MỤC LỤC
DẪN NHẬP
0.1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu .1
0.2. Lịch sử vấn đề .2
0.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .10
0.4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu .11
0.5. Cấu trúc củaluận văn .12
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỰ NGÔN NGỮ VÀ HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN
1.1. Lịch sự ngôn ngữ .15
1.1.1. Khái niệm .15
1.1.1.1. Khái niệm lịch sự .15
1.1.1.2. Vai giao tiếp .16
1.1.2. Các phương châm lịch sự .17
1.1.3. Thể diện với lịch sự .18
1.1.3.1. Thể diện dương tính .19
1.1.3.2. Thể diện âm tính .19
1.1.3.3. Hành vi đe dọa thể diện .20
1.1.4. Các chiến lược lịch sự .21
1.1.4.1. Chiến lược lịch sự âm tính .21
1.1.4.2. Chiến lược lịch sự dương tính .23
1.1.5. Lịch sự và văn hóa .25
1.2. Cầu khiến và hành động cầu khiến .26
1.2.1. Khái niệm .26
1.2.2. Phân loại cáchành động cầu khiến .33
1.2.2.1. Cầu khiến cạnh tranh .34
1.2.2.2. Cầu khiến hòa đồng .37
1.2.3. Cầu khiến lịch sự .38
Chương 2
LỊCH SỰ TRONG HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN TIẾNG VIỆT
2.1. Các hành động cầu khiến trong quan hệ với phép lịch sự .44
2.1.1. Các hành động cầu khiến có tính lịch sự dương tính .45
2.1.1.1. Hành động mời .45
2.1.1.2. Hành động động viên/ an ủi .53
2.1.1.3. Hành động khuyên răn/nhắc nhở .59
2.1.2. Các hành động cầu khiến có tính lịch sự âm tính .65
2.1.2.1. Hành động ra lệnh .65
2.1.2.2. Hành động yêu cầu .71
2.1.2.3. Hành động xin phép .74
2.1.2.4. Hành động thỉnh cầu .79
2.2. Phương thức biểu hiện lịch sự các hành động cầu khiến trong
tiếng Việt . 84
2.2.1. Phương thức thể hiện trực tiếp .86
2.2.1.1. Dùng thành phần mở rộng .86
2.2.1.2. Dùng từ xưng hô .101
2.2.2. Phương thức thể hiện gián tiếp .108
2.2.2.1. Dùng hình thức khẳng định/ phủ định .111
2.2.2.2. Dùng hình thức nghi vấn .116
KẾT LUẬN .127
TÀI LIỆU THAM KHẢO.132
PHỤ LỤC.141
148 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5064 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuốc lá có hại cho sức khoẻ đấy.
(69) Nên tiêm vắcxin ngừa bệnh cho nhóc tì này đi.
(70) Ở nhà phải vâng lời ông bà nhé.
(71) Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.(ca dao)
(72) Không nên uống vitamin C vào ban đêm, sẽ bị mất ngủ đấy.
Khảo sát các ví dụ trên, chúng tôi nhận thấy lời khuyên vắng mặt từ chỉ đối
tượng được khuyên thường được sử dụng khi giữa người nói và người nghe có mối
quan hệ khá thân mật. Trong những trường hợp này, tuy đối tượng được khuyên
không được nêu ra nhưng những người tham gia cuộc thoại vẫn tri nhận được ai là
người mà lời khuyên hướng tới.
• Dựa vào sự có mặt/ vắng mặt động từ ngôn hành “khuyên” trong lời
khuyên
Dựa vào tiêu chí này, có thể phân loại lời khuyên thành hai tiểu loại nhỏ:
Kiểu a: Lời khuyên có mặt động từ ngôn hành “khuyên”
Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
59
Ví dụ:
(73) Ba khuyên con đừng nên đọc sách trong bóng tối.
(74) Anh khuyên em đừng nên đi chơi nhiều quá. Lo tập trung vào việc học đi.
(75) Tớ khuyên cậu đừng nên dây dưa với tên ấy. Sẽ có hại cho cậu thôi.
Khảo sát nhiều ngữ liệu tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy trong lời khuyên có
mặt động từ ngôn hành “khuyên” thường có sự hiện diện của từ chỉ chủ thể của lời
khuyên. Vì thế, lời khuyên dạng này có nguy cơ đe dọa thể diện người nghe nên nó ít
được người Việt sử dụng trong giao tiếp.
Kiểu b: Lời khuyên vắng mặt động từ ngôn hành “khuyên”
Ví dụ:
(76) Tốt nhất là chúng mình về nhà trước 30 – 4.
(77) Tiêm vắcxin phòng ngừa bệnh thuỷ đậu cho trẻ em dưới 3 tuổi.
(78) Muốn làm việc gì thì em cũng phải suy nghĩ trước sau cho cẩn thận nhé.
(79) Con phải học giỏi thì ra trường mới dễ xin việc được.
Nhờ sự vắng mặt động từ ngôn hành “khuyên” mà lời khuyên trong các ví dụ
trên có mức áp đặt thấp nên dễ được người nghe chấp nhận mà không cảm thấy thể
diện của mình bị đe dọa.
• Dựa vào tính hiển ngôn/ hàm ngôn của lời khuyên
Kiểu a: Lời khuyên hiển ngôn
Đây là những lời khuyên có hình thức biểu đạt là câu cầu khiến.
Ví dụ:
(80) Muốn làm việc gì thì em cũng phải suy nghĩ trước sau cho cẩn thận nhé.
(81) Bạn đừng nên cả tin như vậy.
(82) Con nên học hành chăm chỉ, sắp thi tới nơi rồi đấy.
(83) Con là con gái, đừng nói lớn tiếng như vậy, con nhé.
Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
60
(84) Là phụ nữ, bạn nên chăm sóc để có một làn da thật mịn màng và quyến rũ.
Kiểu b: Lời khuyên hàm ngôn
Lời khuyên hàm ngôn là những lời khuyên có hình thức không phải là câu cầu
khiến mà thường là câu trần thuật hay câu hỏi.
Ví dụ:
(85) Nhà này có chó dữ đó anh.
(86) Cây cam này kiến vàng tùm lum đó.
(87) Sao em không thử xin nghỉ phép một tuần để giải quyết việc nhà?
(88) Sao nhóc không làm nháp trước rồi ghi vào vở sau cho đỡ dơ?
(89) Ba nghĩ con nên chú tâm chăm sóc gia đình nhiều hơn.
Ở đây, người nói đã thực hiện hành động khuyên thông qua việc đưa ra một
nhận định về thực tế (Nhà này có chó dữ đó anh), một câu hỏi (Sao em không thử xin
nghỉ phép một tuần để giải quyết việc nhà?) hay một ý kiến của bản thân người nói.
Để tri nhận những lời khuyên dạng này, người nghe phải trải qua quá trình suy ý. Nhờ
vậy, người nghe không thấy mình bị áp đặt phải thực hiện hành động được nói đến
trong lời khuyên. Nếu có thực hiện, thì đó là do người nghe “tự nhận ra” vấn đề nhờ
vào sự “gợi ý” của người nói.
Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
61
Hành động khuyên răn
Tiêu chí Tiểu loại Ví dụ
Lời khuyên có mặt từ
chỉ đối tượng được
khuyên
Nhớ mang quần áo ấm em nhé.
Sự có mặt/ vắng
mặt từ chỉ đối
tượng của lời
khuyên
Lời khuyên vắng mặt từ
chỉ đối tượng được
khuyên
Muốn con hay chữ phải yêu lấy
thầy.
Lời khuyên có mặt
động từ ngôn hành
“khuyên”
Ba khuyên con đừng nên đọc sách
trong bóng tối.
Sự có mặt/ vắng
mặt động từ
ngôn hành
“khuyên” Lời khuyên vắng mặt
động từ ngôn hành
“khuyên”
Tốt nhất là chúng mình về nhà
trước 30 – 4.
Lời khuyên hiển ngôn Bạn đừng nên cả tin như vậy. Tính hiển ngôn/
hàm ngôn Lời khuyên hàm ngôn Nhà này có chó dữ đó anh.
2.1.2. Các hành động cầu khiến có tính lịch sự âm tính
Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ nói chung và bằng tiếng Việt nói riêng, có
những hành động cầu khiến nhằm tôn vinh thể diện của người nghe và làm cho người
nghe được lợi như các hành động cầu khiến có tính lịch sự dương tính nhưng cũng có
những hành động cầu khiến có nguy cơ xâm phạm quyền tự do của người nghe, và đe
dọa thể diện của họ, làm cho họ bị thiệt. Đó là các hành động cầu khiến có tính lịch
sự âm tính.
Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
62
Trong tiếng Việt, có nhiều hành động cầu khiến có tính lịch sự âm tính như ra
lệnh, cấm đoán, sai bảo, yêu cầu, đề nghị, nhờ vả, thỉnh cầu, xin phép, thuyết phục,
kêu gọi, thách đố… nhưng do hạn chế về thời gian, nguồn tài liệu nên luận văn này
không đi vào miêu tả hết tất cả các hành động vừa nêu mà chỉ miêu tả bốn hành
động cầu khiến chủ yếu trong nhóm này là ra lệnh/ cấm đoán, yêu cầu/ đề nghị, xin
phép, nhờ vả/ thỉnh cầu.
2.1.2.1. Hành động ra lệnh
2.1.2.1.1. Khái niệm
Hành động ra lệnh là một hành động ở lời nằm trong nhóm điều khiển theo
bảng phân loại của J. Searle hay trong nhóm hành xử theo bảng phân lọai của J.
Austin, ra lệnh là hành động thể hiện ý muốn chủ quan của người nói bắt buộc người
nghe phải thực hiện hành động được nói đến trong câu.
Ví dụ:
(90) Nghiêm! Đứng lại, đứng! Bên phải, quay!
(91) Cấm hút thuốc!
(92) Cút ngay!
(93) Tôi cấm anh bước chân vào công ty của tôi.
(94) Làm ngay đi!
Xét về tính chất, cấm đoán cũng là một loại hành động ra lệnh cho người nghe
“không làm” một điều gì đó. Ví dụ như “cấm hút thuốc” có ý nghĩa ra lệnh cho
người nghe “không được hút thuốc”. Vì thế, trong luận văn này, chúng tôi xếp câu
cầu khiến dùng để cấm đoán vào chung trong nhóm câu lệnh.
Hành động ra lệnh được thực hiện trong những điều kiện hợp chuẩn sau:
- Giữa người ra lệnh và người nghe có mối quan hệ xã hội nhất định.
Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
63
- Vị thế giao tiếp và quyền uy của người nói cao hơn người nghe.
- Bằng cách đưa ra mệnh lệnh với thái độ quyết đoán, người nói tin rằng người
nghe sẽ phải thực hiện nội dung mệnh đề trong câu lệnh.
- Thường vắng mặt từ chỉ chủ thể hành động ra lệnh.
- Đối với người nghe, việc thực hiện nội dung mệnh đề trong câu lệnh là một
nhiệm vụ.
- Hành động ra lệnh hướng đến người nghe và phải được thực hiện trong một
hoàn cảnh phù hợp.
Ví dụ: Giáo viên nói với học trò:
(95) Im ngay!
Câu lệnh trên đã thỏa mãn các điều kiện đã nêu. Giữa người ra lệnh và người
thực hiện mệnh lệnh có mối quan hệ thầy trò. Giáo viên có vị thế giao tiếp và quyền
uy cao hơn học trò. Câu lệnh cũng được thực hiện một cách quyết đoán thể hiện qua
cấu trúc có động từ đứng ở đầu câu và dấu chấm than ở cuối câu.
Ra lệnh là những hành động cầu khiến có mức áp đặt cao nhất, mức độ xâm
phạm “lãnh địa của cái tôi” và làm mất thể diện người nghe cũng cao nhất. Thực
hiện hành động ra lệnh không đúng sắc thái giao tiếp sẽ làm cho người nghe cảm
thấy bị xúc phạm và dễ có thái độ phản kháng. Ra lệnh đúng với quyền uy, vị thế
giao tiếp sẽ làm giảm bớt nguy cơ làm mất thể diện của người nghe.
2.1.2.1.2. Phân loại
Như đã nói, câu lệnh là câu cầu khiến có tính bắt buộc cao. Nó có tác dụng
tiêu cực đối với người nghe, làm cho người nghe bị thiệt. Ta có thể tìm thấy câu lệnh
trong tất cả các phong cách chức năng ngôn ngữ, nhưng phổ biến nhất vẫn là trong
Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
64
phong cách sinh hoạt hàng ngày. Qua khảo sát các mẫu ngữ liệu tiếng Việt, chúng tôi
phân loại câu lệnh dựa trên các tiêu chí sau:
• Dựa vào sự có mặt/ vắng mặt từ chỉ đối tượng thực hiện lệnh
Kiểu a: Câu lệnh có mặt từ chỉ đối tượng thực hiện lệnh
Ví dụ:
(96) Mày có thôi ngay không?
(97) Cả lớp chú ý, một hàng dọc đằng trước thẳng.
(98) Anh đi ra!
(99) Anh cút ngay cho tôi!
(100) Cái con này, mày ra ngoài cho tao.
(101) Mày câm miệng lại.
(102) Cấm mày chơi trò đó.
Về mặt hình thức, những câu lệnh này bao giờ cũng có từ chỉ trực tiếp đối
tượng thực hiện mệnh lệnh.
Kiểu b : Câu lệnh vắng mặt từ chỉ đối tượng thực hiện lệnh
Ví dụ:
(103) Nhanh lên!
(104) Nghiêm!
(105) Bên phải, quay!
(106) Hãy về ngay đi.
(107) Không được cãi.
(108) Ra ngoài!
(109) Im lặng!
(110) Có thôi ngay không thì bảo?
Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
65
Quan sát các ví dụ trên, chúng tôi nhận thấy trong các trường hợp này, câu
lệnh thường được bắt đầu bằng động từ, cuối câu không có TTTT, nếu có TTTT thì
chỉ có TTTT “đi” là phù hợp. Tuy không có sự hiện diện của từ chỉ đối tượng thực
hiện mệnh lệnh nhưng nhờ vào ngữ cảnh, những người tham gia giao tiếp vẫn tri nhận
được đối tượng mà câu lệnh hướng đến.
• Dựa vào sự có mặt/ vắng mặt động từ ngôn hành “ra lệnh” trong
câu lệnh
Kiểu a: Câu lệnh có mặt động từ ngôn hành “ra lệnh”
Ví dụ:
(111) Tôi ra lệnh cho anh đi ra khỏi phòng tôi ngay.
(112) Tao ra lệnh cho mày phải làm việc đó.
Nhìn chung, kiểu câu lệnh có mặt động từ ngôn hành “ra lệnh” ít được người
Việt sử dụng phổ biến.
Kiểu b: Câu lệnh vắng mặt động từ ngôn hành “ra lệnh”
Ví dụ:
(113) Thôi ngay cái kiểu cười kinh dị ấy đi!
(114) Ồn ào quá, đi ra quán mà xem!
(115) Bỏ dép ra!
(116) Anh làm ngay cho tôi.
So với câu lệnh có mặt động từ ngôn hành “ra lệnh” thì câu lệnh vắng mặt
động từ ngôn hành này có mức áp đặt thấp hơn nhưng nhìn chung, vì hành động ra
lệnh bao giờ cũng mang tính cưỡng ép người nghe phải làm một điều gì đó nên hành
động ra lệnh có mặt hay không có mặt động từ ngôn hành “ra lệnh” đều làm mất thể
diện người nghe.
• Dựa vào tính hiển ngôn/ hàm ngôn của câu lệnh
Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
66
Kiểu a: Câu lệnh hiển ngôn là câu lệnh có hình thức biểu đạt là câu cầu
khiến.
Ví dụ:
(117) Em về chỗ ngay.
(118) Mở miệng ra!
(119) Làm ngay đi!
(120) Kéo bàn sát vào đây!
(121) Mày nằm xuống đây.
Nhìn chung, những câu này bộc lộ hiển ngôn mệnh lệnh ngay trong câu nói.
Kiểu b: Câu lệnh hàm ngôn
Câu lệnh hàm ngôn thường được thể hiện bằng hình thức câu hỏi. Để nhận biết
được mệnh lệnh, người nghe phải trải qua quá trình suy ý dựa vào ngữ cảnh của phát
ngôn.
Ví dụ:
(122) Con có thôi ngay không thì bảo? (đứa bé đang khóc nhè)
(123) Em có về chỗ ngay không? (học sinh tự động đổi chỗ)
(124) Mày không làm nhanh tay lên được hả? (đứa bé đang nhặt rau rất chậm)
(125) Mày không nghe tao nói gì à? (Anh yêu cầu em đi ra khỏi phòng, nhưng
em vẫn chưa đi)
Sau đây là các câu lệnh trực tiếp tương ứng với các câu lệnh gián tiếp ở ví dụ
trên.
(126) Con nín ngay!
(127) Em về chỗ ngay!
(128) Làm nhanh lên!
(129) Đi ra ngoài ngay!
Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
67
Hành động ra lệnh
Tiêu chí Tiểu loại Ví dụ
Câu lệnh có mặt từ chỉ
đối tượng thực hiện lệnh
Anh đi ra!
Sự có mặt/ vắng
mặt từ chỉ đối
tượng thực hiện
lệnh
Câu lệnh vắng mặt từ
chỉ đối tượng thực hiện
lệnh
Nghiêm!
Câu lệnh có mặt động
từ ngôn hành “ra lệnh”
Tôi ra lệnh cho anh đi ra khỏi
phòng tôi ngay.
Sự có mặt/ vắng
mặt động từ
ngôn hành “ra
lệnh”
Câu lệnh vắng mặt
động từ ngôn hành “ra
lệnh”
Bỏ dép ra!
Câu lệnh hiển ngôn Em về chỗ ngay Tính hiển ngôn/
hàm ngôn Câu lệnh hàm ngôn Em có về chỗ ngay không?
2.1.2.2. Hành động yêu cầu
2.1.2.2.1. Khái niệm
Hành động yêu cầu là hành động mà người nói đưa ra yêu cầu người nghe thực
hiện hành động được nói đến trong câu và thể hiện mong muốn rằng hành động đó sẽ
được người nghe thực hiện.
Ví dụ:
(130) Quý khách có vé đi Nha Trang nhanh chóng lên tàu SN2 ở đường ray số 3.
(131) Tất cả các tàu chở khách phải trang bị áo phao đầy đủ.
Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
68
Theo J. Searle, hành động yêu cầu nằm trong nhóm điều khiển. Hành động này
được thực hiện trong những điều kiện hợp chuẩn sau:
- Giữa người nói và người nghe có mối quan hệ xã hội nhất định.
- Được thực hiện trong một không gian và thời gian nhất định.
- Vị thế giao tiếp của người nói thường không được tính đến trong lời yêu cầu.
- Khi đưa ra lời yêu cầu, người nói đã tính đến khả năng thực hiện lời yêu cầu
của người nghe và người nghe phải có trách nhiệm thực hiện hành động được nói đến
trong lời yêu cầu.
Ví dụ:
(132) Tôi yêu cầu giám đốc phải giải quyết rõ ràng vấn đề này trước toàn thể
anh em.
Ở trường hợp này, mối quan hệ giữa người nói và người nghe là nhân viên và
giám đốc. Tiền giả định của lời yêu cầu này là giám đốc đãø làm một điều gì đó
không thoả đáng làm cho mọi người có thắc mắc. Vì thế, theo nhân viên, giám đốc
phải có trách nhiệm trình bày vấn đề rõ ràng cho toàn thể nhân viên của công ty được
biết.
Như đã nói, trong lời yêu cầu, vị thế giao tiếp không được tính đến. Ví dụ sau
đây sẽ làm rõ vấn đề này.
Ví dụ:
(133) Giám đốc nói với nhân viên:
- Tôi yêu cầu anh phải trả lời đầy đủ và rõ ràng trước hội đồng quản trị của
công ty. (vị thế giao tiếp của người nói cao hơn người nghe)
(134) Nhân viên nói với giám đốc:
- Tôi yêu cầu giám đốc phải giải quyết rõ ràng vấn đề này trước toàn thể anh
em. (vị thế giao tiếp của người nói thấp hơn người nghe)
Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
69
2.1.2.2.2. Phân loại
• Dựa vào sự có mặt/ vắng mặt động từ ngôn hành “yêu cầu” trong lời
yêu cầu
Dựa vào sự có mặt/ vắng mặt của động từ ngôn hành “yêu cầu” trong lời yêu
cầu, có thể phân loại hành động yêu cầu ra thành hai tiểu loại nhỏ:
Kiểu a: Lời yêu cầu có mặt động từ ngôn hành “yêu cầu”
Ví dụ:
(135) Tôi yêu cầu anh phải có mặt đúng giờ.
(136) Yêu cầu giám đốc phát lương cho anh em đúng ngày.
(137) Ngày mai, tôi yêu cầu anh phải đến Công an phường 3 để hoàn tất các thủ
tục xin tạm trú.
(138) Chúng tôi yêu cầu anh đi chỗ khác cho chúng tôi làm việc.
Kiểu b: Lời yêu cầu vắng mặt động từ ngôn hành “yêu cầu”
Ví dụ:
(139) Quý khách có vé đi Nha Trang nhanh chóng lên tàu SN2 ở đường ray số
3.
(140) Tất cả các tàu chở khách phải trang bị áo phao đầy đủ.
(141) Mọi người tập trung vào chuyện này một lát.
(142) Lần sau, cậu đừng quên mang theo tài liệu nhé.
So với lời yêu cầu có sự hiện diện của động từ ngôn hành thì lời yêu cầu không
có sự hiện diện của động từ ngôn hành lịch sự hơn vì nó làm giảm mức độ mất thể
diện của người nghe hơn.
Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
70
• Dựa vào tính hiển ngôn/ hàm ngôn của lời yêu cầu
Kiểu a: Lời yêu cầu hiển ngôn là những lời yêu cầu được biểu đạt bằng hình
thức câu cầu khiến. Khi nghe những lời yêu cầu dạng này, người nghe có thể tri nhận
được nội dung cầu khiến ngay mà không phải qua một quá trình suy ý.
Ví dụ:
(143) Xin mọi người cho một tràng pháo tay.
(144) Hãy tập trung vào công việc nhé.
(145) Yêu cầu bạn để tiền lại trên bàn cho tôi.
(146) Bạn phải bỏ dép ở ngoài khi bước vào nhà tắm.
(147) Đi nhẹ, nói khẽ.
(148) Anh fax cho tôi ngay trong chiều nay nhé.
Kiểu b: Lời yêu cầu hàm ngôn là những lời yêu cầu không được biểu đạt
bằng câu cầu khiến. Muốn tri nhận được nội dung cầu khiến, người nghe phải trải qua
quá trình suy ý.
Ví dụ:
(149) Anh có thể ngồi sát vào phía trong một chút không ạ?
(150) Em đổi chỗ này cho anh nhé?
(151) Sao anh không tự giới thiệu bản thân mình với mọi người nhỉ?
(152) Anh cho em mượn xe đi hai hôm, được không?
(153) Mình đợi Hoàng rồi cùng đi đến trường luôn nha?
Xét về mức độ lịch sự, lời yêu cầu hàm ngôn nội dung cầu khiến có mức độ
lịch sự cao hơn lời yêu cầu hiển ngôn nội dung cầu khiến vì với hình thức hỏi, lời yêu
cầu này giảm mức độ áp đặt lên người nghe, làm cho lời cầu khiến nhẹ nhàng hơn.
Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
71
Hành động yêu cầu
Tiêu chí Tiểu loại Ví dụ
Lời yêu cầu có mặt động từ
ngôn hành “yêu cầu”
Tôi yêu cầu anh phải có mặt đúng
giờ.
Sự có mặt/
vắng mặt động
từ ngôn hành
“yêu cầu”
Lời yêu cầu vắng mặt động
từ ngôn hành “yêu cầu”
Mọi người tập trung vào chuyện này
một lát.
Lời yêu cầu hiển ngôn Hãy tập trung vào công việc nhé. Tính hiển
ngôn/ hàm
ngôn
Lời yêu cầu hàm ngôn Anh cho em mượn xe đi hai hôm,
được không?
2.1.2.3. Hành động xin phép
2.1.2.3.1. Khái niệm
Xin phép là hành động xin sự thỏa thuận, cho phép, đồng ý của cơ quan, tổ
chức, cá nhân nào đó có thẩm quyền cho phép người nói thực hiện hành động được
nói đến trong câu.
Ví dụ:
(154) Xin phép bà chủ cho con về thăm nhà vài hôm.
(155) Xin phép hai bác cho con chở em Lan đi chơi.
Khi thực hiện hành động xin phép, giữa người nói và người nghe phải có mối
quan hệ tương hợp. Vì hành động xin phép luôn làm thiệt cho người nghe, nên nếu
không có mối quan hệ tương hợp, hành động này sẽ không được người nghe chấp
thuận. Sau đây là những điều kiện hợp chuẩn để thực hiện hành động xin phép.
- Vị thế giao tiếp của người nói thường thấp hơn vị thế giao tiếp của người
nghe.
Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
72
- Người nghe phải là người có thẩm quyền cho phép người nói thực hiện hành
động được nói đến trong nội dung mệnh đề lời xin phép.
- Hành động xin phép làm thiệt cho người nghe và mang lợi đến cho người nói
nên người nói phải có thái độ chân thành khi đưa ra lời xin phép.
- Người nói luôn có xu hướng lựa chọn phương thức thể hiện lời xin phép lịch
sự để làm giảm mức đe dọa thể diện của người nghe.
- Lời xin phép hướng về người nghe, nên người nói phải tính đến khả năng
người nghe sẽ chấp thuận lời xin phép trước khi thực hiện nó.
Ví dụ:
(156) Nhân viên nói với giám đốc:
- Xin phép giám đốc cho em được nghỉ ngày thứ 6 tuần này vì em phải đi dự lễ
tổng kết của cháu ở nhà.
Hành động xin phép trên đã thỏa mãn hết các điều kiện vừa nêu. Vì vị thế giao
tiếp của giám đốc cao hơn và hành động xin phép làm cho giám đốc bị thiệt cũng có
nghĩa là hành động này có nguy cơ đe dọa thể diện người nghe nên nhân viên đã sử
dụng nhiều yếu tố để làm giảm mức đe dọa thể diện bằng cách dùng địa vị “giám
đốc” để hô và “em” để xưng. Hơn thế nữa, với lí do quan trọng “em phải dự lễ tổng
kết của cháu ở nhà”, nhân viên đã tính đến khả năng lời xin phép của mình sẽ được
giám đốc chấp thuận.
2.1.2.3.2. Phân loại
Có thể phân loại hành động xin phép dựa trên hướng cầu khiến, sự có mặt/
vắng mặt động từ ngôn hành “xin phép” hay tính hiển ngôn, hàm ngôn của lời xin
phép.
Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
73
• Dựa vào hướng của lời xin phép ta chia hành động xin phép ra làm hai
tiểu loại nhỏ:
Kiểu a: Hướng của lời xin phép từ người nói
Ví dụ:
(157) Nếu được, cháu xin phép mượn quyển sách này trong vài hôm.
(158) Xin lỗi, em xin phép về trước ạ.
(159) Con đang vội, xin hai bác cho con đi.
Trong các lời cầu khiến trên, hành động cầu khiến có hướng từ người nói.
Động từ “xin phép” thường xuyên được sử dụng. Vì vậy, hành động xin phép mang
tính áp đặt cao, dễ làm cho người nghe bị mất thể diện nên người nói thường dùng
các phương tiện như từ xưng hô hay TTTT “ạ”… để làm cho lời xin phép nhẹ nhàng
hơn.
Kiểu b: Hướng của lời xin phép từ người nghe
Ví dụ:
(160) Cô cho cháu xin.
(161) Xin lỗi, bác cho em qua tí.
(162) Anh cho em xin, em cảm ơn anh nhiều.
(163) Cô cho em xem qua quyển sách, được không ạ?
So với các lời xin phép có hướng từ người nói thì lời xin phép có hướng từ
người nghe có mức áp đặt thấp hơn. Quyền tự do lựa chọn của người nghe cũng cao
hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc thể diện của người nghe ít bị đe dọa. Lời xin phép
sẽ dễ dàng được người nghe chấp thuận. Lời xin phép vì thế mà lịch sự hơn.
Quan sát trên cứ liệu tiếng Việt, chúng tôi thấy khi đưa ra lời xin phép dạng
này, người Việt thường dùng từ “cho phép”.
• Dựa vào sự có mặt/ vắng mặt động từ ngôn hành “xin phép/ xin”
Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
74
Kiểu a: Lời xin phép có mặt động từ ngôn hành ‘xin phép/ xin”
Ví dụ:
(164) Cháu xin phép ạ.
(165) Con xin phép ba má cho con đi Vũng Tàu với bạn vài ngày.
(166) Bác Cả cho em xin vắng mặt buổi họp gia đình ngày mai ạ.
(167) Xin phép chú cho cháu đổi ca trực với Hùng tối mai.
Lời xin phép có mặt động từ ngôn hành tương ứng thường được người Việt sử
dụng khi vị thế giao tiếp của người nói cao hơn vị thế giao tiếp của người nghe. Nhờ
động từ “xin phép/ xin” mà người nghe cảm thấy thể diện của mình được tôn vinh.
Lời xin phép vì thế được đánh giá là lịch sự.
Kiểu b: Lời xin phép vắng mặt động từ ngôn hành “xin phép”
Ví dụ:
(168) Cậu cho tớ mượn tờ báo cái nghe.
(169) Chú có thể cho cháu xem trước hàng không?
(170) Em về được chưa chị?
(171) Tớ mượn cây viết của cậu một chút nhé.
Lời xin phép không có mặt động từ ngôn hành tương ứng thường được người
Việt sử dụng khi vị thế giao tiếp của người nói cao hơn hoặc ít nhất là ngang bằng đối
với người nghe. So với lời xin phép có động từ ngôn hành tương ứng thì lời xin phép
này nghe suồng sã hơn.
• Dựa vào tính hiển ngôn/ hàm ngôn của lời xin phép
Kiểu a: Lời xin phép hiển ngôn
Lời xin phép hiển ngôn là lời xin phép thể hiện bằng hình thức câu cầu khiến
và có các động từ thể hiện lời cầu xin như “xin phép”, “cho phép”, “xin”, “cho”…
Ví dụ:
Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
75
(172) Thôi, xin phép anh, em về nhé.
(173) Qua tết, xin phép hai bác, cho ba má cháu sang thăm nhà.
(174) Xin phép cô giáo cho cháu nghỉ học ngày hôm nay.
(175) Chị của em cưới chồng, mong chị cho phép em nghỉ vài bữa về nhà chơi.
Kiểu b: Lời xin phép hàm ngôn
Lời x
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVNNH001.pdf