HồXuân Hương còn là người phụnữý thức vềcái tôi cá nhân rất rõ nét. Ý thức vềcon
người cá nhân với cốt lõi là nồng nhiệt cháy bỏng đối với sựsống. Nữsĩmuốn vứt đi tất cảgiáo
điều phong kiến và Nho giáo vềngười phụnữ, đặc biệt là trong tình yêu. Ta có cảm tưởng nhưcó
một cái gì lâu đời bịchèn ép, gò bó, ngột ngạt, nay bừng lên tràn thề; có chút gì đó hoang dã, thoải
mái, kì lạnhưng rất quần chúng. Các phương thức liên kết liên tưởng trong thơcũng đã góp phần
không nhỏvào việc tô đậm thêm dấu ấn phong cách Xuân Hương. Những hình ảnh, những cách
thức liên tưởng, những thủpháp xây dựng hình tượng không thểnhầm lẫn với một ai. Nội tâm yêu
đương đã là một hình tượng phong phú: khao khát, ước mong, thất vọng, khổ đau, chán ngán,
nhưng vẫn tin tưởng. Ngoại cảnh lại càng độc đáo hơn. Nhìn cuộc sống thuởcòn sơnguyên, Hồ
Xuân Hương đã có những liên tưởng bất ngờ. Từthân thểngười phụnữ đến cái riêng của nữgiới, từ
một bóng gió xa xôi đến một cách nói ỡm ờ, Tất cả đều khỏa lấp dưới dưới những hình tượng của
sựvật bình thường hằng ngày, khỏa lấp nhưng vẫn lồlộ, không chối cãi. Đểdiễn tảnhững liên
tưởng ấy là sựlựa chọn chính xác các chi tiết, các đặc điểm thích hợp cho cảcái ẩn và cái hiện theo
hướng bộc lộ được hợp lí và hấp dẫn nhất sức mạnh của sựsống, của tình yêu.
115 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3294 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Liên kết liên tưởng trong thơ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọng thực chất. Trong tình yêu cũng thế, cái chân thật, cái nồng nàn, say đắm trước
sau như một mới là điều đáng quý, chứ không phải cái ngôn từ bóng bẩy, chải chuốt bên ngoài.
Xuân Hương cũng đã mời gọi mình theo cách đó. Lòng em cũng như quả mít đấy, cũng hừng hực,
nồng nàn đến ngọt lịm. Thế còn câu thơ quân tử có thương thì đóng cọc thì sao? Ở một số địa
phương có cách làm cho mít chín là đóng một cái cọc nhỏ vào lõi mít. Trong tình yêu cũng thế, hãy
xem xét, gạn lọc kĩ càng, một khi đã quyết định rồi thì hãy mau đến, chân thành và mạnh dạn đừng
vờ vĩnh, ỡm ờ. Cái mân mó nhựa ra tay đó cũng là đặc trưng của quả mít, và có cả tầng nghĩa hàm
ẩn rất độc đáo mà chỉ có Hồ Xuân Hương mới nghĩ ra cách diễn tả nó như thế.
Trong quá trình khảo sát các phương thức liên kết liên tưởng trong thơ Hồ Xuân Hương,
chúng tôi đã phân tích khoảng trên mười lăm bài thơ. Kết quả khảo sát được trình bày trong bảng 3
dưới đây.
Bảng 3: Thống kê phương thức liên kết liên tưởng trong thơ Hồ Xuân Hương
Kiểu liên tưởng Số lượng Tỉ lệ
LT bao hàm 2 5,1%
LT đồng loại 8 20,5%
LT định lượng 1 2,5%
LT định chức 5 12,9%
LT định vị 3 7,7%
LT đặc trưng 12 30,8%
LT nhân quả 8 20,5%
39
Từ bảng thống kê trên đây, chúng tôi nhận thấy rằng, trong thơ Hồ Xuân Hương, phương
thức liên kết liên tưởng đặc trưng có ưu thế nhất với tần số xuất hiện là 12/39, chiếm tỉ lệ 30,8%
trên tổng số các phương thức liên kết liên tưởng; tiếp theo lần lượt là các phương thức liên kết liên
tưởng sau: liên tưởng nhân quả (8 – 20,5%), liên tưởng đồng loại (8 – 20,5%), liên tưởng định chức
(5 – 12,9%), liên tưởng định vị (3 – 7,7%), liên tưởng bao hàm (2 – 5,1%) và cuối cùng là liên
tưởng định lượng (2 – 5,1%).
Qua nghiên cứu thơ ca Hồ Xuân Hương, chúng tôi cũng nhận thấy rằng, thơ ca Hồ Xuân
Hương thật độc đáo về đề tài. Bà chọn trong thực tế cuộc sống những đề tài thích hợp và không từ
chối những sự vật bình thường, đôi khi thô thiển, nếu sự vật ấy chứa đựng một sự thật cuộc sống có
thể rung cảm được. Từ những vật nhỏ mọn như cái quạt, chiếc bánh trôi, miếng trầu đến những
phong cảnh to rộng của thiên nhiên, hay qua những cảnh ngộ đáng thương của những người phụ nữ
trong xã hội phong kiến, bà không bỏ sót cái nào. Đến cả những sự vật xem ra rất khó nói, bà vẫn
nói được một cách khéo léo tài tình. Ta cũng có thể thấy ở Hồ Xuân Hương một con người gắn bó
tha thiết với cuộc sống. Lòng yêu đời thể hiện rõ nhất qua tình yêu đối với thiên nhiên. Bà đã đón
nhận thiên nhiên bằng sự rộng mở của tất cả các giác quan, bà truyền vào thiên nhiên sức sống và
cái đa tình của chính bà. Đề rồi thiên nhiên bừng tỉnh giấc mộng vô tri triền miên của mình để sống,
để cảm xúc và nhất là để yêu. Ta lại cũng có thể thấy ở Hồ Xuân Hương một khát vọng mãnh liệt về
cuộc sống hạnh phúc, chống lại những gì ràng buộc con người, chống lại những cái giả dối hoặc trái
tự nhiên. Điều mà bà khao khát là một cuộc sống tự do, thoải mái trong đó người ta có quyền hưởng
lạc thú chính đáng ở đời. Những lạc thú đó chủ yếu dựa trên bản năng lành mạnh hồn nhiên. Bà cho
rằng việc ái ân là nhu cầu tự nhiên và là quyền của tất cả mọi người. Đọc thơ bà, ta thấy bà thường
gán ghép những hình ảnh thô tục vào những sự vật, sự việc vốn dĩ không thô tục. Gán ghép mà rất
tự nhiên, không hề thô tục. Ta có thể thấy điều này nhan nhản trong các truyện tiếu lâm, trong ca
dao tục ngữ, trong các câu đố tục giảng thanh,… Ta cũng có thể thấy điều này trong Đánh đu, Thiếu
nữ, Vịnh cái quạt,… Nữ sĩ dường như đã mượn của văn học bác học cái phần trang sức bên ngoài để
trình làng, và dồn nén bên trong đầy ắp là cái phần hồn dân gian đầy sức sống. Cách thức liên tưởng
đầy tính nghệ thuật mà cũng rất đời thường đó đã tạo nên phong cách thơ ca Hồ Xuân Hương.
Hồ Xuân Hương còn là người phụ nữ ý thức về cái tôi cá nhân rất rõ nét. Ý thức về con
người cá nhân với cốt lõi là nồng nhiệt cháy bỏng đối với sự sống. Nữ sĩ muốn vứt đi tất cả giáo
điều phong kiến và Nho giáo về người phụ nữ, đặc biệt là trong tình yêu. Ta có cảm tưởng như có
một cái gì lâu đời bị chèn ép, gò bó, ngột ngạt, nay bừng lên tràn thề; có chút gì đó hoang dã, thoải
mái, kì lạ nhưng rất quần chúng. Các phương thức liên kết liên tưởng trong thơ cũng đã góp phần
không nhỏ vào việc tô đậm thêm dấu ấn phong cách Xuân Hương. Những hình ảnh, những cách
thức liên tưởng, những thủ pháp xây dựng hình tượng không thể nhầm lẫn với một ai. Nội tâm yêu
đương đã là một hình tượng phong phú: khao khát, ước mong, thất vọng, khổ đau, chán ngán, …
nhưng vẫn tin tưởng. Ngoại cảnh lại càng độc đáo hơn. Nhìn cuộc sống thuở còn sơ nguyên, Hồ
Xuân Hương đã có những liên tưởng bất ngờ. Từ thân thể người phụ nữ đến cái riêng của nữ giới, từ
một bóng gió xa xôi đến một cách nói ỡm ờ,… Tất cả đều khỏa lấp dưới dưới những hình tượng của
sự vật bình thường hằng ngày, khỏa lấp nhưng vẫn lồ lộ, không chối cãi. Để diễn tả những liên
tưởng ấy là sự lựa chọn chính xác các chi tiết, các đặc điểm thích hợp cho cả cái ẩn và cái hiện theo
hướng bộc lộ được hợp lí và hấp dẫn nhất sức mạnh của sự sống, của tình yêu.
Có thể nói, Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt trong thơ ca Việt Nam.
2.3. Liên kết liên tưởng trong thơ Nguyễn Khuyến
2.3.1. Thơ chữ Nôm
Nhắc đến thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, chắc hẳn ta không thể không nhắc đến chùm thơ thu
của ông. Chúng tôi sẽ lần lượt phân tích các liên kết liên tưởng trong ba bài thơ này và một số bài
thơ Nôm khác.
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
(Thu vịnh)
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
(Thu điếu)
Năm gian nhà cỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe.
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt,
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.
Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy.
Độ năm ba chén đã say nhè.
(Thu ẩm)
Trong bài thơ Thu vịnh, ta thấy có phương thức liên kết liên tưởng đồng loại. Các đối tượng
được xem là có sự liên tưởng đồng loại ở đây là trời thu, cần trúc, nước biếc, song thưa, hoa, tiếng
ngỗng. Những đối tượng trên là những đối tượng có quan hệ ngang hàng nhau, chúng đều là những
cái riêng của cùng một cái chung, đó là mùa thu. Chính nhờ mối quan hệ đồng loại đó mà chúng tạo
nên sự liên kết chặt chẽ giữa các phát ngôn. Tương tự như vậy, trong hai bài thơ còn lại là Thu điếu
và Thu ẩm, ta cũng nhận thấy có phép liên tưởng đồng loại. Các chùm liên tưởng đồng loại lần lượt
trong hai bài thơ đó là ao thu, tầng mây, ngõ trúc và gian nhà, ngõ tối, lưng giậu, làn ao. Đó đều là
những cái riêng của cùng một cái chung là mùa thu.
Ngoài ra, ở bài thơ Thu điếu, chúng tôi còn nhận thấy có phép liên tưởng định vị. Đó là định
vị trong không gian ao thu. Các đối tượng được định vị trong không gian đó là chiếc thuyền câu,
sóng biếc, (người) tựa gối, cá, bèo. Trong bài Thu ẩm thì lại có liên tưởng đặc trưng của đêm thu.
Đối tượng đặc trưng cho đêm thu ở đây không thể nào khác hơn ánh trăng được.
Tiếp theo là các liên kết liên tưởng trong bài thơ Về hay ở.
Văng vẳng tai nghe tiếng chích chòe
Lặng đi kẻo động khách lòng quê.
Nước non có tớ càng vui vẻ,
Hoa nguyệt nào ai đã đắm mê?
Quyên đã gọi hè quang quác quác,
Gà rừng gáy sáng tẻ tè te.
Lại còn giục giã về hay ở?
Đôi gót phong trần vẫn khỏe khoe.
Ở đây, ta thấy rõ nhất là phép liên tưởng đồng loại. Các đối tượng có mối quan hệ ngang
hàng nhau là chích chòe, quyên, gà rừng. Kiểu liên tưởng thứ hai là liên tưởng bao hàm. Hai đối
tượng có quan hệ bao hàm là khách lòng quê và tai, đôi gót phong trần.
Ở bài thơ Than mùa hè dưới đây, kiểu liên tưởng dễ dàng xác định là liên tưởng định vị, định
vị trong thời gian tháng tư đầu mùa hạ.
Tháng tư đầu mùa hạ,
Tiết trời thực oi ả,
Tiếng dế kêu thiết tha,
Đàn mũi bay tơi tả.
Nỗi ấy ngõ cùng ai,
Cảnh này buồn cả dạ.
Biếng nhắp năm canh chầy,
Gà đã sớm giục giã.
Đồng thời, ta cũng có thể thấy liên tưởng đặc trưng. Đặc trưng của tháng tư đầu màu hạ là
tiết trời oi ả. Kiểu liên tưởng thứ ba là liên tưởng đồng loại. Các đối tượng có quan hệ ngang hàng
nhau là dế, muỗi, gà. Các đối tượng này vừa có quan hệ ngang hàng với nhau, vừa lại cùng có quan
hệ cùng định vị trong thời gian tháng tư đầu mùa hạ.
Trong bài thơ Vịnh sư, ta lại thấy hiện tượng liên tưởng phức. Nó bao gồm liên tưởng định vị,
liên tưởng đặc trưng và liên tưởng bao hàm.
Đầu trọc lốc bình vôi,
Nhảy tót lên chùa ngồi.
I a kinh một bộ,
Lóc cóc mõ ba hồi.
Cơm chẳng cần cá thịt,
Ăn rặt oản chuối xôi.
Không biết câu tình dục,
Đành chịu tiếng bồ côi.
Không gian được định vị ở đây là trong chùa. Những đối tượng kinh, mõ, oản, chuối, xôi vừa
có quan hệ ngang hàng nhau, vừa là đặc trưng, lại vừa được định vị trong không gian nhà chùa. Bên
cạnh đó, còn có liên tưởng đặc trưng gồm những dấu hiệu đầu trọc lốc bình vôi, cơm chẳng cần cá
thịt, không biết câu tình dục. Đây là những dấu hiệu đặc trưng cho các vị sư trong chùa. Mặc dù tác
giả không sử dụng từ ngữ cụ thể nào để gọi đích danh nhân vật nào trong tác phẩm, nhưng thông
qua các dấu hiệu đó, ta có thể xác định được nhân vật mà Nguyễn Khuyến đang châm biếm, đả kích
ở đây chính là vị sư trong chùa.
Bên cạnh những bài thơ cười cợt người khác, Nguyễn Khuyến cũng đã sáng tác một số bài
cười cợt mình, cười cợt tuổi già của mình. Trong số những bài thơ đó có bài Lên lão.
Ông chẳng hay ông tuổi đã già,
Năm lăm ông cũng lão đây mà.
Anh em làng xóm xin mời cả,
Xôi bánh, trâu heo cũng gọi là.
Chú Đáo bên làng lên với tớ,
Ông Từ xóm chợ lại cùng ta.
Bây giờ đến bậc ăn dưng nhỉ,
Có rượu thời ông chống gậy ra.
Trong bài thơ này, ta lại cũng bắt gặp phép liên tưởng đồng loại. Những đối tượng có quan
hệ ngang hàng nhau lần lượt là anh em làng xóm, chú Đáo, ông Từ và xôi bánh, trâu heo, rượu.
Kiểu liên tưởng thứ hai là liên tưởng đặc trưng. Kiểu liên tưởng này được thể hiện ở dòng đầu, dòng
hai và dòng cuối. Ở dòng đầu và dòng hai, có hai cụm từ gần nghĩa nhau là tuổi đã già và lão đây
mà, hai cụm từ đó để chỉ chính tác giả, tác giả tự nhận mình là đã già. Và dấu hiệu đặc trưng cho cái
đã già đó chính là chống gậy ra.
Hay như bài Tự trào cũng có liên tưởng đặc trưng và liên tưởng bao hàm.
Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang,
Chẳng gầy, chẳng béo chỉ làng nhàng,
Cờ đương dở cuộc không còn nước,
Bạc chửa thâu canh đã chạy làng.
Mở miệng nói ra gàn bát sách,
Mềm môi chén mãi tít cung thang.
Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ,
Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng.
Nhà thơ đang tự trào chính mình. Ông đã đưa ra những dấu hiệu đặc trưng để người đọc nhận
diện mình. Đó là những dấu hiệu chẳng giàu, chẳng sang, chẳng gầy, chẳng béo, cũng bia xanh,
cũng bảng vàng. Tuy nhiên, ta cũng có thể thấy được dấu hiệu đặc trưng của xã hội Việt Nam ta
thời buổi nhiễu nhương giao thời đó. Xã hội mà tác giả đã xem như cờ đang dở cuộc không còn
nước, bạc chửa thâu canh đã chạy làng. Ở đây, chúng tôi tạm thời xem mình (tác giả) trong mối
quan hệ bao hàm với môi, miệng cho nên chúng tôi cũng xem như là trong bài thơ này có cả liên
tưởng bao hàm.
Một khúc đêm khuya tiếng đã chầy,
Nửa chen mặt nước, nửa tầng mây.
Nghĩ mình vườn cũ vừa lui bước,
Ngán kẻ phương trời chẳng đứt dây.
Bẻ liễu thành Đài thôi cũng xếp,
Trồng lan ngõ tối ngát nào hay?
Từ xưa mặt ngọc ai là chẳng,
Chén rượu bên đèn luống tỉnh say.
Trên đây là bài thơ Nghe hát đêm khuya. Ta có thể thấy kiểu liên tưởng ở đây là liên tưởng
đồng loại. Các đối tượng lần lượt có quan hệ ngang hàng nhau là một khúc, chén rượu; mình vườn
cũ, kẻ phương trời; liễu thành Đài, lan ngõ tối. Với hai cặp liên tưởng mình vườn cũ, kẻ phương
trời; liễu thành Đài, lan ngõ tối, ta có thể dễ dàng thấy quan hệ ngang hàng giữa chúng, còn cặp một
khúc, chén rượu thì không dễ dàng nhận thấy như thế. Sở dĩ chúng tôi cho rằng chúng có quan hệ
ngang hàng nhau vì chúng đều cùng nhằm thỏa mãn thú vui tao nhã của thi nhân Nguyễn Khuyến
trong bối cảnh này.
Trong bài thơ Trở về vườn cũ
Vườn Bùi chốn cũ,
Bốn mươi năm lụ khụ lại về đây.
Trông ngoài sân đua nở mấy chồi cây,
Thú khâu hác lâm tuyền âu cũng thế.
Bành Trạch cầm xoang ngâm trước ghế,
Ôn Công rượu nhạt chuốc chiều xuân.
Ngọn gió đông ngoảnh lại lệ đầm khăn
Tính thương hải tang điền qua mấy lớp?
Ngươi chớ giận Lỗ Hầu chẳng gặp.
Như lơ phơ tóc trắng lại làm chi
Muốn về sao chẳng về đi?
Ta cũng có thể xác định được một số kiểu liên kết liên tưởng như sau. Trước tiên là liên
tưởng định vị, định vị ở đây là định vị trong không gian vườn Bùi chốn cũ và định vị trong thời gian
là chiều xuân. Vườn Bùi ở thôn Vị Hạ, xã Yên Đổ, nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục (Nam
Hà) quê hương của Nguyễn Khuyến. Những đối tượng được định vị trong không gian vườn Bùi
chốn cũ là mấy chồi cây, trước ghế, ngọn gió đông, (người) tóc trắng. Ngoài ra giữa ngọn gió đông
và chiều xuân còn có quan hệ đặc trưng, dấu hiệu điển hình đặc trưng cho mùa xuân là ngọn gió
đông, vì vậy nó có kiểu liên tưởng đặc trưng.
2.3.2. Thơ dịch từ thơ chữ Hán
Chúng tôi vừa khảo sát các kiểu liên kết liên tưởng trên một số bài thơ viết bằng chữ Nôm
của Nguyễn Khuyến. Phần tiếp theo, chúng tôi sẽ khảo sát các kiểu liên kết liên tưởng trên một số
bài thơ viết bằng chữ Hán. Tuy nhiên, những văn bản mà chúng tôi tiếp cận không phải là những
văn bản nguyên tác bằng chữ Hán mà là những văn bản đã được dịch.
Đầu tiên là bài thơ Yêu cây quất do Nguyễn Văn Tú dịch:
Yêu cúc cùng yêu sen,
Mỗi người ưa mỗi mặt.
Ta vốn tính yêu chung,
Đến già chỉ yêu quất.
Yêu vì cay không tê,
Yêu vì chua không gắt,
Yêu vì ngọt khác đường,
Yêu vì đắng khác mật.
Đã cho ta miếng ngon,
Lại có công dã tật.
Chẳng đua hương ngọt ngào,
Chẳng chen nơi sầm uất.
Vườn nhỏ từng sống quen,
Hơi đông khó lòng nạt.
Quân tử hẳn anh này!
Bọn thường khó đọ thật!
Kiểu liên kết liên tưởng thứ nhất là liên tưởng đồng loại. Các đối tượng có quan hệ ngang
hàng nhau là cúc, sen, quất. Kiểu liên tưởng thứ hai là liên tưởng đặc trưng. Nguyễn Khuyến đã nêu
ra các dấu hiệu điển hình đặc trưng của quất như: cay không tê, chua không gắt, ngọt khác đường,
đắng khác mật, cho ta miếng ngon, có công dã tật, chẳng đua hương ngọt ngào, chẳng chen nơi
sầm uất,…. Những dấu hiệu đó vừa là dấu hiệu đặc trưng của quất, lại vừa có thể xem là nguyên
nhân mà tác giả đã lí giải cho tình yêu của mình đối với quất. Vậy cho nên, bài thơ vừa có kiểu liên
tưởng đặc trưng, vừa có kiểu liên tưởng nhân quả. Trong các yếu tố được xem là dấu hiệu đặc trưng
của cây quất, ta thấy hai dấu hiệu cho ta miếng ngon, có công dã tật còn có thể xem như là chức
năng điển hình của quất, cho nên ta cũng có thể xác định được ở đây có kiểu liên tưởng định chức.
Ngoài ra, còn có kiểu liên tưởng định vị. Đối tượng được định vị ở đây chính là cây quất, không
gian định vị cho nó là vườn nhỏ. Cũng có ý kiến cho rằng, nhà thơ đã chơi chữ đồng âm, nói lên nỗi
lòng yêu cây quất là để bày tỏ thầm kín tình yêu đất nước mình. Tuy nhiên, điều đó lại không nằm
trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này. Như vậy, ở bài thơ Yêu cây quất, ta đã xác định được
hiện tượng liên tưởng phức với sự kết hợp của năm kiểu liên tưởng: liên tưởng đồng loại, liên tưởng
đặc trưng, liên tưởng định vị, liên tưởng nhân quả và liên tưởng định chức.
Bài thơ thứ hai dịch từ chữ Hán mà chúng tôi tìm hiểu là Mùa hè năm Nhâm Dần (1902) –
Lê Tư Thục dịch.
Hè này nóng khổ quá!
Cỏ khô, đầm cạn cả.
Lại thêm ngọn gió tây,
Vật gì chẳng tàn tạ?
Huống ta lại ốm nghèo,
Tuổi gần kề bên mả,
Giếng không phải không trong,
Uống vào mồ hôi vã.
Cơm không phải không canh,
Ăn vào nuốt chẳng đã.
Đứng lẻ cũng chơ vơ,
Cời trần e suồng sã,
Than ôi! Khổ trăm chiều!
Sao lại còn nghiệt ngã?
Kiểu liên tưởng mà ta có thể dễ dàng xác định được đó là kiểu liên tưởng đặc trưng. Nhà thơ
đang viết về mùa hè, trong đó, ông cũng đã nêu ra những dấu hiệu điển hình đặc trưng của mùa hè
như cỏ khô, đầm cạn, ngọn gió tây. Những dấu hiệu điển hình tiếp theo ốm, nghèo, tuổi gần kề bên
mả là dấu hiệu điển hình đặc trưng cho chính nhà thơ. Và ba dấu hiệu đó lại có quan hệ ngang hàng
nhau nên giữa chúng có cả kiểu liên tưởng đồng loại. Cả ba đều là dấu hiệu đặc trưng điển hình cho
tác giả và đồng thời chúng cũng lại là nguyên nhân của uống vào mồ hôi vã, ăn vào nuốt chẳng đã;
vậy nên chúng ta đã xác định được thêm một kiểu liên tưởng nữa, đó là liên tưởng nhân quả.
Bài thơ Mắng cái răng do Hoàng Tạo dịch cũng là một bài thơ đặc biệt thú vị, thú vị ở nhan
đề, đề tài và ở cả cách thiết lập các kiểu liên kết liên tưởng .
Thuở trẻ tao mày thân thiết sao!
Miếng ăn miếng uống chẳng quên nhau.
Tao nay già quện lại hay ốm,
Lỏng lẻo sao mày sắp bỏ tao.
Muốn đi sao chẳng đi cho rảnh,
Bắt tội người ta nhăn nhó đau.
Thôi cút! Không nên khua mép nữa,
Như mày bực bội, đời thiếu đâu!
Theo chúng tôi nhận thấy, bài thơ này là một chuỗi các mối quan hệ nhân quả. Yếu tố này là
nguyên nhân của kết quả kia, rồi đến lượt mình, kết quả kia lại trở thành nguyên nhân của kết quả
kế tiếp. Cụ thể, nguyên nhân đầu tiên là tao nay già quện lại hay ốm, chính nguyên nhân này dẫn
đến kết quả mày (cái răng) lỏng lẻo sắp bỏ tao; rồi đến lượt kết quả mày (cái răng) lỏng lẻo sắp bỏ
tao lại trở thành nguyên nhân của kết quả tiếp theo là bắt tội người ta nhăn nhó đau. Ta có thể diễn
giải chuỗi quan hệ nhân quả này theo một cách khác đơn giản hơn, vì già cả, đau ốm nên răng sắp
rụng, vì răng sắp rụng nên gây ra đau nhức cho người già. Nhưng suy cho cùng, một chuỗi các quan
hệ nhân quả đó lại là dấu hiệu điển hình đặc trưng cho tao nay già quện lại hay ốm. Vì vậy, trong
bài thơ này, ta thấy có hai kiểu liên kết liên tưởng, đó là liên tưởng nhân quả và liên tưởng đặc
trưng.
Có thể bài thơ Chuột đói do Dương Xuân Đàm dịch là bài thơ viết theo thể lục bát đầu tiên
mà chúng tôi tìm hiểu. Đặc điểm thơ ca châm biếm đả kích của Nguyễn Khuyến là rất sâu xa, mang
nhiều tầng nghĩa. Chúng tôi phải căn cứ vào cả nghĩa tường mình và nghĩa hàm ẩn của nó để xác
định các liên kết liên tưởng.
Bọn mi nương xó tường ta,
Bấy lâu êm ả trong nhà không sao.
Phải chi gạo kém thóc cao,
Bọn mi lục đục cắn nhau bao lần.
Bọn mi nào phải bất nhân,
Vì ta của để, của ăn không gì.
Phải đâu riêng một bọn mi,
Vợ con ta cũng nhiều khi eo xèo.
Có ăn kẻ mến người yêu,
Hết ăn tiếng ỷ tiếng eo rậm nhời.
Xóm tây qua đã gặt rồi,
Bọn mi sớm liệu mà rời sang ngay,
Để khi có chút nay mai,
May ra ta được nằm dài nằm yên.
Kiểu liên kết liên tưởng thứ nhất là liên tưởng định vị. Không gian định vị ở đây là xó tường,
đối tượng được định vị là lũ chuột đói; hành động được định vị là hành động lục đục cắn nhau bao
lần, tiếng ỷ tiếng eo rậm nhời của lũ chuột đói. Chúng tôi xác định được kiểu liên kết liên tưởng là
căn cứ vào nghĩa tường minh của bài thơ (nói về lũ chuột đói). Tuy nhiên, chủ đề tư tưởng của bài
thơ lại nằm ở tầng nghĩa hàm ẩn, lũ chuột đói chính là bọn quan lại tham nhũng vơ vét của dân
nghèo. Nói rộng ra, quan hệ định vị trong bài thơ này có thể xác định như sau. Xó tường là không
gian điển hình cho đời sống nghèo khó của nhân dân; không gian đó định vị cho bọn quan lại tham
nhũng bóc lột vơ vét trên sự nghèo khó của nhân dân; đồng thời cũng từ đó cũng nảy sinh những
hành động của bọn quan lại lục đục cắn nhau bao lần, tiếng ỷ tiếng eo rậm nhời như lũ chuột đói.
Từ đó, ta cũng có thể suy ra rằng, những hành động đó cũng là dấu hiệu đặc trưng của bọn quan lại.
Vậy nên, trong bài thơ trên có hai kiểu liên kết liên tưởng là liên tưởng định vị và liên tưởng đặc
trưng.
Trong bài thơ Mua cá do Đỗ Ngọc Toại dịch cũng có kiểu liên kết liên tưởng định vị. Định vị
ở đây là định vị trong không gian chừng hơn một mẫu ao, đối tượng được định vị là cá không thả
vẫn dồi dào.
Ngoài cửa chừng hơn một mẫu ao,
Cá không phải thả vẫn dồi dào,
Người giàu làm chủ lời hàng vạn,
Nhà khó mua về kiếm được bao?
Gạo đắt đã khôn xoay đủ bữa,
Nước sâu thêm lại gặp mưa rào.
Giàu nghèo ai biết không do số,
Đừng oán hờn chi, gắng sức vào.
Kiểu liên kết liên tưởng thứ hai là liên tưởng đồng loại. Hai đối tượng người giàu và nhà khó
có thể được xem là có quan hệ ngang hàng nhau, cùng để chỉ những lớp người trong xã hội. Chúng
đều là những cái riêng của cái chung là giàu nghèo ai biết không do số. Chúng tôi cũng nhận thấy
trong bài thơ này còn có mối quan hệ nhân quả ở hai câu cuối. Vì giàu nghèo ai biết không do số
(nguyên nhân), nên dẫn đến kết quả mà tác giả muốn gửi gắm là đừng oán hờn chi, gắng sức vào.
Bài thơ là lời động viên chân thành của tác giả gửi đến những người chưa gặp may mắn, chưa trở
nên giàu có thì cũng đừng nên nản lòng hay oán trách mà phải cố gắng vượt lên trên hoàn cảnh,
khắc phục khó khăn. Từ một chuyện tưởng chừng như đơn giản là mua cá nhưng tác giả đã khái
quát lên thành một vấn đề mang giá trị nhân văn rất cao đẹp.
Tiếp theo lại là một bài thơ có nhan đề rất đơn giản, gần gũi và quen thuộc với bất cứ người
Việt Nam nào xuất thân từ đồng ruộng. Đó là bài thơ Xem gặt do Đỗ Ngọc Toại dịch.
Ngày hạ chang chang nắng kéo dài,
Nhà nho mùa đến việc bời bời.
Đã e có thóc, nhà thêm nóng,
Lại sợ không lương, bụng đói hoài.
Tiếc củi, rơm thường vơ tận gốc,
Dọn kho, tường thấp chỉ ngang vai.
Việc đời nếu cứ mong mà được,
Thì thóc đầy nhà, gió khắp nơi.
Kiểu liên kết liên tưởng thứ nhất là liên tưởng định vị, định vị trong thời gian ngày hạ. Đối
tượng được định vị trong thời gian đó là nhà nho; các sự vật được định vị là thóc, lương; các hành
động được định vị trong thời gian đó là những công việc đồng áng của ngày mùa vơ rơm, dọn kho.
Kiểu liên kết liên tưởng thứ hai là liên tưởng đặc trưng. Dấu hiệu điển hình đặc trưng cho mùa hạ là
nóng, gió. Như vậy, bài thơ này có hai kiểu liên kết liên tưởng. Đó là liên tưởng định vị trong thời
gian (đối tượng được định vị là sự vật và hành động) và liên tưởng đặc trưng.
Ba chục năm trời cảnh vắng ta,
Hồ Gươm dấu cũ đã phai nhòa.
Tranh tre khắp chốn thành lầu gác,
Kèn súng thâu đêm, bặt trúc tơ.
Chiếc én tìm về quên lối cũ,
Đàn cò tối đậu lẫn sương mờ.
Năm trăm năm cũ nơi văn vật,
Còn sót hòn non một nắm tơ.
Ta có thể thấy trong bài thơ Hồ Hoàn Kiếm (Lê Tư Thục, Nguyễn Văn Tú dịch) các phép
liên kết liên tưởng định vị (cả trong không gian và thời gian), liên tưởng đồng loại. Không gian
được định vị ở đây là Hồ Gươm. Trong không gian ấy tồn tại các sự vật tranh tre, kèn súng, chiếc
én, đàn cò. Những sự vật này có quan hệ ngang hàng nhau, không thể xác định được sự vật nào bao
hàm các sự vật khác. Vì thế, giữa chúng có sự liên kết liên tưởng theo kiểu đồng loại.
Nếu không gian được định vị trong bài thơ này là Hồ Gươm, thì thời gian được định vị ở đây
là năm trăm năm cũ. Sự vật tồn tại, hay nói khác hơn là còn sót trong suốt quãng thời gian đó là hòn
non một nắm tơ. Căn cứ trên câu chữ của bài thơ thì ta thấy sự vật đó còn tồn tại, tuy nhiên, có thể
trong thực tế thì lại khác. Rất có thể nó chỉ tồn tại trong cái nhìn của một nỗi lòng mang nặng niềm
hoài cổ của thi nhân, một nhà thơ ưu thời mẫn thế.
Chúng ta đã xác định được phép liên kết liên tưởng đồng loại và phép liên kết liên tưởng
định vị. Và chúng không phải là hai kiểu liên kết riêng biệt nhau mà tạo thành hiện tượng liên kết
phức. Ta cũng có thể thấy được điều này trong bài thơ Đêm ba mươi Tết (Đỗ Ngọc Toại dịch).
Hết đêm nay là hết năm,
Đã thành ông lão năm nhăm tuổi đầu.
Mấy chòm tóc đã bạc phau.
Lại thêm đôi mắt đỏ ngầu bấy nay.
Tìm xuân, mai sẽ thấy ngay,
Lo nghèo chỉ có đêm này tạm nguôi.
Trước đèn nâng chén rốn ngồi,
Một câu thơ vịnh kéo đôi năm liền.
Theo chúng tôi, giữa câu thơ đầu tiên và câu thơ thứ hai có mối quan hệ nhân quả, phương
thức liên kết giữa chúng là liên kết liên tưởng nhân quả. Từ nguyên nhân hết năm mới dẫn đến kết
quả thành ông lão năm nhăm tuổi. Để rồi từ đó, mạch cảm xúc của bài thơ lại được tiếp diễn thông
qua những dấu hiệu đặc trưng của một ông lão. Những dấu hiệu đó bao gồm chòm tóc đã bạc phau,
đôi mắt đỏ ngầu. Đây cũng có thể được xem như bức chân dung tự họa của chính tác giả vậy. Bên
cạnh những dấu hiệu bề nổi, dễ nhận thấy ở trên, người già còn có những dấu hiệu đặc trưng khác
thuộc về đời sống nội tâm. Họ có những tâm tư, suy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVNNH027.pdf