MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 1
Chương 1: Lý luận chung về lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 5
1.1 Lợi ích kinh tế của người lao động 5
1.2 Các bộ phận cấu thành lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn nước ngoài 12
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn nước ngoài 32
Chương 2: Thực trạng lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội 38
2.1 Đặc điểm sử dụng và trả công lao động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản ở Hà Nội 38
2.2 Lợi ích kinh tế chủ yếu của người lao động trong quá trình sản xuất ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhật Bản 51
2.3 Những vấn đề tồn tại trong quan hệ lợi ích giữa người lao động Việt Nam với chủ doanh nghiệp Nhật Bản 59
Chương 3: Những quan điểm và giải pháp nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới 65
3.1 Quan điểm chung của Đảng và Nhà nước ta đối với lợi ích kinh tế người lao động. 65
3.2 Các giải pháp đẩy mạnh lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn Nhật Bản trong thời gian tới 70
Kết luận 82
Danh mục tài liệu tham khảo 84
87 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2345 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Cũng như các nước khác trong khu vực, Việt Nam đã đưa ra nhiều ưu đãi đầu tư hào phóng để thu hút đầu tư. Nhưng hệ thống ưu đãi đầu tư hiện tại đã tỏ ra có nhiều điểm yếu và hạn chế. Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO, thì đây là thời điểm thích hợp để nhìn nhận lại hệ thống ưu đãi hiện tại và đưa ra những thay đổi hướng tới một hệ thống hiệu quả và phù hợp hơn với yêu cầu hội nhập, nhằm thu hút được các DNCVĐTNN vào Việt Nam.
Về môi trường kinh doanh: Những nỗ lực của Việt Nam về cải thiện môi trường kinh doanh đã được báo cáo toàn cầu, môi trường Kinh doanh 2006 của Ngân hàng Thế giới ghi nhận khi xếp Việt Nam là một trong số những nước cải cách hàng đầu trong năm qua. Đó là những cải cách liên quan đến thủ tục đăng ký kinh doanh, ban hành Luật phá sản mới và áp dụng các biện pháp đẩy mạnh việc thực thi hợp đồng, giảm chi phí đăng ký và chuyển nhượng bất động sản cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, Việt Nam cần tiếp tục đơn giản hóa pháp luật và quy định kinh doanh để môi trường đầu tư trở nên hấp dẫn hơn đề ngày càng thu hút nhiều DNCVĐTNN. Việc Việt Nam vẫn xếp thứ 99 trên tổng số 155 quốc gia về mức độ dễ dàng của môi trường kinh doanh cho thấy vẫn còn một khoảng cách lớn giữa chủ trương và triển khai thực tế các cải cách nói trên.
Có thể khẳng định rằng, nhân tố pháp luật sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của DN, đặc biệt là DNCVTNN. DN có quyết định đầu tư vào Việt am hoặc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh hay không phụ thuộc vào việc xoá bỏ các rào cản về đầu tư. Nhiều luật và văn bản của Nhà nước ta ban hành đều nhằm từng bước hoàn thiện thể chế trên lĩnh vực này vừa nhằm mục tiêu tạo lợi ích cao nhất cho các đối tác, vừa bảo đảm quyền lợi cho phía Việt nam trong việc khai thác nguồn vốn từ bên ngoài để phát huy tối đa các nguồn lực trong nước, thúc đẩy kinh tế phát triển. Như vậy, việc cải thiện hệ thống pháp luật, sẽ tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, từ đó người lao động sẽ có nhiều cơ hội việc làm, được làm việc đúng năng lực và nâng cao tay nghề.
Chương 2
THỰC TRẠNG LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NHẬT BẢN
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
2.1. ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG VÀ TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NHẬT BẢN Ở HÀ NỘI
2.1.1. Đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội
- Quá trình gia tăng FDI của Nhật Bản ở Hà Nội:
Quan hệ hợp tác Việt - Nhật đã có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu đời, nhưng Chính phủ hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 21/9/1973. Trong phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn từ năm 1993 đến nay. Trải qua 35 năm quan hệ chính trị và kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản thiết lập, và được phát triển mạnh mẽ trong những thập kỷ 90 của thế kỷ XX cho đến nay. Từ khi có luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các DN Nhật Bản đã đầu tư vào nước ta với số vốn ngày càng gia tăng. Nếu như tính đến cuối năm 2005, Nhật Bản có 600 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 6,29 tỷ USD, trong đó đã thực hiện 4,67 tỷ USD, thì đến tháng 3 năm 2007, số dự án của Nhật Bản đã tăng lên 767 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 7,8 tỷ USD đứng vị trí thứ ba trong số 71 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam (sau Hàn Quốc và Đài Loan). Tuy nhiên lại là nước đứng đầu về số vốn thực hiện, đến nay, tổng vốn đầu tư thực hiện của Nhật Bản tại Việt Nam là 5,2 tỷ USD, bằng 66% tổng vốn đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam, đây là tỷ lệ vốn thực hiện tương đối cao so với các nhà đầu tư nước ngoài khác, bình quân mỗi dự án của Nhật là 10,7 triệu USD. Riêng năm 2006, tổng vốn đầu tư mới và tăng thêm của Nhật Bản là 1,34 tỷ USD với 137 dự án cấp mới và 85 lượt dự án tăng vốn. Các DN Nhật trong quá trình đầu tư tập trung trong công nghiệp xây dựng chiếm 76,2% tổng vốn đăng ký; 23 lĩnh vực dịch vụ. Nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản như: Trong lĩnh vực công nghệ thông tin-điện tử, có Hợp doanh giữa Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam với tập đoàn NTT. Công ty sản xuất máy tính Fujitsu và các công ty Canon, Sony, Sanyo, Matsushita, Sumitomo. Trong ngành công nghiệp ôtô, xe máy có Toyota, Honda, Isuzu, Suzuki và Mitsubisi… đã đầu tư vào Việt Nam để sản xuất ô tô, xe máy, sản phẩm điện tử, công nghệ thông tin, hiện nay đã có 28 công ty TNCs của Nhật Bản, nằm trong tốp 500 TNCs hàng đầu thế giới đầu tư vào Việt Nam trên 100 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 3,2 tỷ USD. Các dự án của Nhật Bản có mặt tại 34 tỉnh, thành phố ở Việt Nam nhưng tập trung đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng ở ba khu công nghiệp lớn: gồm khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội; khu công nghiệp Nomura Hải Phòng và khu công nghiệp Long Bình, Đồng Nai. Sự đầu tư của các DN Nhật Bản tạo ra doanh thu hàng năm khoảng 3 tỷ USD, đồng thời đã tạo việc làm cho gần 100 nghìn lao động trực tiếp và hàng trăm ngàn lao động gián tiếp [8].
Tuy nhiên, FDI của Nhật Bản ở Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng thực lực và nguyện vọng của hai nước. Đặc biệt từ năm 2000 đến nay, mặc dù dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã có xu hướng phục hồi, nhưng đầu tư của Nhật Bản chưa tăng đáng kể. Năm 2000 đạt 91,2 triệu USD, năm 2001 đạt 235,3 triệu USD, năm 2002 đạt 128,6 triệu USD, năm 2003 đạt 132,9 triệu USD, năm 2004 có 70 dự án đầu tư của Nhật Bản, với tổng số vốn đầu tư 270 triệu USD [3].
Các nhà đầu tư Nhật Bản cho rằng khi đầu tư vào Việt Nam, một số loại chi phí đầu vào như: phí vận chuyển, giá điện, viễn thông, thuế thu nhập cá nhân còn cao; cơ sở hạ tầng kém phát triển. thủ tục hành chính còn phiền hà, phức tạp, thiếu công nhân được đào tạo nghề, thiếu cán bộ quản lý cấp trung gian, đã làm giảm lợi thế và sức cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Theo đánh giá của Tổ chức JETRO, mặc dầu Việt Nam đã cố gắng cải thiện môi trường đầu tư, nhưng mức độ cải thiện vẫn chậm hơn so với các nước trong khu vực.
Mặc dù vậy. Theo kết quả thăm dò của Tổ chức JBIC, các DN Nhật Bản xếp Việt Nam vào vị trí thứ 3 trong số các nước cần thu hút đầu tư, sau Trung Quốc và Ấn Độ. Hiện nay, nổi bật trong quan hệ Việt Nhật là: Thực hiện Chương trình hành động Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản được ký kết giữa hai chính phủ nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam.
Khi chọn đối tác đầu tư vào Việt Nam, nhất là thủ đô Hà Nội, các DN Nhật Bản đã nghiên cứu rất kỹ. Vì đối với Nhật Bản, việc tìm kiếm các nguồn lực từ nước ngoài trở thành quốc sách của Nhật Bản trong chiến lược phát triển kinh tế, và nét tương đồng của nguồn nhân lực. Theo đánh giá của tổ chức JETRO có 5 lý do để các DN Nhật Bản quan tâm đầu tư tại Việt Nam trong đó đặc biệt là thủ đô Hà Nội, đó là: vị trí địa lý (kết nối hai thị trường lớn Trung Quốc và ASEAN), ổn định chính trị, lương nhân công thấp (mức lương hấp dẫn), lao động cần cù và Việt Nam rất có thiện cảm với Nhật Bản. Từ sự đánh giá trên cho thấy các DN Nhật Bản khi đầu tư vào Hà Nội đã tìm hiểu và nghiên cứu kỹ địa bàn đầu tư, điều đó được thể hiện:
Một là: Sự thuận lợi về vị trí địa lý, khí hậu ôn hoà, và giàu tài nguyên thiên nhiên.
- Về vị trí địa lý: Hà Nội nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng, có vị trí địa lý, chính trị quan trọng, được tổ chức thành 14 quận, huyện bao gồm 228 phường, xã thị trấn, có ưu thế đặc biệt so với các địa phương khác trong cả nước. Từ Hà Nội đi các thành phố thị xã của Bắc Bộ cũng như các tỉnh trong cả nước rất dễ dàng bằng cả đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không, Hà Nội có hai sân bay (một sân bay quốc tế), là đầu mối giao thông của 4 tuyến đường sắt, 5 tuyến đường quốc lộ. Đây là những yếu tố gắn bó chặt chẽ Hà Nội với các trung tâm trong cả nước đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho Hà Nội phát triển mạnh giao lưu buôn bán với nước ngoài, tiếp nhận kịp thời với thông tin, thành tựu khoa học công nghệ của thế giới, tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, khu vực và cùng hội nhập vào quá trình phát triển năng động của vùng lòng chảo Đông Á - Thái Bình Dương.
- Về khí hậu, nguồn nước, đất đai: Hà Nội mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa chủ yếu là mùa nóng và mùa lạnh. Hà Nội có nguồn nước ngầm lớn, đây là nguồn tài nguyên quý, nguồn nước này luôn được bổ sung, chất lượng tốt và có tầng phủ bảo vệ chống ô nhiễm. Nguồn nước của Hà Nội dồi dào, có thể đáp ứng cho nhu cầu phát triển sản xuất với qui mô lớn.
- Về tài nguyên khoáng sản: Hà Nội có vị trí gần các nguồn cung cấp khoáng sản cho sản xuất công nghiệp với vùng phụ cận có 500 mỏ và điểm quặng của gần 40 loại khoáng sản khác nhau, bao gồm khoáng sản chất rắn (gồm than nâu và than đá); khoáng sản kim loại (gồm: kim loại đen; kim loại màu; kim loại quý chủ yếu là vàng; kim loại hiếm, thiếc - vonfram)
Hai là: Nguồn nhân lực. Vì Việt Nam và Nhật Bản có nhiều nét tương đồng giống nhau, như cùng một Châu lục với những tập quán chăm chỉ, siêng năng, cần cù, sáng tạo và cũng có ý thức sâu sắc rằng: nhờ có lao động mà con người và xã hội mới tồn tại, phát triển. Và lao động được đánh giá là một nét tính cách cơ bản của mỗi con người chân chính. Đó là những nét văn hoá đẹp của hai dân tộc Việt - Nhật, góp phần vào mối quan hệ mật thiết và ngày càng mở rộng của hai quốc gia.
Hiện nay, dân số Hà Nội có 3.182.000 người, trong đó có khoảng 1.995.000 người trong độ tuổi lao động. Chất lượng lao động Hà Nội ngày càng được nâng cao và là một trong những thành phố có số lao động qua đào tạo cao nhất cả nước với 46%. Hà Nội có lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật, chuyên gia và công nhân lành nghề đông đảo (số cán bộ tốt nghiệp đại học trở lên chiếm 68,6% so với cả nước và chiếm 90,1% so với vùng đồng bằng sông Hồng).
Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động Hà Nội thể hiện:
Bảng 2.1: Đánh giá trình độ chuyên môn của lực lượng lao động Hà Nội (2005)
TT
Lao động đào tạo được đào tạo ở trình độ
Số lượng đào tạo (%)
1.
Bằng sơ cấp trở lên
32%
2.
Công nhân kỹ thuật
13,3%
3.
Trung học chuyên nghiệp
8,6%
4.
Đại học, Cao đẳng
11,1%
Nguồn: Sở lao động & Thương binh xã hội Hà Nội.
Hà Nội là trung tâm lớn về khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế; là đầu mối giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường thuỷ và hàng không. Hà Nội có địa thế và phong cảnh đẹp, có bề dầy lịch sử và văn hoá lâu đời, người Hà Nội có truyền thống văn minh, lịch sự, cần cù, sáng tạo và mến khách. Ðặc biệt, Hà Nội có lợi thế về nguồn nhân lực so với các địa phương khác. Hà Nội tập trung nhiều cán bộ, chuyên gia giỏi, nhiều nghệ nhân đầu đàn, có nguồn lao động dồi dào, chi phí lao động thấp, công nhân có tay nghề. Tại Hà Nội có 43 trường đại học và cao đẳng, 34 trường trung học chuyên nghiệp, 41 trường dạy nghề và gần 100 viện nghiên cứu khoa học đầu ngành của cả nước với lực lượng đông đảo các nhà khoa học có trình độ, có tâm huyết với sự phát triển Thủ đô [40]. Qua các số liệu trên cho thấy, trình độ chuyên môn của nguồn lao động Hà Nội được đánh giá cao nhất trong toàn quốc. Đây là điều kiện thuận lợi đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cho các nhà máy, xí nghiệp, các DN Nhật Bản khi có nhu cầu tuyển dụng.
- Đặc điểm sản xuất kinh doanh của các DN Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội:
Về quy mô sản xuất: Hiện nay có 103 DN Nhật Bản đang đầu tư và hoạt động trên địa bàn Hà Nội với tổng số vốn đầu tư 1.321.706.258 USD, chiếm 1/6 DN Nhật Bản đầu tư trong cả nước (cả nước là 677 DN Nhật bản với tổng số vốn đầu tư 6,8 tỉ USD) và đứng thứ hai sau Singapore (có tổng vốn 2.539.149.737 USD), trung bình là 12,7 triệu USD/1 dự án. Nhật Bản có 2 trong 10 dự án FDI lớn nhất đầu tư vào Hà Nội, đó là Công ty HĐHTKD giữa Công ty Bưu chính viễn thông và NTT Việt Nam, số vốn đầu tư: 332.000.000 USD và Công ty Canon Việt Nam: 176.700.000 USD (Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội). Số năm đầu tư trung bình là 30 năm/ 1 dự án.
V ề hình thức sản xuất kinh doanh: Các doanh nghiệp Nhật bản chủ yếu đầu tư vào công nghiệp sản xuất, lắp ráp cơ khí, điện, điện tử, may mặc. VD: Nhà máy Canon tại khu CN Bắc Thăng long – chuyên sản xuất máy in phun
V ề lĩnh vực ngành nghề: Sản xuất, lắp ráp hàng điện tử, hàng cơ khí chính xác,…VD: Công ty Yamaha motor – chuyên sản xuất, lắp ráp xe máy nhãn hiệu Yamaha và các linh kiện
Về Tổ chức bộ máy: Hầu hết các doanh nghiệp Nhật bản khi sang đầu tư tại Việt nam đều mang theo bộ máy chủ chốt là các thành viên người Nhật bản, đã từng làm việc cho chính doanh nghiệp mẹ tại Nhật.
Về lực lượng lao động: Lao động làm việc cho các doanh nghiệp Nhật bản tại Hà nội hầu hết là lực lượng trẻ, có kiến thức chuyên môn tốt. Phần lớn trong số họ đã có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc và luôn được đào tạo tại chỗ hoặc tập huấn tại Nhật.
Về thị trường mục tiêu: Các doanh nghiệp Nhật bản sau khi đầu tư vào Hà nội đã tìm được thị trường tiêu thụ lớn các loại hàng hoá do DN sản xuất chính là Hà nội và cả nước. Bên cạnh đó, thị trường không kém phần hấp dẫn các DN Nhật bản chính là xuất khẩu sang các nước Đông nam á.
2.1.2. Đặc điểm cơ bản của các doanh nghiệp Nhật Bản trong xử lý vấn đề lợi ích của người lao động
Để nghiên cứu kỹ các DN Nhật Bản, trước hết cần tìm hiểu về phong cách làm ăn của DN Nhật Bản.
Nhật Bản nằm trong vùng Đông Bắc Á có đặc điểm vị trí, khí hậu rất khắc nghiệt, là một đất nước không có tài nguyên thiên nhiên, để sống và tồn tại người dân Nhật Bản phải dựa vào sức lực và khả năng của mình, nên ngay từ bậc tiểu học trẻ em Nhật đã được dạy qua các bài giảng:
Nhật Bản là nước nhỏ, nghèo. Chúng ta không có dầu lửa, không có khoáng sản hoặc các nguồn tài nguyên khác. Nhưng chúng ta có con người, rất nhiều người. Con người là tài nguyên thiên nhiên duy nhất của chúng ta, do vậy người Nhật phải huy động năng lực con người [28, tr.129].
Chính điều kiện đó đã hình thành nên những nhà DN Nhật với bản lĩnh khác rất nhiều so với các DN nước ngoài khác. Những người lao động Việt Nam muốn vào làm việc trong các DN Nhật Bản cần tìm hiểu những nét rất riêng của người Nhật. Thể hiện, đặc điểm nổi bật của “kinh doanh kiểu Nhật” là chế độ trả lương theo thâm niên và tinh thần làm việc, hợp tác, giải quyết mối quan hệ chủ thợ với tinh thần trong “Nhà” với nhau thông qua các nghiệp đoàn lao động trong xí nghiệp. Do đó khi đầu tư vào Việt Nam, các DN Nhật Bản có số năm trung bình đầu tư cao nhất trong khu vực FDI (35 năm/1 dự án), trong quá trình hoạt động kinh doanh, phần lớn các chủ DN Nhật Bản đều mở rộng qui mô sản xuất ở Việt Nam. Vì, theo như đánh giá của Phó chủ tịch DN Nhật Bản Kohei Ynase cho rằng: “Nhật Bản nhìn thấy ở Việt Nam một thị trường đầy tiềm năng” [47].
Trên thực tế, DN Nhật bản cũng như bất cứ một DN nào trên thế giới, đều là những tổ chức kinh doanh hướng tới một mục đích tìm kiếm lợi nhuận, chứ không phải là một tổ chức từ thiện và càng không phải là một tổ chức có tính chất hội đoàn xã hội, do đó mỗi DN có một “bí quyết” kinh doanh riêng.
Ở các DN Nhật Bản, rõ ràng các chủ DN chăm lo đến vật chất, hay các mặt của đời sống, tinh thần của các thành viên và người lao động trong DN, nhưng tất cả điều đó là mục đích đạt được lợi nhuận tối đa vững chắc trong lâu dài, tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của công ty.
Trong phương thức “kinh doanh kiểu Nhật” chỉ rõ những đặc điểm rất riêng đó là: không phân biệt các công việc cụ thể trong công ty, thâm niên, lương bổng… Do đó, khi DN du nhập, áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất, người lao động sẽ không sợ bị sa thải, mà còn vui vẻ chấp hành điều động đi làm công việc khác, khi bộ phận của họ được áp dụng công nghệ mới. Ngoài ra các chủ DN còn xây dựng, giáo dục cho người lao động có một thói quen: trong mọi việc, dù làm ở vị trí công tác nào, thì người lao động đều có thái độ tích cực, thể hiện ở sự hợp tác, tìm tòi, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nhằm hợp lý hoá tối đa trong sản xuất, nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. DN Nhật Bản đã giáo dục cho người lao động nhận thức được rằng: Sự tăng trưởng và thành công của DN chính là lợi ích của toàn thể các thành viên trong DN, trong đó cũng có lợi ích của người lao động. Đây là một điểm rất riêng mà các chủ DN Nhật Bản đã xây dựng, giáo dục và tạo lòng tin tuyệt đối cho người lao động, và chính “bí quyết” này đã góp phần không nhỏ trong sự thành công của các DN Nhật Bản. Các DN Nhật Bản chú ý quan tâm đến lợi ích của người lao động. Các DN Nhật Bản đã xây dựng một triết lý: người lao động bên cạnh nhu cầu vật chất, thì nhu cầu tinh thần cũng rất được chú ý. Họ cho rằng: DN phải là nơi để người lao động đạt được những niềm vui khi họ hoàn thành công việc được giao, được làm việc trong tinh thần đồng đội, được thể hiện mình trước xã hội, trước cuộc sống do chính những sản phẩm do mình làm ra, được xã hội công nhận và thông qua môi trường xí nghiệp mỗi cá nhân tự hoàn thiện mình cả về tài năng và nhân cách.
Ngoài ra, người Nhật Bản còn xây dựng cho mình một đội ngũ lao động trung thành, cần cù, có trình độ tay nghề, kiến thức cao và có tinh thần trách nhiệm về DN không mệt mỏi. Đặc biệt là tinh thần tự giác trong lao động, nếu như trong quá trình làm việc, máy mọc, thiết bị trục trặc, hoặc hỏng… thì những người có trách nhiệm sẽ tham gia sửa chữa, số còn lại chuyển sang làm việc ở dây truyền khác hoặc đi dọn vệ sinh công nghiệp, chứ họ không ngồi chơi trong giờ làm việc. Người lao động rất hãnh diện về công ty hay DN nơi mình làm việc, họ cho rằng, để đánh giá một con người, dựa trên cơ sở người đó làm ở công ty nào, nên người lao động làm việc trong công ty đó có tiếng tăm là một niềm vinh dự lớn, là cơ hội quyết định toàn bộ cuộc đời hoạt động của anh ta. Bởi vậy, khi gọi điện thoại hay được hỏi tên tuổi, người lao động thường nêu tên DN nơi họ làm việc, sau đó mới nêu tên của mình với thái độ rất hãnh diện về công ty.
Về tuyển chọn lao động, tiêu chí của người Nhật đưa ra là: người lao động có nếp sống tư duy và tác phong làm việc linh hoạt, nhanh nhẹn, nhậy bén… biết hoà mình cùng tập thể, sống hoà hợp với mọi người và biết cách hợp tác trên tinh thần đồng đội. Cơ sở triết lý của họ là: “Sức mạnh của DN không phải là những cá nhân xuất sắc, mà nhờ DN có được những cá nhân đồng đều biết hợp tác với nhau” [23, tr.86]. Tinh thần của người lao động còn được thể hiện: Trong quá trình làm việc họ không để cho bất cứ phế phẩm hay linh kiện, sản phẩm nào không đảm bảo chất lượng đi qua vị trí của họ, họ coi: “việc sản xuất ra những sản phẩm hoàn hảo về mọi mặt là lương tâm” của họ. Khi làm việc, người lao động luôn giữ sạch máy móc, dụng cụ, nơi làm việc, đi trong các phân xưởng, nhà máy sản xuất… thấy rác vương vãi họ tự động nhặt bỏ vào thùng.
Trong các DN Nhật Bản, người lãnh đạo không chỉ giỏi về chuyên môn mà họ còn rất thông thạo về những hiểu biết thuộc lĩnh vực con người. Vì người lãnh đạo không chỉ lo những vấn đề chỉ huy sản xuất, kinh doanh của DN mà họ còn phải đóng vai trò “người chủ gia đình”, người cố vấn… Họ phải quan tâm đến mọi mặt đời sống của người công nhân từ giấc ngủ trưa, bữa ăn giữa ca, cho đến sức khoẻ của anh ta và gia đình cũng như công việc không tên khác nhằm làm cho người lao động yên tâm khi bước vào ca sản xuất.
Một điểm rất đặc biệt trong các DN Nhật Bản, giới quản lý tránh tạo sự khác biệt về điều kiện làm việc, sự bất bình đẳng, cách xưng hô, lối sống, bộ đồng phục giữa giới quản lý và người lao động. Trong xí nghiệp, giám đốc cũng mặc đồng phục như công nhân, cùng xuống nhà ăn tập thể, ăn cùng chế độ như mọi người. Các nhà quản lý, kỹ sư nếu không bận công việc chuyên môn, thường xuống xưởng tham gia thảo luận về các vấn đề của sản xuất, trực tiếp giải quyết những khó khăn phát sinh từ phân xưởng. Hoặc tới các cửa hàng của công ty trực tiếp bán hàng, để thu thập ý kiến khách hàng đối với sản phẩm của công ty mình để có những điều chỉnh cải tiến phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Bên cạnh lĩnh vực chuyên môn các DN Nhật Bản rất chú trọng đến triết lý về nhân sự, họ cho rằng: “Hãy quan tâm đúng đến con người, đặt con người vào đúng vị trí của họ sẽ nhận được những cống hiến tối đa của anh ta và phải thiết lập được lòng tin của công nhân với lãnh đạo mới hy vọng được sự thành công” [23, tr.79]. Một chủ DN đã phát biểu: Nếu một DN sử dụng 10 người, trong khi chỗ làm hợp lý là 5 người thì kết quả cuối cùng là cả 10 người đều trở thành vô dụng. Vì vậy, thuật chọn người, sử dụng người được các chủ DN rất chú ý, và đưa ra triết lý: “không có con người nào là bỏ đi, vấn đề là có phát hiện và giúp anh ta phát triển được tài năng trong công ty hay không” [23, tr.80].
Khi tuyển chọn lao động vào làm việc trong các DN Nhật Bản, người Nhật đánh giá cao những người lao động có đầu óc linh hoạt, nhạy bén và nhanh nhẹn. Họ cho rằng: Đối với công ty, kiến thức của người lao động là quan trọng nhưng vẫn có thể đào tạo được, còn sự linh hoạt, sự nhạy bén… thì không dễ đào tạo và nó thuộc về tư chất riêng của từng người. Khi được tuyển vào DN, tất cả người lao động đều phải trải qua quá trình đào tạo của DN qua hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục tổng quát và giai đoạn giáo dục chuyên môn. Giai đoạn giáo dục tổng quát: thời gian từ 1 tháng, với nội dung dạy cho người lao động về lịch sử, truyền thống, mục tiêu, các nguyên tắc hành động của DN, triết lý kinh doanh, lý tưởng và các nội dung nghiệp vụ của DN. Giai đoạn giáo dục chuyên môn: giai đoạn này kéo dài trong suốt thời gian nhân viên làm việc cho hãng. Tại các xí nghiệp thợ cả dạy cho thợ trẻ, cấp trên dạy cho cấp dưới trong quá trình cùng làm việc. Trong thời gian từ 3 - 5 năm công nhân và kỹ sư của DN lại được đào tạo nâng cao tay nghề một lần. Hàng năm, các công ty đều tổ chức huấn luyện về chất lượng cho người lao động nhằm nâng cao nhận thức về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty.
Đối với người Nhật Bản lao động thật sự vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi không ai có thể thoái thác, họ ý thức sâu sắc rằng nhờ có lao động mà con người và xã hội mới tồn tại và phát triển. Bởi vậy, lao động được đánh giá là một nét tính cách cơ bản của mỗi con người chân chính. Với “phong cách ” này người Nhật đã tìm thấy nét tương đồng với người lao động Việt Nam, cần cù, chăm chỉ, sáng tạo trong lao động, coi lao động là trách nhiệm và quyền lợi của mỗi cá nhân, là nơi thể hiện khả năng và nâng cao trình độ lao động của mình.
Khi đã tuyển chọn lao động vào làm việc, các chủ DN Nhật Bản hết sức chú ý sử dụng, phát huy nhân tố của mỗi người lao động. Từ việc bố trí, sử dụng, trả lương, khen thưởng để sao cho mỗi người lao động có đủ điều kiện thuận lợi cống hiến hết khả năng cho DN. Dưới các hình thức như: động viên, khuyến khích, ràng buộc người lao động không ngừng nâng cao khả năng nghề nghiệp, ra sức tiết kiệm trong, phát huy sáng kiến, nâng cao năng suất lao động, hết lòng vì DN. Với chế độ làm thuê suốt đời của các ông chủ Nhật Bản đã tạo được đội ngũ những người lao động tích cực, trung thành, và làm việc hết khả năng. Giới chủ đã “ truyền” cho người lao động niềm tin: khi DN còn hoạt động thì họ còn việc làm, mà DN tồn tại được hay không phụ thuộc vào một phần tinh thần làm việc của họ, cho nên đây là một động lực mạnh mẽ đối với người lao động.
Để phát huy tính sáng tạo của mỗi người lao động và thuận lợi trong các quản lý, các chủ DN Nhật Bản phân công người lao động thành các nhóm trung bình từ nhất từ 8 - 10 người, trong đó bầu ra một người làm nhóm trưởng để quản lý và điều hành các thành viên. Giới kinh doanh Nhật đánh giá rất cao vai trò của các nhóm trong kinh doanh sản xuất. Tại sao chủ DN Nhật Bản lại khuyến khích hoạt động theo nhóm như vậy? Nếu như trong con mắt quản lý kinh doanh của giới phương Tây thì người lao động bình thường có vai trò rất hạn chế. Họ chỉ là những người thực hiện một cách máy móc, mệnh lệnh từ trên ban xuống và tiến hành những thao tác nhất định nào đó mà đã được chỉ dẫn. Làm việc một cách thụ động như vậy thì họ ít có đóng góp đáng kể cho việc phát triển sản xuất. Nhưng với người Nhật quan điểm lại khác hẳn. Họ cho rằng không một ai, kể cả người quản lý có thể hiểu sâu sắc hơn người công nhân về công việc mà học đang làm. Chỉ có họ mới biết rõ được máy móc hoạt động như thế nào, các thao tác, những chi tiết hỏng hóc…đã hạn chế năng suất lao động hoặc điều gì đã tạo ra những khuyết tật trong sản phẩm. Vì vậy chính họ và các thành viên trong nhóm mới là người có khả năng tìm ra những giải pháp khắc phục tốt hơn nhà quản lý.
Sử dụng nhóm như một phương tiện để phát huy vai trò của mỗi cá nhân người lao động, đó là truyền thống sử dụng lao động của người Nhật, sự thành công đó được áp dụng khi đầu tư ra nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, trong bất cứ DN Nhật Bản đầu tư ở nước ta, đều tổ chức lao động sản xuất theo nhóm, giới chủ đã khai thác được khả năng lao động của mỗi người, từ công nhân, kỹ sư đến nhà quản lý, và họ đã thành công trong cách quản lý của mình, vì họ đã tạo cơ hội cho người lao động thể hiện khả năng, sự sáng tạo, đồng thời họ rất quan tâm đến lợi ích của người lao động.
Với chế độ thuê mướn lâu dài và việc trả tiền công theo thứ bậc thâm niên. Mức tiền công phụ thuộc vào thời gian công tác liên tục, cứ mỗi năm