣớc mặt đƣợc cung cấp bởi 2 con sông chính trên, trên địa bàn huyện còn có 82 công trình hồ chứa, với tổng dung tích 164,80 triệu m 3, tổng diện tích mặt thoáng 2.916,57ha, trong đó có nhiều hồ chứa lớn nhƣ: hồ Krông Búk Hạ (Ea Phê – Krông Búk), hồ Vụ Bổn (xã Vụ Bổn), hồ Phƣớc Thịnh (Ea Kênh), hồ Ea Wi (xã Ea Yông), hồ C 9 (xã Ea Kly), hồ Ea Nhái... Trong những năm gần đây do ảnh hƣởng của hạn hạn nên trong mùa khô hầu hết các con sông và các hồ trên địa bàn huyện đều cạn nƣớc, không đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng nƣớc trong sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân. - Nguồn nƣớc ngầm: Theo các kết quả điều tra địa chất thủy văn và tìm kiếm, thăm dò nƣớc ngầm do Liên đoàn Địa chất miền Trung tiến hành trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cho thấy tài nguyên nƣớc ngầm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói chung và huyện Krông Pắc nói riêng tƣơng đối phong phú. Nƣớc dƣới đất thuộc loại không áp, đôi nơi có áp lƣc cục bộ. Vùng Phƣớc An: 8 - 12,0m. Lƣu lƣợng các lỗ khoan từ 0,16 - 6,03 l/s, lƣu lƣợng 0,01 - 1,50 l/s.m. Tại khu vực Krông Pắc, trữ lƣợng động tự nhiên khoảng 63.526 42 m 3/ngày, trữ lƣợng tĩnh tự nhiên khoảng 2024.105m3/ngày, trữ lƣợng khai thác tiềm năng khoảng 69.729 m3/ngày. Các lỗ khoan giàu đến rất giàu nƣớc thƣờng gặp ở nhiều nơi trong đó có thị trấn Phƣớc An. * Tài nguyên rừng Theo kết quả kiểm kê đất đai và kiểm kê 03 loại rừng đến 31/12/2015, tổng diện tích đất lâm nghiệp có 2.523,3 ha, trong đó đất có rừng có 1.878,8 ha, độ che phủ thấp (3%), trong đó 100% là đất rừng sản xuất, tập trung chủ yếu ở xã Vụ Bổn. * Tài nguyên khoáng sản Trên địa bàn huyện có nhiều mỏ khoáng sản nhƣ đá, cát xây dựng đƣợc đánh giá là có trữ lƣợng khá đa dạng đƣợc các đơn vị khai thác phục vụ sản xuất công nghiệp và xây dựng: sắt laterit, đá xây dựng (Krông Búk, Hoà Tiến, Ea Phê), cát xây dựng (Vụ Bổn). * Tài nguyên nhân văn, du lịch Địa bàn huyện Krông Pắc có khá nhiều tài nguyên du lịch; là địa bàn có nhiều dân tộc cùng sinh sống, gồm các dân tộc Tây nguyên nhƣ: Ê Đê, M’Nông, Xơ Đăng, Vân Kiều, Gia Rai và một số đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc vào định cƣ nhƣ: Tày, Nùng, Mƣờng, Dao, Thái, H'Mông... Cộng đồng các dân tộc với những truyền thống, bản sắc riêng góp phần tạo thành nền văn hoá đa dạng, độc đáo. Hiện tại vẫn còn duy trì đƣợc một số lễ hội văn hoá truyền thống nhƣ: Lễ hội cúng lúa mới, Lễ cúng bến nƣớc, Lễ hội Lòng tòng... và các di sản văn hoá Cồng Chiêng. Tại các khu vực hồ Tân An, hồ Ea Nhái, hồ Ea Wy, hồ Krông Buk hạ, thác Drai Dăng... có thể xây dựng các khu du lịch sinh thái. Ngoài ra còn một số hồ đập khác trên địa bàn huyện trong tƣơng lai cũng có thể khai thác đƣa vào hệ thống các điểm vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi phục vụ nhân dân trong huyện. Hiện nay, tài nguyên du lịch của huyện phần lớn đang còn là tiềm năng, 43 chƣa đƣợc đầu tƣ khai thác. 2.1.2. Đánh giá về thực trạng môi trường - Môi trường nước Theo báo cáo đánh giá thực trạng môi trƣờng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2015, sông Krông Búk có hàm lƣợng COD, BOD5 cao, đa số vƣợt giới hạn QCVN08:2008/BTNMT (A2). Nguyên nhân do các sông này chảy qua các khu vực dâncƣ, do nƣớc mƣa chảy tràn bề mặt cuốn theo các chất bề mặt làm tăng hàmlƣợng COD, BOD5. Các thông số khác: pH, Nitrit (NO3 - ), Florua (F - ), Phosphat (PO4 3- ), sắt(Fe), tổng dầu mỡ, Cr3+, Cr6+ đều nằm trong giới hạn của QCVN08:2008/BTNMT (A2); nhu cầu oxy hòa tan (DO) ≥ 4 đạt quy chuẩn; Coliformnằm trong giới hạn QCVN08:2008/BTNMT. Qua khảo sát lấy mẫu, phân tích các thông số chính trong nƣớc hồ giaiđoạn 2011-2015, so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT (A2), đánh giá tổng thểchất lƣợng nƣớc hồ nhƣ sau:Độ pH tƣơng đối ổn định; hàm lƣợng TSS ở mức độ trung bình, riêng hồ EaNhái 2015 có hàm lƣợng TSS cao vƣợt giới hạn quy chuẩn1,31 lần;Hàm lƣợng COD, BOD5 cao, đa phần vƣợt giới hạn quy chuẩn, nguyên nhân chính là do đa số cáchồ ít có nguồn nƣớc bổ sung đặc biệt vào mùa khô làm giảm khả năng phaloãng, tự làm sạch. Đối với nƣớc ngầm: Qua các năm các thông số không có sự biến động nhiều, tuy nhiên tại đa số các vị trí quan trắc chỉ tiêu Coliform cao vƣợt giới hạn quy chuẩn, các kết quả không phát hiện thấy E.coli. Nguyên nhân của việc Coliform trong nƣớc cao có thể do tác động của việc thẩm thấu và rò rỉ nƣớc bề mặt đã bị ô nhiễm, giếng nƣớc chƣa đƣợc cách ly với khu vực chăn nuôi, khu nhà vệ sinh, - Môi trường đất Các hoạt động sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của ngƣời dân đều có nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng đất. Qua số liệu khảo 44 sát của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Đắk Lắk cho thấy trên địa bàn huyện Krông Pắc nồng độ các thông số kimloại nặng trong đất nhƣ Cu, Pb, Zn và As tại tất cả các điểm quan trắc giai đoạnđều thấp hơn nhiều so với ngƣỡng giới hạn cho phép của QCVN03:2008/BTNMT. Tuy nhiên, ở một số khu vực ven khu xử lý rác thải, bệnh viện huyện hàm lƣợng kim loại trong đất cao hơn các khu vực khác, cần có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời, tránh ô nhiễm đất. - Môi trường không khí Dựa trên số liệu quan trắc môi trƣờng không khí tại các khu vực đô thị,khu dân cƣ tập trung trên địa bàn huyện Krông Pắc giai đoạn 2011-2015 cho thấymôi trƣờng không khí tại các khu vực này nhìn chung vẫn còn khá tốt. Trừ kếtquả đo độ ồn tại phần lớn các điểm quan trắc biến động xấp xỉ hoặc vƣợtngƣỡng giới hạn cho phép của QCVN26:2010/BTNMT thì nồng độ của cácthông số khác nhƣ bụi, SO2, NO2 và CO hầu hết vẫn thấp hơn ngƣỡng giới hạncho phép của QCVN 05:2013/BNTMT. Đồng thời kết quả nồng độ của hầu hếtcác thông số ô nhiễm trong những năm gần đây đã có xu hƣớng giảm so với các năm trƣớc chứng tỏ môi trƣờng không khí tại các khu vực này đã phần nào đƣợccải thiện. Đối với ô nhiễm tiếng ồn: Sự chênh lệch về kết quả độ ồn giữa các điểm quan trắc tƣơng đối lớn vàdao động trong khoảng từ 10,5-14,8 dBA. Tại từng vị trí quan trắc, kết quả đođộ ồn cũng có sự biến động khá rõ rệt theo thời gian, trong đó biến động nhiềunhất là kết quả đo tại thị trấn Phƣớc An (11,6dBA). Đối với nồng độ bụi: khu vực thị trấn Phƣớc An có dấu hiệu tăng cao so với 2 nămtrƣớc nhƣng vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với giới hạn cho phép của quy chuẩnQCVN 05:2013/BTNMT. Đối với hàm lƣợng khí NO2, SO2, CO2: thƣờng cao hơn tại những khu vực tập trung nhiều các phƣơng tiện giao thông qua lại và các khu dân cƣ 45 đông đúc(khu vực Phước An có hàm lượng cao nhất), tuy các chỉ số khảo sát chƣa vƣợt ngƣỡng cho phép nhƣng cả ba khí này đều có tác động xấu đối với sứckhỏe con ngƣời. 2.1.3. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội - Tăng trƣởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011-2015 Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân 5 năm (2011-2015) đạt 12,44%; Tổng giá trị sản xuất bình quân toàn ngành kinh tế ƣớc đạt trên 5.536 tỷ đồng/năm(theo giá so sánh 2010) và đạt 8.293,7 tỷ đồng (theo giá hiện hành). Cơ cấu giá trị sản xuất năm 2015: Nông, lâm nghiệp chiếm 46,22%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm 10,35%; thƣơng mại - dịch vụ chiếm 43,43%(nguồn NGTK năm 2015 huyện Krông Pắc). Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2015 đạt 28 triệu đồng; Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản tiếp tục đƣợc đầu tƣ phát triển, tổng giá trị sản xuất năm 2015 đạt 858,43 tỷ đồng; Hoạt động thƣơng mại, dịch vụ phát triển phong phú, đa dạng, tổng giá trị sản xuất năm 2015 đạt trên 3.601,72 tỷ đồng; Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản tiếp tục có những bƣớc phát triển vƣợt bậc, tổng giá trị sản xuất năm 2015 đạt 3.833,55 tỷ đồng, chiếm 46,22% tỷ trọng nền kinh tế; Công tác xây dựng nông thôn mới đạt đƣợc nhiều kết quả nổi bật, toàn huyện đã có 2 xã hoàn thành 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, 15 xã trên địa bàn đã đạt tổng số 207/285 tiêu chí, bình quân đạt 13,8 tiêu chí/xã. Bảng 2.1. Giá trị sản xuất theo giá hiện hành và cơ cấu kinh tế huyện Krông Pắc giai đoạn 2011-2015 Năm Tổng số Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Thƣơng mại, dịch vụ, vận tải Tổng số Tr.đó: Công nghiệp 46 1.GTSX Tỷ đồng 2010 5.988,32 2.833,89 451,12 380,68 2.703,32 2011 7.701,83 4.220,83 504,57 440,88 2.976,42 2012 7.180,88 3.527,78 580,09 516,28 3.073,01 2013 8.041,57 4.140,04 772,77 587,09 3.128,76 2014 9.079,09 4.852,17 654,49 632,16 3.572,43 2015 8.293,71 3.833,55 858,43 619,33 3.601,72 2.Cơ cấu % 2010 100 47,32 7,53 45,15 2011 100 54,80 6,55 38,65 2012 100 49,13 8,08 42,79 2013 100 51,48 9,61 38,91 2014 100 53,44 7,21 39,35 2015 100 46,22 10,35 43,43 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2015 huyện Krông Pắc. - Thực trạng phát triển các ngành kinh tế giai đoạn 2011-2015 * Ngành nông nghiệp Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng 53.084 ha, năng suất, sản lƣợng năm sau cao hơn năm trƣớc và tăng 25,68% so với năm 2010; sản lƣợng cà phê nhân xô 38.283 tấn/năm, tăng 3,73% so với năm 2010. Giá trị sản xuất lĩnh vực trồng trọt năm 2015 đạt3.207,62 tỷ đồng, tăng 373,73 tỷ đồng so với năm 2010. Giá trị sản phẩm/ 1ha đất trồng trọt năm 2015 bình quân đạt 67,26 triệu đồng. Chăn nuôi: Thƣờng xuyên quan tâm đầu tƣ phát triển đàn gia súc, gia cầm và nuôi thả cá. Sản lƣợng thịt hơi xuất chuồng năm 2015 đạt 33.866 tấn; sản lƣợng cá đạt 1.923 tấn. Giá trị sản xuất lĩnh vực chăn nuôi năm 2015 đạt 1.850,56 tỷ đồng(trâu bò 356,8 tỷ đồng, lợn 1.184,08 tỷ đồng, gia cầm 309,7 47 tỷ đồng), tăng 1.192,17 tỷ đồng. Lâm nghiệp: Công tác quản lý, bảo vệ rừng, đất rừng thƣờng xuyên đƣợc tăng cƣờng; đã thực hiện tốt chủ trƣơng giao đất, giao rừng cho nhân dân nhận khoán, sản xuất, quản lý; trung bình mỗi năm trồng 300 đến 400 ha rừng. Năm 2015 sản lƣợng khai thác gỗ rừng trồng đạt 5.245 m3, giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2015 đạt 5,77 tỷ đồng. Xây dựng nông thôn mới: Toàn huyện có 02 xã đạt 19 tiêu chí (Ea Kly và Hòa Đông). Tổng số tiêu chí đạt chuẩn của 15 xã trên địa bàn huyện (đến tháng 12/2015) là 207/285 tiêu chí; bình quân số tiêu chí đạt chuẩn 13,8 tiêu chí/xã, tăng 8,39 tiêu chí/xã so với năm 2010. * Ngành công nghiệp – xây dựng Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Chủ yếu phát triển các ngành có lợi thế về nguồn nguyên liệu nhƣ: Chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; sản xuất gạch; khai khoáng, đá, cát; cơ khí thông thƣờng... Giá trị sản xuất ngành công nghiệp (theo giá hiện hành) năm 2015 đạt 619,33 tỷ đồng với các sản phẩm chủ yếu nhƣ: đá xây dựng, gạch ngói, sản phẩm xay xát lƣơng thực, may mặc, dụng cụ sản xuất... Xây dựng cơ bản: Công tác đầu tƣ xây dựng mới và nâng cấp, sửa chữa hệ thống hạ tầng cơ sở các công trình đƣợc quan tâm nhƣ: Đƣờng giao thông, trƣờng học, các công trình thủy lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tổng vốn đầu tƣ xây dựng 2.248 tỷ đồng, trong đó: Vốn Trung ƣơng 1.544 tỷ đồng; vốn tỉnh, huyện và nhân dân đóng góp 704 tỷ đồng. Giá trị sản xuất ngành xây dựng năm 2015 (theo giá hiện hành) đạt 239,11 tỷ đồng. * Ngành dịch vụ Phát triển đa ngành, đa nghề kinh doanh dịch vụ; hàng hóa đa dạng, phong phú nhiều loại hình, góp phần thúc đẩy sản xuất, kích thích tiêu dùng đáp ứng nhu cầu thị trƣờng và của nhân dân. Các dịch vụ vận chuyển hành khách, vận tải hàng hóa phát triển khá mạnh đáp ứng nhu cầu phát triển xã 48 hội. Dịch vụ bƣu chính viễn thông phát triển khá toàn diện về quy mô và chất lƣợng dịch vụ, đến nay 100% xã, thị trấn có dịch vụ bƣu điện văn hóa. Giá trị sản xuất thƣơng mại – dịch vụ năm 2015 đạt 3.601,72 tỷ đồng, tăng 898,4 tỷ đồng so với năm 2010 (theo giá hiện hành). Trên địa bàn hiện có 179 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó: lĩnh vực nông nghiệp có 4 DN, lâm nghiệp có 1 DN, sản xuất phân bón có 1 DN, sản xuất chế biến thực phẩm có 8 DN, khai thác đá, cát, sản xuất gạch có 20 DN, chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre có 6 DN, sản xuất phân phối điện có 2 DN, xây dựng công trình dân dụng có 35 DN, vận tải đƣờng bộ có 6 DN, hoạt động thƣơng mại có 79 DN. Hàng năm các doanh nghiệp trên địa bàn huyện thu hút từ 2.900-3.000 lao động tham gia sản xuất. Công tác thu, chi ngân sách đã có nhiều cố gắng của các ngành, các cấp trong huyện. Năm 2015 thu ngân sách đạt 114,65 tỷ đồng; trong đó: Thu thuế, phí và lệ phí 62,91 tỷ đồng, thu từ nhà và đất 17,63 tỷ đồng, thu khác 6,76 tỷ đồng. Chi ngân sách bình quân mỗi năm 702,45 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách năm 2015 đạt 864,61 tỷ đồng, trong đó chi đầu tƣ phát triển đạt 35,53 tỷ đồng, chi thƣờng xuyên đạt 624,26 tỷ đồng. - Thực trạng phát triển các lĩnh vực xã hội giai đoạn 2011-2015 * Dân số, lao động + Dân số trung bình của huyện năm 2015: 207.226 ngƣời, mật độ dân số 331 ngƣời/km2 nhƣng phân bố không đều, các xã thị trấn có mặt độ dân số cao: thị trấn Phƣớc An 1.786 ngƣời/km2, xã Ea Kuăng843 ngƣời/km2, xã Hòa An 517 ngƣời/km2..., xã có mật độ dân số thấp nhất là Vụ Bổn 142 ngƣời/km2. Tỷ lệ tăng dân số năm 2015 là 1%. + Nguồn lao động của huyện năm 2015 có 101.540 ngƣời, chiếm 49% dân số. Số lao động đƣợc giải quyết việc làm hàng năm đạt từ 1.500- 1.700 ngƣời, trong đó có khoảng 1.000 lao động làm việc ngoài tỉnh. Đào tạo nghề 49 cho lao động nông thôn hàng năm đạt từ 300- 400 học viên. Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 45%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên 35%. Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 3%-4%/năm, qua các năm chỉ tiêu giảm hộ nghèo đều đạt và vƣợt, đến nay tỷ lệ hộ nghèo còn 10,15%. * Lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở các xã, thị trấn đến thôn, buôn, tổ dân phố đƣợc phát huy mạnh mẽ và mang lại nhiều kết quả. Từ năm 2013 việc công nhận xã, thị trấn văn hóa chuyển sang thực hiện xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới và thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị. Toàn huyện hiện có 39.528 hộ/46.219 hộ đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, đạt 85,53%. Công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc trên địa bàn đƣợc quan tâm giữ gìn và phát triển. Việc trùng tu, sửa chữa các di tích lịch sử đƣợc quan tâm đầu tƣ; đồng thời phát triển các điểm du lịch trên địa bàn. Hoạt động văn hóa, thể dục thể thao của huyện phát triển mạnh, tỷ lệ ngƣời tham gia các môn thể dục thể thao đạt 35%, mỗi năm tổ chức 10 giải thể thao các loại, 04 đợt hội thi, hội diễn văn nghệ; công tác xã hội hóa trên lĩnh vực thể dục thể thao đƣợc đẩy mạnh, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đã đầu tƣ hàng chục tỷ đồng xây dựng các sân bóng đá nhân tạo, sân ten nit, cầu lông Triển khai và thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cƣới, việc tang, lễ hội đối với cán bộ, công chức, viên chức và đảng viên. Công tác truyền thanh - truyền hình đã duy trì tốt hoạt động tuyên truyền các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, những sự kiện chính trị trọng đại của đất nƣớc và của địa phƣơng. Tập trung sản xuất các chƣơng trình bằng tiếng phổ thông, tiếng Êđê và nâng cao chất lƣợng của các tin, bài phục vụ nhân dân. Hệ thống đài truyền thanh của 16 xã, thị trấn luôn phát huy hiệu quả 50 công tác tuyên truyền; 100% cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn mở hộp thƣ điện tử trên mạng. * Lĩnh vực giáo dục-đào tạo Chất lƣợng, hiệu quả công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học đã đƣợc nâng cao. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chƣơng trình Tiểu học, Trung học cơ sở, tốt nghiệp Trung học phổ thông đƣợc tăng lên; 16/16 xã, thị trấn hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập Trung học cơ sở, đạt 100% so với Nghị quyết. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT qua 05 năm đạt bình quân 91%. Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn 96,7%, trong đó đạt trên chuẩn 55,6%; chƣa đạt chuẩn 3,3%. Công tác xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia đƣợc quan tâm, đã thực hiện đƣợc 18 trƣờng. Đến nay toàn huyện có 32/106 trƣờng chuẩn Quốc gia, chiếm 30,19%. Công tác xã hội hóa giáo dục tiếp tục đƣợc đẩy mạnh; 100% xã, thị trấn có Trung tâm học tập cộng đồng hoạt động hiệu quả. Trung tâm dạy nghề huyện đã phối hợp với các trƣờng dạy nghề trên địa bàn tỉnh tổ chức các lớp bồi dƣỡng, đào tạo nghề cho hơn 5.000 ngƣời. * Lĩnh vực y tế Thƣờng xuyên đƣợc quan tâm và chú trọng; các chƣơng trình y tế, phòng chống bệnh xã hội triển khai đúng kế hoạch đề ra; công tác phòng chống dịch, tiêm chủng đƣợc duy trì thƣờng xuyên; công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân, đối tƣợng nghèo và trẻ em dƣới 6 tuổi đƣợc quan tâm đúng mức. 100% Trạm y tế xã, thị trấn có Bác sĩ, nữ hộ sinh hoặc y sĩ; 14/16 xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế theo tiêu chí mới, đạt 87,5%. Hoạt động của y tế tƣ nhân đƣợc quản lý chặt chẽ. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đƣợc chú trọng. Giảm tỷ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 05 tuổi còn 21%. Giảm tỷ suất sinh thô hàng năm 0,32‰. Giảm tốc độ tăng dân số tự nhiên còn 1%. 51 *An ninh – Quốc phòng Công tác học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về quốc phòng, quân sự đƣợc quan tâm triển khai trong toàn Đảng bộ, lực lƣợng vũ trang và nhân dân. Thƣờng xuyên điều chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh các phƣơng án, kế hoạch sẵn sàng chiến đấu, chủ động phòng chống âm mƣu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, góp phần giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn huyện. Công tác tuyển quân hằng năm hoàn thành chỉ tiêu và đảm bảo chất lƣợng, đúng luật định. Lực lƣợng vũ trang đƣợc xây dựng vững mạnh toàn diện. Chất lƣợng hoạt động của chi bộ quân sự, xã, thị trấn đƣợc nâng cao. Công tác dân vận của lực lƣợng vũ trang đƣợc tăng cƣờng. Lãnh đạo tổ chức tốt diễn tập khu vực phòng thủ vận hành cơ chế theo Nghị quyết 28-NQ/TW của Bộ Chính trị ở cấp huyện và diễn tập chiến đấu trị an ở cấp xã, thị trấn, qua đó nâng cao trách nhiệm cho các cấp, các ngành đối với nhiệm vụ quốc phòng, quân sự. Công tác bồi dƣỡng kiến thức quốc phòng - an ninh đƣợc triển khai thƣờng xuyên và đạt nhiều kết quả; công tác huấn luyện quân sự cho lực lƣợng dự bị động viên và dân quân, tự vệ đều đạt chỉ tiêu trên giao, chất lƣợng chính trị và độ tin cậy cao. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đƣợc giữ vững, ổn định. Thƣờng xuyên chủ động, nắm chắc tình hình, giải quyết có hiệu quả các vấn đề nảy sinh trên các lĩnh vực công tác an ninh nội bộ, anh ninh kinh tế, an ninh tôn giáo – dân tộc, trật tự an toàn xã hội. Đấu tranh, bóc gỡ kịp thời các đối tƣợng phản động FULRO hoạt động ngầm trên địa bàn. Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” có nhiều chuyển biến tích cực; công tác phát động quần chúng ở cơ sở, nhất là các thôn, buôn trọng điểm về các vấn đề liên quan đến an ninh nông thôn, an ninh nội bộ, an ninh tôn giáo luôn đƣợc tập trung chỉ đạo giải quyết kịp thời, đặc biệt là việc đấu tranh xóa bỏ tà đạo “Hà 52 mòn”, giải quyết các vụ tranh chấp khiếu kiện kéo dài, phức tạp không để xảy ra các “điểm nóng”, từng bƣớc giải quyết, tháo gỡ những bức xúc vƣớng mắc trong nhân dân. Đấu tranh, phòng chống các loại tội phạm đƣợc triển khai đồng bộ và tích cực, từng bƣớc làm giảm các loại tội phạm về kinh tế, ma túy, hình sự, nhất là tội phạm có tổ chức. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện quyết liệt, có hiệu quả nên tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội đã đƣợc kiềm chế, tai nạn giao thông giảm trên cả 3 tiêu chí: số vụ, số ngƣời chết và số ngƣời bị thƣơng. Thƣờng xuyên chăm lo, củng cố xây dựng lực lƣợng công an từ huyện đến cơ sở theo hƣớng cách mạng, chính quy, đảm bảo số lƣợng, chất lƣợng; sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao; luôn gắn công tác xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh với việc xây dựng đơn vị Công an huyện vững mạnh toàn diện. - Đánh giá bổ sung thực trạng phát triển hạ tầng * Giao thông Huyện Krông Pắc có tổng diện tích đất giao thông là 2.023,95 ha gồm quốc lộ 26, tỉnh lộ 9 (ĐT 689), các đƣờng huyện, đƣờng xã, đƣờng nội đồng đảm bảo vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của huyện. + Quốc lộ 26: Toàn tuyến dài 151 km đi qua 2 tỉnh Khánh Hòa và Đắk Lắk, đoạn qua huyện dài 41,3km, mặt đƣờng bê tông nhựa hoàn toàn, đạt tiêu mặt đƣờng khá tốt, là tuyến quan trọng đảm bảo giao thông thuận lợi giữa huyện đi TP. Buôn Ma Thuột, đi tỉnh Khánh Hòa và các địa phƣơng khác. + Đƣờng tỉnh lộ 9 (ĐT689): Tỉnh lộ 9 có điểm đầu từ TT. Phƣớc An tại Km123 (QL26) qua các xã Hòa An, Hòa Tiến đến Khuê Ngọc Điền và nối với TL12 (ĐT692) tại Km15. Đoạn qua huyện dài 13,1km, đƣờng láng nhựa hoàn toàn, đạt tiêu chuẩn cấp IV miền núi (nền 7,5 m; mặt 5,5 m). Tuyến này đảm bảo giao thông các huyện lân cận và nội huyện. + Hệ thống đƣờng huyện: Huyện Krông Pắc có 7 tuyến đƣờng huyện 53 với tổng chiều dài 67km. Đƣờng huyện đạt tiêu chuẩn đƣờng cấp VI miền núi, nền 6 – 6,5 m; mặt 3,5 m với đƣờng láng nhựa chiếm tỷ trọng lớn nhất (50,45%), đá dăm cấp phối (41,34%) và đƣờng đất (8,21%) . + Hệ thống đƣờng xã: Toàn huyện có 203 tuyến đƣờng xã với tổng chiều dài 502,74km. Các tuyến đƣờng xã là các tuyến đƣờng liên thôn và các tuyến đến trung tâm xã. Hệ thống đƣờng xã có nền 4 – 8 m; mặt 3,5 – 6 m. Một số tuyến đƣờng xã đạt tiêu chuẩn đƣờng giao thông nông thôn loại A, và đƣờng cấp IV miền núi. Ngoài ra, còn hệ thống đƣờng nội đồng nối các khu dân cƣ với các các xứ đồng, các lô sản xuất, đƣờng nội đồng hầu hết là đƣờng đất, nền đƣờng 2,5 – 5 m. * Thuỷ lợi Huyện Krông Pắc có 82 công trình hồ chứa, với tổng dung tích 164,80 triệu m3, tổng diện tích mặt thoáng 2.916,57 ha, tổng chiều dài các đập 26,774 km. Tổng diện tích đƣợc tƣới có 11.323 ha, trong đó tƣới cho cà phê có 7.304 ha, diện tích lúa đƣợc tƣới có 3.704 ha. * Năng lượng Trong những năm qua, ngành điện và huyện đã huy động nhiều nguồn vốn đầu tƣ phát triển mạng lƣới điện. Đến nay, 100% số xã, thị trấn đã có điện lƣới quốc gia, 99,29% số thôn, buôn có điện, 99,51% số hộ đƣợc sử dụng điện. * Cơ sở y tế Đến nay có 14/16 xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế theo tiêu chí mới, đạt 87,5%. Hệ thống trang thiết bị y tế tiếp tục đƣợc đầu tƣ, nâng cấp, trong năm 2015 Bệnh viện đa khoa huyện đã tiếp nhận khám bệnh cho 150.000 lƣợt ngƣời, điều trị nội trú 15.000 lƣợt ngƣời, chuyển viện tuyến trên 5.000 ca. 54 * Cơ sở giáo dục đào tạo Trên địa bàn huyện có tổng số 106 trƣờng học, trong đó: Có 8 trƣờng thuộc tỉnh quản lý gồm (6 trường THPT, 1 Trung tâm GDTX, 1 trường Dân tộc nội trú), 98 trƣờng thuộc huyện quản lý gồm (23 trường THCS, 51 trường Tiểu học và 24 trường Mầm non). Công tác xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia đƣợc quan tâm, đã thực hiện đƣợc 18 trƣờng. Đến nay toàn huyện có 32/106 trƣờng chuẩn Quốc gia, chiếm 30,19%. * Cơ sở văn hoá - thể dục thể thao Hiện nay, ngoài Trung tâm thể dục thể thao của huyện, các xã đều có sân thể thao. Tổng diện tích đất cơ sở thể dục thể thao năm 2015 toàn huyện có 50,64 ha. Hiện nay, tại trung tâm huyện có 2 thƣ viện, 2 trung tâm văn hóa phục vụ các tầng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_lap_va_thuc_hien_quy_hoach_su_dung_dat_tren_dia_ban.pdf
Tài liệu liên quan