Luận văn Liên văn bản trong các phim hậu hiện đại của wes anderson

MỞ ĐẦU .5

Chương 1: LIÊN VĂN BẢN TRONG VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH HẬU HIỆN

ĐẠI .11

1.1. Tổng quan về điện ảnh hậu hiện đại 12

1.2. Từ liên văn bản trong văn học hậu hiện đại tới liên văn bản trong điện ảnh hậu hiện đại

1.2.1. Khái niệm liên văn bản trong l{ thuyết văn học hậu hiện đại

1.2.2. Liên văn bản trong điện ảnh hậu hiện đại.

1.3. Siêu truyện và siêu hư cấutrong điện ảnh hậu hiện đại

1.3.1. Siêu truyện và siêu hư cấu.

1.3.2. Bóp méo thời gian và thuyết trò chơi.

1.4. “Ngụy tạo” và “ngoại biên” trong văn học và điện ảnh hậu hiện đại

1.4.1. Khái niệm ngụy tạo .

1.4.2. Khái niệm ngoại biên .

1.5. Phim của Wes Anderson và điện ảnh hậu hiện đại Âu-Mỹ

1.5.1. Wes Anderson và phim tác giả trong điện ảnh Mỹ

1.5.2. Wes Anderson và trào lưu Làn sóng mới trong điện ảnh Pháp - ảnh hưởng từ

Jean – Luc Godard.

TIỂU KẾT

Chương 2: CÁC HÌNH THỨC LIÊN VĂN BẢN TRONG PHIM CỦA WES

ANDERSON .

2.1. Chuyển thể điện ảnh

pdf24 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Liên văn bản trong các phim hậu hiện đại của wes anderson, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính trị, văn học, nghệ thuật, kiến trúc... Khái niệm “hậu hiện đại” (HHĐ) xuất hiện ở Việt Nam gần hai thập niên cùng với việc giới thiệu những công trình, bài viết của các học giả nước ngoài về vấn đề này. Trước hết nó được quan tâm rộng rãi trong giới nghiên cứu, phê bình văn học, bởi đáp ứng việc nhận diện những khuynh hướng văn học tiêu biểu của thế giới và giúp l{ giải những gì đang diễn ra trong đời sống văn học trong nước sau khi chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, với tư cách một phương pháp sáng tác duy nhất, đã lùi vào dĩ vãng. Chủ nghĩa HHĐ được giới thiệu tương đối bài bản lần đầu tiên ở công trình dịch từ tiếng Nga năm 2003 Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học của Tây Âu và Hoa Kz thế kỷ XX [34+ do nhóm các dịch giả Viện văn học và Lại Nguyên Ân thực hiện. Trong cuốn sách, các khái niệm nằm trong hệ thống l{ thuyết của HHĐđược các tác giả Nga trình bày sáng rõ theo kiểu các mục từ của từ điển, cho phép hiểu một cách khái quát về bức tranh l{ thuyếtHHĐ. Điều đáng lưu { là các tác giả Nga đã cung cấp một danh mục khá kĩ lưỡng các công trình bài viết quan trọng của các l{ luận gia HHĐ hàng đầu bằng nguyên bản tiếng Anh, hoặc tiếng Pháp, cho phép người sử 7 dụng dễ dàng tìm tới tài liệu gốc. Tiếp theo công trình này, Trung tâm Văn hóa – Ngôn ngữ Đông Tây cho ra hai tập sách về văn học HHĐ (tập I: Văn học hậu hiện đại thế giới – Những vấn đề l{ thuyết; tập II: Văn học hậu hiện đại thế giới – tác phẩm) [5]. Sau khi những công trình trên ra đời, trong giới nghiên cứu, l{ luận văn học Việt Nam dường như trải qua “cơn sốt HHĐ”, xuất hiện những công trình dịch từ tài liệu gốc, trước hết cần kể đến là cuốn Hoàn cảnh hậu hiện đại của Jean-Francois Lyotard do Ngân Xuyên dịch năm 2007 *44+. Tuy rất khó đọc, song cuốn sách vẫn cho độc giả thấy được những điều kiện văn hóa, xã hội của sự ra đời chủ nghĩa HHĐ như một tâm thế thời hiện đại. Sau khi làm quen với những công trình dịch về chủ nghĩa HHĐ, nắm được nền tảng l{ thuyết của nó, các nhà l{ luận, phê bình văn học Việt Nam bắt đầu cho ra đời những công trình, bài viết về khuynh hướng văn học này. Từ những chùm bài về chủ nghĩa HHĐ trong văn học thế giới xuất hiện trên tạp chí Nghiên cứu văn họctrong hai năm, 2004 và 2005, tới những cuộc hội thảo, công trình, bài viết như của Phương Lựu, Lê Huy Bắc, Trương Đăng Dung và những người khác về vấn đề này vào những năm tiếp theo. Trên cơ sở những công trình nghiên cứu về văn học HHĐ trong và ngoài nước, hàng loạt những luận văn, luận án áp dụng l{ thuyết HHĐ để khảo sát sáng tác đương đại của văn học Việt Nam và văn học nước ngoài. Có thể gọi thập niên vừa qua là “thập niên HHĐ” trong nghiên cứu, phê bình văn học ở Việt Nam. 2.2. Nếu trong lĩnh vực văn học chủ nghĩa HHĐ được nghiên cứu một cách rộng rãi và sôi nổi, đạt được thành tựu cả về số lượng lẫn chất lượng, thì ở lĩnh vực l{ luận, phê bình điện ảnh trong nước, đây còn là miếng đất trống. Mới chỉ xuất hiện lẻ tẻ một số bài viết, luận văn, luận án, chủ yếu liên quan tới vấn đề chuyển thể điện ảnh từ góc độ liên văn bản. Chẳng hạn những luận án tiến sĩ mới bảo vệ gần đây nhưHiện tượng chuyển thể từ văn học sang điện ảnh ở Việt Nam (Nghiên cứu liên văn bản)(2014) của Lê Thị Dương *27+ hay L{ thuyết cải biên học: từ tác phẩm văn học đến tác phẩm điện ảnh - 8 trường hợp Kurosawa Akira của Đào Lê Na bảo vệ năm 2015 *48+. Trong những công trình này các tác giảcũng sử dụng khái niệm “liên văn bản”, song khái niệm này không liên quan tới điện ảnh hậu hiện đại, mà chỉ là một cách tiếp cận những bộ phim được chuyển thể từ các tác phẩm văn học. Ngoài ra, có khá nhiều luận văn thạc sĩ viết về đề tài chuyển thể điện ảnh từ sáng tác văn học cũng có nhắc tới liên văn bản như một khái niệm “phái sinh” mang tính chất “công cụ”. Nhìn chung, khái niệm “liên văn bản” do nhà giải cấu trúc-hậu hiện đại Julia Kristeva đưa ra được các nhà hậu hiện đại khác bổ sung, trở thành một thứ l{ thuyết hoàn chỉnh của chủ nghĩa HHĐ, đã được vận dụng một cách “ồ ạt” như một thủ pháp nghệ thuật trong các công trình, bài viết, luận văn, luận án trong nước, không phân biệt đối tượng nghiên cứu (tác phẩm văn học hay điện ảnh) thuộc trào lưu, khuynh hướng sáng tác nào. Trong luận văn của mình chúng tôi đề cập tới liên văn bản như một phạm trù then chốt của hệ thống l{ luận HHĐ và dùng nó để phân tích những bộ phim sáng tạo theo khuynh hướng HHĐ của W. Anderson. 2.3. Tuy không ít phim HHĐ của các nước, trong đó có Mỹ, được trình chiếu, song vấn đề điện ảnh HHĐ đang còn được nghiên cứu rất ít ở Việt Nam. Việc giới thiệu phim của W. Anderson ở Việt Nam cũng chưa đầy đủ, mới chỉ có hai bộ phim của ông được công chiếu, đó là Fantastic Mr. Fox và The Grand Budapest Hotel, nên tên tuổi của ông hầu như ít người biết tới và đương nhiên cũng chưa có công trình, bài viết nghiên cứu nào bàn tới phim của ông, ngoại trừ một số ít bài phê bình ngắn đăng tải trên các trang mạng thông tin giải trí như “The Grand Budapest Hotel”: Thế giới cũ trong đôi mắt mới *1+ được thực hiện bởi Hoài Anh, phóng viên Tạp chí Đẹp, trong đó có điểm sơ qua về mối quan hệ văn học – điện ảnh giữa phim với tác phẩm Thế giới của ngày hôm qua của Stefan Zweig; bài ‘The Grand Budapest Hotel - bữa tiệc điện ảnh rực màu sắc của Sơn Phước đăng trên chuyên mục Review phim tại diễn đàn vnexpress vào năm 2014 *55+, trong đó tác giả phân tích một cách sơ lược thủ pháp “truyện trong truyện” được đạo diễn W. Anderson sử dụng trong phim. 9 Ở nước ngoài, bên cạnhcác bài viếtphân tích, đánh giá phim của W. Anderson đăng trên các tạp chí phê bình điện ảnh và các trang web chuyên về nghệ thuật điện ảnh, xuất hiện một chuyên luận về phương pháp, kỹ thuật làm phim của W. Anderson, mang tên TheWes Anderson Collection. Công trình nghiên cứu này được thực hiện bởinhà phê bình phim người MỹMatt Zoller Seitztừ năm 2013cho đến 2015 *96+. Nhìn chung, các công trình, bài viết kể trên đều chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng phim để mở rộng thêm sự hiểu biết của độc giả về phong cách nghệ thuật của W. Anderson, chứ chưa đi vào nghiên cứu các bộ phim của ông một cách cụ thể dưới góc độ liên văn bản của điện ảnh HHĐ. Tuy nhiên, đây là những tư liệu cần thiết giúp đánh giá mức độ nghiên cứu điện ảnh hậu hiện đại nói chung, những tác phẩm của nhà đạo diễn độc lập Mỹ W. Anderson, nói riêng, để từ đó luận văn xác định cho mình hướng nghiên cứu mới. Trong quá trình thực hiện đề tài, luận văn vận dụng những khái niệm của chủ nghĩa HHĐ trong văn học đã được nghiên cứu và được giới thiệu tương đối toàn diện ở Việt Nam, để làm nền tảng l{ luận và phương pháp luận cho việc khảo sát những đặc điểm của HHĐ và liên văn bản trong những tác phẩm điện ảnh của W. Anderson, nhấn mạnh tinh thần khắc phục HHĐ bằng chính nó của nhà đạo diễn tài ba này. Bên cạnh đó, luận văn cố gắng phân tích những thủ pháp, kỹ xảo điện ảnh độc đáo trong các phim của W. Anderson, nhấn mạnh đặc trưng ngôn ngữ điện ảnh của nhà đạo diễn nhằm chuyển tải hữu hiệu những thông điệp nghệ thuật của mình. Thông qua việc khảo sát và phân tích phim HHĐ của W. Anderson, luận văn bước đầu giới thiệu về một đại diện nhiều tiềm năng của điện ảnh độc lập Mỹ, cũng như kiểu phim tác giả là hai hiện tượng khá tiêu biểu, đối lập đồng thời bổ sung cho điện ảnh Hollywood, làm nên sự đa dạng phong phú của điện ảnh Mỹ hiện nay. 10 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những bộ phim HHĐ của W. Anderson dưới góc nhìn liên văn bản để thấy được phong cách nghệ thuật độc đáo cùng những khám phá sáng tạo của nhà đạo diễn. - Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn ở ba vấn đề chính của liên văn bản, thể hiện ở: 1)Chuyển thể tự do các tác phẩm văn học và phi văn học; 2) Liên văn bản như sự dung nạp các thể loại khác nhau, sự “trích dẫn” những bộ phim của các đạo diễn khác v.v trong việc xử lí đề tài và giễu nhại thể loại trong phim W. Anderson 3) Liên văn bản trong cấu trúc trần thuật của phim HHĐ W. Anderson. - Nguồn tư liệu: 1/ Các bộ phim của W. Anderson: TheRoyal Tenenbaums (Đại gia đình Tenenbaum), The Life Aquatic with Steve Zissou (Cuộc đời đại dương của Steve Zissou(*) ); Moonrise Kingdom (Vương quốc ánh trăng); Fantastic Mr. Fox (Ngài Fox huyền thoại); The Grand Budapest Hotel (Đại khách sạn Budapest). 2/ Các công trình, bài viết của các tác giả Việt Nam và nước ngoài về chủ nghĩa HHĐ, về liên văn bản, như một khái niệm HHĐ đặc trưng trong văn học và điện ảnh (tiếng Việt và tiếng Anh). 3/ Các bộ phim và tác phẩm văn học liên quan tới đề tài luận văn (tiếng Việt và tiếng Anh). 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được những mục đích khoa học của mình, trong quá trình triển khai, luận văn vận dụng l{ thuyết liên văn bản và các khái niệm liên quan với nó trong hệ thống l{ luận của chủ nghĩa HHĐ (cảm quan hậu hiện đại, siêu truyện, ngụy tạo, giễu (*) Ở Việt Nam dịch là Cá mập đốm huyền thoại. Trong văn bản đôi chỗ chúng tôi viết tắtlà The Life Aquatic 11 nhại, ngoại biên); điểm qua thuyết “phản anh hùng” trong văn học và điện ảnh Âu-Mỹ, lấy đó làm cơ sở để phân tích các kiểu nhân vật chính trong phim của W. Anderson. Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng l{ thuyết chuyển thể điện ảnh (hay còn gọi là l{ thuyết cải biên) để phân tích một trong những hình thức liên văn bản đặc trưng trong dòng phim HHĐ của W. Anderson; sử dụng l{ thuyết trần thuật để làm nổi bật tính đặc sắc của lối kể chuyện bằng khung hình trong phim của đạo diễn. Nghiên cứu liên văn bản của phim không thể thiếu phương pháp so sánh đối chiếu “văn bản chính” (ở đây là phim của W. Anderson) với các văn bản khác (nghệ thuật và phi nghệ thuật) để thấy được sự “tích hợp văn hóa” trong sáng tác của đạo diễn, cũng như tinh thần giễu nhại những luận điểm cùng các thủ pháp của văn học, điện ảnh HHĐ mà bản thân đạo diễn sử dụng trong sáng tác của mình. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục, Nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Liên văn bản trong văn học và điện ảnh hậu hiện đại Chương 2: Các hình thức liên văn bản trong phim của Wes Anderson Chương 3: Liên văn bản trong nghệ thuật trần thuật của Wes Anderson Chương 1:LIÊN VĂN BẢN TRONG VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH HẬU HIỆN ĐẠI Nghiên cứu tác giả văn chương hay đạo diễn điện ảnh, không thể không đặt sáng tác của họ vào một trào lưu, trường phái nghệ thuật cụ thể, để từ đó thấy được tính chất sáng tác, vị trí, vai trò cũng như phong cách độc đáo của họ trong bối cảnh nghệ thuật chung. Xác định một số phim tiêu biểu của W. Andersonthuộc khuynh hướng điện ảnh hậu hiện đại, trước hết cần hiểu bản chất của chủ nghĩa hậu hiện đại, các khái niệm 12 quan trọng trong hệ thống l{ luận của nó và sự thể hiện của chúng trong thực tiễn điện ảnh liên quan tới khuynh hướng sáng tác của của đạo diễn, lấy đó làm nền tảng l{ thuyết để khảo sát các phim của ông, qua đó thấy được những tìm kiếm, sáng tạo của nhà đạo diễn tài năng này. 1.1. Tổng quan về điện ảnh hậu hiện đại Cũng như ở lĩnh vực văn học, chủ nghĩa HHĐ trong điện ảnh xuất hiện sau thời kz hiện đại chủ nghĩa của nó, phát triển rầm rộ vào những năm 1980 - 1990 dưới tác động của văn chương HHĐ đang trong thời kz nở rộ và trào lưu Làn sóng mới trong điện ảnh Pháp có ảnh hưởng tới điện ảnh thế giới suốt hai thập niên trước đó. Xuất phát từ sự tương tác mật thiết giữa văn học và điện ảnh, khuynh hướng HHĐ trong văn học nhanh chóng chiếm lĩnh lĩnh vực điện ảnh và tìm thấy ở đây một miếng đất thích hợp, l{ tưởng cho sự phô diễn cảm quan đặc biệt của mình về thế giới, con người, chứng minh cho tập hợp l{ thuyết xoay xung quanh nền tảng cảm quan đó. Cảm quan HHĐ (postmodern sensibility) là một kiểu cảm nhận thế giới đặc biệt, là sự phản ánh tâm thức (mentality) thời HHĐ. Khái niệm này do các nhà hậu cấu trúc đưa ra, được bàn luận sôi nổi trong giới các nhà triết học và văn hóa học phương Tây từ giữa những năm 1980, thể hiện cảm giác về thế giới như một sự hỗn độn (chaos), nơi không còn bất kz tiêu chuẩn giá trị và định hướng { nghĩa nào. Còn J.F. Lyotard trong cuốn Hoàn cảnhhậu hiện đại *44+ thì khẳng định một cách ngắn gọn: Hậu hiện đại, xét cho cùng, là sự không tin vào những đại tự sự. Ở đây, “đại tự sự” – khái niệm mang tính ẩn dụ chỉ hệ thống giá trị xác định mà chủ nghĩa tư bản lấy đó làm cơ sở cho những thiết chế tư tưởng, đạo đức, xã hội (lịch sử, nhà nước, tôn giáo v.v..). Một tác nhân nữa thúc đẩy sự ra đời của khuynh hướng HHĐ trong điện ảnh, đó chính là sự ráo riết tìm tòi những phương cách, hình thức mới đáp ứng thị hiếu ngày càng phát triển đa dạng của khán giả bắt đầu trở nên thờ ơ đối với những phim của các hãng lớn trongHollywood vốn thiên về lợi nhuận, không dám phá vỡ những khuôn mẫu 13 đã được thừa nhận của mình. Cuối những năm 1960, số rạp chiếu ở Mỹ giảm tới mức đáng báo động. Sự thất bại trong doanh thu của các phim bom tấn với chi phí hết sức tốn kém như Cleopatra (1963) và Hello Dolly! (1969)(chỉ riêng khâu phục trang cho hai diễn viên nữ chính ở cả hai phim lên tới mức 16.000 USD và 100.000 USD), đã gây nên sự lo ngại trong hãng phim. Các hãng phim lớn lần lượt có nguy cơ phá sản, bởi đã không tìm được cách thức để đến với thế hệ các khán giả trẻ tuổi. Phim nước ngoài, đặc biệt là những phim của châu Âu và Nhật Bản đã giành được lượng lớn khán giả đầy tiềm năng này. Những khía cạnh mới mẻ của cuộc sống, tâm l{ con người, những vấn đề chính trị xã hội bức thiết và những kiểu kết cấu trần thuật mới lạ của những phim này đã thu hút thế hệ các khán giả trẻ tuổi, năng động. Cùng thời gian, trường phái Làn sóng mới của điện ảnh Pháp đã ảnh hưởng tới hầu hết các nền điện ảnh trên thế giới, thúc đẩy sự ra đời và phát triển điện ảnh độc lập Mỹ. Tuy nhiên, cũng như những phim nước ngoài, phim độc lập Mỹ phải mang gánh nặng mã sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, lối làm phim cổ điển lại hết sức tốn kém, thường chỉ các hãng phim lớn mới có thể cáng đáng nổi. Để giải quyết bài toán nan giải và đáp ứng lợi ích của các bên, các hãng phim lớn đã thuê nhiều nhà làm phim độc lập trẻ tuổi, cho phép họ làm những phim của mình với sự tham gia không đáng kể của hãng trong quá trình thực hiện. Sự hợp tác thành công giữa hãng Warner Brothers với đạo diễn độc lập Warren Beatty (ông này được chia 40% lợi nhuận) với phimBonnie và Clyde mở ra một con đường mới cho các hãng phim, theo đó không còn sự kiểm soát toàn diện và ngặt nghèo các thế hệ thuộc trường phái điện ảnh. Bắt đầu cái gọi là “Hollywood mới”, trong đó có sự kết hợp đa dạng, theo “vụ việc”, hợp đồng liên kết thỏa thuận giữa ba bộ phận: các hãng phim lớn, phim độc lập và phim tác giả. Tuy nhiên, sự hợp tác này không phát triển tới mức tạo ra một Hollywood duy nhất: các bộ phận của điện ảnh nêu trên vẫn mang tính độc lập của mình với những chiến lược nghệ thuật, đầu tư kinh doanh theo các cách khác nhau, tìm con đường phát triển cho riêng mình, tạo nên bức 14 tranh điện ảnh hết sức đa dạng, trong đó mọi trường phái, chủ nghĩa kết hợp, dẫn dựa vào nhau đưa đến một quan niệm hết sức mới mẻ về điện ảnh hiện đại. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật quay, dựng phim đặc biệt của kỹ thuật số, chi phí cho mỗi phim không còn quá đắt đỏ như trước đây, đồng thời mở ra một không gian nghệ thuật hết sức rộng lớn. Chính điều này tạo điều kiện cho điện ảnh Hollywood, trong đó có lĩnh vực phim độc lập Mỹ và phim tác giả càng ngày càng phát triển và chiếm ưu thế bởi những giải thưởng lớn ở các liên hoan phim của Mỹ và thế giới. Với khuynh hướng luôn tìm kiếm cái mới, đặc biệt là trong lĩnh vực làm phim độc lập, điện ảnh Mỹ đã nhanh chóng hòa nhập vào làn sóng HHĐ từ lĩnh vực văn chương chuyển sang. Điện ảnh HHĐ được nhìn nhận như một công cuộc tiên phong đầy sáng tạo của các nhà làm phim, phản ánh và góp phần định hình quá trình hội tụ mang tính lịch sử văn hóa, công nghệ truyền thông và xã hội tiêu dùng. Sự đi lên của dòng phim HHĐ tương ứng với thời kz hậu Ford, toàn cầu hóa sự phát triển chủ nghĩa tư bản vốn bắt nguồn từ sự phân hóa cổ điển, phân tầng xã hội, hỗn loạn, khủng hoảng kinh tế và chính trị. Phản ứng lại truyền thống văn hóa cổ điển tập trung ở việc giác ngộ, đặt niềm tin vào sự tiến bộ mang tính lịch sử, có cái nhìn tuyến tính về thế giới như một dòng chảy liên tục, dòng phim HHĐ có cái nhìn tăm tối trước sự phân hóa khủng khiếp điều kiện sống, bạo lực khủng bố và chiến tranh đe dọa loài người. Thế giới trong những phim loại này thường mang tính hỗn độn, rời rạc, một thế giới “phi anh hùng”, khó nhận biết và khó đoán định tương lai. Điện ảnh HHĐ góp phần tái hiện những trạng thái phổ biến như cảm giác lo lắng, không chắc chắn, nỗi sợ hãi và sự thô tục, phản chiếu bức tranh tổng thể chung về xã hội. Dòng phim này được nuôi dưỡng bởi tài năng của đội ngũ các đạo diễn gạo cội như Woody Allen, Oliver Stone, Robert Altman, Quentin Tarantino,John Waters, Mike Figgis và hai anh em Joel,Ethan Coen Trong phim của họ, vấn đề dường như không phải là thông tin truyền tải, mà chính cách thức xây dựng hình ảnh, thiết lập khung kịch 15 bản cho câu chuyện phim mới thực sự quan trọng. Bản chất HHĐ của dòng phim này nằm ở sự tổng hợp chức năng của cấu trúc tự sự, ở sự kết hợp hay làm biến đổi các thể loại phim thông thường, kịch bản phim hay cấu trúc kể một chuỗi các câu chuyện liên tục bị vỡ vụn thành các mảnh trong không gian và thời gian. Kiểu nhân vật chính diện điển hình của phim hiện thực bị loại bỏ, thay vào đó là những nhân vật “phi anh hùng”, những con người đời thường đủ mặt xấu tốt và kiểu nhân vật “ngoại biên”, bất bình thường, khùng điên hoặc mắc chứng tâm thần phân liệt... Bên cạnh đó, nếu như sự ra đời của truyền hình vào thập niên 50 trở thành một sự kiện có tác động lớn đến hệ thống làm phim điện ảnh của Hollywood và thế giới nói chung, thì những phát minh kỹ thuật mang tính toàn cầu như máy tính, Internet, công nghệ thực tế ảo đã gần như tái cấu trúc lại hệ thống sáng tác của trào lưu nghệ thuật thứ bảy này. Kể từ thời điểm bùng nổ kỹ thuật số vào giữa thập niên 90, quá trình sản xuất phim ảnh cũng được cải tiến đáng kể, điển hình là phương pháp dựng phi tuyến trong khâu hậu kz. Kỹ thuật này cho phép các nhà làm phim có thể chỉnh sửa trực tiếp các tác phẩm của họ trên máy tính; từ việc sắp xếp lại các tuyến hình ảnh trong phim cho đến ứng dụng đồ họa, chẳng hạn như phong cách thiết kế retro - điển hình cho văn hóa thị giác trong suốt những thập niên HHĐ – chủ yếu làm nổi bật yếu tố thẩm mỹ của phim. Văn hóa thị giác HHĐ dựa trên sự trang trí thái quá và do vậy tất cả dường như bị phơi bày ra, lộ rõ những công cụ của hình khối và màu sắc. Khuynh hướng này ảnh hưởng rất rõ trong các phim mang màu sắc HHĐ thể hiện ở sự kiến tạo các cách thức khác nhau của đồ họa khối, kiến trúc tối giản và bài trí nhà cửa, đạo cụ. Chủ nghĩa HHĐ đưa cuộc sống trở lại văn hóa và nghệ thuật thị giác, lấy cảm hứng từ khối tổng thể để đưa ra nhiều hình thức tác động thị giác khác nhau, tác động rõ rệt vào phong cách làm phim của các nhà đạo diễn đương đại, hình thành nên các kỹ thuật đặc trưng trong liên văn bản của điện ảnh. Nếu văn học HHĐ được xác định như sự kết nối giữa văn học hiện đại chủ nghĩa (mang tính tinh tuyển) với văn hóa đại chúng, đặc trưng của thời đại truyền thông 16 nghe nhìn mang tính “hàng nhái” phục vụ chức năng giải trí của đám đông, thì điện ảnh HHĐ thường hướng tới cái gọi là điện ảnh lai ghép (hybrid cinema), thể hiện ở sự kết hợp thành tựu của dòng phim hiện đại chủ nghĩa và các hình thức nghệ thuật phổ biến của văn hóa đại chúng, đồng thời phá vỡ tính đặc thù trong một loạt các hình thức khác nhau của truyền thông như điện ảnh, truyền hình, phim video và thậm chí là TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoài Anh (2014), The Grand Budapest Hotel: Thế giới cũ trong đôi mắt mới, moi/c/13586038.epi,17/4/2014. 2. Đào Tuấn Ảnh (2005), Quan niệm thực tại và con người trong văn học hậu hiện đại, Nghiên cứu văn học, (số 8), tr. 43-59. 3. Đào Tuấn Ảnh (2007), Những yếu tố hậu hiện đại trong văn xuôi Việt qua so sánh với văn xuôi Nga, Nghiên cứu văn học, (số 12), tr. 39-57. 4. Paul Auster (2007) Trần trụi với văn chương (Trịnh Lữ dịch), Nxb Phụ nữ và Nxb Phương Nam, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. 5. Lại Nguyên Ân và... (biên soạn) (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới – những vấn đề l{ thuyết, Tập I; Văn học hậu hiện đại thế giới – sáng tác, Tập II, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 6. Mikhail Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki (Trần Đình Sử và... dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 7. Mikhail Bakhtin (2003), L{ luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch), tái bản lần 2, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 8. Roland Barthes (2008), Cái chết của tác giả (Phan Luân dịch), Nghiên cứu Văn học, (số 2), tr. 93-99. 9. Lê Huy Bắc (2012), Văn học hậu hiện đại – l{ thuyết và tiếp nhận, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. 17 10. Lê Huy Bắc (2013), L{ thuyết phê bình hậu hiện đại như một siêu ngữ, Nghiên cứu Văn học, (số 4), tr.17-35. 11. Lê Huy Bắc (chủ biên) (2013), Phê bình văn học hậu hiện đại Việt Nam, Nxb Tri thức, Hà Nội. 12. David Bordwell, Kristin Thompson (2007), Lịch sử điện ảnh thế giới (nhiều người dịch), Tập I, II, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 13. David Bordwell, Kristin Thompson (2008), Nghệ thuật điện ảnh, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 14. Philippe Breton (1996), Bùng nổ truyền thông – sự ra đời một { thức hệ mới (Vũ Đình Phòng dịch), Nxb Văn hóa, Hà Nội. 15. Warren Buckland (2011), Nghiên cứu phim (Phạm Ninh Giang dịch, Phạm Xuân Thạch hiệu đính), Nxb Tri thức, Hà Nội. 16. Bành Châu (1977), Kịch học điện ảnh, Tài liệu lưu trữ của Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh. 17. Nhật Chiêu (2012), Đêm đông có người lữ khách và siêu tiểu thuyết hậu hiện đại, ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=3512%3 Aqnu-mt-em-ong-co-ngi-l-khachq-va-sieu-tiu-thuyt-ca-ch-ngha-hu-hin- i&catid=120%3Alun-vn-ca-ncs-hvch-a-sv&Itemid=186&lang=vi, 27/ 9/2012. 18. Antoine Compagnon (2006), Bản mệnh l{ thuyết – văn chương và cảm nghĩ thông thường (Lê Hồng Sâm và... dịch), Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội 19. Timothy Corrigan (2010), Hướng dẫn viết về phim (Đặng Nam Thắng dịch, Phạm Xuân Thạch hiệu đính), Nxb Tri thức, Hà Nội. 20. Timothy Corrigan (2013), Điện ảnh và văn học (Nguyễn Thu Hà, Trần Phương Hoàng, Huyền Vũ, Trần Lê Minh chuyển ngữ; Minh Lê hiệu đính), Nxb Thế giới, Hà Nội. 18 21. Diễm Cơ (2004), Hậu hiện đại, Nghiên cứu văn học, (số 8), tr.89-108; (số 9), tr.75- 84. 22. Roald Dahl (1970), Bác Fox tuyệt vời(Đỗ Văn Tâm dịch), Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 23. Nguyễn Văn Dân (2002), Văn học phi lí, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 24. Nguyễn Văn Dân (2013), Chủ nghĩa hiện đại trong văn học nghệ thuật, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 25. Trương Đăng Dung (2011), Khoa học văn học hiện đại – hậu hiện đại, Nghiên cứu Văn học, (số 8), tr.12-25. 26. Trương Đăng Dung (2012), Tri thức và ngôn ngữ trong tinh thần hậu hiện đại, Nghiên cứu Văn học, (số 1), tr. 3-14. 27. Lê Thị Dương (2014), Hiện tượng chuyển thể từ văn học sang điện ảnh ở Việt Nam (nghiên cứu liên văn bản), Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội. 28. Umberto Eco (2013), Đi tìm sự thật biết cười (Vũ Ngọc Thăng dịch), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 29. James Gleick (2011), Từ hiệu ứng con bướm đến l{ thuyết hỗn độn (Phạm Văn Thiều và... dịch), Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh. 30. Alan Greenspan (2008), Kỉ nguyên hỗn loạn (Nguyễn Hồng Quang và... dịch), Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh. 31. Phan Bích Hà (2001), Điện ảnh trong cấu trúc văn hóa, Văn hóa nghệ thuật, (số 3), tr. 71-74. 32. Nham Hoa (2012) Văn hóa giễu nhại: giễu nhại – ngôi nhà gương của điện ảnh, ngoi-nha-guong-cua-dien-anh/7391.dep, 27/2/2012. 33. Linda Hutcheon (2006), L{ thuyết về chuyển thể (A theory of adaptation) (ThS. Hoàng Cẩm Giang dịch, PGS.TS Trần Nho Thìn hiệu đính), Tài liệu lưu trữ của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 19 34. I.P Ilin và E.A. Tzurganova (2003), Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học của Tây Âu và Hoa Kz thế kỷ XX (Đào Tuấn Ảnh và... dịch), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 35. Manfred Jahn (2007), Nhập môn phân tích phim theo trần thuật học (Nguyễn Như Trang dịch), Tài liệu lưu hành nội bộ Dự án Điện ảnh – trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. 36. Sergei Kornev (2009), Chủ nghĩa Hậu hiện đại phương Tây và phương Đông, Hậu hiện đại: Vũ khí chống hậu hiện đại, Ngân xuyên dịch, 16/6/2009. 37. Kosikov G. K. (2013), Văn bản - liên văn bản – l{ thuyết liên văn bản, (Lã Nguyên dịch), Nghiên cứu văn học, (số 8), tr. 69-87; (số 9), tr. 22-39. 38. Đức Kôn (1996), Tiểu luận và phê bình điện ảnh, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh. 39. Julia Kr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004397_6487_2006713.pdf
Tài liệu liên quan