MỤC LỤC
Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU. 1
I. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .1
II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA LÝ LUẬN .4
III. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI.6
IV. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH THỰC HIỆN.7
Chương 1: KHÁI LUẬN VỀ GIÁO DỤC VÀ PHÁP LUẬT VỀ
GIÁO DỤC. 9
1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về phát triển giáo dục và
hoàn thiện pháp luật về giáo dục. 9
1.2. Khái niệm pháp luật về giáo dục. 18
1.3. Sự pháp điển pháp luật về giáo dục ở nƣớc ta . 19
Kết luận chƣơng 1 . 22
Chương 2: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN PHÁP LUẬT VỀ GIÁO DỤC. 24
2.1. Pháp luật về giáo dục từ ngày thành lập nƣớc đến khi kết thúc
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954). 24
2.1.1. Pháp luật về giáo dục trong năm đầu của nền cộng hòa . 24
2.1.2. Pháp luật về giáo dục trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp
(12.1946 – 10.1954) . 29
2.2. Pháp luật về giáo dục thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu
nƣớc (1954 - 1975). 31
2.3. Pháp luật về giáo dục từ khi đất nƣớc thống nhất đến trƣớc
thời kỳ đổi mới (1975 - 1986). 35
2.4. Pháp luật về giáo dục từ khi đổi mới đến nay (1986 đến nay). 37
133 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 141 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lịch sử pháp luật về giáo dục ở Việt Nam từ 1945 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề; Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày
27/9/2007 thay thế Quyết định số 107/2006/QĐ-TTg với những thay đổi về
lãi suất, mức vay vốn tối đa dành cho học sinh - sinh viên. Thủ tƣớng cũng
giao Bộ trƣởng Bộ Tài chính chủ trì cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao
động - Thƣơng binh và Xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội xây dựng
phƣơng án về định mức cho mỗi sinh viên vay, điều kiện và phƣơng thức
cho vay, phƣơng thức thanh toán sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trƣờng đại học, cao đẳng trong
cả nƣớc rà soát, lập danh sách các sinh viên thuộc diện gia đình có hoàn
cảnh khó khăn có nhu cầu vay vốn, làm việc với Ngân hàng Chính sách xã
hội để thực hiện cho vay ƣu đãi theo quy định. Hiệu trƣởng các trƣờng đại
học và cao đẳng phải tạo mọi điều kiện cần thiết để tất cả học sinh đã trúng
tuyển vào trƣờng mình học tập năm thứ nhất một cách thuận lợi, không yêu
cầu phải đóng học phí ngay trong ít nhất hai tháng đầu tiên nếu học sinh
thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn, để có thời gian làm thủ tục theo quy
định để đăng ký sẽ đóng học phí từ việc vay Ngân hàng Chính sách xã hội.
Ngày 14 tháng 9 năm 2007 Thủ tƣớng chính phủ ban hành Quyết
định số 152/2007/QĐ-TTg về học bổng chính sách đối với học sinh sinh
viên. Ngày 28/4/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các cơ
61
quan có thẩm quyền ban hành Thông tƣ liên tịch số 23/2008/TTLT-
BGDĐT-BLĐTBXH-BTC hƣớng dẫn thực hiện Quyết định số
152/2007/QĐ-TTg về học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên tại
các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nhằm tiếp tục cụ thể
hoá các quy định của Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg.
Trong quá trình thực hiện Luật giáo dục, một số quy định về học phí và
lệ phí tuyển sinh đƣợc đề nghị xem xét, sửa đổi, bổ sung. Đó là đề xuất sửa đổi
quy định về học phí đối với học sinh, sinh viên sƣ phạm tại Khoản 3, Điều 89
theo hƣớng: Học sinh, sinh viên sƣ phạm, ngƣời theo học các khóa đào tạo
nghiệp vụ sƣ phạm đƣợc vay tín dụng ƣu đãi để chi trả học phí. Các khoản vay
này sẽ đƣợc nhà nƣớc xem xét xóa nợ cả gốc và lãi phần chi trả cho học phí với
điều kiện tham gia công tác giảng dạy một số năm nhất định. Bên cạnh đó, Bộ
Giáo dục và Đào tạo cũng đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số
134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 quy định về chế độ cử tuyển vào các cơ sở
giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc
dân; phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tƣ liên tịch số
13/2008/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC-BNV-UBDT ngày 07/4/2008
hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày
14/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển trình độ đại học, cao đẳng,
trung cấp vào các cơ sở giáo dục thuộc hệ thông giáo dục quốc dân.
Nhìn chung các quy định của Luật giáo dục về học sinh sinh viên đã
đi vào cuộc sống giúp cho học sinh, sinh viên yên tâm, phấn khởi, chủ
động và tự giác hơn trong học tập. Tuy nhiên trƣớc những biến động về giá
cả nhƣ hiện nay, việc xác định mức cho vay tín dụng học sinh, sinh viên
sao cho phù hợp với tình hình thực tế là vấn đề cần xem xét để điều chỉnh
nhằm đảm bảo điều kiện học tập cho học sinh, sinh viên. Việc thực hiện
cấp học bổng và trợ cấp xã hội đúng chính sách, đúng đối tƣợng cần đƣợc
62
quan tâm nhiều hơn trong chỉ đạo thực tiễn. Đối tƣợng và điều kiện đảm
bảo thực hiện việc cử tuyển cũng cần đƣợc quy định cụ thể hơn và phải
hƣớng tới mục tiêu giải quyết đƣợc thực trạng học sinh đi học theo chế độ
cử tuyển nhƣng sau khi tốt nghiệp các trƣờng đào tạo không quay trở về
địa phƣơng nhận công tác theo sự phân công.
2.4.3.2.2.8. Xây dựng pháp luật về chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục
Điều 28 Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính
phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục
đã quy định cụ thể việc chuyển đổi và thẩm quyền ban hành văn bản quy
phạm pháp luật về chuyển đổi cơ sở giáo dục ở từng cấp học và trình độ
đào tạo nhƣ sau:
“1. Việc chuyển đổi cơ sở giáo dục bán công, dân lập thành lập trƣớc
ngày 01 tháng 01 năm 2006 sang loại hình khác đƣợc quy định nhƣ sau:
a) Đối với giáo dục mầm non: ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn, cơ sở giáo dục bán công chuyển thành cơ sở giáo
dục công lập; ở các vùng còn lại, cơ sở giáo dục bán công chuyển thành cơ
sở giáo dục dân lập, tƣ thục; trƣờng hợp giữ nguyên loại hình dân lập phải
bảo đảm đúng quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này;
b) Đối với giáo dục phổ thông: cơ sở giáo dục bán công, dân lập
chuyển thành cơ sở giáo dục tƣ thục. Trong trƣờng hợp chuyển một số cơ
sở giáo dục bán công sang loại hình công lập thì ủy ban nhân dân cấp tỉnh
trình hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định;
c) Đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học: cơ sở giáo dục
bán công, dân lập chuyển thành cơ sở giáo dục tƣ thục.
2. Thủ tƣớng Chính phủ quy định nguyên tắc chuyển đổi loại hình
của các cơ sở giáo dục đại học bán công, dân lập đƣợc thành lập trƣớc ngày
01 tháng 01 năm 2006; Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trƣởng Bộ
63
Lao động - Thƣơng binh và Xã hội theo thẩm quyền, quy định trình tự, thủ
tục chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục bán công, dân lập ở các cấp học và
trình độ đào tạo sang cơ sở giáo dục công lập, dân lập, tƣ thục”.
Nhƣ vậy, vấn đề chuyển đổi các cơ sở giáo dục bán công đã đƣợc quy
định rõ ràng ở từng cấp học. Tuy nhiên, trong thực tế thực hiện quy định trên
đây còn gặp nhiều vƣớng mắc, đặc biệt đối với giáo dục mầm non và giáo dục
phổ thông. Đến nay các văn bản này đã đƣợc ban hành, nhƣng việc triển khai
thực hiện các quy định về chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục theo quy định
của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP của Bộ vẫn chậm đƣợc thực hiện. Một
trong những nguyên nhân là tâm lý ngại chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục
“bán công” sang dân lập và tƣ thục, cả trong quản lý, điều hành và tổ chức
thực hiện. Nhiều cơ sở giáo dục bán công có xu hƣớng muốn đƣợc trở thành
công lập và trong thực tế nhiều nơi đã cho phép các cơ sở bán công đồng loạt
chuyển đổi trở thành “công lập tự chủ tài chính”. Việc chuyển đổi loại hình
trƣờng bán công thành trƣờng công lập tại một số địa phƣơng nhƣ thực trạng
nêu trên là đi ngƣợc lại quan điểm, xu hƣớng xã hội hóa giáo dục và không
thực hiện đúng các quy định của Luật giáo dục, Điều 28 Nghị định số
75/2006/NĐ-CP và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính
phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ
chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Đến
nay vẫn còn 15 trƣờng đại học dân lập chƣa chuyển đƣợc sang loại hình tƣ
thục theo yêu cầu của Luật giáo dục.
2.4.3.2.2.9. Xây dựng pháp luật về văn bằng chứng chỉ, công nhận
tốt nghiệp và quản lý chất lƣợng giáo dục
Thực hiện Luật giáo dục và Nghị định số 75/2006/NĐ-CP, ngày
20/6/2007 Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số
33/2007/QĐ-BGDĐT về Quy chế văn bằng, chứng chỉ. Mặc dù các quy
64
định của Luật giáo dục đã quy định rất cụ thể về văn bằng, chứng chỉ trong
hệ thống giáo dục quốc dân. Tuy nhiên, hiện nay vẫn tồn tại thực tế là có
trên bằng tốt nghiệp do nhiều nơi cấp vẫn còn phân biệt và ghi vào trong
văn bằng là “chính quy”, “tại chức”. Luật giáo dục đã quy định cụ thể hình
thức của văn bằng nhƣ: bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt
nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt
nghiệp cao đẳng nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học,
bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ. Nhƣng hiện nay ngay cả trong nhiều văn bản
hƣớng dẫn cũng nhƣ thực tế vẫn còn khái niệm “bằng tốt nghiệp bổ túc
THPT” và nhiều ngƣời chƣa phân biệt đƣợc những khái niệm nhƣ trung
học, trung cấp - trung cấp nghề... Luật giáo dục quy định văn bằng của hệ
thống giáo dục quốc dân đƣợc cấp cho ngƣời học đã hoàn thành chƣơng
trình của một “cấp học” hoặc” trình độ đào tạo”, không còn khái niệm pháp
lý “bậc học” nhƣng trong thực tế nhiều ngƣời vẫn sử dụng thuật ngữ này.
Để khắc phục tình trạng này, trong năm 2008 và năm 2009 Bộ trƣởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các quyết định ban hành mẫu bằng tốt
nghiệp, mẫu bản sao từ sổ gốc bằng tốt nghiệp các cấp học và trình độ đào
tạo; mẫu chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân; mẫu giấy chứng nhận
học hết chƣơng trình lớp 10, lớp 11 và lớp 12 ở cấp trung học phổ thông.
Trong năm 2011, Bộ sẽ ban hành Thông tƣ sửa đổi, bổ sung Quyết định số
33/2007/QĐ-BGDĐT về Quy chế văn bằng, chứng chỉ.
Luật giáo dục quy định: Trƣởng phòng giáo dục cấp huyện cấp bằng
tốt nghiệp trung học cơ sở; giám đốc sở giáo dục và đào tạo cấp bằng tốt
nghiệp trung học phổ thông; hiệu trƣởng nhà trƣờng cấp bằng trung cấp
chuyên nghiệp, bằng cao đẳng nghề; hiệu trƣởng trƣờng cao đẳng, trƣờng
đại học cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng; hiệu trƣởng trƣờng đại học cấp bằng
tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ; hiệu trƣởng trƣờng đại học,viện trƣởng
viện nghiên cứu khoa học cấp bằng tiến sĩ. Thực tế hiện nay, Cục Nhà
65
trƣờng thuộc Bộ Quốc phòng cũng thực hiện việc cấp văn bằng đối với
giáo dục phổ thông là trái với quy định về thẩm quyền trong Luật giáo dục.
Cụ thể hoá Luật giáo dục, Nghị định số 75/2006/NĐ-CP đã quy định
rõ việc công nhận tốt nghiệp một cấp học hoặc một trình độ đào tạo đƣợc
thực hiện bằng: xét tốt nghiệp đối với trung học cơ sở; thi tốt nghiệp đối
với trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng; thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ đồ
án, khoá luận tốt nghiệp đối với trình độ đại học; bảo vệ luận văn đối với
trình độ thạc sĩ,.... Về nguyên tắc Luật giáo dục và Nghị định 75/2006/NĐ-
CP chỉ quy định về ƣu tiên và thực hiện các chính sách để xét trong tuyển
sinh, không quy định có ƣu tiên hoặc đặc cách trong tốt nghiệp, nhƣng khi
ban hành các văn bản quy định và vận dụng thực tế về thi tốt nghiệp thì các
quy định trên của Luật và Nghị định 75/2006/NĐ-CP chƣa đƣợc thực thi,
vẫn có hiện tƣợng chấp nhận ƣu tiên hoặc đặc cách tốt nghiệp.
Có ý kiến cho rằng quy định: "Giám đốc sở giáo dục và đào tạo cấp
bằng tốt nghiệp trung học phổ thông" tại Khoản 3, Điều 3 Luật giáo dục có
sự bất cập cần sửa đổi. Theo ý kiến này, trong thực tế Cục trƣởng Cục Nhà
trƣờng (Bộ Quốc phòng) vẫn cấp bằng cho học viên của các trƣờng quân
đội (do Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn cho phép - việc giao thẩm
quyền này là ngoài quy định của Luật). Lý do Cục Nhà trƣờng cấp bằng là
để giữ bí mật trong đào tạo đối với lực lƣợng vũ trang. Tuy nhiên, cần phải
nhận thức rõ ràng là: giáo dục phổ thông nhằm mục tiêu giúp học sinh phát
triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ
bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành
nhân cách, xây dựng tƣ cách và trách nhiệm công dân...; giáo dục phổ
thông cần phải hƣớng tới phổ cập đối với mọi công dân, không kể là ngƣời
trong hay ngoài lực lƣợng vũ trang. Ngƣời theo học chƣơng trình giáo dục
phổ thông cần phải đƣợc học tập, đánh giá, xếp loại, thi, công nhận tốt
66
nghiệp, cấp văn bằng... theo một chuẩn mực quy định chung, không có
ngoại lệ, không có lý do nào để phải thực hiện “bí mật” đối với giáo dục
phổ thông kéo theo sự “phân quyền” trong quản lý nhà nƣớc. Yêu cầu quản
lý thống nhất hệ thống giáo dục quốc dân đòi hỏi phải do một Bộ chịu trách
nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện quản lý nhà nƣớc. Nếu việc cấp văn bằng
của hệ thống giáo dục quốc dân lại do nhiều cơ quan thực hiện (ví dụ: Cục
nhà trƣờng - Bộ quốc phòng; Cục quản lý đào tạo - Bộ Công an; các vụ,
cục quản lý đào tạo của các Bộ, ngành...) thì sẽ làm cho việc quản lý nhà
nƣớc về giáo dục phổ thông bị chia cắt, không có cơ chế kiểm tra, kiểm
soát. Việc sửa đổi, bổ cung kịp thời các quy chế thi và tuyển sinh đã làm
cho công tác này ngày càng an toàn, nghiêm túc, đƣợc xã hội ủng hộ.
Về quản lý chất lƣợng giáo dục: Trong 4 năm thực hiện Luật giáo
dục, công tác quản lý chất lƣợng giáo dục đã đặc biệt đƣợc chú trọng. Đã
hình thành các tổ chức chuyên trách về đánh giá và kiểm định chất lƣợng.
Ngoài Cục Khảo thí và Kiểm định chất lƣợng giáo dục đƣợc thành lập ở Bộ
Giáo dục và Đào tạo, phòng Khảo thí và Kiểm định chất lƣợng giáo dục đã
đƣợc thành lập tại 63/63 sở giáo dục và đào tạo. Tới nay đã có gần 300
trƣờng đại học, trƣờng cao đẳng, trƣờng TCCN thành lập đơn vị chuyên
trách về khảo thí và đảm bảo chất lƣợng giáo dục;
Các trƣờng phổ thông chất lƣợng cao đƣợc hình thành ở nhiều địa
phƣơng. Nhiều trƣờng đại học đã tổ chức dạy học theo các chƣơng trình
tiên tiến quốc tế. Đến nay có hơn ba mƣơi chƣơng trình đào tạo tiên tiến
quốc tế đang đƣợc thực hiện ở trên 20 trƣờng đại học giảng dạy trực tiếp
bằng tiếng Anh. Đã tăng cƣờng sự gắn kết giữa hoạt động khoa học công
nghệ với hoạt động đào tạo sau đại học, tập trung vào các lĩnh vực: công
nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu, khoa học nông -
lâm - ngƣ và khoa học giáo dục. Để đáp ứng tốt hơn yêu cầu cung cấp nhân
67
lực cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả đào tạo, trong 2
năm gần đây ngành giáo dục đào tạo đã tích cực đẩy mạnh việc thực hiện
đào tạo gắn với nhu cầu xã hội.
2.4.3.2.2.10. Xây dựng pháp luật thống nhất quản lý nhà nƣớc về giáo dục
- Điều 14 Luật Giáo dục quy định: "Nhà nƣớc thống nhất quản lý hệ
thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chƣơng trình, nội dung, kế hoạch giáo
dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ; tập
trung quản lý chất lƣợng giáo dục, thực hiện phân công, phân cấp quản lý
giáo dục, tăng cƣờng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục.".
Chƣơng VII Luật Giáo dục quy định về quản lý nhà nƣớc về giáo dục
gồm 15 điều với các quy định về nội dung quản lý nhà nƣớc; cơ quan quản
lý nhà nƣớc về giáo dục, đầu tƣ cho giáo dục..v..v.. Điều 100 quy định rõ
cơ quan quản lý nhà nƣớc về giáo dục nhƣ sau:
"1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nƣớc về giáo dục.
Chính phủ trình Quốc hội trƣớc khi quyết định những chủ trƣơng lớn
có ảnh hƣởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi
cả nƣớc, những chủ trƣơng về cải cách nội dung chƣơng trình của một cấp
học; hằng năm báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục và việc thực hiện
ngân sách giáo dục.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực
hiện quản lý nhà nƣớc về giáo dục.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực
hiện quản lý nhà nƣớc về giáo dục theo thẩm quyền.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nƣớc về giáo dục
theo sự phân cấp của Chính phủ và có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện
về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các
trƣờng công lập thuộc phạm vi quản lý, đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô,
nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục tại địa phƣơng".
68
Các quy định của Luật Giáo dục đảm bảo sự thống nhất quản lý nhà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_lich_su_phap_luat_ve_giao_duc_o_viet_nam_tu_1945_de.pdf